Tôi có một cô bạn trẻ, hàm vị tiến sĩ, hiện đang làm cho hội thiện nguyện “Melinda and Bill Gates Foundation”; công việc của cô là chuyên nghiên cứu... phân người để giúp đỡ về việc phòng chống bệnh tật cho các xứ nghèo ở Châu Phi, Châu Á và Nam Mỹ. Trong trường thuốc, tôi cũng được huấn luyện một số kiến thức cơ bản về phân người. Tuy nhiên, sau khi nói chuyện với cô tiến sĩ trẻ trong bữa ăn Lễ Gà Tây Thanksgiving tại tư gia vừa rồi tôi mới biết là mình không biết nhiều về... phân!
Bạn có
biết trong đường tiêu hóa của bạn có hàng tỉ con vi khuẩn tốt, con số
còn nhiều hơn tổng số tế bào trong cơ thể của bạn cộng lại, đang làm
việc luân phiên để giúp bạn tiêu hóa và hấp thụ thức ăn và cuối cùng
thải ra thành phân mỗi ngày? Hầu hết mọi người đều không để ý đến việc
đi ngoài của mình vì nó quá đều đặn cho đến khi có những triệu chứng bất
thường cho thấy một cái gì đó không ổn cho lắm.
Những
xáo trộn về hệ thống tiêu hóa đều được biểu hiệu qua phẩm chất và màu
sắc phân của bạn. Thí
dụ, bạn đi ngoài mấy lần trong tuần, trong ngày,
những dấu hiệu của phân phản ánh không những về hệ thống tiêu hóa mà
còn về tình trạng sức khỏe tổng quát của bạn. Một sự thay đổi bất thường
về phân đa phần chỉ vì một thay đổi nào đó về thức ăn, và, cơ thể có
thể tự điều chỉnh trong vòng vài ba ngày. Tuy nhiên nếu “sự cố” kéo dài
trong nhiều ngày, đó là dấu hiệu cơ thể bị nhiễm trùng hay đang trải qua
những tình huống gay go nguy hiểm hơn nhiều.
Màu sắc
Trước
hết hãy nói về màu sắc. Thường thì phân màu nâu nhạt đến đậm
được cho là bình thường, nhưng nếu là những màu đen, đỏ, vàng thì
không. Khi phân có màu đen nguyên do là bị chảy máu đường ruột như loét
bao tử hay ruột non. Uống thuốc bổ có nhiều chất sắt cũng làm cho phân
bị đen nhưng có sắc xanh lá cây trong đó. Một số thuốc như Pepto-Bismol,
hay trái sim (blueberries) cũng làm cho phân ngả màu đen. Ngược lại,
khi phân có màu đỏ tươi thường là do chảy máu từ ruột già trở xuống, có
thể là do bệnh trĩ, nhưng cũng có thể do một số bệnh đáng lo ngại hơn.
Còn nếu phân có màu “nhạt như vôi” hay màu vàng óng thì lại là một vấn
đề khác. Chỉ có bé sơ sinh mới có phân màu vàng. Thường thường màu nâu
của phân là do màu của chất mật tiết ra từ túi mật giúp đỡ việc tiêu hóa
chất béo. Các vấn đề về hệ
thống sản xuất của mật hay nghẽn ống dẫn mật làm cho phân mất màu, đa
phần dính dáng đến ung thư túi mật, ung thư lá pancreas, viêm gan, hay
ung thư gan.
Hình thể
Về hình thể, nếu phân ốm tong ốm teo như chiếc đũa, có nghĩa là ruột già
bị teo lại và có thể bị nghẽn làm cho phân khó trôi, một dấu hiệu đáng
ngại của ung thư ruột già. Mặt khác, nếu phân quá dẻo, dính vào thành
cầu, dội nước không trôi, có nghĩa là
phân có quá nhiều dầu mỡ. Nếu thấy mỡ nổi lều bều trên nước vì cơ thể
không
tiêu hóa được mỡ và chất béo, có thể có vấn đề với lá pancreas bị viêm
kinh niên (chronic pancreatitis). Còn chuyện cục phân “ba chìm bảy nổi,
sáu lênh đênh” thì không phải lo ngại cho lắm, có thể trong phân có chứa
nhiều hơi mà thôi.
Mùi
Nói
chuyện về phân thì phải đề cập đến mùi của nó. Lý do phân có mùi vì còn
thức ăn thừa chưa tiêu hóa bị lên men, có vi khuẩn, có chất nhờn hay
những tế bào chết thải ra từ
đường ruột. Khi có máu hay mỡ nhiều trong phân, mùi hôi sẽ tăng nồng độ
và sẽ có
đượm chút mùi tanh trong đó. Ngoài ra mùi hôi tanh còn do một số thuốc
men hay do phân nằm kẹt trong ruột già quá lâu vì táo bón, hoặc một số
nhiễm trùng đường ruột. Dĩ nhiên thường tình, mùi của phân không mấy
thơm cho lắm, nhưng thành ngữ ông bà ta có nói “của ai nấy thơm” vì…
quen mùi riêng tư của mình. Có thể khó cho một số người để nhận ra sự
khác biệt của mùi hôi này so với một mùi hôi khác tuy nhiên nên để ý tới
mùi… quen của mình vì nếu có mùi thay đổi, mùi lạ hay mùi hôi dị kỳ
khác với thường ngày thì phải đặc biệt quan tâm lưu ý và tham khảo bác
sĩ ngay.
Táo bón
làm cho phân khô và cứng. Nên nhớ một trong những
phận sự của ruột già là “recycle” nước cho cơ thể. Vì thế khi phân tích
lũy trong ruột già khá lâu, sẽ bị khô và đậm mùi hơn, và, nước được
recycled thì cũng không mấy tinh khiết cho lắm. Vì thế nên tránh bị táo
bón bằng cách ăn nhiều rau cải, năng vận động và uống đủ nước. Táo bón
còn do phản ứng phụ của một số thuốc men “quá nóng” hoặc do một số bệnh
hoạn hay tình trạng bất ổn của hệ thống tiêu hóa. Lâu lâu bạn có thể bị
táo bón chút đỉnh, nhất là khi đi du lịch xa, nhưng nếu bạn đi ngoài
dưới 3 lần trong tuần, có thể bạn bị táo bón kinh niên và là một trong
số hơn 4 triệu người bị táo bón kinh niên ở Mỹ. Nếu không lưu tâm điều
chỉnh, táo bón có thể làm cho bạn bị trĩ hay bị ra máu hậu môn. Vì thế
nên tập thói quen
đều đặn mỗi ngày, nếu cần phải đi thì đi ngay, không nên “để bụng”, ôm
“bầu tâm sự” quá lâu, không tốt cho sức khỏe tâm thần lẫn thể chất.
Ngược
lại, tiêu chảy khi phân đi qua ruột già quá nhanh không kịp cho ruột già
hút nước trở lại. Đa phần cơ thể sẽ tự điều chỉnh trong vòng đôi ba
ngày. Tiêu chảy chỉ là một hình thức đề kháng của cơ thể nhằm giải độc
và tống khứ cho nhanh các vi trùng xấu ra ngoài. Khi bị tiêu chảy, chỉ
nên uống nước, như nước có muối khoáng Gatorade chẳng hạn, và ăn cháo
trắng cho đến khi cầm. Nên kiên nhẫn, tránh uống những loại thuốc cầm vì
chúng lại làm cho bạn bị táo bón ngay sau đó. Trong trường hợp tiêu
chảy kéo dài
quá 3 ngày thì nên gọi bác
sĩ vì tình trạng có thể nặng hơn. Một số trường hợp tiêu chảy bị gây ra
bởi các loại ký sinh như sán lãi hay bệnh ruột già kinh niên. Một số
“kẹo cao su” chewing gum có chứa đường Xyliton hay sorbitol, nhai nhiều,
vài chục cái mỗi ngày cũng có thể làm cho bị tiêu chảy. Một số trường
hợp tiêu chảy kinh niên là do thiếu sót những vi khuẩn tốt trong ruột
già. Chứng bệnh này có thể chữa trị bằng cách cấy ghép phân…tốt từ một
người cho…phân mạnh khỏe khác.
Trở lại
với cô tiến sĩ Yoshida. Bố mẹ cô là người Nhật gửi cô đi du học ở Mỹ đậu
được bằng tiến sĩ. Ông bà thường đùa là tiền vàng, biển bạc để đổi lấy
nghề tiến sĩ thử... phân của cô. Tuy
nhiên, cô rất hãnh diện và
yêu nghề vì nhờ những nghiên cứu của cô mà hàng chục ngàn bệnh nhân
được cứu mạng ở những nước nghèo, nhiều bệnh tật.
BS. Hồ Ngọc Minh
Vĩnh Trinh sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét