Thứ Hai, 6 tháng 1, 2014

Hôm Nay

      Hôm nay, ngày 13-02-2012 mọi ngã đường trong thành phố Vĩnh Long, kể cả Quảng trường Vĩnh Long, những cặp đôi đang ngồi hóng mát buổi chiều, hoặc đi lang thang đều được mời mua hoa hồng, hoa thường là đôi được cắt tỉa rất bắt mắt, xếp lịch sự trong bao bì dành cho hoa trong suốt. Người bán thường là đôi bạn sinh viên, một trai một gái, đang ngồi lơ ngơ ngắm diều đôi bạn trẻ đến mời tôi mua hoa.
   - Thưa bác, ngày mai là ngày Valentine, chúng con mời bác mua giúp giùm tụi con hoa hồng để bác tặng,,,
   - À ra ngày mai là ngày va lăn tỉn tôi đâu có hay, tôi ngồi cu ki thế này thì mua tặng ai bây giờ, thôi thì thế này vậy, hai cháu có quen bà n
ào xồn xồn giới thiệu cho bác, bác sẽ mua hoa hồng liền cam đoan không trả giá, rồi tặng liền.

   Đôi trẻ cười hiền hơi ngập ngừng, tôi chỉ tay sang bên cạnh.
   - Có c
p vợ chồng ngồi kế bên hai cháu sang mời thử xem, chứ bác mua biết tặng ai bây giờ.
    Tội nghiệp, hai đứa trẻ sang mời theo gợi ý của tôi, mời chồng rồi mời vợ, ai cũng lắc đầu, tôi nói với theo.
   - Tụi cháu ra ngoài hành lang bác thấy rất nhiều đôi bạn trẻ như tụi cháu đang ngồi rủ r
, đùa nghịch ngoài đó, tụi con ra đó chắc là bán được.
    Đôi bạn bán hoa cám ơn nhỏ rồi đi, tôi tiếp tục nhìn diều bay lượn trong chiều lộng gió cùng nắng vàng nhạt núm níu trên đọt cây cao.
    Tôi là khách thường xuyên bất đắc dĩ của công viên, bởi đưa con cháu vận động riết thành thói quen, nên cũng lấy làm lạ, thường trẻ có, già có (già thả diếu cho con ch
áu), tui trong nhóm hai, khi người chơi diều đông, gọi là mùa diều, thường thì khi cận bãi trường, tức đầu mùa hè, hoa phượng khởi sự nở, cùng lúc mùa diều bắt đầu, nay mới vừa qua rằm tháng giêng, trong khuôn viên quãng trường Vĩnh Long, đã đông đủ quần hùng chen vai thích cánh, một nhóm ra bờ sông Tiền thả diều cho thoáng đảng, không bị cảnh ba bốn con diều ôm nhau một cục,  rồi r nhau xuống đất ngh xả hơi.


    Diều bằng nylon in vẽ đủ kiểu, con bướm (tui có một con, mua cho cháu ngoại), con cá mập, con dơi, năm nay tôi có thấy hình con sirene v..v..người bán đầy cả, chỉ tội nghiệp người lớn bị con cháu nhèo nhẹo đòi, phải vui v móc ví ra.
     Bây giờ, muốn thả diều, mua có ngay cả sợi chỉ cùng ống quấn, cở chỉ to nhỏ tùy chọn, loại chỉ nylon dùng cho chài lưới, tên thông thường gọi ( chỉ đậu )
     Ngày xưa của tôi, đi học quần xà lỏn, áo sơ mi ngắn tay ( áo cụt tay ) rất ham thả diều, khi vào hè, diều phải tự cộp pi các anh lớn, rồi về nhà, đâu có nylon như bây giờ, muốn làm diều, trong nhà đơn độc có mình tôi, còn bà nội cùng ba bốn bà, đâu ai biết mà giúp tui.
       Khà, không ai, thì tự biên tự diễn vậy, bắt đầu nè, mở kệ tủ, chọn vài quyn tập, con dao ăn trầu của bà thay vì chỉ làm nhiệm vụ rọc lá trầu cùng bổ cau, nay tôi ban cho nhiệm vụ rọc giấy tập học phục vụ con diều tương lai, làm xong diều, toàn bộ hai ruột của hai quyển v mất tiêu chỉ còn hai cái vỏ bìa xẹp lép được cất trở lại. Còn nhỏ quá tôi đâu biết tìm tre, rồi vót tre thành cung, nên (sáng kiến ) dùng cọng chổi quét nhà được kết bằng lá dừa, làm cung cho diều, thành thử khi hì hục dán bằng cơm nguội, nơi cơm mềm thì phẳng, nơi cơm cứng độn lổn ngổn, nhưng xem không tệ lắm, chỉ có điều khi cầm diều lên uốn thử bên nào gốc cọng cong ít, bên ngọn cọng cong quá xá, không cân bằng tí nào cả, cột lèo cùng chỉ thả diều, có sẵn, tôi dùng lon sữa bò hiệu hai con chim, ngày xưa chỉ có duy nhứt loại sữa này mà thôi, quấn chỉ, loại chỉ coton dùng may vá thông dụng, rổ may của nội tôi có hai ống chỉ cây, trắng và đen, tôi quấn hết ồng đen thấy chưa vừa lòng (tham mà ) tới ống chỉ trắng cũng chung số phận với đồng nghiệp đen, mà ngộ nội tôi không rầy tiếng nào, chỉ về sau tôi mới nhận ra điều này. Có biết bao điều mình phạm phải đủ dạng lầm lẫn càn quấy, mà ta không hay không biết, bởi vì ta mãi được nằm ấm êm trong nôi tình thương bao la, cùng sự chở che bao dung độ lượng.


    Làm xong diều buổi sáng, chiều nay ta chạy diều cho đã, chiều chậm chạp, trong khi lòng tôi đánh trống khua chiêng dữ dội, nên đâu khong bốn giờ nắng vẫn còn khá gay gắt, ta mang diều ra (chạy chứ có gió đâu mà thả), diều bay lên theo bước chân hăng say, song có điều, con diều tôi làm nó bay rất ư phách lối, ngan ngược, diều người ta bay thẳng lên cao, còn diều của tui cứ niển (nghiêng) vào hàng dây điện, sợ diều vướng mắc, ta thôi chạy diều hạ xuống chút ít, tui bắt đầu mở tốc độ, diều lao vào dây điện, rồi gió chợt thổi, ông nội quấn càng nhanh quanh sợi điện, đầu diều lắc lư báo cho chủ nhân biết là tuyệt vọng rồi, đuôi nó vung vẫy(chúc mừng) con thứ hai, rồi thứ không nhớ bao nhiêu mà kể, chỉ kể được chính xác, những vỏ v lép theo thời gian tăng tiến lên từng ngày, từng bước rong ruỗi vào mỗi chiều chiều.

     Tôi chợt nhớ lại, một lần nọ vào chạng vạng, đang mãi mê chạy diều, bởi diều tôi làm có được bay cao rồi yên vị thong thả trên không bao giờ, nên phải chạy cật lực, mặt quay về sau, chân mi mê rong ruổi phía trước, tay giật giật và tai nạn giao thông xảy ra, tôi va mạnh vào đứa con gái nhỏ (nhỏ hơn tôi vài tuổi có lẽ), được mẹ dắt đi, em ngã xuống đường, mặt đường lổn ngổn than đá, (không biết ai nghĩ ra rồi tri than đá thay đá tri đường), bên phía màng tang bên phải, máu chảy ròng ròng, cũng may thuở đó có một đội quân-y đang đóng quân, mang em vào băng bó trị liệu, xong rồi bà mẹ dắt em vào nhà nội tôi mắng vốn, tôi tò tò theo sau, mồ hôi vã ra như tắm, vừa sợ, vừa mới ngừng bất chợt kết thúc cuộc biểu diễn nội tôi ra năn nĩ, rồi đền tiền chích thuốc cho hai mẹ con nạn nhân thành tích của tui, cô bé này ngụ ở bến đò mà tới nay tôi cũng chng biết là ai, nếu nay tình cờ biết được, chắc có nhiều chuyện để hàn huyên lắm.

    Nhân tai nạn diều của tôi, bà cô hai, người chăn tôi cùng tiếp nội tôi coi sóc nhà cửa, kể như sau (ba mầy hồi xưa, cũng chạy diều, mê diều cởi lên gánh sương sa, keo, chén, gánh, gióng đổ bể ráo trọi, bà nội mầy phải thường nguyên gánh sương sa cho người ta
    Nay nội tôi, bà cô hai, ba tôi cùng những bà dì, bà cô thuở ấy, đã ra người thiên cổ từ lâu lắm rồi, hôm nay tôi được ngồi đây, được kể lại, được có trang mạng để tr
i lòng, thành thật cám ơn tất cả mọi sự xưa nay, cùng các bạn hiện giờ. 
Thân mến nhiều,

Trương Văn Phú

   

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét