Bắt đầu nằm chung với bệnh nhân nào đây trong phòng cấp cứu của khoa,
nếu mình còn tỉnh để thấy. Rồi thì cũng nghiêng đầu qua thì kề bên chân
của bạn cùng giường, rồi người nào cũng một hoặc hai dây dẫn truyền máu
hoặc thuốc, ghim xuống chỗ nào cơ thể còn tiếp nhận được. Phải chịu nhờ
vợ tôi mỗi khi toilet tại chỗ, không còn sức để đi đến phòng vệ sinh
chung cuối dãy lầu của khoa, lại còn xếp hàng chờ tới phiên mình, cộng
thêm dây nhợ dẫn truyền nếu chưa ngưng được.
Người nuôi bệnh được cô y tá quản lý phát cho một áo mỏng vàng nhạt khoác ngoài, được phép chăm sóc bệnh nhân từ bốn giờ sáng, vệ sinh cá nhân, thay quần áo của trại, cho ăn sáng, xong ra ngoài hành lang chờ lúc bác sĩ khám xong mới được vào giường bệnh nhân săn sóc tiếp. Khi dịch truyền bị ngưng hoặc hết dung dịch trong chai đang treo thì tìm gọi cô điều dưỡng điều chỉnh. Cứ như thế có khi đến một, hai giờ sáng hôm sau mới tìm chỗ ngả lưng. Hoặc trải manh chiếu nhỏ dưới giường bệnh nhân để khi gọi là có ngay, hoặc nằm dọc theo đường đi xuống nhà vệ sinh chung, nhiều lúc nước rơi trên mình. Vợ tôi nếu nuôi bệnh thì quá lắm đến hai tuần là trở thành bệnh nhân mới.
Hu hu,hu hu,…tiếng khóc của đứa con nuôi bệnh nho nhỏ vang lên cách mấy giường bệnh. "Sao mẹ bỏ con ở lại một mình…”, điệp khúc ấy cứ vang lên đều đặn. Chắc là khoảng một, hai giờ sáng. Người mẹ đang thoi thóp thở bằng ống dưỡng khí, chờ gia đình rước về. Có bữa thì tiếng gọi điện thoại vang lên cả phòng bệnh đều nghe: "Mẹ nói con qua nhà bác hai nói bà nội bác sĩ chạy rồi, thuê xe lên rước về”. Một lúc sau: "Con gọi cho chú Út kêu xe lên rước bà nội về cho kịp còn thấy bà con”. Có lẽ bệnh nhân có con đông, khi còn sống còn nhiều đứa lo, lúc sắp chết thì sao chưa ai nhận về lo việc tang ma. Hầu như ngày nào cũng có người bệnh ra đi vĩnh viễn từ phòng cấp cứu, đồng thời cũng có nhiều người qua cơn hiểm nghèo được chuyển qua phòng theo dõi điều trị kế bên.
Người nuôi bệnh được cô y tá quản lý phát cho một áo mỏng vàng nhạt khoác ngoài, được phép chăm sóc bệnh nhân từ bốn giờ sáng, vệ sinh cá nhân, thay quần áo của trại, cho ăn sáng, xong ra ngoài hành lang chờ lúc bác sĩ khám xong mới được vào giường bệnh nhân săn sóc tiếp. Khi dịch truyền bị ngưng hoặc hết dung dịch trong chai đang treo thì tìm gọi cô điều dưỡng điều chỉnh. Cứ như thế có khi đến một, hai giờ sáng hôm sau mới tìm chỗ ngả lưng. Hoặc trải manh chiếu nhỏ dưới giường bệnh nhân để khi gọi là có ngay, hoặc nằm dọc theo đường đi xuống nhà vệ sinh chung, nhiều lúc nước rơi trên mình. Vợ tôi nếu nuôi bệnh thì quá lắm đến hai tuần là trở thành bệnh nhân mới.
Hu hu,hu hu,…tiếng khóc của đứa con nuôi bệnh nho nhỏ vang lên cách mấy giường bệnh. "Sao mẹ bỏ con ở lại một mình…”, điệp khúc ấy cứ vang lên đều đặn. Chắc là khoảng một, hai giờ sáng. Người mẹ đang thoi thóp thở bằng ống dưỡng khí, chờ gia đình rước về. Có bữa thì tiếng gọi điện thoại vang lên cả phòng bệnh đều nghe: "Mẹ nói con qua nhà bác hai nói bà nội bác sĩ chạy rồi, thuê xe lên rước về”. Một lúc sau: "Con gọi cho chú Út kêu xe lên rước bà nội về cho kịp còn thấy bà con”. Có lẽ bệnh nhân có con đông, khi còn sống còn nhiều đứa lo, lúc sắp chết thì sao chưa ai nhận về lo việc tang ma. Hầu như ngày nào cũng có người bệnh ra đi vĩnh viễn từ phòng cấp cứu, đồng thời cũng có nhiều người qua cơn hiểm nghèo được chuyển qua phòng theo dõi điều trị kế bên.
Bác sĩ T. sau những lần điều trị trước, qua giới thiệu gởi gấm của Bác sĩ bạn con tôi nên thường gọi tôi bằng thầy, dù chưa học tôi chữ nào: "Thầy đã ổn định và đang chờ kết quả xét nghiệm dịch lấy từ phổi, nên em chuyển thầy khỏi phòng chăm sóc đặc biệt, qua phòng bên em sẽ điều trị tiếp, tránh lây nhiễm bệnh nguy hiểm khác”. Thật là mừng vì qua bên kia ít chứng kiến cảnh hấp hối của người khác hơn, lại có khi mình đóng vai trò đó. Phòng mới cũng vẫn hai bệnh nhân nằm quay đầu nhau trên một giường cá nhân, không biết mình sẽ nằm chung bệnh gì đây?
Hơn một tuần đã có kết quả dịch phổi, bác sĩ nói không có dấu hiệu xấu. Như vậy tiếp tục truyền dịch trụ sinh, ngày ba lần mười hai chai nhỏ và chích insulin tiểu đường, uống thuốc viên huyết áp, mang máy khử sắt cho đủ hai tuần, tốt thì xuất viện. Lúc này sao mạch máu lặn đâu mất, tội nghiệp cho mấy y tá còn đang thực tập tìm chỗ ghim kim, mỗi lần phải hai, ba chỗ mới truyền được thuốc. Lại thêm thường bị gián đoạn lại phải thay kim mới. Vợ tôi thường đến một, hai giờ sáng mới tìm chỗ dưới đất trải chiếu ngả lưng gần đó để có gì bất thường thì hay liền.
Mới vừa dứt chai thuốc chót và vợ tôi đã gọi được cô điều dưỡng trực đến tháo kim tiêm mạch máu, tôi mơ màng đi vào giấc ngủ khoảng hai mươi ba giờ. Giật mình xoay ra ngoài, vì bên trong đang có bệnh nhân khác, cho đở mỏi thì thấy mình rơi vào khoảng không. Phản xạ tự nhiên tự ôm đầu lăn theo chiều rớt xuống chạm đất vang lên một tiếng. "Ổng rớt đất, ổng rớt đất”. Vợ tôi chạy đến ngay chăm chút xem có sứt mẻ chỗ nào không và hỏi rối rít “Có trúng đâu không? Có đau chỗ nào không?”, vì bệnh tôi là phải tránh vết thương chảy máu khó cầm lại được, lâu lắm mới lành. Cũng may, chỉ vai cùng bàn tay che đầu cùng bên hông đùi chịu chạm đất là đau, không chảy máu chỗ nào. Chắc cũng nhờ giờ mình cũng nhẹ dưới năm mươi ký. Vợ tôi đã hoàn hồn, bắt tôi nằm ngay lại sát vào bệnh nhân nằm chung, dặn không được xoay mình, luôn nhớ là nằm meo lắm,lăn qua là rớt đất. Biết vậy mà nằm yên hoài không chịu nổi, tê cứng cả người, xoay vào trong thì chạm phải người bệnh chung giường.
Bệnh nhân khác được đưa đến nằm chung, hỏi biết lớn hơn tôi hai tuổi,
thương binh cách mạng chỉ còn một chân và chân kia cắt tới háng. Có hai
đứa con trai đưa từ Bình Thuận chuyển viện vào. Đã hơn mười một giờ mà
cha con vẫn còn cãi nhau lớn tiếng, xen lẫn chửi
thề khi ông già tiểu tiện tại chỗ. Cả phòng bệnh bất bình không ngủ
được, chỉ vợ tôi dám yêu cầu họ nói nhỏ để người khác nghỉ ngơi. Vợ tôi
lại phải tìm cô y tá trực cho chuyển tôi qua giường kế bên, có ông cha
được bác sĩ cho về hồi chiều, sáng mai mới trở lại.
Hôm nay là thứ sáu, lát nữa bác sĩ khám mà cho về thì đến chiều vợ tôi sẽ nhận giấy gọi đóng tiền, lãnh thuốc xong, sáng sớm thứ bảy kêu xe taxi về nhà Long An thì mừng lắm. Nếu chưa cho về thì phải đến ngày thứ hai làm thủ tục, sáng thứ ba mới được về nhà. Hồi sáng vợ tôi phải thiệt nhanh tìm bác sĩ khám, nếu còn ở lại chắc không chịu đựng nổi. Đến tám giờ bác sĩ đến khám bệnh, thăm hỏi xong bác sĩ nói anh muốn về bữa nay không? Đúng là điều tôi mong đợi nãy giờ, nằm lại nữa chắc sẽ mắc thêm bệnh khác.
Kỳ nầy xuất viện về nhà ráng làm sao để đừng trở vào bệnh viện nằm hai người một giường nữa.
Hôm nay là thứ sáu, lát nữa bác sĩ khám mà cho về thì đến chiều vợ tôi sẽ nhận giấy gọi đóng tiền, lãnh thuốc xong, sáng sớm thứ bảy kêu xe taxi về nhà Long An thì mừng lắm. Nếu chưa cho về thì phải đến ngày thứ hai làm thủ tục, sáng thứ ba mới được về nhà. Hồi sáng vợ tôi phải thiệt nhanh tìm bác sĩ khám, nếu còn ở lại chắc không chịu đựng nổi. Đến tám giờ bác sĩ đến khám bệnh, thăm hỏi xong bác sĩ nói anh muốn về bữa nay không? Đúng là điều tôi mong đợi nãy giờ, nằm lại nữa chắc sẽ mắc thêm bệnh khác.
Kỳ nầy xuất viện về nhà ráng làm sao để đừng trở vào bệnh viện nằm hai người một giường nữa.
Huỳnh Hữu Trí
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét