Tản mạn về thú vui đồng quê:
Câu chuyện như sau: nåm 13 tuổi học lớp nhứt trường làng, tôi vẫn thắc mắc câu tục ngữ này hoài mà không dám hỏi Thầy đang dạy mình:
Trên đời có bốn cái ngu:
Làm mai, lảnh nợ, gác cu, cầm chầu ..
Ba cái ngu kia còn có thể hiểu được, còn cái ngu thứ ba là gác cu thì đành chịu thua . Bỗng một chiều kia khi đi học về tôi sực nhớ trong làng có Ông Ba Tàng mà ai cũng cho là người giỏi chữ nho và hiểu rộng nên tất cả dân trong làng đều kính nể,nhờ ông xem ngày lành tháng tôt để cất nhà, làm đám cuới hay chôn cất, ma chay v…v….…Hơn nữa tôi lại biết ông quen thân với Cha tôi , nên liền đánh bạo đến nhờ Ông giải thích hai câu này. Sau khi tôi hỏi, Ông vò đầu tôi mà nói rằng : "dễ quá mà cháu không hiểu sao ? Vì gác cu vất vả lắm mà hễ bắt được bao nhiêu thì người ta lấy hết chỉ chia phần cho mình một con là cùng. Suốt cả ngày nằm bờ núp bụi chỉ được hưởng chừng ấy, không phải ngu thì còn gì nữa ?
Tôi không thoả mãn lắm với lời giải thích này vì nhớ lại chú Tư Sữu ở xóm trên mỗi lần đi gác cu về ngang nhà, bắt được một con là cùng, chớ đâu có nhiều như ông Ba Tàng nói. À tại sao mình không trực tiếp hỏi thẳng chú Tư Sữu là người chơi cu và gác cu hạng chuyên nghiệp, nhà nghề mà ai cũng biết , có đúng chỗ hơn không ?
Cu Ngói
Chiều hôm sau tôi lại nhà Chú Tư hỏi, thì được Chú giải thích rõ ràng như sau: người viết câu tục ngữ này không phải là dân sành điệu chơi cu nên nói trật lất, chơi cu khôn lắm chớ đâu có ngu. Còn Ông Ba Tàng giải thích cũng không đúng vì gác cu chớ đâu phải bẩy cu bằng lưới chụp mà bắt được nhiều con mỗi lần. Chú nói tiếp:gác cu là gác cái lục trên cây hòng bắt cu Đất hay cu Cườm sống riêng rẻ từng cặp. Còn bẩy cu là giăng lưới dưới đất để chụp Cu Ngói ăn từng bầy.Cháu cũng nên phân biệt hai loại cu khác hẳn nhau: gọi là cu Ngói vì có sắc lông phơn phớt đỏ giống như màu ngói lợp nhà; gọi là cu Ðất vì có sắc lông xam xám như màu đất. Cu trống Ðất có lông lốm đốm quanh cổ giống như vòng hạt cườm nên còn gọi là cu Cườm. Cu này quí nhứt vì tiếng gáy rất hay và bộ lông rất đẹp nghiã là thinh sắc đều vẹn toàn ! Cu ngói chỉ biết gù na ná như chim bồ câu gù : cu cù cu ! cu cù cu ! thế thôi chớ không thể gáy trầm bổng và ngân dài hơi như cu Cườm : Cục.. cú ...cu…. cu ! cu ! cu ! Vì tiếng cu Ngói gù giống hệt tiếng "cưa không được …cưa không được! " nên có người cho tiền kiếp nó là người thợ mộc cưa cây nay đào thai lên làm cu Ngói chớ gì!
Cu có tiếng gáy lớn và trầm thì gọi là cu giọng sấm, còn thanh và cao vút gọi là cu giọng chuông. Nếu chấm dứt tiếng gáy bằng hai tiếng kéo dài cu…cu thì gọi là chầu đôi,
bằng ba tiếng kéo dài cu…cu….cu gọi là chầu ba. Tức nhiên chầu ba phải quí hơn chầu đôi vi hiếm có và tiếng gáy nghe hay hơn nhiều.
Thấy tôi chăm chú lắng tai nghe, như được gải đúng chỗ ngứa, chú Tư liền cao hứng chỉ tôi mấy lồng cu treo lủng lẳng dưới nóc hiên nhà và say sưa nói tiếp: mấy con kia là cu rừng mới bắt về chưa được thuần hóa gọi là Cu Bổi còn riêng con này đã được thuần hóa, tập luyện và hay số một của chú dùng để làm mồi bắt cu rừng nên gọi là Cu Mồi . Nói xong chú hướng về cu mồi đoạn chúm hai đầu ngón tay giữa và ngón tay cái búng nghe bóc bóc và gật đầu lên gật đầu xuống nhái tiếng cu gáy . Cu mồi liền nổi hứng xù lông cườm lên và gật đầu lên xuống gáy liên hồi . Nó gáy một cách say sưa, hứng thú chẳng khác nào nghệ sĩ hát trên sân khấu làm tôi cũng phát mê luôn .Sau này lớn lên mỗi khi về quê cũ tôi không thích âm thanh nào hơn tiếng cu Đất gáy : nó âm vang trong hồn mình tất cả tiếng xa xưa của tuổi thơ, tiếng gọi của đồng quê, ruộng rẫy Nó còn gợi nhớ nhiều hơn cả tiếng chuông chùa , tiếng chim tu hú hay tiếng bìm bịp kêu nước lớn .
Tưởng cũng nên nhắc: tất cả những người chơi cu trong vùng đều mặc nhiên coi chú Tư như “sư phụ” trong thú vui này .Thật đúng vậy ! Chú Tư đã sành chơi cu từ thuở còn bé với cha mình nên quá nhiều hiểu biết và kinh nghiệm về cu . Để đánh giá trị hay dở của Cu chú cho biết như sau : cu qúi là cu “ dầu nhỏ, mỏ đinh, mình băp chuối “ còn qúi hơn nữa là “ Cu đầu nhỏ, mỏ diều hiu hiu tự đắc “ loại cu này sừng sỏ, gan lì như một hiệp sĩ, một samourai kiên cường, vô địch.
bằng ba tiếng kéo dài cu…cu….cu gọi là chầu ba. Tức nhiên chầu ba phải quí hơn chầu đôi vi hiếm có và tiếng gáy nghe hay hơn nhiều.
Thấy tôi chăm chú lắng tai nghe, như được gải đúng chỗ ngứa, chú Tư liền cao hứng chỉ tôi mấy lồng cu treo lủng lẳng dưới nóc hiên nhà và say sưa nói tiếp: mấy con kia là cu rừng mới bắt về chưa được thuần hóa gọi là Cu Bổi còn riêng con này đã được thuần hóa, tập luyện và hay số một của chú dùng để làm mồi bắt cu rừng nên gọi là Cu Mồi . Nói xong chú hướng về cu mồi đoạn chúm hai đầu ngón tay giữa và ngón tay cái búng nghe bóc bóc và gật đầu lên gật đầu xuống nhái tiếng cu gáy . Cu mồi liền nổi hứng xù lông cườm lên và gật đầu lên xuống gáy liên hồi . Nó gáy một cách say sưa, hứng thú chẳng khác nào nghệ sĩ hát trên sân khấu làm tôi cũng phát mê luôn .Sau này lớn lên mỗi khi về quê cũ tôi không thích âm thanh nào hơn tiếng cu Đất gáy : nó âm vang trong hồn mình tất cả tiếng xa xưa của tuổi thơ, tiếng gọi của đồng quê, ruộng rẫy Nó còn gợi nhớ nhiều hơn cả tiếng chuông chùa , tiếng chim tu hú hay tiếng bìm bịp kêu nước lớn .
Tưởng cũng nên nhắc: tất cả những người chơi cu trong vùng đều mặc nhiên coi chú Tư như “sư phụ” trong thú vui này .Thật đúng vậy ! Chú Tư đã sành chơi cu từ thuở còn bé với cha mình nên quá nhiều hiểu biết và kinh nghiệm về cu . Để đánh giá trị hay dở của Cu chú cho biết như sau : cu qúi là cu “ dầu nhỏ, mỏ đinh, mình băp chuối “ còn qúi hơn nữa là “ Cu đầu nhỏ, mỏ diều hiu hiu tự đắc “ loại cu này sừng sỏ, gan lì như một hiệp sĩ, một samourai kiên cường, vô địch.
Cu Cườm
Cu cườm luôn có bộ ức tức là bộ ngực chim thật to để khỏe gáy, nên chàng trai nào trong làng có bộ ngực to được gọi là anh chàng ức cu!Không như các loài chim khác mỗi khi đậu trên cành thường nhảy nhót, xê dịch, cu Đất chỉ đứng yên một chỗ giống như một thiền sư đang nhập định. Khi nào cao hứng gáy lên để lâm trận đá nhau thì vênh váo như một võ sĩ thượng đài . Vì cu không xê dịch nhiều nên lồng cu luôn nhỏ hẹp hơn lồng các loai chim khác, thường làm bằng nan tre uốn cong lại thành hình trái bí đỏ đường kính của lồng cu khoảng hai gang tay trở lại mà thôi . Với những tay chơi có của thì lồng làm bằng gỗ quí, chạm trỗ tinh vi. Chum đựng nước va đựng thóc thi bằng đồ sứ Trung Hoa rất đắc tiền.
Những cu quí thì vô giá, nhiều khi mua cả lương vàng cũng không bán. Thấy tôi thích cu, chúTư hẹn hôm nào sẽ cho tôi đi gác cu với chú một phen cho biết.
Quê tôi là làng Vĩnh Lợi hay Chợ Giồng,quận Hoà Ðồng tỉnh Gòcông, sau năm 1975 được đổi tên là huyên Gòcông Tây tỉnh Mỹ Tho Tiền Giang . Phiá Ðông là đồng ruộng mênh mông giáp ranh với các làng Vĩnh Thạnh, Vĩnh Trị, Đồng Sơn...Phiá Tây , san sát những vườn dừa và những loại cây ăn trái khác, giáp ranh với các làng Vĩnh Hựu, Thạnh Nhựt, Hòa Bình. ... Cu xuất hiện nhiều nhất khi muà gặt lúa Thu Ðông vừa xong, vào thời gian gần Tết . Lúc bấy giờ các cánh đông chỉ còn trơ cuống rạ, rải rác những hạt lúa còn sót lại đó đây sau mùa gặt, tha hồ cho cu đáp xuống kiếm ăn. Có lẽ vì vậy có câu ca dao này chång:
Cu kêu ba tiếng cu kêu
Mau mau tới Tết dựng nêu ån chè.
Sau đó không bao lâu, tôi được chú Tư gọi theo Chú gác cu, tôi mừng thôi hết lớn. Chúng tôi lên đường thật sớm lúc trời lờ mờ sáng và còn đầy sương .Chú giao tôi xách một giỏ nhỏ đưng cơm vắt, một gói đựng mớ tép rang mặn làm thức ăn trưa và một bình nước uống . Còn Chú thì vai mặt gánh một cây sào dài treo lung lẳng ở đầu sào là một cái lồng bẩỵ. Tay trái Chú xách một lồng cu mồi được phủ kín vải chung quanh cho cu khỏi dao đông lúc đi đường. Lồng bẩy nhỏ như lồng cu thường nhưng được ngụy trang bằng lá xanh phủ kín mít phải chăng vì vậy lồng bẩy có cái tên là Cái Lục do màu xanh lá cây chăng? Bên ngoài lục, có một vòng sắt bọc lưới với hai tác dụng vừa bảo vệ cu mồi bên trong vừa làm bẩy chụp bắt cu rừng , hễ chạm nhẹ lên thành bẩy thì lưới chụp xuống ngay.
Từ làng chúng tôi đến chỗ gác cu là Miễu Bà Nháp thuộc điạ phận làng Vĩnh Viễn chừng non bốn cây số. Nơi này là một vùng cây cối rậm rạp có những cây trâm bầu chen chúc với những bụi gai chùm lé và vài cây me thật cao . Toàn khu miễu nằm giữa vùng đồng lúa bao la giống như một ốc đảo nhỏ giữa sa mạc . Ðặc biệt là nơi này rất âm u ,vắng vẻ ít bóng người lai vảng, rất thuận tiện cho Cu rừng làm tổ và sinh sống.
Thường thường loài cu sống một vùng nhất định như có phân vùng hẳn hoi mỗi con làm chuá tể một vùng riêng biệt nhu một lảnh chúa·. Nếu có cu lạ nào xâm phạm lảnh thổ mình thì "lảnh chúa " sẵn sàng tấn công ngay, giống như mỗi gà trống làm chúa sân chuồng của mình . Tiếng cu gáy dường như có hai tác dụng : một là để tán tỉnh cu mái , hai là để thị uy với cu trống tình địch khác. Cu đầu đàn thường to lớn, khỏe mạnh gáy hay và hiếu chiến . Ít khi người đi gác cu bạ đâu gác đó mà phải điều tra, săn lùng trước cu mình muốn bắt, phải là cu hay mới khỏi uổng công lặn lội. Lắm khi tốn công cả năm trường mà cũng chưa bắt được, nhất là Cu nào đã có lần vuột bẩy thì về sau càng khó bắt hơn
Khi tới nơi, chú Tư bỏ cu mồi vào lục rồi dùng sào gác lên cây me thật cao . Sau đó chúng tôi tìm khóm trâm bầu có tàn lớn rậm rạp ẩn núp. Lâu lâu chú làm hiệu cho cu mồi gáy dụ địch . Nơi này quả thật thanh vắng chỉ nghe tiếng lá rì rào trong gió, tiếng chim ríu rít trên cành, giây lát tiếng cu mồi gáy lên làm vang động cả bầu không khí tĩnh mịch . Mặt trời đã chênh chếch về phiá Tây rồi mà chưa thấy bóng cu rừng đến. Bỗng chú Tư chỉ tay về phiá xa và nói thật khẽ: xem kià! Thì ra từ đâu cặp vợ chồng cu rừng bay về đáp xuống ngọn cây so đuả cách cây me treo bẩy chừng hai trăm thước . Chú làm hiệu giục cu mồi gáy hăng lên. Khoảng chừng năm phút sau Cu rừng phát gáy lên đáp lạị Sau đó hai bên tranh nhau gáy rân, gáy dồn dập, gáy liên hồi!
Bên này như thách thức: có ta đến đây ai mà dám cản ngăn chớ?
Bên kia như thị uy: sức mấy mà dám ngang nhiên xâm chiếm lảnh thổ ta?
Bên kia như thị uy: sức mấy mà dám ngang nhiên xâm chiếm lảnh thổ ta?
Dù sao cu mồi cũng được huấn luyện thuần thục nên rất bản lỉnh, gan lì không nao núng chút nào trước kẻ lạ mặt muốn áp đảo tinh thần mình ! Có nhiều cu mồi "yếu bóng vía", trước đối phương hung hăng đâm ra khiếp sợ nín khe luôn, như vậy gọi là Cu Thụt giống như gà rót,thụt lùi cúp đuôi chạy mặt kẻ thù .
Không dằn lòng được nữa rồi "chàng dũng sỉ rừng xanh" kia liền vỗ cánh bay sang cây me, để xem kẻ nào ngang ngược như vậy . Lúc này mặt chú Tư sáng rỡ ra , còn tim tôi đập nhanh lên : hồi họp ! khoái trá ! đợi chờ ! Đây là phút hào hứng nhứt mà người gác cu nào cũng say sưa theo dõi cuộc giao chiến sắp mở màn giữ hai địch thủ !
Lập tức hai bên ngưng gáy rồi xù lông, ngốc mỏ gù lên ráo riết (gọi là cu bo) như thách nhau: cãi lộn làm gì vô ích, có giỏi thì nhào vô, biết tay ta ! Cu rừng nhảy qua, nhảy lại trước bẩy một hồi. Đột nhiên giang thẳng chân, thẳng cánh đá tung vào bẩy . Lưới bẩy sập xuống nghe cái bộp ! Thế là anh hùng sa lưới, vô phương vùng vẫy ! Chúng tôi từ trong bụi cây phóng ra mừng như được vàng và lấy sào hạ lục xuống . Thật không uổng công chút nào vì chàng cu rừng này không những có giọng sấm rất hay như đã nghe, to con, đẹp mã nữa mà chú Tư đã rình rập, mong đợi từ lâu rồi. Người chơi cu quả là một nghệ sĩ đi tìm cái hay trong tiếng gáy , cái đẹp trong hình dáng, sắc lông cuả loài chim qúi này . Hơn nữa thú vui này rất lành mạnh, tao nhã không sát sanh, hại vât như thú câu cá, bắn chim, đá gà…..
Ai bảo gác cu là ngu ?
Gác cu khôn lắm chứ !
Quang Tuấn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét