Thứ Hai, 10 tháng 4, 2017

Phóng Sự


Cái người đầu tiên viết phóng sự thành công là ai? Người đầu tiên xứng đáng đeo Mề Đay để vinh danh phóng viên là ai? Hẳn nhiên là Ngô Tất Tố rồi! Nhưng cái danh hiệu Phóng Viên Tài Ba , Phóng Viên Chân Chính là do nhân dân phong tặng chứ không phải người Pháp (!) . Dĩ nhiên các chính quyền sau này cũng không đủ chính danh để tôn vinh cụ (?) .

Chả hiểu cụ vào cửa Khổng sân Trình tới đâu? Cụ Lều Chõng ra sao? Nhưng ai cũng phải công nhận cụ chữ nghĩa đầy mình . Cụ có cổ học nhưng lại khoái chữ Tây và văn minh Tây (!) mặc dù các quan cai trị Đông Dương thì … khá là Đểu!!!
Cụ viết khá nhiều, nhưng tôi đọc cuốn phóng sự “ Việc Làng “ thì rất giựt mắt, chạm nọc và … thấm thía vì … tôi sanh tại thôn quê ! làng tôi rất là thơ mộng … cho đến khi tôi đọc Việc Làng của cụ! Tôi cũng đã từng đọc: Đồ Phồn , Vũ Trọng Phụng , Nam Cao , Tú Mỡ , Hoàng Đạo … nhưng … chưa đã! Tới khi cụ Ngô cho những quan làng và những dân làng thèm thuồng, ngấm nghé miếng thịt giữa làng thì … tôi hết chịu nổi!!!

Lúc đó ông Phạm Quỳnh hô hào Cải Lương Hương Chính. Rồi những ông làm báo Minh Tân, Thanh Nghị, Tao Đàn … muốn tiến nhanh …” đi tắt đón đầu “ người Pháp , 
Dĩ nhiên là dân quê đọc … hiểu … chết liền! Trong số những người như Phan Kế Bính , Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học … muốn bàn giao cổ học cho những người tân học (!) thì Ngô Tất Tố sừng sững như một cây cổ thụ… một người Khổng Lồ!
Đọc văn của cụ ai mà không xốn xang, bàng hoàng, tủi hận … và suy nghĩ hoài: Làm sao bây giờ! Ôi cái phong tục, cái truyền thống nơi làng xã mà hàng ngàn người ca tụng… nó hay ho như vậy sao???
Làm thế nào bây giờ! Làm thế nào để không ca tụng những ông tù trưởng ở trần đóng khố Nghiêu Thuấn ! Làm thế nào để đẩy mấy ông Tống Nho đi chỗ khác chơi… Hãy vứt béng cái trò Lý Học của Tống Nho vào sọt rác! Làm thế nào để tư tưởng ta vượt khỏi lũy tre xanh. Làm thế nào để ta đêm nằm không phải kéo chiếu chăn lên xuống để ấm đầu, ấm chân… trong khi nghe những tiếng sáo diều rên rỉ… buồn thúi ruột!!!

Làm thế nào bây giờ? Nếu ở trong nhà mà nói chuyện cải lương… thì ông già cho mấy cái bạt tai! Ở làng mà nói chuyện cải lương thì các kỳ hào sẽ nói: A! Thằng này gây sự! Ở trong nước mà nói chuyện cải lương thì các ông lớn chụp ngay cho cái nón phản động!!! Ôi ! Truyền thống là cái gì mà sao nó nặng gấp ngàn lần xiềng xích!
Miếng thịt giữa làng có ý nghĩa gì mà người ta ăn một miếng sẽ… hãnh diện ba đời! Các quan lớn ngày nay… ra ngoại quốc ăn ngon thì … nó lại là chuyện khác!
Ôi! Cái sĩ diện hão nó đã ăn sâu vào xương tủy dân ta rồi. Người ta viết gia phả nói ông cha mình là vĩ nhân, anh hùng, được ăn miếng thịt giữa làng, giữa nước, giữa… Liên Hiệp quốc!!!
Người ta viết (tôn lên hoài) những Danh Nhân, Cao Tăng, Anh Hùng… để dính máu ăn phần một cách rất thịnh soạn, và xin ấn, xin lộc các ngài sao cho … ba đời ăn không hết !!!
Cái phong tục truyền thống này còn lưu lại trong “ĐÁM MỔ BÒ “ của Phạm Lưu Vũ chăng? Cái nét đẹp bền vững, đậm đà bản sắc dân tộc này của làng xã (hạt nhân của đất nước này) nên bảo tồn chăng?
Ôi! Cái tư duy làng xã này… có lẽ… nó theo ta mấy thế kỷ nữa… khi các nước văn minh đã lên cung trăng… và sao hỏa!!!

Tôi nghĩ: Có lẽ ta không nên phát những tờ giấy “gia đình văn hóa“ cho một số gia đình… mà ta nên phát cho mỗi người một cái gương soi(!) để người ta nhìn vào cái bản mặt mình nó có một chút truyền thống nào không?

Chân Diện Mục

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét