Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Thanh minh trong tiết tháng Ba
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh...
Trên
đây là
những câu thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du đề cập đến Thanh Minh của
Người Trung Hoa chớ không phải Việt Nam chúng ta. Vì nguyên bản là "
Kim Vân Kiều Truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân. Do ở Việt Nam ngày Tảo Mộ
chính thức là ngày 25 tháng Chạp Âm Lịch mỗi năm.
Tuy nhiên với truyền thống Hiếu Nghĩa, dân tộc ta vẫn hoà đồng với dân tộc Hoa trong ngày lễ Thanh Minh.
Tuy nhiên với truyền thống Hiếu Nghĩa, dân tộc ta vẫn hoà đồng với dân tộc Hoa trong ngày lễ Thanh Minh.
Thanh
minh là một khái niệm trong công tác lập lịch của các nước phương Đông
chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa cổ đại. Nó là một trong số hai
mươi tư tiết khí của các lịch Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều
Tiên.
Tết Thanh minh Là tiết thứ năm trong "nhị thập tứ khí" và đã được người phương Ðông coi là một lễ tiết hàng năm. Tiết Thanh Minh đến sau ngày Lập Xuân 45 ngày. Theo nghĩa đen, thanh là khí trong, còn minh là sáng sủa. Khi tiết Xuân Phân qua, những cơn mưa bụi của trời xuân đã hết, bầu trời trở nên quang đãng, sáng sủa là sang tiết Thanh Minh.
Tết Thanh minh được bắt nguồn từ Trung Quốc. Có giả thuyết rằng, chuyện kể vào đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công, nước Tấn, gặp loạn phải bỏ nước lưu vong, nay trú nước Tề, mai trú nước Sở. Bấy giờ có một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi theo vua giúp đỡ mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong hỏi ra mới biết, đem lòng cảm kích vô cùng.
Tết Thanh minh Là tiết thứ năm trong "nhị thập tứ khí" và đã được người phương Ðông coi là một lễ tiết hàng năm. Tiết Thanh Minh đến sau ngày Lập Xuân 45 ngày. Theo nghĩa đen, thanh là khí trong, còn minh là sáng sủa. Khi tiết Xuân Phân qua, những cơn mưa bụi của trời xuân đã hết, bầu trời trở nên quang đãng, sáng sủa là sang tiết Thanh Minh.
Nguồn gốc tết Thanh minh
Tết Thanh minh được bắt nguồn từ Trung Quốc. Có giả thuyết rằng, chuyện kể vào đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công, nước Tấn, gặp loạn phải bỏ nước lưu vong, nay trú nước Tề, mai trú nước Sở. Bấy giờ có một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi theo vua giúp đỡ mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong hỏi ra mới biết, đem lòng cảm kích vô cùng.
Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công trong mười chín năm trời, cùng nhau trải nếm bao nhiêu gian truân nguy hiểm. Về sau, Tấn Văn Công giành lại được ngôi báu trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công, nhưng lại quên mất công lao của Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình làm được việc gì, cũng là cái nghĩa vụ của mình, chứ không có công lao gì đáng nói. Vì vậy, ông về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn.
Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm. Giới Tử Thôi không chịu rời Điền Sơn ra lĩnh thưởng, Tấn Văn Công hạ lệnh đốt rừng, ý muốn thúc ép Giới Tử Thôi phải ra, nhưng ông nhất định không chịu tuân mệnh, rốt cục cả hai mẹ con ông đều chết cháy. Vua thương xót, lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm (khoảng từ mồng 3.3 đến mồng 5.3 âm lịch hàng năm). Từ đó ngày mùng 3.3 âm lịch hằng năm được coi là ngày Tết Hàn thực, nhằm tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất.
Từ thời Lý nhân dân ta đã tiếp nhận tết Hàn thực nhưng ý nghĩa của ngày tết này đã biến đổi và mang đậm màu sắc truyền thống, phù hợp với tâm lý cũng như cuộc sống thường nhật của người dân nước Việt. Vào ngày tết Hàn thực, người Việt không kiêng lửa, mọi việc nấu nướng vẫn được thực hiện, chỉ có điều người Việt dùng bánh trôi - bánh chay cho tết Hàn thực với ý nghĩa tượng trưng đó là những thức ăn nguội - hàn thực. Vì vậy người Việt còn gọi tết Hàn thực bằng một tên gọi khác là tết bánh trôi - bánh chay.
Lễ Tảo Mộ và Hội Đạp Thanh
Thời
tiết do ảnh hưởng của Mặt trời, nên ngày Thanh Minh là 04-05 tháng 4
dương lịch.Chính vì thế ngày Thanh Minh theo Âm Lịch cũng thay đổi hằng năm. Như năm
trước 2013, Thanh Minh vào ngày 03- tháng 03 Quý Tỵ. Nhưng năm nay 2014, ngày chính Tiết Thanh Minh
vào mùng 06 tháng 03 năm Giáp Ngọ.
Tết Thanh Minh diễn ra vào ngày tiết Thanh minh. Tại Đài Loan, Hồng Công
và Ma Cao thì tết này là một ngày quốc lễ. Còn ở các khu vực khác ở
Đông Á thì
không. Nói đến Tết Thanh minh thì bao giờ người ta cũng nghĩ đến lễ tảo
mộ và hội đạp thanh.
1- Lễ Tảo Mộ
Nhân ngày Thanh minh, người dân các nước có nền văn hóa tương đồng và chịu ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa đều có tục đi tảo mộ gia tiên và làm lễ cúng gia tiên sau cuộc tảo mộ.
Công việc chính của tảo mộ là sửa sang các ngôi mộ của tổ tiên cho
được sạch sẽ. Nhân ngày Thanh minh, người ta mang theo xẻng, cuốc để đắp
lại nấm mồ cho đầy đặn, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trùm lên
mộ cũng như tránh không để cho các loài động vật hoang dã như rắn, chuột
đào hang, làm tổ mà theo suy nghĩ của họ là có thể phạm tới linh hồn
người đã khuất. Sau đó, người tảo mộ thắp vài nén hương, đốt vàng mã
hoặc đặt thêm bó hoa cho linh hồn người đã khuất. Trong ngày Thanh minh,
khu nghĩa địa trở nên đông đúc và nhộn nhịp. Các cụ già thì lo khấn vái
tổ tiên nơi phần mộ. Trẻ em cũng được theo cha mẹ hay ông bà đi tảo mộ,
trước là để biết dần những ngôi mộ của gia tiên, sau là để tập cho
chúng sự kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ. Những người quanh năm đi
làm ăn xa cũng thường trở về vào dịp này (có thể sớm hơn một, hai ngày
vì nhiều lý do khác nhau) để tảo mộ gia tiên và sum họp với gia đình.
Bên cạnh những ngôi mộ được trông nom, chăm sóc cẩn thận, còn có những
ngôi mộ vô chủ, không người thăm viếng. Những người đi viếng mộ thường
cũng cắm cho các ngôi mộ này một nén hương.
2- Hội Đạp Thanh
Từ “đạp thanh” trong câu thơ: “Lễ là tảo mộ, Hội là đạp thanh”. Các sách chú thích nêu trên giải nghĩa: “Đạp là giẫm lên, thanh là xanh, cỏ xanh, đời Đường có hội Đạp thanh” (Nguyễn Văn Anh); “Sau tiết Xuân phân 15 ngày có tiết Thanh minh tục có hội Đạp thanh, là đi tảo mộ xéo lên cỏ xanh (Bùi Khánh Diễn); “Đạp thanh là giẫm lên cỏ xanh, người tảo mộ ở ngoài đồng cỏ đông như hội nên gọi là hội Đạp thanh” (Nguyễn Quảng Tuân) v.v…
Thật ra từ “đạp” trong tiếng Hán có 10 nghĩa thông
dụng: 1) giẫm lên; 2) đập nhịp; 3) lê chân; 4) bước qua; 5) du ngoạn; 6)
đi theo; 7) tìm hiểu tại chỗ; 8) đá chân; 9) áp sát; 10) thứ lót chân
như thảm.
Vậy chú thích cho từ “đạp” thì nên chọn nghĩa thứ 5 là du ngoạn, thưởng ngoạn.Có vậy mới hiểu được những từ thường thấy trong thơ cổ: đạp xuân (du xuân), đạp nguyệt (ngắm, thưởng ngoạn trăng), đạp đăng (đi hội xem đèn), đạp hồng (đạp hoa – đi chơi ngắm hoa), đạp lãng (ngắm sóng, giỡn sóng)… Tất nhiên chọn nghĩa thứ nhất là giẫm lên cũng đúng nhưng kết hợp với thanh là xanh để chú rằng: người đi tảo mộ xéo lên cỏ xanh (như ông Nguyễn Văn Anh chú) thì không những mất vẻ đẹp của hội du xuân mà còn “phá hoại môi trường” nữa.
Từ “thanh” cũng có nhiều nghĩa, hàm ý rất rộng.
Riêng từ “Đạp thanh” luôn gắn liền với tiết “Thanh minh” thì bao giờ
cũng được hiểu là hội du xuân với nhiều hoạt động ngoạn cảnh, vui chơi
rất phong phú. Giới văn nhân thi sĩ của Trung Quốc thời xưa rất thích
dịp lễ hội này vì thường là dịp để khởi hứng làm thơ. Rất nhiều tác phẩm
thơ hay được lưu lại. Chỉ riêng trong Toàn Đường thi và Toàn Tống từ đã có 850 bài (theo Thanh minh thi ca số lượng - Phong tục võng).
Hội du ngoạn của 41 thi nhân đời Tấn với trò chơi thả thơ, từ đó ra đời bài Lan Đình tập tự
với Thiếp Lan Đình nổi tiếng của Vương Hy Chi, và cuộc du chơi ăn uống
xa hoa của chị em nhà Dương Quý Phi bên bờ Khúc giang mà Đỗ Phủ miêu tả
trong bài Lệ nhân hành, đó đều được xem là các thi phẩm về lễ hội Thanh minh – Đạp thanh hoặc bài Thanh minh của Đỗ Mục rất nổi tiếng hầu như ai yêu thơ Đường cũng đều thích.
Trước đây, nam nữ thanh niên cũng nhân dịp này để du xuân nên mới có tên gọi hội đạp thanh . Ngày nay, ở Việt Nam lễ hội này có lẽ không còn, nhưng ở Trung Quốc thì một vài nơi vẫn còn duy trì được.
***
Huỳnh Hữu Đức Biên Soạn
Theo :http://honvietquochoc.com.vn-http://vi.wikipedia.org-http://danviet.vn-http://www.cinet.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét