Chúng
ta đều biết, Truyện Kiều đã ăn sâu vào các thành phần trong xã hội, từ
bình dân cho đến trí thức, mọi người, ai cũng có thể biết ít ra một đôi câu
trong Kiều, nếu không muốn nói là dân ta rất mê Kiều, từ đó phát
sinh ra những thú vui tao nhã. Các thú vui này xuất hiện mỗi khi có hội
hè, hay những lúc trà dư tửu hậu, như Bói Kiều, Nhái Kiều, Vịnh Kiều, Đố Kiều... trong đó có lẽ Lẩy Kiều là khó nhất.
Thế Lẩy Kiều là gì? Sao còn có tên gọi Tập Kiều? Lẩy Kiều và Tập Kiều có phải là một chăng?
I- Lẩy Kiều
-
"Lẩy Kiều" là thú tiêu khiển tao nhã và rất khó . Người
chơi sẽ lấy thơ
các câu từ những vị trí khác nhau trong Truyện Kiều, sau đó ghép lại
thành một bài thơ Lục Bát, nhưng mang ý nghĩa khác; một cảnh
khác, tùy theo ý muốn của người chơi Lẩy. Muốn chơi "Lẩy Kiều", người
chơi phải thuộc "Truyện Kiều", nắm rõ các diễn biến trong 3254 câu thơ.
Lẩy Kiều có thể dài hoặc ngắn tùy theo người chơi.
Thí dụ: (Những số đứng trước câu thơ trong các thí dụ bên dưới, chính là số thứ tự của câu thơ trong Truyện Kiều)
Tòng Phu
99. Rút trâm sẵn giắt mái đầu
1058. Cách tường, nghe có tiếng đâu họa vần.
1295. Khi gió gác khi trăng sân
296. Bầu tiên chuốc rượu câu thần nối thơ .
2179. Từ rằng: Tâm phúc tương cờ
2180. Phải người trăng gió vật vờ hay sao?
2781. Bấy lâu nghe tiếng má đào,
2782. Mắt xanh chẳng để ai vào có không?
2217. Nàng rằng: Phận gái chữ tòng,
2218. Chàng đi thiếp cũng quyết lòng xin đi!
181. Người đâu gặp gỡ làm chi,
182. Trăm năm biết có duyên gì hay không?
Kỷ Nữ
3197. Phím đàn dìu dặt tay tiên
3198. Khói trầm cao thấp tiếng huyền gần xa
177. Một mình lặng ngắm bóng nga
178. Rộn đường gần với nỗi xa bời bời
178. Rộn đường gần với nỗi xa bời bời
1065. Than ôi ! sắc nước hương trời.
1066. Tiếc cho đâu bỗng lạc loài đến đây
1066. Tiếc cho đâu bỗng lạc loài đến đây
Tương tư
1057. Ngậm ngùi rủ bước rèm châu,
1996. Rón chân đứng nép độ đâu nửa giờ.
365. Sông Tương một dải nông sờ,
366. Bên trông đầu nọ bên chờ suối kia.
Lạc Lối
13. Một trai con thứ rốt lòng,
14. Vương Quan là chữ, nối dòng nho gia.
14. Vương Quan là chữ, nối dòng nho gia.
1. Trăm năm trong cõi người ta,
2. Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
109. Nỗi niềm tưởng đến mà đau,
2496. Nghìn năm ai có khen đâu Hoàng Sào!
3245. Có đâu thiên vị người nào
3246. Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai,
3247. Có tài mà cậy chi tài,3248. Chữ tài liền với chữ tai một vần.
II- Tập Kiều
- "Tập Kiều" cũng giống như "Lẩy Kiều", chỉ khác một điều, là người chơi có thể thêm vào các câu Lục Bát do chính mình sáng tác.
Thí dụ: (các dòng chữ màu Xanh là thơ Kiều)
Nhân Sinh
Đêm thâu khắc lậu canh tàn
Gió cây trút lá, trăng ngàn ngậm gương.
Nửa đời sống kiếp tha hương
Gẫm câu thế sự cũng dường chiêm bao.
Mơ chi tước rộng quyền cao
Đỉnh chung kia chẳng thể nào bền lâu.
Duyên số
Tình ơi duyên số phủ phàng
Ngậm ngùi khi phải đôi đàng chia tay
Niềm đau đeo đẳng tháng ngày
Thôi đành hẹn kiếp sau này sánh vai
Đã không kẻ đoái người hoài
Chẳng duyên chưa dễ vào tay ai cầm.
Hiu Quạnh
Mời xuân chim én đưa tin
Thẹn thùng thiếu nữ xinh xinh trâm cài
Cửa trời rộng mở đường mây
Hoa chào ngỏ hạnh hương bay dặm phần
Gió đông kia đã bao lần
Khuê phòng lạnh vắng tủi thân canh trường.
Thâm nghiêm kín cổng cao tường
Cạn dòng lá thắm dứt đường chim xanh
Thật
là thú vị, ngoài giá trị trong văn học, Truyện Kiều còn mang lại những
thú vui tao nhã đến như thế. Phải chăng đây là trường hợp duy nhất, chỉ
Truyện Kiều mới có mà thôi.
Huỳnh Hữu Đức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét