(Bên trái: Anh Châu, Cao Khải, anh Vinh tài xế kiêm hàng xóm kiêm chủ vườn xoài của chị Dung, Chị Dung
Bên phải: Chị Châu, chị Tuyển Thục, chị Lan)
Trước ngày khởi hành khoảng hai tháng, tôi bèn gởi tin nhắn cho bạn bè biết có thể là khoảng từ ngày nào đền ngày nào của tháng Bảy tôi sẽ có mặt tại vùng Westminster! Tôi đi California chơi chớ không phài Sàigòn đi về miền Tây của Nam Việt đâu.
Đến vùng đất của bạn bè đã hơn 6 giờ chiều, xe đi đón chờ hoài không thấy keo hành lý ra, họ bèn gọi thì họ mời biết rằng cái va li chuyển ra diã khác với dĩa thông báo ! Trời Cali mát lạnh, tôi có kinh nghiệm cho nên thủ sẳn áo jacket từ khi tới phi trường Houston. Về khách sạn, trả tiền xe xong, lấy phòng, đang phè cánh nghỉ ngơi để rồi đi ăn tối thì điện thoại reo. “Khải hả ?” “Dạ đúng, xin lỗi ai đang gọi tôi?” “Châu đây, bạn đang ở đâu vậy?” “Đang ở khách sạn ở ngả tư Westminster và Brookhurst, vừa mới check in”. Rồi thì hai đưá tía lia bla bla bla.....Tối hôm đó tôi băng ngang qua lộ Westminster và Brookhurst –đi trong hai lằng trắng dành cho người đi bộ dàng hoàng chớ không phải jay walk vì sợ ông mả tà biên giấy, thấy dân chúng xứ bên ấy chờ đèn hiệu rồi hối hả băng qua, và các bác tài ngừng nhường cho khách bộ hành (có tôi trong đó) sao mà dăn minh quá xá, chẳng bù lại bên xứ cao- bồi thì cứ jay walk, đường ta ta cứ chạy...
Tôi khen một lời lấy lòng bạn bè xứ ấy để họ còn ưu ái cho ăn chè bắp miễn phí, luôn cả xoài cát đặc sản Orange county trong tương lai (không gần)- Tối hôm đó, tôi trở lại ăn tại quán Brodard, nơi mà chị Dung có uy tín, để may ra chủ quán còn nhớ mặt là khách cuả chị Dung cho ăn miễn phí hay ghi sổ thì đỡ khổ. Thật vậy, nguời dẫn khách đưa tôi vào bàn “dành cho vip”! Anh ta nói với tôi như vậy. Không phải chờ lâu, ngồi riêng bàn dành bốn người! Nhưng, quái lạ thay, tôi đã nhận được giấy tính tiền bửa ăn và phải thanh toán! Cầm tờ tính tiền, trí nghĩ đâu đâu: “Sao lạ vậy, lạ quá!” Thôi thì làm ma-rốc cho xong để rồi còn thưởng thức món la-xét khoái khẫu, nước dừa trộn thạch trong ngần trang trí hoa năm cánh bằng cơm dừa đẹp mắt, ăn vào mát lòng. Đã 10 giờ đêm mà thực khách vẫn tấp nập trong 3 quán phở tại vùng ngả tư đó. Trong 3 quán phở, quán đông khách nhứt là quán có để bảng “50% OFF” . Tôi giựt mình, đọc lại, không sai, ăn phở bớt 50% !!!
Tôi khen một lời lấy lòng bạn bè xứ ấy để họ còn ưu ái cho ăn chè bắp miễn phí, luôn cả xoài cát đặc sản Orange county trong tương lai (không gần)- Tối hôm đó, tôi trở lại ăn tại quán Brodard, nơi mà chị Dung có uy tín, để may ra chủ quán còn nhớ mặt là khách cuả chị Dung cho ăn miễn phí hay ghi sổ thì đỡ khổ. Thật vậy, nguời dẫn khách đưa tôi vào bàn “dành cho vip”! Anh ta nói với tôi như vậy. Không phải chờ lâu, ngồi riêng bàn dành bốn người! Nhưng, quái lạ thay, tôi đã nhận được giấy tính tiền bửa ăn và phải thanh toán! Cầm tờ tính tiền, trí nghĩ đâu đâu: “Sao lạ vậy, lạ quá!” Thôi thì làm ma-rốc cho xong để rồi còn thưởng thức món la-xét khoái khẫu, nước dừa trộn thạch trong ngần trang trí hoa năm cánh bằng cơm dừa đẹp mắt, ăn vào mát lòng. Đã 10 giờ đêm mà thực khách vẫn tấp nập trong 3 quán phở tại vùng ngả tư đó. Trong 3 quán phở, quán đông khách nhứt là quán có để bảng “50% OFF” . Tôi giựt mình, đọc lại, không sai, ăn phở bớt 50% !!!
Buồn ngủ vì quen giờ bên kia, đã quá nửa đêm rồi, ráng lê tấm thân 120 pao vào Target để mua nước uống. Thêm một điều lạ nữa, xứ gì mà nhiều cái lạ quá, chắc còn lạ dài dài, , lúc đó, khoảng 2 phần 3 khách hàng của Target nói cùng một thứ tiếng với tôi!
9 giờ 30 sáng hôm sau thứ Bảy, khăn áo chỉnh tề đến nhà anh bạn dự lễ giỗ của anh ấy, không xa, đối diện quán phở Hiền Vương qua đường Westminster. Nhưng để cho vững bụng, ghé làm tô phở nhỏ nước trong. Nhieu khách đứng chờ ngoài trước cửa, khi quán mở cửa, khách ùa vào đầy gần chục bàn, chuyện trò rân rang. Xong tô phở, yên lòng, bước ra hành lang. Trước quán phở là tiệm bánh ngọt cà phê có tên gọi là “85 độ C”.- lạ quá, lại thêm một cái lạ nữa- khách đứng chờ mua, chờ trả tiền, chờ nhận cà phê, chờ bàn, chờ người sắp tới, lẫn chờ ăn và uống...mà xem ra họ rất vui vẻ.
“Chú, chú qua chị mừng lắm, chú thắp nhang cho anh Mạnh đi rồi mấy đứa nhỏ chở chú đi ra biển picnic, BBQ.” Theo lời chị, tôi khấn anh “Thưa anh, tôi đến cúng anh vào lễ giỗ thứ nhì, nhớ ơn anh đã đem hết sở học mà truyền cho tôi. Không biết năm tới tôi có đi dự lễ giỗ thứ ba hay không.” - Chị Mạnh là dân Vĩnh long, ở phố Bà Thông Vịnh ngày xưa, ngang đất thánh tây, cách nhà thầy Sĩ Huỳnh dạy Anh văn vài căn. Anh Mạnh là học trò Collège de Vinhlong - Đi Dana Point, đến nhà con chị trên đỉnh đồi nhìn ra Thái Bình Dương, lộng gió, mát rượi.
Đến bải Dana Point, nhìn trời, nhìn người, thấy nườc trong xanh, cát trắng phau nhưng giày không dính cát, chân không hề nhúng vào nước biển vì lo về cho kịp giờ hẹn ăn -được đãi-. Xa lộ 35 bị kẹt tưng bừng lúc đi, thì hướng về cũng bị tưng bừng kẹt! Giờ đây mới thấy lo xa, dằn bụng tô phở buổi sáng là có lý, cẫn tắc vô ưu. Đã 2 giờ trưa, mà đứa cháu lại chạy lạc hướng! Thay vì từ đường nhỏ ra xa lộ 35 thì quẹo phải, anh ta lại quẹo trái để đi về San Diego, có thể anh ta muốn cho tôi lên ruột, cũng có thể anh ta đói hơn tôi.
Đến bải Dana Point, nhìn trời, nhìn người, thấy nườc trong xanh, cát trắng phau nhưng giày không dính cát, chân không hề nhúng vào nước biển vì lo về cho kịp giờ hẹn ăn -được đãi-. Xa lộ 35 bị kẹt tưng bừng lúc đi, thì hướng về cũng bị tưng bừng kẹt! Giờ đây mới thấy lo xa, dằn bụng tô phở buổi sáng là có lý, cẫn tắc vô ưu. Đã 2 giờ trưa, mà đứa cháu lại chạy lạc hướng! Thay vì từ đường nhỏ ra xa lộ 35 thì quẹo phải, anh ta lại quẹo trái để đi về San Diego, có thể anh ta muốn cho tôi lên ruột, cũng có thể anh ta đói hơn tôi.
Còn thì giờ, tuy không nhiều, đi khu Phước Lộc Thọ chơi. Hỏi đường bus đi một chuyến cho biết với người, “hôm nay chú phải chờ cả 30 phút mới có 1 chuyến xe vì là ngày cuôi tuần”, người quản lý quán trọ cho biết. Thôi thì đã liều, ba bảy cũng đâm liều. Chuyện gì cũng có nguyên nhân, Tại sao tôi đi bus đến PLT ? Mời quí vị đọc và phán đoán. Nếu đi bus, tôi phải đi từ ngả tư Westminster Brookhurst hướng ra bờ biển, tới Bolsa đổi xe từ đó đi PLT, khoảng hơn 40 phút. Đứng chờ khoảng 10 phút, tôi lấy hết can đảm lê chân trên lề đường. Tại sao lại phải có can đảm đây nữa? Vì, chị Dung đã cảnh cáo tôi rằng “đoạn đường tôi dấn thân là đoạn đường nguy hiểm cho phái mày râu tóc muối tiêu: các đấng nam nhi đơn lẻ đi lang thang dễ bị các bà sồn sồn xê-li-bạt bắt cóc mất tích!” Eo ơi! Vừa đi mà lắng nghe có ai thì thầm bên tai hay không, vừa để ý quan sát chung quanh trước sau xem có ai ngoắc hay không. Định bụng nếu có, thì tôi chọn giải pháp phi nước đại, chạy... đến cho mau để được bắt cóc! Đến 1 trạm xe, có một bà chị đã đúng sẳn từ lâu chờ xe. Nhìn gương mặt thì chì là người mần ăn chơn chất, đi làm về.
“Chào chị, chị là người Việt? Chị chờ xe? Bao lâu mới có chuyến?” Tử tế,”Ông ở đâu đến đây?” “Dạ Hút tân, Tết xác”. “Kìa sắp có xe đó. Hôm nay ít xe. Ông đi đâu?” “ Dạ, khu PLT?” “À, tôi cũng về đường đó. Tôi chỉ cho ông. Ông chỉ tốn 2$ rưỡi mà đi suốt ngày, Mà ông có 50 xu không, xe không thối lại cho ông đâu.....” vân vân. Tôi lên xe sau chị, chị bào tôi giựt dây chuông khi tới trạm...( không phải dây chuông của Lan và Điệp). Tôi y lời và lũi thũi bước theo chị qua trạm Bolsa. Chờ 5 phút có xe. “Sao mau quá vậy chị ?” tôi hỏi. Chị rành rẻ trả lời “ Vào cuối tuần chỉ có hai con đường có nhiều xe là Westminster và Bolsa, các đưòng khác phải chờ 30 phút hay lâu hơn”. Tôi có quới nhơn phò hộ chớ có bị bắt cóc đâu. Lên xe, tôi lại cho vào hộp 3 tì. Chị bảo tôi “Tại sao ông không xài cái vé hồi nảy?” “Vé gì” “Vé xe hồi nảy đó. Ông phải giữ vé để cho ông tài xế biết và ông dùng đi trong ngày” “ Đâu có ai đưa gì đâu!” “ Vậy là ông phải trả thêm 2 đồng rưỡi nưã để đi đoạn nầy, ông mất tiền rồi đó”. Mẹ ơi, lại bị cằn nhằng, mà chị đó có thân thích gì mình đâu mà cũng lại cằn nhằn, đúng là cái số bị cằn nhằn, đi đâu cũng bị cằn nhằn, làm gì cũng bị cằn nhằn,và đúng là “Đi cho biết đó biết đây, ở nhà với (ai) biết có ngày nào được ngu”. Đánh vòng PLT-Bolsa rồi cũng gần tới giờ hẹn với ông bà chủ vườn xoài cát nên gọi taxi về quán trọ bên đường, sau khi nghe câu nói của chị chủ một tiệm, với người bán hàng, “Chị ơi, ông nầy là ông Khải ở Hút tân nè. Vậy mà bấy lâu nay tụi tui tưởng ông còn trẻ vì giọng của ông trong phone trẻ quá v v v â â ậ y y y! Thôi từ nay gọi là anh vậy nhé!” “Sao cũng được chị!”. Trong đầu nghĩ rằng chắc mình “coi cũng không tệ” . Đúng 6 giờ, xe đến, chị Dung ân cần bảo lên xe, do bác tài của chị lái, có cả chị Tuyển Thục.
Quán Họp đây rồi! Xe vào parking, khi tất cả đã xuống xe thì chị Dung gọi cho người cô, chị Lan, “Lan, tao tới rồi. Mầy đang ở đâu?” (đáng lẻ phải xưng hô “cháu và cô” đàng hoàng tôn ti trật tự) “Tao cũng tới rồi ...” và cô cháu chỉ đậu xe cách nhau ba chiếc !!! Phân chỗ ngồi chủ khách xong xuôi, anh bạn cố tri và chị bước vào .
Câu hỏi đầu tiên khi thấy nhau “Đôi giày của sân cỏ đâu rồi ?” “ Cất trên đầu tủ rồi.” Rồi thì chuyện cũ chuyện xưa kéo ra kể hết, không dấu diếm gì kể cả các chuyện “thâm cung bí sử”. Nhìn vào hình, hàng trái, chị Lan, chị Tuyển Thục, chị bề trên của anh Châu; hàng phải, chị Dung và anh làm vườn, Khải và anh Châu, ngày đệ Nhứt xưa gọi là Trâu nghé, một cầu thủ bóng tròn của đội banh Tống Phước Hiệp. Anh không thay đổi nhiều, nét đẹp trai vẫn còn, thấy anh là nhận ra liền. Anh chọn ngồi kế bên tôi như ngày đệ nhứt cùng là dân xóm nhà lá. Bây giờ có khác lạ, cũng lạ nữa là anh chị mặc áo nâu sòng, lại chay trường, không như ngày xưa, hoa hòe hoa sói vào mỗi buổi chiều lượn quanh cua...(gì?). Anh chị chỉ uống nước chớ không gọi thức ăn.
Trước khi tàn tiệc hội ngộ, chị Dung hỏi “Anh Khải ăn chè tráng miệng nhe” “ Dạ có chè gì vậy chị?” chị bèn kê ra một lô các thứ chè, tôi chọn: “Chè bắp coi bộ hấp dẫn !”Cũng tại cái tật hám ăn mà hố! Khi đem chè lên, chỉ một chén độc nhứt !!! Nhớ lời dặn xưa, khi lâm phải tình huống nầy thì nên ăn cho hết và phải biết cám ơn. Nếu không cám ơn thì sẽ có thêm chén y chang nữa. Liệu hồn mà ở đời! Rồi cũng tới lúc chia tay. Chị Dung lại ra dấu tài xế đưa tôi về quán trọ. Lại từ giã và hẹn sẽ gặp lại.
Xe đón đúng 8 giờ sáng đưa đến bến xe đó Hoàng để đi San José. Nhớ những chuyến xe Nhan Nhựt Hiệp Thành quá đi thôi! Nhưng hai thái cực, xe đò bi giờ êm ái, rộng rãi,cao ráo. Không sợ bị nước cổ trầu bay tứ tung.
Ngồi trên xe, nhìn hoạt cảnh dưới bến mà thêm đau thắt ruột gan. Cũng người đứng bán chào mời, cũng có khách hàng bu quanh mua, ăn thử , trả giá, hai bên kỳ kèo...luôn cả cảnh chìa tay xin tiền...Chỉ khác chăng là người bán là các cụ già có vẻ chơn thật chớ không phải các cô trẻ. Lại cũng có cảnh chia tay, nhưng ôm nhau, ôi cái cảnh chia tay sao mà buồn dzậy!
Nhìn cảnh trật tự sắp hàng lên xe mà nhớ lại cảnh lên xe đò tại bến chợ Vãng sau 75, bị mất đồng hồ đeo tay trong chớp mắt khi chen lên xe. Khởi hành đúng giờ qui định, bon bon trên đường . Chắc hôm nay mình được đi xe miễn phí vì xe đã khởi hành mà không ai thâu tiền hết. Hể hả quá! Khi ra khỏi Westminster, chị quản lý xuất hiện và bắt đầu thu tiền. Thì ra tôi quá chủ quan. Hỏi chị ngồi bên cạnh mới biết là tiền vé 40 đồng. Vậy là chết rồi vì khi làm bảng chiết tính đưa cho con, tôi viết có 25 mà thôi, lấy đâu tôi bù vào 15 đồng chi đủ tiền xài! Khi về nhà, trả lời làm sao với con khi tụi nó hỏi “Còn thiếu 15 đồng, ba mua gì, đưa con xem?”. Lại thêm một khó khăn nữa rồi: miệng khai với con rằng thì ngồi xe đò sẽ được cung cấp miễn phí bánh mì pâté hay xôi thì có kèm theo tráng miệng món xu xoa hay trái chuối và chai nước lọc, chuyến nầy chỉ được có ổ bánh mì! Tạm quên “nỗi khó khăn” khi nhận được ổ bánh mì thịt dài bự thơm lừng, thôi thì ăn phân nửa, còn phân nửa để dành ăn tối tại San José.
Hay quá, trí thông minh còn quá bén nhạy, suy nghĩ mau như chớp! Tai vừa nghe mà phát ớn: “ Tôi không đổi cho chị được đâu vì chị đã cầm diã xôi rồi, bây giờ tôi lấy lại thì đưa cho ai, không ai nhận đâu!” , nghe xong, ngồi im thin thít, không dám nhúc nhích. Xe rời bến, ra khỏi LA, hai bên đường cỏ chết vàng, xanh chăng chỉ là các cây lớn, rễ ăn sâu. Thảm hại nhứt là phía sườn đồi núi phía trong, còn phía ngoài biển thì lổ chỗ có cỏ xanh.
Năm trước, dọc theo đường LA- SJ /NamBắc, làm gì mà thấy mấy tấm bảng tiếu ngạo liên quan đến nước tưới thế nầy trong các đồn điền cây trái nho cà
…Đến nửa chặng đường, xe ngừng cho hành khách thảnh thơi 10 phút. Xe đã đổi trạm nghỉ, lúc trước, xe ngừng tại sân của mộtquán tư nhân. Chuyến nầy nghỉ tại rest area công cộng. Phải dung rủi thêm 3 giờ nữa mới đến San José. “Phước ơi, khoảng 2 giờ nữa tao đến” “Ừ thì khi còn khoảng nửa giờ thì gọi cho tao” “OK”. Khi nhìn bên trái cây cối xanh, phía mặt cây cỏ cũng khá hơn thì biết không còn bao xa sẽ vào vùng SJ. “Phước ơi, tài xế báo cho biết là còn khoảng 30 phút nữa là đến bến,” “OK, tao sẽ có mặt”. Khi xe đã vào thành phố, ngừng tại một ngả tư, nhìn xuống đường thấy cảnh hơi lạ mắt, bèn chụp tấm hình để bà con mình thưởng thức thêm một cái lạ về “sự tự do ở đất Cali”
Nơi tôi ở hơn 20 năm, chưa hề thấy tấm bảng quảng cáo “xuống đường” thế nầy. Xe đến nơi rồi, vẫn cảnh cũ nhưng “người xưa đâu tá?”. Trong lòng đang lo nếu ông Phước không đón thì có được người khác nào đó đón về nuôi hay không. May mắn thay, anh ta kia rồi, anh ta đang đứng bến. Cũng cảnh tượng gần giống như cảnh xe đò SG về đến bến VL, cũng ồn ào chào hỏi, ôm hôn hôn hít hít, tay bắt mặt mừng, ồ ào lo nhận hàng hoá, chỉ khác là hàng hóa tuôn ra từ tầng dưới chân hành khách chớ không phải từ trên mui xe Nhan Nhựt. Nhưng cảnh nhận hành lý và hàng hóa cũng lộn xộn y như bến xe Vĩnh Long, ai cũng muốn đứng gần xe để hành lý mình không bị cầm nhầm. Giao túi càn khôn cho ông Phước cầm dùm để lấy va li áo quần. Hai đứa lên xe trực chỉ nhà Phước để thăm chị.
Sau khi biết thời khóa biểu của chuyến đi, chị Phước hiếu khách:”Vợ chồng tôi định rằng anh sẽ ở đây chơi ít ra cũng ba năm ngày, và phòng trên lầu đã để sẳn sàng cho anh. Mời anh uống ly nước quít tươi, cây nhà lá vườn đó, quít trồng tại nhà!” Nước quít lô-cô ọt-ga-níc, ngọt ngào, thạnh tình ông bà chủ nhà ngọt ngào gấp vạn lần hơn! Gần đến giờ hẹn với bạn lớp D, anh Lời, tại nhà anh, hai đứa từ giả chị Phước. Gặp bạn nhưng không nhận ra, anh bạn rất phải thế là một anh đẹp lão, phong thái hòa nhả, từ tốn, ăn chay trường, từ Việt Nam anh chị qua thăm gia đình con gái. Sao nhiều người ăn chay trường quá vậy? Tôi tự hỏi nhưng không câu trả lởi. Có chăng là vì quí vị đồng liêu nhận ra rằng đã đến lúc “trường chay”! Mở ngoặc nói chuyện cá nhân dưới trời Hut Tân,”Ông nên gia nhập nhóm tụi nầy đi, đến lúc rồi , kẽo không kịp..” “Xin lỗi mấy ông nhen, tâm tui còn động lắm, tui chưa theo mấy ông được! Nếu tôi theo mấy ông thì khuya lơ khuya lắc ai chạy rong, đạp xe ba bánh ngoài đường như thời TPH? ”, tôi trả lời. Đóng ngoặc.
Đến nhà bạn Lời, giai đoạn chào hỏi chưa xong thì phone của ông Phước reo om xòm, thì ra là 1 ông già dân Nguyễn Thông khác đi đến nhưng lạc đường. Tội nghiệp cho già Phước, lại phải một lần tận tình chỉ dẫn hao tổn công lực. Rốt cuộc, nhờ rễ chở ông ta nên đến được. “Cái thằng Khải!” “ Tưởng ai thì ra là thằng Táo” “Trong trường chỉ có mầy gọi tao là Đởm Táo” “Không phải chỉ có mình tao mà mấy đứa khác cũng gọi mầy là Đởm đen, Đỏm táo, em mầy là Đởm trắng”. Bla... bla... bla... Chị Lời mời “Mời mấy anh ngồi vào bàn, vừa ăn vừa nói chuyện kẻo đồ ăn nguội hết”, An tọa xong thì tôi cố liên lạc them với Chiêu Hằng thì cô ấy không trả lời trả vốn gì cả. Vậy mà trước đó, cô đã dặn “ Khi anh Khải đến thì anh gọi cho em biết địa điểm nhà hàng nhé. “ Nói về anh bạn Lời nấy thì đúng y là ...lời! Ngày trước, đám bạn lượn qua lượn lại vùng nầy, xóm kia mà rốt lại tôi nhận đều không tin mắt bằng anh Lời nầy.
Chị Lời là con trong gia đình nói ra gần như không công dân chợ Vãng mà không biết, chị là con trong gia đình quán chè sâm bỗ lượng căn đầu bìa dãy phố mà thầy Vỹ và các thầy khác trọ, kế bên công sở xã Long Châu. Ba ông già Phước Đởm Khải tán tụng thành quả ông Lời gặt hái được làm ông ta cũng nỡ lỗ mũi quá xá và nói theo như là xác nhận giải thưởng rực rỡ cao quí nhứt trong đời ông mà ông ta “đoạt” được. Ông ta tự ví mình như con ruồi và tự nguyện sa vào hủ nườc đường, sa vào chén nước đường không ngất ngư mà mặt mày mắt tươi sáng rạng rỡ thêm. Đó là chuyện ngày xưa xa lắc xa lơ, bây giờ nhìn mặt 4 tên cựu dân Nguyễn Thông phải nhận ra “ mỗi người một vẻ mười phân nãn mười” mà ngao ngán ê chề.
Sau khi biết thời khóa biểu của chuyến đi, chị Phước hiếu khách:”Vợ chồng tôi định rằng anh sẽ ở đây chơi ít ra cũng ba năm ngày, và phòng trên lầu đã để sẳn sàng cho anh. Mời anh uống ly nước quít tươi, cây nhà lá vườn đó, quít trồng tại nhà!” Nước quít lô-cô ọt-ga-níc, ngọt ngào, thạnh tình ông bà chủ nhà ngọt ngào gấp vạn lần hơn! Gần đến giờ hẹn với bạn lớp D, anh Lời, tại nhà anh, hai đứa từ giả chị Phước. Gặp bạn nhưng không nhận ra, anh bạn rất phải thế là một anh đẹp lão, phong thái hòa nhả, từ tốn, ăn chay trường, từ Việt Nam anh chị qua thăm gia đình con gái. Sao nhiều người ăn chay trường quá vậy? Tôi tự hỏi nhưng không câu trả lởi. Có chăng là vì quí vị đồng liêu nhận ra rằng đã đến lúc “trường chay”! Mở ngoặc nói chuyện cá nhân dưới trời Hut Tân,”Ông nên gia nhập nhóm tụi nầy đi, đến lúc rồi , kẽo không kịp..” “Xin lỗi mấy ông nhen, tâm tui còn động lắm, tui chưa theo mấy ông được! Nếu tôi theo mấy ông thì khuya lơ khuya lắc ai chạy rong, đạp xe ba bánh ngoài đường như thời TPH? ”, tôi trả lời. Đóng ngoặc.
Đến nhà bạn Lời, giai đoạn chào hỏi chưa xong thì phone của ông Phước reo om xòm, thì ra là 1 ông già dân Nguyễn Thông khác đi đến nhưng lạc đường. Tội nghiệp cho già Phước, lại phải một lần tận tình chỉ dẫn hao tổn công lực. Rốt cuộc, nhờ rễ chở ông ta nên đến được. “Cái thằng Khải!” “ Tưởng ai thì ra là thằng Táo” “Trong trường chỉ có mầy gọi tao là Đởm Táo” “Không phải chỉ có mình tao mà mấy đứa khác cũng gọi mầy là Đởm đen, Đỏm táo, em mầy là Đởm trắng”. Bla... bla... bla... Chị Lời mời “Mời mấy anh ngồi vào bàn, vừa ăn vừa nói chuyện kẻo đồ ăn nguội hết”, An tọa xong thì tôi cố liên lạc them với Chiêu Hằng thì cô ấy không trả lời trả vốn gì cả. Vậy mà trước đó, cô đã dặn “ Khi anh Khải đến thì anh gọi cho em biết địa điểm nhà hàng nhé. “ Nói về anh bạn Lời nấy thì đúng y là ...lời! Ngày trước, đám bạn lượn qua lượn lại vùng nầy, xóm kia mà rốt lại tôi nhận đều không tin mắt bằng anh Lời nầy.
Chị Lời là con trong gia đình nói ra gần như không công dân chợ Vãng mà không biết, chị là con trong gia đình quán chè sâm bỗ lượng căn đầu bìa dãy phố mà thầy Vỹ và các thầy khác trọ, kế bên công sở xã Long Châu. Ba ông già Phước Đởm Khải tán tụng thành quả ông Lời gặt hái được làm ông ta cũng nỡ lỗ mũi quá xá và nói theo như là xác nhận giải thưởng rực rỡ cao quí nhứt trong đời ông mà ông ta “đoạt” được. Ông ta tự ví mình như con ruồi và tự nguyện sa vào hủ nườc đường, sa vào chén nước đường không ngất ngư mà mặt mày mắt tươi sáng rạng rỡ thêm. Đó là chuyện ngày xưa xa lắc xa lơ, bây giờ nhìn mặt 4 tên cựu dân Nguyễn Thông phải nhận ra “ mỗi người một vẻ mười phân nãn mười” mà ngao ngán ê chề.
Rồi buổi họp mặt cũng qua như chiêù hôm trước tạ nam Cali. Ông Phước lại chở tôi về nhà bà con, con thầy Sĩ dạy vẻ ngày xưa, trên xe bây giờ có thêm tên Đỡm. Đến nơi, không biết nhà nào, tôi bèn gọi thì ra nhà cách nơi đậu xe 1 căn. Xuống xe, hẹn sáng hôm sau, từ 9 giờ đến trưa lại gặp nhau, cùng ăn trưa và ra phi trường. Hôm sau đang nói chuyện gia đình thì chuông reo. Lại gặp nhau đúng hẹn, tôi từ giã chủ nhà, kéo va li ra đi ăn phở, dù rằng chủ nhà ớp phơ đưa tôi đi ăn phở nhưng tôi từ chối vì đã lỡ hẹn với hai ông bạn rồi. Sau chầu phở, nhưng chỉ có hai đứa ăn còn tên kia không ăn vì “hàm răng làm chưa xong”. Xong phở, kéo nhau đi nhâm nhi cà phê. Tán dốc, ôn chuyện ngày xưa tại quán cà phê đến trưa thì cũng đến giờ ra phi trường và chia tay tại đó..
(Phi trường San José, Đởm táo, tui, Phước)
Chặng từ San José đến LA chẳng có được một hột tào-phụng-dang. Con bảo “Ba mua thức ăn trên máy bay cho đở đói...”. Nhờ tô phở lúc trưa, chịu trận đến khi bay tiếp chặng từ LA về Houston. Mất gần 3 giờ bay, tiếp viên mời gói pi-nấc, hai lần mời nước, mình chờ họ hỏi ăn gì thì ọt- đơ nhưng khuya quá nên họ dẹp luôn cả bán thức ăn mặn cho khách lở ư ư ư đ..ư..ờ....n....g.
Chiều xuống, bóng tối dâng lên, nhìn lại phía sau anh đèn sáng cả một góc trời. Tạm biệt các bạn chị Dung và ông tài xế thân yêu của chị, chị Tuyển Thục, chị Lan, anh chị Châu, anh chị Phước, anh chị Lời, anh chị Đởm táo, anh chị Cảnh, tôi đi về! Hẹn lúc nào đó gặp lại.
Cánh máy bay trong hoàng hôn.
Houston tháng 8-15
Nguyễn Cao Khải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét