Y HỌC THƯỜNG THỨC
Bộ Tuần Hoàn
Đại cương Bộ tuần hoàn là hệ thống sinh lý tạo ra sự lưu thông của máu và bạch huyết trong cơ thể. Theo thống kê thì lượng máu trung bình trong thân thể chúng ta là 5 lít. Và máu chạy hết một vòng thân thể chỉ trong lối 1 phút đồng hồ. Cấu tạo của máu và bạch huyết khác nhau như sau đây. Máu chứa một chất lỏng là huyết tương và các tế bào máu gồm hồng huyết cầu, bạch huyết cầu và tiểu cầu. Huyết tương chứa nước, các chất bổ dưỡng để nuôi tế bào, các hóa chất cần thiết cho sự biến dưỡng và các kích thích tố. Hồng huyết cầu chứa dưỡng khí (ô-xy) di chuyển theo tuần hoàn tới toàn thân, có chức năng manh dưỡng khí tới các tế bào trong toàn cơ thể. Tại các nơi đó hiện tượng ôxít hóa xảy ra gây năng lượng dùng cho mọi hoạt động cơ thể, sử dụng hết dưỡng khí, chất thải là thán khí (CO2) xâm nhập hồng huyết cầu thay thế cho dưỡng khí. Hồng huyết cầu chứa thán khí theo các tĩnh mạch trở về tim rồi chuyển qua tuần hoàn tới phổi để thải thán khí ra ngoài và thu nhận dưỡng khí để trở lại thành hồng huyết cầu chứa dưỡng khí. Bạch huyết cầu có chức năng về miễn nhiễm nghĩa là chống nhiễm trùng và ung thư. Tiểu cầu có chức năng làm đông máu. Bạch huyết phát sinh do các chất lỏng và chất đặc trong huyết tương thấm qua thành mao quản tuôn ra để nuôi các tế bào. Một phần các chất này lại rút trở vào mao quản. Các chất còn dư lại tạo thành bạch huyết gồm phần lỏng tương tự như huyết tương và phần đặc gồm có bạch huyết cầu, tế bào chết, tế bào ung thư và vi trùng.
Cấu tạo
Các thành phần của bộ tuần hoàn gồm có tim, động mạch, tĩnh mạch, mao quản và mạch bạch huyết. -Tim là một cơ quan rỗng, hình dạng và kích thước tương tự như một bàn tay nắm lại. Tim gồm 2 phần riêng biệt bên phải và bên trái có vách ngăn chia cách, mỗi phần này lại gồm 2 ngăn, ngăn trên và ngăn dưới. Các ngăn trên gọi là tâm nhĩ, các ngăn dưới gọi là tâm thất. Tâm nhĩ trái ăn thông với tâm thất trái qua van 2 lá. Tâm nhĩ phải ăn thông với tâm thất phải qua van 3 lá.
-Động mạch là những ống có thành dày và đàn hồi, mang máu từ tim chuyển tới toàn thân. Động mạch lớn nhất trong cơ thể tên là động mạch chủ, đường kính lối 2 phân rưỡi. Động mạch chủ chia ra các nhánh nhỏ hơn, truyền tới mọi cơ quan. Các động mạch này lại chia nhánh nhiều lần ở bên trong cơ quan liên hệ và mỗi lần chia lại nhỏ thêm. -Tĩnh mạch là những ống nhỏ hơn các động mạch, có thành mỏng và mềm. Các tĩnh mạch mang máu từ các cơ quan trở về tim, Tĩnh mạch có van để giữ cho máu chạy theo một chiều di chuyển từ các cơ quan tới tim. Cơ thể có 2 tĩnh mạch lớn là tĩnh mạch chủ trên và dưới. -Mao quản là nhánh nhỏ nhất của các mạch máu. Mỗi mao quản chia ra làm hai phần: phần tiếp giáp với động mạch gọi là mao quản động mạch, nửa kia tiếp nối với tĩnh mạch gọi là mao quản tĩnh mạch. Các mao quản tĩnh mạch kết hợp với nhau thành các tĩnh mạch nhỏ. Tĩnh mạch nhỏ lại kết hợp thành tĩnh mạch lớn, từng đợt một lớn hơn lên dần dần. Đợt kết hợp cuối cùng tạo thành 2 tĩnh mạch chủ trên và dưới. -Mạch bạch huyết gồm nhiều ống rất nhỏ có thành rất mỏng, truyền bạch huyết từ mọi nơi trong cơ thể rồi đổ vào 2 tĩnh mạch dưới đòn (tĩnh mạch ở phía dưới xương đòn gánh) phải và trái. Các mạch bạch huyết chạy xuyên qua các hạch bạch huyết hình cầu hoặc hình trứng là những nơi thanh lọc bạch huyết. Đa số các vi trùng và tế bào ung thư hiện diện trong bạch huyết sẽ bị ngăn lại trong hạch bạch huyết rồi bị tiêu diệt khi hệ miễn nhiễm còn đủ mạnh. Các hạch bạch huyết hiện diện riêng rẽ tại mọi nơi trong cơ thể nhưng tập trung thành nhóm tại cổ, nách và háng.
Hoạt động tuần hoàn
Sự tuần hoàn trong cơ thể chúng ta gồm hai thành phần khác biệt là tuần hoàn tới phổi và tuần hoàn tới toàn thân. Ngoài ra còn có một thành phần phụ thuộc là tuần hoàn của bạch huyết.
Tuần hoàn tới phổi khởi đầu từ tâm thất phải. Máu chứa thán khí do 2 tĩnh mạch chủ trên và dưới mang tới tâm nhĩ phải, chạy qua van ba lá truyền sang tâm thất phải rồi đổ vào động mạch phổi. Động mạch phổi chia nhánh nhiều đợt tới khi nhỏ hơn hết thành ra mao quản. Các mao quản này bao quanh các phế nang rồi máu chứa thán khí trong mao quản trao đổi khí với không khí ở trong phế nang để trở thành máu mang dưỡng khí. Máu mang dưỡng khí trong mao quản đổ vào các tĩnh mạch phổi từ nhỏ tới lớn rồi chạy trở về tâm nhĩ trái.
Tuần hoàn tới toàn thân khởi đầu từ tâm thất trái. Máu chứa dưỡng khí do các tĩnh mạch phổi đưa tới tâm nhĩ trái, chạy qua van hai lá truyền sang tâm thất trái rồi đổ vào động mạch chủ. Động mạch chủ chia nhánh để truyền tới mọi nơi trong cơ thể, mang máu chứa dưỡng khí, nước và các chất bổ dưỡng tới các tế bào. Máu di chuyển tới các mao quản trong mọi cơ quan, cung cấp dưỡng khí và chất bổ dưỡng cho các tế bào rồi trở thành máu chứa thán khí. Máu chứa thán khí truyền theo các tĩnh mạch từ nhỏ tới lớn rồi đổ vào 2 tĩnh mạch chủ trên và dưới để chạy trở vê tâm nhĩ phải. Máu di chuyển trong các động mạch nhờ sức đẩy do cơ bắp ở tim và các động mạch bóp lại mà gây ra. Tuần hoàn trong tĩnh mạch xảy ra khi thành tĩnh mạch bị chèn ép khiến máu truyền từ các tĩnh mạch nhỏ tới các tĩnh mạch dần dần lớn hơn mà không chạy ngược lại vì có các van tĩnh mạch chắn lối. Sức chèn ép lên thành tĩnh mạch xảy ra do sự vận động của các bắp thịt bụng và chân tay, do hoạt động hô hấp và sự chuyển động của ruột non, ruột già.
Tuần hoàn tới phổi khởi đầu từ tâm thất phải. Máu chứa thán khí do 2 tĩnh mạch chủ trên và dưới mang tới tâm nhĩ phải, chạy qua van ba lá truyền sang tâm thất phải rồi đổ vào động mạch phổi. Động mạch phổi chia nhánh nhiều đợt tới khi nhỏ hơn hết thành ra mao quản. Các mao quản này bao quanh các phế nang rồi máu chứa thán khí trong mao quản trao đổi khí với không khí ở trong phế nang để trở thành máu mang dưỡng khí. Máu mang dưỡng khí trong mao quản đổ vào các tĩnh mạch phổi từ nhỏ tới lớn rồi chạy trở về tâm nhĩ trái.
Tuần hoàn tới toàn thân khởi đầu từ tâm thất trái. Máu chứa dưỡng khí do các tĩnh mạch phổi đưa tới tâm nhĩ trái, chạy qua van hai lá truyền sang tâm thất trái rồi đổ vào động mạch chủ. Động mạch chủ chia nhánh để truyền tới mọi nơi trong cơ thể, mang máu chứa dưỡng khí, nước và các chất bổ dưỡng tới các tế bào. Máu di chuyển tới các mao quản trong mọi cơ quan, cung cấp dưỡng khí và chất bổ dưỡng cho các tế bào rồi trở thành máu chứa thán khí. Máu chứa thán khí truyền theo các tĩnh mạch từ nhỏ tới lớn rồi đổ vào 2 tĩnh mạch chủ trên và dưới để chạy trở vê tâm nhĩ phải. Máu di chuyển trong các động mạch nhờ sức đẩy do cơ bắp ở tim và các động mạch bóp lại mà gây ra. Tuần hoàn trong tĩnh mạch xảy ra khi thành tĩnh mạch bị chèn ép khiến máu truyền từ các tĩnh mạch nhỏ tới các tĩnh mạch dần dần lớn hơn mà không chạy ngược lại vì có các van tĩnh mạch chắn lối. Sức chèn ép lên thành tĩnh mạch xảy ra do sự vận động của các bắp thịt bụng và chân tay, do hoạt động hô hấp và sự chuyển động của ruột non, ruột già.
Máu trong tuần hoàn tới toàn thân được thanh lọc các chất cặn bã và chất độc hại khi chạy qua gan và thận.
Tuần hoàn của bạch huyết cũng là sự di chuyển một chiều trong các mạch bạch huyết do các van chắn lối không cho bạch huyết chạy ngược trở lại. Bạch huyết theo các mạch bạch huyết di chuyển qua các hạch bạch huyết là nơi thanh lọc bạch huyết rồi các mạch bạch huyết tận cùng đổ vào 2 tĩnh mạch dưới đòn (ở dưới xương đòn gánh) phải và trái. Tại đó bạch huyết trở nên một thành phần của máu tĩnh mạch.
Tuần hoàn của bạch huyết cũng là sự di chuyển một chiều trong các mạch bạch huyết do các van chắn lối không cho bạch huyết chạy ngược trở lại. Bạch huyết theo các mạch bạch huyết di chuyển qua các hạch bạch huyết là nơi thanh lọc bạch huyết rồi các mạch bạch huyết tận cùng đổ vào 2 tĩnh mạch dưới đòn (ở dưới xương đòn gánh) phải và trái. Tại đó bạch huyết trở nên một thành phần của máu tĩnh mạch.
Chức năng
Các chức năng của bộ tuần hoàn bao gồm:
Phụ giúp bộ hô hấp thực hiện sự trao đổi khí.
Tuần hoàn tới phổi mang máu chứa thán khí từ tâm thất phải chạy qua động mạch phổi rồi dần dần chuyển tới các động mạch nhánh và sau cùng tới mao quản bao quanh phế nang. Tại đây, chức năng của bộ hô hấp khiến máu trao đổi khí với không khí hít vào, thải thán khí và thu nhận dưỡng khí để trở thành máu chứa dưỡng khí. Máu chứa dưỡng khí chạy tới các tĩnh mạch nhánh rồi dần dần chuyển tới các tĩnh mạch phổi để trở về tâm nhĩ trái.
Chức năng nuôi tế bào và thải cặn bã.
Tuần hoàn tới toàn thân mang máu chứa dưỡng khí, nước, các chất bổ dưỡng, các hóa chất cần thiết và các kích thích tố. Toàn thể các chất này ngấm qua thành mao quản, chuyển tới mọi tế bào. Các tế bào sử dụng dưỡng khí và các chất cần thiết, phát sinh thán khí và các chất cặn bã. Các chất thải này ngấm qua thành mao quản trở về máu trong hệ thống tĩnh mạch của tuần hoàn tới toàn thân. Thán khí sẽ được thải ra ngoài theo tuần hoàn tới phổi. Còn sự thanh lọc các chất cặn bã trong máu được thực hiện khi máu chạy qua gan và thận.
Chức năng phụ về miễn nhiễm.
Khả năng chống nhiễm trùng và chống ung thư của cơ thể do các bạch huyết cầu và các tế bào miễn nhiễm đảm nhiệm. Bộ tuần hoàn cũng có chức năng phụ về miễn nhiễm trong phần tuần hoàn bạch huyết. Tại đây bạch huyết di chuyển qua các hạch bạch huyết được thanh lọc. Hạch bạch huyết giữ lại các vi trùng và tế bào ung thư để miễn nhiễm tiêu diệt.
Phụ giúp bộ hô hấp thực hiện sự trao đổi khí.
Tuần hoàn tới phổi mang máu chứa thán khí từ tâm thất phải chạy qua động mạch phổi rồi dần dần chuyển tới các động mạch nhánh và sau cùng tới mao quản bao quanh phế nang. Tại đây, chức năng của bộ hô hấp khiến máu trao đổi khí với không khí hít vào, thải thán khí và thu nhận dưỡng khí để trở thành máu chứa dưỡng khí. Máu chứa dưỡng khí chạy tới các tĩnh mạch nhánh rồi dần dần chuyển tới các tĩnh mạch phổi để trở về tâm nhĩ trái.
Chức năng nuôi tế bào và thải cặn bã.
Tuần hoàn tới toàn thân mang máu chứa dưỡng khí, nước, các chất bổ dưỡng, các hóa chất cần thiết và các kích thích tố. Toàn thể các chất này ngấm qua thành mao quản, chuyển tới mọi tế bào. Các tế bào sử dụng dưỡng khí và các chất cần thiết, phát sinh thán khí và các chất cặn bã. Các chất thải này ngấm qua thành mao quản trở về máu trong hệ thống tĩnh mạch của tuần hoàn tới toàn thân. Thán khí sẽ được thải ra ngoài theo tuần hoàn tới phổi. Còn sự thanh lọc các chất cặn bã trong máu được thực hiện khi máu chạy qua gan và thận.
Chức năng phụ về miễn nhiễm.
Khả năng chống nhiễm trùng và chống ung thư của cơ thể do các bạch huyết cầu và các tế bào miễn nhiễm đảm nhiệm. Bộ tuần hoàn cũng có chức năng phụ về miễn nhiễm trong phần tuần hoàn bạch huyết. Tại đây bạch huyết di chuyển qua các hạch bạch huyết được thanh lọc. Hạch bạch huyết giữ lại các vi trùng và tế bào ung thư để miễn nhiễm tiêu diệt.
Phòng bệnh
Bệnh lý của bộ tuần hoàn là bệnh tim mạch. Chứng bệnh thông thường xảy ra là huyết áp cao. Hai biến chứng chính khi bệnh huyết áp cao trở nặng là cơn đau tim (nhồi máu cơ tim) và đột quỵ (tai biến mạch máu não). Căn bản đề phòng bệnh tim mạch chính là phòng ngừa huyết áp cao. Huyết áp cao bao gồm nhiều nguyên nhân, có những nguyên nhân không thay đổi được, thí dụ như tính di truyền gây bệnh này. Những nguyên nhân huyết áp cao có thể phòng ngừa được bao gồm:
Nguyên nhân thuộc về dinh dưỡng.
Theo thống kê thì khẩu phần chứa nhiều muối và mỡ dễ gây huyết áp cao. Vậy ta nên hạn chế muối và mỡ trong khẩu phần thường ngày, tối thiểu là bớt đi một nửa lượng muối và mỡ so với khẩu vị thông thường (vì theo khẩu vị thông thường thì thức ăn dư muối và mỡ). Đối với người trẻ, biến dưỡng có thể thải bớt muối và mỡ dư trong các thức ăn uống một cách dễ dàng. Nhưng từ tuổi 40 trở lên, biến dưỡng thường bị yếu đi nên cần giữ gìn ẩm thực hơn trước.
Nguyên nhân liên quan tới vận động cơ thể.
Cũng theo thống kê, những người vận động cơ thể thường xuyên ít bị bệnh huyết áp cao. Và mọi loại thể dục thể thao đều có hiệu lực phòng bệnh. Một phương cách vận động rất tiện dụng là đi bộ. Thời gian tối thiểu cần vận động cơ thể để phòng bệnh huyết áp cao là ba tiếng rưỡi đồng hồ trong một tuần lễ.
Nguyên nhân thuộc về dinh dưỡng.
Theo thống kê thì khẩu phần chứa nhiều muối và mỡ dễ gây huyết áp cao. Vậy ta nên hạn chế muối và mỡ trong khẩu phần thường ngày, tối thiểu là bớt đi một nửa lượng muối và mỡ so với khẩu vị thông thường (vì theo khẩu vị thông thường thì thức ăn dư muối và mỡ). Đối với người trẻ, biến dưỡng có thể thải bớt muối và mỡ dư trong các thức ăn uống một cách dễ dàng. Nhưng từ tuổi 40 trở lên, biến dưỡng thường bị yếu đi nên cần giữ gìn ẩm thực hơn trước.
Nguyên nhân liên quan tới vận động cơ thể.
Cũng theo thống kê, những người vận động cơ thể thường xuyên ít bị bệnh huyết áp cao. Và mọi loại thể dục thể thao đều có hiệu lực phòng bệnh. Một phương cách vận động rất tiện dụng là đi bộ. Thời gian tối thiểu cần vận động cơ thể để phòng bệnh huyết áp cao là ba tiếng rưỡi đồng hồ trong một tuần lễ.
Tóm tắt
Bộ tuần hoàn tạo ra sự lưu thông của máu và bạch huyết trong toàn cơ thể. Cấu tạo:
* Tim: rỗng, tương tự như nắm tay, chia ra 4 ngăn, 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất.
* Động mạch: ống có thành cứng và đàn hồi, mang máu từ tim chạy tới mọi nơi trong cơ thể.
* Tĩnh mạch: ống nhỏ và mỏng hơn động mạch, có van, mang máu từ mọi nơi trong cơ thể chạy trở về tim.
* Mao quản: ống rất nhỏ, thành mỏng nên ngấm được khí, chất lỏng và chất đặc.
* Mạch bạch huyết: ống nhỏ và mỏng hơn tĩnh mạch, có van, chạy xuyên qua hạch bạch huyết, mang bạch huyết trở về hai tĩnh mạch dưới đòn.
Vận động tuần hoàn gồm có:
-Tuần hoàn máu tới phổi
-Tuần hoàn máu tới toàn thân
* Tim: rỗng, tương tự như nắm tay, chia ra 4 ngăn, 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất.
* Động mạch: ống có thành cứng và đàn hồi, mang máu từ tim chạy tới mọi nơi trong cơ thể.
* Tĩnh mạch: ống nhỏ và mỏng hơn động mạch, có van, mang máu từ mọi nơi trong cơ thể chạy trở về tim.
* Mao quản: ống rất nhỏ, thành mỏng nên ngấm được khí, chất lỏng và chất đặc.
* Mạch bạch huyết: ống nhỏ và mỏng hơn tĩnh mạch, có van, chạy xuyên qua hạch bạch huyết, mang bạch huyết trở về hai tĩnh mạch dưới đòn.
Vận động tuần hoàn gồm có:
-Tuần hoàn máu tới phổi
-Tuần hoàn máu tới toàn thân
Tuần hoàn bạch huyết Chức năng:
-Nuôi các tế bào toàn thân
-Thải các chất cặn bã do biến dưỡng tại tế bào sinh ra
-Phụ giúp sự miễn nhiễm Phòng bệnh, căn bản là đề phòng bệnh huyết áp cao:
-Hạn chế muối và mỡ trong khẩu phần, hãy bớt đi một nửa số lượng 2 chất này.
-Thường xuyên vận động cơ thể thí dụ như đi bộ, mỗi tuần 3 tiếng rưỡi.
-Nuôi các tế bào toàn thân
-Thải các chất cặn bã do biến dưỡng tại tế bào sinh ra
-Phụ giúp sự miễn nhiễm Phòng bệnh, căn bản là đề phòng bệnh huyết áp cao:
-Hạn chế muối và mỡ trong khẩu phần, hãy bớt đi một nửa số lượng 2 chất này.
-Thường xuyên vận động cơ thể thí dụ như đi bộ, mỗi tuần 3 tiếng rưỡi.
Đối chiếu danh từ y học Việt-Anh
Bộ tuần hoàn Circulatory system
Huyết tương Plasma
Hồng huyết cầu Red blood cell
Bạch huyết cầu White blood cell
Tiểu cầu Platelet
Miễn nhiễm Immunity
Tâm nhĩ Auricle
Tâm thất Ventricle
Van 2 lá Mitral valve
Van 3 lá Tricuspid valve
Động mạch Artery
Động mạch chủ Aorta
Tĩnh mạch Vein
Tĩnh mạch chủ Vena cava
Mao quản Capillary
Bạch huyết Lymph
Mạch bạch huyết Lymph vessel
Hạch bạch huyết Lymph node
Cơn đau tim (nhồi máu cơ tim) Heart attack hoặc Myocardial infarction
Đột quỵ Stroke
Tai biến mạch máu não Cerebral vascular accident (CVA)
Bác Sĩ Đinh Đại Kha
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét