Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2018

Khúc Xa Người - Trường Sa - Tâm Hảo

Lênh Đênh



Mênh mông sông nước,
Mịt mờ nẻo xa,
Bờ hoang bến vắng không nhà!
Lạnh khoang thuyền nhỏ, riêng ta một mình.

Phương trời nào cũng buồn tênh,
Túi thơ bầu rượu, bồng bềnh nổi trôi
Cố hương xa, đã xa rồi,
Cắm sào hờ hững quê người… quê ta!

Đáy lòng, chợt thấy xót xa,
Vẫn tương tư dải Sơn Hà yêu thương!
Nữa rồi… mai lại căng buồm…
Lênh đênh bốn bể, biết phương trời nào?

Trần Quốc Bảo
Richmond, Virginia.

Buồn Thu


Buồn Thu

Ấp úng không ra được nửa lời,
Tình thu bi thiết lắm thu ơi!
Vội vàng cánh nhạn bay đi trớt.
Hiu hắt hơi may thoảng lại rồi…
Nằm gắng đã không thành mộng được,
Ngâm tràn cho đỡ lúc buồn thôi.
Ngàn trùng bóng liễu trông xanh ngắt,
Cảnh sắp về đông mắt đã vơi.

Hàn Mạc Tử
***
Cảm Tác Thơ Hàn Mặc Tử:
Tình Yêu Bất Tử

Cuối đoạn trần gian vẫn phất cờ
Con tim nẩy nở chẳng lu mờ
Tâm hồn rộn rã hòa trăng nước
Cảnh thế thâm thầm tỏa tiếng thơ
Mặc Tử - niềm tin ngời biển cả
Mộng Cầm - lửa mến thắm đôi bờ
Tình yêu bất tử con đường sáng
Nước Chúa vĩnh hằng đẹp giấc mơ.

Đức Hạnh

Bán Bệnh – Bác Sĩ Nguyễn Thượng Chánh


Các nhà bào chế cố tình “tạo ra” ra một bệnh lý (pathologie) phù hợp với phân tử (molécule) mà họ vừa tìm ra được mặc dù đôi khi món thuốc mới nầy có những phản ứng phụ không thể tránh khỏi được.

Ròng rã trong thời gian 6 tháng, nhóm Cash Investigation đã điều tra về lề lối làm ăn của một số nhà tài phiệt lớn trong ngành dược phẩm và họ đã phải giật mình trước những điều khám phá ra: “Từ 15 năm qua, các nhà bào chế lớn đã tạo (façonner) ra nhiều bệnh mới để bán thêm được nhiều thuốc”.

Bệnh lý giả tạo, hội chứng tưởng tượng…Lề lối làm ăn vô lương tâm kiểu nầy có hại vô cùng cho sức khoẻ bệnh nhân. Thuốc mới chứa đầy phản ứng phụ nguy hiểm mà nhà sản xuất cố tình lờ đi.

Đây là một cuộc điều tra vô tiền khoáng hậu của các nhà báo Pháp. Họ đã dám vuốt râu hùm để tìm sự thật và gom góp chứng cớ tại Pháp cũng như tại nhiều quốc gia khác chẳng hạn như Hoa Kỳ và Gia Nã Đại.

Từ 15 năm qua, các nhà bào chế tạo ra bệnh nhằm mục đích để bán thuốc (Phỏng dịch từ: Psychologies.com/seniors/les vendeurs de maladies)


Các bệnh mới không ngớt ra đời, lấy thí dụ như “Hội Chứng Biến Dưỡng” (Syndrome métabolique) hay còn gọi lại Hội chứng thùng nước lèo hay bụng bự(Syndrome de la bédaine). Công ty dược phẩm Sanofi (Pháp) tuyên bố rầm rộ về sự ra đời của một món thuốc mới: Acomplia (Ribonabant) và tung ra một chiến dịch nhồi sọ quảng cáo trên khắp thế giới. Ngày nay, nhiều nhà chuyên môn trong y khoa quả quyết rằng tất cả điều trên là bịa đặt, sai bét hết.

Hội chứng biến dưỡng thật sự ra không có. Nhưng đó là bốn loại bệnh đã được biết từ trước rồi: áp huyết cao, cholesterol, tiểu đường, và dư cân (hypertension, cholesterol, diabète et surpoids) kết hợp lại chung với nhau trong một bao bì mới (nouvel emballage) hay nói một cách khác là bình cũ nhưng rượu mới. (fait du neuf avec du vieux).

Thuốc Acomplia cho thấy đã gây phản ứng phụ cho trên 1000 bệnh nhân tại Pháp (xáo trộn tâm thần nặng, troubles psychiatriques graves). Có 10 người chết trong số nầy có 4 người tự tử…

Một năm rưởi sau ngày có mặt trên thị trường, Acomplia bị cấm bán tại Pháp và sau đó thuốc cũng bị cấm trên cả thế giới.

Hơn nữa, qua thí nghiệm lâm sàng trước khi thuốc được phép bán,công ty Sanofi hơn ai hết đã biết rất rõ tầm quan trọng của các phản ứng phụ…

Cơ quan quản lý dược phẩm Liên Âu (Agence européenne du médicament) đã quyết định cho phép bán Acomplia sau khi họ cân nhắc “ lợi nhiều nhiều hơn hại” (bénéfice supérieur au risque).

Thiên phóng sự đã cho chúng ta thấy có mối liên hệ tài chánh giữa cty Sanofi và một số bác sĩ specialists “chuyên môn” về “bệnh” đó.(chẳng hạn như Gs Després tại Canada hay Bs Boris Hansel tại Pháp…)

Riêng tại Pháp, có thể nói rằng 90% dân chúng rất tính nhiệm bác sĩ gia đình của họ. Nhưng sau những scandales về thuốc men lòng tính nhiệm của người bệnh đối với bác sĩ cũng bị sứt mẻ đi rất nhiều.

Được biết là các nhà bào chế chi 25 000 euros/ mỗi năm/cho mỗi bác sĩ để tạo ảnh hưởng tốt đẹp cho sản phẩm mới. (rapport IGAS, inspections générales des affaires sociales).

Để nhắm vào một thị trường càng rộng lớn càng tốt, các nhà bào chế quảng cáo khuyến mãi những loại bệnh mà hầu như ai cũng có thể mắc phải hết. Họ thu lợi rất nhiều qua việc sản xuất những món thuốc để trị những căn bệnh phổ thông hơn là sản xuất thuốc dể chữa trị những bệnh hiếm thấy hơn mà ít người mắc phải.

Nói chung, đó là những bệnh không rõ ràng thường hay thấy xãy ra ở những người bình thường. Cuối cùng nhà bào chế thành công trong việc làm cho một số lớn quần chúng tin là họ đang mắc phải bệnh đó.. Thị trường dược phẩm nở rộng ra. Đôi khi họ tạo ra những “bệnh dỏm”, đôi khi họ cho mở rộng thêm chu vi của căn bệnh.

Bằng cách nào? Nhà bào chế cho hạ ngạch số định bệnh (baisse le seuil de diagnostic) để có thể trị được một số lớn bệnh nhân, càng nhiều, càng lâu, càng tốt.

Một khảo cứu Hoa Kỳ cho biết chỉ cần thay đổi dấu chấm, hay thay đổi cái dấu phết trên ngạch số của một bệnh là sẽ có thêm được một số lượng lớn bệnh nhân mới.($$$$).

Bênh tiểu đường type II.

Ngày xưa được xác định là đường huyết phải trên mức 140mg/dL.
Năm 1997, ngạch mức trên bị Cơ Quan Y Tế Thế Giới OMS rút xuống còn 126 mg/dL (7mmol/L)…
Lập tức có thêm 1,700 000 người Mỹ được xếp vào danh sách bệnh nhân tiểu đường (suốt đời!)

Cholestérol..

Năm 1998, ngạch mức từ 240mg/dL bị rút xuống còn 200mg/dL.
Lâp tức xã hội Hoa Kỳ có thêm 42 600 000 bệnh nhân có cholesterol cao trong máu…
Các nhà bào chế có thêm được 86% khách hàng mới.
“Trên thế giới, chỉ có hai nhóm người: Nhóm người đã bệnh rồi và nhóm người chưa biết họ bệnh.”
Đó là mục tiêu của các nhà bào chế dược phẩm.

«Dans le monde, il n’ y a plus que 2 groupes de gens: ceux qui sont malades… et ceux qui ne le savent pas encore… et ça, cest l’objectif des firmes pharmaceutiques.»

Những chiến lược thường được các công ty bào chế áp dụng

1 – Cho giảm ngạch số định bệnh (réduire le seul de diagnostic):

Đây là chiến lược nhằm thổi phồng lên một cách giả tạo số bệnh nhân cần phải được điều trị.

Lấy thí dụ bệnh tiểu đường type 2. Như vậy số người cần phải uống thuốc gia tăng thêm lên mặc dù nguy cơ tiểu đưởng rất ư là thấp.

Nay họ lại phải bị bắt buộc chịu đựng thêm nguy cơ phản ứng phụ từ những loại thuốc uống vào.

Réduire le seuil de diagnostic: il sagit d’une stratégie destinée à gonfler artificiellement le nombre de gens à traiter. On peut prendre par exemple le cas du diabète de type 2. Bien que garder un niveau faible de glucose dans le sang n’a pas de réel impact pour la majorité des patients, le seuil de glucose à partir duquel le diabète est diagnostiqué ne cesse de baisser. Ainsi, le nombre de gens médiqués augmente, et les personnes avec un risque diabétique très faible sont soumis aux risques dus aux effets secondaires des médicaments quon leur fait prendre

2 – Phóng đại sự hiệu nghiệm (Exagérer l’efficacité):

tạo cho bệnh nhân ấn tượng thuốc có hiệu nghiệm rất lớn nhằm thống lĩnh thêm thị trường. Theo các nhà chuyên môn, chiến lược nầy rất thường được áp dụng nhưng cũng chỉ là để hổ trợ cho những chiến lược khác mà thôi.

Exagérer l’efficacité: de la même façon, faire croire à une plus grande efficacité permet de conquérir de nouveaux marché. D’après les auteurs, cette stratégie est fréquente mais nest qu’un complément aux autres stratégies.

3 – Tạo ra những bệnh mới (créer de nouvelles maladies):

Có gì hay hơn là tạo nên được một thị trường mới. Người ta chứng kiến sự ra đời của những bệnh lý mới, chẳng hạn như tiền tiểu đường (Pré-diabète) và tiền cao máu (Pré-hypertension)

Đồng thời với việc giảm ngạch mức định bệnh,( baisser seuil de diagnostic) hoặc áp dụng những sự thay thế (utilisation de substituts). Người ta có thể nghĩ đến chứng ostéopénie nghĩa là những xương có mật độ thấp (faible densité) nhưng chưa đủ để phải bị liệt vào trường bệnh loãng xương ostéoporose.

Ngày nay, ostéopénie được công tuy dược phẩm nhồi vào đầu bệnh nhân và nó trở thành một bệnh mới và chiếm một số bệnh nhân nhiều hơn là số bệnh nhân của bệnh loãng xương ostéoporose thật sự gấp bội. Nhà bào chế tha hồ mà bán ra thuốc Fosamax(bisphosphonate) là thuốc đặc trị do bs kê toa trong trường hợp các bà bị loãng xương.

Được biết thuốc bisphosphonate mặc dù có hiệu quả trong việc giảm thiểu bệnh loãng xương nhưng thuốc có thể có phản ứng phụ làm osteonecrosis hư mục xương hàm (osteonecrosis), nhưng cũng rất hiếm thấy.

BỆNH HOẠN, MỘT THỊ TRƯỜNG BÉO BỞ

Thông tin y học láo khoét

Năm 2005, phóng viên khoa học Jorg Blech của báo Spiegel (Đức Quốc) trong tác phẩm điều tra của ông dưới tựa đề là “Những người sáng chế ra bệnh” cho biết các nhà bào chế đã thành công trong việt nhồi sọ dân chúng ý niệm loãng xương ostéoporose (mà định nghĩa của nó không ngừng được mở rộng thêm ra với hiện tượng thiếu xương ostéopénie) là một định mệnh (fatalité). Chính sự sợ hãi của dân chúng đã giúp các xí nghiệp dược phẩm thống trị được một thị trường to tát về việc phòng ngừa loãng xương và nhờ đó mà họ thu được hằng tỷ dollars và euros. Láo khoét càng to tát chừng nào thì khó phát hiện chừng đó.

Từ lúc ngạch mức chẩn đoán cholesterol được người ta cố tình hạ xuống thì số bệnh nhân lúc trước là 6 triệu người phải uống thuốc suốt đời, nay thì tăng lên 36 triệu người. Như vậy có biết bao là những người có sức khỏe bình thường nay thì trở thành nạn nhân của một khảo cứu thiên vị (biasé) và bắt buộc họ phải uống thuốc hết. John Abramson, là bác sĩ và tác giả của quyển:

Overdosed America – John Abramson M.D..- the Dove.us
Theo Bs John Abramson, kỹ nghê dược phẩm tập trung việc phòng ngừa bệnh tim mạch qua việc làm hạ cholestérol bằng thuốc statines trong khi các khảo cứu minh chứng là việc phòng ngừa bệnh tim mạch tốt nhứt là thực phẩm dinh dưỡng và vận động thể dục thể thao.

Đọc cho biết tin mới nhứt: Bệnh tự kỷ không phải do thuốc chủng MMR gây ra.
Năm 1998 tạp chí y học nổi tiếng thế giới Lancet có đăng bài “đính chánh” (a now retracted study) khảo cứu của Gs Andrew Wakefield liên hệ đến nguyên nhân bệnh của bệnh tự kỷ (autism) liên quan đến thuốc chủng ngừa MMR (measles, mump, rubella) tức là sởi, quai bị và sởi Đức. Bs Wakefield bị treo bằng sau đó.

Vừa qua, July 1, 2014, tập chí Y khoa Pediatrics cho biết nhiều khảo cứu liên quan đến “Sự liên hệ của vaccine MMR và bệnh tự kỷ” đã đưa ra kết luận là Vaccin MMR không có gây ra “hội chứng phổ tự kỷ” (autism spectrum disorders).

Vaccine MMR là gì?

http://www.healthlinkbc.ca/hea lthfiles/bilingua/vietnamese/h fil::4Â1::-V.pdf
Đọc thêm: video:Maladies inventées:un juteux marché
Video:Overdosed America – John Abramson M..D.- the Dove.us
http://www.youtube.com/watch?v =OYBrXcsDzhI (44phút) –nói tiếng Anh
(Các bạn nên xem đoạn video của 1 bs Mỹ dám nói lên sự thật về thuốc men, FDA và kỹ nghệ dược phẩm!)

Bác Sĩ Nguyễn Thượng Chánh & Nguyễn Ngọc Lan:

– Bên trong kỹ nghệ thuốc Tây:
http://khoahocnet.com/2012/07/ 23/duoc-si-nguyen-ngoc-lan-bac -si-thu-y-nguyen-thuong-chanh- ben-trong-ky-nghe-thuoc-tay/

– Bệnh loãng xương, trống đánh xuôi, kèn thổi ngược

– Psychologies.com-Seniors /Les vendeurs de maladies

Thành Phố Bốn Mùa Trong Ngày



Xướng: Bốn Mùa Trong Ngày

Đủ bốn mùa trong mỗi một ngày
Sapa - thành phố giữa ngàn mây
Sáng trời mát dịu như xuân đến
Trưa tiết ấm nồng tựa hạ thay
Thu lãng đãng sương: chiều xuống nhẹ
Đông mù mịt giá: tối dâng đầy
Thiên nhiên diễm ảo luôn thay sắc
Có ở nơi đâu giống chốn này?

Phương Hà

***
Các Bài Họa:

Cảnh Đẹp Sapa

Xuân hạ thu đông đến mỗi ngày
Sapa thơ mộng vọng trời mây
Núi non sương sớm trưa thì đổi
Thung lũng mưa chiều tối lại thay
Nắng chiếu nóng nung đêm xuống lạnh
Gió lay hiu hắt lá rơi đầy
Thiên nhiên ưu đãi nơi huyền bí
Du khách thầm khen cảnh đẹp này.

Nguyễn Thành Tài
5-9-2018

Đây Chốn Thiên Bồng

Mát tươi lạnh nóng cũng trong ngày
Thành phố SAPA giữa áng mây
Sáng tới mùa Xuân sương nhỏ chậm
Trưa đùa nắng Hạ nóng liền thay
Thu chiều cây cỏ buồn hoen úa
Đông chí heo may gợn ớn đầy
Cảnh trí thiên nhiên nhiều diễm lệ
Quan san nào giống với nơi này ?

Trịnh Cơ
Paris 30/08/2018
***
Yêu Em

Ước chi ở lại dẫu bao ngày!
Thị trấn xinh màu ngợp dưới mây
Thoai thoải đồi chè thơ mộng quá!
Ngoằn ngoèo dải lụa diễm kiều thay!
Bức tranh thủy mạc hồn đan kín
Phong cảnh Sa Pa sắc quyện đầy
Bút mực dồi dào khôn tả xiết
Nhịp tim rộn rã...lắng nghe này!

Như Thu
***

Thu Cô Liêu

Cali trở mát dịu đêm ngày
Chút mộng bên đời gởi gió mây
Tiếc Hạ lơ thơ trời đỏ trốn
Yêu Thu lất phất sắc vàng thay
Nào quên thuở nọ tình thư chất
Vẫn nhớ hôm xưa giọng nói đầy
Nhặt bóng thời gian nghe vỡ vụn
Còn ai sánh bước ngõ hoa này

Minh Thúy
30 tháng 8_2018
***
Thành Phố Bốn Mùa Trong Ngày

Đủ tư mùa tiết hiện trong ngày
Thành phố SAPA lộng gió mây
Sáng hạt sương đầm Xuân mát đến
Trưa trời nắng trải Hạ nồng thay
Chiều treo lãng đãng hồn Thu nhẹ
Tối rụng bâng khuâng cánh giá đầy
Thị tứ, thiên nhiên hòa quyện sắc
Đâu phong cảnh đẹp bằng nơi này?

Sỹ Bình
***
Một Ngày Có Bốn Mùa 


Nghe kể Sapa tiết đổi ngày
Dịu tia nắng sớm, đến chiều mây
Tối sương lạnh, tựa đông thu tới
Trưa nắng nóng, dường xuân hạ thay
Rừng biếc đồi mơ khoe cảnh tạo
Hương cây lối mộng điểm hoa đầy
Là miền thanh nhả nguồn thơ vẽ
Chỉ có nơi đây phố thế nầy.

Đặng Xuân Linh
***

Đà Lạt Thu Về

Vì vút thông reo mát suốt ngày,
Bầu trời xanh ngắt chẳng hề mây.
Muôn hoa nở rộ thơm ngây ngất,
Đàn bướm dập dìu cuống quýt thay .
Lá thắm vàng bay trong gió nhẹ,
Lẫn theo cánh bướm nhịp nhàng đây.
Thu về Đà lạt chen chân khách:
Mát mẻ,đẹp xinh phố núi này.

Thanh Khang

Toronto 1-9-2018
***
Tiết Trộn Tháng Ngày

Masy trở tiết trộn tháng ngày
Thẩn thờ mơ mộng dưới trời mây
Vài vần chuyển hoạ lòng êm dịu
Màn nắng đang triều hạ vướng thay
Thắm đượm tâm tư câu viết gởi
Tươi vui sắc thái ý ươm đầy
Thiên nhiên nhuộm biếc, đời muôn lối
Dù ở nơi nao vẫn xứ nầy.

Nguyễn Gia Linh
01-09-2018
***
Bốn Mùa Thương Nhớ

Ra đi bỏ xứ đếm từng ngày
Vạn dặm quê hương tận cuối mây
Nhớ nước đau lòng trăn trở mãi
Thương nhà khổ hận vấn vương thay
Mùa vào Hạ tới , tâm sầu cảm
Tiết đến Thu sang , dạ mộng đầy
Buốt lạnh Đông về ôi lẽ bóng
Yêu người thiếu phụ vắng Xuân này

Belgique Cuối Hạ -2018
Tuyết Phan
***
Đà Lạt Tôi Yêu

Khách du dừng bước chỉ đôi ngày
Đà Lạt đâu ngờ rẽ nẻo mây
Gió gọi thông reo tha thiết quá
Nước bồng thác réo ngỡ ngàng thay
Vòng tay lửa rực lơi càng chặt
Ché rượu cần cong cạn lại đầy
Trở lại đời thường hoài đắm mộng
Làm sao không cảm mãi nơi này !

Phan Tự Trí
***

Mãi Hẹn

Nhớ lắm Sapa,mãi hẹn ngày
Cho lòng rẽ gió thỏa đùa mây
Hoàng Liên Sơn đỉnh cao vời vợi*
Phố núi Hàm Rồng tuyệt đẹp thay**
Trắng xóa trong sương chiều lãng đãng
Vàng ong giữa nắng sáng vơi đầy
Tung hồn bay lượn qua ngàn thẳm
Để cảm thiên thai có thật này.

Lý Đức Quỳnh

*Dãy Hoàng Liên Sơn
có đỉnh Fanxipang cao 3.143 m
**Thị Trấn Sapa nằm trên núi Hàm Rồng,lên đỉnh có thể nhìn báo quát khắp vùng.
***
Ước Vọng Sapa

Mùa hạ, Sa pa buổi ít mây
Bốn khung thời tiết diễn trong ngày.
Tà Phình thảo quả đời ưa lắm
Sán Chải bậc thang cảnh đẹp thay.
Thung lũng Miềng Hoa di sản bộn
Suối đờn Thác Bạc phách âm đầy.
Chỉ nghe rất tiếc chưa từng tới
Tuổi hạc đinh ninh ước vọng này .

Trần Như Tùng
***
Thành Phố Tôi

Mời đến quê tôi chỉ nội ngày
Tham quan Đà Nẳng, nước, non, mây
Mỹ Khê tắm biển, trời trong lạ
Bãi Bụt thăm chùa, tâm thiện thay
Núi Chúa cáp treo, niềm thích lắm
Sông Hàn thuyền khách, nỗi vui đầy
Bà Nà yên giấc, nhiều mơ mộng
Nước Nhược, Non Bồng, chính cõi nầy.


Thanh Trương
***
Giá...

Sống "Cổ lai hy",...tiếc một ngày
Không cùng tri kỷ vượt trùng mây
Sa Pa thưởng ngoạn mà mê vậy
Núi Tản phiêu du cũng tuyệt thay!
Đông giá lùa thương,...lòng thổn thức
Chiều sa xuống nhớ,...dạ vơi đầy !?
Cảnh quan kỳ thú ru hồn khách
Giá,...được cùng ai dạo chốn này...

06-9-2018
Nguyễn Huy Khôi

Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2018

Người Ra Đi, Để Lại - Sáng Tác: Linh Mục Đinh Thanh Bình Tiếng Hát: Diệu Hiền


Sáng Tác: Linh Mục Đinh Thanh Bình
Tiếng Hát: Diệu Hiền
Thực Hiện: Lk Cao

Mẹ Đi Tháng Tám Không Về Nữa



Nhìn ảnh người trao, sân đất cũ
Vẫn hiền đôi vạt áo bà ba
Hoa bưỏi mang hương về mỗi tối
Lòng ai sóng vổ dưới hiên nhà

Tháng mấy mà trưa trời nắng dử
Bóng mẹ nghiêng dài tợ bóng cây
Đôi mắt có mưa vừa mới tạnh
Đem buồn Bố Thảo gởi sang đây

Mây trắng ở trong vòng cẩm thạch
Mang hồn Tố Nữ mấy mươi năm
Mẹ bán cho con tìm bến bãi…
Về gối tay riêng một chỗ nằm

Mưa đâu biết tôi thương người đứng đợi
Vẫn vô tình rơi ướt áo bà ba
Sông đâu biết khi vui về biển lớn
Là mang tôi đi bỏ nước xa nhà

Nhìn ảnh người trao,sân đất cũ
Trời xanh như có bóng mây bay
Mẹ đi tháng tám không về nữa
Đem buồn Bố Thảo gởi sang đây.

Lâm Hảo Khôi

Ô Dạ Đề 烏夜啼 - Lý Dục



烏夜啼                       Ô Dạ Đề 

昨夜風兼雨,           Tạc dạ phong kiêm vũ,
帘幃颯颯秋聲。       Liêm vi táp táp thu thanh.
燭殘漏斷頻欹枕。   Chúc tàn lậu đoạn tần ỷ chẩm.
起坐不能平。           Khởi tọa bất năng bình.

世事漫隨流水,       Thế sự mạn tùy lưu thủy,
算來一夢浮生。       Toán lai nhất mộng phù sinh.
醉鄉路穩宜頻到,   Túy hương lộ ổn nghi tần đáo,
此外不堪行。           Thử ngoại bất kham hành.

 李煜                         Lý Dục 
***
Chú Thích:

1- Ô Dạ Đề 烏夜啼: tên từ điệu, còn gọi là Tương kiến hoan 相見歡, gồm 47 chữ, 2 đoạn, mỗi đoạn 4 câu có 2 bình vận.
2- Kiêm 兼:cùng có, còn có. 
3- Liêm vi 帘幃: Rèm và Trướng màn. Liêm帘: rèm làm bằng vải, trúc...Vi 幃 = duy 帷, mạn mạc 幔幕: màn làm bằng lụa vải, che ngăn trong nhà, lều.
4- Táp táp 颯颯: tiếng gió thổi qua trướng màn.
5- Chúc tàn 燭殘:nến cháy sắp hết.
6- Lậu 漏: = lậu hồ 漏壺: cái đồng hồ thời xưa. Lậu đoạn 漏斷:nước ở trong đồng hồ đã hết.
7- Tần 频:thường thường, tần phồn 频繁: nhiều lần.
8- Y 欹 theo nghĩa cổ = khi 攲: khuynh tà 倾斜 nghiêng lệch (Hán Điển); Y chẩm 欹枕: nghiêng đầu dựa vào gối. 
9- Bình平:bình tĩnh 平静.
10- Thế sự 世事: việc đời, việc xảy ra trên đời.
11- Mạn 漫:uổng phí.
12- Phù 浮: trôi nổi. Phù sinh 浮生 : đời người ngắn ngủi, giả tạm.
13- Túy hương 醉鄉: trạng thái của người say rượu.
14- Ổn 穩:ổn định.
15- Nghi 宜: nên.
16- Bất kham hành 不堪行: không làm gì được.

Dịch Nghĩa:

Đêm qua gió và mưa,
Gió thu thổi nghe táp táp vào trướng rèm.
Nến tàn, đồng hồ đã hết nhiều lần dựa gối.
Đứng ngồi tinh thần không ổn định.

Việc đời theo dòng nước trôi đi uổng phí.
Tính ra là một giấc mộng đời giả tạm.
Trong khi say thì con đường bình ổn, nên đến nhiều lần.
Ngoài ra thì không làm được gì cả.

Dịch Thơ:

Đêm qua Mưa Gió
Đêm qua mưa gió nổi,
Rèm trướng gió thu thổi.
Đồng hồ cạn nến tàn,
Quanh quẩn dựa bên gối.

Ngồi đứng buồn khôn nguôi,
Việc đời theo nước xuôi.
Phù sinh một giấc mộng,
Giả tạm cơn mê đời.

Ổn định trong cơn say,
Nên thường xuyên đến đây.
Ngoài ra không lối thoát,
Phiền muộn trên đời này.

HHD
8-2018
 ***
Gió Mưa Đêm Trước

1-
Đêm qua mưa gió nổi
Trướng rèm thu thổi sạt sào
Hồ cạn nến tàn dựa bên gối
Đứng ngồi dạ nghiêng chao

Đời xuôi theo dòng nước
Tính gồm một giấc nổi trôi
Say sưa đường ổn, thường thăm viếng
Ngoài ra lối chặn rồi!!

2- 
Đêm qua mưa gió nổi giông
Màn che rên rỉ thu phong lén vào
Giờ tàn nến lụn gối đầy 
Đứng ngồi bất ổn nghiêng chao tâm tình

Chuyện đời nước chảy lục bình
Tính ra một giấc phù sinh nhẹ nhàng
Say sưa đường phố thênh thang 
Cớ sao kiếm chỗ đoạn tràng mà đi!?

Lộc Bắc
Aug2018
***
Mưa Gió Đêm Qua

Gió mưa giông tố đêm qua
Tiếng thu xào xạc phong ba ngoài rèm
Nến tàn trăn trở thâu đêm
Đứng ngồi nao dạ chẳng yên tấc lòng

Sự đời theo nước xuôi dòng
Tính ra chỉ giấc mộng trong kiếp người
Hãy về làng cũ an ngơi
Bỏ buông danh vọng xa nơi thị thành

Kim Oanh

Thành Phố Bốn Mùa Trong Ngày



Xướng: Thành Phố Bốn Mùa Trong Ngày

Đủ bốn mùa trong mỗi một ngày
Sapa - thành phố giữa ngàn mây
Sáng trời mát dịu như xuân đến
Trưa tiết ấm nồng tựa hạ thay
Thu lãng đãng sương : chiều xuống nhẹ
Đông mù mịt giá : tối dâng đầy
Thiên nhiên diễm ảo luôn thay sắc
Có ở nơi đâu giống chốn này?

Phương Hà
( 28/08/2018 )
***
Các Bài Họa:
Bốn Xứ Trong Ngày


Đủ bốn quốc gia trong mỗi ngày,
Houston thành phố trắng là mây.
Sáng ăn "Tỉm Xấm", ồ ngon thật!
Trưa xực "Bơ-Gơ", cũng đã thay!
Chiều ghé "Su-Si" nguyên dĩa lớn,
Tối về "Phở Tái" một tô đầy.
Tàu Tây Nhựt Việt tùy thay đổi,
Chỉ có nơi đây mới thế nầy!

Đỗ Chiêu Đức
***
Chỉ Có Ở Cali

Mới tới Cali học mỗi ngày
Tiếng Anh đọc khó ngỡ mù mây
Taco lạ miệng mau no thật
Mì Ý quen mồm lẹ khoái thay
Steak Tây Âu còn dĩa nữa
Phở gà Nước Việt hết tô đầy
Ăn chơi tứ xứ tuỳ gia vị
Đất hứa trong mơ cũng thế nầy...

Mai Xuân Thanh
Ngày 28/08/2018
***
Tri Ân Nước Úc!


Melbourne ấm lạnh đến trong ngày
Xanh trắng lưng trời pha sắc mây
Sáng nắng vấn vương kìa tuyệt thật
Chiều mưa thơ thẩn đấy xinh thay
Tự do yên ổn dân sung túc
Hạnh phúc ấm êm phước đủ đầy
Cảm tạ lòng nhân luôn rộng mở
Tri ân đất nước Úc Châu này!


Kim Oanh
*** 
 Cali Cuối Hạ

Nắng hạ vừa đi được mấy ngày
Cali đã thấy dệt màu mây.
Tiếng ve êm ả âm còn lắng,
Cành lá xanh rì sắc đã thay.
Bàng bạc vườn khuya trăng chảy khắp,
Hắt hiu lối nhỏ cỏ vương đầy.
Tình quê đất khách bao thu nhỉ?
Chia sẻ cùng ai nỗi nhớ nầy!

Mailoc
( Vãn Hạ 2018 )

Phương Hà Khách Lạ (*)
Nương vận họa

Sáng trưa chiều tối kể nguyên ngày
Tên đình Sapa luôn có mây
Xuân sáng vừa lên trông đẹp lạ
Hạ trưa dần đến cảm vui thay
Thu chiều bảng lảng sương gieo nhẹ
Đông tối lan man tuyết phủ đầy
Đất nước quê mình ôi quá tuyệt!
Phương Hà khách lạ giữa nơi này?

(*) Xin lỗi chị Phương Hà nhé

Thái Huy
***

Chờ Suốt Năm Dài

Buồn sao đến cả suốt đêm ngày
Có phải thu về xám sắc mây
Cánh phượng cuối mùa như rũ rượi
Giọt ngâu tháng bảy não nề thay
Chia ly mới thấm buồn xa cách
Tương ngộ khôn vơi nỗi nhớ đầy
Ô thước nhịp cầu hai kẻ đợi
Nhân gian nhớ mãi cuộc tình này.

Quên Đi
***
Quê Hương Thu Nhỏ Sapa

Sapa khí hậu đổi trong ngày
Trăn trở bốn mùa nấp bóng mây
Thung lũng Mường Hoa chừng hấp dẫn
Mặt hàng Thổ cẩm chuộng ưa thay
Len quanh đồi núi đời quên lãng
Lặng ngắm trăng sao mộng dệt đầy
Du khách hữu tình mong trở lại
Quê hương thu nhỏ chọn nơi này

Kim Phượng
***
Chapa Nỗi Nhớ

(Thủa Tác giả được sinh ra, Sapa gọi Chapa)

Nghe kể Sapa nhớ suốt ngày
Nơi sinh mình đó: khói cùng mây
Bao nhiêu thu trước Vân Kiều nổi
Mấy chục xuân sau Cốc Lếu thay
Lên đỉnh Hoàng Liên hơi núi ủ
Xuống rừng Cát Cát bụi mưa đầy
Giếng Chân Tiên chắc khô buồn tủi
Cánh kép đào hoa nở chốn này ...

Hawthorne 28 - 8 - 2018
Cao Mỵ Nhân
Phù Kiều: cầu Mây qua biên giới
Cốc Lếu: trước khi vô Sa Pa
Hoàng Liên Sơn: núi Fangcipan cao nhất Đông Dương 3142 m
Cát Cát : nơi hay mở hội thời Pháp
Giếng Chân Tiên: giếng tự nhiên, mặt giềng có đường kính 1 m
Hoa đào cánh kép chỉ có ở rừng Chapa xưa, bao quanh thành phố và ngay trong thành phố cũng mọc.
Nay biến thành rừng hoa ban mầu trắng.
***
Bốn Tiết Trong Ngày

Miền quê bốn buổi tựu chung ngày
Tản quyện khung trời dợn bóng mây
Sáng rạng vầng hồng tia ấm lại
Trưa điều lửa rực nắng nồng thay
Chiều nghiêng sợi ráng vàng qua vội
Tối hiện chòm sao loáng mọc đầy
Thảm trạng cơ hàn luôn ám ảnh
Buồn thân phận hẻo một nơi này

Mai Thắng 
180902
***
Tình Tôi Đủ Vị

Họa 4 vận

Tình tôi đủ vị ở trong ngày
Cảm xúc dâng tràn tựa gió mây
Sáng cốc trà sen thơm ngát thế
Trưa tô cơm cá đậm đà thay
Lâng lâng giấc ngủ:chiều êm ả
Lãng đãng men đời: tối ngất ngây
Xướng họa vần thơ cùng bạn hữu
Cầu mong ước vọng mãi vun đầy

Song Quang
8/28/2018
Tình Thu Ơi! Chào Mi
Họa 4 vận

Tình Thu ơi! hãy đến nơi đây !
Hạnh phúc trào dâng cứ mỗi ngày
Để thấy cuộc đời thêm thú vị
Và nghe nhịp sống ngút trời mây
Âm thanh nốt nhạc ru hồn mộng
Tiếng hát lời ca réo rắt thay
Rộn rã tim lòng như lắng đọng
Là Thu vừa đến đã tràn đầy

Song MAI Lý Lệ
9/4/2018

Đất Phương Nam I- Từ Tổng Bình An Đến Tỉnh Bình Dương Phần 5


Trong những thập niên đầu thế kỷ XX, mặc dầu ngành khảo cổ học Việt Nam chưa được phát triển, trường Viễn Đông Bác Cổ cũng đã phát hiện nhiều di vật quan trọng liên quan đến văn hóa Óc Eo, đã làm sáng tỏ thêm về một nền văn hóa đã từng có một thời rực rỡ trên vùng đất Nam Kỳ, nhất là những khám phá của nhà khảo cổ học Louis Malleret đã khơi sáng hơn về sự phát triển và đặc trưng của nền văn hóa được phát triển đến cực độ bởi một vương quốc mang tên Phù Nam cũng là một tên gọi mơ hồ. 

Không ai trong chúng ta, ngay cả những nhà cổ sử và các nhà khảo cổ học, có thể đoan chắc về xuất xứ của danh xưng nầy. Người ta chỉ đoán rằng từ “Phù Nam” chỉ là phiên âm theo tiếng “Phnom” của người Khmer, có nghĩa là “Núi”, chứ không chắc gì ngày trước vương quốc và cư dân trú ngụ trên mảnh đất nầy gọi vương quốc của họ là “Phù Nam”. Ngay cả cư dân trú ngụ trong vương quốc Phù Nam, chúng ta cũng không rõ họ thuộc sắc dân nào, họ từ đâu đến, họ có liên hệ gì đến người Khmer hiện tại, và văn hóa của họ có dính dáng gì đến văn hóa Angkor hay không? 

Tất cả những vấn đề nầy vẫn còn là những quan tâm chánh cho công cuộc khảo sát và khai quật của các nhà khảo cổ học hiện nay. Hiện tại, các nhà khảo cổ vẫn đang tiếp tục khai quật và khảo sát những di chỉ tìm thấy trong khu vực vương quốc Phù Nam, nhất là trong những tỉnh thành thuộc miền đất Nam Kỳ. Riêng tại vùng đất Bình Dương, qua những tư liệu khảo cổ đã cho thấy vùng đất nầy có nền văn hóa cổ gắn liền với lịch sử phát triển của những cư dân cổ đã từng cư ngụ tại miền Đông Nam Phần. 
Ngày nay, những phát hiện về di tích khảo cổ có giá trị cao tại vùng Cù Lao Rùa đã chứng minh được một thời vàng son của vùng đất nầy. Cù lao Rùa nằm trên dòng sông Đồng Nai, trong địa phận xã Thạnh Hội, huyện Tân Uyên. Những mảnh gốm sứ tại đây đa số có niên đại từ 3.000 đến 3.500 năm bao gồm nhiều chủng loại rất phong phú từ cà ràng, tô, chén, dĩa, chậu, nồi, lu, hủ, vân vân. Những mảnh gốm sứ thu nhặt được từ các hố khai quật lên đến 85.901 miếng, trong đó có 6.791 miếng được chôn theo mộ táng. Về chất liệu và màu sắc, những mảnh gốm sứ tại vùng Cù Lao Rùa gồm khoảng trên 14 phần trăm có màu đen với những chất liệu xốp và nhẹ, đa số đã bị cháy nám đen và hình thể đều bị méo mó. Loại kế tiếp có màu nâu đen, chiếm khoảng trên 57 phần trăm, loại nầy có tỷ lệ đất sét pha cát và một ít vỏ nhuyễn thể nghiền rất mịn có màu nâu đen, đây là chất liệu của những đồ gốm sứ gia dụng gồm những nồi, bình, và những vò (dùng để đựng nước) có kích thước trung bình. 


Loại có màu xám đen chiếm tỷ lệ khoảng trên 8 phần trăm, loại nầy có tỷ lệ đất sét pha nhiều cát, nên khi được nung ở nhiệt độ cao nó có màu xám đen, đây là chất liệu của những đồ gốm sứ gia dụng gồm những dĩa và bát có chân cao và kích thước nhỏ. Loại màu nâu đỏ chiếm khoảng trên 11 phần trăm; loại màu đỏ chiếm khoảng 4,5 phần trăm; và loại màu xám trắng chiếm khoảng 5 phần trăm. Bộ sưu tập khảo cổ đồ gốm sứ tại Cù Lao Rùa rất đa dạng với những màu men tráng bên ngoài khác nhau. Đa số các nhà khảo cổ đều đồng ý rằng những bộ sưu tập gốm sứ khảo cổ tại vùng Bình Dương đều có tính thực dụng, chứ ít mang tính nghệ thuật hoa mỹ như những đồ gốm sứ tìm thấy ở Bắc Phần. 
Những khám phá về khảo cổ đồ gốm sứ tại vùng Cù Lao Rùa đã cho thấy những cư dân bản địa tại vùng Bình Dương đã có khả năng sản xuất hàng loạt đồ gốm sứ với kỹ thuật khá cao cách nay trên 3.000 năm. Những mảnh gốm sứ khai quật được với tính đa dạng và phong phú về loại hình và phong cách trang trí trên đồ gốm sứ đã cho chúng ta thấy người xưa không những chỉ sản xuất cho nhu cầu địa phương, mà có lẽ đã dùng những gốm sứ nầy để trao đổi hàng hóa với những nơi khác, vì không thể nào chỉ một địa phương nhỏ như Cù Lao Rùa lại có sự sản xuất qui mô về gốm sứ như vậy. 

Vào ngày 27 tháng 9 năm 1934, các nhà khảo cổ học người Pháp đã tìm ra được tại Bình Phú(47) một chiếc trống đồng, mang đặc điểm trống đồng Đông Sơn, có niên đại từ 2.000 đến 2.200 năm. Hiện trống đồng Bình Phú đang được lưu giữ tại Viện Bảo Tàng Hà Nội. Từ năm 1995 đến năm 2001, sau nhiều khai quật, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã liên tục tìm ra 4 chiếc trống đồng nữa, với kích cỡ khác nhau tại vùng Bưng Sình, thuộc ấp Phú Bưng, xã Phú Chánh(48), huyện Tân Uyên. Người ta đặt tên cho bộ sưu tập nầy là ‘Trống Đồng Phú Chánh’, cũng như chiếc trống đồng tìm được ở Bình Phú vào năm 1934, tất cả những chiếc trống đồng Phú Chánh đều mang đặc điểm của trống đồng Đông Sơn, thuộc nhóm trống muộn. Đến tháng giêng năm 2006, các nhà khảo cổ học Việt Nam lại tìm ra thêm một chiếc trồng đồng nữa, gần khu Suối Cái, cũng tại khu Bưng Sình, ở độ sâu 1,5 mét. 

Chiếc trống đồng nầy có đường kính trên bề mặt rộng khoảng 49 phân, bề cao khoảng 43 phân, nặng khoảng 14 kí lô, và cũng có kiểu dạng như những chiếc trồng đồng đã tìm ra được trước đây từ năm 1995 đến năm 2001; tuy nhiên, mặt và thân trống được trang trí hoa văn phức tạp hơn. Phần chính giữa mặt trống là mặt trời 10 tia, có một vành hoa văn hình 10 chim lạc đang bay ngược chiều kim đồng hồ. Kế đến là một vành hoa văn trang trí hình người chim, xen kẽ 4 mảng, với hình nhà thuyền đối xứng nhau, có nhiều lỗ vuông nhỏ nằm xen kẽ rải rác khắp thân trống. Như vậy, tính đến nay, Bình Dương đã tìm ra cả thảy 6 chiếc trống đồng, ngoài chiếc trống đồng Bình Phú ở Thủ Dầu Một, 5 chiếc còn lại đều tìm thấy ở Bưng Sình, trong một khu vực chỉ cách nhau từ 200 đến 300 mét mà thôi. Ngoài những trống đồng vừa kể trên, người ta cũng đã tìm thấy tại khu Bưng Sình một số di chỉ bằng gỗ, mà các nhà khảo cổ học đoán là dấu tích còn sót lại của vật bao khuôn đúc trống đồng. 
Nếu đúng như vậy, thì cộng đồng cư dân cổ tại vùng Bình Dương đã phát triển cùng lúc với sự phát triển của những nền văn hóa nổi tiếng khác tại vùng Đông Nam Á. Và điều nầy cho thấy các cộng đồng cư dân cổ đã sinh sống rải rác khắp địa bàn tỉnh Bình Dương ngày nay, đương nhiên là họ có liên hệ với văn hóa Óc Eo ở miền Tây. Điều đáng nói ở đây là theo những di chỉ trống đồng đã khai quật được, cho thấy họ đã có những mối liên hệ với các cộng đồng khác ở những nơi rất xa như Sa Huỳnh hay Đông Sơn(49). 

Truyền Thống Gốm Sứ Trên Vùng Đất Bình Dương: 


Trong thập niên 1900, các nhà khảo cổ học người Pháp đã phát hiện tại vùng Cù Lao Rùa (nằm trên dòng sông Đồng Nai, trong địa phận xã Thạnh Hội, huyện Tân Uyên) những mảnh gốm sứ có niên đại từ 3.000 đến 3.500, gồm những nồi, bình, và những vò(50) có màu xám đen, những dĩa và bát có chân cao và kích thước nhỏ có màu nâu đỏ, cùng một số gốm sứ có màu men trắng khác. Đó là truyền thống gốm sứ của thời tiền sử đến thời sơ sử, có niên đại từ trước thời Óc Eo, ngay thời Óc Eo và sau thời Óc Eo ra. Tuy nhiên, không ai biết truyền thống gốm sứ thời cận đại ở vùng Bình Dương đã có từ thời nào, nhưng có lẽ từ cuối thế kỷ thứ XIX, sau khi vùng Cây Mai (Sài Gòn) bị đô thị hóa với những công trình xây cất lớn thì các lò gốm tại đó đã lần lượt chuyển tới các vùng Bình Dương, Lái Thiêu và Biên Hòa, vân vân. Ngày nay, gốm sứ Bình Dương đã rất nổi tiếng trên khắp Nam Kỳ, đặc biệt là gốm sứ vùng Lái Thiêu. Đặc trưng của gốm sứ Bình Dương là sự kết hợp hài hòa giữa phong cách Việt Nam và Trung Hoa. Tuy nhiên, gốm sứ Bình Dương nặng phần trang trí hoa văn chung quanh sản phẩm với những nét vẽ chìm hoặc trổ thủng, rồi sau đó tô men lên. Đa số sản phẩm gốm sứ Bình Dương bao gồm chén, dĩa, tô, ấm, bình trà, chậu bông, chân đèn, lu, hũ, chai, lọ, đôn có hình voi, tượng voi, tượng lân, và tượng người, vân vân. 
Tại thị trấn Tân Phước Khánh(51), thuộc huyện Tân Uyên, có nhiều ấp vẫn còn làm đồ gốm sứ như ấp Khánh Ngọc, Khánh Lợi, Bình Hòa và Khánh Thạnh, vân vân. Theo các bô lão địa phương kể lại thì khoảng thế kỷ thứ XIX, trong vùng đã có vài lò gốm người Minh Hương hoạt động rất mạnh. 

Đến đầu năm 1930, xã Tân Khánh đã có 10 lò gốm lớn. Nguyên liệu làm đồ gốm sứ ở Bình Dương rất phong phú, người ta lấy đất Kaolin ở vùng Bến cát, Thuận Giao, và Tân Uyên, lấy cát ở Bình Quới (52), còn các loại đất sét (vàng, trắng, đỏ) thì hầu như chỗ nào trong tỉnh Bình Dương cũng có. Sau khi đem đất sét về, người ta bẻ nhỏ đất ra rồi cho vào chậu ngâm nước, trong khi ngâm đất người ta luôn khuấy đất cho đều lên để lọc bớt cát và những tạp chất khác ra. Trước đây, người ta dùng củi khô làm nhiên liệu để nung gốm(53); tuy nhiên, ngày nay người ta không còn nung gốm theo phương cách cổ truyền nữa, mà chuyển sang dùng lò gas theo kiểu sản xuất công nghiệp hàng loạt. Giữa Lái Thiêu và Thủ Dầu Một là một dãy những lò gốm nằm trong xã Hưng Định. 

Đây là một trong những vùng kinh rạch chằng chịt nhất của vùng đất Bình Dương, với con sông Búng(54) chảy qua địa phận xã, đủ cung cấp đất sét làm gốm cho toàn khu vực. Chính vì vậy mà làng gốm Hưng Định đã sớm nổi tiếng trong suốt từ những thế kỷ XIX đến thế kỷ thứ XX. Theo các bô lão địa phương thì ngay từ thế kỷ thứ XVII đã có lưu dân Việt Nam đến đây khai hoang lập ấp, nhưng theo Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức thì mãi đến thế kỷ thứ XVIII mới có cư dân đến đây lập nghiệp, và đến đầu thế kỷ thứ XIX, Hưng Định mới được triều đình Huế cho phép lập làng. Ngày nay, xã Hưng Định gồm 3 ấp: Hưng Phước, Hưng Thọ và Hưng Lộc. Tuy nhiên, các lò gốm chỉ tập trung nhiều trong ấp Hưng Lộc. Nổi tiếng nhất là khu lò gốm Chòm Sao(55), do những người Triều Châu xây dựng lên. Lúc đầu lò Chòm Sao chuyên sản xuất chén và dĩa tráng men trắng có hình rồng phượng, hình bông cúc, và hình con gà rất đẹp. Về sau, người Hẹ cũng tới lập lò ở Hưng Lộc, họ chuyên chế tác các loại khạp(56), chậu bông, lư hương, và tượng những con thú. Trước năm 1975, một số lò gốm từ Sài Gòn dời về vùng Thạnh Hòa và hoạt động rất mạnh tại đây cho tới ngày nay. 

Bình Dương Thời Việt Nam Cộng Hòa (1955-1975): 

Tưởng cũng nên nhắc lại, từ buổi đầu của cuộc Nam Tiến cho đến khi quan Chưởng Cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào vùng đất Đồng Nai để thành lập phủ Gia Định, thì toàn vùng chỉ gồm có hai huyện: Phước Long(57) và Tân Bình(58).Rồi sau đó, vào năm 1808, vua Gia Long cho nâng Phước Long lên làm phủ với 4 huyện Bình An, Phước Chánh, Long Thành và Phước An; thì Tân Bình cũng được nâng lên làm phủ với 4 huyện Bình Dương, Tân Long, Thuận An và Phước Lộc. Hai phủ Phước Long và Tân Bình về sau nầy trở thành Biên Trấn và Phiên Trấn của Thành Gia Định. 

Ngày nay, mỗi khi nhắc đến cái tên Bình Dương là chúng ta liên tưởng ngay đến tổng Bình Dương, hoặc huyện Bình Dương, thuộc phủ Tân Bình của Phiên Trấn. Sau khi thu hồi độc lập vào năm 1955, đến tháng 8 năm 1957, tỉnh Bình Dương được chính thức thành lập, trên địa bàn tỉnh Thủ Dầu Một trước đây. Tuy nhiên, tỉnh Bình Dương mà chúng ta đang nói đây không phải nằm trên vùng đất ấy. Người ta chỉ tình cờ lấy cái tên Bình Dương mà đặt cho tỉnh mới nầy mà thôi. Về sau chánh phủ VNCH đã tách quận Hớn Quản ra để thành lập tỉnh Bình Long, và tách quận Bù Đốp cho sáp nhập vào phần đất phía bắc của Biên Hòa để thành lập tỉnh Phước Long. Sau đó, 14 xã thuộc quận Củ Chi lại được sáp nhập vào tỉnh Bình Dương mới nầy. Đến ngày 15 tháng 10 năm 1963, tỉnh Bình Dương lại tách 6 xã của huyện Củ Chi để cho sáp nhập vào tỉnh Hậu Nghĩa, mới được thành lập(59). 

Tháng 7 năm 1965, quận Phú Giáo, có diện tích 582,4 cây số vuông, được sáp nhập vào tỉnh Bình Dương. Như vậy, tính đến tháng 7 năm 1965, tỉnh Bình Dương có tổng diện tích khoảng 2.031 cây số vuông, gồm 6 quận: Châu Thành (171 cây số vuông), Bến Cát (616,8 cây số vuông), Lái Thiêu (68,1 cây số vuông), Phú Hòa (237 cây số vuông), Trị Tâm (376,1 cây số vuông), và Phú Giáo (562,4 cây số vuông). Sau năm 1975, chánh quyền mới cho sáp nhập vùng Bình Dương và một số vùng phía bắc Biên Hòa để thành lập tỉnh Sông Bé, nhưng đến năm 1997, họ lại tái lập tỉnh Bình Dương. 

Địa Danh Thủ Dầu Một: 

Có nhiều giả thuyết về nguồn gốc địa danh Thủ Dầu Một, có người cho rằng địa danh nầy xuất phát từ tiếng Khmer. Trong ‘Việt Nam Từ Điển,’ xuất bản tại Sài Gòn vào năm 1970, hai ông Lê văn Đức và Lê Ngọc Trụ đã đưa ra giả thuyết cho rằng địa danh Thủ Dầu Một đọc trại từ tiếng Khmer ‘Thun Doán Bôth’, có nghĩa là ‘Gò có Đỉnh Cao Nhất’, mà thật vậy, lỵ sở Thủ Dầu Một nằm trên ngọn đồi ven sông Sài Gòn. Trong ‘Từ Điển Tiếng Việt Miền Nam’, xuất bản tại Sài Gòn năm 1997, nơi trang 645, Vương Hồng Sển cho rằng người Campuchia gọi vùng Thủ Dầu Một là ‘Chhoeutal Muey Doem’, trong đó Chhoeutal có nghĩa là gỗ dầu, Muey có nghĩa là một, và Doem có nghĩa là cây, và từ ‘Chhoeutal Muey Doem’ có nghĩa là Cây Dầu Một. 

Đa số đều đồng ý có lẽ người xưa đã dùng tên thảo mộc để đặt thành địa danh như vẫn thường thấy ở nước ta. Có lẽ địa danh Thủ Dầu Một đã xuất hiện từ lâu lắm, nhưng không thấy sách địa chí nào của xứ Đàng Trong ghi lại, ngoại trừ bộ Đại Nam Nhất Thống Chí, vào năm 1838 đã viết về sự liên hệ giữa địa danh Phú Cường và Thủ Dầu Một như sau: “Chợ Phú Cường ở thôn Phú Cường, huyện Bình An, tục danh là chợ Dầu Một.” Như vậy, địa danh Thủ Dầu Một có lẽ xuất hiện trước năm 1838, là tên dân gian của Phú Cường. Có thể vào năm 1808, tổng Bình An được vua Gia Long cho nâng lên làm huyện và cho xây đồn binh để phòng thủ ở vùng Dầu Miệt, mà từ đó dân gian mới gọi tên đồn là đồn Thủ Dầu Miệt, về sau đọc trại thành Thủ Dầu Một. 

Dầu chỉ mới xuất hiện chưa đầy một thế kỷ, nhưng cái tên Thủ Dầu Một đã nổi tiếng khắp nơi, kể cả trong và ngoài nước. Thủ Dầu Một được người Pháp biết đến như là xứ của gỗ và cao su. Ngoài ra, mỗi khi nhắc đến Thủ Dầu Một, người miền Nam luôn liên tưởng đến những vườn cây ăn trái xanh um của miệt vườn miền Đông, như sầu riêng, măng cụt, mãng cầu, chôm chôm... của các vùng Búng và Lái Thiêu. 
Về phía Tây như các vùng Dầu Tiếng và Bến Cát là những vùng đất đỏ rất thích hợp cho việc trồng cây cao su, cà phê, trà, cây va ni, và thầu dầu. Tuy nhiên, những vùng phía nam tỉnh Bình Dương lại rất nổi tiếng về các vườn cây ăn trái, như các vùng Lái Thiêu và Dĩ An, vân vân. Tuy là vùng đất cao và thích hợp cho việc trồng cao su, cà phê, trà, và mía, Thủ Dầu Một cũng trồng được một số lúa khả quan, nhưng không đủ cung cấp cho dân trong tỉnh nên phải nhập lúa từ các tỉnh khác như Gia Định và Long An... 

Từ hàng trăm năm nay Lái Thiêu đã nổi tiếng với tổng số diện tích trồng cây là 1.250 héc ta với cây trái quanh năm bốn mùa, đặc biệt là từ tháng năm đến tháng tám, các vườn cây trái chín rộ, với những loại trái cây đặc sắc như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, vú sữa, mít tố nữ... từ tháng 5 đến tháng 8 là mùa trái cây chín rộ nên đi đâu đến đâu chúng ta cũng nghe thoang thoảng một mùi thơm thật dễ chịu. Từ Sài Gòn đến Thủ Dầu Một chỉ cách nhau khoảng 30 cây số, nhưng trên đường đi từ Thủ Đức, lên Dĩ An, và Lái Thiêu lại có nhiều vườn cây ăn trái, nổi tiếng nhất là những khu vườn ở Lái Thiêu, với tổng diện tích khoảng 1.230 mẫu tây, với những vườn cây măng cụt, sầu riêng, chôm chôm, vú sữa, mít tố nữ, mận, xoài, bòn bon rất ngon. 

Vào thời Pháp thuộc, Thủ Dầu Một có trại giam tù chánh trị rất nổi tiếng về khắc nghiệt, đó là trại “Ông Yệm” chính vì vậy mà dân gian Nam Kỳ thời đó và mãi cho đến sau này mỗi khi nghe đến hai chữ “Ông Yệm” ai cũng le lưỡi lắc đầu. Nơi đây thực dân Pháp bắt các tù phạm phải làm lao động khổ sai ở những khu rừng cao su lân cận. Về sau này cũng như đến thời đệ nhất Cộng Hòa thì trại này dùng để giam giữ những người phạm pháp vị thành niên và thanh thiếu niên vô nghề nghiệp hay vô thừa nhận. Thời Pháp thuộc, người Pháp đã mở ra một trường dạy nghề cẩn ốc xa cừ và chạm trổ trên gỗ. Theo thống kê năm 1920 của người Pháp thì dân số trong tỉnh Thủ Dầu Một là 128.000 người, đa số là người Việt, kế đến là người Khmer và người Thượng làm công cho các đồn điền cao su. Ngoài ra, những năm đầu thế kỷ 20 có một số người Nam Dương nghèo khổ đến Thủ dầu Một làm thợ cho các đồn điền cao su.

Người Long Hồ
Anaheim ngày 3 tháng 8 năm 2011
Copyright © 2012 by Ngoc Tran. All rights reserved.

Nhấp vào Links:

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2018

Thơ Tranh: Đôi Bờ Thương Nhớ


Thơ& Thơ Tranh: Hàn Thiên Lương


Trăng Đã Về Đây



Trăng đã về đây trăng viễn phương
Đón thu xa bạn dạ hoài thương
Người xưa biết có còn tri kỷ
Hay đã năm dài nhạt nhớ thương
Sông kia còn đó con đò nhỏ
Vườn cũ hoa hời hợt gió sương
Nếu biết tình ai không vĩnh viễn
Thà đừng quen trước để buồn vương
Quê ngoại dặm trường sa nước mắt
Đất người đơn lạnh kẻ tha hương
Tháng tám sao trăng buồn quá nhỉ
Hay là trăng nhớ khách trùng dương.

Minh Nguyệt
Thu 2012

Tản Mạn Về Collège De Vinhlong

(Lộc& Kiệt- Vĩnh Long 1955)
Mở Đầu:

Đọc “Đặc San Giáp Thân 2004-Mái Trường Xưa” do Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Tống Phước Hiệp ấn hành, tôi hết sức vui mừng thấy đôi bạn đồng nghiệp Đào Khánh Thọ-Võ thị Ngọc Dung cuối cùng thực hiện được hoài bão của chính mình, của nhiều thế hệ cựu giáo sư, cựu học sinh, cựu nhân viên của trường.

Đó cũng là niềm ước vọng từ lâu của nhóm cựu học sinh khóa đầu tiên chúng tôi qua nhiều buổi họp mặt trước năm 1975 tại Sài Gòn, và gần đây, năm 1994 tại Lake Forest, California. Nhưng cho tới nay chúng tôi vẫn chỉ là nhóm vận động và chỉ làm được công việc tương thân tương trợ quí thầy cô và các bạn đồng khóa, hoặc bằng hiện kim hoặc bằng quà cáp nhân dịp Tết. Có lẽ vì chúng tôi ở quá rải rác khắp năm châu, quá già yếu, lại thiếu phương tiện tối tân liên lạc nhanh chóng.
Đồng thời, tôi cũng thấy phần nào buồn tủi: Collège de Vinhlong, nếu được nhắc tới cũng chỉ còn là một thứ bóng mờ vất vưởng bên lề như “Những tượng Chàm lở lói rỉ rên than...” Điều đó cũng dễ hiểu thôi, vì các cựu học sinh Collège de Vinh Long phần lớn đã “lụm cụm.” Vả lại họ chỉ là một nhóm nhỏ so với tập thể vô cùng to lớn cựu học sinh Nguyễn Thông-Tống Phước Hiệp, mà đại đa số hầu như còn rất “mạnh giỏi.”

Điều thiếu sót vô tình của chúng tôi là không có cơ hội góp mặt, góp tiếng nói thân tình với các anh em cựu học sinh các lớp sau, để phần nào bổ túc, điều chỉnh một vài sai sót vô ý của các anh em. Chẳng hạn như:
Cho rằng: “Trung tuần tháng 10 năm 1955, nếp sinh hoạt của hai lớp Cinquième Moderne A và B (tương đương với lớp đệ ngũ sau này) sôi động lên...” là không đúng. Collège de Vinhlong (năm 1951, đổi tên Việt: Trường Cao Tiểu Vĩnh Long, năm 1954 đổi tên lần nữa: Nguyễn Thông) không hề có chương trình Enseignement Moderne. Cho tới năm 1955, trường vẫn chỉ áp dụng độc nhứt chương trình Bốn Năm (đệ nhứt niên, đệ nhị niên, đệ tam niên, đệ tứ niên: 1 ère, 2 è, 3 è, 4 è Année). Chuẩn bị cho học sinh thi lấy bằng D.E.P.S.I (Diplôme d’Études Primaires Supérieurs Indochinoises), gọi nôm na là bằng Đíp-Lôm hay bằng Thành Chung. Chương trình Moderne chỉ được giảng dạy ở các Lycée Chasseloup-Laubat, Pétrus Ký, nguyễn Đình Chiểu, Phan Thanh Giản. Lớp 5 è: Moderne tương đương với lớp đệ lục chương trình Việt lúc đó. Năm 1956 trường Nguyễn Thông mở hai lớp đệ tam mới, đón nhận hai lớp đệ tứ niên cũ vừa mới mãn học trình bốn năm. Sau đó, các học sinh này phải sang trường Nguyễn Đình Chiểu Mỹ Tho tiếp tục học lớp đệ nhị.

Dưới tên tác giả Bào Mỹ Nguyễn văn Kính mà phụ chú: “Nguyễn văn Kính, hiệu trưởng lâu năm nhứt của trường Trung Học Nguyễn Thông-Tống Phước Hiệp” là không đúng hẳn, vì theo thứ tự thời gian, cần phải nêu thật rõ như sau mới trung thực: Nguyễn văn Kính, le Premier Directeur du Collège de Vinhlong (1949-1951), Hiệu Trưởng trường Cao Tiểu Vĩnh Long (1951-1953), Hiệu Trưởng trường Trung Học Nguyễn Thông (1953-1956). Thầy Nguyễn văn Kính không thể nào làm Hiệu Trưởng trường Tống Phước Hiệp vì thầy đã rời Vĩnh Long năm 1956 và năm 1957 thầy đã là Hiệu Trưởng trường Pétrus Ký.

Vào Truyện:

*Thầy Tư “Hón”

Người đàn bà luống tuổi vẫn còn giữ được phong cách nhanh nhẹn của một vị cao niên mà sức khỏe vẫn còn tốt, ánh mắt đã bớt long lanh, đã có phần “hom hem” nhưng vẫn không sút giảm nét linh động, nụ cười vẫn tươi tắn... đã không nhận ra tôi lúc tôi cúi đầu chào: “Thưa chị Tư...” Năm mươi năm rồi không gặp. Nửa thế kỷ! Không nhìn ra nhau cũng là lẽ đương nhiên. Tôi ước đoán ít nhứt chị cũng hơn tôi mười tuổi. Mà lúc đó tôi đã tròm trèm “thất thập cổ lai hi”!
-Lộc-Nguyễn Trãi đây mà chị Tư!
Người đàn bà trọng tuổi lộ vẻ bối rối không bắt được mạch hoài niệm. Cũng dễ hiểu. Làm sao chị còn nhớ được cậu bé con non choẹt chưa bể tiếng, lớp đệ nhứt niên bậc Thành Chung của Collège de Vinhlong, đã cất tiếng hát thảnh thót: “Chim kêu não nùng trên non bao la...” trong vở kịch dã sử ‘Hận Nam Quan’, do chính Thầy Tư Hón, người chồng lỗi lạc của chị biên soạn năm mươi ba năm về trước? Làm sao chị còn nhớ nổi chàng thiếu niên bắt đầu bể tiếng, đã hùng hồn, tha thiết trỗi giọng rền vang trong nhạc cảnh “Khúc hát sông Thao,” cũng do chính thầy Tư dàn dựng hai năm sau đó?

Văn Chinh, đứa em họ của tôi nhắc khéo: “Thưa cô, anh năm Lộc của em từ nước ngoài trở về thăm quê hương sau hai mươi ba năm biệt xứ, anh vẫn còn nhớ đường qua cầu Thiềng Đức và nhớ căn nhà của thầy cô, nên nhờ em đèo Honda đến tìm gặp ‘anh Tư Hón yêu dấu của mình.’ Anh Lộc đã từng là ‘kép chánh của trường Cao Tiểu Vĩnh Long’ suốt bốn niên khóa, và là ‘đệ tử ruột của thầy Tư’...”
Người đàn bà tuổi đã xế chiều, nhan sắc vẫn còn phảng phất nét kiều diễm vẫn chưa đánh thức được hồi ức, mời chúng tôi ngồi đợi trên bộ salon gỗ cổ kính bằng gõ đỏ...
Tôi nghẹn lời, ứa nước mắt ôm chằm lấy người đàn ông già yếu đang được “chị Tư” dìu từ trong buồng bước ra chậm rãi từng bước một, mà tôi chỉ còn nhìn ra được nụ cười thoảng nhẹ trên môi, tóc đã thưa thớt gần hói trọc, mắt đã thờ thẫn nhìn lơ đãng, nhưng nét cường tráng một thời vẫn còn ẩn hiện sau bộ đồ ngủ.

- Anh Tư! Em đây! Lộc-Nguyễn Trải, Lộc-Lê Lai, Lộc-Ngô Quyền đây, anh Tư!
Người đàn ông già nua vẫn không chút xao động. Ký ức người đã rong chơi xa rồi! Anh Tư “Hón” yêu dấu muôn thuở của tôi, người thầy khả kính luôn luôn cận kề học trò mình ở nhiều thế hệ mà tôi và các bạn đồng liêu, niên khóa đầu tiên của Collège de Vinhlong (1949-1950) đã được may mắn thụ huấn, anh Tư (biệt hiệu “Hón”, vì thuở còn học trường Taberd có tính hay phá phách, nên các sư huynh gán cho biệt hiệu là “Diable Hun”), anh Tư Hón thần tượng thuở niên thiếu của tôi đã hoàn toàn lạc thực vì chứng bệnh Alzheimer...
Bốn bức tường của căn nhà mà năm mươi năm qua bạn bè và tôi không có dịp bước đến vui họp đoàn với gia đình thầy cô (đúng hơn, gia đình anh chị Tư: Thầy Tư yêu cầu và chỉ cho phép nhóm văn nghệ lớp tôi gọi thầy cô bằng “anh chị” cho thân mật), treo đầy ảnh sinh hoạt văn nghệ, thể thao của trường, sưốt thời gian anh Tư phục vụ.

Tôi huyên thuyên nhắc nhở kỷ niệm, kể cả kỷ niệm đau thương, lần chỉ có mình tôi có mặt khi anh chị mất đứa con trai thứ hai. Chị Tư chăm chú nghe, khi nhớ khi không. Lúc tôi hỏi thăm Tùng, đứa con trai đầu lòng của anh chị, cả một vùng kỷ niệm như chợt hồi sinh với chị Tư. Còn anh Tư thì tuyệt nhiên vẫn lơ lửng. Nhưng khi tôi vói tay cầm cây mandoline “khẩy” bản “Tuổi Thơ”, mắt anh hình như có ngấn lệ. Và khi tôi đánh guitare bản “Thu Quyến Rũ”, đôi mắt lạc thần đó dường như có dấu hiệu tập trung và đôi môi anh hình như mấp máy... Nước mắt tôi thực sự tuôn trào...
Hai năm đã trôi qua, từ lúc tôi gặp lại anh chị Tư Hón. Đầu óc tôi chật cứng hoài niệm thân thương về ngôi trường thuở mới lớn, biết mơ mộng, biết tương tư, biết vỡ mộng, thuở mới chập chửng bước lên sân khấu học trò và...vướng vào nghiệp chướng văn nghệ.

Cơ duyên nào đưa đẩy tôi gặp được Thầy Tư Hón? Tôi nghĩ phần lớn có lẽ vì thuở còn lỏi tì (lớp tư, lớp ba), các thầy đã “khám phá” chất văn nghệ nơi tôi. Suốt ba năm tản cư vì chiến cuộc, tôi và thằng em út tôi (Kiệt Tấn sau nầy) đã ca múa “Mừng Xuân”, “Mắng Lê Tắc” vân vân để vận động đồng bào nuôi kháng chiến quân chống thực dân Pháp. “Mầm non văn nghệ” nầy được quí thầy lớp nhì, lớp nhứt nuôi dưỡng trong các kỳ văn nghệ phát thưởng cuối năm.
Rời Bạc Liêu lên Vĩnh Long học, lúc mới vào lớp 1 ère anneé, trong giờ huấn luyện thể dục, tôi vô ý đánh rơi trên sân vận động bài thơ học trò và thầy Tư tình cờ lượm được: Đời tôi là cả một bài thơ, Cả một bài thơ rũ bụi mờ, Cả một bài thơ không đầy ý, Là đời nghệ sĩ sống vì mơ...
Thêm vào đó, không rõ ngẫu nhiên hay tiền định, hai nơi tôi cư trú ở Vĩnh Long, một bên kia, một bên nầy cầu Lộ đều gần rạp hát. Hằng ngày máy phóng thanh cứ ra rả hết cải lương tới “nhạc cải cách” (tân nhạc).

Con đường Krautheimer (sau là Võ Tánh), trước rạp hát Lạc Thanh thường dẫn bước tôi tới góc đường Châu văn Tiếp, cạnh cầu Bà Điều, để tôi đứng lặng yên cho tiếng dương cầm của chị Bé từ một biệt thự réo rắt ru hồn mình.
Cũng trên con đường Võ Tánh nhiều sắc thái văn nghệ nầy, hai hình ảnh tuyệt đẹp vẫn còn hiện rõ nét trong ký ức tôi: chàng thanh niên trắng trẻo đẹp trai, gầy gầy, dõng dõng cao, dáng điệu rất thư sinh trong bộ bà ba trắng, thong thả đếm bước, tên Thế (hình như có họ hàng với G.S. Nguyễn văn Trường) và Xuân Lan, cùng lớp tôi, đẹp như tranh, đài các, kiêu sa nhưng vẫn pha lẫn với e dè, thẹn thùng, bẽn lẽn, thướt tha tung tà áo trắng phất phơ trong nắng sớm... Xuân Lan sau nầy có thời là Dân biểu đệ I Cộng Hòa, là thần tượng yêu đương... “Cao nguyên ngực, sóng trùng dương mắt biếc” của cố thi sĩ Tạ Ký, qua tập thơ “Sầu Ở Lại.”

Nghiệp chướng văn nghệ... cho tới nay tôi vẫn còn đa mang! Tôi thường ca đùa với hai đứa bạn cùng lứa, một thời, khi đã ông ông mụ mụ rồi có dịp “mần” văn nghệ chung: “bạn bè mình còn có ba thằng. Đứa đi (Đào Khánh Thọ), đứa ở (Lâm Võ Huỳnh), đứa đang tật nguyền (LTL, tiếp tục lãnh thẹo văn nghệ dài dài...)”.
Điểm trớ trêu của số phận: Đ.K.T. cựu học sinh Nguyễn Đình Chiểu (Mỹ Tho) “chăm sóc” Hội AHCHSTống Phước Hiệp (Vĩnh Long). Còn tôi, cựu học sinh Collège de Vinhlong lại “chăm lo” Hội AHCHSTHMT (Mỹ Tho)...

Thầy Nguyễn Văn Kính

Đêm nay tình cờ xem cuốn video do anh Đ.K.T gởi tặng và chăm chú theo dõi câu chuyện thầy trò Tống Phước Hiệp trao đổi, cũng như đọc qua Đặc San của Hội AHCHSTPH, tôi thấy cả một vùng hoài niệm xanh về ngôi trường thân yêu nói riêng và tỉnh Vĩnh Long hiền hòa nói chung được khơi động dậy. Và thấy cần góp ý kiến bổ túc, bởi vì anh Hội trưởng có đề cập tới ông Nguyễn văn Kính, người thầy mà hầu hết học sinh tỉnh Vĩnh Long, nếu có dịp tiếp xúc đều hết lòng mến mộ và kính phục.

Thầy Nguyễn văn Kính không những là một ông thầy đã đào tạo nhiều thế hệ học sinh tài danh mà còn có công đầu trong việc phát triển giáo dục bậc trung học tại tỉnh nhà. Thầy còn là một tay đánh quần vợt xuất sắc, với các cú “Xì- mách” (smash) ác liệt và độc đáo. Ngoài công việc của một nhà mô phạm, thầy còn khuyến khích và tham dự các sinh hoạt xã hội và văn hóa trong tỉnh, nên được dân chúng quí trọng như một Nhân Sĩ.
Sau khi ráo riết vận động thân hào, nhân sĩ, các cấp chính quyền từ địa phương tới trung ương, thầy Kính thành công trong việc khai sinh ngôi trường trung học công lập thứ năm cho miến Nam Việt Nam tại tỉnh Vĩnh Long (sau các trường Chasseloup-Laubat, Collège de Mytho, Lyceé Pétrus Ký, Collège de Cantho, Collège Gialong), mang tên Collège de Vinhlong, khai giảng tháng 10 năm 1949 với hai lớp 1 ère anneé A (Nữ) và 1 ère anneé B (Nam), mỗi lớp 55 học sinh, sau kỳ thi tuyển qui tụ học sinh các tỉnh Vĩnh Long, Sa Đéc và Trà Vinh.

Trường sử dụng một công ốc vốn là nhà Dưỡng Lão, đối diện với cổng chính dẫn vào Thánh Thất Cao Đài. Con đường trước trường lúc đó vẫn còn trải đá xanh lởm chởm. Từ trong trường nhìn ra, bên phải là Miễu Bà Cố với Cây Da Cửa Hữu (di tích lịch sử), bên trái là Tiểu Chủng Viện (Petit Séminaire) Công giáo.
Năm 1951 và 1952, trường phát triển, cất thêm hai dãy phòng, một song song với Petit Séminaire, một song song với phía sau nhà Dưỡng Lão. Lúc bấy giờ trường có ba cấp lớp, mỗi cấp hai lớp. Trường đổi tên Việt: Trường Cao Đẳng Tiểu Học Vĩnh Long, gọi tắc là trường Cao Tiểu Vĩnh Long.
Năm 1953, với 4 cấp lớp, mỗi cấp 2 lớp, lần đầu tiên trường gởi học sinh 2 lớp 4 è anneé A và B sang Mỹ Tho dự thi lấy bằng “Diplôme”. Kết quả rất khả quan.
Năm 1954, trường đổi tên mới: Trung học Nguyễn Thông. Sau đó Collège de Vinhlong nguyên thủy dời đi địa điểm mới với tên mới: Trung Học Tống Phước Hiệp. Trụ sở cũ được cải biến thành trường Trung học Bán Công Nguyễn Thông.
Một vài nét sinh hoạt của Collège de Vinhlong được tôi ghi lại trong bài “Gối Rơm”, viết năm 1991, kèm theo bài viết nầy.

Kỷ niệm học trò nói bao giờ cho hết. Tôi chỉ xin nêu ra đây vài sự việc mà tôi nghĩ có thể còn trong trí nhớ của một số học sinh thời đó:
Từ năm 1949 tới năm 1953, Ban Giám Đốc gồm có các thầy: Nguyễn văn Kính (Hiệu trưởng), Nguyễn văn Kỷ Mậu (Tổng Giám thị). Ban Giảng Huấn gồm các thầy cô: Phạm văn Thàn (Toán, Lý Hóa), Nguyễn thị Sương (Pháp và Anh văn), Dương văn Tường, bút hiệu Dương Bích Thủy (Việt văn), Phạm văn Tệt (Pháp văn), Thầy Bảo (Vạn vật, Hán văn), Lê văn Sĩ (Hội họa), Nguyễn văn Tư, tự Hón (Thể dục và Âm nhạc), thầy Bá (Việt văn), Phạm hữu Thiết (Pháp văn và Sử Địa), thầy Khiêm (Toán, Lý Hóa), Vũ đức Chang (Toán và Anh văn), thầy Trương (Vạn vật và Sử Địa), thầy Chánh (Pháp văn), thầy Sến (Pháp văn), cô Hưng (Nữ công Gia chánh), vân vân. Ban Giám Thị các thầy Mẫn, Còn...
Năm 1952, hai vị Thanh tra Tiểu học, thầy Ân và thầy Quế cùng tài xế bị Việt Minh phục kích giựt mìn sát hại. Cả tỉnh xôn xao, học sinh toàn tỉnh, tiểu và trung học mặc toàn màu tang trắng tham dự lễ tống táng, đã diễn hành trên các đường phố lớn dưới cơn mưa tầm tã.
Cũng năm đó, thầy Kính mất một đứa con trai, té lầu tử nạn. Cả tỉnh một lần nữa, xôn xao, nhứt là giới học đường. Học sinh trung tiểu học cũng diễn hành đưa đám con thầy Kính. Tất cả đều rất xúc động.

Năm 1953, do lệnh tổng động viên, một số các thầy phải lên đường nhập ngũ. Cha sở Joseph Trần văn Thiện (sau này là Cha Viện Trưởng Viện Đại Học Đà Lạt, Đức Cha Tổng Giám Mục địa phận Mỹ Tho), lúc bấy giờ là Giám đốc Tiểu Chủng Viện cùng một số linh mục được cử sang thay thế các thầy, giảng dạy các môn Toán, Lý Hóa, Pháp văn...
Cũng năm nầy và nhiều năm sau nữa, đã nổ ra một loạt “xì căng đan” mà các nhân vật liên lụy đều có tên bắt đầu bằng chữ T. Thầy Tư “Hón” cũng chữ T, hoàn toàn trắng trong, tác phong đạo đức vẫn gương mẫu.
Điểm đáng nêu ra nơi đây là ở thời điểm đó, dù tình thầy trò còn chịu ảnh hưởng nặng nề của Khổng giáo, ban Giám Đốc và tuyệt đại đa số các thầy cô đều rất rộng lượng, nhân ái đối với đám môn sinh “quỷ phá nhà chay” chúng tôi!

Các Sinh Hoạt Khác:

@Thể Thao

Sân vận động (sau nầy được cải biến thành Tòa Hành Chánh và Tiểu Khu Vĩnh Long) là nơi lúc nào cũng đông nghẹt học sinh các trường C.T.V.L., tư thục Long Hồ và Nguyễn Trường Tộ, các nam nữ học sinh tiểu học trong tỉnh. Chạy đua nước rút (sprint), đường trường (marathon), tiếp sức (relais), nhảy cao, nhảy xa, leo dây, barre fixe, anneaux, parallèles, đá banh, bóng chuyền thể dục đồng diện (mouvements d’ensemble), diễn hành với đồng phục đặc biệt (défilé folklorique) là những bộ môn phổ thông nhứt. Một đội bóng chuyền, một đội đá banh của trường Cao Tiểu Vĩnh Long được thành lập, dưới sự huấn luyện và chỉ đạo của thầy Tư Hón, vừa là giáo sư Thể dục vừa là “ông bầu” văn nghệ của trường.
Năm 1951, trường Cao Tiểu Vĩnh Long gởi phái đoàn học sinh tham dự Đại Hội Thanh Niên và Thể Thao toàn quốc, tổ chức tại Sài Gòn. Trường về hạng nhứt về diễn hành, hạng nhì về chạy đua tiếp sức. Đa số các thành viên trong phái đoàn đều là thành phần văn nghệ nòng cốt của trường.

Trường cũng đưa các đội bóng chuyền, bóng đá đi đấu giao hữu với các đội bạn ở Mỹ Tho, Sa Đéc, Cần Thơ, Trà Vinh. Cũng như đã đón tiếp các đội bạn này ở tỉnh nhà. Và hầu như lần nào đội của trường cũng thắng.
Một số không ít các “đệ tử” của thầy Tư Hón nối nghiệp thầy, trong số có chị Liễu, cùng lớp với tôi, nữ huấn luyện viên Thể dục đầu tiên của tỉnh nhà, xuất thân từ trường Cao Tiểu Vĩnh Long.
Một môn đệ khác của thầy Tư, Võ văn Hải, hỗn danh “Hải cử tạ” đã nhiều lần đoạt giải Lực Sĩ Đẹp, thập niên 60. Hai môn đệ khác cũng nổi tiếng “đô con” trong giới thể dục thẩm mỹ: Trang Sĩ Tấn và Hồ Văn Hòa. Tấn có thời “mần” rất “bự” trong ngành phú lít và lính kín. Hòa, nguyên Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 35 Biệt Động Quân, vừa đánh đấm xuất sắc, vừa văn nghệ văn gừng một cây xanh dờn, đã tạo được thành tích đáng kể trên sân khấu học trò với bản đơn ca “Bánh Xe Lãng Tử” năm 1956.

@Văn Nghệ

Thầy Hiệu trưởng Nguyễn văn Kính, còn được thuộc cấp và học sinh thân mật gọi là Mơ xừ Te (thanh tra liên tỉnh: inspecteur interprovincial), ông “Đìa” (Giám đốc trường Directeur du Collège)) trực tiếp và thường xuyên yểm trợ, khuyến khích, đốc thúc sinh hoạt văn nghệ của trường, với sự hỗ trợ tối đa của thầy Tổng giám thị Nguyễn văn Kỷ Mậu. Thầy Tư Hón trực tiếp điều khiển sinh hoạt nầy với sự trợ lực tận tình của Nhóm Văn Nghệ Hướng Dẫn gồm các thầy cô Nguyễn thị Sương, Dương văn Tường, v...v...Sự kiện nầy tạo sự đôi co giữa một vị giáo sư “công thần chủ nghĩa” với Nhóm Văn Nghệ Hướng Dẫn. Thầy T.G.T. Kỷ Mậu “thố lộ” với tôi, trong một buổi họp hội đồng giáo sư bàn cãi trao phần thưởng danh dự toàn trường cho một học sinh “nòng cốt văn nghệ,” thầy T. đã “xỉa xói” “Nhóm V.N.H.D.: “Chỉ có mấy ông bà rung chuông (ám chỉ thầy Kỷ Mậu), kéo màn (ám chỉ thầy Tư Hón), vẽ mặt (ám chỉ cô Nguyễn thị Sương) mới có triển vọng thăng tiến nghề nghiệp (!). Thầy Kính nghiêm khắc cảnh cáo và yêu cầu thầy T. rút lời phát ngôn “bừa bãi”, cùng xin lỗi các đồng nghiệp.
Nhóm V.N.H.D. được sự cộng tác đắc lực của Ban Nhạc “Ly Tao”, gồm có thầy Nh. bên Tiểu học (accordéon), quí thầy công chức và quân nhân: Thầy Ba Ca-Đát (cadastre) guitare, thầy Lợi-Sở Bách Phần (mandoline, banjo), thầy Duy, thầy Vạng (violons), vân vân. Lúc ấy “batterie” chưa thông dụng nên phần nhịp điệu (rythme) được biểu diễn bằng cách “lắc” maracass “gõ” muỗng, “đánh bát” (basse) trên mandoline. banjo và bằng những ắc-co (accords) “giựt” xập xình trên guitare!

Ban Văn Nghệ học trò thời đó gồm các khuôn mặt nòng cốt quen thuộc với phụ huynh học sinh: L.T.L.-Nguyễn Trải, Võ Trung Thứ-Lê Lợi, Nguyễn văn Thục-cha già Phi Khanh, Lê Hoàng Tông-Ba Tàu Tông, Nguyễn văn Giác-Tướng Chệt, Võ ngọc Các “dùi đục văng tục”, Nguyễn thế Hưởng, Nguyễn Phát Phước, Võ minh Kiểng (3 danh hài), Nguyễn Trưởng Nhi-Trầu Cau. Lê thị Lý Lan Anh-“Le Médecin malgrélui”, Lê thị Nguyệt Yến-Liễu Nhi, Nguyễn thị Hảo- Huyền Trân, Võ kim Ngọc Hà-Chế Võ, Duyên-Chế Mân, Hồng Cúc-giọng oanh vàng, thinh sắc vẹn toàn, Phan Nguyệt Vân-“Tuổi Thơ”, Lê thị Nguyệt Ánh-chim sơn ca, Nga-cung phi, Nguyễn Nguyệt Ánh (vợ K.T. sau nầy) trong đoàn vũ nón, lụa và vũ Hận Đồ Bàn, vân vân.

Phần giải trí lành mạnh do thầy Mai bên Tiểu học phụ trách: chiếu bóng cho học sinh toàn tỉnh trong một phòng hội nằm trong khuôn viên trường Nam Tiểu Học tỉnh lỵ. Thuở đó, Tiểu học và Trung học hợp thành một thực thể giáo dục thuần nhất dưới quyền điều khiển của thầy Nguyễn văn Kính.
Trong số các nữ sinh văn nghệ C.T.V.L., tới nay tôi còn giữ một hình ảnh rất cao đẹp, thương tâm, vì đó là một mối tình “câm nín” (Thì thôi người cứ yên tâm nhé, Tôi chẳng bao giờ dám nói đâu) về một người nữ “thinh sắc vẹn toàn, giọng oanh vàng”: Hồng Cúc. Để “tỏ tình” tôi chỉ dám chép thơ Nguyễn Bính gởi cho nàng!
Rồi đây, đi lại trên “con đường xưa em đi” quen thuộc khi xưa ở Vĩnh Long tôi chỉ còn biết thì thầm: Chỉ một lần anh gọi tên em, Một lần môi say rượu đêm rằm, Anh nằm trong khối sầu tưởng nhớ, Phố cũ hè xưa đâu dấu chân? “Xin còn gọi tên nhau” cho tới nay vẫn còn là ca khúc tôi “thấm” nhứt!

@Học Hành và Chọc Phá

Hai học sinh “già” xuất sắc thuở đó, chuyên viên học nhảy... lớp là hai anh Nguyễn văn Vẹn và Lương ngọc Ẩn. Cả hai sau đó trở thành giáo sư Toán và Pháp văn của trường Nguyễn Thông-Tống Phước Hiệp.
Mức độ chăm sóc, khích lệ học sinh được thể hiện qua “dấu ấn” đặc biệt của “ông Đìa”. Mỗi cuối tháng, thầy N.V. Kính, với sự tháp tùng của các thầy cô đến từng lớp một đọc bảng xếp hạng. các học sinh lần lượt xếp hàng theo thứ tự được xướng danh. Sụt hạng hay lên hạng đều được “ông Đìa” hỏi thăm sức khỏe. Học sinh đương sự phải lập lại lời thầy nhận xét: Tôi hạng thứ... Tôi đã đứng hạng thứ... Vậy, tôi lên được mấy hạng... (hoặc) tôi sụt xuống mấy hạng... Lên: ưu hạng (c’est excellent!). Xuống: Thảm hại quá cở (c’est énorme!). Đội sổ: Vậy, tôi cầm đèn đỏ (Donc, je tiens la lanterne rouge!)”. Trò Trọng (lớp tôi) và trò Kiểng (lớp kế) thường là mục tiêu “xạ kích” của thầy Kính. Nhờ đó mà hai “nạn nhân” luôn luôn cố gắng lên hạng!

Một trong những đặc điểm của lớp tôi là châm chọc: sửa tên, ghép tên, kèm danh hiệu cho bạn bè. Chẳng hạn, Trần văn Giêng thành T.V. Điên, Lê an Lòng thành Lê ăn..., Bùi thế Xương thành Bò té Sông, Trần Bá Xử thành Hà Bá Xử, “Các-Thứ-Lòng-Tông-Giáo-Giác”, “Sáu” Trọng, Hưởng-dầu thơm, Phong-chủ Mạnh, Huỳnh quang Nhựt-cá thòi lòi, Nhi-hột mít, Yến-cá bống mú, Ánh-chim chìa vôi (thay vì “con chim sơn ca” do thầy Tư khen tặng giới thiệu trên sân khấu), vân vân.

Còn Lại Gì...Sáng Mai Đây?..

Lần về thăm lại Vĩnh Long, tháng 3 năm 2003, tôi đã đứng tần ngần rất lâu trước trường Collège de Vinhlong cũ: cửa vào Thánh Thất Cao Đài, Tiểu Chủng Viện vẫn còn, dù chỉ là cái xác không hồn. Miễu Bà Cố vẫn còn đấy, nhưng khung cảnh trang nghiêm, không khí huyền bí đã tan loãng. Cây Da Cửa Hữu có vẻ tiều tụy, mà hẳn nét mầu nhiệm và lôi cuốn thơ mộng, từ muôn thuở vẫn là chứng nhân cho bao cảnh vật đổi sao dời, cho những “cuộc tình không tới”. Cây da trước miễu ai biểu cây da tàn, Bao nhiêu lá rụng anh thương nàng bấy nhiêu. Thương nàng bấy nhiêu hay thương bấy nhiêu nàng?

Đất Vĩnh Long là đất của mỹ nữ, hoa khôi. Xuân Hương, Xuân Đào, Liệt, Oanh và một số người đẹp khác đã về với tro bụi. Những Xuân Lan, những Hồng Cúc, những Hảo-Huyền Trân, những Lucie Minh, những Pauline Nho và biết bao mỹ nhân sắc nước hương trời khác giờ xiêu lạc hà phương? Sóng xô một buổi tan khuê các, Khói dậy vài phen nát liễu bồ...
Chiều hôm đó, sau khi từ giã anh chị Tư Hón trong bịn rịn nắm nuối, một bữa cơm thân mật tại nhà Văn Chinh, gần trường Thủ Khoa Huân cũ, cho tôi cơ hội gặp lại một số cựu học sinh C.T.V.L.-N.T.-T.P.H. Có anh, có chị đã mất liên lạc với tôi từ lúc tôi rời trường năm 1953. trong bàn tiệc, Ban Văn Nghệ học trò khi xưa giờ chỉ còn Trưởng Nhi, Lê thị Lý, Nga... Vắng mặt: Nguyệt Ánh-Sơn Ca, hoàn toàn rơi vào cõi huyễn mộng tâm thần. Danh hài Nguyễn thế Hưởng nghe đâu cũng “lơ lửng” như thầy Tư Hón! Tất cả đều tan tác. Tôi nhắm mắt hồi tưởng.. Hỡi ơi một thoáng dư hương cũ, Bỗng chập chùng xô động tháng ngày!
Lê ăn Lồ…, Bò té Sông, Giác-Tướng Chệt, Sáu Trọng, hiện còn sống ở Việt Nam. Giác Chệt lái xe hơi phóng như điên, hơn cả tài xế taxi Sài Gòn. Ba Tàu Tông, Thứ-Lê Lợi, Thục-Phi Khanh, Hà Bá Xử, Bảy Bùi, Phong-Chủ Mạnh, Thoại-tiệm vàng, Nhựt-thòi lòi, hiện định cư ở California.
Đa số đồng liêu của tôi chọn hai nghề: gõ đầu trẻ và cắc bùm! Những khóa kế tiếp hình như cũng vậy. Ảnh hưởng thời cuộc. Chưa nghe nói có ai đi tu. Theo V.C. thì...có!
Về viết lách, Collège de Vinh Long có hai cây bút đã thành danh: Hồ Trường An (Nguyễn Viết Quâng) và Kiệt Tấn (Lê tấn Kiệt). Viết lai rai, có Lê tấn Lộc… Trường Nguyễn Thông và Tống Phước Hiệp có Viễn Du, Hứa Hoành (đã thành danh và đã qua đời), Võ Trung Hiền (Cao Vỵ Khanh), Võ Minh Thế, Phan Các Chiêu Hằng, Khai Nguyên v.v… Có thể còn nhiều cựu học sinh khác Viễn Du, nữa cầm bút mà tôi chưa được rõ.

Trong nhóm hướng dẫn và bảo trợ văn nghệ học sinh, các thầy N.V. Kính, N.V. Kỷ Mậu, D.V. Tường đã vĩnh viễn ra đi. Cô Nguyễn thị Sương, trước năm 1975 tôi có gặp lại ở trường Gia Long. Sau đó cô sang Pháp đoàn tụ với G.S. Trần văn Khê. Nhưng rồi không rõ vì lý do gì cô trở về V.N. sống với Quang Minh, em của Trần quang Hải, và cô con gái út tại làng Đại Học Thủ Đức cũ. Tới thăm cô, tôi nhận ra ngay người thiếu phụ son sắc, kiều diễm, có học thức, cách đây hơn năm mươi năm đã chăm sóc, hướng dẫn và...”trang điểm” (hóa trang) cho tôi lúc tôi trình diễn văn nghệ phát thưởng cuối năm học tại Miễu Quốc Công, dù cô nay đã 83 tuổi đời...
Một đoạn thơ của Phan Các Chiêu Hằng gây cho tôi nhiều xao xuyến, cơ hồ như nghe chính Phan Nguyệt Vân “tâm sự”: Thôi chào giấc mộng ngày xanh, Vầng trăng buộc cũng hóa thành hư không, Hỡi người xưa chốn nghìn trùng, Còn lên dốc núi bâng khuâng dạo đàn...
Khó khăn lắm tôi mới có thể dừng bút. Chuyện Collège de Vinhlong viết đến bao giờ mới hết, nhứt là Vĩnh Long ngày nay, tuy vẫn còn là “đất lành chim đậu” nhưng giờ đây thì “chim CÚ đậu” (chữ của Đ.K.T.)!

Không hẹn mà gặp, anh Hội trưởng Đ.K.T. và tôi đã vài phen “bước trùng nhau một ngả đường”: anh, Hiệu trưởng trường T.P.H., thối thân của Collège de Vinhlong; tôi, một trong những cựu học sinh đầu tiên của trường. Anh và tôi cũng đã “bước trùng nhau” hai lần khác: hai đứa là cựu học sinh Nguyễn Đình Chiểu Mỹ Tho và đều đã có lần “trông coi” một khu Học Chánh. Đó là nguyên nhân “thầm kín”, riêng tư thôi thúc tôi cầm bút ghi lại một số chuyện vui buồn về trường Trung Học T.P.H.
Bên ngoài trời đang mưa, những giọt mưa thu đầu mùa, lành lạnh, ray rứt, tức tưởi. Buông bút, nâng ly, tôi xin nhắn gởi người bạn phương xa:

Tiếng mưa có não lòng tri kỷ
Thì xin một chén cũng là say
Bước khẽ cho mùa không trở giấc
Nâng niu cánh mộng kẻo mù bay..

Thôn trang Rêu Phong, Xứ Tuyết, Chớm Thu 2004
Lê Tấn Lộc