1*. Mở bài
Sau yếu tố không khí để thở, nước uống là một nhu cầu rất quan trọng đối với đời sống con người.
Trên mặt đất, nước chiếm 70%, đa số là nước biển mặn của 5 đại dương. Hiện có một số khu vực trên địa cầu thiếu nước sạch, nhất là Châu Phi.
Hiện tại, các nhà khoa học đã sáng tạo ra những kỹ thuật lọc nước biển, để có nước sạch phục vụ đời sống con người.
Các nhà khoa học tại Đại học Urbana-Champaign, bang Illinois (Hoa Kỳ) đang nghiên cứu quá trình xử dụng hơi nước từ nguồn nước vô tận của các biển và đại dương, hứa hẹn một tương lai có nguồn nước sạch vô tận để cứu nhân loại.
Hạn hán là do thiếu nước mưa, gây tác hại đến ngành nông nghiệp, cho nên đã có nhiều quốc gia thực hiện mưa nhân tạo để lấy nước ngọt.
2*. Nước là một tài nguyên quý giá trong đời sống của loài người.
Tình trạng thiếu nước sạch đang diễn ra khắp nơi trên thế giới, nhất là Châu Phi.
Loài người, động vật, thực vật không thể sống được vì không có nước sạch.
Nước chiếm 70% trong cơ thể con người. Trong nông nghiệp, nước sạch được xếp loại quan trọng như sau: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. “Lạy trời mưa xuống, lấy nước tôi uống, lấy ruộng tôi cày…”
Nước chiếm 70% trên diện tích trái đất, đa số là nước mặn trong 5 đại dương trên thế giới.
Theo tổ chức về nước của Liên Hiệp Quốc, thì nông nghiệp tiêu thụ 60%, công nghiệp 20%, và các gia đình nhân loại chiếm khoảng 10%. Mỗi ngày, một người phải uống ít nhất là 1 lít nước
2.1. Giá trị của nguồn nước
Một bài báo trên tờ The Economist cho rằng, mặc dù nhiều nơi trên thế giới cho rằng nước hầu như không mất tiền mua, nhưng thực tế, nước có giá trị nhất hành tinh.
Người ta giết nhau vì “kim cương máu”
Trước kia các nước đã phát động chiến tranh để giành tài nguyên dầu mỏ, nhưng tất cả hàng hóa dù có giá trị nhất thế giới sẽ không có ý nghĩa gì nếu thiếu nước.
2.2. Quyền con người được sử dụng nước sạch
Sau 15 năm tranh luận, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu về việc công nhận quyền sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh, là một trong những quyền căn bản của con người, được ghi trong Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (Universal Declaration of Human Rights) ngày 10-12-1948.
2.3. Nước là sự sống
Con người nhịn ăn 2 tháng mà không chết, nhưng không có ai có thể sống được, mà không uống nước trong vòng 4 ngày.
Nước là nguồn cội của sự sống. Khi đến Sao Hỏa (Mars), con người truy tìm đã có sự sống ở đó hay không, bằng cách tìm xem hành tinh nầy đã có những dấu hiệu về sự sống, thông qua những dấu tích có liên quan đến nước.
Bà Maude Barlow, cố vấn cao cấp về nước chủ Chủ tịch Đại Hội Đồng LHQ cho biết, gần 2 tỷ người sống trong khu vực căng thẳng về nước, và 3 tỷ người không có nước cách xa nơi ở của họ. Có nghĩa là họ phải đi lấy nước trên quảng đường cách xa nhà 1Km.
Tính trung bình, mỗi ngày một em bé ở Châu Phi phải đi bộ 6km để lấy 20 lít nước
Cứ 3.5 giây, có một trẻ em chết do uống nước bẩn.
3*. Tình trạng thiếu nước sạch hiện nay
Những mùa hè nắng nóng khốc liệt, và hạn hán trên khắp thế giới không có một cơn mưa nào, báo động tình trạng khan hiếm nước sạch.
Theo tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization-WHO) thì hiện nay có hơn 2 tỷ người trên thế giới đang gặp khó khăn vì thiếu nước sạch. Thế giới có 9 tỷ người.
3.1. Châu Phi thiếu nước sạch trầm trọng
Theo Liên Hiệp Quốc, nước sạch sinh hoạt cho người dân tại một số quốc gia Châu Phi, đang ở mức thấp “không thể chấp nhận được”
Hạn hán, chiến tranh, dịch bịnh, biến đổi khí hậu, và dân số gia tang, khiến cho việc thiếu nước sạch trở nên trầm trọng.
Một người dân tên Ousmane Diop, ở thành phố Ouakam, thủ đô Dakar của nước Senegal, cho biết “Việc thiếu nước là thường xuyên. Mỗi lần có nước, công ty cấp nước mở cửa vào lúc 2 giờ sáng. Chúng tôi phải canh giờ để đi lấy nước, và số nước rất hạn chế. Từ lâu nay, chỉ lấy nước từ hồ lớn, cách trung tâm thành phố 300Km”.
Tính trung bình, mỗi ngày một em bé ở Châu Phi phải đi bộ 6km để lấy 20 lít nước.
Giám đốc công ty cấp nước, anh Ada Ndao cho biết “Chúng tôi đang xây nhà máy nghiên cứu việc lọc nước biển, để lấy nước ngọt, thời hạn là đến năm 2025, có thể chuyển nước mặn thành nước ngọt”.
Với nhu cầu 300,000 mét khối (m3) mỗi ngày, thì việc tìm nguồn nước sạch rất khó khăn, và cấp bách. Vì dân số gia tăng mỗi ngày 3%, một phần là do người dân nông thôn không có nước để canh tác, nên họ phải chạy về thủ đô để có nước.
Ngoài Senegal ra, các quốc gia như Mozambique, Peru, Rwanda cũng thiếu nước sạch.
Người dân ở vùng Sừng Châu Phi (Horn of Africa), cũng thiếu nước nghiêm trọng. Nhiều đợt hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều thập niên qua, khiến cho 15 triệu người bị ảnh hưởng. Gia súc chết hàng loạt, vì không có đồng cỏ và thiếu nước.
Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM=International Organization for Migration) nêu nhận xét “Hạn hán có nguy cơ xảy ra cuộc khủng hoảng nhân đạo, ở khu vực có nhiều xung đột, mất an ninh, biến đổi khí hậu, nạn châu chấu, và tác động kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra.
Người dân ở Ethiopia, Kenya, Somalia đã hứng chịu 3 mùa ít mưa liên tiếp. Hạn hán kéo dài khiến cho 5.7 triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng.
Tại Geneva, hai ngày 7 và 8 tháng tư năm 2023, 120 đại biểu của Ủy Ban Nước LHQ (UN-Water) đã nêu chú trọng về vấn đề nước, và vệ sinh cho tất cả mọi người vào năm 2030.
Mỗi năm có hơn 1.6 triệu người trên thế giới tử vong vì không có nguồn nước sạch, 90% trong số đó là trẻ em dưới 5 tuổi.
3.2. Vì thiếu nước, 500 trẻ em chết mỗi ngày
Theo ước tính của Liên Hiệp Quốc, thì mỗi ngày có khoảng 500 trẻ em dưới 5 tuổi, chết vì nước ô nhiễm, thiếu vệ sinh, và không có nước sạch. Như vậy, cứ 2 phút thì có một đứa trẻ thiệt mạng vì không có nước.
Nước đang là một khó khăn giải quyết của toàn cầu. Bảo đảm vệ sinh môi trường, là điều rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, hiện có 650 triệu người, tương đương với 10% dân số trên thế giới, đang không có nước sạch để dùng.
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, nhiễm trùng do thiếu nước sạch và môi trường ô uế, khiến cho trong 2 phút, một trẻ sơ sinh tử vong, ở một nơi nào đó trên thế giới.
Trên khắp Châu Phi, hiện có hơn 300 triệu người chưa sử dụng được nguồn nước uống an toàn.
3.3. Châu Phi nằm trên bể nước ngầm khổng lồ
TS Alan Mcdonald, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, người Anh, đã phát biểu trên tạp chí Environmental Research Letters, cho biết, nhóm của ông đã phát hiện một nguồn nước ngầm khổng lồ gần sa mạc Sahara của Châu Phi. Tại một số quốc gia có diện tích rộng lớn như Lybia, Algeria, Ai Cập và Sudan, có thể tích nước ngầm lớn nhất, họ ước tính có khoảng 660,000 Km3. Trữ lượng nước ngầm nầy lớn gấp 100 lần so với trữ lượng nước trên mặt đất.
Nhóm nghiên cứu cho biết, trữ lượng nước ngầm nầy không phải tất cả là sử dụng được. Ngoài ra, còn có một số tầng chứa nước tại khu vực sa mạc Sahara, nhưng chúng rất sâu trong lòng đất, cách mặt đất từ 100m-250m. Tuy nhiên, kỹ thuật khoan giếng sâu 250m trên bình diện rộng không thể thực hiện.
Trên khắp Châu Phi, hiện có hơn 300 triệu người chưa sử dụng được nguồn nước uống an toàn.
4*. Xung đột vì nước.
4.1. Người Do Thái chiếm nguồn nước của Syria
Người Do Thái chiếm giữ Đồi Golan (Golan Heights) của Syria, không những về chính trị và quân sự, mà chủ yếu là đào giếng lấy nguồn nước của Syria.
Người phụ trách về vấn đề nước của Syria, tên Irssan cho biết, “Người Israel đã đào giếng ở vùng Đồi Golan để lấy tài nguyên nước, mà lẽ ra nên được chia xẻ cho Syria”
Nước cũng đóng vai trò ngày càng lớn, trong nối quan hệ giữa các quốc gia Trung Đông.
Việc xây dựng những đập thủy điện ở thượng nguồn, làm cạn kiệt nguồn nước hạ nguồn.
4.2. Trung Cộng dùng vũ khí nước để khống chế Việt Cộng.
Sông Mekong bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, dài 4,350 km chảy qua Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia và miền Nam Việt Nam.
Trên thượng nguồn sông Mekong, trong lãnh thổ Trung Quốc có 12 con đập, trong đó có 3 con đập khổng lồ có tác động đến hạ lưu sông Mekong, đó là đập Tiểu Loan (Xiaowan Dam), đập Nọa Trát Độ (Nouzhadu Dam) và đập Cảnh Hồng (Jinghong Dam).
Với quyền kiểm soát nước ở 3 con đập nầy, Trung Quốc có thể khống chế các nước ở hạ nguồn, nhất là Việt Nam.
Đập Tiểu Loan cao nhất thế giới, 292m. Diện tích 192Km2, sức chứa 15,000 mét khối (m3) nước.
Đập Nọa Trát Độ được mệnh danh là con khủng long trên sông Mekong. Hồ chứa nước dài 226km. Diện tích 320 km2, bằng phân nửa diện tích của nước Singapore (716,000 km2). Sức chứa 22 tỷ mét khối (m3). Cần 10 năm để chứa đủ số lượng nước.
Đập Cảnh Hồng cao 108m, dài 705m, diện tích hồ chứa nước 510 km2. Sức chứa 249 triệu mét khối (m3).
Trung Quốc có quyền kiểm soát 3 con đập nầy, bằng cách giữ nước, hoặc xả nước trên 3 con đập nầy.
Mùa hè nắng nóng, Trung Quốc chận dòng nước tạo ra thiệt hại kép ở Việt Nam.
Thứ nhất. Dòng sông cạn kiệt tạo ra hạn hán, đất đai nứt nẻ, lúa chết, hoa màu chết, trâu bò cũng chết vì không có cỏ để ăn.
Thứ hai. Dòng sông cạn kiệt, nước sông xuống thấp, thì nước biển mặn tràn vào các cửa song, xâm nhập vào nội địa. Nước mặn cũng giết hoa màu, các trại nuôi thủy sản, ngao sò ốc hến gì cũng chết hết. Sông Mekong có 9 cửa chảy ra biển. 9 cửa được gọi là Cửu Long, 9 con rồng. Hiện nay chỉ còn 8 cửa.
Mùa mưa. Trung Cộng xả nước. Nước tràn ngập tạo ra lũ lụt. Nhiều nơi, cả gia đình phải đứng trên nóc nhà, chờ người đến cứu nạn. Xe cộ gì cũng chìm trong nước. Một số ít người phải di chuyển bằng ghe, phao cứu trợ.
Nước biển của Trung Cộng ra đi, nhưng không phải đi là hết. Vì nước mặn đã đi sâu vào đất liền khoảng 10km. Nước sông, hồ, ao, và mặt đất đã nhiễm mặn, phải chờ một thời gian dài để nhả mặn.
4.3. Mỹ tuyên bố kế hoạch hành động về an ninh nước toàn cầu
Ngày 1-6-2022, Phó Tổng thống Mỹ, bà Kamala Harris, đã tuyên bố, kế hoạch hành động về an ninh nước toàn cầu và Hoa Kỳ. Cụ thể là ngăn chặn xung đột về nước, thúc đẩy sự hợp tác của các quốc gia, để tăng trưởng kinh tế. Mỹ sẽ đóng góp vào các khoản đầu tư, cung cấp các khoản cho vay, và giúp về khoa học kỹ thuật, trong việc đào tạo nguồn nước sạch trên thế giới.
5*. Ngày Nước Thế giới
Tháng 6 năm 1992, Liên Hiệp Quốc ra Nghị quyết, lấy ngày 22 tháng 3 mỗi năm là Ngày Nước Thế giới.
Với chủ đề là “Thúc đẩy sự thay đổi”, mục đích nhấn mạnh vai trò của nước, làm nền tảng trong tất cả các khía cạnh của đời sống, và là cốt lõi của sự phát triển bền vững ở các quốc gia.
Qua đó, kêu gọi các cộng đồng, cùng thực hiện các chương trình hành động, để bảo vệ tài nguyên nước, bằng cách thay đổi cách thức sử dụng, khai thác, và quản lý nước trong đời sống hàng ngày.
Người dân ở thành phố tự hạn chế việc sử dụng nước bằng cách theo dõi cái đồng hồ nước, cũng như theo dõi cái đồng hồ điện, để biết mức độ nước đã sử dụng.
Hiện nay có khoảng 1/3 quốc gia trên thế giới thiếu nước. Và đến năm 2025 con số nầy sẽ tăng lên 2/3, với khoảng 35% dân số thế giới, sẽ lâm vào tình trạng thiếu nước nghiêm trọng.
6*. Nạn hạn hán và mưa nhân tạo
6.1. Nạn hạn hán
Ruột trái đất có sức nóng khủng khiếp, khiến cho đá xanh và kim loại chảy ra thành một dạng sền sệt mà núi lửa phun ra. Ở độ sâu 50Km, sức nóng đo được 1,800 độ °C . Càng xa mặt đất, tức là càng lên cao so với mặt đất, thì nhiệt độ càng giảm, từ nóng sang lạnh. Đó là đỉnh Everest của dãy Hymalaya, cao 8,848m, tuyết phủ quanh năm.
Dưới sức nóng của mặt trời, nước ở các đại dương, sông, hồ…bốc hơi thành hơi nước. Hơi nước bay lên bầu khí quyển, tạo thành những đám mây. Đám mây gặp lạnh thì đọng lại thành nước rơi xuống mặt đất, đó là mưa. Không có lạnh thì không có mưa.
Vì sao không có lạnh?
Các nhà máy và các loại xe chạy bằng than đá, xăng dầu, khí đốt, đã thải ra khí carbonic (CO2). Khí nầy giữ hơi nóng của mặt trời, làm cho bầu khí quyển nóng lên, gọi là hâm nóng địa cầu cầu. (Global warming), biến đổi khí hậu (Climate)
6.2. Mưa nhân tạo
Dưới sức nóng của mặt trời, nước của các đại dương, biển, sông, hồ, bốc hơi. Hơi nước đọng lại trong bầu khí quyển trên mặt của trái đất, tạo thành những đám mây. Mây lang thang gặp lạnh thì tan thành nước, tạo ra mưa.
Mây không gặp lạnh thì không có mưa. Không có mưa tạo ra hạn hán, đất khô cằn, nứt nẻ, hoa màu, động vật, thảo mộc không có thể sống được.
Mưa nhân tạo chỉ phục vụ nước cho những khu vực nhỏ trong một thời gian ngắn.
Mây không gặp lạnh thì không có mưa, vậy muốn có mưa thì làm cho mây gặp lạnh, bằng cách bắn những hóa chất như sodium chloride làm lạnh vào những đám mây. Đó là mưa nhân tạo, do con người tạo ra.
Mưa nhân tạo
1). Trung Quốc dùng mưa nhân tạo để đối phó với hạn hán
Ngày 6-9-2022, cơ quan khí tượng Trung Quốc cho biết, họ đã sử dụng mưa nhân tạo kể từ tháng 8 năm 2022, giúp việc đối phó nạn hạn hán ở nhiều vùng thuộc các tỉnh Hà Bắc, Hà Nam, Thiểm Tây, Trùng Khánh...
Từ ngày 1 đến ngày 31 tháng 8 đã có 75 chuyến bay, thực hiện 211 giờ để làm mưa nhân tạo. Tham dự vào các hoạt động nầy gồm có vệ tinh khí tượng, Radar thời tiết, máy bay không người lái, đã tạo ra mưa ở một diện tích 1.45 triệu km2.
2). Thái Lan làm mưa nhân tạo.
Máy bay của Không lực Hoàng gia đã phun muối vào những đám mây. Đồng thời cũng dùng hóa chất như Natri chloride( NaCL) hay Sodium chloride, còn gọi là muối ăn, muối, muối mỏ
Mưa nhân tạo giúp làm giảm bớt tình trạng khô hạn, tăng nguồn dự trữ nước để ổn định nông nghiệp. Giúp dập tắt các đám cháy rừng do sức nóng gây ra.
Nước sạch là một nhu cầu thiết yếu nhất của loài người. Đất nứt nẻ, nông nghiệp chết, loài người cũng chết theo vì nghèo đói và bịnh tật.
7*. Kỹ thuật mới tạo nguồn nước sạch vô tận ở các quốc gia ven biển.
7.1. Kỹ thuật thu nước ngọt của các nhà khoa học ở Đại học Urbana-Champaign bang Illinois
Sơ đồ cấu trúc hạ tầng kỹ thuật, hấp thụ hơi nước trên đại dương chuyển hóa thành nước ngọt, Ảnh Đại học Illinois
Kết quả nghiên cứu của nhóm khoa học Illinois, đăng trên báo khoa học Nature, kêu gọi đầu tư vào việc xây dựng những công trình thu giữ nước biển mặn, rồi chuyển hóa thành nước sạch. Đó là một giải pháp rẻ tiền và bền vững lâu dài, để giải quyết tình trạng khan hiếm nước sạch như hiện nay.
Các nhà nghiên cứu thực hiện một kiến trúc như “nhà gió” trên cao cách mặt biển 100m, rộng 210m. Kiến trúc nầy cách bờ biển từ 2 đến 3km.
Kỹ thuật nầy là kết quả thực hiện ở 14 địa điểm, gồm những trung tâm đông người như Los Angeles (Mỹ), Rome (Italy), Chennai (Ấn Độ)…
Mô hình nầy tạo ra 37.6 tỷ lít đến 83.3 tỷ lít nước mỗi năm.
7.2. Kỹ thuật mới nầy thu nước ngọt vô tận
1). Nguồn nước biển vô tận.
Nước chiếm 70% diện tích trái đất, chủ yếu là ở 5 đại dương.
Thái Bình Dương (Pacific Ocean), rộng lớn nhất. Đại Tây Dương (Atlantic Ocean) lớn thứ hai. Ấn Độ Dương (Indian Ocean) lớn thứ ba. Nam Băng Dương (Southern Ocean) lớn thứ 4. Bắc Băng Dương (Arctic Ocean) lớn thứ 5. Năm 2000, Hiệp hội Địa lý quốc gia Mỹ (National Geographic Society) cùng với Tổ chức Thủy Văn Quốc tế (International Hydrographic đã công nhận Bắc Băng Dương (Arctic Ocean) là đại dương thứ 5 của thế giới. Đại dương nầy có diện tích bằng nước Nga, vì ở Bắc Cực nên gọi là Bắc Băng Dương.
7.2. Vòng tuần hoàn của nước
Vòng tuần hoàn của nước là sự di chuyển của nước trên mặt đất, trong lòng đất, trong bầu khí quyển của trái đất. Trong quá trình di chuyển, nước có những trạng thái khác nhau: nước lỏng ở sông hồ trên mặt đất, hơi nước trong bầu khí quyển của trái đất là mây, nước thể rắn (cứng) ở những khu vực cực lạnh như Bắc cực và Nam cực. Tuyết đóng thành băng.
Dưới sức nóng của mặt trời, nước của các đại dương, biển, sông, hồ, bốc hơi thành những đám mây. Mây càng cao, tức là càng xa sức nóng trong lòng trái đất, cụ thể là gặp lạnh thì mây tạo thành mưa. Trong quá trình di chuyển, nước có ba dạng là chất lỏng, hơi nước và chất rắn là băng tuyết.
Nước mưa rơi xuống mặt đất, chảy từ chỗ cao xuống chỗ thấp tạo ra sông, hồ, ao.
Một số nước sông, như sông Mekong và sông Dương Tử (Trung Quốc) chảy ra biển.
Ở mặt đất, một phần của nước mưa thấm xuống lòng đất tạo ra mạch nước ngầm.
Trước kia, ở nông thôn Việt Nam không có nước máy, nên nhà nhà đào giếng lấy nước phục vụ cho đời sống và tưới hoa màu.
Ở những vùng cực lạnh của trái đất như Bắc cực và Nam cực, nước thành tuyết và đông đặc thành những tảng băng quanh năm.
Tóm lại, nước từ các đại dương, biển, sông hồ, bốc thành hơi nước, tạo ra những đám mây. Mây gặp lạnh thì tạo ra mưa. Nước mưa chảy ra biển, rồi bốc hơi thành hơi nước, tạo ra mây. Mây gặp lạnh thì tạo ra mưa. Nước mưa chảy ra biển, sông hồ… rồi lập lại cái chu kỳ của nước.
8* Các quốc gia xa biển thì sao?
Kỹ thuật tạo nước sạch của các nhà khoa học bang Illinois được thực hiện ở bờ biển các quốc gia ven biển, như vậy kỹ thuật đó không thể thực hiện ở những quốc gia xa biển.
Những quốc gia xa biển như: Mali, Niger, Nigeria, Chad, Sudan, Trung Phi (Central African Republic), Congo, Zambia, Botswana, Zimbabwe, Alger…
Tình trạng nầy có thể nảy sinh ra những công ty lọc nước, xuất cảng nước sạch vào các quốc gia nội địa, thông qua hệ thống ống dẫn nước, như các hệ thống ống dẫn dầu và khí đốt đã có như hiện nay.
Thực hiện hệ thống dẫn nước, cùng với những máy bơm, làm gia tăng giá nước. Và nước sạch được bơm chỉ dùng làm nước uống và nước sinh hoạt, nước nầy không đủ để phục vụ cho nông nghiệp.
Giá nước cao sẽ làm cho các nước Châu Phi càng nghèo hơn. Nghèo đói sinh bịnh tật, thất học, thất học sinh ra nghèo đói, Châu Phi khó thoát ra khỏi cái vòng lẩn quẩn nầy. Người Châu Phi khó ngóc đầu lên được.
9*. Kết luận
Chúng ta đang thụ hưởng đầy đủ nguồn nước ngọt, nên ít có ai nghĩ đến việc bảo vệ tài sản “vàng lỏng” nầy, nước có giá trị quan trọng thứ hai, sau không khí, là nguồn sống của con người.
Ngày Nước Thế giới kêu gọi sự hợp tác hành động trong việc bảo vệ tài nguyên nước, bằng cách thay đổi cách sử dụng nước hàng ngày.
Trúc Giang MN
Minnesota ngày 8-9-2023
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét