Nhân bài viết về thơ Haiku một thể thơ đặc trưng Nhật Bản của anh Huỳnh Hữu Đức, đăng hai bài trên trang nhà, tôi cũng được chút hứng nối ý.
Dân Nhật thắm nhuần Thiền vị, kinh qua Phật Đạo, họ nhập Thiền cũng như Thiền thấu nhập họ, nên nghệ thuật cắm hoa thành hoa đạo, vào gươm đao trở nên kiềm đạo, vào thư họa nên môn phái Mặc Hội, vào văn thơ hiện thời chúng ta được thưởng thức thể thơ Haiku, nghe nói Tổng Thống Nga hiện thời cũng là cao thủ Haiku.
Sau công nguyên, các đoàn quân của nước Nhật (ông cha mở mang bờ cõi), vượt biển sang Cao Ly (Triều Tiên), vào luôn Trung Hoa, khi trở về mang theo vật phẩm có cả dân hai nước Cao Ly và Trung Hoa làm người hầu cho giới quan lại. trong số người bị bắt dùng cho mọi công việc của Hoàng thân quốc thích có vài vị là Cao Tăng.
Đạo Phật vào Nhật bằng con đường đó, đúng vào nhu cầu tâm địa của dân Nhật, nên vào thời thái tử Shotoku (574-662) cầm quyền đã có 46 ngôi chùa, và số tăng ni 376 vị, thực ra chánh thức Đạo Phật xuất hiện vào năm 538 sau Công Nguyên.
Hai dòng Thiền chánh truyền vào đất nước Phù Tang là:
Dòng thiền Thanh Nguyên hành tư . Từ lục tổ Huệ Năng truyền dài đến thiền sư Tào Sơn (840 – 901) nên danh môn phái Tào Động Tông, truyền nhiều đời đến Đạo Nguyên (1004) truyền vào Nhật.
Dòng Thiền Lâm Tế, cũng sau nhiều đời đến Sư Bạch Ẩn Huệ Hạc (1683-1768) truyền sang Nhật, vị này để lại cho đời bài thi mang tên Tọa Thiền Ca. Ngoài ra còn có Tông phái Hối Đường với vị sư khai sáng là Hối Đường Tổ Tâm (1024-1110) truyền cho Vinh Tây rồi cũng vào Nhật.
Thơ riêng của Nhật là thể thơ Wata, Saigyo là nhà thơ lớn về thể thơ này cũng như thể thơ Renku (liên cú), Saigyo cũng là nhà sư du hành, đến đâu là thơ tuôn đến đấy, mãi đên gần 500 năm sau Saigyo mất Basho mới sinh ra, ông là đệ tử tục gia, và thơ thì vị thầy dìu dắt là Kitamura Kigin với thể thơ gọi là Haikai, ông vừa là nhà thơ cũng là nhà bình thơ danh tiếng thời đó, không uổng công truyền thừa, đệ tử Basho với cảm hứng sắc bén, tính cách du hành của tiền bối Saigyo, chúng ta có dòng thơ thiền vị hiện tiền HAIKU.
Tượng của Basho
Tôi rất thich hai bài thơ Haiku của Basho qua dòng bút dịch của TUỆ-SĨ hiện ông là Hòa Thượng, nhà thơ, nhà văn học Phật giáo, thông thạo nhều ngoại ngữ, dịch nhiều thể loại sách, trong số đó có hai quyển Trung và Hạ Thiền Luận của Suzuki, mà ông biên dịch sau khi cụ Trúc Thiên vừa dịch, in xong quyển thượng thì lâm trọng bệnh qua đời
Mời các bạn thưởng thức hai bài thơ Haiku của Basho qua nét dịch tài hoa đầy động cảm gợi tình thiền vị
Một cành cây trụi lá
Một con quạ đậu trên cành
Chiều thu sng
Một lữ khách
Xin gọi tên tôi là thế
Cơn mưa thu này
Một vũng lầy hiu hắt
Một con ếch nhảy vào
Và tiếng nước: Ôi chao!
Và đây các bạn thưởng thức bài thơ của Saigyo, người mà năm trăm năm trước đã ảnh hưởng manh đến cách nhìn và vân du, Saigyo (Tây Hành)
Gió cuốn lên
Khói mờ trên Phú Sĩ
Bay mắt người xa xăm
Ai biết về đâu nhỉ
Cõi lòng tôi cùng lang thang
Riêng với Basho, vốn tục gia đệ tử, học Thiền với Phật Đỉnh Quốc sư (Buccho Kokushi), một hôm Quốc Sư đến viếng ông rồi hỏi
- Lúc này con ra sao ?
Basho trả lời:
- Sau cơn mưa vừa qua rong rêu xanh hơn trước
Phật Đỉnh
- Trước khi rêu xanh thì Phật pháp là gì ?
Basho:
- Con ếch nhảy vào nước, kìa tiếng động
Theo dân gian, người ta nói kể từ đó Haiku bắt đầu, bởi trước thời Basho Haiku chỉ là lối chơi chữ chứ không liên hệ chi đến đời sống, chỉ đến thời Basho cùng với Thiền tâm đã tạo nên những Haiku bất hủ, lay động tâm con người.
Vào thời Vu Lan ghi lại, dựa theo hai quyển Thiền luận trung và hạ do Tuệ Sĩ dịch.
Trương Văn Phú
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét