Thứ Ba, 7 tháng 4, 2015

Lam Phương, Vì Sao Khiêm Tốn

Nhạc Sĩ Lam Phương và Việt Hải

Hôm cuối tuần vừa qua bạn tôi, anh bác sĩ Trang Morita đến nhà rủ tôi đi thăm một người mà tôi đã gặp một lần cách đây khá lâu. Bây giờ tôi được cơ hội đi thăm anh ấy. Người mà tôi muốn đề cập đến là nhạc sĩ Lam Phương. Tôi cho anh Morita biết tôi muốn viết bài về anh Lam Phương, anh Morita đồng ý vì cả hai chúng tôi đều thích nhạc của Lam Phương.

Ngược dòng thời gian khi tôi còn nhỏ tôi thường nghe những nhạc phẩm ca ngợi nét đẹp đồng quê như bài “Trăng Thanh Bình”, “Nắng Đẹp Miền Nam” hay “Khúc Ca Ngày Mùa”, những bài hát mang người nghe về cái nắng ấm của miền nam tự do cho người Việt sống dưới vĩ tuyến 17. Sau năm 1954, trăng thanh bình thật sự chiếu sáng các vùng đồng quê Việt Nam, khi mà người dân quê chưa bị ảnh hưởng nhiều vì những nghiệt ngã tang thương của cuộc chiến khốc liệt, để biến họ thành những nạn nhân của những tranh chấp ý thức hệ. Nhạc Lam Phương chan chứa cái ước mơ của cuộc sống họ thật bình dị với cái hạnh phúc của trăng thanh bình, của mơ mùa lúa mới, của gạo trắng trăng thanh...

Khi ra về trên freeway hướng về Los Angeles, anh Morita hỏi tôi sẽ viết gì và có kỷ niệm gì với nhạc sĩ Lam Phương. Tôi đáp lời anh Morita là bài viết tôi sẽ kể nhiều về những nhạc phẩm của anh Lam Phương mà tôi thích. Lam Phương cho tôi niềm lạc quan, sức phấn đấu bền bỉ và nụ cười hiền hòa như những mùa trăng thanh bình trong bài hát của anh. Và điều trên cao hơn hết mà chúng tôi quí anh vì:“Lam Phương là một vì sao khiêm tốn.”, 

Trần Việt Hải

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét