Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2016

Xa Rồi Một Mùa Hè


Thơ: Kim Phượng
Thơ Tranh: Kim Oanh


Người Dưng


(Tặng cháu Nguyễn Quí)

Người về mang đến nỗi đau
Người đi để lại xuyến xao riêng mình.
***Người dưng khác họ khác hàng
Mà đêm đêm cứ mơ màng trong tôi
Phải từ kiếp trước xa xôi
Ta cùng ước hẹn một đời bên nhau?
Ngoài hiên trời đổ mưa rào
Cuốn đi một giấc chiêm bao ngỡ ngàng
Em về lối cũ thênh thang
Tìm trong ký ức bóng chàng, nỗi đau!

Biện Công Danh
7/5/16

Chiều Lữ Thứ



Bài Xướng:Chiều Lữ Thứ

Nắng ngủ trên cành dỗ giấc say,
Giục chim về tổ tiễn chân ngày.
Chiều còn bãng lãng trên bờ vắng,
Đêm vội nhá nhem suốt dặm dài.
Lê gót tha hương mờ cát bụi,
Nghe sầu viễn xứ mịt trời mây.
Cho ta xin khói hoàng hôn trước,
Ấp ủ hồn quê thương nhớ đầy.

Quang Tuấn
(Trích Tập Thơ Quê Hương)
***
Bài Họa:Sắc Sắc, Không Không!

Mắc võng mơ màng giấc ngủ say,
Tàng cây mát mẻ xế trưa ngày...
Lang thang đất khách mòn đôi gót,
Lếch thếch tha hương mõi cổ dài.
Bốn mốt năm rồi đầu tóc bạc,
Nửa đời lữ thứ điểm sương mây.
Bể dâu thoáng chốc nhiều thay đổi,
Sắc sắc không không lệ thấm đầy!

Mai Xuân Thanh
***
Bài Họa: Chiều Xuân


(Thương nhớ về Quang Tuấn)

Chiều xuân lặng lẽ giấc vùi say
Tỉnh rượu, nhá nhem thoáng một ngày
Loang loáng lưng trời đôi cánh trắng
Buồn tênh đất khách tháng năm dài
Thả hồn lảng đảng cùng sương khói
Ngước mắt mơ màng với gió mây
Cỡi hạc người đi, heo hút núi
Lầu trơ quạnh quẽ nhớ thương đầy

Mailoc
Cali 5-9-16
***
Bài Cảm Tác: Vườn Xưa

(Từ bài Chiều Lữ Thứ -Tưởng nhớ thầy Quang Tuấn!)

Non bồng một cõi người vui say
Tự tại an nhiên những tháng ngày
Quyến luyến hoài thương lòng tiếc nhớ
Gieo vần xướng họa nối thơ dài
Thầy đi mắt lệ màn mưa bụi
Cỡi hạc về trời với khói mây
Sớm hưởng Thánh Nhan miền vĩnh phúc
Vườn xưa Thơ Thẩn mãi đong đầy\


Kim Oanh

Tâm Sự Của Người Sản Xuất Hương Trầm

Tôi biết rằng, nếu tiếp tục cho sử dụng loại hóa chất đó để sản xuất hương thì tôi sẽ thu hồi vốn rất nhanh, lợi nhuận thu về nhiều nhưng lương tâm của tôi không cho phép. Các anh thử tưởng tượng người tiêu dùng khi hít phải khói của loại hương đó thì hậu quả lâu dài sẽ tai hại như thế nào. Hơn nữa, việc làm hương là để phục vụ việc tâm linh, không nên làm những việc thất đức như thế, mình cố tình làm thì không sớm hay muộn cũng nhận lấy quả báo thôi...”.

Từ trước đến nay, nén hương thơm thắp lên bàn thờ tổ tiên, ông bà trong mỗi dịp lễ Tết, giỗ chạp đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt Nam. Khi nén hương được thắp lên, người ta cảm nhận được sự giao hòa âm dương giữa người còn sống và người cõi âm. Và, người ta sẽ cảm thấy vui hơn, mãn nguyện hơn nếu sau khi thắp xong, nén hương cuộn lại trên bát hương mà không rụng tàn xuống. Nhưng ít ai biết rằng, để nén hương cháy “đẹp” được như thế, những người sản xuất hương trầm đã phải sử dụng một số loại hóa chất cực độc của Trung Quốc trôi nổi trên thị trường để trộn vào nguyên liệu sản xuất.

Hương trầm có chất phụ gia cực độc

Theo lời giới thiệu của một người bạn, chúng tôi tìm về Trung tâm dạy nghề Diễm Phát của anh Phạm Văn Tám ở xóm Tân Phúc, xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Ở trung tâm này, anh đang tổ chức dạy nghề mộc và nghề làm hương thơm gia truyền cho những người tàn tật ở trong vùng và các xã phụ cận.

Lý do chúng tôi đến gặp anh Tám không phải để tìm hiểu về công tác dạy nghề của anh mà là để được anh chỉ cho tận mắt thấy công nghệ làm hương thơm chất lượng cao bằng chất độc, mà như anh nói, đó là điều không thể chấp nhận được với một người làm nghề chân chính. Anh kể: Sau một lần bị tai nạn, anh bị liệt hai chân và phải di chuyển đi lại bằng xe lăn. Vốn bản tính chịu khó nên anh cũng mày mò nhiều nghề để sinh sống nhưng không thành công. Một lần, anh tình cờ gặp một ông cụ người Thanh Hóa, biết hoàn cảnh của anh nên ông đã truyền cho anh bí quyết làm hương trầm gia truyền. Được truyền nghề, anh về mở xưởng dạy lại cho những người khuyết tật tại địa phương, vay mượn vốn đầu tư máy móc sản xuất, với hy vọng sẽ giúp bản thân và những người cùng cảnh ngộ vượt lên số phận, tự nuôi sống mình.

Lõi que hương chưa tẩm (trái) và đã tẩm hóa chất (phải).

Mẻ hương đầu tiên đưa ra thị trường đã không được người tiêu dùng chấp nhận, bạn hàng yêu cầu anh phải sản xuất được loại hương “đậu tàn, trắng tàn”, có nghĩa là nén hương sau khi đốt, tàn không teo, không rụng mà phải quăn lại, màu tàn phải trắng như các sản phẩm cùng loại trên thị trường thì mới được khách hàng chấp nhận và mới tiêu thụ được...
Không nản chí, anh mày mò đi khắp nơi để tìm hiểu, học cách làm loại hương đó. Cuối cùng, có người chỉ cho anh mua một loại hóa chất không nhãn mác, không rõ xuất xứ mà chỉ biết là do các đầu nậu nhập về từ Trung Quốc. Khi pha trộn loại hóa chất đó vào nguyên liệu thì sẽ cho ra sản phẩm như yêu cầu của khách hàng là hương sau khi đốt sẽ quăn và có màu trắng mịn.

Tưởng rằng đã học được bí quyết, anh vui mừng trở về tiếp tục sản xuất. Nhưng không ngờ khi pha hóa chất này để ngâm que thì có một mùi hắc xộc vào mũi rất khó chịu, anh đã bị choáng, nôn mửa và ốm mất mấy ngày vì lỡ hít phải dung dịch đó. Những người thợ đứng máy se hương khi tiếp xúc với que nhúng hóa chất mặc dù đã sấy khô, đeo khẩu trang, bảo hộ đầy đủ nhưng da tay vẫn bị bong tróc, mủn từng lớp, da bị nổi mẩn từng đám, miệng khô, phồng rộp và mất hoàn toàn vị giác. Biết mình đã mua phải loại hóa chất cực độc, anh đã cho dừng và tiêu hủy toàn bộ số hàng đã sản xuất.

Để chứng minh, anh đã cho chúng tôi xem hai loại que làm lõi hương, một loại đã nhúng hóa chất và một loại chưa nhúng. Nếu loại chưa nhúng có màu sắc của tre tự nhiên thì loại đã nhúng có màu hồng nhạt, có một lớp như keo bao phủ. Khi đốt lên, que đã nhúng khó cháy và lửa có màu xanh nhạt, đốt đến đâu que cuộn lại đến đó. Lõi hương chưa nhúng hóa chất thì đốt rất dễ dàng, cháy đến đâu tàn rụng đến đó.

Quan sát loại dung dịch mà anh đưa ra, chúng tôi thấy đó là một chất lỏng dạng keo, nặng hơn nước nhiều lần, không màu, không mùi. Khi đổ vào nước thì bốc mùi rất khó chịu, đổ xuống sàn xi măng thì bốc khói, sủi bọt như a xít.

Cái tâm của người làm nghề

Anh Tám cho biết, nếu là hương trầm làm theo kiểu truyền thống thì hoàn toàn sử dụng nguyên liệu có trong tự nhiên như: Gió trầm, Quế, Thảo quả, bột cây Ngâu, cây Mía… chứ không hề được pha trộn bất kỳ một loại hóa chất nào. Loại hương này khi đốt sẽ không đậu tàn, hương cháy đến đâu rụng tàn đến đấy, hương thơm dịu nhẹ tự nhiên, không độc hại. Anh tâm sự: “Tôi biết rằng, nếu tiếp tục cho sử dụng loại hóa chất đó để sản xuất hương thì tôi sẽ thu hồi vốn rất nhanh, lợi nhuận thu về nhiều nhưng lương tâm của tôi không cho phép. Các anh thử tưởng tượng người tiêu dùng khi hít phải khói của loại hương đó thì hậu quả lâu dài sẽ tai hại như thế nào. Hơn nữa, việc làm hương là để phục vụ việc tâm linh, không nên làm những việc thất đức như thế, mình cố tình làm thì không sớm hay muộn cũng nhận lấy quả báo thôi...”.

Anh Phạm Văn Tám trên xe lăn.

Khi được hỏi, tại sao anh lại cung cấp thông tin này, anh cười hiền và nói: Tôi muốn nhắn gửi những người Việt Nam chúng ta, khi sản xuất, kinh doanh thì đừng vì cái lợi trước mắt mà bất chấp hậu quả, sử dụng tràn lan hóa chất độc hại không có nhãn mác, không có nguồn gốc, xuất xứ để làm hại đồng bào mình. Kinh doanh thì phải có tâm, có đức, có tính cộng đồng thì mới bền vững được, mới tránh được.

Tiểu Thu sưu tầm

Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2016

Dỗ


Tôi dỗ bóng tối
ngủ
trong bất trắc của đêm
và dỗ cơn đau
dịu
trong tung hoành của ngực.

Tôi dỗ tình yêu
em
nuột nà mùi hương quế
và dỗ hạnh phúc
trượt
trên đường ray sân tim.

Tôi không dỗ được mùa cây
âm thầm
trút lá
và không dỗ được tiếng chim
ai oán
bỏ bầy.

Cám ơn phiến lá
mọn
tự thân thế úa vàng
rụng đầu về nguồn cội
cho lộc nẩy mầm xanh.

Cám ơn tiếng chim
kêu
đau đớn khi lìa tổ
ai hiểu được quê hương
bằng loài chim bỏ xứ.

Cám ơn em
dòng chảy
bốn mươi năm bạc lòng
bốn mươi năm bờ bãi
ngậm sầu từng nhánh sông.

Phạm Hồng Ân
(Escondido, 16/02/2014)

Hoạt Cảnh Nhạc "Bóng Thời Gian"-Sáng Tác & Hòa Âm: Nguyễn Hà


Sáng Tác & Hòa Âm: Nguyễn Hà
Vọng Cổ" Uyên Phương Minh Nguyệt và Lena Ngọc Nguyễn
Trình Bày: Nguyễn Hà, UPMN, Lena Nguyễn
MC: Lena Ngọc Nguyễn


Hạ Về



Bây giờ hạ đã sang mùa
Phượng hồng xòe đỏ cơn mưa mới về
Tôi đi tìm lại tiếng ve
Rơi trên góc phố trưa hè năm nao

Tôi đi tìm những cồn cào
Nhớ thương khép mở lối vào trường yêu
Áo em bay trắng đỉnh chiều
Tình tôi bụi đỏ bám theo từng ngày

Thế rồi chưa kịp nắm tay
Đã xa một cuộc tình say lụi tàn
Câu thơ chưa kịp bẽ bàng
Thì em đã bước sang ngang mất rồi

Bây giờ ngồi nhớ xa xôi
Trái tim muốn vỡ qua thời học sinh
Chỉ là mấy sợi tóc tình
Một đời em đã cột mình vào trong

Trầm Vân

Nhìn Ảnh Đề Thơ - Tình Hoa

                                   
Xướng: Nhìn Ảnh Đề Thơ        Họa: Nhìn Ảnh Đề Thơ    

Ôi … phải chăng là lá!                Nếu em là chiếc lá
Phác nét mi là lạ                         Lạc đến rừng xa lạ
Đặt nét mắt trầm tư                     Cỏ cây vui đón chào                
Gửi cái nhìn tao nhã!                  Ơi nét kiều trang nhã

Ôi … phải chăng là bướm!          Ta ước bướm là mình
Đôi cánh mũi xinh xinh                Vờn quanh quẩn đoá xinh
Phập phồng hơi thở chớm            Đang lạc bước thẩn thơ
Những thoáng gợn hữu tình!        Chìm đắm trong dáng tình

Ôi … phải chăng là hoa!              Em phải chúa loài hoa
Màu đỏ thắm ngọc ngà                 Mới ngắm đã say ngà
Nét môi mềm ngọt lịm                   Xin chớ là hư ảo
Cho da thịt tan ra!                        Khiến mộng phải rời ra

Ôi … phải chăng tất cả!               Ta không còn chi cả
Những dòng đời nghiệt ngã          Cuộc tình giờ hai ngã
Rơi xuống thành lá hoa                Chỉ muốn giấc mơ hoang
Hóa thân làn tóc xõa!                   Cho tơ lòng buông xoã. 

Nguyễn Đắc Thắng                     
Quên Đi
                         ***
Họa:Tình Hoa

Hoa ẩn mình phiến lá
Len lén nhìn khách lạ
Đang lạc bước thẩn thơ
Vào vườn trăng thanh nhã

Cùng mơ tưởng bóng hình
Xây dựng mái nhà xinh
Lung linh hạnh phúc chớm
Yêu trộm khách đa tình

Một thời đượm nét hoa
Xin nâng niu ngọc ngà
Bốn mùa trung trinh đợi
Lòng khách sớm nhận ra?

Với khối tình cao cả
Mong ai đừng nghiêng ngã
Sang vườn khác tìm vui
Ngậm ngùi hoa trắng xõa

Kim Oanh

Thứ Năm, 12 tháng 5, 2016

Chúc Mừng Hôn Lễ Con Trai Anh Chị Nhược Thu



CHÚC MỪNG HÔN LỄ

Nhận được hồng thiệp
của anh chị Nhược Thu báo tin Lễ Thành Hôn cho con trai :

Tạ Đình Ngự Thức
đẹp duyên cùng Bùi Thị Duyên


Hôn lễ được cử hành
vào lúc 02 :00 pm Ngày Thứ Bảy 07 Tháng 5 năm 2016
tại Thánh Đường Thánh Linh /Holy Spirit / Fountain Valley California
Tiệc cưới sẽ được tổ chức vào 6:00 pm Ngày Thứ Bảy 07 Tháng 5 2016
tại Royal Restaurant, Westminster CA 92683

Xin chung vui & chúc mừng cùng hai họ Tạ & Bùi
Mến chúc tân lang tân giai nhân trọn đời hạnh phúc.

Lưu Anh Tuấn , Trần Việt Hải, Hồng Vũ Lan Nhi,
Lưu Quỳnh Hương, Băng Tâm, Ngọc Quyên, Quách Như Nguyệt, Kim Oanh
Trần Huy Sao, Phạm Hồng Ân, Phan Anh Dũng,Vũ Hữu Trường, Sông Cửu
Dương Viết Điền, Nguyễn Ngọc Tuấn, Khiếu Như Long

Một vài hình ảnh bằng hữu trong
Tiệc cưới con trai anh Nhược Thu May 7th 2016 
at Royal Restaurant Westminster














Khiếu Long

Long Hồ Vĩnh Long Mừng Hôn Lễ Con Tran Anh Chị Nhược Thu


Thu Về



Lá vàng rơi dụng trước sân nhà
Lại thoảng hơi may lành lạnh da
Rả rích mưa dầm Ngâu đã tới
Rộn ràng hối hả Chức đang qua
Tầu tiêu thánh thót rơi từng giọt
Chậu cúc bên thềm mới trổ hoa
Tránh lạnh én vê nam cực ẩn
Trăng Thu mới nửa bức mành ta

Thái Hanh Viên Ngoại

Mùa Thu


Ngòi bút thi nhân sáng tác Thu
Vẽ nên bức họa cảnh âm u
Tả tình mơ mộng vô vàn ý
Tức cảnh mênh mông vạn cổ ru!
Cảm động bâng khuâng chiều nắng nhạt
Si tình lấp ló sớm trăng lu
Thơ hay tình tự lòng lưu luyến
Nét họa sương rơi... tỏa mịt mù!

Mai Xuân Thanh
Ngày 31 tháng 08 năm 2015

Xa Xứ


Em nơi nào, trời có mù sương? 
Cho tôi về thăm lại Tây nguyên 
Những đồi những núi mù sương ấy 
Trắng theo từng cây số nhớ nhung 

Trần Hoài Thư


Cách Làm Bún

Nguyên liệu

350g bột gạo
50g bột năng
435ml nước
1/3 muỗng cà-phê muối
1 muỗng cà-phê dầu ăn.

Cách làm


Làm bún tươi tại nhà
Bột gạo cho vào âu cùng muối. Sau đó đổ nước vào hòa tan, lấy màng thực phẩm bọc miệng âu bột để như thế 2 tiếng cho bột nghỉ.


Cho bột vào chảo/nồi cùng với dầu ăn bắt lên bếp khuấy với lửa thấp. Cứ khuấy hoài cho đến khi bột quyện thành 1 khối không dính chảo thì tắt bếp.


Lúc này bột đang còn nóng bạn cho hết bột năng vào, mang bao tay nhồi 10 phút cho bột dẻo mịn.


Nấu sẵn 1 nồi nước sôi với chút dầu ăn. Cho ít bột vào khuôn ép bún nhấn mạnh cho bún chảy vào nồi nước sôi. ta luộc bún với lửa vừa cho đến khi bún trong là bún đã chín.


Đổ bún ra rổ xả qua vòi nước lạnh, cho bún sạch hơn. Để ráo.


Chúc các bạn thành công với hướng dẫn làm bún tươi tại nhà trên đây.

Lê Quan Vinh sưu tầm

Ngày Xưa Hoàng Thi...

Bài thơ Ngày Xưa Hoàng Thị của nhà thơ Phạm Thiên Thư, được chấp cánh khi nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc, chợt nổi tiếng và được yêu mến của nhiều người nhất là giới trẻ trong thời gian đất nước còn chiến tranh. Tình yêu của thời đi học nó đẹp và thi vị vô cùng, đó cũng là nỗi niềm của những ai đã có một tình yêu như thế. Bài hát là một hoài niệm đẹp của một thời đã qua. . .


Thơ: Phạm Thiên Thư
Phổ Nhạc: Phạm Duy
Ca Sĩ: Thái Thanh
Thực Hiện: Nguyễn Thế Bình


Thứ Tư, 11 tháng 5, 2016

Thơ Tranh: Uống Rượu Giải Buồn



Thơ: Cao Linh Tử
Thơ Tranh: Kim Oanh

Tình Hoa Phượng



Xin còn giữ lại cho nhau
Chút tình hoa phượng úa màu thời gian
Ngàn mai lạc dấu địa đàng
Vẫn trinh nguyên mộng vương làn gió bay
Cho nhau nhẹ bước đường dài
Áo xưa còn ấm bờ vai đi về

Du Tử Huỳnh
25/04/2016

Máu Vẫn Về Tim



Cho dù em bỏ tôi đi
Nghìn năm gió vẫn thầm thì với mây
Trăng lên, trăng khuyết lại đầy
Yêu em, tôi vẫn tháng ngày yêu em

Làm sao chối bỏ con tim
Một khi hơi thở đã tìm về nhau
Cám ơn em đã cho vay
Tấm lòng thảo mộc thành cây đại ngàn

Một mai cốt rũ xương tàn
Lệ tôi vẫn ủ nuôi hàng cây xanh
Để khi lá có lìa cành
Bay vào cổ tích bay quanh linh hồn

Tình nào thệ ước trăm năm?
Tình nào gió thổi trên cồn cát phơi?
Dù mai vật đổi sao dời
Máu tôi vẫn chảy muôn đời về tim

Tuyền Linh
Nguyễn Văn Thơ

Gom Góp Từ Ngữ Của Miền Nam Và Saigon Xưa

Nhằm để ghi nhớ lại những từ mà ngày xưa người Saigon/Miền Nam hay dùng như: Mèn ơi, Nghen, Hén, Hen, Tà Tà, Thềm ba, Cà rịch cà tang, tàn tàn,…., và những câu thường dùng như : Kêu gì như kêu đò Thủ Thiêm, làm nư, cứng đầu cứng cổ, tháng mười mưa thúi đất, cái thằng trời đánh thánh đâm…v…v…
Xin nhờ mấy Anh Chị comment những từ nào còn nhớ để Trường góp nhặt ngỏ hầu lưu lại những tiếng gọi, câu nói thân thương của người Saigon và miền Nam trước đây, e rằng một ngày nào đó nó sẽ mai một…


Giọng nói, sự pha trộn của ngôn ngữ miền Bắc di cư vào những năm 1950 hòa cùng ngôn ngữ Saigon, miền Tây đã tạo nên thêm một phong cách, giai điệu mới … và bài “Này cô em Bắc Kỳ nho nhỏ“, hình ảnh cô gái chạy xe chậm rãi tỏ ra bất cần mấy anh chàng theo sau năn nỉ làm quen không biết đã bao nhiêu lần làm bâng khuâng xao xuyến lòng người nghe. Nhất là cái giọng người Bắc khi vào Nam đã thay đổi nó nhẹ nhàng, ngang ngang như giọng miền Nam thì tiếng lóng miền Nam càng phát triển. Dễ nghe thấy, người Bắc nhập cư nói từ “Xạo ke” dễ hơn là nói “Ba xạo”, chính điều dó đã làm tăng thêm một số từ mới phù hợp với chất giọng hơn. Chất giọng đó rất dễ nhận diện qua những MC như Nam Lộc, Nguyễn Ngọc Ngạn mà các Anh Chị đã từng nghe trên các Video chương trình Ca nhạc, kể chuyện, ….

Đặc biệt trong dịch thuật, nếu không am hiểu văn nói của Saigon miền Nam nếu dùng google dịch thì “qua biểu hổng qua qua qua đây cũng dzậy” (câu gốc: Hôm qua qua nói qua qua mà qua hỏng qua, hôm nay qua nói qua hỏng qua mà qua qua) nó dịch ra như vầy “through through through through this gaping expression too” Ông Tây đọc hiểu được ý thì chịu chết… Hay như câu “giỏi dữ hôn” thì google dịch cũng ngất ngư con lạc đà…

Trong văn nói, người Miền Nam hay dùng điệp từ cùng nguyên âm, hay phụ âm, hoặc dùng hình tượng một con vật đễ tăng cấp độ nhấn mạnh: như bá láp bá xàm, cà chớn cà cháo, sai bét bèng beng (từ bèng beng không có nghĩa),… sai đứt đuôi con nòng nọc,… chắc là phải cả pho sách mới ghi lại hết….Phong cách sử dụng từ như vậy Trường mong sẽ có một dịp nào đó viết một bài về nó. Hà! ai người miền Nam thì cũng hiểu câu này: “thôi tao chạy trước tụi bây ở lại chơi vui hén” , ở đây chạy cũng có nghĩa là đi về, chứ không phải là động từ “chạy = to run” như tiếng Anh

Hay và lạ hơn, cách dùng những tựa hay lời bài hát để thành một câu nói thông dụng có lẽ phong cách này trên thế giới cũng là một dạng hiếm, riêng Miền Nam thì nhiều vô kể ví dụ : Khi nghe ai nói chuyện lập đi lập lại mà không chán thì người nghe ca một đoạn: ” Nhắc chi chuyện cũ thêm đau lòng lắm người ơi!”, hoặc khi sắp chia tay thì lại hỏi : “Đêm nay ai đưa em về !” người ngoại quốc ai không biết cứ tưởng là người đó đang ca chứ hổng phải đang hỏi mình, như khi nghe ai nói chuyên mà chuyện này ai cũng biết rồi thì lại nói: “Xưa rồi diễm….” với cái giọng mà âm “…i…ễ…m…” kéo dài tha thướt.

Tuy nhiên, do những từ này được trình bày bằng chữ nghĩa nên cách xài nhấn âm, lên giọng của người Miền Nam không thể biểu lộ hết cái hay của nó, ví dụ như riêng câu: “thằng cha mầy, làm gì mà mồ hôi đổ ướt hết áo dậy?” cụm từ “thằng cha mầy” kéo dài hơi lại có nghĩa là gọi yêu thương chứ không phải la mắng, tương tự khi mấy cô gái nguýt (nói): ” Xí! Hổng chịu đâu”,”Xí! Cha già dịch nè !”, ” Sức mấy!, “Ông nói gì tui ưa hổng nổi nha!”, “Cha già khó ưa! ” với cách nhấn giọng thì nghe rất dễ thương và dịu dàng nhưng khó gần lắm à nghen, nhưng đến khi nghe câu ” tui nói lần cuối, tui hổng giỡn chơi với Ông nữa đâu đó nghen! ” thì coi chừng … liệu hồn đó.

Thật ra không phải người Saigon ai cũng xài hết mấy từ này, chỉ có người bình-dân mới dám xài từ như Mả cha, Tổ mẹ để kèm theo câu nói mà thôi. Dân nhà trí thức ít ai được Ba Má cho nói, nói ra là vả miệng không kịp ngáp luôn, giáo dục ngày xưa trong gia đình rất là khó, nhất là mấy người làm bên nghề giáo dạy con càng khó dữ nữa. Ra đường nghe mấy đứa con nít nói “DM” thậm chí còn không hiểu nó nói gì, về nhà hỏi lại chữ đó là gì, chưa gì đã bị cấm tiệt không được bắt chước, lúc đó chỉ nghe Ba Má trả lời: “Đó là nói bậy không được bắt chước đó nghen!”. Chưa kể tới chuyện người lớn đang ngồi nói chuyện mà chạy vô xầm xập hỏi thì cũng bị la rầy liền : “Chổ người lớn nói chuyện không được chen vô nhớ chưa?”. Đến năm 1980 thì giáo dục cũng khác hẳn ngôn ngữ bắt đầu đảo lộn ở cấp tiểu học… tiếng Saigon dần dần bị thay đổi, đến nay trên các chương trình Game Show chỉ còn nghe giọng miền Nam với câu nói: “Mời anh trả lời ạ” “các bạn có thấy đúng không ạ”, ạ… ạ …ạ… cái gì cũng ạ….làm tui thấy lạ. Thêm nữa, bây giờ mà xem phim Việt Nam thì hình như không còn dùng những từ ngữ này, khi kịch bản phim, hay tiểu thuyết đặt bối cảnh vào thời điểm xưa mà dùng ngôn ngữ hiện đại lồng vào, coi phim nghe thấy nó lạ lạ làm sao đâu á…

Tò te tí te chút, mong rằng các Anh Chị khi đọc những từ này sẽ hồi tưởng lại âm hưởng của Saigon một trời thương nhớ!

Chân thành cám ơn những đóng góp của các Anh Chị,

Trân trọng,
Nguyễn Cao Trường




*nội dung diễn giải từ ngữ đã được chỉnh sửa lần 4


A-ma-tưa(ơ) = hổng chuyên nghiệp (gốc Pháp Amateur)
À nha = thường đi cuối câu mệnh lệnh dặn dò, ngăn cấm (không chơi nữa à nha)
Áng chừng, đâu chừng, hổng chừng, dễ chừng = dự đoán (từ đây qua kia áng chừng 500 thước – Đâu chừng thằng Sáu chiều nay nó dìa tới đó bây)
Anh em cột chèo
Áo ca-rô = áo kẻ ô (bắc)
Áo thun ba lá = Áo thun ba lổ, Áo May Ô (bắc) gốc Pháp maillot
Áp-phe = trúng mánh, vô mánh (chạy áp-phe vớt cú chót kiếm tiền!) gốc tiếng Pháp affair
Áp-phê = hiệu ứng, hiệu quả (billard: để hết áp-phê bên trái chúi đầu cơ xuống kéo nhẹ là nó qua liền hà)
Ăn coi nồi, ngồi coi hướng = Ăn trông nồi, ngồi trông hướng
Ăn cộc đi con = ăn nhiều dô (Gò Công)
Ăn hàng = ăn uống, đi ăn cái gì nhẹ như chè, chứ không phải ăn cơm trưa-chiều. (Thường chỉ có con gái mới dám đi ăn hàng, hồi xưa con trai không dám đi ăn hàng vì bị chọc thì mắc cở lắm, thêm nữa, gia đình giáo dục con trai khác với con gái, thường Ông Bà Bô hay nói: “con trai phải ra con trai nghen, ai đời con trai mà ăn hàng như con gái”. Con gái mà đi ăn hàng nhiều cũng bị la rầy. (sau này mấy tay trộm cướp cũng xài từ “ăn hàng”, tức là đi giựt dọc, cướp bóc từ sau1975)
Âm binh = Cô hồn, các đảng, phá phách (mấy thằng âm binh = mấy đứa nhỏ phá phách),…
Bà chằn lửa = người dữ dằn (dữ như bà chằn)
Bá chấy, bá phát = quá xá – Ngon bá chấy bò chét chó ! Là ngon quá trời đất luôn !
Ba ke, Ba xạo = xạo – sau này (1975) có thêm chữ ba đía rồi bớt dần thành đía ( đừng có đía= đừng có nói xạo)
Ba lăm = 35 = già dê (dê 35)
Ba lơn = tính hay đùa cợt, chòng ghẹo người khác nhưng không gây hại, hoặc có chủ đích hại người
Bá Láp Bá Xàm =Tầm xàm – Bá láp
Bà tám = nhiều chuyện (thôi đi bà tám = đừng có nhiều chuyện nữa, đừng nói nữa)
Ba Tăng = Bảo kê gốc Pháp Patent
Bang ra đường = chạy ra ngoài đường lộ mà không coi xe cộ, hoặc chạy ra đường đột ngột, hoặc chạy nghênh ngang ra đường
Bành ki = bự
Banh ta lông = như hết chuyện (gốc từ cái talon của vỏ xe)
Bảnh tỏn, Sáu bảnh= đẹp ra dáng (mặt đồ vô thấy bảnh tỏn ghê nha)
Banh xà lỏn
Bạt mạng = bất cần, không nghĩ tới hậu quả (ăn chơi bạt mạng)
Băng = nhà băng, ngân hàng gốc Pháp (banque)
Bặc co tay đôi = đánh nhau tay đôi
Bắt kế: là do PƠRKAI KUDA mà ra, Pơkai = Thắng vào xe, Kuda = Con ngựa.
Bặm trợn = trông dữ tợn, dữ dằn
Bất thình lình = đột ngột, Bất tử
Bầy hầy = bê bối, ở dơ
Bẹo = chưng ra, Bệu (gốc từ cây Bẹo gắn trên ghe để bán hàng ở chợ nổi ngày xưa)
Bẹo gan = chọc cho ai nổi điên, ứa gan
Bề hội đồng = hiếp dâm tập thể
Bển = bên đó, bên ấy (tụi nó đang chờ con bên bển đó!)
Bí lù = không biết đường trả lời, không biết
Bí xị = buồn
Biết đâu nà, biết đâu nè, = biết đâu đấy
Biết sao hôn !
Biệt tung biệt tích, biệt tăm biệt tích, mất tích, mất tiêu, đâu mất = không có mặt, mất dấu
Biểu (ai biểu hổng chịu nghe tui mần chi! – lời trách nhẹ nhàng) = bảo, nhưng câu “ai biểu” thì lại có hàm ý người kia: “tự làm thì tự chịu”
Bình thủy = phích nước
Bình-dân = bình thường
Bít bùng
Bo bo xì = nghỉ chơi không quen nữa (động tác lấy tay đập đập vào miệng vừa nói của con nít)
Bỏ qua đi tám = cho qua mọi chuyện đừng quan tâm nữa (chỉ nói khi người đó nhỏ vai vế hơn mình)
Bỏ thí = bỏ
Bồ = gọi bạn thân thiết ( Ê chiều nay bồ rãnh tạt qua nhà chở tui đi luôn nghen)
Bồ đá = bị bạn gái bỏ
Bội phần, muôn phần = gấp nhiều lần
Bồn binh = Bùng binh, vòng xoay (nay)
Buồn xo, buồn hiu = rất buồn ( làm gì mà coi cái mặt buồn xo dậy? )
Buột = cột
Bữa = buổi/từ đó tới nay (ăn bữa cơm rồi về/bữa giờ đi đâu mà hổng thấy qua chơi?)
Cà chớn cà cháo = không ra gì
Cà chớn chống xâm lăng. Cù lần ra khói lửa. (một câu nói trong thời chiến)
Cà giựt = lăng xăng, lộn xộn
Cà kê dê ngỗng = dài dòng, nhiều chuyện
Cà lăm = nói lắp
Cà Na Xí Muội = chuyện không đâu vào đâu
Cà nghinh cà ngang = nghênh ngang
Cà nhõng = rãnh rỗi không việc gì để làm (đi cà nhõng tối ngày), có khi gọi là nhõng nhõng
Cà lơ phất phơ
Cà rem = kem
Cà rề, Cà rịt cà tang = chậm chạp
Cà rịch cà tàng
Cà rởn = giởn chơi cho vui, ngoài ra cũng có nghĩa như ba lơn
Cà tàng = bình thường, quê mùa,….
Cà tong cà teo = ốm, gầy yếu
Cà tưng cà tửng
Cái thằng trời đánh thánh đâm
Càm ràm = nói tùm lum không đâu vào đâu/nói nhây
Cạn tàu ráo máng; ăn cháo đá bát = vô ơn
Càng quấy = phá phách hư hỏng
Cạo đầu khô
Cảo = kéo, rít (cảo điếu thuốc gần tới đót)
Cảo Dược = làm cho thẳng
Có chi hông? = có chuyện gì không?
Coi = thử; liền vd: Nói nghe coi? Làm coi
Coi bộ ngon ăn, ngon ăn đó nghen = chuyện dễ ăn ( không liên quan tới ngon dỡ – chuyện này làm coi bộ ngon ăn đó nghen!)
Coi được hông?
Còn ai trồng khoai đất này = chính là tôi, “tôi đây chớ ai”
Còn khuya = còn lâu ( uh! mày ngon nhào vô kiếm ăn, còn khuya tao mới sợ mày!)
Con ở = người ở, (nay Oshin từ tựa đề bộ phim của Nhật)
Cô hồn, các đảng
Công tử bột = nhìn có dáng vẻ thư sinh yếu đuối
Cù lần, cù lần lữa = từ gốc từ con cù lần chậm chạp, lề mề, chỉ người quá chậm lụt trong ứng đối với chung quanh … (thằng này cù lần quá!)
Cua gái = tán gái
Cụng = chạm
Cuốc = chạy xe (tui mới làm một cuốc từ Hocmon dzia Saigon cũng được trăm hai bỏ túi!)
Cưng = cách gọi trìu mến (“Cưng” dân Trảng bàng nè! Trên cưng ” dẫn ” ” sài ” ” dậy ” hà.. .)
Cứng đầu cứng cổ
Chả = Cha đó
Chà bá , tổ chảng, chà bá lữa = to lớn, bự
Cha chả = gần như từ cảm thán “trời ơi! ” (Cha chả! hổm rày đi đâu biệt tích dzậy ông?)
Chàng hãng chê hê = banh chân ra ngồi ( Con gái con đứa gì mà ngồi chàng hãng chê hê hà, khép chưn lại cái coi!)
Cháy túi = hết tiền
Chạy, Dọt, Chẩu = đôi khi cũng có nghĩa là đi về (thôi tụi bây ở chơi tao chạy (dọt) trước à!) Chẩu: 走 nguyên gốc âm lấy từ tiếng Quảng Đông
Chạy te te = chạy một nước – Con nhỏ vừa nghe Bà Hai kêu ra coi mắt thì nó xách đích chạy te te ra đằng sau trốn mất tiêu rồi
Chạy tẹt ga, đạp hết ga= kéo hết ga, hết sức – cũng có nghĩa là chơi thoải mái – “mày cứ chơi “tẹt ga” (mát trời ông địa) đi, đừng có sợ gì hết, có gì tao lo” (ga = tay ga của xe)
Chạy u đi
Chạy vắt giò lên cổ, Chạy sút quần, Chạy đứng tóc = chại không kịp thở
Chằn ăn trăn quấn = dữ dằn
Chăm bẳm = tập trung (dòm cái gì mà dòm chi chăm bẳm vậy?)
Chậm lụt = chậm chạp, khờ
Chận họng = không cho người khác nói hết lời
Chém vè (dè)= trốn trốn cuộc hẹn trước
Chén = bát
Chèn đét ơi, mèn đét ơi, chèn ơi, Mèn ơi = ngạc nhiên
Chèo queo = một mình (làm gì buồn nằm chèo queo một mình dậy? )
Chết cha mày chưa! có chiện gì dậy? = một cách hỏi thăm xem ai đó có bị chuyện gì làm rắc rối không
Chì = giỏi (anh ấy học “chì” lắm đó).
Chiên = rán
Chình ình, chần dần = ngay trước mặt ( Nghe tiếng gọi thằng Tư quay đầu qua thì đã thấy tui chình ình trước mặt)
Chịu = thích, ưa, đồng ý ( Hổng chịu đâu nha, nè! chịu thằng đó không tao gả luôn)
Chỏ mũi, chỏ mỏ= xía, xen vào chuyện người khác
Chói lọi = chói sáng
Chỏng mông = mệt bở hơi tai (làm chỏng mông luôn đây nè)
Chỗ làm, Sở làm = hãng xưỡng, cơ quan công tác
Chột dạ = nghe ai nói trúng cái gì mình muốn dấu
Chơi chỏi = chơi trội, chơi qua mặt
Chùm hum = ngồi bó gối hoặc ngồi lâu một chỗ không nhúc nhích, không quan tâm đến ai (có gì buồn hay sao mà ngồi chùm hum một chỗ dậy? )
Chưn = chân
Chưng hững = ngạc nhiên
Chưng ra = trưng bày
Dạ, Ừa (ừa/ừ chỉ dùng khi nói với người ngang hàng) = Vâng, Ạ
Dạo này = thường/nhiều ngày trước đây đến nay (Dạo này hay đi trễ lắm nghen! /thường)
Dấm da dấm dẵng
Dân chơi cầu ba cẳng = dân giang hồ – cũng có nghĩa khác là chịu chơi nữa (nhìn mày giống dân chơi cầu ba cẳng quá)
Dây, không có dây dzô nó nghe chưa = không được dính dáng đến người đó
Dè chừng = coi chừng (Tui lỡ nói lớn chút ai dè nó nghe được, chứ thiệt tình tui đâu có muốn)
Dễ tào = dễ sợ
Dì ghẻ = mẹ kế
Dị hợm = quái dị, không giống ai –
Dĩa = Đĩa
Diễn hành, Diễn Binh= diễu hành, diễu binh (chữ diễu bây giờ dùng không chính xác, thật ra là “diễn” mới đúng)
Diễu dỡ =????
Dọt lẹ
Dô diên (vô duyên) = không có duyên (Người đâu mà vô diên thúi vậy đó hà – chữ “thúi’ chỉ để tăng mức độ chứ không có nghĩa là hôi thúi)
Dù = Ô
Du ngoạn = tham quan
Dục (vụt) đi = vất bỏ đi (giọng miền nam đọc Vụt = Dục âm cờ ít đọc thành âm tờ, giống như chữ “buồn” giọng miền nam đọc thành “buồng”)
Dùng dằng = ương bướng
Dữ đa, Dữ hôn và …dữ …hôn…= rất ( giỏi dữ hén cũng có nghĩa là khen tặng nhưng cũng có nghĩa là đang răn đe trách móc nhẹ nhàng tùy theo ngữ cảnh và cách diễn đạt của người nói ví dụ: “Dữ hôn! lâu quá mới chịu ghé qua nhà tui nhen”, nhưng “mày muốn làm dữ phải hôn” thì lại có ý răn đe nặng hơn ) Dữ đa thường dùng cuối câu ” cái này coi bộ khó kiếm dữ đa”
Dzìa, dề = về (thôi dzìa nghen- câu này cũng có thể là câu hỏi hoặc câu chào tùy ngữ điệu lên xuống người nói)
Dừa dừa (vừa) thôi nhen = đừng làm quá
Đá cá lăn dưa = lưu manh
Đa đi hia = đi chỗ khác.
Đã nha! = Sướng nha!
Đài phát thanh = đài tiếng nói
Đánh dây thép = gữi điện tín
Đàng = đường (Đi một đàng học một sàn khôn)
Đánh đàn đánh đọ = Đánh đàn (học thì lo học không “đánh đàn đánh đọ” nhe hông) một cách để chê việc đánh đàn bằng cách ghép thêm hai từ láy đánh đọ phía sau.
Đánh tù xầm, Quảnh tù xì = oẳn tù tì (trò chơi bằng tay ra kéo, búa, bao) gốc từ tiếng Anh: one two three
Đâm ra = thành ra
Đào hát = nữ diễn viên cải lương, Tài tử cải lương = nam
Đặng = được (Qua tính vậy em coi có đặng hông?)
Đầu đường xó chợ
Đen như chà dà (và) = đen thui, đen thùi lùi = rất là đen
Đẹp trai con bà Hai = đẹp
Đế = chen thêm (đang nói nó đế vô một câu chận họng làm tui câm luôn)
Đêm nay ai đưa em dìa = hôm nay về làm sao, khi nào mới về (một cách hỏi) – từ bài hát Đêm nay ai đưa em về của NA9
Đi bang bang = đi nghênh ngang
Đi bụi
Đi cầu = đi đại tiện, đi nhà xí
Đi mần = đi làm
Đồ bỏ đi = đồ hết xài (người gì xài hổng dô, đúng là đồ bỏ đi mà)
Đồ già dịch = chê người mất nết tùy ngữ cảnh và cách nhấn âm, kéo dài thì sẽ có hàm ý khác
Đồ mắc dịch = xấu nết tuy nhiên, đối với câu Mắc dịch hông nè! có khi lại là câu nguýt – khi bị ai đó chòng ghẹo
Đờn = đàn
Đùm xe = Mai-ơ
Đực rựa = đàn ông, con trai
Đừng có mơ, đừng có hòng
Được hem (hôn/hơm) ? = được không ? chữ hông đọc trại thành hôn, hem hoặc hơm
Gác dan = bảo vệ, người gác cổng (gốc Pháp: Guardian)
Gần xịt = thiệt là gần
Ghẹo, chòng ghẹo = chọc quê
Ghét = tùy cách nhấn giọng và kéo dài thì …. ghét chưa chắc đã ghét mà chỉ là câu nói thể hiện thương, hay chấp nhận nữa hổng chừng. Ngó nó mà thấy ghét ghê ê ê ê.! (ghét thương) chớ hồng phải NHÌN ( giọng Bắc) thấy ghét. Dòm cái bản mặt nó mà phát ghét ( ghét thiệt)
Ghê = rất – hay ghê há tùy theo ngữ cảnh và âm điệu thì nó mang ý nghĩa là khen hoặc chê
Ghệ linh= em đẹp
Gớm ghiết = nhìn thấy ghê, không thích
Già dịch = Già dê
Già háp = già khằn, già cú đế
Giục giặc, hục hặc = đang gây gổ, không thèm nói chuyện với nhau (hai đứa nó đang hục hặc! )
Ghi-đông, Bọt-ba-ga
Hãng, Sở = công ty, xí nghiệp
Hay như = hoặc là
Hầm = nóng (trời hầm quá ngồi không mà người nó đổ mồ hôi ướt nhẹp)
Hầm bà lằng (gốc tiếng Quảng Đông);
Hậu đậu = làm việc gì cũng không tới nơi tới chốn
Héo queo = xụi lơ, bi xị
Hết = chưa, hoặc chỉ nâng cao mức độ nhấn mạnh (chưa làm gì hết)
Hết trơn hết trọi = chẳng, không – “Hết Trọi” thường đi kèm thêm cuối câu để diễn tả mức độ (Ở nhà mà hổng dọn dẹp phụ tui gì hết trơn (hết trọi) á! )
Hôi mợi= thôi mày ơi
Hồi nảo hồi nào = xưa ơi là xưa
Hồi nẳm = lâu lắm rồi không nhớ ngày tháng
hổm bữa = hôm trước
Hổm rày, mấy rày = từ mấy ngày nay
Hổng có chi! = không sao đâu
Hổng chịu đâu
Hổng thích à nhen!
Hổng xi nhê = không ăn thua, không có ý nghĩa gì hết , (Kiếm nhiêu đây tiền đâu có xi nhê gì) gốc pháp: Signifier
Hột = hạt (hột đậu đen, đỏ) miền nam ghép cả Trứng hột vịt thay vì chỉ nói Trứng vịt như người đàng ngoài
Hờm = chờ sẵn ( tui hờm sẵn rồi chỉ chờ thằng kia nó chạy ra là tui cho nó một đá cho nó lăn cù mèo luôn)
Hợp gu = cùng sở thích
Hớt hơ hớt hãi = hấp tấp và sợ hãi ( nó hớt hơ hớt hãi chạy vào báo tin …. )
Hú hồn hú vía
Kẻo = coi chừng (Trời ui ui! giờ không đi sớm kẻo trời nó mưa là ướt chèm nhẹp luôn đó nhe)
Kể cho nghe nè! = nói cho nghe
Kêu gì như kêu đò thủ thiêm = kêu lớn tiếng, kêu um trời,….
Kêu giựt ngược = kêu gấp bắt buột người khác phải làm theo ý mình (kêu cái gì mà kêu như giựt ngược người ta hà!)
Kinh thiên động địa
Khán thính giả (người xem kịch, cải lương, truyền hình,…) trong đó Khán (看): xem – Thính (聽): nghe, giả (者 ): người, tổng hợp lại là người nghe nhìn, giờ thì kêu ngắn gọn là khán giả: chỉ biết xem mà không nghe được, đỡ cãi
khính = ké – mặc đồ khính, đi ăn khính,…
Khỉ đột
Khỉ gió
Khỉ khô
Khó ưa = chê nhưng có lúc lại là khen. (Mặt thằng nhỏ khó ưa quá hà!)
Khoái tỉ = thích gần chết
Không thèm = không cần (làm gì dữ dạ tui đâu có thèm đâu mà bày đặt nhữ qua nhữ lại trước mặt tui? )
Lâu lắc= chậm trễ, trễ nãi hàm ý trách móc (Kêu hoài sao ko mở cửa, làm gì trong trỏng mà lâu lắc vậy?)
Lai căng = không nguyên bản
Làm (mần) cái con khỉ khô = không thèm làm
Làm (mần) dzậy coi được hông?
Làm dzậy coi có dễ ưa không? = một câu cảm thán tỏ ý không thích/thích tùy theo ngữ cảnh
Làm gì mà toành hoanh hết zậy
Làm mướn = làm thuê
Làm nư = lì lợm, Làm cho lợi gan
Làm um lên = làm lớn chuyện
Lán cón = bảnh bao (có thể do hồi xưa ra đường chải đầu tóc bóng mượt, đánh giày bóng như gương, quần áo thẳng thớm nên ra từ này)
Lanh chanh
Lạnh xương sống
Lao-cần (cách dùng từ của Ông Nguyễn Văn Vĩnh có gạch nối ở giữa)
Láo-háo = khoảng chừng ( tuổi nó láo háo cở tuổi tao chứ mấy)
Lao-tổn (cách dùng từ của Ông Nguyễn Văn Vĩnh có gạch nối ở giữa)
Lặc lìa = muốn rớt ra, rời ra nhưng vẫn còn dính với nhau chút xíu
Lặc lìa lặc lọi = ?
Lắm à nhen = nhiều, rất (thường nằm ở cuối câu vd: thương lắm à nhen)
Lăn cù mèo = lăn long lóc, té ngữa
Lắt lư con lạc đà = nghiêng qua nghiêng lại
Lầm lầm lì lì = không nói không rằng mặt nghiêm tỏ ý không thích
Lần = tìm kiếm (biết đâu mà lần = biết tìm từ chỗ nào)
Lần mò = tìm kiếm, cũng có nghĩa là làm chậm chạm (thằng tám nó lần mò cái gì trong đó dậy bây?)
Lấy le = khoe đồ
Lẹt đẹt = ở phía sau, thua kém ai ( đi lẹt đẹt! Lảm gì (làm cái gì) mà cứ lẹt đẹt hoài vậy)
Leo cây; leo cây me = thất hẹn; Xong! nãy giờ chờ thấy bà, chắc thằng Tám nó cho tụi mình leo cây rồi!
Lèo = thất hẹn – hứa lèo,
Lề mề
Lên bờ xuống ruộng
Lên hơi, lấy hơi lên = bực tức (Nghe ông nói tui muốn lên hơi (lấy hơi lên) rồi đó nha!
Liệu = tính toán (thằng Ba liệu coi đi sớm một chút kẻo bị kẹt xe thì lỡ hết chiện đó nhen!)
Liệu hồn = coi chừng
Líp-ba-ga = mút mùa Lệ Thủy, thoải mái
Lóng rày = hổm rày (thời gian gần đây)
Lô = đồ giả, đồ dỡ, đồ xấu (gốc từ chữ local do một thời đồ trong nước sản xuất bị chê vì xài không tốt)
Lộn = nhầm (nói lộn nói lại)
Lộn xộn = làm rối
Lục cá nguyệt: sáu tháng. Ví dụ: Nộp báo cáo sáu tháng một lần: Nộp báo cáo lục cá nguyệt.
Lục đục = không hòa thuận (gia đình nó lục đục quài), đôi khi lại có nghĩa khác ( Làm gì lục đục ở sau bếp hoài vậy bây?)
Lụi hụi = ???? (Lụi hụi một hồi cũng tới rồi nè!)
Lùm xùm = rối rắm,
Lung tung xà beng
Lừng mặt = quen quá không còn sợ nữa (Chơi với nó riết nó lừng mặt mình luôn nhen)
Lười chẩy thây; đại lãn; liệt = làm biếng
Má = Mẹ
Mả = Mồ
Ma lanh, Ma le gốc Pháp (Malin)
Mã tà = cảnh sát
Mari phông tên = con gái thành phố quê mùa
Mari sến = sến cải lương
Mạnh giỏi = mạnh khỏe
Mát trời ông địa, tẹt ga = thoải mái
Máy lạnh = máy điều hòa nhiệt độ
Mắc cười = buồn cười
Mắc dịch = Mất nết, không đàng hoàng, lẳng lơ, xỏ lá, bởn cợt. Nhưng cũng có nghĩa nói ngầm là đồng ý nữa, thí dụ: “Giữ đi, mắc dịch không hà trả lại tui mần chi?”
Mắc địt = dỡ ẹt; một cách chê cái gì đó dỡ
Mặt chù ụ một đống, mặt chầm dầm
Mần ăn = làm ăn
Mần chi = làm gì
Mậy = mày ( thôi nghen mậy = đừng làm nữa)
Mé = phía (nhà ổng ở xích mé bên kia kìa)
Mé = tỉa nhánh
Mè nheo = Mèo nheo
Méo xẹo, buồn hiu = thất vọng (cầm bài thi nhìn điểm xong thằng Tư mặt méo xẹo, về nhà thể nào cũng bị Ba rầy)
Mét = mách
Miệt = kèm theo để chỉ một vùng đất, địa danh Miệt Hóc Môn, Miệt dưới, Miệt vườn
Miệt, mai, báo, tứ, nóc… chò = 1, 2, 3, 4, 5…. 10.
Mình ên = một mình (đi có mình ên, làm mình ên) gốc K’mer
Mò mẫm rờ rẫm sờ sẩm (hài) = mò
Mở bum, mở ban: Mở party nhấy đầm
Mợi = mày ơi
Mồ tổ! = câu cảm thán
Một lèo, một hơi = một mạch
Muỗng = Thìa, Môi
Mút mùa lệ thủy = mất tiêu
Mút chỉ cà tha
Mừng húm
Mưa thúi đất (nam bộ)
Nam Tàu Bắc Đẩu
Nào giờ = từ trước tới nay
năn nỉ ỉ ôi
Niềng xe = vành xe
Nói nghe nè!
Nón An toàn = Mũ Bảo hiểm
Nổ banh xác = nói láo
Nổ dữ dội= quăng lựu đạn (ngày xưa có chuyện hay chọi “lụ đạn” vô chợ khủng bố dân lành)
Nổi cơn tam bành = giận dữ
Nước lên, nước xuống, nước rồng (thủy triều)
Nước phun-tên = nước thủy cục, nước máy, gốc Pháp fontaine
Ngang Tàng = bất cần đời
Nghen, hén, hen, nhen
Nghía = ngắm
Ngó = Nhìn, dòm
Ngó lơ = làm lơ, nhìn chỗ khác không để ý tới ai đó
Ngoại quốc = nước ngoài
Ngõ đường = ngã đường (ngõ ba ngõ tư)
Ngon bà cố = thiệt là ngon
Ngộ = đẹp, lạ (cái này coi ngộ hén)
Ngồi chồm hỗm = ngồi co chân ….chỉ động tác co gập hai chân lại theo tư thế ngồi … Nhưng không có ghế hay vật tựa cho mông và lưng … (Chợ chồm hổm – chợ không có sạp)
Ngủ nghê
Ngựa đực, Ngựa cái = xãnh xẹ
Người Thượng = người dân tộc miền núi
Nhá qua nhá lại
Nhà đèn = công ty điện lực
Nhà thép = bưu điện – Đánh dây thép
Nhà thuốc GÁC = nhà thuốc Tây bán 24/24
Nhan nhãn = thấy cái gì nhiều đằng trước mặt
Nhào vô kiếm ăn, ngon vô đây = thách đố ( dám chơi hông, ngon vô đây!)
Nhắc chi chuyện cũ thêm đau lòng lắm người ơi! = đừng nhắc chuyện đó nữa, biết rồi đừng kể nữa – trích lời trong bài hát Ngày đó xa rồi
Nhậu = một cách gọi khi uống rượu, bia (Nói gì thì nói giờ nhậu cái đã)
Nhí nhảnh
Nhiều chiện = nhiều chuyện
Nhìn khó ưa quá (nha)= đôi khi là chê nhưng trong nhiều tình huống lại là khen đẹp nếu thêm chữ NHA phía sau
Nhóc, đầy nhóc : nhiều
Nhột = buồn
Nhữ qua nhữ lại = đưa qua đưa lại cái gì đó trước mặt ai (tương tự “nhá qua nhá lại – nhá tới nhá lui” nhưng cấp độ mạnh hơn)
Nhựt = Nhật
Òm = dễ òm, dị òm,…
Oải chè đậu; quải chè đậu
Ông bà bô = ba má (thường những người có học vấn thì dùng từ này để nói chuyện với bạn về ba má mình)
Ông bà ông giải = Ông bà ông vãi (bắc)
Ồng Cò = cảnh sát
Ổng, Bả, Cổ, Chả = Ông, Bà, Cô, Cha ấy = ông đó ổng nói (ông ấy nói)
Pê Băm-Tám: đồ khui bia, khui nghe cái Bốp giống nổ súng P-38
Phi cơ, máy bay = tàu bay
Phờ râu = mệt
Qua bên bển, vô trong trõng, đi ra ngoải,
Quá cỡ thợ mộc…= làm quá,
Qua đây nói nghe nè! = kêu ai đó lại gần mình
Quá xá = nhiều (dạo này kẹt chiện quá xá! )
Quá xá quà xa = quá nhiều, quá đã
Quắc cần câu = nhậu say hết biết đường
Quăng lựu đạn (ngày xưa hay có chuyện quăng “lựu đạn” vô chợ khủng bố dân lành)
Quần què = (từ tục) chỉ cái quần của phụ nữ ngày có kinh nguyệt, dơ
Quấy = làm sai – dùng cho con nít thì lại khác, có ý là vừa quậy phá vừa khóc (thằng nhóc này hay khóc quấy quá!)
Quê một cục
Quê xệ
Quề trớt = huề vốn, cũng như không
Quởn = rảnh rỗi
Quới nhơn= Quý nhân =/= Cô hồn các đảng (Quới nhơn= Quý nhơn, quý nhân, người tốt đến giúp đỡ)
Ra giường (drap) = vải trãi giường (tui không tính đưa từ này vô nhưng bây giờ họ xài từ chăn, ga , gối, nệm nghe nó kỳ cục gì đâu, đã vậy còn dịch là khăn trải giường, khăn chỉ dùng để lau, cũng không thể nào lớn như cái tấm vải trãi giường được)
Ra giêng = qua năm mới, qua tết
Rành = thành thạo, thông thạo, biết (tui hồng rành đường này nhen, tui rành nó tới “sáu câu vọng cổ”.
Ráo = hết
Rạp = nhà hát(rạp hát), dựng một cái mái che ngoài đường lộ hay trong sân nhà để cho khách ngồi cho mát (dựng rạp làm đám cưới)
Rân trời = Rần trời, um sùm
Rầu thúi ruột = Sầu thê thảm
Riết = liên tục, hoài – Mần riết = làm hoài
Ro ro = nhuần nhuyễn, (mới tập chạy xe honda mà nó chạy ro ro hà – nó trả bài ro ro)
Rốp rẽng (miền Tây) = làm nhanh chóng
Rốt ráo (miền Tây) = làm nhanh chóng và có hiệu quả
Rũng rỉnh = có tiền trong túi
Ruột xe = xăm
Rượt = chạy đuổi theo
Sai bét bèng beng = rất sai, sai quá trời sai!
Sai đứt đuôi con nòng nọc = như Sai bét bèng beng
Sạp = quầy hàng
Sáu Bảnh
Sấp nhỏ = tụi nhỏ, mấy đứa nhỏ
Sến = cải lương màu mè (mặt đồ gì sến quá trời dậy cha?) nhạc sến lại có ý nghĩa khác không phải là nhạc cải lương
Sến hồi xưa là người làm giúp việc trong nhà. Mary sến cũng có nghỉa là lèn xèn như ng chị hai đầy tớ trong nhà.
Sên xe = xích gốc pháp chain
Sếp phơ = Tài xế
Sợ teo bu gi (sợ gần chết)
Sống lây lất qua ngày
Sụm bà chè = mệt mõi, đi hết nổi
Sức mấy = Sức mấy mà buồn = đâu buồn gì
Sườn xe = khung xe
Tả Pín Lù : Hầm bà lằng (gốc Quảng Đông)
Tà tà, tàn tàn, cà rịch cà tang = từ từ
Tài lanh
Tài khôn
Tàn mạt = nghèo rớt mùng tơi
Tàng tàng = bình dân
Tào lao, tào lao mía lao, tào lao chi địa, tào lao chi thiên,… chuyện tầm xàm bá láp = vớ vẫn
Tạt qua = ghé qua
Tàu hủ = đậu phụ
Tầm ruồng
Tầm xàm bá láp
Tần ngần = do dự (tẩn ngẩn tần ngần) Cậu Hai đứng tần ngần trước nhà cô Ba muốn gỏ cửa mà khổng dám.
Tầy quầy, tùm lum tà la = bừa bãi
Té (gốc từ miền Trung)= Ngã (ngã cái ịc -chú thích anh Tuấn Khải – Mắt chú tững nó xụp thần dì mới chịu ngã cái ịc xuống gối ngủ hết biết đầu đít chỗ nào”. )
Tèn ten tén ten = chọc ai khi làm cái gì đó bị hư
Teo bu-gi = Sợ gần chết (bugi gốc Pháp)
Tía, Ba = Cha
Tiền lính tính liền, tiền làng tàn liền …!
Tó = lấy, bắt
Tò te tí te = Nói chuyện – “Coi đó! nó xẹt qua tò te tí te với tui mấy câu thì xẹt đi mất tiêu”
Tòn teng = đong đưa, đu đưa
Tổ cha, thằng chết bầm
Tốp nhỏ = nhóm người nhỏ tuổi ( thường chỉ có người lớn tuổi gọi như vậy “Tốp nhỏ tụi bây coi dẹp đồ chơi cho lẹ lo rữa tay rồi lên ăn cơm nhen”)
Tới = đến (người miền Nam và SG ít khi dùng chữ đến mà dùng chữ tới khi nói chuyện, đến thường chỉ dùng trong văn bản)
Tới chỉ = cuối (Hôm nay chơi tới chỉ luôn!)
Tới đâu hay tới đó = chuyện đến rồi mới tính
Tui ưa dzụ (vụ) này rồi à nhen = tui thích việc này rồi ( trong đó tui = tôi )
Tui, qua = tôi
Tụm năm tụm ba = nhiều người họp lại bàn chuyện hay chơi trò gì đó
Tử tế = tốt bụng
Tức cành hông = tức dữ lắm
Tháng mười mưa thúi đất
Thảy = quăng
Thắng = phanh
Thằng cha mày, ông nội cha mày = một cách nói yêu với người dưới tùy theo cách lên xuống và kéo dài âm, có thể ra nghĩa khác cũng có thể là một câu thóa mạ
Thâm căn cố đế = người sống ở vùng nào rất lâu rồi, dân gộc
Thậm thụt
Thân chủ: người khách quen thường xuyên
Thầy chạy
Thấy ghét, nhìn ghét ghê = có thể là một câu khen tặng tùy ngữ cảnh và âm điệu của người nói
Thấy gớm = thấy ghê, tởm (cách nói giọng miền Nam hơi kéo dài chữ thấy và luyến ở chữ Thấy, “Thấy mà gớm” âm mà bị câm)
Thấy gớm = thấy ớn
Thèo lẽo = mách lẽo ( Con nhỏ đó chuyên thèo lẽo chuyện của mầy cho Cô nghe đó! )
Thềm ba, hàng ba
Thêm thắc
Thí = bố thí, cho không, miễn phí, bỏ ( thôi thí cho nó đi!) – xưa SG có nhà thương thí: bệnh nhân không phải trả tiền, thí ở đây không mang hàm ý xấu như bây giờ
Thí cô hồn
Thí dụ = ví dụ
Thiếu Tá lỗ: Thượng Sĩ, vì cái lon Thượng Sĩ giống Thiếu Tá nhưng có cái lỗ tròn
Thiệt hôn? = thật không?
Thiệt tình = cảm thán (thiệt tình! nói quài mà nó hổng chịu nghe để giờ té nằm một đống)
Thính giả (người nghe radio, đài)
Thọc cù lét, chọc cù lét = ??? làm cho ai đó bị nhột
Thôi đi má, thôi đi mẹ! = bảo ai đừng làm điều gì đó
Thôi hén!
Thơm = dứa, khóm
Thúi = hôi thối,
Thủng thẳng, Thủng thỉnh = từ từ
Thủy cục = công ty cấp nước
Thưa rĩnh thưa rãng = lưa thưa lác đác
Thước = 1 mét (Đo cho tui chừng 2 thước vải tui may cái áo dài cho sấp nhỏ)
Thưởng Lãm
Thưởng Ngoạn
Trà = Chè
Trả treo
Trăm phần trăm = cạn chén- (có thể gốc từ bài hát Một trăm em ơi – uống bia cạn ly là 100%)
Trật chìa, trật đường rầy= sai giờ giấc ( Hẹn cho đã rồi không ra làm trật chìa hết trơn hết trọi)
Trẹo Bảng họng, lẹo lưỡi = khó phát âm (nói muốn trẹo bảng họng)
Trển = trên ấy (lên trên Saigon mua đi , ở trển có bán đồ nhiều lắm)
Trọ trẹ = giọng nói không rõ ràng
Tròm trèm = cũng cở, gần tới (tròm trèm 70 tuổi rồi)
Trời thần đất lở
Trời ui ui = trời hơi tối tối
Trụi lũi = nhẵn thín ( cạo râu trụi lũi)
Trừ phi =
Trực thăng = máy bay lên thẳng
Tụi mình = chúng mình
Uể oải = mệt mỏi, lừ đừ
Um xùm
Ứa gan = chướng mắt
Ưng = đồng ý, thích, chịu, … (Ưng ý)
Ướt chèm nhẹp
Ướt như chuột lội (miền Nam hay nói sai là ướt như chuột lột)
Ván ngựa =giống cái sập bằng cây mà hay gọi là đi-văng, có ba tấm gỗ dày đặt lên 2 cặp chân, gọi là bộ ngựa ???
Vầy = như vậy (làm vầy nè = làm như vậy nè)
Vè xe = chắn bùn xe
Vỏ xe = lốp
Xa lắc xa lơ: xa thiệt xa
Xả láng sáng về sớm = Cứ thoải mái không lo gì hết
Xà ích ( Sãis) có nghĩa là Thằng đánh xe, (1930 – không sử dụng nữa từ khi có xe hơi)
Xà lỏn, quần cụt = quần đùi
Xà quần gốc K’mer
Xài = dùng, sử dụng
Xảnh xẹ, Xí xọn = xảnh xẹ = làm điệu
Xe Cá = giống xe thổ mộ nhưng không có mui, dùng để chở hàng, không chở người.
Xe ba gác = xe ba bánh dùng để chở đồ , xe ba gác máy ( như xe ba gác nhưng gắn thêm máy chứ không đạp)
Xe cam nhông = xe tải
Xe đò = xe chở khách, tương tự như xe buýt nhưng tuyến xe chạy xa hơn ngoài phạm vi nội đô (Xe đò lục tỉnh)
Xe Honda = xe gắn máy ( có một thời gian người miền Nam quen gọi đi xe Honda tức là đi xe gắn máy – Ê! mầy tính đi xe honda hay đi xe đạp dậy?)
Xe hơi = Ô tô con
Xe nhà binh = xe quân đội
Xe ôm
Xe thổ mộ
Xẹp lép = lép xẹp, trống rổng ( Bụng xẹp lép – đói bụng chưa có ăn gì hết)
Xẹt qua = ghé ngang qua nơi nào một chút (tao xẹt qua nhà thằng Tám cái đã nghen – có thể gốc từ sét đánh chớp xẹt xẹt nhanh)
Xẹt ra – Xẹt vô = đi ra đi vào rất nhanh
Xí = hổng dám đâu/nguýt dài (cảm thán khi bị chọc ghẹo)
Xi-cà-que: đi cà nhắc
Xi nhan = ra hiệu (gốc từ tiếng Pháp: signal)
Xì-tin= style
Xí xa xí xầm, xì xà xì xầm, xì xầm= nói to nhỏ
Xí xọn
Xí cái bùm bum
Xía = chen vô (Xí! cứ xía dô chiện tui hoài nghen! )
Xĩa răng = không đủ chi phí (Làm muốn chỏng mông mà hổng đủ xĩa răng nữa)
Xĩa xói = châm chọt
Xiết = Làm hết xiết (làm không nổi) Nhưng Ở một số vùng tây nam bộ (Cà Mau) cũng có nghĩa là : Nhanh- Ví dụ ; Làm xiết xiết = Làm nhanh nhanh , Chạy xiết đi = Chạy nhanh đi.
Xiên lá cành xiên qua cành lá = câu châm chọc mang ý nghĩa ai đó đang xỏ xiên mình ???? (gốc từ bài hát Tình anh lính chiến- Xuyên lá cành trăng lên lều vải)
Xỏ lá ba que = giống như chém dè (vè), tuy nhiên có ý khác là cảnh báo đừng có xen vào chuyện của ai đó trong câu: “đừng có xỏ lá ba que nhe mậy”
Xỏ xiên = đâm thọt, đâm bị thóc chọc bị gạo,… (ăn nói xỏ xiên)
Xú chiên = áo lót nữ – gốc tiếng Pháp
Xì líp = quần lót
Xụi lơ
Xưa như trái đất, hồi nẩm, cái thời ông Cố ông Sơ ông Sờ ông Sẩm = xua thiệt là xưa
Xưa rồi diễm = chuyện ai cũng biết rồi (gốc từ tựa bài hát Diễm xưa TCS)
Y chang, Y đúc, Y khuông, y bon = giống nhau

(Yên Đỗ sưu tầm từ FB)

Thứ Ba, 10 tháng 5, 2016

Phượng Ơi


Vào đầu tháng năm, khi những cành phượng bên đường cho những nụ hoa đầu tiên, se sắt thả rơi từng cánh hoa đỏ thắm từ cành, nằm chơ vơ bên đường với sắc đỏ bầm của giọt máu rơi khỏi thân khi nào không biết.
Ve sầu mỗi năm mỗi gọi
Người phương nào có nhớ đợi nơi này

Với mùa hè nhè nhẹ những bước đầu tiên, cho mùa bãi trường, cho mùa thi sắp đến, cho những lão học sinh lửng thửng chống gậy ngước nhìn tán hoa chập chờn mờ ảo mà lại chói chang.

Những cội phượng miền nam, với khô hạn, với mặn lấn sâu, cũng trong năm này, miền trung với chất thãi hóa vô cơ ồ ạt tuôn trào, cá chết hôi thối cả đoạn biển, biển vắng thuyền xôn xao, dân nháo nhào biến động, chim ăn cá chim rủ xác cùng xác cá mục rữa, đồi chim với xôn xao tiếng kêu gọi chiều về tổ, đã vắng lạnh với nắng bơ vơ trên ngọn nhạn, mà không còn con nhạn nào.
Nhìn phượng thì buồn, nghĩ đến cá thì đau cho cả đời lam lũ nợ nặng như trì

Cánh phượng trên tay thôi rồi em thả xuống
Ta cuối đầu nhặt lại ép vào thơ
Một năm, mười năm, trăm năm tình cờ mở lại
Vẫn thắm hồng rực rỡ cả trời mơ







Trương Văn Phú
(Hình ảnh của chính tảc giả ghi lại)

Cảm Mùa Thu



Mùa Thu chứa bao la tình sử
Lá buồn vui rừng giữ riêng ai
Làn gió nhẹ mơn mai nắng sớm
Thiên lý ngàn nở chớm tình xưa

Ôi Thu nhớ! Xin mưa dừng hạt
Kẽo giọt buồn lạc giấc chiêm bao
Tình đôi ta trăng sáng ngọt ngào
Hơi vất vã đưa em vào mộng

Mùa Thu lá trông còn xanh thẳm
Sao trong ta lệ đẵm vàng mi
Nhạc rừng reo oán bi đàn khúc
Màu trời rơi giống lúc biệt ly

Thu ơi! Xin nắng chiều hy vọng
Đem phơi lòng giọng ấm thiết tha
Ghép câu từ đẹp thôi băng giá
Hiểu giùm tôi dạ xót vùng cao

Cảm ơn Thu cho bao tình đọng
Dẫu lời ước hẹn vẫn là không
Mai Thu xa chạnh lòng quặn nhớ
Thu mãi còn gặp gỡ mùa sau!

Pleiku 1-8-2010
Lê Kim Hiệp


Bồi Hồi


Chiều xuống bồi hồi nhớ giọng Kim
Nghe như Oanh hát nhạc ru mềm
Lòng ta trải lụa thềm tơ nắng
Tiếng người nồng ấm vẳng lời đêm

Này lá thư xưa, cổ tích chăng?
Hồn ta pha lệ nhỏ đôi hàng
Mực nhớ tình thơ thành giọt giọt
Chữ bình, vần trắc ngỡ miên man

Giòng thơ xướng họa nghĩa tâm đồng
Gắn kết đôi đời để cảm thông
Đời gần dẫu không gian xa lắc
Bồi hồi ngây ngất lúc vời trông

Nắng nhạt và mây gió lộng trời
Lòng ta se sắt nhạc ru lời
Người ở xa vời đâu biết được
Phương này nhung nhớ vượt giòng trôi

Phạm Tương Như

06/05/2016

Chim Và Cá

   

Người đẹp ra ao ngắm cá
Cá sợ lặn mất tiêu
Người đẹp ra vườn ngắm chim
Chim sợ tên bay đạn lạc
Trang tử nào ác cảm với chim cá
Nhưng nay người ác vô hình
Chim xa rừng , cá chết trắng
Trang Tử có phân biệt người đẹp với kẻ ác chăng
Trang Tử chắc không biết chuyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh
Chúng nhiều tham vọng
Chúng nhiều kiêu căng
Chúng chưa đánh nhau
Chúng mới chia chác thôi
Mà núi sông biển cả đã tiêu điều
Cá chết không người lo liệu
Chim xa rừng tội lắm người ơi

Chân Diện Mục 

Thứ Hai, 9 tháng 5, 2016

Trần Quang Quờn - Người Gợi Hứng Cho Bài "Dạ Cổ Hoài Lang"

Tại góc đường 2 tháng 9 và Trưng Nữ Vương ở thành phố Vĩnh Long, có một quán café nhỏ mang tên “Triêu Dương”. Chủ nhân của quán café này là ông Trần Thế Vĩnh, hậu duệ của ông Trần Quang Quờn, còn gọi là Kinh lịch Quờn (1875-1946), người được xem là “người gợi hứng cho bài “Dạ cổ hoài lang”, tiền thân của bài Vọng cổ.

(Quán Triều Dương - Ảnh Trương Văn Phú)

Không có tài liệu chính xác để biết rõ từ lúc nào và những ai đã sáng tác ra những bản đờn, những bài ca, nhưng đến những năm đầu của thế kỷ XX, những nhà yêu nhạc miền Nam đã phân chia âm nhạc Nam Bộ làm hai loại: nhạc nhà nghề và nhạc tài tử.
Nhạc tài tử là tên gọi của những người chơi nhạc không chuyên để phân biệt với những người chơi nhạc nhà nghề. 
Nhạc tài tử miền Nam trong giai đoạn thành lập, có một số bài bắt nguồn từ những bài ca Huế, ca Quảng và chia thành hai điệu chính: điệu Bắc và điệu Nam. Sau đó, các nghệ sĩ miền Nam đã đặt thêm những làn điệu khác nhau: hơi Đảo, hơi Xuân, hơi Ai và hơi Oán. Trong âm nhạc tài tử, bài Bắc dùng ngũ cung đúng như ở miền ngoài. Bài Nam vẫn dùng ngũ cung đúng, nhưng có thêm hơi Đảo và hơi Xuân. Tuy nhiên, bản Nam Ai (theo hơi Ai) của miền Nam khác với bản Nam Ai của ca Huế. Riêng hơi Oán là làn điệu đặc biệt, nó dùng một ngũ cung khác hẳn với ngũ cung của ca Huế. Sự khác biệt này, chứng tỏ hùng hồn sự có mặt của các nghệ sĩ tài tử của Nam Bộ.

Tại Vĩnh Long, vào khoảng 1920, một người tài hoa xuất chúng về cầm, kỳ, thi, họa tên là Trần Quang Quờn đã dành thời gian và tiền bạc để phát triển ngành nhạc tài tử. Ông sinh năm 1875 tại làng Thiềng Đức (nay thuộc Phường 5-thành phố Vĩnh Long), thường được người cùng thời gọi là Kinh lịch Quờn, vì từng làm chức Kinh lịch (Letté), người chuyên dịch những văn bản của tòa án từ chữ Hán ra chữ Việt.
Kinh lịch Quờn vốn là nhà nho, giỏi tiếng Pháp, hay làm thơ và chơi đàn nổi tiếng. Ông chơi được nhiều loại đàn: tỳ bà, đàn kìm, đàn tranh. Riêng ngón đàn tỳ bà của ông, ai cũng khen là hay tuyệt!

Ông đã sáng chế ra một số nhạc cụ mới nhưng không thành công vì không ai dùng đến, ngoài nhóm tài tử ở Vĩnh Long trong thời đó. Từng chế ra một cây đàn kìm thế cho cây nguyệt cầm cổ điển với ước vọng là muốn cho cây đàn mà ông sáng chế ra kêu hơn, có âm thanh nhiều hơn cây đàn đã có sẵn. Nhưng tiếc thay, cây đàn do ông chế ra kềnh càng, không quen mắt nên lâu ngày bị bỏ quên vì không đúng như quan điểm công chúng quen sử dụng.
Mộng ông to lớn, muốn làm một cuộc chỉnh lý quan trọng trong giới âm nhạc. Ông đã dành nhiều thì giờ, công phu nghiên cứu nhạc cổ, với phương pháp: phải chọn lựa, sửa đổi bài bản cũ, cái nào hợp thời thì để, không thì bỏ. Những bài bản nào đã chọn lựa, phải khảo sát cho kỹ cáng từng câu, từng chữ. 
Ông đã dựa trên cơ sở âm điệu nhạc cổ để sáng tác ra một số bản nhạc tài tử mang những cái tên rất đẹp, gồm:

+ Loại Bắc: 
- Hiệp điệp xuyên hoa (đàn bướm hút nhụy)
- Thanh đình điểm thủy (chuồn chuồn vờn mặt nước)
- Kim oanh trịch liễu (chim oanh làm cong cành liễu)
- Song cưu đối ngữ (hai chim cú nói chuyện)
- Anh võ năng ngôn (con vẹt hay nói)
- Cơ miêu quắc thử (mèo vồ chuột)
- Tước dược (chim sẻ nhảy cao)
- Cứ hổ báo nhập trọng địa (hổ báo vào đất dữ)
- Tróc mã (giữ ngựa)
- Đàn tâm (mở trái tim)

+ Loại Nam:
- Đông hoàng (mùa Đông nghỉ)
- Thu thinh (tiếng mùa thu)

+ Loại Oán:
- Thừa nhan (gặp gỡ)
- Hàn huyên (thăm hỏi)

+ Loại Ai oán:
- Dạ bán chung thinh (tiếng chuông nửa đêm)
- Tẩu lẫn phi oanh (chạy theo đom đóm)

Đặc sắc nhất là hai bàn Tứ đại oán và Văn thiên tường, mà cho đến nay hai điệu ấy là bài bản lớn cho các sân khấu cải lương. Riêng bản Dạ bán chung thinh (tiếng chuông nửa đêm) - gọi trại là “Dạ bán chung tình”- được người đời sau cho rằng chính nó đã gợi hứng cho ông Cao Văn Lầu (Sáu Lầu) sáng tác ra bài Dạ cổ hoài lang, tiền thân của bài Vọng cổ!

Ông mất năm 1946 tại Vĩnh Long, thọ 72 tuổi.

(6/5/2016)
Tín Đức
Nguồn: Dựa theo tài liệu của gia đình Hàn nho Lương Tử Mạnh

Tưởng Hình Nhớ Bóng - Mộng Đầu



Bẽn lẽn tay nghiêng vành nón
Bởi người thấp thỏm đứng đón bên đường
Vô tình sợi tóc vấn vương
Gió đưa duyên thắm gửi hương kết lòng
Ghét ghê cái người nghênh ngông
Chẳng quen chẳng biết khi không theo hoài
Cái đuôi mòn cả gót giày
Làm hồn phách nhỏ vụt bay hết rồi
Đêm đêm nhìn ánh sao rơi
Tưởng hình nhớ bóng.. đẹp ngời tuổi mơ
Tỏ lòng yêu chút bâng quơ
Lưu vào nhật ký câu thơ học trò
Gặp người dạ rối thầm lo
Vắng người trời cũng buồn xo rũ sầu
Trinh nguyên áo trắng tình đầu
Niềm đau chia cách vết khâu chửa nhoà

KimOanh
***
Hoạ: Mộng đầu


Thẹn thùa nghiêng nghiêng chiếc nón
Như trốn ai kia đang đón trên đường
Phải chăng tình bủa tơ vương
Sao nghe êm ái dậy hương nơi lòng
Còn anh nào phải kẻ ngông
Cây si chẳng ngại em không đoái hoài
Guốc vang xen lẫn tiếng giày
Ngỡ ngàng e thẹn cũng bay đi rồi
Bên nhau ngắm ánh chiều rơi
Tình yêu ngọt lịm sáng ngời mộng mơ
Gió đưa phượng lất phất quơ
Tưởng người con gái ngây thơ chơi trò
Tan trường về muộn thêm lo
Lại còn lẻ bóng ngồi xo ro sầu
Đẹp thay ôi giấc mộng đầu
Tình yêu thứ nhất đã khâu khó nhoà.

Quên Đi