(Nguyễn Trãi)
1. Bài thơ Thượng Nguyên Hỗ Giá Chu Trung Tác
沿江千里燭光紅, Duyên giang thiên lý chúc quang hồng,
彩鷁乘風跨浪篷。 Thái Nghịch thừa phong khóa lãng bồng.
十丈樓臺消蜃氣, Thập trượng lâu đài tiêu thận khí,
三更鼓角壯軍容。 Tam canh cổ giác tráng quân dung.
滄波月浸玉千頃, Thương ba nguyệt tẩm ngọc thiên khoảnh,
仙杖雲趨天九重。 Tiên trượng vân xu thiên cửu trùng.
午夜篷窗清夢覺, Ngọ dạ bồng song thanh mộng giác,
猶疑長樂隔花鐘。 Do nghi Trường Lạc cách hoa chung.
阮廌 Nguyễn Trãi
* Chú Thích:
- Thượng Nguyên 上元 : là Rằm tháng giêng, là Tiết Nguyên Tiêu.
- hỗ giá 扈駕 : HỖ là theo sau, hộ vệ; HỖ GIÁ : Đi theo hầu thuyền vua.
- Duyên Giang 沿江 : là Dọc theo bờ sông.
- Thái Nghịch 彩鷁 : là tên đặt cho một chiếc thuyền vua có vẽ hình con chim Nghịch đón gió với màu sắc rực rỡ.
- Thận khí 蜃氣 là Ảo ảnh. Ánh sáng rọi xuống biển, phản chiếu ngược lên trên không thành muôn hình vạn trạng, như lâu đài, chợ búa ... Ngày xưa cho là vì có con sò thần biến hóa ra cảnh thần tiên, nên gọi là “Thận Lâu Hải Thị 蜃樓海市 là Lầu Sò Chợ Biển" để chỉ các ảo ảnh về cảnh thần tiên trên biển chỉ là hư ảo không có thật.
- Cổ Giác 鼓角 : Cổ là Trống; Giác là Sừng. Nên CỔ GIÁC là Tiếng trống tiếng tù-và thổi trong quân lúc gác đêm.
- Thương Ba 滄波 : là Sóng xanh, xuất xứ từ THƯƠNG HẢI 滄海 là Biển xanh.
- Tiên Trượng 仙杖 : là Gậy tiên. Gậy tre của tiên chống, có thể hóa thành rồng cởi để bay lên mây xanh.
- Cửu Trùng 九重 : là Chín tầng. Theo truyền thuyết cổ đại của Trung Hoa thì Trời có 9 tầng, nên gọi là Cửu Trùng Thiên 九重天. Vua là Thiên Tử là con trời, nên cũng gọi vua là Đấng Cửu Trùng; Tiếng Nôm ta gọi là Chín Tầng, như mở đầu Chinh Phụ Ngâm Khúc có câu :
CHÍN TẦNG gươm báu trao tay,
Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh.
- Ngọ Dạ 午夜 : là Nửa đêm. Phiếm chỉ Đêm khuya.
- Trường Lạc 長樂 : là Cung Trường Lạc. Một cung điện của nhà Hán xưa ở trong thành Trường An (thuộc tỉnh Thiểm Tây Trung Quốc ngày nay), cùng với cung Vị Ương 未央 là nơi xưa Hán Cao Tổ hay đón tiếp quần thần và chư hầu.
* Nghĩa Bài Thơ:
Cảm Tác Ngày Rằm Thượng Nguyên Hỗ Giá trong Thuyền
Cả ngàn dặm dọc theo bờ sông đều rực sáng bởi ánh đuốc sáng rực. Chiếc thuyền có chạm hình chim Thái Nghịch rực rỡ đang cởi gió lướt đi trên sóng. Lầu thuyền cao mười trượng lấp lánh hư ảo như cảnh thần tiên trên biển, và tiếng trống giục hòa lẫn tiếng tù-và rít lên lúc canh ba càng làm tăng thêm vẻ hùng tráng của quân binh. Thuyền lướt trên sóng xanh với ánh trăng lắp loáng chìm trong đáy nước như muôn ngàn mảnh ngọc vỡ ra; những cây cột buồm như những cây gậy tiên như vươn cao và lướt trên mây lên tận chín từng trời. Ta chợt tỉnh giấc mộng thanh thản bên song thuyền lúc giữa đêm khuya, mà còn ngờ là đang nghe tiếng chuông hoa đang gọi chầu nơi cung Trường Lạc.
Quả là cảnh hỗ giá sau thanh bình chiến thắng trở về, với sĩ khí lên cao, đèn hoa rực rỡ trong đêm rằm Nguyên Tiêu sau Tết Nguyên Đán trên thuyền của vua đi. Nguyễn Trãi đã nằm trong khoang thuyền theo sau thuyền vua, nhìn ra trước mũi thuyền có chạm trổ hình chim nghịch với màu sắc rực rỡ như đang lướt đi trên sóng và các cột buồm như những chiếc gậy tiên đang chọc thẳng lên chín từng mây. Cảnh náo nhiệt với các đuốc hoa rực rỡ dọc theo bờ sông, cảnh hùng tráng với tiếng tù-và tiếng trống giục trên thuyền của quân binh đã vẽ nên một cảnh thanh bình thịnh vượng của một đất nước độc lập tự chủ sau những năm trầm luân trong đô hộ.
* Diễn Nôm:
Thượng Nguyên Hỗ Giá Chu Trung Tác
Ngàn dặm ven sông đuốc rực hồng,
Thuyên rồng cởi gió lướt trên sông.
Lâu thuyền mười trượng mờ tiên cảnh,
Còi trống ba quân vẳng khí hùng.
Trăng vỡ ngàn sao nhòa đáy nước,
Gậy tiên chín lớp vượt không trung.
Nửa đêm tỉnh mộng bên song cỏ.
Còn ngỡ chuông hoa Trường Lạc cung!
Lục bát:
Ven sông ngàn dặm đuốc hồng,
Mũi thuyền cởi gió lướt dòng sóng xanh.
Lâu thuyền cao xóa khí lành,
Trống còi giục giã đêm thanh hào hùng.
Trăng chìm đáy nước mông lung,
Gậy tiên vươn thẳng chín từng mây cao.
Nửa đêm tỉnh giấc song đào,
Còn ngờ Trường Lạc hôm nao gọi chầu.
Đỗ Chiêu Đức
***
2. Bài thơ Đề Kiếm:
藍山自昔臥神龍, Lam Sơn tự tích ngọa thần long,
世事懸知在掌中。 Thế sự huyền tri tại chưởng trung.
大任有歸天啓聖, Đại nhậm hữu quy thiên khải thánh,
昌期一遇虎生風。 Xương kỳ nhất ngộ hổ sanh phong.
國讎洗盡千年恥, Quốc thù tẩy tận thiên niên sỉ,
金匱終藏萬世功。 Kim quỹ chung tàng vạn thế công.
整頓乾坤從此了, Chỉnh đốn càn khôn tòng thử liễu,
世間那更數雄英。 Thế gian na cánh sổ anh hùng.
阮廌 Nguyễn Trãi
* Chú Thích:
- KIẾM ở đây là Thuận Thiên kiếm 順天劍 hay kiếm thần Thuận Thiên là thanh kiếm huyền thoại của vua Lê Lợi, người đã đem lại độc lập cho Việt Nam từ ách cai trị của nhà Minh phương Bắc.
- LAM SƠN 藍山 : Tên núi ở huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa ngày nay), năm 1418 (Mậu Tuất), Bình Định Vương Lê Lợi đã khởi nghĩa tại đây.
- NGỌA THẦN LONG 臥神龍 : "Ngoạ long" là con rồng nằm, thường dùng để chỉ Gia Cát Khổng Minh thời Tam Quốc (Trung Hoa) lúc còn ở ẩn tại Ngoạ Long Cương (huyện Nam Dương, tỉnh Hà Nam). Trong bài này, Nguyễn Trãi dùng "Ngoạ Thần Long" để chỉ Lê Lợi khi còn ở núi rừng Lam Sơn.
- THIÊN KHẢI THÁNH 天啓聖 : Trời bảo cho thánh nhân (tức Lê Lợi) biết. Chỉ việc Lê Lợi được trời cho kiếm thần trên có chữ "Thuận Thiên". Năm 1428 (Mậu Thân), Lê Lợi lên ngôi vua, lấy hiệu là Thuận Thiên.
- HỔ SANH PHONG 虎生風 : Cọp sinh ra gió. Lấy ý ở quẻ Càn 乾 trong kinh Dịch 易: "Vân tòng long, phong tòng hổ" 雲從龍,風從虎 (Mây theo rồng, gió theo cọp).
- KIM QŨY 金匱 : Do chữ "Kim quỹ thạch thất" 金匱石室 là rương làm bằng vàng, nhà xây bằng đá để cất giữ sử sách. Vua Cao Tổ nhà Hán dùng tráp bằng vàng cất giữ những biểu dương ghi chép công lao của các công thần.
- CÀN KHÔN 乾坤 : chỉ Âm dương Trời đất, mượn để chỉ cuộc đời nầy.
Đề Lưỡi Kiếm Thần của Lê Lợi
Đất Lam Sơn từ xưa vốn là nơi đã nằm sẵn một con rồng thần. Chuyện đời đã biết rõ rành rành như trong lòng bàn tay. Khi trách nhiệm lớn đã có người gởi gắm thì trời cũng báo cho bậc thánh nhân biết trước, và khi thời cơ tốt đã đến thì như chúa sơn lâm được sự hỗ trợ của gió vậy. Quốc thù cũng đã được rửa sạch cái nhục của cả ngàn năm, và rương vàng cũng cất giữ lại công lao muôn đời của các bậc công thần. Từ nay đã kết thúc việc chỉnh đốn lại càn khôn trời đất của ta, thử nghĩ trên đời nầy có được mấy người anh hùng như thế chứ ?!
Ý là Đề Gươm, nhưng thật ra là để ca ngợi sự kiên nhẫn và chiến tích vẻ vang của Bình Định Vương Lê Lợi. Được kiếm Thuận Thiên là thuận theo ý trời, như hùm gặp gió, như hổ thêm vây rửa sạch cái nhục ngàn năm mà ổn định lại trật tự xã hội của dân Nam, thành tích nầy không phải anh hùng nào cũng làm được!
Nhà thơ Nguyễn Văn Cổn thời Tiền Chiến trong bài thơ Nước Tôi cũng đã lấp lửng mà ca ngợi bằng hai câu thơ :
Rùa thiêng nổi trước thuyền rồng,
Trên Hồ Hoàn Kiếm anh hùng là ai ?
* Diễn Nôm:
Đề Kiếm
Lam Sơn xưa vốn đất tiềm long,
Thế sự trong tay đã tỏ lòng.
Đại cuộc chuyển xoay trời ban thánh,
Thuận Thiên kiếm báu hổ nương phong.
Báo xong thù nước ngàn năm nhục,
Ghi dấu hộp vàng muôn thuở công.
Chỉnh đốn đất trời nay trọn vẹn,
Anh hùng mấy kẻ được như ông ?!
Lục bát:
Lam Sơn xưa đất ẩn rồng,
Chuyện đời đã rõ như lòng bàn tay.
Thế trời tỏ rõ thánh hay,
Thuận Thiên thần kiếm thêm vây cho hùm.
Ngàn năm thù nước báo xong,
Rương vàng nhà đá ghi công muôn đời.
Đất trời chỉnh đốn xong rồi,
Anh hùng dưới thế mấy người như ông ?!
Đỗ Chiêu Đức
***
3. Bài thơ Đề Bá Nha Cổ Cầm Đồ
題伯牙鼓琴圖 Đề Bá Nha Cổ Cầm Đồ
鐘期不作鑄金難, Chung Kỳ bất tác chú kim nan,
獨抱瑤琴對月彈。 Độc bão dao cầm đối nguyệt đàn.
靜夜碧霄涼似水, Tĩnh dạ bích tiêu lương tự thủy,
一聲鶴唳九皋寒。 Nhất thanh hạc lệ cửu cao hàn!
阮廌 Nguyễn Trãi
* Chú Thích:
- BÁ NHA 伯牙: hay Sở Bá Nha, họ Du tên Thụy, người nước Sở nhưng làm quan Thượng Đại Phu nước Tấn. Ông là một khách phong lưu, có ngón đàn thất huyền cầm nổi tiếng đương thời. Tương truyền một năm nọ, Bá Nha phụng chỉ vua Tấn đi sứ qua nước Sở. Trên đường trở về đến sông Hán, gặp đêm trung thu trăng thanh gió mát, ông lệnh cho quân lính dừng thuyền uống rượu thưởng nguyệt. Cao hứng mang đàn ra gảy nhưng bản đàn chưa dứt đã bị đứt dây. Bá Nha ngờ có người biết nghe đàn, định truyền quân lên bờ đi tìm thì vừa hay có tiếng chàng trai nói vọng xuống, rằng mình là một tiều phu, thấy khúc đàn hay quá nên dừng chân nghe. Bá Nha có ý nghi hoặc, nhưng khi chàng trai đối đáp trôi chảy, thậm chí biết rõ bản đàn mà mình vừa gảy thì ông không còn mảy may ngờ vực nữa, bèn mời xuống thuyền đàm đạo. Trên thuyền, Bá Nha gảy khúc nhạc Cao sơn Lưu thủy, người tiều phu rung cảm sâu sắc, cao đàm khoát luận, khiến Bá Nha khâm phục hết mực.
Chàng trai trẻ đó chính là Chung Tử Kỳ 鍾子期, họ Chung tên Huy, nhà tại Tập Hiền Thôn gần núi Mã Yên cửa sông Hán Giang, là một danh sĩ ẩn dật, đốn củi sớm tối phụng dưỡng mẹ cha già yếu. Được người tri âm, Bá Nha có ý mời Tử Kỳ cùng mình về kinh tiến cử cho Tấn vương để cùng vui hưởng vinh hoa phú quý. Nhưng Tử Kỳ thoái thác vì chữ hiếu. Bá Nha đành phải hẹn Tử Kỳ trung thu năm sau sẽ gặp lại ở chốn nầy. Nhưng khi Bá Nha trở lại bến sông xưa, thì Tử Kỳ đã mất trong một cơn bạo bệnh. Trước khi chết Tử Kỳ còn trăng trối phải chôn chàng nơi bến sông Hán Dương, cạnh núi Mã Yên, để giữ lời hẹn với Bá Nha. Bá Nha tìm đến mộ Tử Kỳ, bày đồ tế lễ, khóc than sầu thảm, gảy một bản nhạc ai điếu. Đàn xong, ông đập đàn vào đá, thề trọn đời không đàn nữa vì biết mình từ nay vĩnh viễn không còn bạn tri âm nữa.
- CỔ CẦM 鼓琴: CỔ danh từ là Cái Trống; động từ là Đánh Trống. nên CỔ CẦM ở đây có nghĩa là Đánh Đàn, Gãy đàn.
- CHÚ KIM 鑄金 : là Đúc bằng vàng. CHÚ KIM NAN là Khó mà đúc được bằng vàng.
- BÍCH TIÊU 碧霄: là Bầu trời xanh biếc.
- CỬU CAO 九皋: là chín cái đầm nước. Kinh Thi chương Hạc minh có câu: “Hạc minh vu cửu cao, thanh văn vu dã” 鶴鳴于九皋,聲聞于野: Chim hạc kêu ở chỗ có chín đầm nước vang khắp đồng nội. Số 9 ở đây là phiếm chỉ, chỉ rất nhiều đầm nước ở ngoài đồng nội.
* Nghĩa Bài Thơ:
Đề Bức Tranh Bá Nha Gãy Đàn
Không làm được Chung Kỳ vì đúc tượng vàng Chung Kỳ khó.(Ý muốn nói: Chung Tử Kỳ là người tri âm qúy hiếm, rất khó tìm thấy trên đời, kể cả đúc bằng kim loại), Nên mới một mình ôm cây dao cầm mà đàn dưới ánh trăng. Đêm thanh vắng, bầu trời xanh biếc trong mát như nước. Một tiếng chim hạc kêu làm lạnh cả chín đầm nước ngoài đồng nội.
Đề Tranh Bá Nha Gảy Đàn
Đơn độc dưới trăng lạnh gãy đàn.
Đêm mát trời xanh trong tợ nước,
Hạc kêu một tiếng chím đầm vang!
Lục bát:
Tri âm khó đúc hơn vàng,
Dưới trăng một bóng ôm đàn gảy suông.
Đêm thanh trời mát tợ gương,
Hạc kêu một tiếng lạnh vương chín đầm!
Hạc kêu một tiếng lạnh vương chín đầm!
Đỗ Chiêu Đức
***
4. Bài thơ Quá Thần Phù Hải Khẩu:
神符海口夜中過, Thần Phù hải khẩu dạ trung qua,
奈此風清月白何。 Nại thử phong thanh nguyệt bạch hà.
夾岸千峰排玉筍, Giáp ngạn thiên phong bài ngọc duẩn,
中流一水走青蛇。 Trung lưu nhất thủy tẩu thanh xà.
江山如昨英雄逝, Giang sơn như tạc anh hùng thệ,
天地無情事變多。 Thiên địa vô tình sự biến đa.
胡越一家今幸睹, Hồ Việt nhất gia kim hạnh đổ,
四溟從此息鯨波。 Tứ minh tòng thử tức kình ba !
阮廌 Nguyễn Trãi
* Chú Thích:
- THẦN PHÙ HẢI KHẨU 神符海口 : là Cửa biển Thần Phù. Theo Nam Ông Mộng Lục 南翁夢錄, Vua Lý Thái Tông mang quân Nam tiến để đánh dẹp Chiêm Thành, đến cửa biển này gặp gió to sóng dữ, không đi được; may nhờ một đạo sĩ có phép thuật cao cường dẹp yên sóng dữ. Khi ban sự trở về, đạo sĩ mất ở dọc đường. Vua cho lập đền thờ ở cửa biển, phong hiệu là "Áp Lãng Chân Nhân 壓浪真人" (Chân nhân dẹp yên được sóng dữ) và đặt tên nơi đây là cửa biển Thần Phù.
- NẠI... HÀ 奈...何 : Phải làm sao đây ? Biết nói sao đây ?!
- PHONG THANH NGUYỆT BẠCH 風清月白 : Ta nói là Gió mát trăng thanh.
- GIÁP NGẠN 夾岸 : Hai bên bờ.
- NGỌC DUẨN 玉筍 : là Măng non mới mọc.
- GIANG SƠN NHƯ TẠC 江山如昨 : Núi sông như mới ngày hôm qua.
- HỒ VIỆT 胡越 : Tên các nước thuộc Trung Quốc. Hồ chỉ các nước nhỏ ở phía bắc, Việt chỉ các nước nhỏ ở phía nam, nên HỒ VIỆT ý chỉ hai nơi rất xa nhau. Tác giả ngụ ý khi hoà hợp thì xa cũng hoá gần.
- TỨ MINH 四溟 : là Tứ Phương Chi Hải 四方之海, là Biển của bốn phương; ta nói là Bốn Bể, có nghĩa là khắp nơi khắp chốn.
- KÌNH BA 鯨波 : Sóng do con cá kình lội mà tạo nên, ở đây mượn ý để chỉ các chiến thuyền lướt sóng như cá kình cá voi; và Chiến Thuyền Lướt Sóng hàm ý chỉ chiến tranh.
* Nghĩa Bài Thơ:
Qua Cửa biển Thần Phù
- THẦN PHÙ HẢI KHẨU 神符海口 : là Cửa biển Thần Phù. Theo Nam Ông Mộng Lục 南翁夢錄, Vua Lý Thái Tông mang quân Nam tiến để đánh dẹp Chiêm Thành, đến cửa biển này gặp gió to sóng dữ, không đi được; may nhờ một đạo sĩ có phép thuật cao cường dẹp yên sóng dữ. Khi ban sự trở về, đạo sĩ mất ở dọc đường. Vua cho lập đền thờ ở cửa biển, phong hiệu là "Áp Lãng Chân Nhân 壓浪真人" (Chân nhân dẹp yên được sóng dữ) và đặt tên nơi đây là cửa biển Thần Phù.
- NẠI... HÀ 奈...何 : Phải làm sao đây ? Biết nói sao đây ?!
- PHONG THANH NGUYỆT BẠCH 風清月白 : Ta nói là Gió mát trăng thanh.
- GIÁP NGẠN 夾岸 : Hai bên bờ.
- NGỌC DUẨN 玉筍 : là Măng non mới mọc.
- GIANG SƠN NHƯ TẠC 江山如昨 : Núi sông như mới ngày hôm qua.
- HỒ VIỆT 胡越 : Tên các nước thuộc Trung Quốc. Hồ chỉ các nước nhỏ ở phía bắc, Việt chỉ các nước nhỏ ở phía nam, nên HỒ VIỆT ý chỉ hai nơi rất xa nhau. Tác giả ngụ ý khi hoà hợp thì xa cũng hoá gần.
- TỨ MINH 四溟 : là Tứ Phương Chi Hải 四方之海, là Biển của bốn phương; ta nói là Bốn Bể, có nghĩa là khắp nơi khắp chốn.
- KÌNH BA 鯨波 : Sóng do con cá kình lội mà tạo nên, ở đây mượn ý để chỉ các chiến thuyền lướt sóng như cá kình cá voi; và Chiến Thuyền Lướt Sóng hàm ý chỉ chiến tranh.
* Nghĩa Bài Thơ:
Qua Cửa biển Thần Phù
Trong đêm đi ngang qua cửa biển Thần Phù, trong cảnh gió mát trăng thanh nầy, ôi, phải biết nói sao đây ?! Giáp hai bên bờ là hàng ngàn ngọn núi vươn lên như những búp măng mới mọc, và ở giữa là một dòng chảy lấp loáng dưới ánh trăng như một con rắn xanh. Sông núi vẫn như ngày hôm qua, nhưng những người anh hùng thì đã khuất. Trời đất vô tình trước sự biến hóa đổi thay. May mắn là đã nhìn thấy được hôm nay Hồ Việt đã chung lại một nhà, bốn biển từ đây cũng đã
Non nước Thần Phù* Diễn Nôm:
Qua Cửa biển Thần Phù
Thần Phù cửa biển giữa đêm qua,
Gió mát trăng thanh biết phải là?
Núi đá hai bờ như duẩn ngọc,
Nước xanh một dãi tựa thanh xà.
Giang sơn còn đó anh hùng mất,
Trời đất vô tình thế sự đa.
Hồ Việt nay đà chung một mái,
Thanh bình bốn biển hết can qua!
Thần Phù cửa biển giữa đêm qua,
Gió mát trăng thanh biết phải là?
Núi đá hai bờ như duẩn ngọc,
Nước xanh một dãi tựa thanh xà.
Giang sơn còn đó anh hùng mất,
Trời đất vô tình thế sự đa.
Hồ Việt nay đà chung một mái,
Thanh bình bốn biển hết can qua!
Lục bát:
Thần Phù cửa biển trong đêm,
Nói sao gió mát êm đềm trăng thanh.
Đôi bờ ngàn núi như tranh,
Giữa trôi lấp lánh rắn xanh một dòng.
Giang sơn đó, đâu anh hùng ?
Sự đời biến đổi vô chừng thoáng qua.
Nay mừng Hồ Việt một nhà,
Từ nay chinh chiến can qua chẳng còn!
Đỗ Chiêu Đức
***
5. Bài thơ Dục Thúy Sơn
海口有仙山, Hải khẩu hữu tiên san
年前屢往還。 Niên tiền lũ vãn hoàn.
蓮花浮水上, Liên hoa phù thủy thượng,
仙景墜人間。 Tiên cảnh trụy nhân gian.
塔影簪青玉, Tháp ảnh trâm thanh ngọc,
波光鏡翠鬟。 Ba quang kính thúy hoàn.
有懷張少保, Hữu hoài Trương Thiếu Bảo,
碑刻蘚花斑。 Bi khắc tiễn hoa ban.
阮廌 Nguyễn Trãi
* Chú Thích:
- DỤC THÚY SAN 浴翠山 : Dục Thúy là Tắm trong màu xanh biếc. Núi Dục Thuý, tức núi Non Nước ở Ninh Bình, tên Dục Thuý là do Trương Hán Siêu đặt, vì núi soi bóng xuống cửa biển với một màu xanh biếc.
- LŨ VÃN HOÀN 屢往還 : là Mấy lượt đi về. Đi đi về về mấy lượt.
- TRỤY NHÂN GIAN 墜人間 : là Rơi xuống trần gian.
- TRƯƠNG THIẾU BẢO 張少保 : Tức Trương Hán Siêu đời Trần, được phong hàm Thiếu Bảo, sau khi mất được thăng Thái Bảo, hàm chánh nhất phẩm. Trương Hán Siêu tự là Thăng Phủ, quê làng Phúc Thành, huyện An Ninh (sau đổi là Phúc Âm, huyện Gia Khánh, tỉnh Ninh Bình, làm quan đời Trần, chức Tham Tri Chính Sự. Về già ở ẩn tại núi Dục Thuý.
- BI 碑 : là Bia. TIỄN 蘚 : là Rong rêu.
Núi Thúy Sơn
Trước cửa biển có núi tiên, năm trước đây ta đã mấy lượt đi về nơi nầy. Toà núi như là một đóa hoa sen nổi trên mặt nước như là cảnh tiên rơi xuống nhân gian nầy vậy. Bóng tháp in trên nước như trâm bích ngọc và các gợn sóng sáng lấp lánh như gương soi các lọn tóc xanh. Trước cảnh đẹp nầy, làm cho ta chợt nhớ đến Trương Thiếu Bảo, nhưng tấm bia đá khắc về ông đã lốm đốm rêu xanh cả rồi!
* Diễn Nôm :
Núi Thúy Sơn
Cửa biển có tiên san,
Năm qua vẫn khứ hoàn.
Hoa sen trên mặt nước,
Tiên cảnh lạc nhân gian.
Bóng tháp như trâm ngọc,
Sóng xanh tựa tóc nàng.
Nhớ ngài Trương Thiếu Bảo,
Bia khắc cỏ rêu lan.
Lục bát:
Núi tiên cửa biển cận kề,
Năm qua mấy lượt đi về nơi đây.
Như sen nổi mặt nước đầy,
Bồng Lai tiên cảnh đọa đày nhân gian.
Tháp in đáy nước trâm vàng,
Sóng vờn tựa kính soi làn tóc mây.
Nhớ Trương Thiếu Bảo nơi nầy,
Rêu xanh lốm đốn phủ đầy thạch bia!
Đỗ Chiêu Đức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét