Táo Quân (Trung: 灶君 <灶君> (Táo quân)/ Zào jūn); Táo Vương (灶王) hay Ông Táo trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam và Trung Hoa
được xem là vị thần cai quản việc bếp núc trong mỗi nhà; Táo (灶) có
nghĩa là bếp. Việt Nam và Trung Hoa có những truyền thuyết về Táo Quân
khác nhau.
Trung Hoa có những truyền thuyết về Táo Quân như sau:
- Theo Lã Thị Xuân Thu: Chúc Dung là thần quản lý lửa do Viêm Đế mang tới, khi chết người dân thờ làm thần lửa
- Theo Ngũ Kinh Di Nghĩa: Táo Quân tên Tô Cát Lợi, vợ là Vương Thị
- Theo Dũ Dương Tạp Trở: thần lửa trông như một cô gái đẹp, tên là Ổi hay Trương Đan, tên chữ là Tử Quách, những ngày không trăng thường lên trời tâu về việc người nào có lỗi...
- Theo Hoài Nam Tử: Viêm Đế (tức Thần Nông) mang lửa đến cho dân nên khi chết được thờ làm thần bếp
Về giới tính, người dân Phúc Kiến, Giang Tây
cho rằng Táo là nữ thần, gọi là "Táo Quân Lão mẫu" hoặc "Táo Quân Thái
thái". Theo Thái Bình Ngũ Lãm trích từ Ngũ Kinh dĩ nghĩa, Trịnh Huyền
cho Táo Thần là “lão phụ” tức một người đàn bà. Hứa Thận, nhà ngôn ngữ
đời Đông Hán,
thì cho rằng: "Táo Thần họ Tô tên Cát Lợi, phu nhân của Táo Thần họ
Vương tên Bác Giáp" và hình tượng Táo Thần là người đàn ông. Nhưng người
vùng Ninh Hóa và một số vùng khác thì vẫn tôn thờ nữ thần, có thể do họ
chịu ảnh hưởng của Trịnh Huyền hoặc cho Táo Thần chuyên lo việc bếp
núc, điều tra tội nhỏ, là việc của nữ giới
Thờ cúng
Người Trung Quốc cho rằng trước kia mỗi tháng vua bếp lên trời một
lần vào ngày tối (ngày cuối tháng âm lịch) để báo cáo về từng người
trong mỗi gia đình nhưng sau này, mỗi năm vua chỉ lên trời một lần vào
ngày 23 hoặc 24 tháng Chạp. Vào ngày đó, người Trung Quốc bày bàn thờ
gần bếp, cúng vua bếp bằng thịt, cá, rượu nếp, bánh kẹo. Ngoài ra còn có
nước và cỏ khô cho ngựa của vua bếp "ăn" để bay và chở vua lên trời
Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc Ông Táo do kết quả của thuyết tam vị nhất thể
(thuyết Ba ngôi) khá phổ biến trong các tín ngưỡng, tôn giáo.Bếp là bản nguyên của nhà khi người nguyên thủy có lửa và đều dựa trên nền móng là đất.
Ở Việt Nam, sự tích Táo Quân được truyền khẩu, rồi ghi chép, do đó có những sự khác nhau về tình tiết.
( Theo http://vi.wikipedia.org )
Sau đây là hai Truyện điển hình.
( Theo http://vi.wikipedia.org )
Sau đây là hai Truyện điển hình.
Truyện thứ nhất
Mấy trăm năm trước đây có một cặp vợ chồng rất nghèo. Anh chồng
làm không đủ ăn nên đâm ra buồn bã và tìm giải sầu trong men rượu. Khi
nhậu say thì về nhà đánh đập vợ. Người đàn bà bất hạnh không chiụ đựng
nổi, đành bỏ nhà ra đi. sự tích việt nam
Một hôm đi lạc trong rừng suốt mấy ngày, đói lả và mệt mã.
Sau cùng bà tìm thấy nhà của một anh thợ săn. Người thợ săn này rất tử
tế, cho bà ăn uống đầy đủ lại còn bảo bà ta ở lại nhà ông ta nghỉ ngơi.
Bà ta ở đó và dọn dẹp nhà cửa cho anh. Sau một thời gian, họ nên vợ
chồng và sống thật hạnh phúc. Người đàn bà đã quên người chồng cũ rồi.
Một ngày kia, trong khi người chồng thợ săn đang đi săn trong rừng,
thì một người đàn ông trông có vẻ đau yếu, quần áo tả tơi bẩn thỉu đến
nhà xin ăn. Người đàn bà động lòng thương mời vào nhà cho ăn. Trong khi
anh ta ăn uống bà ta mới quan sát kỹ hơn và nhận ra đó là người chồng
trước của bà. Bà cảm thấy thương hại anh ta, nên cho đồ ăn và một ít
tiền bạc. Vừa lúc đó người chồng thợ săn trở về trông thấy vợ mình đưa
cho người đàn ông lạ mặt vật gì liền sinh ra nghi ngờ. Anh ta cho là vợ
mình lăng nhăng và không còn tin cậy nữa.
Bà vợ cố gắng giải thích cho chồng nghe nhưng ông chồng không tin, không nghe. Bà vợ buồn rầu lắm. Một hôm trong khi nấu ăn bà ta nhảy vào lửa tự tử. truyen co tich
Bà vợ cố gắng giải thích cho chồng nghe nhưng ông chồng không tin, không nghe. Bà vợ buồn rầu lắm. Một hôm trong khi nấu ăn bà ta nhảy vào lửa tự tử. truyen co tich
Khi người chồng thứ nhất nghe tin vợ chết thì cảm thấy hối hận vì cho
rằng đó là lỗi mình gây ra. Thế rồi anh ta cũng tự thiêu chết theo vợ.
Người chồng thứ hai lúc bấy giờ mới tin vợ là người ngay lành. Anh ta cảm thấy hổ thẹn về thái độ của mình và buồn phiền về cái chết của vợ mình. Anh ta thấy không thể tiếp tục sống cô đơn nữa bèn tự thiêu chết theo vợ. truyện cổ tích
Người chồng thứ hai lúc bấy giờ mới tin vợ là người ngay lành. Anh ta cảm thấy hổ thẹn về thái độ của mình và buồn phiền về cái chết của vợ mình. Anh ta thấy không thể tiếp tục sống cô đơn nữa bèn tự thiêu chết theo vợ. truyện cổ tích
Ngọc Hoàng trên trời biết được chuyện yêu đương tam giác và những lỗi
lầm của họ nên cho họ biến thành “táo quân” (3 người thành 3 đầu chụm
lại đỡ nồi nấu ở trên) có nhiệm vụ theo dõi việc nội bộ của các gia đình
dưới trần gian. Vào cuối năm âm lịch, ngày 23 tháng chạp, táo quân lên
chầu Ngọc Hoàng tâu lại mọi điều đã xảy ra trong nhà mình ở. Ngày đó,
dân chúng dọn bữa cơm ngon để cúng, đưa ông táo về trời. Họ cũng đốt
giấy bằng bạc, áo quần bằng giấy, vì cho rằng chuyện đó sẽ giúp ông táo
trong cuộc hành trình về chầu Ngọc Hoàng.
( http://truyencotich.vn )
Truyện Thứ Hai
Truyện Thứ Hai
Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên
sinh ra buồn phiền, hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh
vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang. Khi
Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại mình cũng có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi
tìm vì tiền bạc đem theo đều tiêu hết nên Trọng Cao đành phải đi ăn xin.
Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, thì hai bên nhận ra nhau. Thị
Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân
hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.
Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải
thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Phạm
Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không
dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao
đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết
theo.
Phạm Lang gặp tình cảnh quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.
Linh hồn của ba vị được đưa lên Thượng Đế. Thượng Đế thấy ba người
đều có nghĩa, nên sắc phong cho làm Táo Quân, gọi chung là: Định Phúc
Táo Quân, nhưng mỗi người giữ một việc:
Phạm Lang làm Thổ Công, trông coi việc bếp. Danh hiệu: Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân
Phạm Lang làm Thổ Công, trông coi việc bếp. Danh hiệu: Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân
Trọng Cao làm Thổ Địa, trông coi việc nhà cửa. Danh hiệu: Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần
Thị Nhi làm Thổ Kỳ, trông coi việc chợ búa. Danh hiệu: Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần.
Từ đó, ba vị Thần Táo được coi là 3 vị thần định đoạt phước đức cho
gia đình, phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những
người trong nhà. Bài vị thờ vua Bếp thường được ghi vắn tắt là "Định
Phúc táo Quân" nghĩa là thần định mọi sự hạnh phúc.
Mỗi năm, cứ đến tết ông Công ông Táo vào 23 tháng chạp, Táo Quân lên
trời báo cáo Ngọc Hoàng Thượng đế những điều tai nghe mắt thấy ở trần
gian, những hành vi, việc làm tốt, xấu của các thành viên trong gia đình
trong năm một cách khách quan, trung thực.
( Theo http://www.truyenngan.com.vn )
Cúng Tiễn Táo Quân
Không biết tục cúng Ông Táo đã có từ bao giờ nhưng theo các vị cao niên
kể lại thì đây là phong tục đã có từ rất lâu; có lẽ từ thủa còn chế độ
mẫu hệ, khi tổ tiên người Việt đã biết làm nông nghiệp và sử dụng lửa
trong việc nấu nướng món ăn thức uống. Sở dĩ khẳng định là vậy bởi theo
tích xưa truyền
Phong tục thờ cúng Táo Công thường bắt đầu từ
chiều 22 hoặc sáng 23 tháng Chạp, các gia đình làm lễ để ông Táo lên
chầu trời (Tiễn Táo) để tấu trình mọi việc của gia chủ với Ngọc hoàng
thượng đế, đến trưa 30 Tết thì ông Táo lại có mặt ở hạ giới để tiếp tục
công việc.
Lễ vật cúng Ông Táo được chuẩn bị vô cùng chu đáo và trang trọng thể
hiện sự thành kính của các gia chủ. Lễ vật gồm có: mũ Táo Quân thường có
3 cỗ (chiếc) gồm một của nữ thần không có cánh chuồn, 2 của nam thần có
cánh chuồn, kèm theo áo quan, hia (hài), tiền vàng, tiền bạc cùng bệ
bằng giấy. Nhưng để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng
một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) kèm theo một chiếc áo và một đôi
hia. Theo sách "Nam Định địa dư chí" của tiến sĩ đốc học Khiếu Năng
Tĩnh thế kỷ XIX, thì mũ, áo, hia của Táo Quân màu vàng. Nhưng có sách
lại nói màu sắc tùy thuộc từng năm, ứng với các hành Kim (vàng), Mộc
(trắng), Thủy (xanh), Hỏa (đỏ), Thổ (đen).
Ngoài những đồ “vàng mã” sẽ được hóa vàng sau lễ cúng ông Táo vào ngày
23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ để lập bài vị mới thì lễ vật còn có hoa
quả (chuối, bưởi, quất vàng, hoa cúc…), trầu cau, hương đèn, cỗ mặn
(xôi, thịt, rượu), và cá chép sống ở miền Bắc, ngựa với đầy đủ dây
cương, yên ở miền Trung. Theo quan niệm của người miền Bắc thì ông Công,
ông Táo khi đi lên thiên đình phải cưỡi cá chép vì chỉ có cá chép mới
có thể vượt vũ môn hóa rồng bay lên trời. Cá chép được mua thường là
chép nhỏ màu đen tuyền hoặc vàng đỏ khỏe mạnh, sau đó được bỏ vào trong
chậu xinh xinh để lên trên bàn thờ cúng cùng các lễ vật khác. Đến chiều
thì phóng sinh cá ra ao hồ, sông suối…
Cùng với các lễ vật chay thì mâm cỗ mặn để cúng tiễn ông Táo đi nhanh về
sớm cũng được các gia chủ chuẩn bị rất chu đáo. Dù khó khăn hay khá
giả, các gia đình vẫn cố gắng sắm một mâm cỗ với đầy đủ các món ăn
truyền thống để tỏ lòng biết ơn với các vị Định phúc Táo Quân. Mâm cỗ
cúng ông Táo truyền thống gồm có: Xôi gấc, thịt nấu đông, nem rán, giò
nạc, cá chép rán, thịt lợn luộc, lòng gà nấu măng, món xào, dưa cải,
rượu trắng, chè sen ở miền Bắc còn trong Nam có thêm xôi chè, trám hoặc
thịt kho tàu, giò xào, dưa kiệu….Đặc biệt, theo tục xưa còn truyền thì
mâm cỗ cúng không thể thiếu một con gà luộc ngậm hoa hồng, nhưng gà cúng
ông Táo phải là gà cồ mới gáy bởi các gia chủ muốn cầu xin Táo Quân
lên tâu với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho con trẻ sau này lớn lên có nhiều
nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy!
Ngày nay, phong tục cúng ông Táo, ông Công vẫn còn được lưu giữ nhưng
không được tổ chức chu đáo và nhiều nghi lễ như xưa. Có thể do bản sắc
văn hóa làng xã Việt đang dần bị mai một; xã hội càng phát triển, các đô
thị, thành phố mới được mọc lên nhiều làm cho làng xã Việt – vốn là
nơi lưu giữ những tinh hoa văn hóa dân tộc bị thu hẹp lại. Những gia
đình Việt hiên đại trong ngày lễ ông Táo, ông Công thường làm cho có lệ,
đơn giản và sơ sài. Có chăng chỉ là một chậu cá để chiều về phóng sinh
hay mâm cỗ đơn giản với gà luộc, xôi gấc, chè kho mua sẵn, còn lại chỉ
nấu một vài món mặn là xong mâm cỗ. Vô tình như vậy đã làm mất đi bao ý
nghĩa tốt đẹp của phong tục này. Thiết nghĩ, tết ông Táo là một phong
tục đẹp cần được bảo tồn và giữ gìn. Chỉ cần một tấm lòng thành, một sự
ngưỡng vọng, nhớ ơn đến tổ tiên và các vị thần đã bảo vệ cho gia đình
mình một năm an bình, thịnh vượng thì chắc chắn ngày tết ông Táo sẽ thêm
phần ý nghĩa.
( Theo http://tapchimonngon.com )
Hết Phần 1
Huỳnh Hữu Đức Sưu Tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét