Đề Tây Lâm Bích
Tô Đông Pha (1037 - 1101)
Hoành khan thành lãnh trắc thành phong
Viễn cận cao đê các bất đồng
Bất thức Lô Sơn chân diện mục
Chỉ duyên thân tại thử sơn trung
Tạm Dịch: Bài Thơ Đề Trên Tường Ở Chùa Tây Lâm Trong Núi Lô Sơn
PKT 08/29/2015
Nhìn ngang thấy lưng núi dài , nhìn dọc thấy đỉnh núi cao
Xa, gần, cao, thấp, tùy theo góc độ đứng nhìn, hình dáng núi đều thấy khác nhau
Không biết được bộ mặt thực của Lô Sơn
Vì thân ta còn đang đứng ở trong núi mà
(Phải chăng ý muốn nói là phải đứng ở ngoài mới thấy. Còn đứng ở ngoài là đứng ở đâu thì tự mà đi tìm hiểu lấy. PKT 08/30/2015 )
Làm Sao Biết Được Bộ Mặt Thực Cúa Lô Sơn
Ngang, núi trùng trùng ; nghiêng, thấy ngọn ,
Cao, thấp, xa, gần trông khác nhau.
Không biết Lô Sơn bộ mặt thực,
Bởi ta có đứng ở "ngoài" đâu.
Phạm Khắc Trí
08/29/2015
Lời Thêm:
1 - Ngoài bài Lô Sơn Yên Tỏa, đáo đắc hoàn lai vô biệt sự (Lô Sơn Khói Tỏa, đến rồi về lại không gì lạ), Tô Đông Pha còn có bài Đề Tây Lâm Bích , nói về "bản lai chân diện mục " (nguồn gốc hiểu biết về bộ mặt thực của sự vật). Giải đáp của một vấn đề nan giải, đã được trình bày một cách thật tài tình bằng 4 câu 7 chữ thật giản dị , căn bản ai cũng có thể hiểu được, không giới hạn, học nhiều thì hiểu nhiều.
2 - Lô Sơn , một dãy núi lớn và cao, bên Tàu , quanh năm mây phủ, hùng vĩ kiêu kỳ ,đầy vẻ thần bí ,đã là nguồn thi hứng của thi nhân, và còn là một ví dụ thực thể để chiêm nghiệm về bản lai chân diện mục của các thiền gia. Bất thức Lô Sơn chân diện mục / Chỉ duyên thân tại thử sơn trung. Không biết được bộ mặt thực của Lô sơn /Vì thân ta còn đang ở trong núi mà, có đứng được ở ngoài đâu mà biết. (Con mắt phàm không phải là mắt Phật làm sao thấy được bản chất của sự vật.) Cái lẽ thật giản dị này sao lại không chịu hiểu. Ớ trong vòng sinh lão , đổi thay từng phút từng giây, còn không biết thích nghi để "vui sống" mà cứ mãi mơ mộng hoang tưởng về một cõi thường hằng, bất biến, không có thực ở cõi đời này. Như trong "tưong đối" đi tìm "tuyệt đối ". Như ở trong núi mà muốn thấy bộ mặt thực của núi. Khổ là phải rồi, những "tôi" ơi?
Lời Thêm:
1 - Ngoài bài Lô Sơn Yên Tỏa, đáo đắc hoàn lai vô biệt sự (Lô Sơn Khói Tỏa, đến rồi về lại không gì lạ), Tô Đông Pha còn có bài Đề Tây Lâm Bích , nói về "bản lai chân diện mục " (nguồn gốc hiểu biết về bộ mặt thực của sự vật). Giải đáp của một vấn đề nan giải, đã được trình bày một cách thật tài tình bằng 4 câu 7 chữ thật giản dị , căn bản ai cũng có thể hiểu được, không giới hạn, học nhiều thì hiểu nhiều.
2 - Lô Sơn , một dãy núi lớn và cao, bên Tàu , quanh năm mây phủ, hùng vĩ kiêu kỳ ,đầy vẻ thần bí ,đã là nguồn thi hứng của thi nhân, và còn là một ví dụ thực thể để chiêm nghiệm về bản lai chân diện mục của các thiền gia. Bất thức Lô Sơn chân diện mục / Chỉ duyên thân tại thử sơn trung. Không biết được bộ mặt thực của Lô sơn /Vì thân ta còn đang ở trong núi mà, có đứng được ở ngoài đâu mà biết. (Con mắt phàm không phải là mắt Phật làm sao thấy được bản chất của sự vật.) Cái lẽ thật giản dị này sao lại không chịu hiểu. Ớ trong vòng sinh lão , đổi thay từng phút từng giây, còn không biết thích nghi để "vui sống" mà cứ mãi mơ mộng hoang tưởng về một cõi thường hằng, bất biến, không có thực ở cõi đời này. Như trong "tưong đối" đi tìm "tuyệt đối ". Như ở trong núi mà muốn thấy bộ mặt thực của núi. Khổ là phải rồi, những "tôi" ơi?
Phạm Khắc Trí
08/29/2015
***
Đề Tây Lâm BíchLưng đỉnh núi trông ngang ngó dọc
Khác nhau tùy góc độ nhìn qua
Lô sơn hình dáng đâu là thật
Non đứng giữa lòng há nhận ra
Kim Phượng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét