Lễ Giáng Sinh là một ngày mà hầu hết mọi Kito hữu đều coi là lễ mừng Chúa Giêsu sinh ra. Nhưng chính Chúa Giêsu Kito có mừng lễ này theo cách thức ấy không? Ngài có tham dự vào ngày lễ hội này không, có ăn mừng với muc đích để vinh danh Ngài không? Ngài nhận thấy việc chúng ta hiện nay mừng lễ thế nào, có gì khác với Ngài không?
Bàn về Lễ Giáng Sinh thì đã có nhiều người nói rồi. Đủ thứ kiểu và theo truyền thống đủ loại từ Âu sang Á, Tây Nam Bắc Mỹ v.v. đã được kể ra. Hàng năm có cả hàng triệu người trên khắp thế giới bất kể theo tôn giáo nào đã “coi lễ này là thời gian kỳ diệu và thật lạ lùng của năm.” Nhưng, Chúa Giêsu -giả như Chúa cũng mừng lễ này thì Ngài sẽ mừng thế nào? Đây quả là câu hỏi rất hay. Nếu Chúa trở lại trái đất hôm nay thì Ngài có mừng lễ này và chấp nhận sư vinh danh mình như chúng ta thường làm không?
Chúa đã nói, “Ta đến là để làm chứng cho Sự Thật” (Ga 18:37), và Ngài cũng quả quyết “Lời Ta là thật” (Ga 17:17). Sau này mọi việc về Ngài đã được chứng minh rõ nét trong Kinh Thánh và không thể bị hủy bỏ (Ga 5:39; 10:35). Để biết rõ sự thật theo ý nghĩa tôn giáo, chúng ta thử xem xét cẩn thận bất cứ một tư tưởng nào sự kiện gì có trong Kinh Thánh. Vì thánh Phaolo tông đồ đã khuyên “Hãy thử và cân nhắc tất cả mọi sự, điều gì tốt thì phải giữ lấy” (1Tx 5:21,..)
Lễ Giáng Sinh và truyền thống giáng sinh có trong Kinh Thánh không? Nó có đúng với những nguyên tắc của Kinh Thánh không? Phải chăng ngày lễ nghỉ này là một tập tục của Giáo Hội sơ khai? Nó có phải là cái gì mà Chúa Giêsu phải giữ mà không thể bỏ đi được không?
Nguồn gốc của ngày lễ nghĩ
Đây là lễ theo nhiều tập tục về tôn giáo mà chúng ta đang giữ. Không lẽ chỉ vì nó xưa cổ và được nhiều người ưa thích lại không đúng mà phải giữ lại sao? Phải chăng cần có can đảm để tuân theo những gì là dư âm hay có liên hệ đến Kinh Thánh!
Danh từ “Chrismas” mà Việt Nam dịch là Lễ Giáng Sinh tự nó cho thấy là do con người tạo ra -có ý nghĩa lễ Chúa Kito củả đạo Công Giáo La Mã. Theo tự điển Catholic Encyclopedia: “ Chrismas là danh từ tiếng Anh cổ là Criste Maesses -là lễ Chúa Kito xuất hiện trước tiên vào năm 1038 và Cristes-messe, năm 1131... Chrismas không thấy có trong những lễ hội của Giáo Hội” (xem “Chrismas” online edition).
Danh từ mass thì có từ nghi lễ màu nhiệm của người ngoại giáo hơn là nhắc lại sự hy sinh của Chúa Kito như đã được tuyên bố. Ngoài ra, chính ngày nghỉ thì không có nguồn gốc từ Chúa Giêsu hay những môn đệ của Ngài nhưng do việc mừng lễ của người ngoại giáo có từ trước thời Kito giáo.
Chúa Giêsu cũng không sinh ra vào mùa Đông. Kinh Thánh nói Chúa sinh ra khi những người chăn chiên vẫn còn ở ngoài đồng vào ban đêm để chăm sóc đàn súc vật của mình (Lc 2:8). Tuy nhiên Lễ Giáng sinh lại có vào tháng 12 ngày 25 khi mà nhiệt độ ở Israel có thể xuống thấp lạnh đông thành đá.
Bình luận của Adam’s Clarke như sau: “Khi những người chăn chiên này chưa đem súc vật về nhà thì có nghĩa là chưa tới tháng 10, vì vậy Chúa không thể sinh vào ngày 25 tháng 12 được là lúc không còn súc vật ở ngoài đồng. Chúa cũng không thể sinh chậm hơn tháng 9 vì súc vật vẫn còn ở ngoài đồng vào ban đêm. Vậy việc Chúa Sinh Ra không thể xẩy ra vào tháng 12 được. Cho súc vật ăn vào ban đêm ở ngoài đồng là vấn đề thời gian cần phải được bàn luận tranh cãi. (coi Lc 2:8).
Vậy thì tại sao lễ Giáng Sinh lại xẩy ra vào ngày 25 tháng 12 hàng năm? Sử gia của giáo hội Anh là Henry Chadwick đã cắt nghĩa: “Trước thế kỷ 4, lúc đó ở miền Tây -khởi đầu và bởi ai thì không được biết- người ta lấy ngày 25 tháng 12 giờ đông chí là ngày sinh nhật Mặt Trời chúa làm ngày sinh nhật của Chúa Kito.” (The early Church, 1967 p.126).
Từ điển Oxford của Anh giáo (1983, p.281) sau này cũng cho biết: ‘Mừng lễ Giáng Sinh - Christmas luôn luôn là để vui mừng, và merry hồi xưa là đặc tính cùa hội thần Saturnalia thời cổ La mã với cuộc vui chơi chè chén ồn ào, cảnh truy hoan trác táng. Nó đã phát triển và lan rộng đến nhiều nơi tại Anh quốc vào thế kỷ 19 do ông hoàng Prince Consort làm theo phong tục Đức -chẳng hạn như những cây Giáng Sinh / Christmas trees vậy.”
Mừng lễ Giáng sinh-Chrismas có thực sự để tôn vinh Chúa Giêsu không?
Thiên Chúa đã đặc biệt cảnh báo dân Ngài là không được bắt chước cách thức thực hành lễ hội của dân ngoại để vinh danh Ngài và Ngài cũng không nhận kiểu thờ phượng như vậy (Dnl 12:29-32). Nhưng về việc này Chúa Giêsu cũng không dùng luật của Thiên Chúa để hủy bỏ nó.
Chúa Giêsu đã cảnh báo dân Chúa khi họ tôn vinh Thiên Chúa mà vẫn giữ những luật lệ và tuyền thống của loài người thay cho những giới răn mà Thiên Chúa đã truyền dạy; Ngài tuyên bố: “Chúng có thờ phượng Ta cũng vô ích, vì giáo lý chúng giảng dạy chỉ là giới luật phàm nhân...Các ông gạt bỏ điều răn của Thiên Chúa mà duy trì truyền thống của người phàm.” (Mc 7:7-9).
Ngài cũng báo động, “Không phải ai nói với ta lạy Chúa! lạy Chúa! mà vào được thiên đàng đâu, mà là những kẻ làm theo ý của Cha ta ở trên thiên đàng. Nhiều người sẽ nói với ta vào ngày đó là ‘Lạy Chúa! lạy Chúa! Phải chăng con đã từng nhân danh Ngài mà nói tiên tri, trừ ma quỉ và làm nhiều điều lạ kỳ hay sao? Nhưng Ta đã tuyên bố với chúng là “Ta không bao giờ biết ngươi; rời khỏi cho khuất mắt Ta, ngươi là kẻ gian ác vô kỷ luật!’” (Mt 7:21-23). Vô kỷ luật -theo Kinh Thánh- đơn giản chỉ là vi phạm hoặc coi thường luật lệ của Thiên Chúa (1Ga 3:4).
Chúa Kito luôn luôn vâng lời những giới răn của Cha Ngài. Chúa nói: “Nếu bạn giữ giới răn của ta, bạn sẽ được ta che chở vì ta yêu thương ngươi, như thể Ta giữ giới răn của Cha Ta và ở trong tình yêu thương của Ngài” (Ga 15:10). Ngài đã nói với các môn đệ là “Hãy ra đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, dạy bảo họ phải tuân theo mọi sự mà Ta đã truyền dạy cho ngươi. Và vì vậy ta sẽ luôn luôn ở với các ngươi cho đến ngày tận thế.” (Mt 28:19-20).
Trong Tân Ước chúng ta không thấy các môn đệ mừng sinh nhật Chúa Kito, cũng không thấy một giảng huấn nào của Chúa Giêsu hay của các tông đồ nói về việc đó. Tương tư vậy sau này thánh Phaolo đã cảnh báo cộng đồng tín hữu Colose là đừng theo những truyền thống và luật lệ của người đời: “Anh em đã chết với Chúa Kito và được giải thoát khỏi các nguyên tắc căn bản của vũ trụ, tại sao, vì sống trong vũ trụ anh em lại là chủ thể của những nguyên tắc đó-‘Đừng ăn cái này, đừng nếm cái kia, đừng đụng vào cái nọ’ toàn những cấm đoán về những cái mà đụng vào là hư -đó chỉ là những giới luật và giáo huấn của người phàm.” (Cl 2: 20-22).
Lễ hội trong Kinh Thánh mà Chúa Giêsu và các tông đồ đã mừng
Đặc biệt trong Tân Ước có một lễ nằm trong luật của Chúa mà Chúa Giêsu nói Chúng ta phải giữ để nhớ đến Ngài -lại không phải là lễ Giáng Sinh.
Ngài nói rõ ràng với các môn đệ là phải giữ Lễ Vượt Qua để vinh danh Ngài: “Và ngài nói với họ, ‘Ta ước ao ăn mừng lễ vượt qua này với các con trước khi ta chịu khổ hình, vì ta không còn ăn mừng lễ này với các con nữa cho đến khi lễ này trở nên trọn vẹn, hoàn thành trong nước Thiên Chúa’ -có nghĩa là Ngài sẽ giữ lễ này với tất cả những ai tin vào Ngài khi ngài trở lại... Rồi ngài cầm lấy bánh, tạ ơn Thiên Chúa và bẻ ra và trao cho họ và nói rằng ‘Đây là mình ta hy sinh vì anh em, hãy làm như vậy để nhớ đến ta’” (Lc 22:15-16, 19).
Lễ vượt qua vào ngày 14 tháng thứ nhất của lịch Do Thái -mùa xuân ở Bắc bán cầu- là một trong bảy lễ hàng năm nói trong sách Levi đoạn 23. Chúa Giêsu và Giáo Hội sơ khai đã mừng tất cả những lễ này. Qua lịch sử giáo hội ít người thấy có sự mâu thuẫn lớn giữa những người mừng lễ vươt qua theo Tân Ước và những người sau này giữ lễ được biết là lễ Chúa Nhật Phục Sinh, một ngày lễ nghỉ khác do con người lập ra -một lễ vượt qua với nhãn hiệu sai lầm để rồi ngày nay lại có nhiều tên ở những dạng ngôn ngữ khác nhau. Cuộc tranh cãi này có từ thế kỷ 2 và tiếp tục cho đến ngày nay.
Vào khoảng năm 190 A.D. đã có một thư đặc biệt nói về việc tranh cãi này. Thư của Polycrates là giám mục ở Ephesus viết cho Giám mục Roma là Victor nói về lễ Vượt Qua của người Kito hữu.
Polycrates đã xác định: “Chúng tôi mửng một ngày lễ, không thêm vào mà cũng không bỏ đi. Vì ở Châu Á -địa phận của Ephesus ở miền Tây Thổ Nhĩ Kỳ- những ánh sáng vĩ đạ đã ngủ, sẽ sống lại vào ngày Chúa đến, khi ngài đến trong vinh quang từ thiên đàng và sẽ tìm kiếm tất cả các thánh.
“Trong số này có thánh Philiphe là một trong 12 môn đệ đã nằm ngủ ở Hierapolis... và ngoài ra còn có Gioan, cả hai đều là nhân chứng và là thầy dạy đã ngả lưng bên cạnh Chúa, và... ngủ tại Ephesus. Và Polycarp ở Smyrna lúc đó là giám mục và thánh tử đạo... Tất cả họ đã ăn mừng ngày thứ 14 của lễ Vượt Qua theo như Tân Ước, không làm mất đi sự kính trọng mà là theo đúng luật về niềm tin” (Ecclesiastical History, Book 5, chap. 24, c.2-6).
Thảm họa thay, lúc bấy giờ lễ Chúa Nhật Phục Sinh do con người là Victor ở Roma tạo ra đã được áp dụng trên hầu hết đế quốc La Mã, và sau này một lễ khác cũng do con người tạo ra bởi giáo hội La Mã và đặt tên là lễ Giáng Sinh-Chrismas.
Chadwick sẵn sàng chấp nhận việc chuyển từ Lễ Vượt Qua sang lễ Phục Sinh: “Việc có ý chuyển đổi đó của Victor đã thành công có nghĩa là quan điểm của ông cuối cùng là thi hành... Nhưng có chút ít hồ nghi là nhóm 14 Nisan (quartodecimans) gồm một số Kito hữu người Do Thái vào thời Giáo Hội sơ khai vẫn giữ tục lệ của Do Thái giáo mừng lễ Phục Sinh vào ngày 14 Nisan cho dù có rơi vào ngày Chúa Nhật hay không. Việc này dẫn đến việc tranh cãi về ngày Lễ Phục Sinh và rồi bị công đồng Ni-Xê (Nicean council) bác bỏ. Đơn giàn là họ đã bị coi là lạc giáo vì quá lỗi thời” (p.85).
Vậy thì những ai mừng lễ Vượt Qua vào ngày 14 là những người hiện vẫn giữ những điều mà Chúa Giêsu đã truyền dạy được dán nhãn hiệu là “lạc giáo” vì họ không đi theo lễ hội do con người tạo ra! Những tín hữu Kito Giáo này họp thành một đoàn nhỏ đã bị hành quyết (Lc 12:32). Đơn giản là họ không nhượng bộ các đe dọa đến từ giáo hội La Mã. Polycarpe trả lời Victor của Rome như sau: “Tôi... không sợ những lời đe dọa. Nhưng đối với những ai cao trọng hơn thì tôi phải nói là ‘Chúng tôi phải vâng lời Thiên Chúa hơn là loài người’ (Cv 5:29)”
Đây là câu trả lời đi thẳng trực tiếp vào vấn đề này của ngày nay.
Chúa Kito dạy phải thờ phượng Thiên Chúa trong sự thật và đúng đường lối
Chúa Giêsu đã nói trước là những người theo Chúa sau này phải thờ phượng Chúa Cha theo hai nguyên tắc chính -dùng Thần Linh Thiên Chúa và sự thật Kinh Thánh. Ngài nói: “Nhưng giờ đã đến, và chính là lúc này đây, giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong thần khí và sự thật vì Chúa Cha tìm kiếm những ai thờ phựng Chúa như thế. Thiên Chúa là thần khí và những kẻ thờ phượng Ngài phải thờ phượng trong thần khí và sự thật.” (Ga 4:23-24).
Thực vậy, Chúa Kito đã phán những Kito hữu thực sự nhận Thần Linh Thiên Chúa thì sẽ được dẫn đưa tới sự thật mà Ngài đã dạy. Ngài nói, nhưng đấng Bảo Trợ sẽ dạy anh em tất cả mọi điều và khiến anh em nhớ lại tất cả những gì mà Thầy đã nói với anh em. Đấng giúp đỡ này là Thánh Linh mà Thiên Chúa Cha sẽ gửi đến nhân danh Thầy” (Ga 14:26).
Ngoài ra, chúng ta thờ lạy Thiên Chúa không chỉ qua Thần Linh của ngài ở trong chúng ta mà còn phải vâng theo những sự thật cùa Ngài đã ghi trong Kinh Thánh -không phải những sự thật do con người tạo ra, như Thánh Vịnh đã công bố, “Tất cả mọi giới răn của Ta là sự thật” (Tv 119:151).
Nên nhớ rằng nhiều ngày lễ do con người tạo ra chỉ là những thay thế bởi dân ngoại cho những ngày lễ đã thấy có trong Kinh Thánh. Những ngày lễ giả tạo này đã che lấp mất những sự thật vinh quang huy hoàng và ý nghĩa của những ngày lễ của Thiên Chúa.
Ai là tác giả cuối cùng của những giảng huấn gian dối lừa đảo này? Đó là quỉ Satan, chuyên viên lừa dối. Thánh Phaolo đã cắt nghĩa: “Ngay cả nếu Tin Mừng Phúc Âm chúng tôi giảng có bị che khuất, thì chỉ bị che khuất đối với những người hư mất và những kẻ không tin. Họ không tin vì tên ác thần của đời này đã làm cho tâm trí họ ra mù quáng, khiến họ không thấy bừng sáng lên Tin Mừng nói về vinh quang của Đức Kito là hình ảnh của Thiên Chúa” (2Cr 4:3-4).
Tóm lại, phải chăng Chúa Giêsu Kito đang thỏa hiệp hay dàn xếp với luật Thiên Chúa qua việc tham dự hay ủng hộ những ngày lễ do con người tạo ra phát khởi từ việc thờ phượng tế tự của dân ngoại? Câu trả lời vẫn còn đang âm vang trong Kinh Thánh tiếng không!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét