- Lâu quá mới gặp lại em, từ xa chị nhìn hoài nhưng đoán không ra là ai.
-Dạ! Từ khi toàn khu xóm của cô bị giải tỏa, nhà cô dời vào khu đất mới nên Tuyết không tiện để ghé thăm. Sẳn sáng nay ra chợ mua ít đồ nên Tuyết ghé ngang qua nhà chị, may mắn bửa nay có chị ở nhà.
Hồng mời Tuyết vào nhà, mở tủ lạnh rót cho Tuyết một ly trà lạnh trao cho Tuyết:
- Chị cũng rất vui mừng gặp lại em!
Hồng mời Tuyết vào nhà, mở tủ lạnh rót cho Tuyết một ly trà lạnh trao cho Tuyết:
- Chị cũng rất vui mừng gặp lại em!
Hồng bảo Tuyết ra băng đá trước nhà ngồi cho mát để hai chị em tâm sự.
- Ừ! Cũng hơn mười năm rồi, căn nhà của má chị dời vào khu đất mới. May mắn nhà của chị không nằm cạnh mé sông nên vẫn còn đến nay.
Hồng chỉ tay về công viên đối diện bên đường:
- Em thấy đó, từ chân cầu đến trường học trung học Nguyễn Tường Tộ bây giờ là khu công viên Sông Tiền; cái xui thành ra cái may đó em!
Tuyết ngạc nhiên:
- Sao vậy chị?
- Dọc mé sông đất lở sụp gần hết, còn vài căn nhà nữa là đến ngôi nhà của má chị rồi! Mấy người trong xóm đều dọn vào khu đất mới, xưa là đồng ruộng, tiền bồi thường chỉ vừa đủ xây một căn nhà nhỏ để ở. Lúc đó bà con lo rầu và than vãn hoài! Nhưng bây giờ khu đất đó có giá nhất ở tỉnh mình đó em!
- Dạ! Em có nghe qua!
- Dạ! Em có nghe qua!
- Bây giờ ai ở căn nhà của cô vậy chị?
Hồng trả lời:
- Thì mẹ con của con Cúc nó ở đó em!
- Còn anh Đức, Mai Thảo và Nguyệt Lan bây giờ ra sao hở chị?
- Ba đứa nó ở nước ngoài, cuộc sống bây giờ cũng ổn định. Thỉnh thoảng hai cô em có về thăm gia đình nhưng Đức thì chưa về bao giờ.
- Chị nhắc đến Nguyệt Lan làm cho em nhớ lại chuyện xưa khi mới quen chồng em. Lan có kể cho chị nghe không?
Chợt Tuyết nhìn qua công viên đối diện. Xưa nơi đó có một căn nhà lầu nhỏ, trước nhà có hai cây me rợp bóng, phía sau là xóm nhỏ dọc theo sông Tiền Giang. Từ bờ nhìn qua bên kia là cù lao An Thành, xa hơn nữa thì nhìn thấy được bắc Mỹ Thuận. Tuyết nghe cô kể lại là sau khi dượng mất, khoảng năm 1960 từ tiệm tạp hóa cô sửa lại thành quán cà phê nho nhỏ, có đèn màu, nhạc yêu cầu, nhạc Việt, và nhạc Ngoại Quốc từ sáng cho đến 12 giờ khuya, từ đầu xóm đến cuối xóm ai cũng nghe. Lúc đó không nghĩ đến tiếng nhạc lớn quá sẽ làm phiền người trong xóm, mà từ lâu không nghe ai phàn nàn gì cả!
Tuyết buông tiếng thở dài….nhớ lại những ngày tháng xưa, nơi đã cho nàng biết bao là kỷ niệm.
***
Tuyết mới mười lăm tuổi, sống ở ruộng vườn nhưng nàng là cô gái quê duyên dáng, nước da trắng, đôi mắt đẹp đuôi mắt hơi xếng lên, sóng mũi dọc dừa, miệng nhỏ, môi son, hàm răng trắng đều đặn, nét đẹp tự nhiên không cần trang điểm, dễ gây thiện cảm với nhiều người.
Thời gian đầu làm việc, Hồng dạy cho Tuyết giá tiền, tên gọi của các loại nước ngọt, cà phê đen (xây chừng) cà phê sữa (xây nạy), bạc xỉu phé, v. v… Với tính lanh lẹ, thông minh và nhớ dai nên Tuyết học rất nhanh.
Mỗi lần được tiền lương,Tuyết gởi một ít về quê cho cậu mợ và nhín lại chút đỉnh để mua quần áo. Vài tháng, Tuyết sắm thêm một cái áo bà ba bằng tơ và quần sa teng đen bóng; có lẽ đây là ước mơ của Tuyết từ lâu. Mỗi ngày trong tuần,Tuyết mặc một màu áo vì thế ai cũng nói Tuyết có cá tính đặc biệt. Khách của quán hường gọi Tuyết là “Cô Tuyết quán Cây Me”.
Từ ngày có Tuyết quán đông khách hẳn lên! Buổi trưa khi các nam học sinh có giờ trống hoặc lúc tan trường thường ghé lại uống cà phê hoặc ngồi cạnh cửa quán để nhìn các cô nữ sinh tan trường về. Chiều cuối tuần quán thêm đông khách, đôi khi là các anh sinh viên từ Saigon về thăm nhà hay các anh lính, sĩ quan thường ghé quán, nơi đây cũng là điểm hẹn để bạn bè gặp nhau..Đăc biệt, có một khách hàng quen thuộc là một nam học sinh của ngôi trường gần quán , trưa nào cũng hay đến ngồi hàng giờ. Tuyết nghĩ anh chàng này có giờ trống hay cúp cua mà ngày nào cũng thế! Đến một ngày nhân lúc Tuyết đến bàn để tính tiền, anh ta len lén đưa cho Tuyết một cuốn tiểu thuyết và nói:
- Tôi vừa coi xong cuốn tiểu thuyết này thấy rất hay, muốn đưa cho Tuyết xem thử!
Tuyết nhận quyển sách nói thầm trong bụng: “Trời ơi! Làm sao mà mình đọc được đây!” nhưng miệng vẫn tươi cười:
Tuyết nhận quyển sách nói thầm trong bụng: “Trời ơi! Làm sao mà mình đọc được đây!” nhưng miệng vẫn tươi cười:
-Tuyết cám ơn anh Dân. Khi đọc xong Tuyết sẽ trả lại anh!
Dân mỉm cười, đứng dậy trả tiền rồi ra về.
Tuyết vội vã cất cuốn tiểu tuyết vào ngăn tủ để chờ đến lúc vắng khách mở ra xem. Bên trong có một phong thơ với bao bì trang nhã, nét rất đẹp. Nhìn lá thơ Tuyết mãi phân vân: “Ừ, không biết Dân viết gì trong ấy!”.
Dân mỉm cười, đứng dậy trả tiền rồi ra về.
Tuyết vội vã cất cuốn tiểu tuyết vào ngăn tủ để chờ đến lúc vắng khách mở ra xem. Bên trong có một phong thơ với bao bì trang nhã, nét rất đẹp. Nhìn lá thơ Tuyết mãi phân vân: “Ừ, không biết Dân viết gì trong ấy!”.
Đứng ngồi không yên nhưng đành phải đợi Nguyệt Lan tan học về mới nhờ đọc dùm. Cuối cùng Nguyệt Lan cũng về đến! Chưa kịp vào phòng thay áo dài và cất cặp vở, thì Tuyết vội vàng trao thư cho cô em nhờ đọc dùm. Nhỏ đọc xong và nói:
- Tuyết ơi, lá thư “tỏ tình” mà sao đưa cho Lan đọc chi vậy?
Từ lâu Nguyệt Lan cũng quên hẳn là Tuyết không biết đọc và viết. Nhỏ chợt nhớ lại trước đây má có kể cho gia đình nghe hoàn cảnh của Tuyết, lâu nay dường như trong gia đình ai cũng quên điều nầy!
Nhớ khi xưa Tuyết làm cho cả nhà ngạc nhiên về tài tính nhẩm nhanh nhẹn và chính xác. Có những lần trong quán có vài bàn đông khách từ tám đến mười người ngồi một bàn, ai gọi thức uống gì Tuyết đều nhớ rõ, khi dọn ra cho khách không bao giờ sai lệch!
- Tuyết ơi, lá thư “tỏ tình” mà sao đưa cho Lan đọc chi vậy?
Từ lâu Nguyệt Lan cũng quên hẳn là Tuyết không biết đọc và viết. Nhỏ chợt nhớ lại trước đây má có kể cho gia đình nghe hoàn cảnh của Tuyết, lâu nay dường như trong gia đình ai cũng quên điều nầy!
Nhớ khi xưa Tuyết làm cho cả nhà ngạc nhiên về tài tính nhẩm nhanh nhẹn và chính xác. Có những lần trong quán có vài bàn đông khách từ tám đến mười người ngồi một bàn, ai gọi thức uống gì Tuyết đều nhớ rõ, khi dọn ra cho khách không bao giờ sai lệch!
Lưỡng lự và có chút tò mò, Nguyệt Lan cười và nói:
- Ừ, xin lỗi! Vây để Lan đọc tỉ mỉ cho Tuyết nghe nha!
- Ừ, xin lỗi! Vây để Lan đọc tỉ mỉ cho Tuyết nghe nha!
Theo lời yêu cầu của Tuyết, Lan đọc đi đọc lại lá thư không biết là mấy lần. Thấy gương mặt Tuyết rạng rỡ, nhỏ hỏi:
- Bây giờ Tuyết tính làm sao trả lời?
- Còn hỏi gì nữa? Sẳn đọc thư thì viết trả lời luôn giùm đi!
- Trời ơi, đâu có được!
- Trời ơi, đâu có được!
- Ừ, thì viết đại khái là Tuyết cám ơn lá thơ và nhận lời mời đi “Vườn dưa gang” với Dân là được rồi!
- Tuyết biết khi nam nữ học sinh hẹn hò đi vườn dưa gang là để chi không?
Tuyết ngập ngừng giây lát, rồi nói:
- Bởi vì không biết nên Tuyết muốn đi thử cho biết!
Nguyệt Lan đùa:
- Ồ! Chỉ có ý nầy thôi sao?
Thấy Tuyết thẹn đỏ mặt, nên Lan cười thương hại:
- Vậy thì chờ Lan học bài xong thì sẽ viết thử!
* * *
Như lời hứa và vì tò mò nên sau khi học bài xong, Lan lấy lá thơ ra đọc lại vài lần nữa. Nhỏ bắt đầu ngồi “thả hồn” viết thư hồi âm cho cô chị nầy.
Viết thư xong Lan đọc lại cho Tuyết nghe, rất hài lòng lá thư hồi âm nên Tuyết yêu cầu Lan đọc đi đọc lại đến năm bảy lần! Cầm lá thư trên tay mà lòng Tuyết vô cùng hớn hở. Tuyết đâu có biết cô em này là dân ghiền chuyện “Hoa Tím”, kệ sách trong phòng đầy chuyện tình thơ mộng của tuổi hoa học trò mà Mai Thảo và Nguyệt Lan thay phiên nhau mua từ lúc bắt đầu bước vào Trung học.
Tuyết xem đi xem lại lá thư miệng luôn khen Nguyệt Lan có chữ viết rất đẹp, nét nghiêng nghiêng thêm mực tím thật lãng mạn. Tuyết nhủ thẩm:“Chắc là Dân sẽ vui lắm khi nhận được lá thư này!”.
Như thườnng lệ, Dân đến quán tìm vào góc bàn hay ngồi mỗi trưa. Khi quán hơi vắng khách, Tuyết trao vội quyển tiểu thuyết cho Dân mà gương mặt ửng hồng vì thẹn! Dân mỉm cười khi nhận lại quyển sách, ngồi nán lại thêm một vài phút, trả tiền cà phê rồi ra về.
Ngày sau, Dân đến quán cũng gọi ly cà phê sữa đá như mọi ngày nhưng dường như vị cà phê trưa nay hương vị thơm ngon và ngọt lạ lùng! Đang lim dim phì phà khói thuốc thả hồn mơ mộng, Dân bỗng giựt mình khi nghe Tuyết đến cạnh bàn và hỏi:
- Anh Dân đọc lá thư của Tuyết chưa?
Có chút lúng túng, Dân trả lời:
- Rồi Tuyết ạ! Anh muốn hẹn với Tuyết trưa thứ Sáu mình đi được không?
Không chần chờ, Tuyết trả lời:
- Vậy cũng tiện, vì trưa thứ sáu quán sẽ vắng hơn buổi chiều, Tuyết có thể xin phép cô, ra ngoài vài tiếng, chắc là không sao!
Dân đứng đợi Tuyết bên dốc cầu phía bên kia quán cà phê, dưới chân cầu có bóng mát của cây xoài hoang. Dân cười tươi khi Tuyết tiến lại gần, mời nàng lên Honda chở đến điểm hẹn. Dân cho xe ngừng lại trước một quán lá trong một đường nhỏ hơi xa phố, Dân nắm tay Tuyết bước vào quán và chọn một góc bàn trống.
Tuyết nhìn xung quanh có chút ngạc nhiên nên hỏi nhỏ Dân:
- Vườn dưa gang đâu sao không thấy mà anh dẫn Tuyết vô quán lá này vậy?
***
Ngày chờ đợi rồi cũng đến, Tuyết mặc áo bà ba mới màu hồng đào và quần sa teng đen bóng, chảy lại mái tóc rồi nhìn thoáng trong gương, mỉm cười hài lòng với chính mình! Tuyết xuống lầu thưa cô rồi rời nhà.Dân đứng đợi Tuyết bên dốc cầu phía bên kia quán cà phê, dưới chân cầu có bóng mát của cây xoài hoang. Dân cười tươi khi Tuyết tiến lại gần, mời nàng lên Honda chở đến điểm hẹn. Dân cho xe ngừng lại trước một quán lá trong một đường nhỏ hơi xa phố, Dân nắm tay Tuyết bước vào quán và chọn một góc bàn trống.
Tuyết nhìn xung quanh có chút ngạc nhiên nên hỏi nhỏ Dân:
- Vườn dưa gang đâu sao không thấy mà anh dẫn Tuyết vô quán lá này vậy?
Muốn cười thật lớn vì câu hỏi ngây thơ của cô quán cà phê đáng yêu nầy, Dân chỉ tay ra sau quán:
- Vườn ở phía sau của quán, nếu Tuyết quay lưng lại thì sẽ nhìn thấy!
Tuyết nhìn theo hướng Dân chỉ thì thấy nhiều luống đất thẳng hàng, các trái dưa gang được cẩn thận bọc lại bằng rơm khô nằm xen lẫn trong dây và lá xanh.
Dân nói tiếp:
- Tuyết có biết tại sao học trò hay hẹn đi “vườn dưa gang” không?
- Dạ không!
Dân ngập ngừng trả lời:
- Vì nơi đây yên tỉnh, các cô cậu thường vào quán vắng ăn dưa gang và tâm tình!
Dân ngừng giây lát, rồi nói tiếp:
- Vào mùa dưa chín, chủ vườn không hái dưa đem ra chợ bán nhưng chỉ bày bán tại quán cho khách đến ăn dưa tươi.
Tuyết nói:
- Người có ý kiến này cũng hay quá anh Dân há!
- Ừ, thật ra dưa gang không ngọt nhưng mình cho đường và đá sẽ thơm ngon và mát. Có người sang hơn thì cho thêm chút sữa đặc vào, khi ăn sẽ ngon hơn nhiều!
Cô bé hầu bàn đến hỏi:
Cô bé hầu bàn đến hỏi:
- Anh chị dùng chi?
Dân quay sang hỏi Tuyết, nhưng Tuyết để cho Dân quyết định dùm mình.
- Cho hai ly dưa gang đường, sữa và đá nhưng dùng đá đập chứ không dùng đá bào nhe em!
- Dạ, anh chị chờ một chút!
Ngồi chờ vài phút, thức uống mang đến, hai ly dưa gang thơm và mát lạnh. Dân thân mật khuấy ly thức uống cho Tuyết. Hai người vừa uống vừa nói chuyện cũng gần hai tiếng, đến khi hết ly dưa gang thứ hai thì mới tính tiền ra về.
Chuyện Tuyết và Dân quen nhau, người trong gia đình của cô dường như ai cũng biết. Một buổi chiều sau sáu tháng liên tiếp hẹn hò, Tuyết xin phép cô cho về quê để gia đình của Dân đến coi mắt. Tuyết cũng ngỏ lời xin lỗi cô vì sợ bị rầy nên đã giấu cô mình mấy tháng qua. Tuyết đâu có biết là cô vui mừng khôn xiết vì cháu gái mình có người hỏi cưới đàng hoàng, mai nầy sẽ có một nơi nương tựa tốt.
Chuyện Tuyết và Dân quen nhau, người trong gia đình của cô dường như ai cũng biết. Một buổi chiều sau sáu tháng liên tiếp hẹn hò, Tuyết xin phép cô cho về quê để gia đình của Dân đến coi mắt. Tuyết cũng ngỏ lời xin lỗi cô vì sợ bị rầy nên đã giấu cô mình mấy tháng qua. Tuyết đâu có biết là cô vui mừng khôn xiết vì cháu gái mình có người hỏi cưới đàng hoàng, mai nầy sẽ có một nơi nương tựa tốt.
* * *
Chuẩn bị đâu vào đó, Tuyết nhờ Thảo pha trà, mang bánh ra để cúng trên bàn thờ ông bà và tiếp đãi họ hàng. Cậu mợ đang ngồi chờ Tuyết lạy xuất giá . Tuyết mặc chiếc áo dài màu hồng thêu bông, trên đầu cài một đóa hoa vải, thoa một tí son môi, ngắm mình sơ qua trước gương rồi bước ra chào ba má và họ hàng. Lễ lạy xuất giá bắt đầu, vừa dâng rượu cho ba má mà Tuyết khóc nức nở.
Sau khi xong lễ, Tuyết vào trong thay đồ, Thảo hỏi:
- Sao lúc lạy ba má Tuyết nhiều khóc vậy?
- Ừ, khi nào Thảo có chồng thì sẽ biết!
Tuy là nguời tỉnh thành nhưng Dân thích làm lễ cưới theo miệt vườn. Thay vì xe đò, Dân thuê ba chiếc ghe lớn có hàng ghế hai bên để ngồi, đủ cho gia đình đi xuống quê rước dâu và mời họ hàng đàn gái lên thành dự tiệc. Buổi rước dâu cử hành khá trịnh trọng. Cậu của Tuyết thật vui mừng và hảnh diện với người trong xóm, tuy Tuyết không phải là con gái ruột của mình.
Gia đình chồng của Tuyết không giàu nhưng cuộc sống cũng gọi là sung túc. Tuyết được sự thương yêu của ba má chồng và các em. Nghỉ học sau khi lập gia đình, Dân cùng vợ phụ giúp ba má lo chuyện bán buôn của tiệm tạp hóa trước nhà, hai vợ chồng son sống thật hạnh phúc.
Sống với nhau gần nửa năm thì Dân mới khám phá ra Tuyết không biết viết và biết đọc! Lòng mãi thắc mắc về lá thư hồi âm của Tuyết khi xưa, vì nó đã cho Dân nhiều ấn tượng về cô quán cà phê dễ mến. Sau bao ngày suy nghĩ, cuối cùng Dân quyết định hỏi vợ cho ra lẽ. Kể cho Dân nghe sự thật mà Tuyết không cầm được nước mắt.
Sự thất vọng hiện lên nét mặt của chồng làm cho Tuyết lo lắng vô cùng! Riêng Dân miên man nghĩ ngợi đến những ngày tháng quen nhau, chuỗi ngày sống êm đềm sau ngày cưới, sự yêu thương của Tuyết dành cho mình, sự hiếu thảo với cha mẹ chồng, thương và chăm sóc đàn em như ruột thịt . Tất cả điều nầy đã bù đấp lại lỗi của Tuyết, bao nhiêu hờn giận dần tan biến trong lòng của Dân. Từ đấy hai vợ chồng vui sống hạnh phúc vài năm sau thì hạ sanh được một bé gái và một bé trai.
Sau 1976, cuộc sống của gia đình ngày càng khó khăn, từ thành thị đến thôn quê nơi nào cũng đều gặp cảnh gạo châu củi quế, dường như số lượng người bán nhiều hơn người mua. Ba mẹ chồng sức khỏe ngày càng yếu, buôn bán không mang lại lợi nhuận nhiều nên hai vợ chồng Tuyết thay ba má lo chuyện cơm áo cho gia đình.
Sau ngày ba mẹ chồng qua đời, Tuyết vất vã hơn nhiều! Đóng cửa tiệm tạp hóa, Dân chạy Honda ôm ngày hai buổi,Tuyết bán cơm và hủ tiếu trước nhà, quần quật suốt ngày. Vừa lo việc buôn bán, vừa chăm sóc con, vừa lo cho mấy đứa em chồng ăn học, trách nhiệm trĩu nặng đôi vai nhưng không bao giờ Tuyết than thở.
Riêng Dân, chạy xe cũng ế ẩm, giang nắng suốt ngày mà tiền kiếm không được bao nhiêu. Sau đó bán đi chiếc Honda để đủ chi phí trong gia đình và mua một chiếc xe đạp đón đưa khách để tiếp tục phụ vợ kiếm cơm hai bữa. Nghề xe đạp ôm thật vất vả lại ít tiền làm cho Dân thất chí nên sau giờ nghỉ anh ta thường theo bạn bè trong xóm nhậu cho đến tối. Trách nhiệm kiếm tiền của Dân ngày càng thưa thớt, khi về đến nhà lúc nào cũng say bí tỉ.
Nhớ đến đây Tuyết rưng rưng khóc, rút lấy khăn “mù xoa” ra lau mắt, nói tiếp:
- Chị có biết đôi khi em thấy chồng của người ta chết mà phát ham!
Hồng vội nói:
- Em không nên nói như vậy, tội chết đó cưng!
- Chồng em lúc đầu chỉ qua lại nhậu lai rai với bạn, riết thành ghiền! Lúc đầu chỉ vào buổi chiều, nay thì sáng sỉn chiều say!
Nghe Tuyết kể đến đây, Hồng khẻ thở dài và hỏi:
Nghe Tuyết kể đến đây, Hồng khẻ thở dài và hỏi:
- Còn hai đứa con em bây giờ ra sao?
Nghe Hồng nhắc đến con mình, ánh mắt của Tuyết chợt sáng lên:
Nghe Hồng nhắc đến con mình, ánh mắt của Tuyết chợt sáng lên:
- Dạ! Hai đứa vẫn được em lo cho đi học đàng hoàng. Tụi nó học cũng khá vì trước đây chồng em thường xuyên kềm cho chúng mỗi tối!
Tuyết ngừng giây lát rồi nói tiếp:
- Đứa con gái của em có chồng cũng hơn năm nay rồi đó chị!
- Còn cháu trai thì sao?
- Dạ, nó đang học lớp mười một.
Tuyết ngừng giây lát rồi nói tiếp:
- Đứa con gái của em có chồng cũng hơn năm nay rồi đó chị!
- Còn cháu trai thì sao?
- Dạ, nó đang học lớp mười một.
Thấy Tuyết vui trở lại và vơi bớt nước mắt, Hồng bớt lo lắng! Thân mật nắm lấy bàn tay của cô em và nói:
- Chị thấy Tuyết giỏi giang lắm! Em vừa làm mẹ, vừa làm cha mà chu đáo lo cho hai con học hành. Bây giờ lại làm sui gia với người ta nữa chớ!
- Vì em không muốn cuộc đời của con bị khổ như em chị Hồng ạ!
Nghe Hồng khen làm Tuyết thấy vui và ấm lòng vì đã lâu lắm rồi nỗi lòng của mình không dám tỏ bày cùng một ai cả!
Tuyết nán lại chơi với Hồng vài phút rồi đứng dậy từ giã ra về, Hồng tiễn Tuyết ra cửa. Nhìn cô em ọp ẹp trong chiếc xe đạp cũ kỹ đang cố leo lên dốc cầu mà lòng của Hồng thật bùi ngùi cho số phận của cô em này!
Yên Dạ Thảo
Mùa Đông 2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét