Suốt
40 năm
từ sau 1975, phải đầu tắt mặt tối, bao tâm trí dồn vào sinh nhai, lo
chén cơm
manh áo cho gia đình, nên không còn nghĩ đến thi ca thơ thẩn. Kiến thức
bị lụn dần, những hiểu biết về thơ văn cũng đi vào quên lãng.
Mãi đến những năm đầu của thế kỷ 21, điều kiện
vật chất gia đình tương đối tạm ổn, tôi mới làm quen với máy vi tính qua sự hướng
dẫn của con và dâu. Đến khi mạng internet phát triển khá mạnh, thế là tôi không
bỏ lỡ cơ hội tìm lại cái vốn hiểu biết của ngày xưa.
Điều quan
trọng nhất đối với tôi chính là thi ca. Ngoài những nguyên tắc căn bản về luật
các thể thơ không hề quên, nhưng có những chi tiết phụ thì chỉ nhớ mập mờ, thiếu
sót, ví dụ như về Điệp Tự trong thơ Đường Luật.
Khi xem các
trang mạng nói về thơ Đường Luật cũng như các Thi Đàn…tất cả điều cho rằng
không được lập lại những từ đã dùng, như thế bị lỗi Điệp Tự. Đây chính là điều
tôi rất ngạc nhiên, vì trước đây, thời còn đi học, tôi từng xem các sách về thi
ca của các Học giả Tiền Bối xuất bản vào những thập niên từ 30 đến 60 của thế kỷ 20, trong số đó có quyển đề cập đến vấn
đề nầy, tôi còn nhớ mang máng là vẫn có thể dùng lại từ đã sử dụng một hai lần,
ngoại trừ trường hợp Điệp Vận. Chính vì thế tôi đã mạnh dạn trả lời khi các em
đang tìm hiểu về thơ Đường Luật hỏi, cũng như tôi viết quan điểm này của mình
trong một số bài về Đường Luật Thi nơi Blog cá nhân.
Nguyên nhân
khiến tôi bảo thủ quan điểm này , vì tôi rất tự tin về vốn hiểu biết thơ Đường
Luật của mình. Nhất là không có một tài liệu hoặc văn bản nào cho rằng thơ
Đường Luật không được phép dùng Điệp Tự, hai là thơ của Tiền Nhân đều có Điệp Tự.
Thí dụ:
(những chữ
Đậm là Điệp Tự)
Bạn Đến Chơi Nhà
Đã bấy lâu nay bác tới nhà,
Trẻ thì đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu, sóng cả, khôn chài cá;
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ;
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây, ta với ta
Trẻ thì đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu, sóng cả, khôn chài cá;
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ;
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây, ta với ta
Nguy ễn Khuyến
Đêm Thu
Vườn thu óng ả nét thuỳ dương,
Đưa nhẹ đêm thu cánh hải đường.
Lóng lánh rẻo vàng gieo bến nguyệt,
Phất phơ tơ nhện tủa ngàn sương.
Chim hồi hộp mộng cơn mưa lá,
Cúc vẩn vơ hồn ngọn gió hương.
Say khướt hơi men thời Lý Bạch,
Non xa mây phới nếp nghê thường
Đưa nhẹ đêm thu cánh hải đường.
Lóng lánh rẻo vàng gieo bến nguyệt,
Phất phơ tơ nhện tủa ngàn sương.
Chim hồi hộp mộng cơn mưa lá,
Cúc vẩn vơ hồn ngọn gió hương.
Say khướt hơi men thời Lý Bạch,
Non xa mây phới nếp nghê thường
Quách Tấn
Tuy nhiên tôi không thể phản đối mạnh quan điểm về Điệp Tự của các trang mạng cũng như người làm thơ thời nay, lý do là chưa tìm lại được những sách trước đây mình đọc và tìm học, bởi sách tôi từng có đã không còn. Vì nói phải có sách, mách phải có chứng.
Thế là tôi
thường xuyên đi tìm những sách của các học giả nổi tiếng ngày xưa mà tôi từng
xem.
Thời gian
cứ trôi đi, tôi vẫn chưa tìm ra điều mình muốn.
Cách
nay gần
một năm, tôi tìm được quyển “Việt Thi” của Trần Trọng Kim phát hành năm
1949. Thật vui, nhất là chương ” Thơ và Qui Tắc Làm Thơ” xem đi xem lại
rất kỹ, nhưng không thấy đề cập đến Điệp Tự.
Thất vọng vì
điều mình muốn tìm vẫn không thấy. Thế là tôi lại tiếp tục.
Gần đây, thật
bất ngờ, Tôi tìm thấy trên Internet quyển “Việt Hán Văn Khảo” của Phan Kế Bính
xuất bản năm 1938. Mừng quá, tôi vội copy về máy mình.
Không gì sung sướng hơn, tôi đã bắt gặp điều
mình muốn tìm ở trang 104 , đó là điều thứ 8 nói về “ Kỵ trùng chữ, trùng ý và
trùng điệu”, ở mục “ Luận Riêng về Phép Làm Thơ “.
Trong điều
thứ 8 này, khi đề cập đến kỵ trùng chữ
(Điệp Tự), Cụ Phan Kế Bính nói rất rõ:
“ Trong 8 câu thơ, trên
dưới trùng một hai chữ thì được, còn 4 câu giữa thì không nên trùng chữ nào…”
Như thế, Người làm thơ được phép điệp tự giống như những bài thơ thí dụ ở trên, nhưng không được
phép điệp tự ở các câu 3,4,5 và 6 (cặp Thực và cặp Luận).
Đã quá rõ
ràng. Quan Điểm về Điệp tự của tôi không sai. Chỉ có điều trí nhớ về vấn đề này
không trọn vẹn. Cám ơn Internet đã giúp tôi tìm lại những gì mình đã quên sau
mấy mươi năm không có thời gian nghĩ đến thơ ca.
Như thế chứng tỏ một điều là một số các trang mạng hay người làm thơ đã truyền cho nhau điều không hề dựa vào một
tài liệu nào, và không hề được kiểm chứng.
Tóm lại, giờ đây tôi có thể mạnh dạn phản bác những trang mạng, những ai cho rằng: Người làm thơ không được sử dụng Điệp Tự khi làm thơ Đường Luật. Nói rõ hơn, theo đúng nguyên tắc, thơ Đường Luật được phép sử dụng Điệp Tự như điều cụ Phan Kế Bính truyền dạy trong quyển Việt Hán Văn Khảo.
Tóm lại, giờ đây tôi có thể mạnh dạn phản bác những trang mạng, những ai cho rằng: Người làm thơ không được sử dụng Điệp Tự khi làm thơ Đường Luật. Nói rõ hơn, theo đúng nguyên tắc, thơ Đường Luật được phép sử dụng Điệp Tự như điều cụ Phan Kế Bính truyền dạy trong quyển Việt Hán Văn Khảo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét