Thứ Năm, 28 tháng 6, 2018

Quá Kim Liên Tự 過金蓮寺 - Phạm Đình Hổ 1768 - 1839



過金蓮寺             Quá Kim Liên Tự 

萍梗漂浮客故京 Bình ngạch phiêu phù khách cố kinh 
金蓮寺裡幾回經 Kim Liên tự lý kỷ hồi kinh 
三秋樹色連村翠 Tam thu thụ sắc liên thôn thuý 
萬頃湖光一鏡平 Vạn khoảnh hồ quang nhất kính bình 
瓦雀巢邊參定相 Ngoã tước sào biên tham định tướng 
石榴叢畔渡經聲 Ngoã tước sào biên tham định tướng 
浮生自是多勞漉 Phù sinh tự thị đa lao lộc 
時向空門得靜名 Hướng không môn đắc tĩnh danh. 

範廷琥                 Phạm Đình Hổ 1768 - 1839
***
Dịch nghĩa
Cánh bèo trôi nổi, làm khách kinh đô cũ
Nơi chùa Kim Liên, đã mấy lần qua
Sắc lá ba thu, liền với xóm làng xanh biếc
Vạn khoảnh hồ sáng, phẳng lặng như một tấm gương
Tổ sẻ ngói ở bên, tham định tướng
Khóm thạch lựu gần cạnh, đón tiếng kinh
Kiếp phù sinh tự gặp nhiều vất vả
Thường hướng cửa thiền để được yên thân

Dịch Thơ:
Qua Chùa Kim Liên

Khách bèo dạt nơi kinh thành cổ
Chùa Kim Liên mấy độ thăm qua.
Ba thu, cây biếc, xóm nhà,
Hồ trong phẳng lặng như là mặt gương.
Tổ sẻ ngói như dương định tướng
Khóm thạch hựu đang tưởng lời kinh,
Phù sinh thương xót phận mình
Cửa thiền thanh tịnh tâm tình lặng yên

Mailoc phỏng dịch
***
Qua chùa Kim Liên

Thân tựa cánh bèo dạt cố kinh
Chùa xưa ghé lại, nặng ân tình
Trời thu sắc nhuộm, cây ngời biếc
Mặt nước gương soi, cảnh lặng thinh
Sẻ ngói gật gù, tâm chánh niệm
Lựu vườn đứng lặng, trí an nhiên
Phù sinh một kiếp đầy lo lắng
Tìm đến cửa thiền dạ ổn yên

Phương Hà phỏng dịch
***
Qua Chùa Kim Liên

Thân bèo trôi nổi cổ thành
Chùa Kim Liên đã bao lần ghé qua
Ba năm cách biệt quê nhà
Hồ trong phẳng lặng như là gương soi
Tổ sư thiền định đang ngồi
Mõ chuông bên cạnh,vang lời kệ kinh
Xét than cũng kiếp phù sinh
Thôi thì hồi hướng để mình được yên.

Song Quang
***
Thăm Chùa Kim Liên

Thân bèo trở lại cố đô
Kim Liên chùa cũ ghé vô nơi này
Ba năm vẫn biếc hàng cây
Kìa muôn điểm sáng ngập đầy hồ yên
Cả nhà sẻ cũng tham thiền
Nghe kinh lựu đá ngoài hiên ngóng chờ
Cuộc đời sướng khổ khó ngờ
Tìm về cửa phật tâm giờ được an.

Quên Đi
***
Qua Chùa Kim Liên

Cố đô mặc khách cánh bèo trôi
Mấy độ Kim Liên Tự ghé rồi
Sắc lá ba thu làng xóm biếc
Hồ gương vạn khoảnh mảnh trăng đôi
Tổ gần sẻ ngói tham thiền định
Thạch lựu kề bên chánh niệm thôi
Một kiếp phù sinh trong bể khổ
Cửa chùa nương bóng tấm thân côi

Mai Xuân Thanh
Ngày 26 tháng 06 năm 2018
***

2. CHÚ THÍCH:
* Kim Liên Tự 金蓮寺 : Là ngôi chùa nổi tiếng ở Thăng Long, nằm sát bên Hồ Tây, nay thuộc phường Quảng Bá, quận Tây Hồ, Hà Nội.

* Bình Ngạnh 萍梗 : Bình là Bèo, Ngạnh là Cành Nhánh; nên Bình Ngạnh là Cánh bèo có rể mà không nơi bám, thường dùng để ví với những người sống rày đây mai đó, không có chỗ ổn định.

* Phiêu Phù 漂浮 : Phiêu là Trôi, Phù là Nổi; nên Phiêu Phù có nghĩa là Trôi Nổi Nôi Trôi.

* Vạn Khoảnh 萬頃 : Một trăm mẫu là một KHOẢNH, nên Vạn Khoảnh là chỉ không gian hoặc mặt bằng rất to lớn.

* Ngõa Tước 瓦雀 : Ngõa là Ngói, Tước là Chim Se Sẻ; Ngoã Tước là tên riêng của Chim Sẻ, vì loại chim này hay làm ổ và sống ở giữa rường nhà và mái ngói mà có tên Ngõa Tước. Nên, Ngõa Tước Sào chỉ có nghĩa là Tổ Chim Sẻ mà thôi.

* Tham Định 參定 : là Tham thiền nhập định.

* Thạch Lựu 石榴 : là Cây Lựu, Trái Lựu; ở đây vì muốn đọc cho đúng Luật Bằng Trắc nên mới đọc là Thạch Lưu. Thạch Lựu Tùng là Cái Khóm hoặc Cái Chòm cây lựu.

* Độ Kinh 渡經 : là Hồi kinh siêu độ.
* Tự Thị 自是 : là " Tự nó đã là ..."; nên có nghĩa là "Vốn Dĩ..."

1. DỊCH NGHĨA:

Ghé Ngang qua chùa Kim Liên

Như cánh bèo trôi nổi, nay ta lại làm khách của đất kinh thành cổ xưa nầy, nơi chùa Kim Liên mà ta đã mấy lần ghé qua. Đã ba mùa thu qua rồi, nhưng màu sắc của cỏ cây nơi đây vẫn xanh biếc đến cuối thôn, và mặt Tây Hồ mênh mông trước mắt vẫn như một tấm gương phẵng lặng loang loáng. Các nhà sư vẫn đang tham thiền nhập định vô sắc tướng bên các tổ chim sẻ ríu rít trên rường, và tiếng tụng kinh siêu độ thế nhân vẫn văng vẳng bên chòm thạch lựu trước hiên chùa. Kiếp phù sinh vốn dĩ đã nhiều lao nhọc rồi, cho nên đôi lúc ta cũng nên hướng về cửa không để tìm chút yên tĩnh nào đó cho tâm hồn. 

Cảnh chuà Kim Liên thật yến ắng thanh tịnh, làm cho tâm hồn của người lãng tử phiêu bạt trôi nổi đó đây của Phạm Đình Hổ khi đi ngang qua đây cũng tìm lại được chút yên tĩnh của kiếp phù sinh vốn đã nhiều vất vả nổi chìm !

4. DIỄN NÔM:
Qua Chùa Kim Liên

Trôi nổi lại làm khách cố kinh,
Kim Liên chùa cũ đến bao lần.
Ba thu cây cỏ liền thôn biếc,
Muôn khoảnh hồ gương phẳng nước xanh.
Kinh độ thế nhân vang khóm lựu,
Sư thiền nhập định ngẫm nhân sinh.
Cuộc đời vốn dĩ nhiều lao nhọc,
Tìm chút an nhàn chốn cửa không!

Đỗ Chiêu Đức

Đây là bài diễn Nôm tệ hại nhất, vì 5 vần, không vần nào ăn vần nào cả!
....................................................

Dưới đây là tài liệu văn học tìm thấy trên thivien.net . Nhận thấy có nhiều từ và câu giải thích chưa đúng nghĩa (chỉ theo ý của riêng tôi). Nên trích ra đây để THAM KHẢO, chớ không dám chê trách việc làm của người đi trước.
ĐCĐ

Quá Kim Liên Tự

Bình ngạch phiêu phù khách cố kinh,
Kim Liên tự lý kỷ hồi kinh.
Tam thu thụ sắc liên thôn thuý,
Vạn khoảnh hồ quang nhất kính bình.
Ngoã tước sào biên tham định tướng,
Thạch lựu tùng bạn độ kinh thanh.
Phù sinh tự thị đa lao lộc,
Thời hướng không môn đắc tĩnh danh.

Dịch nghĩa

Cánh bèo trôi nổi, làm khách kinh đô cũ
Nơi chùa Kim Liên, đã mấy lần qua
Sứac lá ba thu, liền với xóm làng xanh biếc
Vạn khoảnh hồ sáng, phẳng lặng như một tấm gương
Tổ sẻ ngói ở bên, tham định tướng
Khóm thạch lựu gần cạnh, đón tiếng kinh
Kiếp phù sinh tự gặp nhiều vất vảThường hướng cửa thiền để được yên thân

Chỉ trích ra để tham khảo và trao đổi mà thôi!
Nay kính,

Đỗ Chiêu Đức

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét