Thiền
Sư Vạn Hạnh là pháp danh (tên hiệu đặt khi xuất gia , còn tên tục là Lý
Khánh Vạn (người đời suy tôn la Thánh Vạn ), em trai là Lý Khánh Văn
..Sinh trưởng trong cự tộc Lý ở kẻ Báng (Dịch Bảng) – một gia đình thuộc
diện ” Danh Gia Vọng Tộc ” nhiều đời thờ Phật.
Vạn Hạnh xuất gia đã vào tuổi trưởng thành. Năm
21 tuổi xuất gia ( vào khoảng năm quý sửu- 953 đời Hán Ân đế, thời Đinh
Bộ Lĩnh mới khởi binh ở Hoa Lư , đang là triều Ngô do anh em Ngô Xương
Văn , Ngô Xương Ngập trị vì ) thuộc
dòng thứ 10 của Thiền phái Tì Ni Đa Lưu chi mà Sư Pháp Thuận (925-990)
đã từng giữ một vai trò quan trọng trong việc củng cố phát triển chính
quyền cho Vua Lê Đại Hành.
Vạn Hạnh cùng với Sư Đinh Hụê ( họ Khúc quê ở Cảm Điền – Phong Châu )
thờ Thiền Ông ở chùa Lục Tổ trong làng hầu hạ Thầy . Trong mọi lúc hầu
hạ Thầy , Sư tranh thủ học tập quên cả mệt mỏi . Sau khi Thiền Ông mất
(năm 979) , Sư chuyên tập môn ”
tổng chì tam ma địa ” lấy đó làm việc riêng của minh . Bấy giờ Sư nói
ra lời nào tất đều là phù sấm ( tiên tri) đối với thiên hạ . Thiền Sư Lý
Khánh Văn trụ trì chùa Cổ Pháp ( chùa Dận), còn Thiền Sư Van Hạnh ở
chùa Tiêu ( còn gọi là chùa Trương Liêu , chùa Thiên Tam , Tiêu Sơn tự
hay chùa Ba Sơn - trên núi Tiêu, làng Tiêu nay là xã Tương Giang (cũng
là nơi Phạm Thị sau khi sanh ra Lý Công Uẩn , làm Thủ Hộ ) .
Sinh
thời , sư Vạn Hạnh cùng với Khuông Việt Đại Sư (Ngô Chân Lưu – 933-
1011) là những vị tăng thống được vua Lê Đại Hành kính trọng . Nhà vua
coi các vị là Quốc Sư. Năm Thiên phúc thứ nhất (981) Hầu Nhân Bảo của
nước Tống đem quân sang xâm lược nước ta , đóng quân ở Cương Giáp (Lạng
Sơn) Vua mời Sư Vạn Hạnh đến đem chuyện thắng bại ra hỏi . Sư đáp ”
trong ba bảy ngày thì giặc phải lui”.
Sau quả nhiên thư thế . Vua muốn đi đánh Chiêm Thành , cùng triều thần bàn bạc mà chưa quyết , Sư tâu Vua xin hãy cấp tốc xuất quân , không để lỡ cơ hội . Sau đánh quả nhiên toàn thắng .
Sau quả nhiên thư thế . Vua muốn đi đánh Chiêm Thành , cùng triều thần bàn bạc mà chưa quyết , Sư tâu Vua xin hãy cấp tốc xuất quân , không để lỡ cơ hội . Sau đánh quả nhiên toàn thắng .
Qua
những tiên đoán , tham gia ý kiến để Nhà Vua ( Lê Hoàn ) tin tưởng ra
quyết tâm quyết chiến với quân giặc . Sư Vạn Hạnh đã chứng tỏ vai trò
Quốc Sư tài ba nỗi lạc của Triều Đinh Tiền Lê, được Vua tin cậy và kính
trọng . Về mặt chính trị xã hội , Sư Vạn Hạnh đã “cố vấn” cho Vua về
hoạt động Phật giáo (Quốc giáo) như gửi thư cho nhà nhà Tống xin ” Đại
Tạng kinh ” nhằm tăng cường độ giao hảo giữa hai nước, đáp ứng yêu cầu
học tập nghiên cứu của Phật tử ở nước ta lúc bấy giờ .
Vạn
Hạnh đã ” khởi ” đi vào đời ( xuất thế) bằng Nho , ở lại với đời bằng
Lão và đã vươn lên tất cả bằng Phật Giáo. Ở Sư là sự kết tinh tổng hòa
nhuần nhuyễn tam giáo để hành
sử , thích ứng với đời mà Sư đã sống .
Theo
truyền sử, Vạn Hạnh đến với Phật Giáo qua ngõ tam học ( 3 học)
tức lối ngõ nguyên thủy mà yếu chỉ tu tập là Giới – định – tuệ . Lối
ngõ tam học này có thể dẫn người học lạc vào nẻo Giáo điều tiêu cực nhăm
mắt buông xuôi với thế sự để ẩn nhấn đợi chờ giác ngộ , qua trương kỳ
khổ luyện . Nhưng Sư đã không làm như vậy , Sư đã từ tam học để tiên
thêm một bứớc nữa trên con đường tu chứng . Bước mới đó là tam luận , là
thập nhi môn , trung quán và bách luận , đó là những con đường phá chấp
toàn triệt , giải phóng toàn diện kẻ tu hành khỏi những vứớng mắc ,
chấp trứớc vê tri cũng như về hành . Đó cũng là con đường Vạn Hạnh hội
nhập với khuynh hứơng nhập thế tu chứng của dòng Ty Ni Đa Lưu Chi .
Sử
sách kể là ; Sau khi Thầy ” tịch” Vạn Hạnh còn chuyên hành một Pháp môn
khác là Tổng trì tam ma địa ( Đà Na Ni tam muội – một lối thiền định
bằng cách đọc các khẩu quyết Phạn Ngữ . Nhờ đó
Vạn Hạnh đã xuất Thần thông Sấm ký để hành đạo cứu đời , xây dựng nên
Vương nghiệp Nhà Lý dài tới 216 năm .
Phật
giáo với Vạn Hạnh đã có tác dụng vừa như một động lực cho Sự tiến tới
trên con đường hoằng hóa,lại vừa như một chất xúc tác làm cho Sư tổng
hòa với đời , với đạo , cũng như chinh với bản thân Sư…
Ngày Rằm tháng Năm năm Thuận Thiên thứ 9 (tức 30 tháng 6 năm 1018),
khi công hạnh đã viên mãn, Thiền sư gọi đồ chúng lại dặn dò, đọc bài kệ
rồi thị tịch. Vua Lý Thái Tổ và tất cả triều thần nhà Lý đến làm lễ Trà
tỳ, thỉnh Xá lợi của ngài về thờ tại chùa Tiêu Sơn (Bắc Ninh).
Bài kệ như sau:
示弟子 Thị Đệ Tử
身如電影有還無 Thân như điện ảnh hữu hoàn vô
萬木春榮秋又枯。Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô
任運盛衰無怖畏 Nhậm vận thịnh suy vô bổ úy
盛衰如露草頭鋪。Thịnh suy như lộ thảo đầu phô
身如電影有還無 Thân như điện ảnh hữu hoàn vô
萬木春榮秋又枯。Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô
任運盛衰無怖畏 Nhậm vận thịnh suy vô bổ úy
盛衰如露草頭鋪。Thịnh suy như lộ thảo đầu phô
Dịch Nghĩa : Nhắn Nhủ Đệ Tử
Đời người như ánh chớp có đó rồi mất đó,
Muôn thứ
cây mùa xuân tốt tươi đến mùa thu khô
héo.
Hiểu được lẽ thịnh suy thì không có gì phải sợ hãi nữa
Lẽ
thịnh suy ví như giọt sương trên đầu ngọn cỏ.
Đời như tia chớp có rồi tan
Cây tốt vào xuân thu úa vàng
Hiểu lẽ xoay vần giờ chẳng ngại
Mất còn tựa cỏ động sương tàn
Quên Đi
Huỳnh Hữu Đức Sưu Tầm và Biên Soạn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét