Mk 5:1-4a; Dt 19:5-10; Lc 1;39-45
Em là người có phúc hơn mọi người nữ, và phúc lạ cho con trẻ trong bụng em.
Hỡi Trời cao! Xin hãy đổ sương xuống. Và ngàn mây hãy mưa đấng Cứu Chuộc! (Tv 45:8). Lạy Chúa! Chúng con cầu khẩn Chúa ban hồng ân Chúa đổ tràn đầy tâm hồn chúng con, để chúng con -nhờ mầu nhiệm nhập thể của Chúa Kito Con Chúa mà chúng con nhận biết được qua sứ điệp của thiên thần, nhờ cuộc khổ nạn và thập giá của Ngài mang lai vinh quang Phục Sinh Chúa, đấng hàng sống hàng trị cùng với Chúa Thánh Thần là một Thiên Chúa duy nhất đến muôn đời. Amen.
Chúng ta cùng nhau suy niệm 2 bài đọc 1 và 2 và bài Phúc Âm xem ý nghĩa lời tiên tri Micah nói gì về Chúa Hài đồng Giêsu đấng thiên sai sắp đến và thánh Phaolo nói với các tin hữu Do Thái là phải làm theo ý của Thiên Chúa như Chúa Giêsu làm theo ý Chúa Cha, còn những của lễ bề ngoài mà không có mục đích thì chẳng vừa lòng Chúa đâu. Những loại của lể trong quá khứ -cựu ước- Chúa không ưa mà cũng không rửa sạch được tội lỗi. Chỉ có của lễ hy sinh làm theo ý Thiên Chúa -như Chúa Giêsu đã làm- là hoàn hảo và duy nhất. Để rồi qua bài Tin Mừng Luca cuộc gặp gỡ giữa mẹ Maria và bà Isave cũng đồng thời là một hội ngộ giữa hai con trẻ còn trong bụng me là Gioa Baotixita và hài đồng Giesu. Hãy đọc kỹ các bài đọc đề cùng đón mửng Chúa sắp đến.
Bài đọc 1 (Mk:1-4a) nói về đấng Thiên Sai xuất hiện ở Bethlehem. Tiên tri Micah nói về vinh quang của Bethlehem, một thị trấn hiu quạnh thuộc Juda. Từ Jerusalem một đấng rất uy quyền sẽ xuất hiện như lời Chúa như đã hứa.
Chúa nhật này là Chúa Nhật cuối Mùa Vọng và chủ đề là hy vọng, chờ mong và vui mừng được nuôi dưỡng trong suốt mùa vọng để suy niệm về Con Người sắp sinh ra đời. Những lời tiên tri trong bài đọc này phải được hiểu là những việc Thiên Chúa đang thực hiện quả là rất đặc biệt và mới mẻ.
Micah là một tiên tri đến từ Noreshethgath thuộc Nam Judah vào thời đại Isaiah lúc đó ở Jerusalem. Ông nói tiên tri ở nửa sau của thế kỷ WIII trước TC. Những lời tiên tri ông nói ở nhiều dạng thức khác nhau như than khóc, giao ước luật, lời sấm, thị kiến. Trong khi đề cao Bethlehem thì rõ ràng ông lại không có cảm tình mấy với Jerusalem và những suy đồi của nó.
Như một phần của nhiều thị kiến, bài đọc 1 nói về sự xuất hiện của một đấng sẽ ban những luật mới. Micah xác định về Ngài bằng cách nhắc lại tên một địa danh cổ của Bethlehem là Ephrathah. Trong khi liên kết giữa Bethlehem (nghĩa là “nhà của bánh” theo tiếng Do Thái) và Ephrathah (như chỉ hướng đi tới Ephrathah) thì có vẻ không được rõ ràng cho lắm. Ngoài ra nó chẳng bao giờ đưa chúng ta trở lại thời đại David. Tỉnh nhà David nhỏ bé thì chẳng có gì đặc biệt hẳn có nghĩa là Thiên Chúa thường chọn những người trẻ và bình thường (như Gideon và David) khác với những người làm luật được mong đợi từ những gia tộc hay sắc dân ở những đia danh có uy tín hơn. Ám chỉ về David và lịch sử thì cũng mơ hồ nhưng con người và những biến cố của thị kiến còn khó hiểu hơn nữa. Ai là người làm ra luật hay người chăn chiên? Họ hàng thân quyến của ông ta là những ai? Câu trả lời lúc đó chưa có ở thời của Micah. Đúng ra tất cả mọi sự trong thị kiến đều nhắm về tương lai là những biến cố “sẽ” xẩy ra. Việc định hướng một tương lai mơ hồ này có thể cắt nghĩa theo Kito học của những Kito hữu sơ khai đang đi tìm hiểu căn tính của Chúa Giêsu và những lời tiên tri nói về việc Chúa sinh ra (Mathieu 2:5-6).
Bài đọc 2 (Dt 10:5-10): Làm theo ý muốn của Thiên Chúa. Chúa Giêsu nói hy tế, lễ xá tội và lễ toàn thiêu cũng không làm vui lòng Chúa. Nhưng Ngài đến để làm theo ý Thiên Chúa -là thiết lập giao ước thứ hai.
Thư này của thánh Phaolo gửi tín hữu Do Thái cho thấy chức linh mục của Chúa Kito có một giá trị hy sinh rất sâu xa. Nói đến quan niệm về sự hy sinh, chúng ta thường cho là những hy sinh và của lễ xá tội -được hiến dâng theo luật thì không thể giải thoát được những người đã từng chịu hy sinh vì tội lỗi mình. Linh mục và của lễ hy sinh theo những thứ tự khác nhau nào đó -trong quá khứ thì cần phải có- nhưng thánh Phaolo nói chỉ cần sự vâng lời tự hiến của Chúa Kito cũng thừa đủ để hoàn thành nhiệm vụ rồi. Để chứng minh tác giả đã nêu thánh vịnh 40 (39):7-9, trong đó nói là hy sinh mà không có tính toán xếp đặt rõ ràng thì của lễ chẳng được chấp nhận. Thuốc chỉ có hiệu quả -theo như lời Chúa Giêsu nói: “thân xác mà Cha sửa soạn cho con” (hiển nhiên là nói về sự nhập thể xuống thế làm người của Chúa Kito) và sự vâng lời hy sinh: “Ta đến để làm theo ý cha” ý nói sự hy sinh vâng lời của Chúa Kito là bổ túc trọn vẹn cho những bài đọc khác của Chúa Nhật này, một tiên đoán là Con Trẻ Giêsu sẽ thật vĩ đại và là đấng Cứu Chuộc của dân Ngài.
Bài Tin Mừng Phúc Âm (Lc 1:39-45)-Đứa Mẹ đi viếng bà thánh Isave.
Mẹ Maria đi thăm bà Isave-Elizabeth thì Elizabeth cũng được ân phúc bởi Chúa Thánh Thần. Elizabeth chào kính mẹ Maria: “Em có phúc hơn mọi người nữ và phúc thay con trẻ trong lòng em.”
Thánh Luca là một tay kể truyện tuyệt hảo. Cả Mathieu và Luca đều kể câu chuyện chúa Giêsu sinh ra nhưng những chi tiết câu chuyện do Luca kể thì quả là tuyệt và độc nhất, như việc Thiên Thần loan bào tin mẹ Maria sẽ sinh Chúa Giêsu và Maria đi thăm bà Elizabeth. Chi tiết những câu chuyện này và những từ diễn tả đặc tính của câu chuyện đã nói lên được ý nghĩa thần học thâm kín bên trong ít có đi song hành với nhau giữa những biến cố chung quanh việc Chúa Giêsu sinh ra.
Giữa hai chuyện loan báo (cho Zechariah và Mary) và những câu chuyện sinh ra (của Gioan Baotixita và Chúa Giêsu), cuộc gặp gỡ giữa Elizabeth và Mary đã mang bốn cá nhân lại với nhau: hai người là mẹ và hai người là con trẻ còn trong bụng mẹ. Trong khi có rất ít chuyển động ngoại trừ chuyến đi khá vất vả của Mary đến một sứ đồi núi, phần lớn thì được truyền đạt. Cả Elizabeth và con trẻ trong bụng bà đều có nhiệm vụ ngôn sứ khi con bà trong bụng động đậy đã ứng nghiệm lời thiên thần Gabriel nói với Zachriah cho thấy Gioan là một tiên tri (coi Luca 1:15). Nhận thấy con trẻ trong bụng mình nhảy mừng, Elizabeth đã được đầy ơn Chúa Thánh Thần. Vì là một ngôn sứ bà xác định những ơn phúc bà nhận được trong tương lai cũng như biết được Maria đã nhận được ân phúc rồi. Vậy Elizabeth rất vui mừng cùng nhiệm vụ cũng được chúc phúc của Mary đúng như kế hoạch của Thiên Chúa đối với dân người. Nhưng lời bà tuyên xung còn hơn thế nữa. Nguồn gốc của ân phúc này nhắm vào con trẻ chưa sinh ra của Mary, “hoa trái trong bụng em” cũng là “Chúa tôi.” Vì là lần đầu tiên Luca xác đinh Chúa Giêsu là Chúa, Mary trả lới “Xin Vâng” với thiên thần khi được báo tin. (Lc 1:38). Lời kết thúc của Elizabeth một lần nữa đã nhấn mạnh niềm phúc hạnh của Mary vì Mary chính là “người đã tin.” Vậy đọc kỹ những bài đọc của Chúa Nhật này và suy niệm cẩn thận thì biết rằng lời hứa của Thiên Chúa đang đến gần kề rồi. Chúng ta hẳn phải hăm hở được nhìn thấy và hy vọng về một Giáng Sinh huy hoàng đang tới.
Lạy Chúa! Xin Thần Linh Thiên Chúa thánh hóa những lễ vật chúng con dâng lên khi mà Chúa ban tràn đầy quyền năng trên thân nữ đồng trinh mẹ Maria. Qua Chúa Kito là Chúa chúng con.
Mẹ đồng trinh sẽ thụ thai và hạ sinh một con trai gọi là Emmanuel.
Fleming Island, Florida
Dec. 21, 2024
Nguyễn Tiến Cảnh, MD
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét