I- Lược sử:
Tiên sinh Nguyễn Du (1766 - 1820).
Người làng Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Con Ô. Bà Nguyễn Nghiễm - Trần thị Tần. Ông là con giòng thứ .
Nguyễn Nghiễm làm Tham Tụng, Quận Công dưới triều Lê Trung Hưng.
Mới 13 tuổi, Nguyễn Du mồ côi cả cha lẫn mẹ nên Ông phải ở với người anh khác mẹ là Nguyễn Khản. Sau đó, Nguyễn Khản bị bãi chức.
Nguyễn Du được một người thân của cha đón về Sơn Nam Hạ nuôi ăn học, thi đậu Tam trường.
Nguyễn Du có vợ là bà Đoàn Thị Huệ.
Năm (1802), Gia Long lên ngôi, Nguyễn Du được bổ làm Tri huyện Phù Dung, trấn Sơn Nam; tháng 11 thăng làm Tri phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam, Hà Tây.
Năm (1813) được thăng hàm Cần Chánh điện học sĩ, cử đi sứ Trung Quốc, làm Chánh sứ.
Khi đi sứ sang nhà Thanh, ngang qua Hoàng Hạc Lâu, nhân dịp Cụ Nguyễn Du đã viếng ngôi lầu nổi tiếng ấy. Nhờ thế mà ta được đọc thêm một bài thơ Hoàng Hạc Lâu bất hủ của Cụ.
Năm (1814) Cụ trở về nước, có tập thơ “Bắc Hành tạp lục” và được vua Gia Long thăng chức Hữu Tham tri bộ Lễ.
Ông mất ngày ( 6 - 9 - 1820), tại kinh thành Huế, lúc 55 tuổi, đời vua Minh Mạng.
II - Sự Tích HHLvà Bài Thơ HHL Của Thôi Hiệu
Hoàng Hạc Lâu ngôi tháp lịch sử, cất trên vực đá Hoàng Hạc của núi Xà Sơn (Đồi rắn) bên bờ sông Dương Tử, thành phố Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc, xây từ đời Tam Quốc 223 TL.
Tên gọi " Lầu Hoàng Hạc " do truyền thuyết Ô. Phí Văn Vi, tu sĩ đắc đạo thường cưỡi hạc vàng ngao du sơn thủy.
Một hôm, Tiên Ông bay ngang Vũ Hán và dừng hạc lại trên "Đồi Rắn" để ngắm cảnh đẹp. Bên là cảnh đẹp hùng vĩ của Dương Tử giang và bên kia là Ngũ Hồ chìm trong sương lam diễm ảo.
Người đời sau bèn xây lên một tháp lầu đặt tên là Hoàng Hạc Lâu tại nơi Tiên Ông cưỡi hạc đã đáp và bay đi...
Đến nay suốt 1762 năm đã có 12 lần bị thiêu hủy, 12 lần xây cất lại, mỗi lần lại cao hơn và có nhiều tầng hơn.
Năm 1981, Hoàng Hạc Lâu được tái thiết, năm 1985 khánh thành. Tháp được xây lại bằng vật liệu hiện đại và có một cầu thang máy.
Hoàng Hạc Lâu bây giờ nằm trong Công Viên Hoàng Hạc, và cách vị trí cũ 1 km, thu hút du khách trong và ngoài nước.
II. Thôi Hiệu (704 – 754)
Ở Biện Châu, đỗ tiến sĩ năm (723)
Bài thơ HHL được viết khi tác giả đến thăm Lầu Hoàng Hạc và dán trên vách.
Sau đây: Hoàng Hạc Lâu là bài thơ nổi tiếng của Thôi Hiệu, thi sĩ đời Đường ngang thời với Lý Bạch...
黃鶴樓
昔人已乘黃鶴去,
此地空餘黃鶴樓。
黃鶴一去不復返,
白雲千載空悠悠。
晴川歷歷漢陽樹,
芳草萋萋鸚鵡洲。
日暮鄉關何處是,
煙波江上使人愁。
Hoàng Hạc Lâu
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu.
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du.
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.
Nhật mộ hương quan hà xứ thị?
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
T.H.
Lầu Hoàng Hạc
Cưỡi hạc người xưa bóng mờ mịt / mịt mờ
Để lầu Hoàng - Hạc đứng trơ vơ
Hạc vàng một thoáng mù tăm tích
Mây trắng ngàn năm mãi lửng lơ
Sông biếc Hán - Dương cây diễm ảnh
Bãi xanh Anh - Vũ cỏ ươm mơ
Chiều rồi quê cũ phương nào nhỉ?
Khói sóng ơ hờ... dạ ngẩn ngơ!!
(Nguyễn Minh Thanhcẩn dịch)
III - Bài thơ Hoàng Hạc Lâu của cụ Nguyễn Du: Trong Bắc Hành Tạp Lục có rất nhiều bài thơ...
Dưới đây là thơ HHL:
黃鶴樓
何處神仙經幾時,
猶留仙跡此江湄?
今來古往廬生夢,
鶴去樓空崔顥詩。
檻外煙波終渺渺,
眼中草樹尚依依。
衷情無限憑誰訴,
明月清風也不知。
Hoàng Hạc Lâu
Hà xứ thần tiên kinh kỷ thì?
Do lưu tiên tích thử giang mi?
Kim lai cổ vãng Lư Sinh mộng,
Hạc khứ lâu không Thôi Hạo thi.
Hạm ngoại yên ba chung diểu diểu,
Nhãn trung thảo thụ thượng y y.
Trung tình vô hạn bằng thùy tố,
Minh nguyệt thanh phong dã bất tri.
(Nguyễn Du)
Dịch nghĩa:
Lầu Hoàng Hạc
Thần tiên đi đến chốn nào và đã trải qua bao nhiêu đời,
Dấu tiên còn để mãi trên bến sông này.
Nay lại xưa qua (đều chẳng khác) mộng Lư Sinh,
Hạc đi mất lầu trống không (chỉ còn) thơ của Thôi Hạo.
Ngoài lan can khói sóng đều mờ mờ thăm thẳm,
Trong tròng mắt cây cỏ vẫn xanh mướt như xưa.
Mối tình ấp ủ trong lòng thật chứa chan mà không biết bày tỏ cùng ai,
Trăng sáng gió trong cũng không hiểu thấu.
Dịch thơ:
Lầu Hoàng Hạc
Tiên đi đi mãi tự bao giờ?
Dấu cũ còn lưu bến đứng trơ!
Mộng tỉnh Lư Sinh đời thấm thoát
Thơ đề Thôi Hạo hạc mờ mờ
Nước mây trắng xóa trông vời vợi
Cây cỏ xanh um vẫn phất phơ
Chan chứa lòng thành ai tỏ với
Trăng thanh gió mát cũng thờ ơ
Nguyễn Minh Thanh phụng dịch
IV - Vài suy nghĩ về Truyện Kiều: Ưu - Khuyết
A - Ưu Điểm:
Truyện Kiều của Cụ 3254 câu, có nhiểu câu đi vào dân gian thành: tục ngữ, thành ngữ, ca dao. Như là:
- Cho hay muôn sự tại trời
- Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn
- Chồng chung ai dễ ai chiều cho ai
- Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ
- " Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài "
- " Tiếc thay một đóa trà mi
Con ong đã tỏ đường đi lối về "
...................................................
....................................................
Có quá nhiều người khen Truyện Kiều, nói thêm bằng thừa...
B - Khuyết Điểm:
Sau đây xin có thiển ý về khuyết điểm của Truyện Kiều như vầy:
Kể từ câu: 2776 - 2792...
Khúc thơ nầy Cụ nhiều lần dùng chữ: " Chàng ", thấy không thuận vai vế trong gia đình . Như:
- " Khóc than kể hết niềm tây
Chàng ôi biết nỗi nước này cho chưa ?"
- " Kiều nhi phận mỏng như tờ,
Một lời đã lỗi tóc tơ với chàng !"
- "Phận sao bạc bấy Kiều nhi !
Chàng Kim về đó con thì đi đâu ? "
........................................................
Phương diện là nhạc phụ, nhạc mẫu mà gọi chàng rể là " Chàng", thấy không ổn chút nào. Thay vì,
- " "Cháu, ( Con )" ôi biết nỗi nước này cho chưa ?"
- "Phận sao bạc bấy Kiều nhi!
- "Chàng Kim về đó con thì đi đâu? "
Thay vì:
- "Phận sao bạc bấy Kiều nhi!
- "Kim " Nhi " về đó con thì đi đâu? "
V - Tâm sự cụ Nguyễn Du:
Có câu: " Văn tức là người ", ta thử đem ứng dụng vào cụ Nguyền Du xem sao.
Trong Kiều, đoạn Kiều khuyên Từ Hải ra hàng, Từ rằng:
" Bó thân về với triều đình
Hàng thần lơ láo phận mình ra đâu "
Ở đây chữ " hàng thần lơ láo " mô tả rất đúng cái cung cách của một hàng thần: lơ láo lạc lõng. Có người cho rằng đây cũng là tâm sự của Cụ. Vì rằng:
" Tuy chỉ là một võ quan nhỏ tập ấm với người cha nuôi họ Hà ở Thái Nguyên sau khi đỗ tú tài, Nguyễn Du vẫn nghiễm nhiên là cựu thần nhà Lê. Ông cũng đã từng trốn ra Bắc theo Lê Chiêu Thống sang Tàu phục quốc, nhưng không thành "
Ngoài ra, có lần, Cụ bị vua Minh Mạng quở rằng: “Nhà nước dùng người cốt chọn người tài giỏi. Ngươi cùng Ngô Vỵ đã được cân nhắc lên hàng á khanh, biết thì thưa thốt, sao lại khoanh tay chỉ biết dạ dạ vâng vâng”.
Có thể niềm u uất này dính theo Cụ mãi cho đến chết?
Trong bài thơ " Độc Tiểu Thanh Ký ", hai câu kết phải chăng là tiếng than trầm cảm thống thiết của Cụ?!:
"Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?"
( Không biết hơn ba trăm năm sau,
Thiên hạ ai người khóc Tố Như? )
Có điều thú vị, ai cũng biết Nguyễn Du là đại thi hào, không thể nào sáng tác bài " Độc Tiểu Thanh Ký " lại sai " niêm luật ". Hai câu kết của ĐTTK hoàn toàn sai niêm luật.
Có phải Cụ cố ý để hậu sinh chú ý và suy nghĩ những u khuất của Cụ, rồi cảm thông nỗi niềm cho Cụ?
Dưới đây là bài ĐTTK và bài dịch:
Độc Tiểu Thanh Ký ( sai niêm luật 2 câu chót )
Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư,
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư.
Chi phấn hữu thần liên tử hậu,
Văn chương vô mệnh lụy phần dư.
Cổ kim hận sự thiên nan vấn,
Phong vận kỳ oan ngã tự cư.
Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
(Nguyễn Du)
Dịch thơ:
Độc Tiểu Thanh Ký
Hoa kiểng hồ Tây hoá bãi hoang
Bên song bi cảm đọc thư tàn
Hữu thần son phấn chôn còn hận
Vô mệnh văn chương đốt chẳng tan
Kim cổ oán hờn trời khó hỏi
Phong lưu oan khuất tớ ngùi mang
Ba trăm năm nữa... làm sao biết
Ai khóc cho " Ta " nỗi khuất oan?!
(Nguyễn Minh Thanh phụng dịch)
VI - Phần kết:
Cụ Nguyễn Du đã để lại di sản văn chương đồ sộ:
Thơ chữ Hán có 3 tập thơ:
- Thanh Hiên thi tập.
- Nam Trung tạp ngâm
- Bắc Hành tạp lục
Thơ chữ Nôm:
- Truyện Kiều (Đoạn Trường Tân Thanh)
- Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh ...
Nguyễn Du là thi nhân lỗi lạc, là đaị thi hào cuả dân tộc với nhiều thể loại sáng tác.
Với người viết, sự nghiệp cụ Nguyễn Du, bấy giờ quả là hiển hách, rạng rỡ. Tuy nhiên, trong những tác phẩm của Cụ thường có những câu u uất:
- Trung tình vô hạn bằng thùy tố,
Minh nguyệt thanh phong dã bất tri.( HHL )
- Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấpTố Như. ( ĐTT K )
- Bó thân về với triều đình
Hàng thần lơ láo phận mình ra đâu
.......................................
Làm cho hậu sinh ưu tư...mãi......
Thưa cụ Nguyễn Du, bây giờ là hơn 200 năm sau, năm mất của Cụ ( 1820 ), chưa tới 300 năm, có Hậu bối đang đêm thao thức về Cụ, nghĩ ngợi ngậm ngùi nỗi u uất của Cụ.
Với Cụ, có những khuất chí riêng tây. Nhưng phương danh Đại Thi Hào Nguyễn Du trường tồn vĩnh cửu với núi xinh sông gấm Hồng Lĩnh, Lam Giang, nơi quê hương của Cụ. Cũng như với non nước Lạc Hồng.
Cho đến nay hơn 200 năm sau, chưa có một hậu sinh nào chạm được gót chân ngà của Cụ.
Sau đây, hậu sinh có bài thơ thành kính tưởng niệm Cụ Nguyễn Du:
Tiên Điền Nguyễn Du
Con nhà thế phiệt giống trâm anh
Côi cúc lao đao chuyện học hành
Nương tựa thân bằng lo sự nghiệp
Dồi mài kinh sử lập khoa danh
Tú Tài đổ đạt niềm vinh hạnh
Tri Phủ vẻ vang chí cánh thành
Đi Sứ bao phen tròn trọng nhiệm
Thi văn diễm tuyệt nét đan thanh
(Nguyễn Minh Thanh cẩn bút)
Riêng, hậu sinh cũng có nỗi niềm Núi Sông... muốn tỏ rõ cùng Cụ Tiên Điền Nguyễn Du qua bài thơ:
Chạnh Lòng
Bèo giạt trời Tây mãi chạnh lòng
Ngoảnh nhìn Sông Núi ngập mưa giông
Sâu dân đất hỡi: - bầy nhiều quá
Mọt nước trời ơi: - lũ rất đông
Cỡi cổ thứ dân thu miếng ruộng
Đè đầu lao động bớt tiền công
Tàu Man tàm thực không nghơi nghỉ
Tổ Quốc đang bờ họa diệt vong...!!
(Nguyễn Minh Thanh)
Sau hết, hậu sinh kính viếng Cụ Tiên Điền, bậc tiền bối đức trọng tài cao, văn chương tót chúng qua Câu Đối:
- Hồng Lĩnh non xanh hảo sinh trang nhân kiệt.
- Lam Giang nước biếc hàm dưỡng xứ địa linh.
Nguyễn Minh Thanh biên soạn
(GA, 2023 - 7 - 19)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét