Vùng đất mà cha anh chúng ta đã từng làm bàn đạp để mở cõi về phương Nam là một vùng đất nổi tiếng với hào khí Đồng Nai, mà bây giờ là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa cho cả miền Nam: Kas Krobei-Prei Nokor hay vùng đất mà bây giờ chúng ta gọi là vùng Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định, là một vùng có lịch sử cư dân lâu đời, chứ lưu dân Việt Nam không phải là những cư dân đầu tiên của vùng đất nầy. Khoảng trên 6.000 năm trước đây, vùng đất mà bây giờ là Nam Kỳ của chúng ta vẫn chưa được hoàn toàn ổn định vì những hiện tượng ‘biển tiến’ và ‘biển thoái’ liên tục trong khoảng thời gian vài ngàn năm. Vùng đất nầy chỉ có cư dân từ các đảo phía Nam đến cư trú sau khi những hiện tượng ‘biển tiến’ và ‘biển thoái’ đã ổn định. Kỳ thật, vùng đất nằm về phía Nam bán đảo Đông Dương cũng không phải là của người Chân Lạp, mà là của người Phù Nam từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VII.
Người Phù Nam đến từ các đảo phía Nam, họ mang theo văn hóa của tổ tiên họ đến đây để thành lập nên vương quốc Phù Nam từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VII. Đây là thời kỳ rực rỡ nhất của văn hóa Óc Eo. Từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ IX, sự tan rã của vương quốc Phù nam đã có tác động và ảnh hưởng đến toàn miền Nam của bán đảo Đông Dương. Đầu thế kỷ thứ IX, vương quốc Chân Lạp thống nhất hai miền Thủy và Lục Chân Lạp, mở đầu cho thời đại Angkor. Tuy nhiên, trong suốt ba thế kỷ, IX, X và XI, vùng đất Prei Nokor hầu như không bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa Angkor. Như vậy, coi như kể từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ XVII, người Chân Lạp chỉ mặc nhiên sáp nhập vùng đất nầy vào lãnh thổ của mình khi vương quốc Phù Nam không còn nữa, chứ trên thực tế họ chưa bao giờ xác lập chủ quyền hay thiết lập chánh quyền địa phương tại đây.
Thật tình mà nói, trong suốt 10 thế kỷ trôi qua, từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ XVII, chưa có một vị Miên vương nào tỏ ra bận tâm đến sự mất còn của vùng hoang địa nầy(20). Vào thế kỷ thứ XVII, khi những lưu dân người Việt đầu tiên tới đây, họ chỉ thấy rải rác đó đây một vài Sóc Miên được định cư bởi những người Miên phiêu lưu, hoặc những người Miên cùng khổ, không sống được ở vùng Lục Chân Lạp, nên họ đánh liều đi về vùng Thủy Chân Lạp để tìm lẽ sống cho gia đình. Ngoài vùng Prei Nokor và đồng bằng sông Cửu Long ra, lúc nầy người Việt còn đến làm ăn và định cư rải rác trong đồng bằng sông Mê Nam(21). Vào khoảng thế kỷ thứ nhất, toàn vùng đất Phù Nam hầu như quanh năm ngập lụt, duy chỉ vùng Prei Nokor tương đối cao hơn, còn các vùng khác thì nước chỉ rút vào mùa khô mà thôi.
Ngày nay chúng ta không có nhiều sử liệu về vương quốc Phù Nam nên khó mà biết được họ đã rời bỏ vùng Prei Nokor vì lý do gì, rất có thể họ không thể sống hòa đồng với những người bản địa lâu đời tại đây như những người Mạ, Châu Ro, Chu Ru, Stiêng, vân vân, nên họ bỏ đi giống như bản chất của những người Khmer nối gót họ về sau nầy, mỗi lần có điều gì xích mích với người Việt thì họ chửi rủa rồi bỏ đi. Dầu có bao nhiêu bộ tộc hay dân tộc đã từng sinh sống trên vùng đất nầy đi nữa, thật tình mà nói, chưa có chứng cớ về sự xác lập chủ quyền của bất cứ dân tộc nào khác, ngoại trừ người Việt Nam. Ngay từ các triều đầu đời vua Lê, các ngài đã biết vùng đất Thủy Chân Lạp nói chung và vùng Kas Krobei-Prei Nokor nói riêng, nguyên là của Chân Lạp (Chenla).
Đây là vùng đất đai phì nhiêu mầu mỡ, nhưng chưa được khai phá nên đa phần hãy còn hoang vu. Thời đó các ngài chưa để ý đến việc chinh phục vì mỗi năm vua xứ Chân Lạp (Nam Phiên) đều triều cống. Tuy nhiên, các chúa Nguyễn cho phép người dân được tự nhiên vào đây khai phá và chiếm hữu đất đai, lại còn cho họ có quyền thâu nhận những người mọi để làm đầy tớ. Đến thế kỷ XVII, sau khi chúa Nguyễn Phúc Nguyên gả công nữ Ngọc Vạn cho Miên vương Chey Chetta II (1620), thì lưu dân người Việt từ Thuận Quảng mới bắt đầu đổ xô vào đây khai phá đất mới theo lời kêu gọi của công nữ. Như vậy trước khi những lưu dân người Việt đến đây khai phá đất hoang thì chủ quyền của cả một vùng đất bao la bạt ngàn nầy thuộc về ai? Theo Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quí Đôn, từ các cửa biển như cửa Cần Giờ và Soài Rạp, vân vân, đi vào toàn là rừng rậm hoang vu, đây là vùng cư trú của nhiều nhóm dân tộc thiểu số mà người Việt gọi họ là người “Man”(22).
Thời đó, các chúa Nguyễn cho phép người dân được tự nhiên khai phá và chiếm hữu đất đai, lại còn cho họ có quyền thâu nhận những người mọi để làm đầy tớ. Theo các di chỉ khảo cổ từ thời Pháp thuộc đến nay cho thấy văn hóa của các dân tộc cư trú trên vùng đất nầy có liên hệ đến văn hóa Óc Eo và hậu Óc Eo. Như vậy vùng đất nầy đã từng thuộc về người Phù Nam từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ bảy. Về danh nghĩa mà nói thì từ thế kỷ thứ bảy trở về sau nầy nó trực thuộc Chân Lạp. Tuy nhiên, trên thực tế thì mãi đến thế kỷ thứ XIII khi Châu Đạt Quan đi ngang đây và mãi đến thế kỷ thứ XVII khi những lưu dân Việt Nam đầu tiên đến đây, vùng đất nầy vẫn còn là một vùng đất hoang vu vô chủ. Vào năm 1620, một biến cố lịch sử quan trọng đã xảy ra vào tiền bán thế kỷ thứ XVII, đó là cuộc hôn nhân của công nữ Ngọc Vạn với Miên vương Chey Chetta II.
Có nhiều người cho rằng, chính nhờ cuộc hôn nhân nầy mà Miên vương Chey Chetta II đã nhân nhượng cho xứ Đàng Trong rất nhiều thứ, ngay cả những đất đai của vùng Thủy Chân Lạp. Tuy nhiên, nếu chúng ta lật lại những trang sử cũ vào thời kỳ này thì chúng ta sẽ thấy vua Chey Chetta II(23) không phải tự nhiên nhường đất Thủy Chân Lạp cho Việt Nam, mà thời ấy nước Chân Lạp quá suy yếu nên ông muốn tựa vào Việt Nam như một điểm tựa, vì thế trong cuộc hôn nhân ông chỉ cho dân Nam một quy chế dễ dàng trong sinh hoạt ở vùng Đồng Nai và Sài Gòn, chứ không dâng một chút đất nào hết cho Việt Nam, đổi lại ông được nhạc phụ là chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên bao lần đem quân sang giúp đánh đuổi giặc Xiêm ra khỏi bờ cõi. Trong những năm từ 1621 đến 1623, nhờ sự trợ giúp của chúa Nguyễn mà Chey Chetta II đã đuổi được quân Xiêm ra khỏi bờ cõi.
Như vậy phải công tâm mà nói trong cuộc hôn nhân này, nhứt thời nước Miên có lợi nhiều hơn Việt Nam, nhưng về lâu về dài thì ngay từ thời điểm ấy, nước Miên trúng phải kế hoạch “Tầm ăn dâu” của Việt Nam. Chính vì thế mà kể từ sau khi công nữ Ngọc Vạn ra đi làm dâu xứ Chân Lạp, từng thời từng thời, những đất đai của xứ Thủy Chân Lạp lần lượt rơi vào tay Việt Nam một cách ôn hòa, chứ chưa có một cuộc chiến tranh giành đất nào giữa Việt Nam và Miên tại Nam Kỳ. Năm 1623, sau khi giúp Chân Lạp đánh thắng được quân Xiêm, công nữ Ngọc Vạn đã tâu với Miên vương khi một phái đoàn của triều đình Thuận Hóa đã đến Nam Vang, xin vua Chey Chetta II cho người Việt tự do vào cư ngụ trong Prey Nokor và lập hai cơ quan thu thuế, cũng như đặt đồn binh tại vùng mà bây giờ là Cầu Kho, để phòng khi có việc là kéo quân lên Nam Vang tiếp trợ ngay(24).
Vua Miên đã chuẩn thuận ngay vì lợi ích trước mắt là nhà vua có quân tiếp trợ bất cứ lúc nào, vả lại đất Prey Nokor đã thu được từ dân tộc Phù Nam từ sau thế kỷ thứ VII, mà cho tới thời bấy giờ (1623) vẫn chưa có cư dân Chân Lạp trú ngụ, vì vùng này toàn là đầm lầy hoang vu, đất thì thấp hơn mực nước biển nên người Chân Lạp, vốn là dân bán du mục không chịu đến để khai khẩn. Đây là lần đầu tiên người Việt chính thức đặt chân lên đất Chân Lạp, và vùng Mô Xoài (Bà Rịa) và Prei Nokor (Sài Gòn) là những bàn đạp để người Việt tiến dần xuống đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời, xứ Đàng Trong đã đặt hai trạm thu thuế tại đây. Lúc nầy khu vực quan trọng của Bến Nghé nằm ở bờ bên phải sông Sài Gòn, từ vàm rạch Thị Nghè ăn ra Nhà Bè. Đến cuối thế kỷ thứ XVII, xứ Đàng Trong cho phép những di thần nhà Minh tỵ nạn Mãn Thanh đến vùng Nông Nại khẩn hoang lập ấp. Khi những người Minh Hương nầy đến Bến Nghé, họ được các viên chức địa phương tại đây dẫn đường cho họ lên Biên Hòa và về Meso (Mỹ Tho ngày nay). Lúc bấy giờ vùng Bến Nghé đã có đồn Dinh(25) cai quản.
Đến năm 1625 thì vua Chey Chetta II băng hà (có sách chép là 1626), trong khi triều chính rối loạn, để bảo vệ cho các con nên công nữ Ngọc Vạn đem hai con về vùng Mô Xoài Bà Rịa ẩn thân, vì nơi đây bà đã cho lập xóm làng vào những năm 1620 và 1621. Sử Chân Lạp còn ghi lại: “Khi quốc vương Chey Chetta II băng hà, tất cả vùng thuộc miền Nam từ Prey Nokor đến ranh giới với Chiêm Thành đều do người Việt cai trị.” Trong khi đó ở Nam Vang thì Nặc Ông Chân, con của một bà hoàng hậu người Lào, đã lên ngôi trị vì Chân Lạp. Ông Chân lấy vợ người Mã Lai, theo đạo Hồi nên rất hung hãn muốn tiêu diệt đạo Phật và muốn biến Hồi giáo làm quốc giáo cho Chân Lạp.
Người Phù Nam đến từ các đảo phía Nam, họ mang theo văn hóa của tổ tiên họ đến đây để thành lập nên vương quốc Phù Nam từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VII. Đây là thời kỳ rực rỡ nhất của văn hóa Óc Eo. Từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ IX, sự tan rã của vương quốc Phù nam đã có tác động và ảnh hưởng đến toàn miền Nam của bán đảo Đông Dương. Đầu thế kỷ thứ IX, vương quốc Chân Lạp thống nhất hai miền Thủy và Lục Chân Lạp, mở đầu cho thời đại Angkor. Tuy nhiên, trong suốt ba thế kỷ, IX, X và XI, vùng đất Prei Nokor hầu như không bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa Angkor. Như vậy, coi như kể từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ XVII, người Chân Lạp chỉ mặc nhiên sáp nhập vùng đất nầy vào lãnh thổ của mình khi vương quốc Phù Nam không còn nữa, chứ trên thực tế họ chưa bao giờ xác lập chủ quyền hay thiết lập chánh quyền địa phương tại đây.
Thật tình mà nói, trong suốt 10 thế kỷ trôi qua, từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ XVII, chưa có một vị Miên vương nào tỏ ra bận tâm đến sự mất còn của vùng hoang địa nầy(20). Vào thế kỷ thứ XVII, khi những lưu dân người Việt đầu tiên tới đây, họ chỉ thấy rải rác đó đây một vài Sóc Miên được định cư bởi những người Miên phiêu lưu, hoặc những người Miên cùng khổ, không sống được ở vùng Lục Chân Lạp, nên họ đánh liều đi về vùng Thủy Chân Lạp để tìm lẽ sống cho gia đình. Ngoài vùng Prei Nokor và đồng bằng sông Cửu Long ra, lúc nầy người Việt còn đến làm ăn và định cư rải rác trong đồng bằng sông Mê Nam(21). Vào khoảng thế kỷ thứ nhất, toàn vùng đất Phù Nam hầu như quanh năm ngập lụt, duy chỉ vùng Prei Nokor tương đối cao hơn, còn các vùng khác thì nước chỉ rút vào mùa khô mà thôi.
Ngày nay chúng ta không có nhiều sử liệu về vương quốc Phù Nam nên khó mà biết được họ đã rời bỏ vùng Prei Nokor vì lý do gì, rất có thể họ không thể sống hòa đồng với những người bản địa lâu đời tại đây như những người Mạ, Châu Ro, Chu Ru, Stiêng, vân vân, nên họ bỏ đi giống như bản chất của những người Khmer nối gót họ về sau nầy, mỗi lần có điều gì xích mích với người Việt thì họ chửi rủa rồi bỏ đi. Dầu có bao nhiêu bộ tộc hay dân tộc đã từng sinh sống trên vùng đất nầy đi nữa, thật tình mà nói, chưa có chứng cớ về sự xác lập chủ quyền của bất cứ dân tộc nào khác, ngoại trừ người Việt Nam. Ngay từ các triều đầu đời vua Lê, các ngài đã biết vùng đất Thủy Chân Lạp nói chung và vùng Kas Krobei-Prei Nokor nói riêng, nguyên là của Chân Lạp (Chenla).
Đây là vùng đất đai phì nhiêu mầu mỡ, nhưng chưa được khai phá nên đa phần hãy còn hoang vu. Thời đó các ngài chưa để ý đến việc chinh phục vì mỗi năm vua xứ Chân Lạp (Nam Phiên) đều triều cống. Tuy nhiên, các chúa Nguyễn cho phép người dân được tự nhiên vào đây khai phá và chiếm hữu đất đai, lại còn cho họ có quyền thâu nhận những người mọi để làm đầy tớ. Đến thế kỷ XVII, sau khi chúa Nguyễn Phúc Nguyên gả công nữ Ngọc Vạn cho Miên vương Chey Chetta II (1620), thì lưu dân người Việt từ Thuận Quảng mới bắt đầu đổ xô vào đây khai phá đất mới theo lời kêu gọi của công nữ. Như vậy trước khi những lưu dân người Việt đến đây khai phá đất hoang thì chủ quyền của cả một vùng đất bao la bạt ngàn nầy thuộc về ai? Theo Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quí Đôn, từ các cửa biển như cửa Cần Giờ và Soài Rạp, vân vân, đi vào toàn là rừng rậm hoang vu, đây là vùng cư trú của nhiều nhóm dân tộc thiểu số mà người Việt gọi họ là người “Man”(22).
Thời đó, các chúa Nguyễn cho phép người dân được tự nhiên khai phá và chiếm hữu đất đai, lại còn cho họ có quyền thâu nhận những người mọi để làm đầy tớ. Theo các di chỉ khảo cổ từ thời Pháp thuộc đến nay cho thấy văn hóa của các dân tộc cư trú trên vùng đất nầy có liên hệ đến văn hóa Óc Eo và hậu Óc Eo. Như vậy vùng đất nầy đã từng thuộc về người Phù Nam từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ bảy. Về danh nghĩa mà nói thì từ thế kỷ thứ bảy trở về sau nầy nó trực thuộc Chân Lạp. Tuy nhiên, trên thực tế thì mãi đến thế kỷ thứ XIII khi Châu Đạt Quan đi ngang đây và mãi đến thế kỷ thứ XVII khi những lưu dân Việt Nam đầu tiên đến đây, vùng đất nầy vẫn còn là một vùng đất hoang vu vô chủ. Vào năm 1620, một biến cố lịch sử quan trọng đã xảy ra vào tiền bán thế kỷ thứ XVII, đó là cuộc hôn nhân của công nữ Ngọc Vạn với Miên vương Chey Chetta II.
Có nhiều người cho rằng, chính nhờ cuộc hôn nhân nầy mà Miên vương Chey Chetta II đã nhân nhượng cho xứ Đàng Trong rất nhiều thứ, ngay cả những đất đai của vùng Thủy Chân Lạp. Tuy nhiên, nếu chúng ta lật lại những trang sử cũ vào thời kỳ này thì chúng ta sẽ thấy vua Chey Chetta II(23) không phải tự nhiên nhường đất Thủy Chân Lạp cho Việt Nam, mà thời ấy nước Chân Lạp quá suy yếu nên ông muốn tựa vào Việt Nam như một điểm tựa, vì thế trong cuộc hôn nhân ông chỉ cho dân Nam một quy chế dễ dàng trong sinh hoạt ở vùng Đồng Nai và Sài Gòn, chứ không dâng một chút đất nào hết cho Việt Nam, đổi lại ông được nhạc phụ là chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên bao lần đem quân sang giúp đánh đuổi giặc Xiêm ra khỏi bờ cõi. Trong những năm từ 1621 đến 1623, nhờ sự trợ giúp của chúa Nguyễn mà Chey Chetta II đã đuổi được quân Xiêm ra khỏi bờ cõi.
Như vậy phải công tâm mà nói trong cuộc hôn nhân này, nhứt thời nước Miên có lợi nhiều hơn Việt Nam, nhưng về lâu về dài thì ngay từ thời điểm ấy, nước Miên trúng phải kế hoạch “Tầm ăn dâu” của Việt Nam. Chính vì thế mà kể từ sau khi công nữ Ngọc Vạn ra đi làm dâu xứ Chân Lạp, từng thời từng thời, những đất đai của xứ Thủy Chân Lạp lần lượt rơi vào tay Việt Nam một cách ôn hòa, chứ chưa có một cuộc chiến tranh giành đất nào giữa Việt Nam và Miên tại Nam Kỳ. Năm 1623, sau khi giúp Chân Lạp đánh thắng được quân Xiêm, công nữ Ngọc Vạn đã tâu với Miên vương khi một phái đoàn của triều đình Thuận Hóa đã đến Nam Vang, xin vua Chey Chetta II cho người Việt tự do vào cư ngụ trong Prey Nokor và lập hai cơ quan thu thuế, cũng như đặt đồn binh tại vùng mà bây giờ là Cầu Kho, để phòng khi có việc là kéo quân lên Nam Vang tiếp trợ ngay(24).
Vua Miên đã chuẩn thuận ngay vì lợi ích trước mắt là nhà vua có quân tiếp trợ bất cứ lúc nào, vả lại đất Prey Nokor đã thu được từ dân tộc Phù Nam từ sau thế kỷ thứ VII, mà cho tới thời bấy giờ (1623) vẫn chưa có cư dân Chân Lạp trú ngụ, vì vùng này toàn là đầm lầy hoang vu, đất thì thấp hơn mực nước biển nên người Chân Lạp, vốn là dân bán du mục không chịu đến để khai khẩn. Đây là lần đầu tiên người Việt chính thức đặt chân lên đất Chân Lạp, và vùng Mô Xoài (Bà Rịa) và Prei Nokor (Sài Gòn) là những bàn đạp để người Việt tiến dần xuống đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời, xứ Đàng Trong đã đặt hai trạm thu thuế tại đây. Lúc nầy khu vực quan trọng của Bến Nghé nằm ở bờ bên phải sông Sài Gòn, từ vàm rạch Thị Nghè ăn ra Nhà Bè. Đến cuối thế kỷ thứ XVII, xứ Đàng Trong cho phép những di thần nhà Minh tỵ nạn Mãn Thanh đến vùng Nông Nại khẩn hoang lập ấp. Khi những người Minh Hương nầy đến Bến Nghé, họ được các viên chức địa phương tại đây dẫn đường cho họ lên Biên Hòa và về Meso (Mỹ Tho ngày nay). Lúc bấy giờ vùng Bến Nghé đã có đồn Dinh(25) cai quản.
Đến năm 1625 thì vua Chey Chetta II băng hà (có sách chép là 1626), trong khi triều chính rối loạn, để bảo vệ cho các con nên công nữ Ngọc Vạn đem hai con về vùng Mô Xoài Bà Rịa ẩn thân, vì nơi đây bà đã cho lập xóm làng vào những năm 1620 và 1621. Sử Chân Lạp còn ghi lại: “Khi quốc vương Chey Chetta II băng hà, tất cả vùng thuộc miền Nam từ Prey Nokor đến ranh giới với Chiêm Thành đều do người Việt cai trị.” Trong khi đó ở Nam Vang thì Nặc Ông Chân, con của một bà hoàng hậu người Lào, đã lên ngôi trị vì Chân Lạp. Ông Chân lấy vợ người Mã Lai, theo đạo Hồi nên rất hung hãn muốn tiêu diệt đạo Phật và muốn biến Hồi giáo làm quốc giáo cho Chân Lạp.
Đến năm 1658, tức là 35 năm sau ngày chúa Nguyễn lập hai đồn thu thuế ở Kas Krobei và Prei Nokor, đời vua Lê Thần Tông, niên hiệu Vĩnh Thọ, đời chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần, các chúa Nguyễn gọi vùng Trấn Biên(26) là các vùng Phú Yên và Song Cầu ngày nay, chứ không nhất thiết phải là vùng Biên Hòa ngày nay. Thời điểm 1658, Nặc Ông Chân tìm dấu vết của bà Ngọc Vạn đang ẩn náu ở vùng Mô Xoài (Bà Rịa) để tiêu diệt hai vị hoàng tử là con chính thức của bà và vua Chey Chetta II(27). Trước tình thế đó công nữ Ngọc Vạn phải cầu cứu với chúa Hiền Vương. Chúa sai Nguyễn Phúc Yên (có sách viết là Tôn Thất Yến), cùng Phó Tướng quân Yến Vũ, Tham Mưu Minh Lộc Hầu và Tiên Phong Cai Đội Xuân Thắng Hầu, đưa 3.000 quân vào đánh Nặc Ông Chân. Ông Chân thua trận và bị bắt vào cuối năm 1658 tại khu núi Mô Xúy, tức vùng Định Quán, thuộc Long Khánh ngày nay. Năm sau 1659 (Kỷ Hợi), Nặc Ong Chân được tha về nước, Chân Lạp bèn dâng đất Nông Nại (Biên Hòa) để tạ ơn. Về sau, đến đời vua Réam Thip Dei Chan (1642-1659), em vua Chey Chetta II, bà Ngọc Vạn lại xin cho người Việt được quyền khai thác toàn vùng miền Đông Nam Phần ngày nay. Đến năm 1660 thì con trai của công chúa Ngọc Vạn lên ngôi vua lấy hiệu là Batom Reachea, đóng đô ở Udong.
Sử Chân Lạp có ghi như sau: “Nhờ người Việt Nam mới được làm vua, quốc vương Batom Reachea ký hòa ước nhận triều cống cho chúa Nguyễn hàng năm. Cho người Việt Nam được làm chủ phần đất vừa khai hoang. Cho người Việt được định cư trong lãnh thổ Chân Lạp và được hưởng quyền lợi ngang hàng với người Miên.”(28) Từ khoảng năm 1674 đến năm 1690(29), Prei Nokor khởi sự xây dinh thự cho Phó vương Nặc Nộn, và doanh trại cho quân binh của ông tại vùng Cây Mai, thuộc quận 11 ngày nay. Tuy nhiên, khi thấy người Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh tại vùng nầy nên người Chân Lạp bắt đầu đối kháng dữ dội. Năm 1674, Nặc Ong Đài đem quân Xiêm La về đánh Nặc Ong Nộn, đuổi người Việt ra khỏi đất Nông Nại và Prei Nokor, đồng thời ra mặt kình chống với quân đội của chúa Nguyễn. Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần bèn sai Cai Cơ đạo Nha Trang là Nguyễn Dương Lâm đem quân vào đánh Sài Gòn(30), sau đó tiến đánh Gò Bích và Nam Vang. Nặc Ong Đài thua chạy rồi sau đó chết trong rừng. Một vị hoàng tử thuộc dòng chính thống tên Nặc Ong Thu ra đầu hàng với quân chúa Nguyễn và được phong làm Cao Miên quốc vương, hiệu là Chey Chetta III, tức Nặc Ong Thu đệ tam, đóng đô ở thành Long Úc (Oudong).
Còn Nặc Ong Nộn được phong làm Phó vương và tiếp tục đóng đô tại Prei Nokor (Sài Gòn). Chính công nữ Ngọc Vạn đã nhiều lần mở đường dẫn lối cho người Việt đi về đất phương Nam. Trong số đó chúng ta phải kể đến lần thứ nhất là ngay sau cuộc hôn nhân của bà với Miên vương Chey Chetta II vào năm 1620, và lần thứ nhì quan quân nhà Nguyễn can thiệp sâu rộng vào triều chánh của xứ Chân Lạp sau vụ tranh chấp nội bộ trong vương triều Chân Lạp vào năm 1658. Kể từ đó, xứ Đàng Trong cứ được dâng hết vùng đất này đến vùng đất khác, và mỗi lần được đất như vậy, các chúa cho thiết lập ngay sổ bộ chánh quyền và cho lưu dân đến khẩn đất, để đặt Chân Lạp trước một sự việc đã rồi.
Sau này dù cho họ có muốn đòi lại đất đai cũng không đòi lại được, vì dân cư trên những vùng đất này đều toàn là người Việt cả. Năm 1665, một giáo sĩ người Pháp tên Chevreuil tới thăm Colompé, tức Phnom Penh đã ghi lại: “Hai làng An Nam nằm bên kia sông, tổng số trên 500 người, mà kẻ theo đạo Thiên chúa chỉ có khoảng 4 hay 5 chục mà thôi. Ngoài Nam Vang, tại các nơi khác cũng có nhiều người Việt Nam sinh sống, ở thôn quê thì làm ruộng, gần phố thị thì buôn bán hay làm nghề thủ công nghệ, hay chuyên chở hàng hóa bằng ghe thuyền, kể ra đến hàng mấy ngàn người, như ở các vùng Đất Đỏ, Bà Rịa, Bến Cá, Cù Lao Phố, Mỹ Tho và Hà Tiên...” Đến năm 1679, tức khoảng 56 năm sau ngày chúa Nguyễn lập hai đồn thu thuế ở Kas Krobei và Prei Nokor, chúa Nguyễn cho lập đồn dinh Tân Mỹ. Đây không phải là trạm thu thuế, mà là một đồn binh mang tính quân sự, có giám quân, cai bộ và ký lục cai quản hẳn hòi, với nhiệm vụ bảo vệ Phó vương Nặc Nộn và Việt kiều.
Đồn binh nầy cũng có nhiệm vụ tổ chức làng xóm và phố chợ cho lưu dân Việt Nam nào muốn định cư lại đây. Trên thực tế, đây đã là tổ chức chánh quyền một cách bán chánh thức của chúa Nguyễn tại đây. Cùng năm 1679, chúa Nguyễn cho phép di thần nhà Minh là 2 tướng Trần Thượng Xuyên và Trần An Bình, đem 3.000 quân binh và gia quyến vào khai hoang lập ấp vùng Nông Nại. Từ đó Cù Lao Phố được thành lập, giao thương với các nước ngoài rất sung túc vào hậu bán thế kỷ thứ XVIII tại vùng nầy. Đồng thời, nhóm quan quân của Tướng Dương Ngạn Địch và Phó tướng Hoàng Tiến được chúa Nguyễn cho vào khai phá đất Mỹ Tho. Cùng năm 1679, chúa Nguyễn cho thành lập thêm đồn binh tại Prei Nokor, tại khu vực Tân Mỹ ngày nay(31), chúa Nguyễn đưa ra lý do là đồn binh được lập ra nhằm giúp giải quyết những vấn đề của người Minh Hương tại vùng nầy, nhưng kỳ thật đây là một trong những đồn binh lớn, được dùng cho mục đích quân sự nhiều hơn là để giải quyết những vấn đề dân sự.
Đồn binh có hình Bát Quái, tại Prei Nokor, thành có 8 cửa, rất đơn sơ. Dầu đồn binh nầy có qui mô nhỏ so với thành Gia Định sau nầy, nhưng vào thời đó, đồn binh có hình Bát Quái nầy là một trong những thành trì vững chắc tại vùng Thủy Chân Lạp. Năm Mậu Thìn 1688, Phó tướng Hoàng Tiến làm phản, giết chủ tướng Dương Ngạn Địch, rồi đem quân Long Môn đồn trú ở Nan Khê (có lẽ là vùng Rạch Gầm ngày nay). Hoàng Tiến nỗ lực đóng tàu và đúc thêm súng ống, âm mưu đuổi người Chân Lạp và cả người Việt ra khỏi vùng nầy để lập nên một tiểu vương quốc theo kiểu Tân Gia Ba ở cực Nam bán đảo Mã Lai. Nặc Ong Thu đệ tam cũng đắp lũy xây đồn để chống lại Hoàng Tiến, và chống luôn cả quân đội của chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn Phúc Trăn bèn sai Vạn Long Hầu Mai Vạn Long đem quân vào đánh dẹp Hoàng Tiến rồi sau đó kéo sang đánh dẹp luôn Chân Lạp. Mai Vạn Long dẹp được Hoàng Tiến, nhưng không bình định được Chân Lạp. Chúa Nguyễn bèn sai Hào Lương Hầu Nguyễn Hữu Hào vào thay Mai Vạn Long, nhưng Nguyễn Hữu Hào lại mắc phải mỹ nhân kế nên không hoàn thành nhiệm vụ. Chúa Nguyễn Phúc Chu bèn sai Thống Suất Chưởng Cơ Nguyễn Hữu Cảnh vào đánh dẹp. Sau loạn Hoàng Tiến, Phó vương Chân Lạp là Nặc Ong Nộn bèn bỏ vùng Prei Nokor để dời dinh về vùng La Bích(32).
Năm 1697, Phó vương Nặc Nộn dời dinh về La Bích, và con trai của ông là Nặc Yêm được Nặc Thu gọi về Oudong và gả con gái để sau nầy Nặc Yêm nối ngôi làm vua Chân Lạp. Từ đó Sài Gòn không còn chức Phó vương nữa. Từ khi Phó vương Nặc Nộn dời dinh về La Bích, khu Prei Nokor bị lãng quên cho đến năm 1698, tức 75 năm sau ngày chúa Nguyễn lập trạm thu thuế ở Prei Nokor, Nguyễn Hữu Cảnh lại được chúa Nguyễn Phúc Chu cử đi kinh lược vùng đất nầy, lấy đất Nông Nại lập ra phủ Gia Định, lấy xứ Sài Gòn đặt làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn(33), lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng nên dinh Trấn Biên, đặc các chức giám quân, cai bạ và ký lục cai quản(34). Kể từ đó đất Gia Định được chính thức khai sanh vì đây là lần đầu tiên trong lịch sử của vùng đất nầy, Gia Định được ghi danh vào sổ bộ của xứ Đàng Trong.
Nghĩa là quan Chưởng Cơ Nguyễn Hữu Cảnh đã chính thức tuyên bố xác lập chủ quyền của xứ Đàng Trong trên vùng đất mới nầy(35). Tuy nhiên, trên thực tế, có lẽ nhiều thế kỷ trước đó, người Việt Nam đã tới buôn bán và khẩn hoang lập ấp rải rác ở các vùng miền Đông và vùng đồng bằng sông Cửu Long, cũng như vùng châu thổ sông Mê Nam(36). Sau khi thành lập hai phủ Phước Long và Tân Bình, Nguyễn Hữu Cảnh bèn xây đắp một lũy đất dài khoảng 8 hoặc 9 cây số, từ phía dưới rạch Thị Nghè lên vùng Chí Hòa ở khu Rạch Cát, nhằm bảo vệ vùng phía tây bắc và tây nam Sài Gòn; riêng phía đông bắc và đông nam Sài Gòn đã có rạch Thị Nghè, sông Tân Bình và sông Sài Gòn che chắn.
Như vậy Quan Thống Suất Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh đã làm một việc mà chưa có một vị quan Chân Lạp nào đã làm tại vùng Thủy Chân Lạp trước đây. Ông chính là chứng nhân lịch sử, người đã chính thức tuyên bố chủ quyền của Việt Nam trên phần đất Nam Kỳ với đầy đủ những thủ tục hành chánh mà chưa có dân tộc nào đã làm trước đây, như đặt địa danh, kiểm tra dân số và thiết lập bộ máy hành chánh cho đến ngày nay. Thời điểm quan Chưởng cơ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh(37) vào kinh lược xứ Nông Nại, thì dân số vùng nầy lúc bấy giờ không vượt quá con số 200.000, nghĩa là dân cư rất thưa thớt.
Toàn vùng Sài Gòn và Nông Nại còn chìm trong những khu rừng rậm hoang vu như khu rừng Hóc Môn, Tân Bình, Gò Vấp, Phú Lâm, vân vân. Chính vì vậy mà quan Kinh Lược Nguyễn Hữu Cảnh phải xin phép các chúa Nguyễn cho chiêu mộ cư dân cố cựu từ các phủ Điện Bàn, Quảng Nam, Quảng Ngãi, và Qui Nhơn đến đây khai hoang lập ấp với quy chế thật dễ dãi(38). Mãi đến thế kỷ thứ XVIII, thì đa phần đất Prei Nokor vẫn còn rất hoang vu. Theo Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn: “Ở phủ Gia Định, đất Đồng Nai toàn là rừng rậm hàng ngàn dặm, họ Nguyễn trước kia lấy được đất ấy, rồi chiêu mộ dân từ các phủ Điện Bàn, Quảng Ngãi, Quy Nhơn di cư đến khai hoang lập ấp trên vùng đất mầu mỡ, họ chiếm lấy vườn trồng cau, làm nhà ở.
Lại mua con trai con gái người Mọi ở các đầu nguồn đem bán làm nô tỳ... cho chúng lấy nhau, sinh con đẻ cái, nuôi nấng chúng cho lớn lên để làm việc phá rừng cày ruộng, vì lẽ đó mà lúa thóc tại vùng nầy rất nhiều. Tại các địa phương, mỗi nơi có 40, 50 hoặc 20, 30 nhà giàu, mỗi nhà đều có từ 50 đến 60 điền nô, từ 300 đến 400 trâu bò, cày cấy, gặt hái rộn ràng không lúc nào rảnh rỗi, hàng năm đến tháng 11, tháng chạp, giã gạo, sàng gạo, bán lấy tiền để dùng vào lễ chạp, lễ tết, sau tháng giêng trở đi, không làm việc xay giã nữa.
Họ đem nông sản bán ra các vùng Phú Xuân để đổi lấy hàng từ miền Bắc như tơ lụa, lãnh, trừu, và áo quần tốt đẹp.” Thật vậy, ngay từ đầu thế kỷ thứ 18, việc mua bán lúa gạo tại vùng Nông nại đã đóng một vai trò hết sức quan trọng cho xứ Đàng Trong. Lúa gạo được chở từ cảng Nông Nại ra Quảng Nam, Phú Xuân, ngay cả các vùng Tân Gia Ba và Malacca nữa. Theo giáo sĩ Halbont tại vùng Thuận Hóa thì mỗi năm từ Đồng Nai, vùng đất phì nhiêu, có hàng ngàn chiếc ghe đến từ vùng nầy mang lại sự đầy đủ và nỗi vui mừng cho dân chúng. Đến thời Gia Long thì đất Nam Kỳ vẫn còn chia làm 3 dinh và 1 trấn là Biên Trấn dinh (Biên Hòa), Phiên Trấn dinh (Gia Định), chia Gia Định làm ba (03) tỉnh gồm các tỉnh Tây Ninh(39), Chợ Lớn(40), và Gia Định(41). Quan Kinh Lược Nguyễn Hữu Cảnh có công rất lớn với dân tộc Việt Nam trong việc mở cõi về phương Nam.
Chính ông đã thành lập một vùng cương vực rộng lớn từ Phước Long, Bình Long, Bình Dương, Tây Ninh, Tân Bình, Vũng Tàu, Sài Gòn và xuống tận Long An bây giờ. Mỗi dinh đặt chức lưu thủ, cai bộ và ký lục để cai trị. Nói như vậy không có nghĩa là trước đây vùng đất nầy chưa từng có cư dân nào trú ngụ. Kỳ thật, theo các di chỉ khảo cổ thì vùng Prei Nokor cũng như các vùng phụ cận từ lâu lắm đã có nhiều bộ tộc của các cộng đồng cư dân cổ trú ngụ. Họ là những bộ tộc người Stiêng, Mạ, và Chu Ru, vân vân. Họ chia thành những bộ lạc, gần giống như các tiểu vương bên Mã Lai Á ngày nay.
Họ sinh sống rải rác từ vùng Mô Xoài, Bà Rịa, Biên Hòa, Tây Ninh, Bình Dương, xuống tận đến các vùng Meso (Mỹ Tho) và Long Ghor (Long Hồ), kể cả các tiểu vương trên các vùng từ lưu vực sông La Ngà lên đến cao nguyên Di Linh và khu vực Lâm Đồng ngày nay. Tuy họ phải triều cống các vua Chân Lạp, nhưng sinh hoạt trong các bộ lạc nầy vẫn được độc lập tự do. Văn hóa của họ có liên hệ tới văn hóa đá cũ tìm thấy tại các vùng Xuân Lộc, Lộc Ninh, Định Quán; văn hóa Hòa Bình Bắc Sơn tìm thấy tại vùng Suối Chồn; văn hóa đá mới tìm thấy tại vùng Cầu Sắt; văn hóa đồng tìm thấy tại núi Gốm, Bến Đò; văn hóa đồng sắt tìm thấy tại các vùng Suối Chồn, Rạch Núi; văn hóa Đông Sơn tìm thấy tại Bình Phú, Vũng Tàu, Lộc Ninh, Phú Chánh; cũng như nhiều di chỉ tìm thấy trong vùng có liên quan đến văn hóa Óc Eo và hậu óc Eo. Mặc dầu các vương quốc Phù Nam và Chân Lạp đã từng có cư dân trên vùng đất nầy, nhưng về phương diện chánh quyền và xã hội, cả hai vương quốc nầy chưa từng tổ chức thành làng mạc, thôn ấp, cũng chưa từng xác lập lãnh thổ hay cương vực rõ ràng. Chính vì thế mà những cư dân bán du mục của hai vương quốc nầy chỉ đến đây canh tác một thời gian rồi bỏ đi khi đất đai không còn mầu mỡ nữa.
Theo Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quí Đôn, trước khi người Việt đến vùng Nông Nại khai khẩn thì nơi đây hãy còn là một khu rừng rậm hoang vu, nơi trú ngụ của nhiều nhóm dân tộc thiểu số mà người Việt gọi chung là người “Man” hay “Mọi”. Như vậy vùng Prei Nokor đã có cư dân cổ cư ngụ từ rất lâu đời, như chưa có dân tộc nào xác lập chủ quyền hành chánh của mình trên vùng đất nầy như dân tộc Việt Nam. Mãi đến ngày nay vẫn chưa có tài liệu lịch sử nào xác nhận về những cư dân người Việt đầu tiên đi vào khai khẩn vùng nầy(42). Năm 1708, Mạc Cửu dâng đất Hà Tiên, chúa Nguyễn chỉ nhận trên danh nghĩa, nhưng vẫn để cho dòng họ Mạc trấn giữ đất Hà Tiên. Mùa Đông năm 1735, đời Lê Cảnh Hưng thứ 14, triều đình xứ Đàng Trong sai Cai Đội Thiện Chánh Hầu làm Thống Suất, Ký Lục Nghi Biểu Hầu Nguyễn Cư Trinh làm Tham Mưu điều khiển tướng sĩ 5 dinh(43) đi kinh lược đất Cao Miên, quan quân đồn trú ở xứ Bến Nghé, lập nên dinh trại, gọi tên là Đồn Dinh(44), lo luyện tập binh sĩ tính kế mở mang vùng biên địa. Năm 1753, nhân cơ hội vua Chân Lạp là Nặc Ong Nguyên lấn hiếp người Côn Man, chúa Nguyễn bèn sai Nguyễn Cư Trinh dẫn binh 5 dinh(43) họp binh tại Bến Nghé(45), để lo dàn xếp và lãnh lệnh chúa Nguyễn ở lại tiếp tục khai khẩn đất hoang và lập khu dinh điền mới.
Năm 1754, quân Gia Định chia làm hai đạo, Nghi Biểu Hầu đem kỳ binh từ sông Bát Đông tiến phát, quân Nam đi đến đâu quân Chân Lạp thua đến đó. Sau đó quân của Nghi Biểu Hầu hợp cùng với binh của Thiện Chánh Hầu tại vùng Tiền Giang. Năm 1756, vua Chân Lạp là Nặc Ong Nguyên xin nhượng hai phủ Tầm Bôn và Lôi Lạp cho xứ Đàng Trong để tạ tội, đồng thời xin cống nạp lễ vật còn thiếu ba năm trước đó. Từ đó coi như phần lớn đất đai của xứ Thủy Chân Lạp đã nằm dưới sự kiểm soát của Việt Nam. Trong khi đó Mạc Cửu và con là Mạc Thiên Tứ tiếp tục khai khẩn những vùng Hà Tiên, Phú Quốc, Long Xuyên (Cà Mau), Rạch Giá, Trấn Giang (Cần Thơ) và Trấn Di (Sóc Trăng và Bạc Liêu). Năm 1755, tại vùng Gia Định các ông Trịnh Hoài Đức, Ngô nhơn Tịnh và Lê quang Định cũng lập ra thi xã, thắp sáng ngọn đuốc văn hiến nơi góc trời cực Nam của tổ quốc. Năm 1757, Nặc Ong Nguyên băng hà, chú của Nặc Nguyên là Nặc Ong Nhuận dâng thêm các phủ Trà Vang và Ba Thắc để được chúa Nguyễn phê chuẩn cho lên ngôi.
Đến năm 1776, vùng Cù Lao Phố và toàn vùng Prei Nokor đã phát triển trên một qui mô rộng lớn, sinh hoạt thời nầy được Lê Quí Đôn ghi lại trong Phủ Biên Tạp Lục như sau: “Ở mỗi địa phương, mỗi nơi có từ 40 đến 50 hoặc từ 20 đến 30 nhà giàu. Mỗi nhà có từ 50 đến 60 người giúp việc ruộng rẫy, từ 300 đến 400 trâu bò, cày bừa gặt cấy rất rộn ràng. Gạo được bán ra Phú Xuân để đổi lấy hàng Bắc như tơ lụa, trừu, quần áo, vải bô.” Cùng năm 1776, quân Tây Sơn chiếm vùng Cù Lao Phố và truy đuổi Nguyễn Ánh ra khỏi thành Gia Định. Năm 1778, đa số người Hoa ở vùng cù lao Phố đã bị quân Tây Sơn đánh đuổi đều ngược dòng sông Bến Nghé lên khu Chợ Lớn ngày nay. Tại đây họ lại xây dựng phố sá và tiếp tục buôn bán như xưa. Người Hoa gọi vùng nầy là ‘Đê Ngạn’, người Phúc Kiến phát âm là ‘Tầy Ngon’, và người Việt lại đọc trại là ‘Thầy Ngòn’. Có lẽ đọc như vậy riết rồi lại trại ra là ‘Sài Gòn’. Thành phố nầy được người Việt Nam gọi là Chợ Lớn từ khi người Pháp xây dựng hai ngôi chợ: Chợ Lớn(46) và Chợ Nhỏ(47). Kỳ thật, khu được mệnh danh là ‘Sài Gòn’ về sau nầy đích thực là khu ‘Bến Nghé’ ngày trước.
Đến năm 1779, khi toàn bộ lực lượng Tây Sơn đang chuẩn bị kéo quân ra Bắc phù Lê diệt Trịnh, thì Nguyễn Ánh kéo quân về lấy lại thành Gia Định. Như vậy, kể từ năm 1623, ngày mà đồn binh và trạm thâu thuế đầu tiên của xứ Đàng Trong được dựng lên trên vùng đất nầy đến năm 1779, cùng đất nầy đã trải qua nhiều gia đoạn thăng trầm, phát triển cũng có, mà chiến tranh hủy diệt cũng có. Chính tại đây đã xảy ra những cuộc chiến tranh ác liệt giữa nghĩa quân Tây Sơn và quân đội của Nguyễn Ánh, có lúc quân của Nặc Ong Chân cũng kéo quân qua đánh phá, nhưng vùng Sài Gòn-Gia Định vẫn tiếp tục phát triển, và ngày càng phát triển thật nhanh. Đến cuối thế kỷ thứ XVIII, đầu thế kỷ thứ XIX, vùng Sài Gòn-Gia Định đã nghiễm nhiên trở thành một trung tâm kinh tế và chính trị của xứ Đàng Trong. Lúc Nguyễn Ánh trốn chạy nhà Tây Sơn, ông đã chọn Gia Định làm kinh đô của xứ Đàng Trong (Kinh Gia Định).
Đến năm 1780 thì Mạc Thiên Tứ chính thức dâng đất Hà Tiên (bấy giờ bao gồm các vùng Hà Tiên, Phú Quốc, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cần Thơ). Đến đây coi như cuộc Nam tiến đến chót mũi Cà Mau và Hà Tiên đã hoàn tất. Trong thời gian nầy, Nguyễn Ánh cho phép dân chúng tự do khai hoang và sở hữu phần đất mình đã khẩn được, rồi sau đó tự ý khai báo để đóng thuế. Chính vì thế mà những dân xiêu tán đã nhanh chóng qui tụ về đây tiếp tục khai hoang lập ấp. Và cũng chính vì thế mà chẳng mấy chốc mà một Prei Nokor, nằm trong một thôn nhỏ trong rừng già, chung quanh toàn là ao chằm trũng nước, đầy muỗi mòng, đỉa vắt, đầy hoang thú... đã biến thành những khu chuyên canh, cũng như những khu vực làm nghề chuyên môn, giống như những làng nghề tại miền Bắc, như các xóm Củi, xóm Dầu, xóm Than, xóm Giá, xóm Vôi, xóm Bún, xóm, Rẫy, xóm Bàu Sen, và xóm Lò, vân vân. (những địa danh nầy đến ngày nay vẫn còn rất phổ biến trong dân gian Sài Gòn). Và cuối cùng, Prei Nokor đã biến thành trung tâm kinh tế và hành chánh cho toàn miền Nam.
Sử Chân Lạp có ghi như sau: “Nhờ người Việt Nam mới được làm vua, quốc vương Batom Reachea ký hòa ước nhận triều cống cho chúa Nguyễn hàng năm. Cho người Việt Nam được làm chủ phần đất vừa khai hoang. Cho người Việt được định cư trong lãnh thổ Chân Lạp và được hưởng quyền lợi ngang hàng với người Miên.”(28) Từ khoảng năm 1674 đến năm 1690(29), Prei Nokor khởi sự xây dinh thự cho Phó vương Nặc Nộn, và doanh trại cho quân binh của ông tại vùng Cây Mai, thuộc quận 11 ngày nay. Tuy nhiên, khi thấy người Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh tại vùng nầy nên người Chân Lạp bắt đầu đối kháng dữ dội. Năm 1674, Nặc Ong Đài đem quân Xiêm La về đánh Nặc Ong Nộn, đuổi người Việt ra khỏi đất Nông Nại và Prei Nokor, đồng thời ra mặt kình chống với quân đội của chúa Nguyễn. Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần bèn sai Cai Cơ đạo Nha Trang là Nguyễn Dương Lâm đem quân vào đánh Sài Gòn(30), sau đó tiến đánh Gò Bích và Nam Vang. Nặc Ong Đài thua chạy rồi sau đó chết trong rừng. Một vị hoàng tử thuộc dòng chính thống tên Nặc Ong Thu ra đầu hàng với quân chúa Nguyễn và được phong làm Cao Miên quốc vương, hiệu là Chey Chetta III, tức Nặc Ong Thu đệ tam, đóng đô ở thành Long Úc (Oudong).
Còn Nặc Ong Nộn được phong làm Phó vương và tiếp tục đóng đô tại Prei Nokor (Sài Gòn). Chính công nữ Ngọc Vạn đã nhiều lần mở đường dẫn lối cho người Việt đi về đất phương Nam. Trong số đó chúng ta phải kể đến lần thứ nhất là ngay sau cuộc hôn nhân của bà với Miên vương Chey Chetta II vào năm 1620, và lần thứ nhì quan quân nhà Nguyễn can thiệp sâu rộng vào triều chánh của xứ Chân Lạp sau vụ tranh chấp nội bộ trong vương triều Chân Lạp vào năm 1658. Kể từ đó, xứ Đàng Trong cứ được dâng hết vùng đất này đến vùng đất khác, và mỗi lần được đất như vậy, các chúa cho thiết lập ngay sổ bộ chánh quyền và cho lưu dân đến khẩn đất, để đặt Chân Lạp trước một sự việc đã rồi.
Sau này dù cho họ có muốn đòi lại đất đai cũng không đòi lại được, vì dân cư trên những vùng đất này đều toàn là người Việt cả. Năm 1665, một giáo sĩ người Pháp tên Chevreuil tới thăm Colompé, tức Phnom Penh đã ghi lại: “Hai làng An Nam nằm bên kia sông, tổng số trên 500 người, mà kẻ theo đạo Thiên chúa chỉ có khoảng 4 hay 5 chục mà thôi. Ngoài Nam Vang, tại các nơi khác cũng có nhiều người Việt Nam sinh sống, ở thôn quê thì làm ruộng, gần phố thị thì buôn bán hay làm nghề thủ công nghệ, hay chuyên chở hàng hóa bằng ghe thuyền, kể ra đến hàng mấy ngàn người, như ở các vùng Đất Đỏ, Bà Rịa, Bến Cá, Cù Lao Phố, Mỹ Tho và Hà Tiên...” Đến năm 1679, tức khoảng 56 năm sau ngày chúa Nguyễn lập hai đồn thu thuế ở Kas Krobei và Prei Nokor, chúa Nguyễn cho lập đồn dinh Tân Mỹ. Đây không phải là trạm thu thuế, mà là một đồn binh mang tính quân sự, có giám quân, cai bộ và ký lục cai quản hẳn hòi, với nhiệm vụ bảo vệ Phó vương Nặc Nộn và Việt kiều.
Đồn binh nầy cũng có nhiệm vụ tổ chức làng xóm và phố chợ cho lưu dân Việt Nam nào muốn định cư lại đây. Trên thực tế, đây đã là tổ chức chánh quyền một cách bán chánh thức của chúa Nguyễn tại đây. Cùng năm 1679, chúa Nguyễn cho phép di thần nhà Minh là 2 tướng Trần Thượng Xuyên và Trần An Bình, đem 3.000 quân binh và gia quyến vào khai hoang lập ấp vùng Nông Nại. Từ đó Cù Lao Phố được thành lập, giao thương với các nước ngoài rất sung túc vào hậu bán thế kỷ thứ XVIII tại vùng nầy. Đồng thời, nhóm quan quân của Tướng Dương Ngạn Địch và Phó tướng Hoàng Tiến được chúa Nguyễn cho vào khai phá đất Mỹ Tho. Cùng năm 1679, chúa Nguyễn cho thành lập thêm đồn binh tại Prei Nokor, tại khu vực Tân Mỹ ngày nay(31), chúa Nguyễn đưa ra lý do là đồn binh được lập ra nhằm giúp giải quyết những vấn đề của người Minh Hương tại vùng nầy, nhưng kỳ thật đây là một trong những đồn binh lớn, được dùng cho mục đích quân sự nhiều hơn là để giải quyết những vấn đề dân sự.
Đồn binh có hình Bát Quái, tại Prei Nokor, thành có 8 cửa, rất đơn sơ. Dầu đồn binh nầy có qui mô nhỏ so với thành Gia Định sau nầy, nhưng vào thời đó, đồn binh có hình Bát Quái nầy là một trong những thành trì vững chắc tại vùng Thủy Chân Lạp. Năm Mậu Thìn 1688, Phó tướng Hoàng Tiến làm phản, giết chủ tướng Dương Ngạn Địch, rồi đem quân Long Môn đồn trú ở Nan Khê (có lẽ là vùng Rạch Gầm ngày nay). Hoàng Tiến nỗ lực đóng tàu và đúc thêm súng ống, âm mưu đuổi người Chân Lạp và cả người Việt ra khỏi vùng nầy để lập nên một tiểu vương quốc theo kiểu Tân Gia Ba ở cực Nam bán đảo Mã Lai. Nặc Ong Thu đệ tam cũng đắp lũy xây đồn để chống lại Hoàng Tiến, và chống luôn cả quân đội của chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn Phúc Trăn bèn sai Vạn Long Hầu Mai Vạn Long đem quân vào đánh dẹp Hoàng Tiến rồi sau đó kéo sang đánh dẹp luôn Chân Lạp. Mai Vạn Long dẹp được Hoàng Tiến, nhưng không bình định được Chân Lạp. Chúa Nguyễn bèn sai Hào Lương Hầu Nguyễn Hữu Hào vào thay Mai Vạn Long, nhưng Nguyễn Hữu Hào lại mắc phải mỹ nhân kế nên không hoàn thành nhiệm vụ. Chúa Nguyễn Phúc Chu bèn sai Thống Suất Chưởng Cơ Nguyễn Hữu Cảnh vào đánh dẹp. Sau loạn Hoàng Tiến, Phó vương Chân Lạp là Nặc Ong Nộn bèn bỏ vùng Prei Nokor để dời dinh về vùng La Bích(32).
Năm 1697, Phó vương Nặc Nộn dời dinh về La Bích, và con trai của ông là Nặc Yêm được Nặc Thu gọi về Oudong và gả con gái để sau nầy Nặc Yêm nối ngôi làm vua Chân Lạp. Từ đó Sài Gòn không còn chức Phó vương nữa. Từ khi Phó vương Nặc Nộn dời dinh về La Bích, khu Prei Nokor bị lãng quên cho đến năm 1698, tức 75 năm sau ngày chúa Nguyễn lập trạm thu thuế ở Prei Nokor, Nguyễn Hữu Cảnh lại được chúa Nguyễn Phúc Chu cử đi kinh lược vùng đất nầy, lấy đất Nông Nại lập ra phủ Gia Định, lấy xứ Sài Gòn đặt làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn(33), lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng nên dinh Trấn Biên, đặc các chức giám quân, cai bạ và ký lục cai quản(34). Kể từ đó đất Gia Định được chính thức khai sanh vì đây là lần đầu tiên trong lịch sử của vùng đất nầy, Gia Định được ghi danh vào sổ bộ của xứ Đàng Trong.
Nghĩa là quan Chưởng Cơ Nguyễn Hữu Cảnh đã chính thức tuyên bố xác lập chủ quyền của xứ Đàng Trong trên vùng đất mới nầy(35). Tuy nhiên, trên thực tế, có lẽ nhiều thế kỷ trước đó, người Việt Nam đã tới buôn bán và khẩn hoang lập ấp rải rác ở các vùng miền Đông và vùng đồng bằng sông Cửu Long, cũng như vùng châu thổ sông Mê Nam(36). Sau khi thành lập hai phủ Phước Long và Tân Bình, Nguyễn Hữu Cảnh bèn xây đắp một lũy đất dài khoảng 8 hoặc 9 cây số, từ phía dưới rạch Thị Nghè lên vùng Chí Hòa ở khu Rạch Cát, nhằm bảo vệ vùng phía tây bắc và tây nam Sài Gòn; riêng phía đông bắc và đông nam Sài Gòn đã có rạch Thị Nghè, sông Tân Bình và sông Sài Gòn che chắn.
Như vậy Quan Thống Suất Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh đã làm một việc mà chưa có một vị quan Chân Lạp nào đã làm tại vùng Thủy Chân Lạp trước đây. Ông chính là chứng nhân lịch sử, người đã chính thức tuyên bố chủ quyền của Việt Nam trên phần đất Nam Kỳ với đầy đủ những thủ tục hành chánh mà chưa có dân tộc nào đã làm trước đây, như đặt địa danh, kiểm tra dân số và thiết lập bộ máy hành chánh cho đến ngày nay. Thời điểm quan Chưởng cơ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh(37) vào kinh lược xứ Nông Nại, thì dân số vùng nầy lúc bấy giờ không vượt quá con số 200.000, nghĩa là dân cư rất thưa thớt.
Toàn vùng Sài Gòn và Nông Nại còn chìm trong những khu rừng rậm hoang vu như khu rừng Hóc Môn, Tân Bình, Gò Vấp, Phú Lâm, vân vân. Chính vì vậy mà quan Kinh Lược Nguyễn Hữu Cảnh phải xin phép các chúa Nguyễn cho chiêu mộ cư dân cố cựu từ các phủ Điện Bàn, Quảng Nam, Quảng Ngãi, và Qui Nhơn đến đây khai hoang lập ấp với quy chế thật dễ dãi(38). Mãi đến thế kỷ thứ XVIII, thì đa phần đất Prei Nokor vẫn còn rất hoang vu. Theo Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn: “Ở phủ Gia Định, đất Đồng Nai toàn là rừng rậm hàng ngàn dặm, họ Nguyễn trước kia lấy được đất ấy, rồi chiêu mộ dân từ các phủ Điện Bàn, Quảng Ngãi, Quy Nhơn di cư đến khai hoang lập ấp trên vùng đất mầu mỡ, họ chiếm lấy vườn trồng cau, làm nhà ở.
Lại mua con trai con gái người Mọi ở các đầu nguồn đem bán làm nô tỳ... cho chúng lấy nhau, sinh con đẻ cái, nuôi nấng chúng cho lớn lên để làm việc phá rừng cày ruộng, vì lẽ đó mà lúa thóc tại vùng nầy rất nhiều. Tại các địa phương, mỗi nơi có 40, 50 hoặc 20, 30 nhà giàu, mỗi nhà đều có từ 50 đến 60 điền nô, từ 300 đến 400 trâu bò, cày cấy, gặt hái rộn ràng không lúc nào rảnh rỗi, hàng năm đến tháng 11, tháng chạp, giã gạo, sàng gạo, bán lấy tiền để dùng vào lễ chạp, lễ tết, sau tháng giêng trở đi, không làm việc xay giã nữa.
Họ đem nông sản bán ra các vùng Phú Xuân để đổi lấy hàng từ miền Bắc như tơ lụa, lãnh, trừu, và áo quần tốt đẹp.” Thật vậy, ngay từ đầu thế kỷ thứ 18, việc mua bán lúa gạo tại vùng Nông nại đã đóng một vai trò hết sức quan trọng cho xứ Đàng Trong. Lúa gạo được chở từ cảng Nông Nại ra Quảng Nam, Phú Xuân, ngay cả các vùng Tân Gia Ba và Malacca nữa. Theo giáo sĩ Halbont tại vùng Thuận Hóa thì mỗi năm từ Đồng Nai, vùng đất phì nhiêu, có hàng ngàn chiếc ghe đến từ vùng nầy mang lại sự đầy đủ và nỗi vui mừng cho dân chúng. Đến thời Gia Long thì đất Nam Kỳ vẫn còn chia làm 3 dinh và 1 trấn là Biên Trấn dinh (Biên Hòa), Phiên Trấn dinh (Gia Định), chia Gia Định làm ba (03) tỉnh gồm các tỉnh Tây Ninh(39), Chợ Lớn(40), và Gia Định(41). Quan Kinh Lược Nguyễn Hữu Cảnh có công rất lớn với dân tộc Việt Nam trong việc mở cõi về phương Nam.
Chính ông đã thành lập một vùng cương vực rộng lớn từ Phước Long, Bình Long, Bình Dương, Tây Ninh, Tân Bình, Vũng Tàu, Sài Gòn và xuống tận Long An bây giờ. Mỗi dinh đặt chức lưu thủ, cai bộ và ký lục để cai trị. Nói như vậy không có nghĩa là trước đây vùng đất nầy chưa từng có cư dân nào trú ngụ. Kỳ thật, theo các di chỉ khảo cổ thì vùng Prei Nokor cũng như các vùng phụ cận từ lâu lắm đã có nhiều bộ tộc của các cộng đồng cư dân cổ trú ngụ. Họ là những bộ tộc người Stiêng, Mạ, và Chu Ru, vân vân. Họ chia thành những bộ lạc, gần giống như các tiểu vương bên Mã Lai Á ngày nay.
Họ sinh sống rải rác từ vùng Mô Xoài, Bà Rịa, Biên Hòa, Tây Ninh, Bình Dương, xuống tận đến các vùng Meso (Mỹ Tho) và Long Ghor (Long Hồ), kể cả các tiểu vương trên các vùng từ lưu vực sông La Ngà lên đến cao nguyên Di Linh và khu vực Lâm Đồng ngày nay. Tuy họ phải triều cống các vua Chân Lạp, nhưng sinh hoạt trong các bộ lạc nầy vẫn được độc lập tự do. Văn hóa của họ có liên hệ tới văn hóa đá cũ tìm thấy tại các vùng Xuân Lộc, Lộc Ninh, Định Quán; văn hóa Hòa Bình Bắc Sơn tìm thấy tại vùng Suối Chồn; văn hóa đá mới tìm thấy tại vùng Cầu Sắt; văn hóa đồng tìm thấy tại núi Gốm, Bến Đò; văn hóa đồng sắt tìm thấy tại các vùng Suối Chồn, Rạch Núi; văn hóa Đông Sơn tìm thấy tại Bình Phú, Vũng Tàu, Lộc Ninh, Phú Chánh; cũng như nhiều di chỉ tìm thấy trong vùng có liên quan đến văn hóa Óc Eo và hậu óc Eo. Mặc dầu các vương quốc Phù Nam và Chân Lạp đã từng có cư dân trên vùng đất nầy, nhưng về phương diện chánh quyền và xã hội, cả hai vương quốc nầy chưa từng tổ chức thành làng mạc, thôn ấp, cũng chưa từng xác lập lãnh thổ hay cương vực rõ ràng. Chính vì thế mà những cư dân bán du mục của hai vương quốc nầy chỉ đến đây canh tác một thời gian rồi bỏ đi khi đất đai không còn mầu mỡ nữa.
Theo Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quí Đôn, trước khi người Việt đến vùng Nông Nại khai khẩn thì nơi đây hãy còn là một khu rừng rậm hoang vu, nơi trú ngụ của nhiều nhóm dân tộc thiểu số mà người Việt gọi chung là người “Man” hay “Mọi”. Như vậy vùng Prei Nokor đã có cư dân cổ cư ngụ từ rất lâu đời, như chưa có dân tộc nào xác lập chủ quyền hành chánh của mình trên vùng đất nầy như dân tộc Việt Nam. Mãi đến ngày nay vẫn chưa có tài liệu lịch sử nào xác nhận về những cư dân người Việt đầu tiên đi vào khai khẩn vùng nầy(42). Năm 1708, Mạc Cửu dâng đất Hà Tiên, chúa Nguyễn chỉ nhận trên danh nghĩa, nhưng vẫn để cho dòng họ Mạc trấn giữ đất Hà Tiên. Mùa Đông năm 1735, đời Lê Cảnh Hưng thứ 14, triều đình xứ Đàng Trong sai Cai Đội Thiện Chánh Hầu làm Thống Suất, Ký Lục Nghi Biểu Hầu Nguyễn Cư Trinh làm Tham Mưu điều khiển tướng sĩ 5 dinh(43) đi kinh lược đất Cao Miên, quan quân đồn trú ở xứ Bến Nghé, lập nên dinh trại, gọi tên là Đồn Dinh(44), lo luyện tập binh sĩ tính kế mở mang vùng biên địa. Năm 1753, nhân cơ hội vua Chân Lạp là Nặc Ong Nguyên lấn hiếp người Côn Man, chúa Nguyễn bèn sai Nguyễn Cư Trinh dẫn binh 5 dinh(43) họp binh tại Bến Nghé(45), để lo dàn xếp và lãnh lệnh chúa Nguyễn ở lại tiếp tục khai khẩn đất hoang và lập khu dinh điền mới.
Năm 1754, quân Gia Định chia làm hai đạo, Nghi Biểu Hầu đem kỳ binh từ sông Bát Đông tiến phát, quân Nam đi đến đâu quân Chân Lạp thua đến đó. Sau đó quân của Nghi Biểu Hầu hợp cùng với binh của Thiện Chánh Hầu tại vùng Tiền Giang. Năm 1756, vua Chân Lạp là Nặc Ong Nguyên xin nhượng hai phủ Tầm Bôn và Lôi Lạp cho xứ Đàng Trong để tạ tội, đồng thời xin cống nạp lễ vật còn thiếu ba năm trước đó. Từ đó coi như phần lớn đất đai của xứ Thủy Chân Lạp đã nằm dưới sự kiểm soát của Việt Nam. Trong khi đó Mạc Cửu và con là Mạc Thiên Tứ tiếp tục khai khẩn những vùng Hà Tiên, Phú Quốc, Long Xuyên (Cà Mau), Rạch Giá, Trấn Giang (Cần Thơ) và Trấn Di (Sóc Trăng và Bạc Liêu). Năm 1755, tại vùng Gia Định các ông Trịnh Hoài Đức, Ngô nhơn Tịnh và Lê quang Định cũng lập ra thi xã, thắp sáng ngọn đuốc văn hiến nơi góc trời cực Nam của tổ quốc. Năm 1757, Nặc Ong Nguyên băng hà, chú của Nặc Nguyên là Nặc Ong Nhuận dâng thêm các phủ Trà Vang và Ba Thắc để được chúa Nguyễn phê chuẩn cho lên ngôi.
Đến năm 1776, vùng Cù Lao Phố và toàn vùng Prei Nokor đã phát triển trên một qui mô rộng lớn, sinh hoạt thời nầy được Lê Quí Đôn ghi lại trong Phủ Biên Tạp Lục như sau: “Ở mỗi địa phương, mỗi nơi có từ 40 đến 50 hoặc từ 20 đến 30 nhà giàu. Mỗi nhà có từ 50 đến 60 người giúp việc ruộng rẫy, từ 300 đến 400 trâu bò, cày bừa gặt cấy rất rộn ràng. Gạo được bán ra Phú Xuân để đổi lấy hàng Bắc như tơ lụa, trừu, quần áo, vải bô.” Cùng năm 1776, quân Tây Sơn chiếm vùng Cù Lao Phố và truy đuổi Nguyễn Ánh ra khỏi thành Gia Định. Năm 1778, đa số người Hoa ở vùng cù lao Phố đã bị quân Tây Sơn đánh đuổi đều ngược dòng sông Bến Nghé lên khu Chợ Lớn ngày nay. Tại đây họ lại xây dựng phố sá và tiếp tục buôn bán như xưa. Người Hoa gọi vùng nầy là ‘Đê Ngạn’, người Phúc Kiến phát âm là ‘Tầy Ngon’, và người Việt lại đọc trại là ‘Thầy Ngòn’. Có lẽ đọc như vậy riết rồi lại trại ra là ‘Sài Gòn’. Thành phố nầy được người Việt Nam gọi là Chợ Lớn từ khi người Pháp xây dựng hai ngôi chợ: Chợ Lớn(46) và Chợ Nhỏ(47). Kỳ thật, khu được mệnh danh là ‘Sài Gòn’ về sau nầy đích thực là khu ‘Bến Nghé’ ngày trước.
Đến năm 1779, khi toàn bộ lực lượng Tây Sơn đang chuẩn bị kéo quân ra Bắc phù Lê diệt Trịnh, thì Nguyễn Ánh kéo quân về lấy lại thành Gia Định. Như vậy, kể từ năm 1623, ngày mà đồn binh và trạm thâu thuế đầu tiên của xứ Đàng Trong được dựng lên trên vùng đất nầy đến năm 1779, cùng đất nầy đã trải qua nhiều gia đoạn thăng trầm, phát triển cũng có, mà chiến tranh hủy diệt cũng có. Chính tại đây đã xảy ra những cuộc chiến tranh ác liệt giữa nghĩa quân Tây Sơn và quân đội của Nguyễn Ánh, có lúc quân của Nặc Ong Chân cũng kéo quân qua đánh phá, nhưng vùng Sài Gòn-Gia Định vẫn tiếp tục phát triển, và ngày càng phát triển thật nhanh. Đến cuối thế kỷ thứ XVIII, đầu thế kỷ thứ XIX, vùng Sài Gòn-Gia Định đã nghiễm nhiên trở thành một trung tâm kinh tế và chính trị của xứ Đàng Trong. Lúc Nguyễn Ánh trốn chạy nhà Tây Sơn, ông đã chọn Gia Định làm kinh đô của xứ Đàng Trong (Kinh Gia Định).
Đến năm 1780 thì Mạc Thiên Tứ chính thức dâng đất Hà Tiên (bấy giờ bao gồm các vùng Hà Tiên, Phú Quốc, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cần Thơ). Đến đây coi như cuộc Nam tiến đến chót mũi Cà Mau và Hà Tiên đã hoàn tất. Trong thời gian nầy, Nguyễn Ánh cho phép dân chúng tự do khai hoang và sở hữu phần đất mình đã khẩn được, rồi sau đó tự ý khai báo để đóng thuế. Chính vì thế mà những dân xiêu tán đã nhanh chóng qui tụ về đây tiếp tục khai hoang lập ấp. Và cũng chính vì thế mà chẳng mấy chốc mà một Prei Nokor, nằm trong một thôn nhỏ trong rừng già, chung quanh toàn là ao chằm trũng nước, đầy muỗi mòng, đỉa vắt, đầy hoang thú... đã biến thành những khu chuyên canh, cũng như những khu vực làm nghề chuyên môn, giống như những làng nghề tại miền Bắc, như các xóm Củi, xóm Dầu, xóm Than, xóm Giá, xóm Vôi, xóm Bún, xóm, Rẫy, xóm Bàu Sen, và xóm Lò, vân vân. (những địa danh nầy đến ngày nay vẫn còn rất phổ biến trong dân gian Sài Gòn). Và cuối cùng, Prei Nokor đã biến thành trung tâm kinh tế và hành chánh cho toàn miền Nam.
Nói về cuộc Nam tiến thì ngoài quan Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh ra, Nguyễn cư Trinh là người có công rất lớn trong việc đánh dẹp cũng như bình định lãnh thổ. Về phía người Minh Hương ngoài 2 ông Mạc Cửu và Mạc Thiên Tứ ra, còn có các ông Trịnh Hoài Đức, Ngô nhơn Tịnh và Lê quang Định cũng có công rất lớn. Về cương vực của toàn thành theo Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, phía đông nam Gia Định giáp với biển, có tất cả 17 cửa biển lớn: Xích Ram, Tắc Ký, Cần Giờ, Đồng Tranh, Lôi Lạp (Soai Rạp), cửa Đại, cửa Tiểu, cửa Ba Lai, Băng Côn, Ngao Châu, Cổ Chiên, Ba Thắc, Mỹ Thanh, Hào Bàn (Gành Hào), Long Xuyên, Kiên Giang và Hà Tiên. Các cửa nhỏ thì nhiều gấp đôi. Tuy vậy, các cửa nầy do bùn cát nên khi mở khi lấp, khi cạn khi sâu, dời đổi bất thường. Ở đây sông ngòi chằng chịt như mắc cửi, nếu không phải là dân địa phương quen thuộc ắt không biết đường đi. Phía tây bắc giáp với Cao Miên. Đông bắc giáp với phủ Bình Thuận. Thành Gia Định có nhiệm vụ trông coi các việc binh dân, thuế dịch và hình án của 5 trấn Phiên An, Biên Hòa, Vĩnh Thanh, Định Tường và Hà Tiên, đồng thời cũng trông coi luôn trấn Bình Thuận ở phía Bắc. Phàm việc binh thì do thành Gia Định chỉ huy, còn các việc khác thì các trấn tự sắp đặt lấy. Prei Nokor vào những năm cuối cùng của cuộc chiến giữa Nguyễn Ánh và Tây Sơn, không bị ảnh hưởng nhiều của chiến tranh, vì kể từ năm 1788 quân Tây Sơn phải dồn hết nỗ lực để chiến đấu chống ngoại xâm từ phương Bắc, nên không còn để ý đến việc đánh Nguyễn Ánh ở phương Nam nữa. Sau năm 1789, người anh hùng áo vải đất Qui Nhơn không muốn tiêu hao tiềm lực nhân dân sau bao nhiêu năm chinh chiến triền miên, nên sau chiến thắng Đống Đa, Nguyễn Huệ đã không kéo quân vào Gia Định tiêu diệt Nguyễn Ánh. Nếu ngày đó Đại Đế Quang Trung không vì hạnh phúc và sự an vui của nhân dân, mà kéo quân vào thẳng Gia Định, thì thử hỏi Nguyễn Ánh có cách gì chống đỡ được sức mạnh vũ bão bách chiến bách thắng của đại quân Tây Sơn hay không? Chắc chắn là không rồi.
Thế rồi cơ trời vận nước phải ngã nghiêng nên xuôi khiến vua Quang Trung phải yểu mệnh. Ngài băng hà vào năm 1792, lúc vừa tròn 40 tuổi, ngài băng hà vào lúc nhân dân và đất nước đang rất cần ngài. Sau khi vua Quang Trung băng hà, cục diện hoàn toàn đổi thay. Ở miền Nam, Nguyễn Ánh ra sức củng cố thành Gia Định, xây dựng kho lẫm, xưởng đóng thuyền chiến, xưởng chế tạo vũ khí, vân vân. Hồi nầy thương cảng Bến Nghé thu hút tàu bè của thương nhân ngoại quốc lui tới buôn bán đông đảo. Phố xá sầm uất, chợ búa tấp nập đã khiến cho vùng Prei Nokor-Bến Nghé trở thành trung tâm chính trị và kinh tế cho toàn vùng. Trịnh Hoài Đức đã ghi về Bến Nghé trong Gia Định Thành Thông Chí như sau: “Nơi đây dân cư đông đúc; phố chợ san sát; nhà tường nhà ngói liên tiếp cùng nhau... Tàu ghe hải dương đến buôn bán qua lại, cột buồm liền lạc, xưng là xứ đô hội, cả nước không đâu sánh bằng.” Vào năm 1821, Finlayson đã ghi lại trong “Journal de voyage”, được đăng trong “Bulletin de la Société des Etudes Indochinoises” vào năm 1939 như sau: “Không ngờ ở miền xa xôi nầy lại có một thành thị to và rộng như vậy... Cách xếp đặt phố xá ở đây còn phong quang thứ tự hơn niều kinh đô Âu châu.”
Chú Thích:
(1) Theo Đại Nam Quốc Âm Tự Vị, trang 390 quyển I, ông Huỳnh Tịnh Của nói rằng Sài Gòn tên của một xứ thuộc đất Gia Định. Nhưng cũng theo Đại Nam Quốc Âm Tự Vị, trang 280, quyển II, Sài Gòn là tên riêng của đất Chợ Lớn, bây giờ lại hiểu là đất Bến Nghé.
(2) Theo Vương Hồng Sển trong “Sài Gòn Năm Xưa”, Sài Gòn: NXB Xuân Thu, 1960, tr. 31-51.
(3) Tiếng Khmer, “Đao” có nghĩa là mây.
(4) Vào thế kỷ thứ VIII, vương quốc Chân Lạp được chia ra làm hai khu vực rõ rệt, khu vực cao ráo là Lục Chân Lạp và khu vực trũng thấp là Thủy Chân Lạp. Khu vực khô ráo nằm về phía Bắc, với những gò đồi cao, nguồn nước trong sạch, và khí hậu hiền hòa. Nhà vua đặt toàn bộ kinh đô và hệ thống hành chánh trong khu vụ nầy, trong khi khu Thủy Chân Lạp thì trũng thấp, hoang vu, phần lớn được bao quanh bởi biển cả, và hầu như không có cư dân. Vào thế kỷ thứ XIV, vương quốc Chân Lạp bị quân Mã Lai và Xiêm La đánh phá dữ dội; sau những trận đánh phá nầy, thế lực Chân Lạp bị suy yếu rõ rệt, một số binh lính và dân chúng sợ hãi đã bỏ chạy trốn về vùng hoang vu Thủy Chân Lạp. Kể từ đó, vùng rừng rậm Thủy Chân Lạp mới bắt đầu có một ít cư dân.
(5) Từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ XVII.
(6) Thuộc tỉnh Svayrieng của Cao Miên ngày nay.
(7) Vùng đất nay thuộc Cao Miên nằm về biên giới phía Bắc của Hà Tiên.
(8) Sử Việt ghi là Nặc Ong Thu Đệ Nhị.
(9) Hai đồn thu thuế ở Prei Nokor tức Chợ Lớn bây giờ, và ở Kas Krobei tức vùng Bến Nghé, hay trung tâm Sài Gòn ngày nay. Đây là vùng rừng rậm hoang vu, nhưng lại là địa điểm qua lại thường xuyên của các thương nhân Việt Nam trên đường đi Cao Miên và Xiêm La. Ít lâu sau đó, hai trạm thu thuế nầy biến thành hai khu thị tứ trên bến dưới thuyền, buôn bán tấp nập, công nghiệp và nông nghiệp trong vùng cũng phát triển rất nhanh.
(10) Tức công nữ Ngọc Vạn.
(11) Nay là thành phố HCM.
(12) Ngay trước thế kỷ thứ nhất Tây lịch.
(13) Từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VI.
(14) Khoảng thế kỷ thứ VI và thứ VII.
(15) Khoảng thế kỷ thứ VIII.
(16) Từ thế kỷ thứ IX đến thế kỷ thứ XII.
(17) Sau thế kỷ thứ XII.
(18) Di vật khai quật được ở Phú Hòa, thuộc lưu vực Đồng Nai, cho thấy kiểu dáng đồ trang sức tại đây như những khuyên tai hai đầu thú, khuyên tai 3 mấu, và hạt chuỗi mã não, vân vân. Đây là những sản phẩm được sản xuất tại Cần Giờ với những nguyên vật liệu được nhập cảng từ các nơi khác như đá quí, mã não. Những thứ mà cảng Cần Giờ có thể sản xuất tại chỗ như những nguyên liệu ốc xa cừ, vỏ ốc, vỏ hàu, và thủy tinh. Tuy nhiên, qua di vật người ta có thể tìm thấy một số mang những đường nét văn minh Ấn Độ, và một số khác mang dấp dáng và phong cách Sa Huỳnh. Đặc biệt tại vùng Phú Hòa, thuộc lưu vực sông Đồng Nai, người ta đã khai quật được 28 khuyên tai hai đầu thú bằng đá ngọc và thủy tinh, đây là loại trang sức độc đáo mà trước đây được xem như là đặc trưng của văn hóa Sa Huỳnh, vùng biển giữa Quảng Ngãi và Bình Định. Tuy nhiên, theo các khám phá mới đây tại Cần Giờ, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã đưa ra một giả thuyết mới về nguồn gốc của loại trang sức nầy, rất có thể những đồ trang sức đã khai quật được trong nhiều khu mộ táng tại các hải đảo cũng như trên lục địa vùng Đông Nam Á có nguồn gốc từ vùng cảng Cần Giờ.
(19) Vào cuối thế kỷ thứ XIX, qua những khai quật khảo cổ, người ta đã tìm thấy những di chỉ từ thời đại đồ đá cũ và rất nhiều di chỉ thời đồ đá mới sang đến thời đại kim khí, vân vân. Như vậy vùng Sài Gòn Gia Định đã có cư dân từ thời nguyên thủy đến văn minh Óc Eo, hậu Óc Eo, được nối tiếp với văn minh Việt Nam mang đến từ những lưu dân đi khai khẩn vùng đất nầy từ thế kỷ thứ XVII. Về phương diện địa chất học, vùng Phiên Trấn nằm trên hai vùng phù sa cổ và mới. Khu vực phù sa cũ chạy dài từ Tây Ninh xuống Sài Gòn, có cấu trúc địa chất giống như miền Đông Nam Phần. Trong khi vùng phía Nam Sài Gòn, từ Sài Gòn chạy dài xuống Nhà Bè là một vùng đất thấp với cấu trúc phù sa mới. Đây là vùng sình lầy, trũng nước, ngập mặn quanh năm, chịu ảnh hưởng thủy triều và gió mùa giống như miền tây Nam Phần. Như vậy vùng Prei Nokor vừa có cấu trúc địa chất cổ đại mà cũng vừa cận đại. Và cư dân cũng tuần tự lan tràn trong vùng theo sau
sự hình thành và cấu trúc địa chất, nghĩa là ở đâu đất đai được thành hình là ở đó có cư dân. Ngay từ thời nguyên thủy của vùng đất nầy đã có cư dân trú ngụ, đến những thế kỷ sau Tây lịch, vùng đất nầy đã có một nền văn minh rực rỡ, đó là văn minh Óc Eo, rồi hậu Óc Eo sau khi chủ nhân của nền văn hóa Óc Eo đột nhiên biến mất khỏi vùng đất nầy. Sau đó người Khmer đã tràn xuống cư ngụ trên vùng đất nầy cho mãi đến thế kỷ thứ XVII. Nhưng trên thực tế, theo Chân Lạp Phong Thổ Ký của Châu Đạt Quan, Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn và Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, từ thế kỷ thứ 14 cho mãi đến đầu thế kỷ thứ XVII, hầu hết vùng đất nầy hãy còn hoang vu, với cây rừng rậm rạp, đầm lầy ẩm thấp, lại thêm sơn lam chướng khí và thú dữ hoành hành. Ngay tại vùng mà bây giờ thuộc huyện Hóc Môn, vào cuối thế kỷ thứ XVII hãy còn rất nhiều cọp và cá sấu dữ, thường xuyên bắt hay ăn thịt người, nên có câu “dữ như cọp vườn trầu” hay “ác như sấu Vũng Gấm” vân vân.
(20) Vì từ thế kỷ thứ XII trở đi sự tranh chấp và chiến tranh giữa các vương quốc cổ trong vùng có khuynh hướng lan rộng, nhất là giữa Chân Lạp và Champa, giữa Champa và Đại Việt, đồng thời vương quốc Xiêm La cũng bắt đầu mở rộng lãnh thổ của mình. Vùng Prei Nokor nằm trên lằn ranh của các cuộc tranh chấp nầy. Cho đến thế kỷ thứ XVI, thì các chúa Nguyễn bắt đầu tìm cách gây ảnh hưởng của mình với vương quốc Chân Lạp. Những cuộc tranh chấp vừa kể đã làm xáo trộn không nhỏ trong sự cư trú của các cộng đồng cư dân cổ tại đây. Họ không thể nằm yên để chịu trận ở Prei Nokor, mà tìm cách lẩn trốn vào các vùng rừng núi Tây Nguyên. Chính vì thế mà trong suốt nhiều thế kỷ, vùng Prei Nokor đã trở thành những khu rừng rậm hoang vu vô chủ. Theo những di chỉ khảo cổ tìm được cho thấy từ thế kỷ thứ XIII đến thế kỷ thứ XVII, chỉ có rất ít cư dân cổ còn bám trụ tại các vùng Vũng Tàu, Bà Rịa và Prei Nokor.
(21) Đồng bằng sông Mê Nam là nơi lập quốc của vương quốc Xiêm La kể từ thế kỷ thứ VII, sau nầy đổi tên làm Thái Lan vào năm 1939. Cố đô Ayuthia được xây dựng trên một khúc quanh của sông Mê Nam. Theo bản đồ mà giáo sĩ Loubère đã vẽ ra từ năm 1687 thì kinh đô Ayuthia nằm trên một hòn đảo lớn, giữa hai nhánh sông Mê Nam. Đường sá, cầu cống, phố chợ và lâu đài được ghi lại rất rõ ràng, với những ghi chú minh bạch như thành phố, cung điện, bến cảng, xưởng hải quân, xưởng ghe thuyền, phố thi, và chủng viện, vân vân. Chung quanh đảo có những khu dành riêng cho người Xiêm và người ngoại quốc. Người Xiêm ở phía bắc và tây bắc, người Hoa ở phía đông, người Việt, Mã Lai, Nhật Bản, Hòa Lan, và Bồ Đào Nha ở phía nam... Nơi người Việt ở cũng là một cù lao khá rộng, việc đi lại rất thuận tiện, qua sông là tới kinh đô và phố thị ngay. Như vậy, ngay từ cuối thế kỷ thứ XVII, cư dân Việt Nam đã định cư tại Ayuthia khá đông lắm rồi, vì trên bản đồ Loubère ghi rất rõ ràng về khu Cochinchinois của xứ Đàng Trong tại Ayuthia. Ngoài cố đô Ayuthia, cũng có khá nhiều người Việt tới định cư Chantaburi và Bangkok.
(22) Còn gọi là mọi Mạ, mọi Stiêng, mọi Mnông, Cơ ho, hay mọi Chu Ru.
(23) Biên Niên Sử Khmer ghi: “Năm 1618, vua Chey Chetta II lên ngôi. Ngài liền cho xây cung điện nguy nga tại Udong, rồi cử hành lễ cưới trọng thể với một công chúa Việt Nam rất xinh đẹp, con của chúa Nguyễn. Hoàng hậu Samdach cho đem theo nhiều người đồng hương tới Chân Lạp, có người được làm quan lớn trong triều, có người làm các nghề thủ công, và có người buôn bán hay vận chuyển hàng hóa.”
(24) Theo một giáo sĩ người Ý tên Christoforo Bori, người sống tại vùng Nước Mặn, thuộc Qui Nhơn trong khoảng thời gian từ năm 1622 đến 1681, đã ghi lại trong nhật ký như sau: “Chúa Nguyễn phải chăm lo việc tập trận và gởi quân sang giúp vua Chân Lạp, cũng là chàng rể của chúa
Nguyễn. Chúa viện trợ cho vua Chân Lạp cả tàu thuyền lẫn binh lính để chống lại vua Xiêm.”
Christoforo Bori cũng mô tả khá tỉ mỉ về việc sứ bộ của chúa Nguyễn đến Udong vào năm 1620 như sau: “Sứ thần là người sinh trưởng tại Nước Mặn, một nhân vật quan trọng chỉ đứng sau chức tổng trấn. Trước khi lên đường, sứ thần đã dành nhiều ngày giờ bàn bạc và nhận lệnh chúa Nguyễn. Sứ bộ gồm khá đông người, cả quan lẫn lính, vừa nam vừa nữ, chuyên chở trên những chiếc thuyền lớn có trang bị vũ khí và trang trí lộng lẫy. Khi sứ bộ đến Udong, thì dân chúng
Khmer, thương nhân Bồ Đào Nha, Nhật Bản và Trung Hoa đã tụ hội đông đảo đến đón tiếp. Sứ thần là người đã lui tới Udong nhiều lần, và đã là đại diện thường trú từ lâu, chứ không phải mới tới đây lần đầu. Trong sứ bộ có rất nhiều kẻ hầu người hạ phục vụ sứ bộ, cũng như nhiều binh sĩ theo giữ an ninh.”
(25) Đồn Dinh nằm trong thôn Tân Khai, sau gọi là chợ Điều Khiển, nằm về phía nam thành Phiên An khoảng 2,5 dặm. Theo bản đồ của Nguyễn văn Học, thời Gia Long, mặc dầu không có ghi chú bằng chữ, nhưng vẽ một vùng nhà cửa đông đúc. Tưởng cũng nên nhắc lại, vào năm 1623 thì đồn Dinh là một trong hai trạm thu thuế mà vua Chey Chetta II đã cho phép xứ Đàng Trong lập lên để đánh thuế và kiểm soát lưu dân người Việt. Về sau nầy đồn Dinh trở thành căn cứ quân sự và hành chánh đầu tiên của vùng đất phương Nam. Lúc đó quan Tham Mưu cư trú tại đồn Dinh, còn bên phía Tân Thuận có xây dựng dinh thự cho các quan Cai Bộ và Ký Lục. Năm 1775, Nguyễn Phúc Thuần chạy vào Nam cũng tạm trú tại đồn Dinh.
(26) Thời mới mở cõi về phương Nam thì những vùng biên địa được gọi là Trấn Biên.
(27) Sử Việt Nam gọi là sự kiện Mô Xoài.
(28) Sau đó chúa Hiền Vương lại đặt con trai thứ hai của bà Ngọc Vạn làm Nhị Vương và đóng đô ở Prey Nokor, tức là Sài Gòn bây giờ, tách rời hoàn toàn với Chân Lạp. Ít lâu sau đó Batom Reachea bị con rể giết chết để thoán ngôi, nhưng người con rể này lại bị con trưởng của Battom Reachea là Ang Chey giết chết được triều đình thân Xiêm đưa lên ngôi lấy hiệu là Nặc Ông Đài. Ông Đài lại kéo quân về đánh đuổi chú ruột của mình là Nặc Ông Nộn đang làm Nhị Vương ở Prey Nokor. Sau khi có sự can thiệp của quân đội nhà Nguyễn Nặc Ông Đài bị thua và bị chính triều đình Chân Lạp giết chết. Chúa Hiền Vương đưa em của Ông Đài là Nặc Thu về Nam Vang lên ngôi lấy hiệu là Chey Chetta IV với chủ trương hòa hoãn và thân thiện với triều đình Thuận Hóa. Nhờ đó mà công cuộc di dân của các chúa được tiến hành một cách tốt đẹp.
(29) Nghĩa là hơn nửa thế kỷ sau ngày chúa Nguyễn lập đồn thu thuế ở Prei Nokor.
(30) Đây là lần đầu tiên sử Việt Nam ghi là Sài Gòn chứ không ghi là Kas Krobei hay Prei Nokor như trước đây nữa.
(31) Đồn binh nầy tọa lạc tại ấp Đậu. Hiện vẫn còn địa danh ấp Đậu thuộc khu Tân Mỹ, đồng Bà Nghè, và xóm Chợ Đậu gần đó, thuộc vùng Tân Uyên.
(32) Thành La Bích, tiếng Khmer là Lovek, có lẽ là phần đất nằm giữa hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh ngày nay.
(33) Bây giờ bao gồm các vùng Sài Gòn-Gia Định, Tân An, và Tây Ninh.
(34) Mặc dầu khi ấy đất đai đã mở rộng khắp miền Đông Nam Phần, nhưng từ trước lưu dân đến đây do tự phát, chứ triều đình xứ Đàng Trong chưa có một kế hoạch khẩn hoang lập ấp chính thức nào.
Các chúa Nguyễn đã dùng chánh sách ‘tằm ăn dâu’, với dân làng đi trước, chánh quyền theo sau. Nhờ đó mà hầu hết các miền biên cảnh Nam Bộ đã được sáp nhập vào lãnh thổ Việt Nam một cách êm thấm.
(35) Lúc đó chỉ riêng vùng Sài Gòn đã có khoảng 20 ngàn cư dân Việt Nam, khoảng một phần ba tổng số người Việt đang cư trú trong vùng Đồng Nai.
(36) Thuộc Thái Lan ngày nay.
(37) Nguyễn Hữu Cảnh sanh năm 1650 tại xã Chương Tín, huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình. Theo các nhà sử học, Nguyễn Hữu Cảnh chính là hậu duệ của Quốc Công Nguyễn Bặt dưới thời nhà Đinh, và cũng là cháu mấy đời của Nguyễn Trãi. Cha ông là Chiêu Vũ Hầu Nguyễn Hữu Dật, người đã có công lớn với xứ Đàng Trong trong cuộc đối đầu với nhà Trịnh ở phía Bắc. Ông là một vị tướng văn võ toàn tài, một nhà quản lý hành chánh xuất sắc dưới thời Nguyễn Sơ. Ngay khi cha ông mất vào năm 1681, ông đã tích cực tham gia vào quân đội xứ Đàng Trong. Năm 1692, chúa Nguyễn sai ông đem quân đánh dẹp vua Champa là Bà Tranh ở Diên Ninh (Phú Yên ngày nay), rồi đổi tên vùng đất mới nầy ra làm Thuận Thành. Ông là vị quan Trấn Thủ đầu tiên của của trấn Thuận Thành. Ngay sau khi nhậm chức Trấn Thủ Thuận Thành, ông đã tổ chức cho dân chúng
khai hoang lập ấp, khiến trấn Thuận Thành ngày càng phát triển rất vững vàng. Chính ông là người đầu tiên đã khai sanh ra vùng đất phía Nam, và là người xây dựng một cách vững chắc hệ thống hành chánh đầu tiên ở Sài Gòn-Gia Định.
(38) Về việc nầy chính Trịnh Hoài Đức đã ghi lại trong Gia Định Thành Thông Chí như sau: “Nông Nại nguyên xưa có nhiều ao chằm rừng rú. Lúc đầu thiết lập ba dinh, một dân đến ở, có đất ở hạt Phiên Trấn mà kiến trưng làm đất ở hạt Trấn Biên, hoặc có đất ở hạt Trấn Biên mà kiến trưng làm đất ở hạt Phiên Trấn, như vậy cũng tùy theo dân nguyện, không ràng buộc gì cả, cốt yếu là khiến dân mở đất khẩn hoang, chia thành điền, lập thành thôn xã mà thôi.”
(39) Phủ Tây Ninh cũ.
(40) Một phần của phủ Tân Bình cũ, tức là vùng Prey Nokor dưới thời Thủy Chân Lạp.
(41) Một phần của phủ Tân Bình cũ.
(42) Theo Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, có thể họ là những lưu dân từ các vùng Thuận Quảng đến đây ngay từ thời Nguyễn Hoàng mới vào trấn thủ Thuận Hóa. Theo Đại Nam Nhất Thống Chí triều Nguyễn thì xứ Mô Xoài Bà Rịa là vùng địa đầu của Biên Trấn, tức là vùng người lưu dân Việt Nam đầu tiên đặt chân vào để khai phá mở mang từ các tiên hoàng đế triều Nguyễn. Có lẽ họ vào Nam bằng những thuyền buồm hay những ghe bầu, dọc theo đường biển, vào các cửa Cần Giờ, Soài Rạp, Tiểu, Đại, vân vân, nhưng chỉ một số tiến lên được đến vùng Mô Xoài Bà Rịa mà thôi vì vào thời đó các cửa Soài Rạp, Tiểu và Đại hãy còn là những bãi đất cạn chứ không thông thương như bây giờ. Đại Nam Lược Truyện, quyển 1, đã ghi rõ: “Nguyễn Hữu
Cảnh chiêu mộ dân sơ tán từ châu Bố Chánh, nay là Quảng Bình, trở vào Nam vào hai vùng Trấn Biên và Phiên Trấn để khai khẩn đất hoang. Sau đó, ông cho đặt thôn, xã, phường, ấp, định ngạch tô thuế và ghi tên vào sổ đinh.”
(43) Bình Khang, Bình Thuận, Trấn Biên, Phiên Trấn và Long Hồ.
(44) Nay là chợ Điều Khiển.
(45) Nơi nầy sau được gọi là Đồn Dinh ở Sài Gòn. Theo tài liệu của bàn dịch Pháp văn của Gaspardone, dịch ra từ bản chữ Hán của Trịnh Hoài Đức. Bản chép tay có số A. 708 q. 9-4, fo 12 của trường Viễn Đông Bác Cổ Hà Nội. Theo nhà khảo cổ Louis Malleret thì vị trí của Đồn Dinh ở khoảng đường Lê văn Duyệt. Tuy nhiên, theo Đại Nam Nhất Thống Chí nói, Đồn Dinh từ xóm Tân Mỹ được dời về xóm Tân Thuận. Theo đó, ông Louis Malleret kết luận rằng Đồn Dinh nằm trong địa phận huyện Tân Bình.
(46) Tức Chợ Lớn cũ.
(47) Tức Chợ Thiếc hay Chợ Phó Cơ Điều.
(48) Chợ Bến Thành bây giờ chỉ mới được xây lại vào khoảng những năm 1903 hay 1904 mà thôi.
(49) Theo Gia Định Thành Thông Chí, Tập hạ, trang 114: “Sau khi Thành Qui được xây đắp thì dân cư đông đúc; phố chợ san sát; nhà tường, nhà ngói liên tiếp nhau. Tàu ghe từ ngoài biển đến buôn bán qua lại, cột buồm liền lạc, xưng là xứ đô hội, cả nước không đâu sánh bằng.” Còn theo Nam Phong Tạp Chí, số 77 tháng 11 năm 1923, trong một “Bài Phú Cổ Gia Định”, không rõ tác giả, nói về đất đai và phong cảnh Gia Định trước thời Pháp chiếm Nam Kỳ, từ chợ Bến Thành, Chợ Sỏi, Chợ Lớn, Chợ Gạo, Lò Gốm, Cây Gõ, Phú Lâm, Cầu Bông, Thị Nghè, Gò Vấp, vv... từ đường sá, xóm làng, nhà cửa, phố phường, đình chùa, miếu mạo, ngay cả sinh hoạt trên bến dưới thuyền rất đầy đủ. Tàu bè các nước lui tới buôn bán tấp nập. Đây quả là một tài liệu vô cùng quí giá cho những ai muốn biết đến sinh hoạt của người dân đất phương Nam hơn hai thế kỷ về trước.
(50) Phiên An, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Thanh, và Hà Tiên.
(51) Phó Tổng Trấn.
(52) Tương ứng với ba bộ Hộ-Binh-Hình.
(53) Tương ứng với ba bộ Công-Lại-Lễ.
(54) Ngày nay là các quận 1, 3, 10, Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh, 4, 12, huyện Hóc Môn, Củ Chi, Cần Giờ, và Nhà Bè.
(55) Ngày nay là các quận 5, 11, 6, 8, huyện Bình Chánh, một phần của huyện Nhà Bè, Bình An, quận 9, 2, và huyện Thủ Đức.
(56) Thành Gia Định.
(57) Đây là khu chợ Bến Thành Cũ, chứ không phải là chợ Bến Thành ngày nay. Chợ Bến Thành bây giờ chỉ mới được xây lại vào khoảng những năm 1903 hay 1904 mà thôi.
(58) Bây giờ có tên là rạch Bến Nghé.
(59) Phần sông Đồng Nai chảy vào địa phận quận Nhà Bè, dài khoảng 9 cây số.
(60) Còn có tên là Langbiang, một cao nguyên cao trên 1.500 mét.
(61) Vùng Bảo Lộc.
(62) Có sách viết là Lòng Tàu, đây là một thủy lộ quan trọng cho tàu bè đi vào thương cảng Sài Gòn.
(63) Người Gò Công quen gọi là cửa Vàm Láng.
(64) Dân Sài Gòn gọi là kinh Ruột Ngựa.
(65) Theo Trịnh Hoài Đức trong “Gia Định Thành Thông Chí”, Lý Việt Dũng dịch và chú giải, NXB
Tổng Hợp Đồng Nai, TPHCM, 2005, tr. 114.
(66) Tức là Gia Định Thành.
(67) Nay là sông Sài Gòn.
(68) Sau nầy là Kinh Bảo Định, được Nguyễn Cửu Vân nạo vét và đào rộng ra.
(69) Thành Gia Định.
(70) Theo Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, thì lần nầy người Hoa chết cả hơn 10 ngàn người.
Người Long Hồ
Anaheim ngày 3 tháng 8 năm 2011
Copyright © 2012 by Ngoc Tran. All rights reserved.
Links xem tiếp:
A- Từ Tổng Bình An Đến Tỉnh Bình Dương Phần 6(Gồm 40 phần)
B/ Đất Phương Nam 1-Từ Đất Phiên Trấn - Tỉnh Gia Định (Gồm 8 Phần )
Anaheim ngày 3 tháng 8 năm 2011
Copyright © 2012 by Ngoc Tran. All rights reserved.
Links xem tiếp:
A- Từ Tổng Bình An Đến Tỉnh Bình Dương Phần 6(Gồm 40 phần)
B/ Đất Phương Nam 1-Từ Đất Phiên Trấn - Tỉnh Gia Định (Gồm 8 Phần )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét