Thứ Bảy, 23 tháng 12, 2023

Lịch Sử Cải Cách Của Kitô Giáo Và Tôn Giáo


1. Chúa Jesus 

 

* Hoàng đế Constantine

 

Hoàng đế Constantine I có mẹ, Helena, là người Kitô Giáo.  Trong trận chiến Milvian Bridge (312), ông ra lệnh cho quân sĩ dùng khiên (shields) có biểu tượng Kitô Giáo giống như ông nằm chiêm bao trong đêm trước.  Sau khi thắng trận, Hoàng đế Constantine I (Hoàng đế của Tây Đế quốc) cùng với Hoàng đế Licinius I (của Đông Đế quốc) ra Sắc lệnh Milan (Edict of Milan) vào năm 313, bảo đảm sự khoan dung cho những người Kitô Giáo.  Sự ngược đãi người Kitô Giáo hoàn toàn chấm dứt và theo Kitô Giáo là hợp pháp.  

Hoàng đế Constantine I giúp Kitô Giáo: xây nhà thờ, đặc cách (priviledge) cho tu sĩ và hàng giáo phẩm, dùng những người Kitô Giáo trong chính quyền, trả lại tài sản trước đã bị sung công...

Năm 324, Hoàng đế Constantine I đánh bại Hoàng đế Licinius I (trị vì: 308-324) và làm Hoàng đế cả Đông và Tây Đế quốc La Mã.

 

Mặc dù giúp đỡ Kitô giáo, Hoàng đế Constantine I chỉ chịu lễ Rửa tội (baptized) ngay trước khi qua đời vào năm 337.

 

* Công Đồng Nicaea và Arianism 

 

Năm 325 Constantine I triệu tập Công đồng Nicaea (Council of Nicacea), Công đồng Kitô giáo toàn cầu lần thứ nhất (1st ecumenial council): tôn trọng giáo lý, diệt tà giáo (heresy) và duy trì thống nhất thành một Giáo hội (ecclesiastical unity).

 

Công đồng Nicaea tạo ra Kinh Tin Kính Nicene (Nicene Creed) bắt đầu bằng câu "Tôi tin kính" (I believe) thay vì "Chúng tôi tin kính" (We believe) đã dùng từ trước.  Về sau Giáo hội Anh (Aglican Church) và đa số các Giáo phái Kháng Cách (Protestant) cũng bất đầu như vậy.

 

Công đồng Nicaea chấp nhận Trinitarianism và kết án Arianism là Tà giáo (Heresy).

Có 2 giáo thuyết trong Thần học về Đấng Kitô (Christology) lúc bấy giờ cũng đề cập tới trong Công đồng Nicaea: Trinitarianism (Homoousanism) và Arianism

Christology: lý thuyết về Bản thể của "Godhead" của Kitô Giáo, đó là bản thể của sự liên quan giữa Thiên Chúa (God) và Jesus.

Trinitarianism từ Giám mục Athanasius của Alexandria (Ai Cập) cho rằng: 

         Thiên Chúa, Đức Chúa Cha và Đấng Giê-su Kitô, Đức Chúa Con là một bản thể và cùng hằng sống vĩnh viễn (God, the Father and Jesus Christ, the Son as one of essence or co-substantial and co-eternal).  Có nghĩa là Thiên Chúa (Đức Chúa Cha) và Đấng Giê-su Kitô (Đức Chúa Con) có cùng một Thần tính (Divinity).

Arianism từ Arius, một giáo sĩ ở Alexandria (Ai Cập)

         từ chối Thần tính của Đấng Giê-su Kitô (Divinity of Jesus Christ).  Thần tính của Đức Chúa Cha ngự trên Đức Chúa Con (The Father's divinity over the Son).

 

Công đồng Nicaea (325) và sau nầy Công đồng Constantinople (381) kết tội Arianism là Tà giáo (heresy) nhưng vẫn có giáo sĩ và tín đồ Kitô Giáo theo Arianism cho đến thế kỷ thứ 5 và thứ 6.  Ulfilas, giám mục đầu tiên của người Goths theo Arianism.  Hoàng đế Constantine I được rửa tội (baptised) trước khi chết bởi một giám mục theo Arianism.

 

* Hoàng đế Theodosius I

 

Năm 380, Sắc lệnh Thessalonica (Edict of Thessalonica) từ Hoàng đế Theodosius I chính thức dùng Kitô Giáo (Christianity) với giáo lý Trinitarianism là tôn giáo của Đế quốc La Mã.  Không tin theo Trinity là Tà giáo (Heresy).

Năm 392, Hoàng đế Theodosius I chấp nhận Kitô Giáo là quốc giáo của Đế quốc La Mã và sự thờ phượng những vị thần Hy Lạp La Mã là bất hợp pháp.

 

* Nestorianism

 

Từ Trường phái Edessa: Hai bản thể (nature) của Jesus Christ, thần tính và nhân tính (divine and human), là 2 cá nhân khác nhau (distinct person).  Hậu quả là Mary không thể được gọi là Mẹ Thiên Chúa (Mother of God) mà chỉ được gọi là Mẹ của Đấng Kitô (Mother of Christ).  Người ủng hộ giáo thuyết nầy là Nestorius, Giám mục của Constantinople do đó giáo thuyết có tên là Nestorianism.  


Hoàng đế Theodosius II triệu tập Hội nghị Ephesus (Council of Ephesus) vào năm 431 bác bỏ Nestorianism và ngược đãi (persecuted) những người Kitô Giáo theo Nestorianism.  

Họ trốn sang Đế quốc Sasanium (Persia).  Lúc đó tôn giáo chánh của Persia là Hỏa giáo (Zoroastrianism) nhưng họ vẫn tồn tại tới ngày nay dưới Giáo hội của họ ở đây là Đông Giáo hội (Church of the East).

 

* Miaphysitism

 

Năm 451, Công đồng Chalcedon kết luận: Hai bản thể của Christ, thần tính và nhân tính (divine and human), chia ra hai phần của một thực thể (were separated both part of a single entity).


Những người Kitô Giáo bác bỏ giáo lý nầy tự gọi là những người Miaphysites.  Ly Giáo (Schism) từ những người nầy tạo ra Giáo hội Cộng đồng (Communion of Church) gồm có Armenia, Syria và Ai Cập gọi chung là Chính Thống giáo Miền Đông (Oriental Orthodoxy).

 

2. Thánh Lễ và Giáo Sĩ 

 


* Công Đồng Trent (1545-1563)

 

Giáo hoàng Paul III (đăng quang năm 1534) đã đề cử (vào năm 1536) một hội đồng cứu xét những vấn đề nêu lên bởi những nhà Cải cách Kháng cách (Protestant Reform).  Giáo hoàng cũng lập ra một ủy ban gồm các Hồng y để báo cáo những lạm dụng bên trong Giáo hội.  Các Hồng y tìm ra chứng cớ những lầm lỗi do Luther điềm chỉ, gồm có: huấn luyện giáo sĩ không đầy đủ, nhiều Giám mục không đủ tài đức, sự dễ dãi trong các tu viện và các dòng khất sĩ (mendicant orders) và tai tiếng của Giám mục giữ nhiều chức vụ.

 

Cuối cùng tới 9 năm sau Giáo hoàng Paul III tụ họp Công đồng của Giáo hội Công giáo ở Trent (1545).  Sở dĩ có sự chậm trễ nầy là vì một phần Hoàng đế Charles V của Đức muốn tổ chức trên lãnh thổ của mình và vua Francis I của Pháp thì không muốn Charles có ơn huệ đó.

Từ lúc đầu không tốt (chỉ có 3 sứ thần của Giáo hoàng và 31 Giám mục trong buổi họp đầu tiên), Hội đồng tăng trưởng dần trong vòng 18 năm.  Có những khoảng thời gian hội đồng không được triệu tập.  Hội đồng họp trong những năm 1545-47 dưới thời Giáo hoàng Paul III; 1551-52 dưởi thời Giáo hoàng Julius III và 1562-63 dưới thời Giáo hoàng Pius IX.

 

Nghị quyết của Giáo hội Công giáo ở Công đồng Trent.

Về vấn đề những lạm dụng bên trong Giáo hội, Công đồng công nhận giá trị của những chỉ trích (như Giám mục và linh mục thối nát, bán đặc quyền và những lạm dụng khác về tài chánh) và đặt ra những phương cách sửa đổi: 

         những Chủng viện (seminars) để giáo dục giáo sĩ tốt hơn, 

         luật chặc chẽ cho giám mục ở giáo khu của mình, 

         cải cách trong những dòng tu viện.

Với những bước thực hành trên được áp dụng, Hội nghị từ chối không nhượng bộ trong những vấn đề về giáo lý (doctrine), về Dòng tu và về phép Bí tích: 

         vẫn giữ 7 phép Bí Tích (Sacraments) và vẫn giữ "Hóa thể" (Transubtantiation): bánh và rượu thánh là thân thể và máu của Đấng Kitô (Christ).

         chối bỏ  (reject) sự kết hôn của linh mục 

         chấp nhận (endorse) cả 2 biện minh bằng việc làm và đức tin (justification by works or faith).  Tín điều Cứu rổi (dogma of salvation) thích đáng từ Đấng Kitô (Christ) bằng cách sống theo đức tin và việc làm (works) 

         tái xác định sự hiệu nghiệm (efficacy) của đồ nhà thờ (relics) và đặc quyền (indulgences) có nghĩa là không bãi bỏ việc bán đặc quyền bằng đồ nhà thờ của Giáo hội. 

         tái xác định sự sùng bái thờ phượng (cult) trinh nữ Mary và chư thánh, và hành hương.

Hội nghị cũng cải thiện (improve) kỹ luật và quản trị của Giáo hội trong giáo khu và tu viện.

         Không khoan dung việc bổ nhiệm Giám mục vì lý do chính trị.  

         Bãi bỏ sự khiếm diện của Giám mục trong giáo phận (diocese) của mình (Absenteeism).  (Lúc trước, có Giám mục thường ở Rome hay ở bất động sản riêng).  

         Giám mục có quyền lực nhiều hơn giám sát tất cả mọi phương diện thuộc về tôn giáo.  Có Giám mục đi tới các giáo khu (parish) xa xôi để nâng cao tiêu chuẩn.  

         Trong Giáo khu, tăng lữ trong suốt thế kỷ thứ 17 đều hoàn toàn tuân giữ luật độc thân của Giáo hội. 

 

Tuy Công đồng Trent không chính thức bãi bỏ việc "Bán đặc quyền" nhưng sau đó vào năm 1567, Giáo hoàng Clement VIII bãi bỏ tất cả những Trợ cấp (grant) từ đặc quyền gồm tất cả lệ phí và những khoảng tiền chuyển giao bằng những cách khác.  

 

* Pháp lễ Bí Tích

 

Số lượng và bản thể của pháp lễ Bí Tích (Sacraments) của Kitô giáo là 1 trong những vấn đề tranh cãi trong phong trào Cải cách.  

Trong 1000 năm đầu của Kitô giáo Bí Tích dần dần được chấp nhận trong cả 2: Chính Thống giáo Hy Lạp (Greek Orthodoxy) và Công giáo La Mã (Roman Catholicism) là có 7 phép Bí Tích (có nghĩa là những Lễ trong đó có hiện diện của sự tha thứ của Thiên Chúa).

7 phép Bí Tích (Sacraments): 


         Lễ Rửa Tội (Baptism), 

         Lễ làm Phép Thêm Sức (Confirmation), 

         Lễ nhận Thánh thể (the Eucharist), 

         Lễ Giải Tội (Penance), 

         Lễ xức dầu thánh cho người sắp chết (Extreme Unction of the dying), 

         Lễ phong Chức Linh mục (Ordination of Priests), 

         Lễ Hôn phối (Matrimony)

 

Trong phong trào Cải Cách (Reformation), với các nhà Kháng Cách tự giới hạn chân lý chỉ được tìm thấy trong Kinh Thánh, thì rõ ràng chỉ có 2 trong 7 phép Bí Tích được Jesus nhận là pháp Lễ (rituals):

         Lễ Rửa Tội (baptism): Jesus nhận từ John the Baptist, và 

         Lễ nhận Thánh thể (the Eucharist): Jesus ra lệnh (enjoin) trên các môn đồ trong Bữa tiệc cuối cùng (the Last Supper).

Các Giáo hội Protestant (Kháng Cách) giảm Bí Tích còn 2 lễ nầy mà thôi, rồi không đồng ý về căn bản (nature) của chúng.  Trong những năm đầu, Zwingli gây chiến với các người Cấp Tiến ở Zurich về Lễ Rửa Tội cho trẻ con và người lớn và không đồng ý với Luther, ở Marburg, về Lễ nhận Thánh thể (the Eucharist) có phải là ẩn dụ hay thể hiện bề ngoài thân thể và máu của Đấng Kitô (Christ). 

 

3. Truyền Giáo toàn Thế Giới trong thời Cận Đại

 

* Lan tràn của Công giáo

 

Nhờ Thời đại Khám phá (Age of Discovery) rồi từ thế kỷ thứ 17, các Đế quốc Công Giáo như Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha mở rộng thuộc địa, Giáo hội Công giáo lập những phái đoàn truyền giáo (missions) đi khắp nơi trên thế giới: Bắc và Nam Mỹ châu; Á châu kể cả vùng Viễn Đông; và Phi châu.  Các đoàn truyền giáo thuộc những dòng Jesuits, Franciscans (có Francisco Xavier), Dominicans và Augustinians.  Họ thu phục được nhiều người bản xứ theo đạo: người Aztecs (Bắc Mỹ), người Incas (Nam Mỹ), người Phi Luật Tân (Á châu)...

Phong trào truyền giáo của Giáo hội Công giáo La Mã tiếp tục cho tới đầu thế kỷ 20

 

* Truyền giáo ở Phi châu

 

Vì truyền giáo Công giáo nên Ethiopia ở Phi châu có nội chiến.  Năm 1622, vua Susenyos theo đạo.  Nội chiến bùng nổ năm 1626, vua phải thoái vị.  Người con và kế nghiệp là Facilides đuổi Tổng Giám mục Afonso Mendes và dòng Jesuits ra khỏi nước (năm 1633).  Năm 1665, chính quyền Ethiopia đốt tất cả kinh sách Công giáo trong nước.

Cho đến cuối thế kỷ 19, nhờ kỹ thuật và vũ khí tân thời, quyền lực của Âu châu mới kiểm soát được nội địa Phi châu.  Các nhà lãnh đạo mới giới thiệu nền kinh tế dủng tiền mặt nên cần người Phi châu phải biết đọc và biết viết, như vậy cần có trường học.  Chuyện đó chỉ có thể thực hiện nhờ các nhà truyền giáo của Công giáo.  Các nhà truyền giáo theo chánh quyền thuộc địa vào Phi châu và xây trường học, tu viện và nhà thờ.

 

* Truyền giáo ở Trung Quốc

 

Truyền giáo ở Trung Quốc không có trở ngại ngay từ đầu.  Nhà thờ Công giáo đầu tiên lập ở Bắc Kinh (1650).  Hoàng đế và triều đình Trung Quốc không hề cấm đạo.  Lãnh tụ truyền giáo ở Trung Quốc là Matteo Ricci cho phép người Công giáo Trung Quốc được thờ người chết như theo truyền thống (veneration of the dead).  

 

Giáo hội La Mã không đồng ý việc làm thích nghi nầy và ra lệnh cấm 2 lần (1692 và 1742).  Đó là "Sự bàn cãi về lễ nghi" (Rites controversy).

Ở Trung Quốc, Giáo hoàng Benedict XIV ra sắc lệnh "Ex Quo Singulari" (1742) lập lại ngôn từ của sắc lệnh cũ của Giáo hoàng Clement XI (1692) và nhấn mạnh sự trong sạch trong giáo điều và truyền thống Kitô giáo, phải được tuân giữ chống lại Tà giáo.  Nhà truyền giáo bị cấm không được tham gia vào thờ kính tổ tiên, vào Nho giáo và Hoàng đế Trung Quốc.  Sắc lệnh (Bull) nầy tiêu diệt mục tiêu truyền giáo của dòng Jesuits vào tầng lớp thượng lưu ở Trung Quốc.  Chính sách của Tòa Thánh là bản tử hình của việc truyền giáo ở Trung Quốc.  

Sau đó việc "Sự bàn cãi về Lễ nghi" (Rite Controversy) đưa tới Hoàng đế Khang Hi nên Hoàng đế ra lệnh việc truyền giáo là phạm luật.  Hoàng đế cảm thấy bị lừa (duped) và từ chối cho phép những thay đổi trong việc thực hành Kitô giáo vào lúc đó.

Vấn đề nầy kéo dài hàng trăm năm cho mãi tới năm 1939, Giáo hoàng Pius XII ra sắc lệnh cho phép người Công giáo được thờ cúng và sùng bái người chết (như tổ tiên của mình)

 

* Truyền giáo ở Mỹ châu

 

Vào thế kỷ 18, Dòng Jesuits ủng hộ người bản xứ ở Nam Mỹ chống lại quyền lực thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.  Tuy nhiên Giáo hoàng Clement XIII vẫn cố duy trì dòng Jesuits mặc cho áp lực chính trị ở Âu châu.  Năm 1713, các nhà lãnh đạo ở Âu châu hợp lại và chính thức bắt buộc Giáo hoàng đóng Dòng Jesuits.  Từ đó Dòng phần lớn ngưng hoạt động ở Âu châu.  

Năm 1814, Giáo hoàng Pius VII ra sắc lệnh Sollicituddo Omnium Ecclesiamrum phục hồi dòng Jesuits. 

 

Ở Nam Mỹ và Mexico, các nhà truyền đạo tiếp tục dưới quyền của chính phủ thuộc địa (Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha) cho tới thế kỷ thứ 19.  Junipero Serra (1713-1784), giáo sĩ dòng Franciscans người Tây Ban Nha lập ra hàng loạt những hội truyền giáo mà sau nầy trở thành những cơ quan quan trọng về kinh tế, chính trị và tôn giáo.  Đó là những hội truyền giáo ở Baja California và Alta California (ngày nay từ San Diego tới San Francisco).

 

Trong thế kỷ 19, ở các thuộc địa của mình ở Mỹ châu, chính quyền của 2 nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha lạm dụng quyền lực của mình không những đối với dân bản xứ mà còn đối với các hội truyền giáo (thường đứng cùng phe với người bản xứ).  

Ở Nam Mỹ, Dòng Jesuits bảo vệ dân bản xứ không bị buôn bán như nô lệ bằng cách lập ra những chỗ định cư bán độc lập gọi là "Reductions".  Giáo hoàng Gregory XVI tranh đấu với quyền lãnh đạo của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha bằng cách bổ nhiệm Giám mục của mình, kết tội chế độ nô lệ và buôn bán nô lệ trong năm 1839 (papal bull In supremo apostalatus), và chấp nhận thụ phong người bản xứ vào Tăng lữ mặc cho sự kỳ thị của chính quyền thuộc địa. 

Chỉ có sau khi chế độ thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha bị đổ bể (vào giữa thế kỷ 19), Giáo hội Công giáo LaMã mới lãnh đạo hoàn toàn hoạt động truyền giáo qua tổ chức truyền giáo "Propaganda Fide" của Giáo hội.

 

4. Đức Mẹ Mary


 

* Sùng bái Mary (Devotion to Mary)

 

Giáo hoàng Paul V (năm 1617) và Giáo hoàng Gregory XV (năm 1622) công bố: Tình trạng " Mary đã thụ thai không tinh khiết (non-immaculate)" là vô giá trị (invalid).  Có nghĩa là Sự thụ thai của Mary (sinh ra Jesus) là tinh khiết (Immaculate Conception).

Giáo hoàng Alexander VII tuyên bố (năm 1661) là Linh hồn của Mary không phạm tội từ nguyên thủy (free of original sin). 

Lòng thành kính Mary trong dân chúng tăng lên qua hành hương, sùng bái, kịch nghệ, thánh ca (hym), đám rước (procession) và giáo đoàn (fraternity).

 

* Tôn sùng Mary (Veneration of Mary)

 

Các Giáo hoàng từ xưa luôn muốn làm sáng tỏ sợi dây nối liền bên trong giữa Trinh nử Mary như là Mẹ của Thiên Chúa (Mother of God) và sự chấp nhận hoàn toàn của Giê-su Kitô (Jesus Christ) như là Con của Thiên Chúa (Son of God). 

Từ thế kỷ thứ 19, có môn học về Maria (Mariology) mở mang ra để giải thích sự tôn sùng Mary không những trong lãnh vực Đức tin vào Mary mà còn việc tôn thờ và sùng bái.  Giáo hoàng bắt đầu dùng sắc lệnh của mình (encyclicals) thường hơn.

         Giáo hoàng Leo XIII (the Rosary Pope), ra tất cả 11 sắc lệnh về Mary.

         Sùng bái "Đức Mẹ đồng trinh đầy ơn phước" (Blessed Virgin Mary) với 2 tín điều: Pius IX với Sự Thụ thai tinh khiết (Immaculate Conception) (1854) và Pius XII với Lễ Thăng thiên của Thánh mẫu đồng trinh Mary (Assumption of Mary).

         Các Giáo hoàng Pius IX, Pius XI và Pius XII chấp thuận sự sùng bái Mary hiện ra ở trần gian như ở Lourdes và Fatima.

Hội đồng Vatican lần thứ nhì làm sáng tỏ sự quan trọng của sùng bái Mary trong sắc lệnh Lumen gentium.  Trong khi Hội đồng nhóm họp, Giáo hoàng Paul VI công bố Mary là Mẹ của Giáo hội (Mother of the Church).

 

Như vậy trước Hội đồng Vatican thứ nhất, Giáo hoàng Pius IX được đại đa số các Giám mục ủng hộ, công bố tín điều của sự Thụ thai Tinh khiết (Immaculate Conception).

 

5. Giáo Hoàng


 

* Công  Đồng Vatican thứ nhất (1st Vatican Council)

 

Ngày 7-2-1862, Giáo hoàng Pius IX ra Hiến pháp của Giáo hoàng (Papal Constitution = Ad Universalis Ecclesiae) liên quan tới điều kiện gia nhập những Dòng Công giáo của giáo dân trong đó có viết ra nghi thức "Khấn Hứa Trang Nghiêm" (Solemn Vows).

 

Giáo lý về quyền Giáo trưởng của Giáo hoàng (papal primacy) mở mang thêm vào năm 1870 trong Hội Đồng Vatican, tuyên bố rằng "Trong sự xếp đặt của Thiên Chúa, Tòa Thánh La Mã giữ sự hoàn toàn siêu việt (preeminence) của quyền lực thông thường trên tất cả những Giáo hội khác".

Cộng đồng cũng xác nhận giáo lý tín điều (dogma) 

         của Đặc quyền tối cao của Giáo hoàng (papal infallibility).  Tuyên bố rằng Đặc quyền tối cao của cộng đồng Kitô giáo trải rộng tới chính Giáo hoàng, khi Giáo hoàng diễn nghĩa giáo lý về Đức tin hay Đạo đức (faith or Morals) cần phải tuân giữ trong toàn Giáo hội).

         của Quyền lực tối cao của Giáo hoàng).  Thẩm quyền (jurisdiction) tối cao (supreme), đầy đủ (full), ngay tức khắc (immediate) và phổ thông toàn thế giới (universal) của Giáo hoàng.

 

Hội Đồng định nghĩa "lưỡng quyền" giáo trưởng của Giáo hoàng: một là đặc quyền tối cao trong giảng dạy về đức tin và đạo đức và hai là thẩm quyền giáo trưởng liên quan tới chính quyền và kỹ luật của Giáo hội.  Sự phục tùng (submission) cho cả "lưỡng quyền" là cần thiết cho đức tin và sự cứu rỗi của Công giáo. (faith and salvation).  Nó chối bỏ ý tưởng là lệnh của Giáo hoàng không có "giá trị sức mạnh trừ khi được xác nhận bởi lệnh của một quyền lực thế tục" và ý tưởng là quyết định của Giáo hoàng có thể được kháng cáo (appealed) lên một hội đồng toàn thế giới (ecumenical) "như là quyền cao hơn Giáo hoàng ở La Mã (Roman pontiff)".

 

6. Vatican City 

 

* Vấn Đề của Rome (1870-1929)

 

Năm 1870, một vương quốc mới được thành lập ở toàn bán đảo Ý và đóng đô ở Rome, đó là vương quốc Ý (kingdom of Italy).  Giáo hoàng Pius IX từ chối không tùy thuộc dưới quyền của chính phủ quân chủ và ở Vatican City (trong thành phố Rome) như một tù nhân.  Người Công giáo bị kỳ thị ở Ý như không được đi bầu chính quyền quốc gia (chỉ được bầu chính quyền địa phương)...

Tiếp theo, Giáo hoàng Leo XIII phải bảo vệ tự do tín ngưỡng của Giáo hội Công giáo chống lại sự ngược đãi và tấn công trong lãnh vực giáo dục, trưng dụng và sung công (expropriation) và xâm phạm những  nhà thờ Công giáo, những âm mưu luật pháp chống lại Giáo hội và những tấn công dã man cuối cùng dẫn đến những nhóm chống lại giáo sĩ toan tính liệng thi thể của Giáo hoàng Pius IX xuống sông Tiber (7/13/1881).

Giáo hoàng Leo XIII tính dời Tòa Thánh từ Rome về Trieste hay Salzburg nhưng bị Hoàng đế Áo-Hung từ chối khéo léo.

Sự mất quyền thế tục của Giáo hoàng đem trở lại uy tín (prestige) cho Giáo hoàng.  Các nhà quân chủ của các nước Công giáo ở Âu châu phục hồi vào thế kỷ thử 19 xem Giáo hoàng như đồng minh hơn là đối đầu về quản trị.  Sau đó nhưng chính phủ lập hiến không có ràng buộc giáo sĩ vào chính sách của hoàng gia, người Công giáo được tự do theo quyền lãnh đạo tâm linh của Giáo hoàng.  Giáo hoàng của thế kỷ 19 và 20 xử dụng quyền tâm linh với lòng sốt sắng và trong mọi phương diện của đời sống tôn giáo.  Thí dụ như từ thời Giáo hoàng Pius IX (1846-1878) Tòa Thánh lần đầu tiên trong lịch sử kiểm soát hoạt động truyền giáo khắp toàn thế giới.

 

* Thành hình của Vatican (1929)

 

Điều đình về "Vấn đề Rome" bắt đầu từ 1926.  Năm 1929, 3 Hiệp ước Lanteran (Lanteran pacts) ký giữa Thủ tướng Benito Mussolini đại diện cho vua Victor Emanuel III và Hồng y Bộ trưởng Nội vụ Pietro Gaspani đại diện cho Giáo hoàng tại lâu đài Lanteran.

         Tạo ra Vatican City là một quốc gia được bảo đảm hoàn toàn quyền độc lập với quyền tối cao của Tòa Thánh.

         Công Giáo (Catholicism) là tôn giáo của nước Ý

         Giáo hoàng được yêu cầu giữ trung lập trong các liên hệ quốc tế (neutrality in international relations).

         Hiệp ước (agreement) về tài chánh được chấp nhận như là giải pháp cho yêu cầu của Tòa Thánh đối với nước Ý khởi từ việc mất quyền thế tục vào năm 1870.

 

* Đệ Nhị thế chiến (1939-1945)

 

Vatican giữ trung lập trong suốt Đệ nhị Thế chiến.  Năm 1944, Hitler đem quân Đức chiếm nước Ý và Rome nhưng chừa Vatican.  Vì Tòa Thánh bí mật cứu giúp quân nhày dù Đồng Minh bị bắn rơi nên Hitler gần muốn đánh Vatican.  May mắn là Rome được chiếm lại trước khi sự kiện nầy xảy ra.

Giáo hoàng Pius XII giúp 15 triệu người bị mất chỗ ở và tỵ nạn, mở rộng Hội đồng Hồng y (College of Cardinal), không còn đa số là người Ý nữa.

 

Sau 1945, người Công Giáo bị ngược đãi ở Liên Xô và các nước Cộng sản: 60 triệu người Công giáo ở Liên Xô với 10 ngàn giáo sĩ và tín đồ bị giết, và hàng triệu bị tù đày vào trong những Gulags ở Liên Xô (và Trung Cộng).  Chế độ Cộng sản ở Albania, Bulgaria, Romania và Trung Quốc thực hành tiêu diệt Giáo hội Công giáo trong nước.  

 

Bs PHAN THƯỢNG HẢI biên soạn và giữ bản quyền

 

Bài viết này là trích đoạn từ 2 bài đăng trong phanthuonghai.com

         1) Lịch Sử Kitô Giáo Thời Cổ Đại (Bs Phan Thượng Hải)

         2) Lịch Sử Công Giáo Thời Cận Đại (Bs Phan Thượng Hải)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét