Thứ Năm, 25 tháng 1, 2018

Hai Huyện

Cù Lao Ông Chưởng 1970 (Ảnh: Rob Whitehurst)

Năm chục năm về trước, những người đi lập nghiệp hoặc khai phá ở Rạch Giá đều hãnh diện nói rằng họ từ Hai Huyện mà tới! Hỏi họ hai huyện nào thì họ chỉ vùng cù lao Giêng! À, cái vùng này gọi là cù lao Ông Chưởng nữa! Tôi cứ tưởng cù lao nằm giữa sông Tiền và rạch Ông Chưởng. Té ra chỗ đó gọi là Cồn! Còn vùng Ông Chưởng thì rộng lắm: Cả tới vùng Chợ Mới nữa!

Những địa danh: xã Long Kiến, chùa Tây An, chợ Thủ… đều nằm ở vùng này!!!
Trước đây, tôi đã từng nói: Hai diểm trước tiên mà người Việt vượt sông Tiền là vùng Chợ Lách-Cái Mơn và vùng Cù Lao Ông Chưởng!
Ông Chưởng đây chính là ông Chưởng Binh Nguyễn Phước Lễ. Ông được phong Lễ Thành Hầu! Về sau ông mắc tội nên bị đục bỏ!!!
Khổ cho các nhà Khảo Cứu tay mơ, họ cứ nói là Nguyễn Hữu Cảnh!!! Nhưng bây giờ bạn gõ Gu Gồ thì Lễ Thành Hầu là Nguyễn Phước Lễ, nhưng ở dưới lại toàn nói Nguyễn Hữu Cảnh !!! ???
Ước gì Việt Nam mình có Nhà Khảo Cứu nhỉ!!!

Rạch Ông Chưởng1970 (Ảnh: Rob Whitehurst)

Lúc đầu là người Minh Hương tràn về miền Tây Nam Bộ, làm ăn (hay ăn cướp) ở các cửa sông, cửa “ Vàm “ . Về sau là các người Thiên Địa Hội … tràn về!
Nguyễn Phước Lễ đóng ở đâu thì ngày nay không thể khảo nổi! Ông đóng ở vùng Chợ Thủ chăng? Thủ được gọi từ Đại Thần cho tới quan Làng. Thủ Huồng nào ai biết là ông nào??? Thủ Đức thì tôi đồ rằng ông Đại Thần Lê văn Đức đóng ở đó! đến như Thủ Thiệm, Thủ Đoàn, Thủ Thừa thì người ta đoán lung tung cả!
Cái anh thủ nhỏ nhất là Khán Thủ chỉ là anh quan Làng thôi!
Vì lớn nhỏ lung tung như thế, nên Chợ Thủ là điểm quan trọng số một ở đây, ta lại không biết là điểm gì ? Chắc cũng khá lớn … nên … con gái chợ Thủ nổi tiếng đẹp (?)

Nhà Thờ Cù Lao Giêng

Nhà Thờ ở đây xây khá cổ (!). Tôi nói khá cổ chứ không rất cổ(không biết có trùng tu nhiều lần không). Sau đó nhà thờ này quản hạt cả một vùng rộng lớn! Theo Lịch Sử Truyền Đạo thì nhà thờ này được xây trước khi người Pháp đặt nền đô hộ! Sao tôi nghi vùng này hồi đó được gọi là Nam Vang ??? Bởi vì không thể có chuyện Tòa Đạo ở Phnom Pênh quản hạt xuống … tận đây!!! Bản Đồ cổ người Pháp vẽ chẳng ghi sông Tiền là sông Campot đó sao???

Cái điểm mà ta có thể lần mò dễ dáng là chùa Tây An của Tu Sĩ Đoàn Minh Huyên (Thập niên 40 của thế kỷ 19) . Vị tu sĩ này có rất nhiều đệ tử (!) truyền đạo từ Hòa Hảo cho tới Nam sông Hậu: sư Ngô Lợi , đức Cố Quản ( quản Thành ), Sư Vãi Bán Khoai (sư mặc giả vãi), ông Năm Chèo (cá sấu), Phật Trùm (bùa, gồng) … đạo lành … đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa…

Tây An Cổ Tự

Ngày nay: Chuyện bùa chú … xa vời rồi… Chợ Mới là một huyện lớn và đông dân vào bậc nhất! Nhà cửa khang trang, trước nhà nào cũng có trồng soài , phong cảnh đẹp mắt , dân cư thuần hậu, mến khách … và nấu ăn rất ngon …
Bạn chưa đi thì nên đi một lần cho biết: Dân Hai Huyện nấu ăn rất ngon, giá rẻ và … lịch sự … dễ thương.

Chân Diện Mục
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét