Thứ Sáu, 5 tháng 3, 2021

Chương Trình Thơ Nhạc Đại Học Kiến Trúc - Hoài Niệm Hương Xưa: Tết Tân Sửu 2021

 
....Tôi nhắm mắt lại tưởng tượng cái không gian của đêm giao thừa . Tiếng pháo nổ vang, bài hát "Ly rươu mừng" vang vang đâu đây. Con hẽm nhỏ mịt mù khói, mùi thơm của pháo mùi hương trầm của bàn thờ ông Thiên trước nhà tất cả hoà lẩn đưa tôi vào vùng trời kỷ niệm nơi quê nhà trong giây phút giao mùa. Nhớ để mà thương, thương để mà nhớ....TẾT XƯA!

Thân mời anh chị và các bạn đọc chuyện phiếm Pháo của Song Thao theo file dưới đây:


Đối với những dân tộc sống trong nền văn minh lúa nước tại Đông Nam Á, nhất là đất nước và con người Việt Nam, hình ảnh con trâu, thường hay được nói đến, không phải “con trâu là đầu cơ nghiệp” mà đối với người nông dân là con vật gần gũi thân thiết, nên trong ca dao trâu xuất hiện trong bức tranh lao động của gia đình “trên đồng cạn, dưới đồng sâu, chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa”, trâu cũng trở thành bạn tâm tình của người nông dân: “trâu ơi ! ta bảo trâu này…” Người nông dân đã đồng cảm với trâu, qua việc cần mẫn lao động hằng ngày, không có lúc nào hưởng được sự thảnh thơi mà phải luôn vất vả nhọc nhằn. Hình ảnh con trâu kéo cày trên ruộng đồng với lúa, mạ xanh tươi, hay đứng nằm gặm nhai cỏ trên bãi cỏ xanh, cùng giầm mình trong vũng ao hồ sình lầy là hình ảnh quen thuộc, gợi lên nhiều cảm xúc thị vị thanh bình tạo cảm hứng cho biết bao thi nhân và họa sĩ.

10 Bức Tranh Chăn Trâu

Với 10 bức tranh chăn trâu trong văn hóa dân tộc là một điều bình dị tuyệt đẹp cho cuộc sống trần gian

Thân mời anh chị và các bạn xem tranh và đọc các câu chuyện về trâu theo file dưới đây:
TruyenConTrau.docx

Tết Nguyên Đán là một ngày lễ quan trọng của người dân Việt Nam, đó là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Tết Nguyên Đán đánh dấu sự kết thúc của năm cũ và mở đầu cho một năm mới an khang, thịnh vượng. Để chào đón một năm mới tràn đầy niềm vui, hạnh phúc, người Việt Nam ta có tục “tống cựu nghênh tân” với những tập tục khác nhau. 

Anh Cho Em Mùa Xuân

Tết già lưu xứ nhớ tết quê.
Gieo hạt tết xưa nở mai vàng.
Mai trắng bạc đầu mơ tết cũ.
Hồn xuân rực nở nụ đào tươi.

Ta trải thanh xuân trên xứ người.
Tết về hoài niệm Tết xuân xưa.
Áo mới gấm vàng chen hoa đỏ.
Nụ cười đào nở nét ngây thơ.

Một thoáng hương xuân trải qua hồn.
Giao thừa pháo nổ, hương trầm bay.
Ly rượu mừng..vui đêm trừ tịch.
Nơi đây rượu cạn...một mình ta.

Ta sẻ cho em cả mùa xuân.
Mùa xuân trẩy lá nở mai vàng.
Mùa xuân ríu rít đàn chim hót.
Trăng sáng liếp dừa bờ quê xưa.

Ta gởi về em xuân trong ta.
Mặc đông tuyết phủ tuyết giăng đầy.
Ta ươm tình nở ngàn hoa Tết.
Gởi hết cho em cả tâm lòng.

Ta gởi cho em cả mùa xuân.
Gởi hết hoa xuân nở trong lòng.
Hồn xuân xao xuyến tình non nước.
Cố thổ mừng xuân pháo nổ vang.

Hãy nghe lại một bài ca cũ Cánh thiệp đầu xuân để sống lại với hương vị Tết xưa:


Chào đón Tết Tân Sửu 2021 với tục “tống cựu nghênh tân”

“Tống cựu nghênh tân” có thể hiểu một cách đơn giản là đưa cái cũ đi và đón cái mới về. “Tống cựu nghênh tân” thường được các gia đình chuẩn bị từ ngày 23 tháng Chạp sau khi tiễn ông Táo cưỡi cá chép về trời.

Thân mời anh chị và các bạn tìm hiểu phong tục Tết cổ truyền theo link dưới đây:


Chộn rộn mấy ngày trước Tết dzậy mà dui. Đàn ông thì dọn dẹp làm mới lại nhà cửa,
Đàn bà thì nấu nướng chuẩn bị mấy món ăn để cúng gia tiên bà con vẫn bảo nhau “trước cúng sau ăn” phải để Ông bà Tổ tiên ăn trước rồi mới đến con cháu ăn sau. Đó là tục lệ từ ngàn xưa con cháu cứ dzậy mà theo...Cái không khí rộn rịp đó tôi gọi là “Hồn Tết”.

Sau nầy khi sống ở nước ngoài tôi cố tạo dựng lại không khí Tết năm xưa nhưng không thể! Bởi vì nơi đây không có cái Hồn Tết.

Rồi ngày Tết tự nhiên lại biến thành cái khoảng thời gian để mà ray rứt mà nhớ quay quắt về những cái Tết nơi quê nhà. Biết làm sao bây giờ...nhớ quá đổi, nhớ mịt mù, nhớ chòng chành cái mùi vị của mấy miếng mứt sên đường, cái hương khói nhang trầm đêm trừ tịch…
Tất cả chỉ là....một thoáng hương xưa!

Nhớ!

Thân mời anh chị và các bạn sống lại Tết SàiGòn trước 1975 theo link dưới đây:

Để có một cái Tết đúng nghĩa của người Việt chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa ngày Tết qua phong tục Tết cổ truyền xa xưa.
Thân mời anh chị và các bạn tìm hiểu phong tục Tết cổ truyền theo file dưới đây:
Co Nhan va cac Tuc Le ve Ngay Xuan.docx
Thân mời anh chị và các bạn đọc ĐặcTrưng Tết Cổ Truyền 3 Miền theo file dưới đây:

Hãy nghe hai vị Tiền bối Vương hồng Sển và Phạm Quỳnh nói về Phong vị Tết xưa theo file dưới đây:
Phong vị Tết xưa-PhamQuynh.docx
Phong vị Tết xưa-Vương Hồng Sển.docx 

Đã vài thập niên qua, mỗi độ cuối năm âm lịch, người Việt hải ngoại nói chung lại đón Xuân, đón Tết, dù môi trường sống có khác quê hương. Dưới đây là một vài câu chuyện đón Tết tại các thành phố lớn có đông người Việt sinh sống….

Thân mời anh chị và các bạn đọc Tết cuả dân Việt hải ngoại khắp nơi theo link dưới đây:

Dân tạm cư ở Sài Gòn làm việc cực khổ cả năm nên cứ đợi tết đến là trở về quê ĂN TẾT. Mà ngộ hen sao lại gọi là ĂN...TẾT. Sao không uống tết, nhậu tết hay chơi tết.

Dể hiểu nôm na thì Tết là phải ...ĂN. Mà ăn tết khác với ăn thường ngày. Một số các món ăn đặc biệt ngày tết dành riêng cho tết và chỉ trong không gian tết người ăn thấy ngon hơn vì cái ý nghỉa của nó. Chắc chắn là không thể thiếu Bánh Chưng, Bánh Tét, Bánh ít.....

Thân mời anh chị và các bạn tìm hiểu các loại bánh ngày Tết theo file dưới đây:
 BanhTet BacTrungNam.docx  
Hãy cùng nhau sống lại những ngày Tết quê theo file dưới đây :

NoiBanhTet CuaMaToi.docx  

Đọc để sống lại những ngày Tết quê theo link dưới đây:

Trong mấy ngày tết nhà nào cũng sắm vài cặp dưa hấu để cúng bàn thờ và bàn thiên đêm giao thừa. Hãy cùng nhau tìm hiểu về sự tích Quả Dưa Đỏ.
Thân mời anh chị và các bạn đọc sự tích Quả Dưa Đỏ theo link dưới đây :

Tranh Đông Hồ

Một trong những cổ tục ngày tết là chưng tranh Đông Hồ Tranh Đông Hồ có được sức sống lâu bền và có sức cuốn hút đặc biệt với nhiều thế hệ con người Việt Nam cũng như du khách nước ngoài như vậy cũng bởi những đề tài trên tranh phản ánh đậm chất cuộc sống mộc mạc, giản dị, gần gũi gắn liền với văn hoá người Việt.

Thân mời anh chị và các bạn tìm hiểu về Tranh Đông Hồ theo file dưới đây:
TranhDongHo.
TranhDongHo.docx 
Đêm qua chưng nhánh mai ở phòng khách đón Tết ​lòng bồi hồi nghĩ đến tết xưa...

Đêm qua phòng khách một cành mai.
Cô độc đêm xuân một đóa vàng!
Nhạt nhòa ngày tháng vàng ký ức,
Tóc xanh giờ đã điểm tuyết sương.
Li ti cánh nhỏ tỏa hương xuân.
Mai đem may mắn đến muôn người.
Đục trong thế sự..đời một kiếp.
Thản nhiên mai nở lộ tinh anh…..

...từ xa xưa Tết ở miền Nam đi liền với Hoa Mai. Mai là biểu tượng cho ngày Tết

Thân mời anh chị và các bạn tìm hiểu về Hoa Mai theo file dưới đây:
HoaMai.docx 
Hà Nội tết hoa đào
Ngày tết mà thiếu hoa là coi như mất đi phần nào cái hương vị tết.
Một thoáng hương xưa...sống lại với những cành đào ngày Tết nơi đất ngàn năm văn vật Hà Nội....

Thân mời anh chị và các bạn tìm về Tết Hà Nội qua những cành đào theo link dưới đây:

Cúng Giao Thừa


Theo quan niệm dân gian, lễ cúng giao thừa được cử hành vào thời khắc kết thúc năm cũ chuyển sang năm mới, cầu mong một năm mới khỏe mạnh, vạn sự may mắn tốt lành.
Lễ giao thừa hay còn gọi là lễ Trừ Tịch, được cử hành vào thời khắc kết thúc năm cũ chuyển sang năm mới (hết giờ Hợi ngày 30 sang giờ Tý mở đầu ngày mùng 1 Tết). Theo quan niệm dân gian thì lễ cúng giao thừa được cử hành ở trong nhà và ngoài trời.

Trở về chốn xưa vào đêm 30 hãy sống lại với ca khúc Em Đến Thăm Anh Đêm 30

· Sáng tác: Thơ Nguyễn Đình Toàn, phổ nhạc Vũ Thành An
· Piano Arr.: Linh Nhi
· Vocal&Saxophone: Mai Xoang

Hãy sống lại Tết xưa qua nhạc phẩm “Đón xuân” Thái Thanh ca theo link dưới đây:  
https://youtu.be/g8WTLkC5NdU

Đối với lễ cúng giao thừa ngoài trời


Đối với việc cúng giao thừa ngoài trời có ý nghĩa sâu sắc, bởi người xưa tin rằng mỗi năm có một vị Hành khiển trông coi việc nhân gian. Hết năm thì vị thần năm cũ bàn giao công việc cho vị thần năm mới. Cho nên phải cúng giao thừa ở ngoài trời để tiễn đưa thần năm cũ và đón rước thần năm mới.

Lễ cúng giao thừa ngoài trời gồm: ngũ quả, hương, hoa, đèn nến, trầu cau, muối gạo, trà, rượu, quần áo và mũ nón mũ thần linh, mâm lễ mặn với thủ lợn luộc, gà trống luộc, xôi, bánh chưng ... nếu là phật tử có thể cúng mâm lễ chay. Tất cả được bày lên bàn trang trọng đặt ở trước cửa nhà. Mâm lễ cúng giao thừa phải chuẩn bị chu đáo, trang trọng với lòng thành kính.

Vào đúng thời điểm giao thừa, người chủ gia đình phải thắp đèn, nến, rót rượu, rót trà, rồi khấn vái trước án.

Đối với lễ cúng giao thừa trong nhà


Sau khi cúng Giao thừa xong, các gia chủ khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà (thường bàn thờ tổ tiên ở giữa, bàn thờ Thổ Công ở bên trái) để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết. Ở Nam bộ, Thổ Công được thay bằng Ông Địa và thờ ở dưới đất.

Lễ vật tương tự như cúng ngoài trời, chỉ bỏ mũ chuồn. Cụ thể gồm: ngũ quả, vàng mã, hương, hoa, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (bánh tét), bánh giầy, bánh kẹo và mâm cỗ mặn hoặc cỗ chay đầy đặn, thơm ngon, tinh khiết. Sau khi cung kính bày lễ lên bàn thờ gia tiên thì đốt đèn nến, thắp hương thơm và thành kính cầu khấn (đọc văn khấn).

....còn hơn tiếng nữa là tới Giao thừa. Không gian lắng đọng lại như để trang trọng chờ đợi giây phút giao mùa. Mấy cái nhà láng giềng nhà nào cũng treo một giây pháo từ mái hiên dài xuống tới mặt đất. Những giây phút sắp đến, những viên pháo sẻ nổ dòn tan tiển đưa năm cũ bỏ lại những xui xẻo, để lại những buồn phiền để đón chào một năm mới hạnh thông và muôn điều tốt đẹp. Văng vẳng trong đêm bài Ly rượu mừng của Phạm đình Chương vang lên như nhắc nhở mùa xuân đang đến...

Rồi tiếng pháo nổ vang, từng tràng từng hồi xen lẩn là tiếng pháo đại , hàng hiên phía trước nhà mịt mù khói. Cái mùi pháo nồng nàn hương đất Mẹ, cái tình quê như vang dội đâu đây ...Ông Bà theo hương khói về trên bàn thờ gia tiên chia xẻ niềm vui ba ngày Tết cùng con cháu...
....sao mà nhớ quay quắt cái Tết xưa....

Trước thềm năm mới Kính chúc Thầy Cô, qúy anh chị và các bạn một năm Tân Sửu an nhiên, bình an muôn điều hạnh thông, hạnh phúc bên gia đình và người thân.

Tân Sửu Feb 08 2021

Ly Rượu Mừng
· Sáng tác: Phạm Đình Chương
· Piano Arr.: Linh Nhi
· Thể hiện: vơi giọng ca Mai Xoang


Lê Văn Tâm
Toronto ,Canada

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét