Xử Sĩ, Nhà giáo dục thời Nguyễn sơ, hiệu là Sùng Đức, quê huyện Bình Dương, phủ Gia Định (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh).
Tìm hiểu từ tư liệu bằng chữ hán "Đại Nam Nhất Thống Chí" có ghi : Tổ
tiên Võ Trường Toản có nguồn gốc từ miền Trung, Việt Nam, rồi di cư vào
Nam theo làn sóng chung, được khởi phát mạnh mẽ kể từ năm 1623. Đây cũng
là năm mà người Việt chính thức vào xứ Đồng Nai, Gia Định lập nghiệp.
Và địa chí Bến Tre cũng ghi lại: Võ Trường Toản là người huyện Bình
Dương, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định, không ai rõ năm sinh, không rõ gốc
gác, chỉ biết cụ là một nhà nho lớn, một nhà giáo đức độ tài ba, lỗi lạc
ở miền Nam, Việt Nam ở thế kỷ 18. Trong thời chiến tranh
Tây Sơn - Nguyễn Ánh, ông ở ẩn nơi quê, mở trường dạy học, từ chối mọi
điều ban phát, không tham gia vào chính sự. Trong hàng trăm học trò do
ông đào tạo, có những người nổi tiếng như Trịnh Hoài Đức, Lê Bá Phẩm...
Những nho sĩ tiết tháo thuộc thế hệ sau như Nguyễn Đình Chiểu, Bùi Hữu
Nghĩa, Phan Văn Trị cũng chịu ảnh hưởng về đạo đức, học phong, sĩ khí
của nhà giáo họ Võ.
Trong một bài văn bia bằng chữ Hán do Cụ Phan Thanh Giản soạn năm Đinh Mão (1867), tạm dịch ra như sau:
"Tiên sinh họ Võ, húy Trường Toản. Đời trước hoặc nói là người Thanh
Kệ (Quảng Đức), hoặc nói người Bình Dương (Gia Định),
trước thọ nghiệp cùng ai chưa biết rõ. Chỉ biết sở học của tiên sinh đã
tới bậc dày dặn, đầy đủ, chất thật có thuật nghiệp thâm uyên thông đạt.
Xảy hồi loạn Tây Sơn, tiên sinh ở ẩn mở trường dạy học, thường học trò
đến mấy trăm. Ông Ngô Tùng Châu là môn sinh cao đệ nhất. Thứ đến là các
ông Trịnh Hoài Đức, Phạm Ngọc Uẩn,Lê Quang Định, Lê Bá Phẩm, Ngô Nhơn
Tịnh.
Bậc danh sĩ là ông Chiêu, ông Trúc đều ẩn dật. Ngoài ra không kể hết
được...Các ông ấy đều gặp hồi phong vận, thời trung hưng triều Gia Long
đức bậc tôi hiền, có người hoặc sát thân để làm nên điều nhân, hoặc
quên mình để trọng tiết nghĩa, thảy đều nên công nghiệp lớn...Lúc ngự
vào Gia Định, đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế
hằng triệu tiên sinh tới đối ứng...Tiên sinh không khứng ra làm quan,
nên đại khái không thấy được sự nghiệp. Từ thuở tiên sinh lấy lối học
nghĩa lý để giáo hóa, chẳng những đương thời đào tạo được nhiều bậc nhân
tài, mà còn truyền thuật, giảng luận, trau dồi về sau"
Nguyễn Phúc Ánh
vẫn thường vời ông đến giảng sách, bàn luận chính trị, bàn luận chính
trị, muốn trọng dụng ông, nhưng ông một mực từ chối. Giới trí thức đương
thời đều cảm phục tôn kính ông, gọi ông là "Gia Định xử sĩ"(Người tài giỏi ở Gia Định không thích ra làm quan).
Ai cũng biết cụ Võ Trường Toản là một nhà nho, nhưng cụ không rơi vào
lối dạy máy móc, giáo điều của nho học lạc hậu, cổ hủ. Cụ chủ trương,
lấy lối học "Nghĩa lý để giáo hóa". Khi giảng với học trò về sách Đại
học, một sách trong Tứ thư, cụ nói rõ: "Sách Đại học một nghìn bảy trăm
chữ, tán ra gồm vô số sự vật, tóm lại còn 200 chữ, tóm nữa thì còn một
chữ, tóm lại nữa một chữ cũng không". Đại ý cụ căn dặn học trò cần thấu
triệt nội dung của cuốn sách, chứ không nên học vẹt từng câu, từng chữ,
cách dạy ấy thường gọi là “Tri ngôn dưỡng khí”, tri ngôn là hiểu lời,
còn dưỡng khí là nuôi dưỡng khí phách, muốn có được khí phách phải tập
nghĩa, tức là làm việc nghĩa, cống hiến hết mình cho nghĩa lớn.
Ngoài một nhà giáo, ông còn là một nhà thơ khi chữ Nôm đang trên đà phát triển. Thơ văn ông phần lớn đã thất lạc, còn lại bài "Hoài cổ phú".
Với bài phú này, ông đã chứng minh một cách hùng hồn cho khả năng đại
chúng của chữ Nôm (tiếng Việt), trong khi chữ Hán vẫn còn là một thứ văn
tự quyết định cho văn chương.
Võ Trường Toản mất ngày mồng 9 tháng 6 năm Nhâm Tý, tức 27-7- 1792.
Nguyễn Ánh ban hiệu cho ông là Gia Định xử sĩ Sùng Đức võ tiên sinh.
Để
tưởng nhớ công đức của thầy, học trò cũ mà ông đã tặng đôi liễn:
"Sinh tiên giáo huấn đắc nhân, vô tử nhi hữu tử
Một hậu thịnh danh tại thế, tuy vong giả bất vong"
Một hậu thịnh danh tại thế, tuy vong giả bất vong"
Dịch nghĩa:
Lúc sống dạy dỗ được người, không con cũng như có.
Chết, tiếng tăm còn để, tuy mất mà chẳng mất.
Sau
khi giặc Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ, Phan Thanh Giản cùng với
Nguyễn Thông ( Đốc Học Vĩnh Long) và nhiều sĩ phu yêu nước khác đứng ra lo việc cải táng Võ
Trường Toản với ý
nghĩa là không để mộ thầy nằm trong vùng giặc chiếm.
Năm Tự Đức thứ 18, hài cốt của cụ Võ Trường Toản được rước về cải táng
tại làng Bảo Thạnh, thuộc tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc huyện Ba Tri, tỉnh
Bến Tre). Di hài vợ cùng ấu nữ cũng được cải táng cạnh mộ của cụ.
Mộ của
cả ba xây theo hướng Đông - Bắc ngó về Tây Nam, xây dựng theo dạng voi
phục. Khu mộ nằm trên một gò đất cao ráo, trong khuôn viên thoáng rộng,
có cây che bóng mát, chung quanh mộ được trồng nhiều loại cây như đào,
vẹt,... tạo nên cảnh quan thanh thoát, vừa trang nghiêm, vừa tươi mát
nhẹ nhàng, hài hòa giữa công trình và cảnh quan thiên nhiên.
- http://www.bentre.edu.vn
- http://vi.wikipedia.org
- http://www.bentre.gov.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét