Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2016

Ngày Mới


Thơ cảm tác từ ảnh: Quên Đi
Hình ảnh: Biện Công Danh
Thơ Tranh: KimOanh

 

Mai Muộn Sau Hè

         
(Ảnh Cao Linh Tử)

Mai Muộn Sau Hè 

Lơ thơ mấy đóa nở ngang đầu
Núp bóng tre già pha sắc nâu
Nắng hạ huy hoàng không bướm lượn
Vườn sau inh ỏi lũ ve sầu
Can chi lặt lá vui ngày Tết
Há phải gồng mình lụy bóng câu
Mai chẳng cầu danh mang tiếng muộn
Góc hè tự tại có sao đâu.

Cao Linh Tử
3/4/2016
***
Nắng Hạ


Ve Kêu Khúc Nhạc Sầu!
Lác đác vài bông trổ quá đầu,
Nhành cây khoe sắc điểm màu nâu.
Hè sang oi bức mơ màng bướm,
Nắng Hạ ve kêu khúc nhạc sầu...
Xuân tết lâu rồi, cây lặt lá,
Búp đầy sớm nở , viết đôi câu...
Mặc ai lộ diện vì danh lợi,
Tự tại khiêm nhường... chẳng dám đâu!

Mai Xuân Thanh
Ngày 03 tháng 04 năm 2016
***
Vận Nước


Nghĩ tới càng thêm bạc mái đầu 
Tháng Tư sầu thảm phủ màu nâu 
Núi sông cây cỏ viền tang trắng
Cố quốc đỗ quyên nhỏ lệ sầu 
Kẻ thắng thù dai hờn mỗi lúc
Người thua sử thấm viết từng câu 
Anh linh tiên tổ ngàn năm vẫn,
Vận nước một thời chẳng mãi đâu!

Mailoc
***
Tình Muộn


Tóc trắng dần che phủ mái đầu
Đồi mồi bao đốm điểm da nâu
Tuổi cao vui với tình đang ngự
Thấp thập an nhiên hết luỵ sầu
Tỏ ý vườn thơ đôi nét chữ
Trải lòng thi hữu kết vài câu
Văn chương mới thật trang tình mới
Hoa bướm thưa rằng chẳng có đâu...

Quên Đi
***
Hè Muộn


Êm ái vòng tay tựa gối đầu
Ngắm nhìn sắc lá chuyển sang nâu
Hồn thu phơi phới đang xây mộng
Nắng hạ lao xao chợt biết sầu
Hoa phượng muộn màng còn mấy cánh
Bài thơ dang dở mới đôi câu
Mấy mùa có phượng tin âm bặt
Thư muốn trao người chẳng thấy đâu

Kim Phượng
***
Tình Thơ Ảo Ảnh


Cứ tưởng giờ đây đã bạc đầu!
Tình thơ hết ý chuyển màu nâu
Nào hay vay mượn mà say đắm
Chẳng lẻ không thay nổi mối sầu?
Ảo ảnh đâu ngờ lòng vẫn nặng
Yêu thương chi lắm bởi vài câu
Đường thi,lục bát còn mê mẩn
Giấy trắng vài trang tốn kém đâu!

Song Quang

Nồi Mắm Tạ Ơn

Trong hơn 28 ly hương xa xứ, hôm nay tôi đã tìm lại chút tình nồng của vùng phù sa sông Tiền và sông Hậu. Số là vì mừng ngày lễ Tạ Ơn nhân ngày cuối năm thì có lẽ ít ai thết đãi món mắm thuần túy quê hương theo nếp sống hải ngoại, nhất là đối với các bạn trẻ lớn lên tại đây. Có thể là điều kỳ lạ với họ. Nhưng với riêng tôi đó là những ân tình nồng nàn nhất đưa tôi về lại quê hương của hằng chục năm về trước. Năm nay những bạn bè thân của tôi có nhã ý làm buổi họp bạn nhân ngày "long weekend" Tạ Ơn để nhớ về dĩ vãng, và điều này đã mang tôi về lại nhiều kỷ niệm xa xưa trên quê hương của vùng trời bên kia bờ Thái Bình Dương, nơi tôi đã lớn lên với vựa lúa phì nhiêu, cá mắm và rau quả dư thừa của đất nước Việt Nam. Đây là cái niềm vui thân thiết của những người bạn Rạch Giá mà tôi mới quen năm nay, nhưng chân tình của sự thân hữu hình như rất là nồng thắm. Nó như cái dễ thương của tình đồng hương xa xứ, rất “Kiên Giang", đầy nét “Tiền Giang “ và thắm đượm “Hậu Giang” trong ý nghĩ của riêng tôi khi viết lên những ý tưởng được cô đọng trong bài này.


Tháng chạp thời tiết Cali trở nên lành lạnh, cái không khí nô nức của mùa Noel hình như đang về trước mặt, khi mà các shopping, các cửa hàng đã chưng đèn đủ màu hay trang hoàng nhiều biểu tượng cho ngày vui cuối năm thì tôi và người bạn trẻ tên Đại Nghiã đang hướng về Orange county, nơi tập trung đông đảo cư dân người Việt, cũng như nhiều bạn bè của chúng tôi sinh sống tại đó. Đại Nghiã cho biết anh Minh Thông và chị Mai Khanh mời bạn bè xuống họp mặt tại nhà anh chị tại Anaheim. Tôi biết danh anh Minh Thông vẫn nổi tiếng là tay nấu ăn cự phách, nhất là các món ăn hay món nhậu đồng quê miền nam. Nghiã có bố mẹ gốc bắc, nhưng ra đời tại Sài Gòn. Tuy vậy, Nghĩa rất thích các món ăn của đồng bằng nam bộ. Khi lớn lên năm tháng ở Mỹ, Nghiã quen nhiều bạn học người miền nam và với cái tâm thức hoài hương, Nghĩa luôn luôn tìm hiểu về cội nguồn quê hương. Nghĩa thú nhận là em có chút ít khái niệm về quê hương nói chung hay vùng châu thổ sông Cửu Long nói riêng qua sách vở. Nghĩa bàn với tôi hãy nói về các đề tài mắm của miệt Cửu Long giang. Trên đoạn đường dài từ San Fernando Valley về Anaheim, tôi cố phác họa từ trí nhớ còn sót lại về vùng địa lý thiên nhiên miền tây, nơi có hai con sông lớn chính nuôi dưỡng người miền châu thổ Cửu Long giang. Tôi vẽ nét đại cương trong trí tưởng tượng cho Đại Nghiã là con sông Mekong với chiều dài gần 4000 Km bắt nguồn trên cao điểm xứ Tây Tạng đổ xuống hướng nam, và từ miệt thượng Lào đổ xuống Cao Miên và chảy vào lảnh thổ Việt Nam tẻ ra hai nhánh là Tiền Giang (TG) và Hậu Giang (HG). Sông TG từ biên thùy Cao Miên chảy theo hướng tây bắc xéo xuống hướng đông nam trên lảnh thổ Việt Nam ra đông hải. Hướng bắc của sông TG có các tỉnh tiếp cận là Kiến Phong, Kiến Tường (mà sau này chính quyền CSVN sáp nhập thành tỉnh Đồng Tháp), rồi Mỹ Tho và Bến Tre. Còn sông HG tương tự từ Cao Miên theo hướng tây bắc chéo xuống đông nam ngang Việt Nam hướng ra biển. Hướng nam của sông HG tiếp giáp với các tỉnh An Giang (Long Xuyên), Phong Dinh (Cần Thơ) và Sóc Trăng. Chính giữa hai con sông này là các vùng đất từ các tỉnh Châu Đốc, Sa Đéc, Vĩnh Long và Trà Vinh. Tôi ước ao có bản đồ nước Việt Nam để đưa người bạn trẻ của tôi trở lại Việt Nam chính xác hơn là những lời mô tả rất trừu tượng của tôi. 

Tóm lại, trong mẫu chuyện của chúng tôi cho thấy là vùng châu thổ lưu vực sông Cửu Long là vùng đất màu mỡ thiên phú cho dân tộc Việt Nam, nơi là vựa lúa trù phú cho vùng Đông Nam Á, nơi mà cá tôm từ sông biển dư thưa nuôi toàn dân Việt Nam. Chính vì đặc tính cá tôm dư thừa này chúng ta có những đặc sản độc đáo từ các loại khô đến các loại mắm rất đặc sắc.

(Mắm Lóc)

Nghiã ôm tay lái và chú ý lắng nghe tôi nói tiếp về đề tài “Mắm”. Thực sự khi tôi có dịp về vùng 4 những năm trước biến cố 1975 thì mắm là món tôi thường thưởng lãm nhiều hơn cả, từ món lẩu mắm, món mắm thái ăn với thịt ba chỉ, mắm ruột, mắm trứng, mắm cá trèn, mắm lóc, mắm sặc, mắm tôm chua, mắm tôm chà và mắm còng. Một buổi trưa hè tại Phụng Hiệp ở tỉnh Phong Dinh người bạn địa phương tên Sang cho tôi ăn món mắm sặc xé ăn với cơm nguội, kèm theo dưa leo, ơt hiểm thật cay xé họng, món ăn này thật bình dân, nhưng trong cơn đói bụng, nó nghiễm nhiên trở thành món ăn ngon miệng, quí hóa. Tôi nhớ ngày hôm đó người láng giềng bên cạnh nhà Sang mang sang một thau gỏi khô sặc ăn để nhớ đời. Gỏi gồm tôm, thịt ba chỉ luộc, trộn chung với dưa leo, củ cải trắng, khế, khóm, xoài sống và cốc bào mỏng. Bốn loại trái cây sau cho đủ độ chua cần thiết khi hoà vào hổn hợp của món khô sặc vừa đủ mặn và được nướng dòn, thật thơm lừng, cộng thêm mùi các loại rau thơm khiến hấp dẫn vô cùng đối với khứu giác và dạ dày của khách phương xa về miền quê này như tôi, người có cái đam mê của món khô và mắm. 

"Chiều về Phụng Hiệp ăn khô, 
Còn đâu cái nhớ nơi mô tìm về ?" 

(Mắm Còng) 

Ghé xã Phước Đông, thuộc quận Cần Đước, Long An, tôi được dùng món mắm còng, một đặc sản rất độc đáo tại địa phương này. Vào mùa hè mùng 5 tháng năm thì là mùa còng cốm lột vỏ. Còng lột được tẩy bằng rượu trắng, ướp muối cho vào keo phơi nắng, nguyên tắc làm mắm còng khá giống cách làm mắm tôm chua. Mắm còng và mắm tôm chua được đệm thêm riềng cho thơm và để khử trùng. Tuy nhiên, mắm tôm chua người ta cho thêm đu đủ cắt sợi vào, trong khi cách làm mắm còng ta không cần đủ đủ. Mắm còng hay mắm tôm chua ăn với bún, thịt ba chỉ luộc hay thịt ram và rau sống. 
“Mùng Năm tháng Năm mùa còng,
Hãy ăn còng mắm Phước Đông nhớ đời” 

Gò Công nổi danh với món tôm chà. Tôi có dịp ghé Tân Hòa thăm một gia đình người bạn tại địa phương và học lóm cách làm món mắm tôm độc đáo này. Mợ của Sơn, người bạn tôi, làm theo công thức gia truyền bên nhà mợ. Tôm đất (tức tôm đồng) mợ mua về đem ngâm rượu trắng khử trùng, xong để ráo. Sau đó tôm được trộn muối bọt theo phân lượng 3 Kg tôm thì nửa Kg muối. Tôm được quết nhuyễn rồi cho vào keo đem đi phơi chừng 3 hay 4 nắng (1 nắng là một ngày nắng thật nhiều khi phân biệt với ngày âm u hay ngày mưa). Sau đó tôm được đem đi chà sát trên một rá đan bằng tre để gạn lọc phần nhuyễn của tôm, cho nên món này được gọi là mắm tôm chà. Mắm tôm có màu vàng lợt. Tôi thấy mợ đem đi phơi thêm 3 hay 4 nắng nữa. Khi phơi tôm, mợ cho miếng vãi the phủ lên mặt keo tránh bụi bậm. Nên nhớ keo không nên đậy kín trong thời gian này, áp suất của sức nóng sẽ làm hư tôm. Để chuẩn bị mắm tôm chà trước khi ăn, ta pha trộn tỏi ớt bầm, vắt chanh vào mắm cho đủ hương vị. Thịt ba chỉ luộc hay thịt ram chấm hay quyện vào mắm ăn với bún và rau sống. Tôi mê món này khi dùng chung với bông điên điển hay bồn bồn ngâm chua hoặc ngó sen làm chua, có thể đệm thêm khế, chuối chát để tăng phần rau quả đồng quê. 

"Ai ơi có ghé Tân Hoà, 
Cho tôi hủ mắm tôm chà Gò Công" 


Trong một dịp tôi theo người bạn bè quê anh ở miệt Châu Đốc. Phải nói đây là xứ mắm. Mẹ của Hà, người bạn thân trung học của tôi dẫn tôi đi xem các hàng quán bán mắm ngoài chợ, rồi ghé các vựa làm mắm để tôi có dịp học hỏi thêm. Thật vậy, có quá nhiều điều tôi rất muốn biết về đồng quê từ những loại thổ sản độc đáo như mắm thái đu đủ, mắm lóc, mắm sặc, mắm cá trèn, mắm cá linh, mắm ba khía đến dưa mắm hay dưa đu đủ. Ngoài ra còn hai loại mắm mà tôi rất mê là mắm trứng cá và mắm ruột cá. Nếu người phương tây mê món trứng cá caviar của người Nga thì tôi đã vào mê hồn trận của món mắm trứng cá lóc Châu Đốc. Trứng cá lóc tôi rất ghiền khi nấu canh chua khóm, trứng cá màu vàng nổi lều bều, lềnh bềnh thật trông thật đẹp mắt, khi ăn vào rất ngon. Còn ruột cá lóc làm sạch đem nấu canh chua thì ngon tuyệt vời tâm tư rồi vì ruột cá cho độ dòn của sự khoái khẩu, nên khi người ta đem làm mắm thì không chê vào đâu được. Với tôi, dù mắm trứng cá hay mắm ruột cá cho ta vị giác đê mê, sảng khoái vì ta có cảm nhận cái hương vị bùi bùi của trứng cá và béo ngậy của ruột cá. Rồi tôi được mẹ của Hà hướng dẫn ghé thăm một nhà làm mắm khá nổi tiếng tại địa phương, mục kích cách làm mắm tận mắt tôi cảm thấy gần gủi hơn với nếp sống của dân gian. Cá lóc hay cá sặc được đánh vẩy, làm sạch cho vào lu hay khạp tùy theo lượng cá, xong cá được trộn muối bọt vào để cho thịt cá thấm vị mặn, sau một thời gian người ta thử con mắm. Khi cá đã ngấm chín mùi độ mắm trước khi đem bán người ta đem chao con mắm, nghiã là trộn thính vào, thêm nếp nấu nhừ trộn chung vào con mắm. Như vậy giai đoạn này là làm cho con mắm dịu lại vì vị ngọt và béo của nếp và mùi thơm của thính. Nếp nấu là cách bán trong thời gian ngắn mà thời hạn mắm sẽ không giữ lâu được, khi muốn giữ lâu hơn người ta dùng đường. Tuy nhiên tại nông thôn đường vốn đắt hơn nếp. Còn sang hơn cả người ta chao con mắm bằng mật ong, nhưng đây chỉ là hàng quí, đắt tiền mà thôi. Dĩ nhiên khi mắm đã đủ vị mặn mà sên mật ngon vào, cộng thêm hương thơm ngào ngạt của mùi thính thì con mắm sẽ ngon hơn.

“Ai về Châu Đốc, Thất Sơn, 
Mắm trèn, mắm thái ăn cơn đã thèm” 

Mỗi địa phương hay mỗi miền của quê hương đất nước có những món ăn tiêu biểu hay đặc sắc riêng của từng vùng, ví dụ tại Rạch Giá có món “Bún cá Kiên Giang” thì Bạc Liêu hay Châu Đốc lại có món “Bún nước lèo Hậu Giang”. Người Bạc Liêu vẫn quen gọi món này bằng sự sở hữu lưu luyến từ địa phương của mình, món “Bún nước lèo Bạc Liêu”. 
Bún cá Kiên Giang làm bằng cá lóc, nước lèo nấu do vị cá và tôm luộc. Xong nước lèo được nêm nếm nước mắm và các gia vị căn bản khác cho vừa ăn, tô bún được độn vào giá và rau thơm (rau sống), cá được thái lát và tôm luộc được bày trên mặt khi ăn. 

“Kiên Giang nước chảy sông dài, 
Đừng quên bún cá nhớ hoài tình quê” 

(Mắm Sặc) 

Theo cách làm món bún nước lèo Hậu Giang thì nước lèo nấu bằng mắm lóc hay mắm sặc nấu rục, xong nước lèo được gạn lọc xương lấy nước dùng. Loại bún này người ta dùng thịt cá và trứng cá lóc. Nước lèo có trứng cá lóc trên mặt, trông tô bún rất hấp dẫn. Trên mặt tô bún ngoài phần chính yếu là bún, giá, rau thơm là những miếng cá lóc luộc chín. Điểm đặc biệt của món bún này là nước lèo mang mùi mắm, dù là mắm lóc hay mắm sặc, sự tô điểm mắm vào làm cho món bún có hương vị đặc thù của món ăn.

“Dừng chân ghé bến Hậu Giang 
Ăn tô bún mắm lòng càng mê man” 

Cuối cùng chúng tôi đã đến nhà anh chị Minh Thông, hai đứa tôi bị lôi cuốn bởi cái hương vị rất quê hương từ nhà bếp tỏa sang phòng ăn và lên tận phòng khách. Anh chị đã chuẩn bị món “Lẫu mắm”. Lẫu mắm là món ăn độc độc đáo của người miền nam, đặc biệt vùng đồng bằng miền tây, mà miệt Tiền Giang và Hậu Giang vẫn được xem là trội hơn cả. Có thể rằng món mắm đã tiên khởi xuất phát từ vùng này của quê hương đất nước. Vã lại sự ưu đãi của thiên nhiên về tôm cá đồng làm cho món lẫu mắm của người miền tây xuất sắc hơn chăng ? 
Nồi mắm của gia chủ được o bế bằng sự công phu và đệm phần cầu kỳ của các thứ rau ăn kèm. Anh Minh Thông không dùng cá catfish hay salmon, anh thích dùng cá hanh sọc, striped bass, thịt vốn chắc và ngọt. Tại hải ngoại mắm lóc được bán như sản phẩm làm sẳn "ready to use", nên ta đốt giai đoạn nấu và gạn lọc xương mắm cá lóc khi luộc mắm lấy hương vị làm nước lèo. Trên mặt nồi mắm xã bằm nỗi lềnh bềnh, cà tím, cá hanh xen kẻ nhau khi tôi nhìn vào nồi mắm. Trên mặt bàn ăn những dĩa tôm sọc rằn đã lấy chỉ xếp thật gọn gàng, ngăn nấp, dĩa mực trắng phau được khía ô vuông xếp theo hình cong của dĩa. Cái hấp dẫn khác là những dĩa rau "dã chiến", theo từ ngữ của anh Thông, vì tại hải ngoại rau ăn món "mắm và rau" hay "lẩu mắm" không có đầy đủ như ở quê nhà. Rau ăn món mắm này được gọi là rau ghém. Các loại rau quê hương được ưa chuộng cho rau ghém là: rau dừa, rau chốc, bắp chuối, bông súng, đọt mọt (hay rau bạch tượng), bằng lăng, rau nhúc, rau muống chẻ, rau sống hay rau hẹ. Rau hẹ không phải hẹ (chives) ăn trong món gỏi cuốn, loại rau này mọc dưới nước, lá màu xanh lợ, bản to và rất mỏng hơn chives có vị chua. Làm món rau ghém, tùy theo ý thích, có người thêm rau đắng, đọt chiết, đọt cốc, đọt xoài, bông điên điển làm chua. Dĩa rau ghém trước mặt tôi dù "dã chiến", nhưng nó bao gồm nhiều loại khá khan hiếm tại Mỹ mà gia chủ đã lặn lội đi tìm từ các chợ về đây, ví dụ bông súng hay ngó sen tươi, mít non, đậu rồng và nhiều loại rau cần thiết cho "Lẩu mắm". 

Anh chị Minh Thông quả thực có tâm hồn ăn uống, cầu kỳ khi nấu ăn và trên cao hơn hết là lòng hiếu khách và trân quí bạn bè. Đó là đặc điểm khiến tôi ngẩu hứng ghi lại những dòng chữ này. Lễ Tạ Ơn này chúng tôi đã bỏ truyền thống ăn gà tây của người Hoa Kỳ để chọn món ăn quê hương. Ngày nay dù rằng quê hương đã cách xa 12,000 dặm trên quả địa cầu, nhưng lại rất gần với bao tử và con tim của chúng ta. 

Thay mặt Đại Nghĩa và các bạn bè khác, xin cám ơn anh chị gợi nhớ tình hoài hương nhân lễ Tạ Ơn 2003 qua món "Lẩu mắm home sweet home" ăn để hồi tưởng những ngày cũ đã qua trên quê hương, để tạ ơn quê hương đất nước Việt Nam phì nhiêu về gạo lúa, trù phú về cá khô, mắm và rau quả và để: 

"Chiều chiều ra đứng ngo sau, 
Nhớ về quê mẹ ruột đau chín chiều" 

Việt Hải, Los Angeles 
Thanksgiving 2003 

Lối Đến Đường Tình


Lối đến đường yêu lắm sắc màu
Tuổi vừa khôn lớn,dạ nôn nao!
Bướm ong thỏ thẻ lời âu yếm
Tôi ngã vòng tay khẻ bứớc vào.

Những buổi hẹn hò người đón đưa
Bao chiều nhẹ bước dưới cơn mưa
Nhiều đêm chăn gối thiên đường lạ
Tôi đã phiêu lưu chốn đia đàng

Rồi hứa thật nhiều nói với tôi
Tôi đâu có biết....chỉ đầu môi!
Khi ong hút nhuy,hoa tàn úa
Thì đã bay xa cách biệt rồi!

Lở dại vào yêu,cố lãng quên
Mà tôi thì cứ mãi bâng khuâng!
Vị hương tình ái sao cay đắng??
Lối đến đường tình...bẩn gót chân!!

Lý Lệ MAI
(Tiếp theo "Vết tích một cuộc tình"
4/1/2014

Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2016

Sợ


Thơ&Thơ Tranh: Kim Quang


Vời Vẽ



Tiếng nhạc vẳng nghe êm đềm
Đời sống vàng úa lênh đênh
Ta nghe lòng mình sóng vỗ
Bồng bềnh nỗi nhớ mông mênh

Chợt đến chợt đi nào biết
Như nắng vàng nhạt bên thềm
Khi ẩn khi hiện....tình chết
Tình như chiếc lá rơi êm

Thiên đường vẽ lên vỡ vụn
Xa xôi cách trở nghìn trùng
Gặp nhau kiếp này thôi nhé
Vẽ vời, vời vẽ tình tôi!

Yêu thương nào đâu có tội
Tình thương chất chứa đong đầy
Yêu thôi chẳng nên nhung nhớ
Thì tình đẹp lắm người ơi...

Như Nguyệt
3 tây tháng Tư, 2016

Quand Les Ans S'additionnent - Chợt Thấy Tuổi Già



Quand Les Ans S'additionnent

Le coin de la rue est deux fois
plus loin qu’auparavant !
Et ils ont ajouté une montée que
je n’avais jamais remarquée.

J’ai dû cesser de courir après l’autobus,
Parce qu’il démarre bien plus vite qu’avant.
Je crois que l’on fait les marches
d'escaliers bien plus hautes
que dans notre temps !

L’hiver le chauffage est beaucoup
moins efficace qu’autrefois!
Et avez-vous remarqué les petits caractères
que les journaux se sont mis à employer?

Les jeunes eux-mêmes ont changé!
ils sont bien plus jeunes que
lorsque j’avais leur âge!
Et d’un autre côté les gens de mon âge
sont bien plus vieux que moi.

L’autre jour je suis tombée sur
une vieille connaissance; elle avait
tellement vieilli qu’elle ne
me reconnaissait pas!

Tout le monde parle si bas qu’on
ne comprend quasiment rien!
On vous fait des vêtements si serrés,
surtout à la taille et aux hanches,
que c’est désagréable!
Je réfléchissais à tout ça
en faisant ma toilette ce matin.
Ils ne font plus d’aussi bons miroirs
qu’il y a 40 ans

(Auteur inconnu)
***
Chợt Thấy Tuổi Già

Khi tháng năm tuổi đời chồng chất
Ra góc phố cũng thật lôi thôi
Con đường, dài thấy gấp đôi
Thêm con dốc, ta tự hồi … biết đâu.

Xe buýt đến, cố mau, chẳng kịp
Nó nhanh, hay tại nhịp bước ta.
Thang lầu như cũng dài ra
Thời ta trước, lầu có mà cao đâu?

Cái lò sưởi, nay hầu cũng tệ!
Mùa đông rồi, trở quẽ hay sao?
Bạn ơi, để ý chút nào :
Báo nay, chữ nghĩa đưa vào, nhỏ hơn!

Mà này, bọn trẻ con giờ thấy,
Trẻ hơn ta thời hãy còn xuân.
Cùng lứa tuổi, đem so phân
Thì xem ra, họ có phần già hơn.

Mấy hôm trước lơn tơn ra phố,
Gặp người quen từ thuở xa xưa,
Mặc ta, chào hỏi đón đưa
Mặt bà ngơ ngác, như chưa biết mình
Thiên hạ nay, cố tình nói sẻ
Dẫu có nghe, nếp tẻ rõ đâu.
Áo quần may mặc cũng rầu,
Áo thì chẹt, quần xỏ hầu chẳng vô.

Tôi suy nghĩ những trò nghịch lý,
Nhân sáng nay, để ý chiếc gương
Gương nay trông chẳng tỏ tường
Bốn mươi năm trước, gương dường tốt hơn 


Danh Hữu thoát dịch

Quand Les Ans S'additionnent - Khi Tuổi Đời Chồng Chất



Quand Les Ans S'additionnent

Le coin de la rue est deux fois
plus loin qu’auparavant!
Et ils ont ajouté une montée que
je n’avais jamais remarquée.

J’ai dû cesser de courir après l’autobus,
Parce qu’il démarre bien plus vite qu’avant.
Je crois que l’on fait les marches
d'escaliers bien plus hautes
que dans notre temps!

L’hiver le chauffage est beaucoup
moins efficace qu’autrefois!
Et avez-vous remarqué les petits caractères
que les journaux se sont mis à employer?

Les jeunes eux-mêmes ont changé!
ils sont bien plus jeunes que
lorsque j’avais leur âge!
Et d’un autre côté les gens de mon âge
sont bien plus vieux que moi.

L’autre jour je suis tombée sur
une vieille connaissance; elle avait
tellement vieilli qu’elle ne
me reconnaissait pas!

Tout le monde parle si bas qu’on
ne comprend quasiment rien!
On vous fait des vêtements si serrés,
surtout à la taille et aux hanches,
que c’est désagréable!
Je réfléchissais à tout ça
en faisant ma toilette ce matin.
Ils ne font plus d’aussi bons miroirs
qu’il y a 40 ans

(Auteur inconnu)
***
Bài thoát dịch của Mai Lộc
Khi Tuổi Đời Chồng Chất


Góc đường đó tới lui quen thuộc lắm 
Sao hôm nay xa lắc gắp đôi lần 
Thêm dốc kia, làm chân cẳng như dần
Chẳng để ý ,hình như ai đắp vội?

Hụt chuyến buýt, rượt theo xe hết nổi!
Dường xe nào cũng phóng vội hơn xưa?
Cầu thang giờ cũng cao nghệu khó ưa
Thời ta trước làm gì cao quá vậy?

Mùa đông lạnh năm nay run lẩy bẩy 
Lò sưởi giờ cũng vậy chẳng ấm chăng?
Báo hằng ngày chử nhỏ rức lăn tăn 
Hãy để ý , hình như khuôn chử mới?

Những người trẻ hôm nay trông phơi phới 
Trẻ hơn tôi so với tuổi cùng thời 
Còn những người xấp xỉ cở tuổi tôi 
Trông lụ khụ , già hơn tôi thấy rõ 

Hôm nọ gặp một bà quen thuở nhỏ 
Em quá già , ôi thật khó nhận ra 
Em nhìn tôi xa lạ chẳng thiết tha 
Buồn ngơ ngác xót xa thời tri kỷ

Sao thiên hạ quanh tôi luôn lí nhí 
Vểnh lổ tai không hiểu họ nói chi?
Còn áo quần cũng khó xỏ mỗi khi
Thật bực bội mông đùi, vừa để ý 

Mãi nghĩ ngợi về bao điều phi lý
Sáng trước gương tôi ngắm kỹ bóng hình
Bốn mươi năm ai đó chẳng phải mình 
Gương tệ hại, khi thời gian chồng chất !

Mailoc thoát dịch
***

Bài chuyển thể của Phương Hà:
Khi Tuổi Đời Chồng Chất

Quãng đường quen thuộc tới lui
Hôm nay dài tựa gấp đôi mọi lần
Dốc cao làm cẳng mỏi dần
Dường như ai mới bất thần đắp thêm?

Hụt xe chẳng kịp leo lên
Xe lao vun vút liền liền, khác xưa
Cầu thang cao nghệu khó ưa
Khác xa thuở trước chỉ vừa bước thôi

Đông sang lạnh giá khắp trời
Sao lò sưởi chẳng ấm người chút nao?
Báo thì chữ nhỏ làm sao
Tại khuôn chữ mới, lẽ nào mắt ta!

Người trẻ phơi phới như hoa
Tươi hơn cái thuở thân ta tuổi này
Người già trạc tuổi ta đây
Nom sao lụ khụ yếu gầy đáng thương!

Gặp bà xưa học chung trường
Dung nhan tiều tuỵ khó đường nhận ra
Cón đâu ánh mắt thiết tha
Ngẫm thời tri kỷ xót xa dạ sầu

Người ta giao tiếp với nhau
Nói năng lí nhí chẳng vào lỗ tai
Loay hoay quần áo mặc sai
Xỏ vào đã khó cởi hoài chẳng ra

Bao điều phi lý xót xa
Soi gương ngắm mãi mặt già của ai
Bốn mươi năm, quãng đường dài
Là ta, hay bởi gương phai bóng hình?

Phương Hà
***
Thơ cảm tác:

Soi Gương Tưởng Ai

Mõi mòn tuổi tác lão cao niên,
Hụt hẫng hôm nay bước chậm phiền!
Con dốc sao mà cao mệt nhọc,
Cầu thang cũng khác khó khăn liền.

Còn đâu sức khỏe thời trai tráng,
Cạn kiệt tinh thần sợ đảo điên.
Lẩn thẩn tre tàn măng cũng mọc,
Bạn cùng thế hệ đã qui tiên...

Cái vòng sinh tử bệnh luân hồi,
Tới lúc cao niên hiểu sự đời.
Thể chất bản thân già yếu đuối,
Tinh thần ý thức, trẻ con chơi...

Tự lượng sức mình đi chậm lại,
Đắn đo bản sắc đứng trông trời.
Soi gương nhác thấy hình ai thế ?
Chắc tại bóng mờ lạ nghỉ ngơi...


Mai Xuân Thanh
 02/ 04/ 2016

Thứ Năm, 7 tháng 4, 2016

Vĩnh Long Xưa -1966-1967

Những Hình ảnh đi từ hướng Ngã Ba Cần Thơ vào chợ Vĩnh Long

  Nhìn từ Tháp: Queọ phải là hướng đi Cần Thơ,đi thẳng là vào chợ Vĩnh Long,còn quẹo trái là hướng Phà Mỹ Thuận,nơi đây có 2 cây xăng nổi tiếng thời đó,phía trái gốc của hình là Lữ Quán Thái Bình
Đường Lê Thái Tổ 
Bên trái là bến xe Vĩnh Long cũ (trước 1975).  
 Xa xa là tháp Phan Thanh Giản.Những chữ ghi trên đài là để tưởng nhớ tới quan Đại Thần Phan Thanh Giản


Đường Nguyễn Huệ
Đường Nguyễn Huệ
Đường Lê Thái Tổ
Bến xe ( Nhà Thờ Chánh Tòa phía sau)
Qua Cầu Lộ vào Chợ Vĩnh Long
Đường Phan Thanh Giản
 Đường Gia Long
 Đường Gia Long 
 Đường Gia Long





Đoàn xe lôi

Kính gửi quý độc giả Vĩnh Long, 
Kim Oanh rất mong xin đón nhận những chi tiết tên đường Vĩnh Long xưa, mà Kim Oanh chưa rõ
Chân thành cảm ơn.

 Kim Oanh sưu tầm từ Net



Non Sông Gấm Vóc: Vĩnh Long


Trong khi Sài Gòn Gia Định và các tỉnh Miền Đông Nam Phần đã thuộc về Việt Nam từ giữa thế kỷ XVII thì Vĩnh Long vẫn còn là vùng đất hoang vu của một ít người Khmer sinh sống rải rác, thưa thớt. Phải vào gần cuối thế kỷ này mới có một số người Việt và người Hoa (Minh Hương) vào đây khai phá, trồng trọt, sinh sống. Làng xã thành hình và phát triển nhanh theo nhịp độ bành trướng về Phương Nam của người Đàng Trong và chính quyền của triều đình Nhà Nguyễn hồi đầu thế kỷ XVIII. Năm 1732 lưu dân người Việt bị quân Miên tấn công. Chúa Nguyễn là Ninh Vương Nguyễn Phúc Chu cử Trương Phúc Vĩnh đem quân vào dẹp yên. Vua Chân Lạp là Nặc Tha nhường Me Sa (Mỹ Tho) và Long Hồ cho Chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn lấy đất Long Hồ lập thành châu Định Viễn (Vĩnh Long) và đặt dinh Long Hồ. Lỵ sở lúc này đặt tại Cái Bè, Mỹ Tho. Đất Long Hồ (Vĩnh Long) chánh thức có mặt trong lãnh thổ Việt Nam kể từ đó.

Năm 1753 lại có binh biến do người Chân Lạp hậu thuẫn bởi quân Xiêm sang đánh phá, chúa Nguyễn Phúc Khoát sai Nguyễn Cư Trinh làm tham mưu đem quân năm dinh (3 dinh trong Nam là Trấn Biên, Phiên Trấn và Long Hồ, và 2 dinh ngoài Trung là Bình Khương và Bình Thuận) sang đánh Chân Lạp. Vua Chân Lạp là Nặc Nguyên thua trận bèn dâng hai phủ Tầm Bôn và Lôi Lạp (Gò Công và Tân An) để cầu hòa. Sau khi bình định xong, Nguyễn Cư Trinh dời dinh Long Hồ qua xứ Tầm Bào tức là tỉnh lỵ Vĩnh Long bây giờ. Vào thời đó, Long Hồ dinh giử vai trò vô cùng quan trọng đối với việc bảo vệ và phát triển Miền Tây Nam Phần. Về quân sự, Long Hồ dinh bao gồm ba đạo (xem như ba khu chiến thuật) được thiết lập để bảo vệ Tiền và Hậu Giang. Ba đạo này là Tân Châu Đạo (ở Cù Lao Giêng, Tiền Giang), Châu Đốc Đạo, và Đông Khẩu Đạo ở Sa Đéc. Cùng với ba đạo của dinh Long Hồ còn có hai đạo của Hà Tiên Trấn do Mạc Thiên Tứ cai quản để phối hợp chống giử cả Miền Tây nước Việt. Hai đạo (khu chiến thuật) của Hà Tiên Trấn là Kiên Giang Đạo (vùng Rạch Giá) và Long Xuyên Đạo (vùng Cà Mau, An Xuyên ngày nay). Về hành chánh thì tất cả năm đạo kể trên đều thuộc Long Hồ dinh và Vĩnh Long từ thuở đó được xem như là đầu não của cả Miền Tây Nam Phần cũng như Cần Thơ sau này vậy. Tây Đô hồi đó là Vĩnh Long mà những di tích lịch sử, cũng như những anh hùng liệt sĩ, những tài năng của vùng địa linh nhân kiệt này còn sống mãi trong lòng người dân Nam Việt.

(Không ảnh Mỹ Tho -1968)

Từ thời Pháp thuộc sang đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa, Bến Tre, Trà Vinh, Sa Đéc, Cần Thơ lần lượt tách ra làm thành tỉnh mới, Vĩnh Long chỉ còn lại phần đất nằm giữa Tiền Giang và Hậu Giang, tiếp giáp với các tỉnh Tiền Giang (Định Tường) ở phía Bắc, Đồng Tháp (Kiến Tường) ở phía Tây, Cần Thơ (Phong Dinh) ở phía Nam, và Trà Vinh (Vĩnh Bình) ở phía Đông, với diện tích 1, 478 cây số vuông và khoảng 1, 023, 400 dân số (theo thống kê năm 2002). Vĩnh Long nằm giữa hai bến đò nổi tiếng hồi xưa quen gọi là Bắc Mỹ Thuận và Bắc Cần Thơ. Đây là vùng đất phù sa màu mở rất thích hợp với lúa nước và các loại cây ăn trái, nhất là loại cây trái vùng nhiệt đới nổi tiếng như sầu riêng, măng cụt, chơm chơm, bòn bon, ổi, xoài, mận, dâu, sa bô chê, vú sửa, v v . . .Cái Mơn là nơi nổi tiếng về ươn cây mà các tỉnh lân cận thường đến đây mua về trồng. Đây cũng là đất của nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng của Miền Nam từ Nguyễn Cư Trinh, Tống Phước Hiệp, Châu Văn Tiếp, Phan Thanh Giản, Petrus Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Thông đến các chính trị gia gần đây như Trần Văn Hương, Nguyễn Văn Lộc, v v . . .Nhiều di tích lịch sử như thành xưa (Thành Long Hồ), đồn xưa Đồn Cổ Chiên), lăng mộ (Lăng Hà Tiên, Mộ ba vị công thần triều Nguyễn), những nơi có liên hệ đến Gia Long, những chùa đền, miếu cổ như Chùa Di Đà, Miếu Quốc Công, Văn Thánh Miếu, làm cho Vĩnh Long có nhiều nét văn hóa lịch sử đáng kể. Các hoạt động nghệ thuật, tôn giáo, giáo dục có nhiều nét độc đáo nói lên địa vị của một tỉnh thủ đô một thời nào. 

Một trong những công thần triều Nguyễn từng làm Lưu Thủ tại Long Hồ dinh thuở mới thành lập là Tống Phước Hiệp. Ông là cháu Quận Công Tống Phúc Trị, người huyện Tổng Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Đời Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát, Tống Phước Hiệp được cử làm Lưu Thủ dinh Long Hồ. Ông vô cùng tận tụy với chức vụ, hết sức lo lắng mưu cầu hạnh phúc cho dân chúng, làm cho công cuộc trị an được vạn phần tốt đẹp. Ông đã từng đem quân cứu viện giúp Mạc Thiên Tứ đánh đuổi quân Xiêm trong nhiều trận chiến, gây tổn thất nặng nề cho quân Xiêm, đem lại bình yên cho nhân dân. Ông bị bệnh, và từ trần năm 1776, để lại bao nhiêu thương tiếc trong lòng người dân Long Hồ. Ông được triều đình truy tặng Hữu Phủ Quốc Công, sắc chỉ lập miếu thờ tại dinh Long Hồ. Ngài đã qui thần nhưng oai linh hiển hách, dân chúng đất Vĩnh Long rất tin tưởng nơi Ngài. Sống làm tướng, thác làm thần , từ trước tới nay người dân luôn thờ phụng Ngài, nơi đền thờ Ngài lúc nào cũng khói hương nghi ngút.. Ngày vía Tổng Quốc Công được tổ chức long trọng hằng năm vào mùng 2 và mùng 3 tháng 6 âm lịch, có rước hát bộ xây chầu. Tên Ngài đã được dùng làm tên trường Trung Học tỉnh lỵ Vĩnh Long, một trường trung học to lớn, rất nổi tiếng ở Miền Tây cũng như trường Phan Thanh Giản ở Cần Thơ hay trường Thoại Ngọc Hầu ở Long Xuyên. Ở Mỹ (Nam Cali fornia) hội Ái Hữu Tống Phước Hiệp đã được thành lập từ mấy năm nay, dưới sự hướng dẫn của giáo sư Đào Khánh Thọ và giáo sư Võ Thị Ngọc Dung (hai vị đều là cựu giáo sư và cựu hiệu trưởng của trường), qui tụ được nhiều người cựu học sinh, có tài đức, có thiện chí, và có sự nghiệp đáng kể.

(Không ảnh Bến Tre 1968)

Một danh nhân đáng thương, đáng kính nhất của đất Vĩnh Long là cụ Phan Thanh Giản. Tên chữ là Tinh Bá và Đạm, hiệu là Lương Khê, biệt hiệu là Mai Xuyên, cụ là vị Tiến Sĩ đầu tiên của Miền Nam. Tổ tiên cụ là người Trung Hoa, cuối đời nhà Minh mới sang Việt Nam, trước ở Bình Định, sau này thân sinh của cụ vào Định Tường rồi qua làng Bảo Thạnh, huyện Bảo An, tỉnh Bến Tre sinh sống. Cụ Phan sinh năm 1796. Thân sinh là người giỏi chữ nho, đến Vĩnh Long làm thư lại cho Nam triều, thường tải lương thực về Huế. Mẹ mất sớm, cha bị vu cáo phải ở tù, Phan Thanh Giản phải sống bần hàn, nhưng rất chăm chỉ học tập, được hàng xóm sẵn sàng giúp đở. Năm 1825 Phan Thanh Giản đậu kỳ thi Hương ở Gia Định và năm sau , 1826, đi thi Hội đậu luôn Tiến Sĩ ở Huế. Đậu xong cụ được bổ nhiệm Hàn Lâm viện biên tu, làm việc tại Huế. Sau đó đổi ra Quảng Bình, rồi về Quảng Nam dẹp loạn. Lại về Kinh làm ở Bộ Hình, rồi làm Phó Sứ sang Trung Hoa. Cụ được triều đình ngợi khen về tài ngoại giao, được cử giử chức Kinh Lược Sứ ở Trấn Tây (Cao Miên) rồi Bố Chánh Quảng Nam. Được vua tin cậy bổ Đô Sát Viện Ngự Sử, sung chức Cơ Mật Viện Đại Thần. Năm 1861 sau khi Gia Định và ba tỉnh Miền Đông mất vào tay Pháp, triều đình sai Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp vào Nam thương thuyết. Năm 1863 cụ Phan lại được triều đình Huế cử hướng dẫn phái đoàn hơn 50 người, với Petrus Ký làm thông ngôn, lên đường sang Pháp thương thuyết để chuộc lại ba tỉnh Miền Đông. Sau hơn hai tháng lênh đênh trên mặt bể, phái đoàn đã đến Pháp và được vua Napoléon III của Pháp đón tiếp trọng thể. Cuộc thương nghị bất thành nhưng phái đoàn Việt Nam cũng có cơ hội được chứng kiến cảnh tiến bộ, phồn thịnh của xã hội Tây phương lúc bấy giờ. Trở về Việt Nam cụ Phan được cử vào trấn nhậm Miền Tây để giữ ba tỉnh còn lại. Nhưng không bao lâu các tỉnh này cũng bị người Pháp chiếm nốt trước sự bất lực của triều đình Việt Nam, và nhất là trước cái đau vô cùng của Kinh Lược Phan Thanh Giản. Không giữ thành được cho triều đình và đất nước quê hương cụ Phan uống thuốc độc (á phiện với giấm thanh) tự tử. Cụ mất ngày mùng 5 tháng 7, năm 1867. Linh cửu được đưa về làng Bảo Thạnh, Bến Tre. Các quan Nam và Pháp tới thăm ai cũng ngậm ngùi mến tiếc. Tên tuổi của cụ còn sống mãi với non sông nhất là trong lòng người dân Nam Việt . Tên cụ được dùng làm tên trường Trung Học lớn ở Tây Đô : trường Trung Học Phan Thanh Giản. Hiện nay hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Phan Thanh Giản-Đoàn Thị Điểm đã được thành lập ở các nơi trên khắp thế giới, qui tụ nhiều cựu học sinh, nhân tài của đất nước.

(Không ảnh Sa Đéc 1951)

Một nhà bác học lừng danh của Việt Nam hồi hạ bán thế kỷ XIX cũng là người con của đất Vĩnh Long. Đó là Petrus Trương Vĩnh Ký mà tên người đã được dùng làm tên cho trường Trung Học lớn vào bậc nhất và cũng nổi tiếng vào bậc nhất ở Miền Nam : trường Petrus Trương Vĩnh Ký. Trường nằm ngay tại Thủ Đô Sài Gòn. Nhà bác học Petrus Ký sinh năm 1837 tại Cái Mơn, làng Vĩnh Thạnh, tổng Minh Lệ, huyện Tân Minh, tỉnh Vĩnh Long (bây giờ thuộc tỉnh Bến Tre). Lúc ông được ba tuổi thì cha ông là Lãnh Binh Trương Chánh Thi bị bệnh chết trong khi đồn trú ở Nam Vang. Mẹ ông là bà Nguyễn Thị Châu phải tảo tần nuôi con. Ông bắt đầu theo học chữ Nho với một ông thầy đồ tên Học, người ở cùng xóm với gia đình. Petrus Ký rất thông minh, có trí nhớ siêu phàm, được thầy và bạn xem như thần đồng. Một người bạn thân của gia đình là cụ Tám, một vị linh mục từng được ông Trương Chánh Thi che chở cho trong khi có lệnh cấm đạo Thiên Chúa của triều đình Huế, thương tình cảnh bà Nguyễn Thị Châu, mới xin bà cho Petrus Ký theo ông học chữ Quốc Ngữ và tiếng La Tinh. Không bao lâu sau thì cụ Tám mất và Petrus Ký được một linh mục người Pháp, có tên Việt Nam là cố Long, đem về nuôi dưỡng cho tiếp tục học. Nhưng lúc này chính sách cấm đạo của triều đình Huế càng trở nên vô cùng khắc nghiệt. Chỉ dụ Sát Tả ngày 14 tháng 8 năm 1848 dẫn đến những chiến dịch sát hại hết sức tàn bạo những người giảng đạo cũng như những con chiên theo đạo Thiên Chúa. Cố Long phải tìm cách gởi Petrus Ký lên Cao Miên vào chủng viện Pinhhalu học thần học và triết học bên đó. Năm 15 tuổi ông tốt nghiệp ở đây với vị thứ cao nhất, xuất sắc nhất. Ông cùng hai người nữa được chọn lựa để vào học chủng viện Giáo Hoàng (Collège Constantinien) ở đảo Penang. Trong thời gian học ở Penang sự hiểu biết của Petrus Ký càng được mở mang rộng rãi. Nhờ thông minh lại có trí nhớ dai, ông học một biết mười. Ông thường đến thư viện ngoài giờ học, đọc đủ thứ sách Hán, Anh, La Tinh, Hy Lạp, Ý, Pháp, v v . . .thu nhận rất nhiều những kiến thức Đông, Tây, kim cổ. Năm 1858 ông tốt nghiệp khóa học ở Penang, với vị thứ cao nhất trong số 300 chủng sinh ra trường. và được lựa chọn để đưa đi La Mả học làm linh mục. Nhưng Petrus Ký từ chối, không đi La Mả mà lại xin trở về Việt Nam để chịu tang mẹ vừa mất hồi năm trước. Hai năm sau, do sự tiến cử của linh mục Lefebvre, ông ra làm thông ngôn cho Pháp. Từ đó ông được cử đi thông dịch trong những cuộc tiếp xúc quan trọng giữa Pháp và triều đình Huế. Quan trọng nhất là lần ông tháp tùng sứ bộ Phan Thanh Giản sang Pháp triều kiến vua Nả Phá Luân Đệ Tam tại diện Tuileries ngày 5 tháng 11 năm 1863. Ông đã làm cho nhà vua và triều thần hết sức ngạc nhiên về sự am tường tiếng Pháp của một người Việt Nam hồi thời bấy giờ. Chuyến đi này cũng là dịp để ông thăm viếng, học hỏi để hiểu biết thêm về một số các nước Âu Châu và nền văn minh của họ như Pháp, Ý, Tây Ban Nha, và nhất là được tiếp kiến Đức Giáo Hoàng và làm quen với một số văn thi sĩ học giả nổi tiếng của Pháp như Victor Hugo, Littré, Duruy, Renan, và khoa học gia Paul Bert. Kiến văn sẳn có của ông càng được mở rộng thêm trong chuyến công du này.

Từ năm 1864 đến năm 1868 ông làm giám đốc và đi dạy tiếng Đông Dương cho người Pháp ở trường Thông Ngôn (Collège des Interprètes). Từ 1868 tờ Gia Định báo được giao cho Petrus Ký quản đốc. Với công trình xây dựng Gia Định Báo có thể xem như Petrus Ký là người đầu tiên làm báo bằng chữ Quốc Ngữ ở Việt Nam. Năm 1872 ông được bổ làm thơ ký Hội Đồng Thành Phố Chợ Lớn và năm sau được mời dạy Hán văn và Việt văn ở trường Tham Biện Hậu Bổ (Collège des Stagiaires). Năm 1874 ông được đề cử tham dự giải thưởng “Toàn Cầu Bác Học Danh Gia” và đã đoạt được giải thưởng với hạng thứ 17 trong số 18 văn hào đoạt giải “Thế Giới Thập Bát Văn Hào.” Năm 1875 ông được cử làm chánh đốc học trường Hậu Bổ và năm 1878 được biệt phái ra Bắc Kỳ trong ba tháng để nghiên cứu về tình hình chính trị ở đó. Đây là cơ hội để ông thăm viếng các di tích lịch sử và tìm hiểu về đời sống của người dân Bắc Việt. Tập hồi ký “Chuyến Đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi” là kết quả của chuyến công du này. Sau đó ông được cử vào Hội Đồng Thành Phố Sài Gòn, Hội Đồng Học Chánh Thuộc Địa, và được bổ làm Officier d’Académie (1883). Do sự trọng dụng của Toàn Quyền Paul Bert, năm 1886 Petrus Ký được cử làm việc trong Cơ Mật Viện bên cạnh triều đình Huế, dạy tiếng Pháp và chữ Quốc Ngữ cho vua Đồng Khánh, được vua phong làm Hàn Lâm Viện Thị Giảng Học Sĩ. Ở Huế ít lâu Paul Bert chết và ông lấy cớ đau yếu xin cáo từ trở về Nam. Ông tiếp tục làm việc cho Soái Phủ Sài Gòn và làm giáo sư thổ ngữ Đông phương, dạy chữ Hán và tiếng Cao Miên tại trường Hậu Bổ. Liên Hiệp Đông Dương ra đời năm 1887 bao gồm Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ và Cao Miên. Năm sau khoảng tháng tư năm 1888 ông được phái đi công cán tại Vọng Các về vấn đề ranh giới giữa Thái Lan và các nước Đông Dương ở tả ngạn sông Cửu Long. Trường thông ngôn đóng cửa ông chỉ còn đi dạy tại trường Hậu Bổ và dành nhiều thì giờ cho việc nghiên cứu, viết lách, biên soạn sách vở để xuất bản. Năm 1888 ông tự bỏ tiền ra xuất bản tạp chí Thông Loại Khóa Trình, một tạp chí chú trọng nhiều về văn hóa, giáo dục có tính cách nhân bản, dân tộc, và khai phóng. Vào những ngày gần cuối đời, ông sống trong cảnh nghèo túng, không còn lương hướng gì để sống, lại thêm tốn tiền in ấn, sách báo bán không được, nợ nần chồng chất. Nhưng ông vẫn say mê viết lách, ông làm việc quá nhiều, lao tâm, khổ trí, sức khỏe suy giảm nhanh vì bệnh hư khí huyết. Ngày 1 tháng 9 năm 1898 Petrus Ký trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng ở Chợ Quán, hưởng thọ 61 tuổi, để lại cho đời một công trình văn hóa lớn lao bằng chữ Quốc Ngữ, và một nền học thuật mới dung hòa trí thức với đạo đức, tổng hợp khoa học kỷ thuật Tây phương với luân lý đạo đức Á Đông. Petrus Ký có cái vốn kiến thức thật sâu xa rộng rãi, và rất hiện đại, hơn tất cả những nhà nho cùng thời với ông, nhất là những kiến thức khoa học cùng những phương pháp nghiên cứu, phân tích, suy luận khoa học của Tây phương mà hầu hết những nhà trí thức Việt Nam hồi thời này chưa ai có hay chưa ai biết. Nói đến Petrus Ký là phải nói đến vai trò “khai đường mở lối” của ông trên các địa hạt như (1) dùng chữ Quốc Ngữ thay thế chữ Nôm và chữ Hán trong việc biên khảo, trước tác, (2) viết câu văn xuôi thay lối văn biền ngẫu của các nhà nho, (3) xây dựng nền học thuật mới tổng hợp văn hóa Á Đông và văn minh Tây phương thay thế nền học thuật cũ của nho gia, và(4) làm báo theo đúng ý nghĩa một tờ báo bây giờ.

Trên thế giới hiện giờ có nhiều hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Petrus Ký như Hội Petrus Ký Bắc Cali, Hội Petrus Ký Nam Cali, Hội Petrus Ký Âu Châu, Hội Petrus Ký Úc Châu, v v . . .qui tụ rất nhiều giáo sư, nhân viên, cựu học sinh và thân hữu. . .

(Không ảnh Cần Thơ-1968)

Vĩnh Long còn nhiều danh nhân nữa nhưng khuông khổ của bài này không cho phép ghi ra hết, xin hẹn vào những dịp khác. Bên cạnh các danh nhân, Vĩnh Long có nhiều di tích lịch sử đáng nói. Một trong những di tích đó là Văn Thánh Miếu, xem như một trong những di tích lịch sử xưa nhất của đất Vĩnh Long. Miếu được thành hình do công của Đề Học Nguyễn Thông, người đã đứng ra xây cất để thờ Đức Khổng Tử và các bậc hiền triết. Khởi công từ năm 1864, Văn Miếu được hoàn tất vào năm 1866, bao gồm: (1) một chánh điện thờ Đức Khổng Tử, với hai bên Tả Ban và Hữu Ban thờ Tứ Phối và Thập Triết, (2) hai miếu nhỏ hai bên gọi là Tả Vu và Hữu Vu, thờ thất thập nhị hiền, và (3) Văn Xương Các trước Văn Thánh Miếu, trên lầu thờ Văn Xương Đế Quân, dưới lầu thờ Võ Trường Toản và cụ Phan Thanh Giản. Phía ngoài có đôi liễn:

“Hoàng phong xử sĩ thanh cao lão,
Tự hiệu thư sinh tiết liệt thần”

Câu trên nói về Võ Trường Toản là một cụ già thanh cao, không chịu ra làm quan, ở ẩn dạy học, được vua Gia Long cho là “Sùng Đức Xử Sĩ.” Câu dưới nói về cụ Phan Thanh Giản, một bề tôi tiết liệt, nhưng khi gần chết dặn người sau chỉ ghi câu “lão thư sinh” (học trò già) mà thôi. Lús sinh tiền, khi làm Kinh Lược Vĩnh Long, cụ Phan thường cùng Đề Học Nguyễn Thông nhóm họp các văn nhân thi sĩ tại Văn Thánh Miếu, đọc sách, làm văn. Thượng Thư Bộ Học Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục) đời vua Duy Tân, có viếng Văn Thánh Miếu, và nhân đó có đề đôi liễn:

“Xuân Thu hà đẳng càn khôn, đạo tại ngũ kinh song nhật nguyệt,
Thù Tứ biệt thành võ trụ, đồ qua lục tỉnh nhất cung tường.”
(Đời Xuân Thu trời đất bậc nào, đạo ở năm kinh đôi nhật nguyệt,
Sông Thù, Tứ cõi bờ riêng đó đường qua sáu tỉnh một cung tường)

(Không phận Vĩnh Long)

Có những giai thoại gắn liền với những địa danh đặc biệt nổi tiếng ở Vĩnh Long xưa như sông Cổ Chiên chẳng hạn. Sông Cổ Chiên ở Vĩnh Long là nơi từng xãy ra nhiều trận hải chiến lịch sử giữa quân ta và quân Xiêm, quân ta và quân Chân Lạp, và giữa quân Tây Sơn và quân Nguyễn Ánh. Không biết bao nhiêu binh sĩ đã phải bỏ mình nơi đây, vì vậy mà từ xưa thường hiển hiện nhiều điều quái dị. Có những ma quỉ hiện về làm cho ghe thuyền qua lại vùng này hết sức kinh dị. Có người bảo đó là oan hồn các chiến sĩ trận vong, uất hận vì bị thảm tử trong các trận ác chiến chưa được siêu sinh. Vậy phải lập đàn cầu siêu cho các vong linh để cho vùng này được yên ổn. Dân chúng nghe theo, lập đàn cầu siêu cho các oan hồn. Từ đó yên ổn, không còn bóng hình ma quái nữa. Nhưng cũng từ đó lại sinh ra những tiếng động lạ lùng như vang lên từ dưới đáy sông, nghe kỷ thì như tiếng chuông, tiếng trống vang dội ầm ĩ. Nhiều người lắng nghe và cùng có cảm giác như tiếng trống giục, tiếng chiêng khua trong những trận thủy chiến hải hùng. Từ đó người ta gọi sông này là sông Cổ Chiên là vì vậy. Cổ là trống, Chiên có lẽ là Chiêng, tức là tiếng chiêng, tiếng trống vang dầy. Một giai thoại khác cũng rất đặc biệt, có liên hệ tới danh xưng Long Hồ. Ở Vĩnh Long có một nơi mà Tiền Giang và Hậu Giang cùng mấy sông khác tiếp nối nhau làm cho nước xoáy vòng và người địa phương ở đây đặt tên chổ đó là Hồi Oa, tức là nơi Nước Xoáy. Người ta kể là hồi năm 1787 dân chúng ở Hồi Oa xôn xao về tin Thánh Giá (Nguyễn Ánh) sẽ ngự đến đây và như vậy chắc chốn này không tránh được nạn đao binh (giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh). Ít lâu sau Nguyễn Ánh đến thật, và nhà vua đã chiêu dụ được nhiều người trong vùng, gây nhiều cảm tình trong dân chúng, được mọi người hết lòng phò giúp. Nguyễn Ánh cho xây đắp thành đất ở đây hai bên có lập đồn phòng thủ. Binh Tây Sơn nhiều lần tiến đánh nhưng không thắng nổi đành phải rút quân. Nguyễn Ánh xem đây là đất hưng vượng bèn cho đổi tên Hồi Oa thành ra Long Hưng. Các vùng gần đó đều đổi tên có chữ Long đứng đầu như Long Ẩn, Long Thắng, Long Hậu, v v . . . Con sông Long Hồ trước kia mang tên Chân Lạp là Tầm Vồ cũng theo xu hướng chung đó mà đổi là sông Long Hồ. Đêm đêm người ta còn nghe các cô gái chèo ghe ngâm:
“Tầm Vồ rày đã đóng đô,
Xin quan đổi lại Long Hồ cho xinh”.

Vĩnh Long có cù lao (hay Cồn) Tân Phong, thuộc quận Chợ Lách, rất nổi tiếng về sản xuất ốc gạo. Cồn Tân Phong nằm giữa dòng sông, dài khoảng 3 km, ngang chừng 1,5 km. Ở đây ốc gạo sản sinh nhiều và nhanh, chỉ 3 tháng là ăn được. Mùa ốc gạo là từ tháng 3 đến tháng 6, đặc biệt trong tháng 5 là ốc ngon nhất. Đồng bào Tân Phong thường bắt ốc gạo ban đêm để sáng hôm sau bán ở chợ Cái Bè, Mỹ Tho. Muốn bắt ốc gạo người ta phải lặn xuống đáy sông (ở những nơi sông không sâu), cào ốc vào rổ rồi chuyển cho tốp người khác đem lên bờ. Phần đông là phụ nữ làm các công việc vận chuyển trên bờ. Ở những nơi sâu người ta phải dùng vợt bằng giây gai lặn xuống xúc ốc lên đổ ngay lên ghe đậu gần bên. Ngày xưa khi chưa có cầu, mỗi lần qua Bắc Mỹ Thuận người ta thường thấy nhiều người bán ốc gạo. Đó là ốc gạo sản xuất ở Cù Lao Tân Phong. Cũng ở Bắc Mỹ Thuận du khách có thể thưởng thức nhiều món ăn độc đáo cũng như những thứ trái cây đặc biệt của vùng : các loại chim nướng thơm ngon, ổi xá lị to tướng mát rượi. Ngày nay Bắc Mỹ Thuận không còn. Chổ này bây giờ là một cây cầu rất hiện đại giúp việc lưu thông từ Miền Đông qua Miền Tây (hay ngược lại) hết sức dễ dàng tiện lợi. Nhưng những người của các thế hệ lớn tuổi hơn, có những hiểu biết về Bắc Mỹ Thuận, chắc không khỏi ngậm ngùi luyến tiếc một số kỷ niệm vui buồn nào đó về bến đò Mỹ Thuận của năm xưa.

(Vĩnh Bình-Trà Vinh -1971)

Một nhà tu người Vĩnh Long có bài thơ về tỉnhVĩnh Long và 7 quận của tỉnh này (quận Châu Thành, quận Bình Minh, quận Tam Bình, quận Chợ Lách, quận Trà Ôn, quận Vũng Liêm, và quận Minh Đức) trong khi nhà sư đi vân du các nơi. Người viết xin phép trích dẫn những đoạn diễn tả độc đáo về vùng địa lý này để kết luận cho bài viết.

« Vĩnh Long cảnh đẹp người xinh,
Quyện lòng du khách gợi tình nước non!

(Quận Châu Thành)
Có ai về đến Vĩnh Long
Cho tôi nhắn gởi đôi dòng nhớ thương!
Nhớ Long Hồ, nắng hai sương
Nhớ thuyền đủng đỉnh ngược đường Cổ Chiên.
Thương cụ Phan lấy bút nghiên,
Chống quân xăm lược , đoạt miền Đông Nam.
Thêm vào đấy những danh lam,
Tân kỳ, cổ kính, lòng làm sao quên?
Miếu Tổng Quốc Công hương ngút tỏa,
Tám lăm (85) lá sắc miếu công thần
Ngàn năm “Văn Thánh” trơ sương tuyết
Di Lặc tươi cười rạng ý dân. . . .

(Quận Bình Minh)
Ba Càn phát xuất nhiều tôm cá
Chim chuột, bắp dưa, bưởi, mận, cam
Du khách thương hồ hay ngoại quốc
Về rồi vẫn nhớ món chim ram.
Sông Hậu hai bờ cây trái thanh,
Nối liền chiếc Bắc đượm tình duyên
Phần đông tín ngưởng theo tôn giáo
Hoa Việt thêm vào Việt gốc Miên. . . .

(Quận Tam Bình)
Tam Bình giáp với Trà Vinh
Sống về ruộng rẫy, dân tình hiền lương. . .

(Quận Chợ Lách)
Quận Chợ Lách nhiều vườn cây ăn trái
Giáp Cái Mơn, Kinh Xáng một con đò. . .

Tân Phong ốc gạo nhiều như gạo
Tựa thế Ba Càn có ốc cao.

(Quận Trà Ôn)
Nước ngọt quanh năm, nhiều Cá Cháy
Sùng Nho, sùng Đạo, sống hiền lương
Có Lăng Thống Chế tên Điều Bác
Phò hộ dân cư được cát tường. . .

(Quận Vũng Liêm)
Đất có phì nhiêu cây trái ngọt
Nửa phần làm ruộng, nửa làm vườn. . .

(Quận Minh Đức)
Sinh hoạt đủ ngành người tấp nập
Chuyên về ruộng rẫy, sống quân bình
Những cô thôn nữ bên dòng nước
Mơ bóng tình quân, hưởng thái bình.

Vĩnh Long tiền ruộng, bạc sông
Mái chèo khoan nhặt, bóng hồng thướt tha
Nụ cười chào khách gần xa
Hẹn ngày trỗi hát bài ca thanh bình. 

(Lưu niệm ngày dừng chân nơi 7 quận Vĩnh Long)
(Thượng Tọa Giác Huệ)

Nguyễn Thanh Liêm

Kỷ Niệm Học Trò




Rồi mùa thu, một mùa thu năm đó
Cô học trò bé nhỏ đã ra đi
Lớp học trống sân trường thêm vắng vẻ
Cánh phượng tàn rời rã tiếng ve ru

Xa, xa lắm một thời còn vụng dại
Thuở sân trường áo trắng tóc lơi vai
Năm tháng trôi vẫn mấy mùa phượng nở
Hạ vẫn buồn gió vẫn hát mùa thu .

Em đi rồi người xưa còn ở lại
Sân trường buồn từ độ buổi chia xa
Bao mùa thu, bao mùa thu thay lá
Gốc phượng già cằn cổi tháng năm qua.

Trên lối nhỏ khi xưa giờ vắng vẻ
Em đi rồi lá có cũng buồn lây
Và mùa thu, mùa thu buồn hiu hắt
Áo đâu còn cho gió thổi loang bay

Tháng năm qua chập chùng trong ký ức
Nỗi nhớ nào đánh thức chuyện ngày xưa
Chuyện ngày xưa của tình yêu đôi lứa
Vụng dại nào một thuở rất nên thơ


Vĩnh Trinh

Tôi Gởi Hồn Tôi Xuống Hạ Nguồn




Chiều đã vươn vai buồn đã rớt
mây còn thả nổi qủa cầu bay
bên kia biên giới nhà thưa thớt
cây tuổi còn xanh đứng thở dài

Ốc đảo hoang vu rẽ mấy chiều?
dòng xuôi hũu ngạn có Ai Lao
nghe trong đất Thái sương đùn núi
vườn tược lên hoa ruộng thắm màu

Đứng cạnh sông dài bước lãng du
quê xa vằng vặc những sa mù
đá non trong nỗi sầu ôm cát
là thấy trường giang chẳng bến bờ

Đò thả xuôi và sẽ ngược dòng
vốc tay hôn nước, nước Mékong
với tôi thân thể mang hồn nước
mang tấm tình riêng để nối chung

Hôm nay triều nước xuôi lười biếng
tôi gởi hồn tôi xuống hạ nguồn…

Lâm Hảo Dũng
(PTT)
Ảnh: Tam Giác Vàng ở Chiang Rai-Thái Lan
Bangkok- Thái-Lan-Nov 16- 15- 1H10’pm

Thứ Tư, 6 tháng 4, 2016

Hương Thầm - Thơ Lê Kim Hiệp - Hương Nam Diễn Ngâm



Thơ: Lê Kim Hiệp
Diễn Ngâm: Hương Nam

Con Đường Lá Me Bay


Ở Sài Gòn dù mưa hay thật nắng
Đường vẫn xanh thơm lối cỏ quê mình
Hàng me cao vẫn chụm đầu soi bóng
Và âm thầm cột điện đứng chênh vênh

Tôi nhớ con đường như nhớ nước tôi
Như loài chim vẫn nhớ khung trời
Như loài nấm dại thương cây cỏ
Như mùa xuân nhớ nắng ban mai

Có hàng me rợp bước chân mơ
Dỗ lối về xanh bóng đợi chờ
Hàng me từ thuở mình thơ dại
Vẫn ấm như lời ru trẻ thơ

Và bước chân ai thoảng nhạc vàng
Trên con đường cỏ ấm hơi sương
Mùa mưa này lá me đầy lối
Tôi biết đâu mà say phấn hương

Người rót lời thơ ngọt phím đàn
Lầu ai đêm vắng ý thanh xuân
Nhìn qua bờ dậu ty-gôn ấy
Con đường xanh cả bóng giai nhân

Giờ cuối chân mây nhớ góc trời
Âm thầm như một ước mơ thôi
Mai về đất mẹ - im trong nắng
Đường cũ đây rồi, lá me ơi!

Thụy Khanh
Courcouronnes
10/10/74
(Trích trong Thi Tập Buồn Xưa Bây Giờ - Anh Vân chuyển)

Tản Mạn Về Đất Nước Và Con Người Tỉnh Vĩnh Long

(Có dùng một phần tư liệu trong Non Sông Gấm Vóc của GS Nguyễn Thanh Liêm viết về Vĩnh Long)

      Khảo sát về lịch sử tỉnh Vĩnh Long qua nhiều giai đoạn, kể từ 1658 trở về trước, Vĩnh Long thuộc địa phận nước Chân Lạp; từ 1658 -1730 Vĩnh Long được đặt dưới sự bảo trợ của chúa Nguyễn; từ 1730 -1759 là thuộc địa của chúa Nguyễn; từ 1760 trở về sau, vua Chân Lạp nhượng đứt cho Việt Nam; từ 1867 bị đặt dưới chế độ thuộc địa của Pháp. Năm 1867
      Riêng về chuyện về địa giới hành chánh của Vĩnh Long cũng lắm "thăng trầm" ..Tỉnh Vĩnh Long được thành lập vào năm 1832 thời chúa Nguyễn. Sau khi Pháp cưỡng chiếm 3 tỉnh Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên, bỏ khung hành chính nam kỳ lục tỉnh. Vĩnh Long bị chia ra làm 3 tỉnh: Bến Tre, Trà Vinh và Vĩnh Long.
      Tỉnh VL xưa nguyên là đất Tầm Đôn - Xoài Rạp. Khi Nguyễn Hữu Cảnh vào nam kinh lý thì vùng này còn để cho dân khai phá, lập trang trại một cách tự do.

      Chuyện về địa giới hành chánh của VL: Năm 1732 chúa Nguyễn đặt vùng này làm châu Định Viễn. Năm 1803, đổi tên thành dinh Hoằng Trấn, năm 1804 cải tên thành dinh Vĩnh Trấn, đem 2 đạo Long Xuyên và Kiên Giang thuộc Hà Tiên về đây, năm 1808 cải tên thành trấn Vĩnh Thanh, thăng châu Định Viễn làm phủ Định Viễn. Năm 1810 trả lại hai đạo Long Xuyên và Kiên Giang về Hà Tiên, đến 1832 phân hạt gọi là tỉnh Vĩnh Long, nhập thêm phủ Lạc Hoá (gồm 2 huyện Tuân Ngãi và Trà Vinh), tăng thêm huyện Vĩnh Trị đồng thời cho tách 2 huyện Vĩnh Định, Vĩnh An và đạo Châu Đốc về lập tỉnh Kiên Giang. Năm 1867, Pháp cưỡng chiếm 3 tỉnh Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên, bỏ khung hành chính nam kỳ lục tỉnh. Vĩnh Long bị chia ra làm 3 tỉnh: Bến Tre, Trà Vinh và Vĩnh Long. Sau 1975, Vĩnh Long và Vĩnh Bình nhập lại thành tỉnh Cửu Long, đến năm 1991 lại chia ra thành Vĩnh Long và Trà Vinh như cũ.
      Việc thành Vĩnh Long 2 lần thất thủ 1867, dẫn đến việc tự sát của Phan Thanh Giãn. Song đất VL xưa và nay luôn là miền đất trù phú, ngoài việc là nơi miệt vườn với cây trái sum xuê còn là một vườn ươm nghệ thuật với nhiều nghệ sĩ đờn ca tài tử trứ danh một thời.


Không Phận  Vĩnh Long
      "Từ thời Pháp thuộc sang đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa, Bến Tre, Trà Vinh, Sa Đéc, Cần Thơ lần lượt tách ra làm thành tỉnh mới, Vĩnh Long chỉ còn lại phần đất nằm giữa Tiền Giang và Hậu Giang, tiếp giáp với các tỉnh Tiền Giang (Định Tường) ở phía Bắc, Đồng Tháp (Kiến Tường) ở phía Tây, Cần Thơ (Phong Dinh) ở phía Nam, và Trà Vinh (Vĩnh Bình) ở phía Đông, với diện tích 1, 478 cây số vuông và khoảng 1, 023,400 dân số (theo thống kê năm 2002).

      Nằm trên đồng bằng châu thổ Cửu Long tỉnh Vĩnh Long không có núi, địa thế là đồng bằng do phù sa bù đắp. Hai con sông quan trọng là Tiền Giang và Hậu Giang.
      Sông Tiền Giang đến An Thành chia làm hai nhánh, một nhánh chảy vào Vĩnh Long gọi là Cổ Chiên (ở đây có một số cù lao lớn như cù lao Dài, cù lao Tân Phong, cù lao An Thành), một nhánh chảy về phía Đông Nam vào hai tỉnh Định Tường và Trúc Giang (Kiến Hòa )
      Sông Hậu Giang chảy hướng Tây Nam, chia ranh giới với tỉnh Phong Dinh (có cù lao Tân Ngãi, tức cù lao Mây, khá lớn). Ngoài ra còn có kinh rạch ngang dọc khắp tỉnh: đặc biệt có kinh đào Mang Thít chảy dài từ quận Minh Đức đến quận Trà Ôn, nối liền hai sông Tiền Giang và Hậu Giang, rút ngắn đường vận chuyển các loại nông sản từ các tỉnh miền Tây về Sài Gòn.

      Khí hâu ở đây nóng ẩm, với hai mùa mưa, nắng rất rõ rệt. Mực nước lên cao từ tháng Năm đến tháng Bảy âm lịch (ca dao có câu "tháng Bảy nước chảy khỏi bờ" là vậy), và bắt đầu xuống từ tháng Tám cho đến tháng Mười âm lịch mới bình lại. Vì kinh rạch nhiều, nhất là nhờ hai con sông Tiền, sông Hậu nên rút ra biển rất nhanh, không bị lụt như ở Mỹ Tho và Kiến Phong. Là tỉnh ở giữa đồng bằng sông Cửu Long, Vĩnh Long có đất đai màu mỡ do được sông Tiền và sông Hậu bồi đắp phù sa hàng năm. Trồng trọt là một thế mạnh của tỉnh. Bên cạnh cây lúa (90% diện tích đất trồng lúa), hàng năm người dân Vĩnh Long còn thu hoạch hàng trăm ngàn tấn trái cây như cam, nhãn, quít, bưởi, dừa... và chăn nuôi gia súc gia cầm.



      Vĩnh Long nằm giữa hai bến đò nổi tiếng hồi xưa quen gọi là Bắc Mỹ Thuận và Bắc Cần Thơ. Đây là vùng đất phù sa màu mỡ rất thích hợp với lúa nước và các loại cây ăn trái, nhất là loại cây trái vùng nhiệt đới nổi tiếng như sầu riêng, măng cụt, chơm chơm, bòn bon, ổi, xoài, mận,dâu, sa bô chê, vú sữa, v v . . .Cái Mơn là nơi nổi tiếng về ươm cây mà các tỉnh lân cận thường đến đây mua về trồng.
      Đây cũng là đất của nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng của Miền Nam từ Nguyễn Cư Trinh, Tống Phước Hiệp, Châu Văn Tiếp, Phan Thanh Giản, Petrus Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Thông đến các chính trị gia gần đây như Trần Văn Hương, Nguyễn Văn Lộc, v v . . .Nhiều di tích lịch sử như thành xưa (Thành Long Hồ), đồn xưa Đồn Cổ Chiên, lăng mộ (Lăng Hà Tiên, Mộ ba vị công thần triều Nguyễn), những nơi có liên hệ đến Gia Long, những chùa đền, miếu cổ như Chùa Di Đà, Miếu Quốc Công, Văn Thánh Miếu, làm cho Vĩnh Long có nhiều nét văn hóa lịch sử đáng kể. Các hoạt động nghệ thuật, tôn giáo, giáo dục có nhiều nét độc đáo nói lên địa vị của một tỉnh thủ đô một thời nào.

Miếu Tống Quốc Công thời Pháp thuộc ( nay thuộc vị trí nhà Văn Hoá TX Vĩnh Long )
Cụ Tống Phước Hiệp ( sinh .... mất:Bính Thân 1776)

      Tống Phước Hiệp, quê ở huyện Tống Sơn, Thanh Hóa. Ông là cháu Quận công Tống Phúc Trị. Đời chúa Võ vương Nguyễn Phúc Khoát (1714-1765), ông làm Lưu thủ Long Hồ dinh, được tiếng là giỏi việc trị an và biết thương dân.
      Vị quan cai quản đầu tiên dinh Long Hồ là Quốc công Tống Phước Hiệp.
      Ông vừa là vị tướng cầm quân xông pha trận mạc, vừa hoạch định kế sách an dân và khuyến khích giao thương buôn bán. Xưa kia, trên phần đất cạnh dòng sông Long Hồ (đoạn từ Ủy ban Nhân dân Thị xã Vĩnh Long đến dốc cầu Thiềng Đức ngày nay) có thời là chợ Trường Xuân, dân họp chợ đông đúc, mua bán khá nhộn nhịp. Trải qua chặng đường một trăm năm, từ Long Hồ dinh (1732) đến Hoằng Trấn dinh, Vĩnh Trấn rồi đến trấn Vĩnh Thanh (1832), người dân vùng đất này đã cộng lực mưu sinh, chinh phục thiên nhiên, biến miền đất hoang vu, sình lầy, rừng rậm… thành nơi sản xuất lúa gạo và hoa trái dồi dào nhất nước.
      Một trong những công thần triều Nguyễn từng làm Lưu Thủ tại Long Hồ dinh thuở mới thành lập là cụ ông Tống Phước Hiệp. Ông đã từng đem quân cứu viện giúp Mạc Thiên Tứ đánh đuổi quân Xiêm trong nhiều trận chiến, gây tổn thất nặng nề cho quân Xiêm, đem lại bình yên cho nhân dân. Ông bị bệnh, và từ trần năm 1776 được triều đình truy tặng Hữu Phủ Quốc Công, sắc chỉ lập miếu thờ tại dinh Long Hồ.
      Ngài đã qui thần nhưng oai linh hiển hách, dân chúng đất Vĩnh Long rất tin tưởng nơi Ngài. Sống làm tướng, thác làm thần , từ trước tới nay người dân luôn thờ phụng Ngài, nơi đền thờ Ngài lúc nào cũng khói hương nghi ngút.. Ngày vía Tổng Quốc Công được tổ chức long trọng hằng năm vào mùng 2 và mùng 3 tháng 6 âm lịch, có rước hát bộ xây chầu. Tên Ngài đã được dùng làm tên trường Trung Học tỉnh lỵ Vĩnh Long, một trường trung học to lớn, rất nổi tiếng ở Miền Tây cũng như trường Phan Thanh Giản ở Cần Thơ hay trường Thoại Ngọc Hầu ở Long Xuyên.

Cụ Phan Thanh Giản. (1796-1867)

      Một danh nhân đáng thương, đáng kính nhất của đất Vĩnh Long là cụ Phan Thanh Giản. Tên chữ là Tinh Bá và Đạm, hiệu là Lương Khê, biệt hiệu là Mai Xuyên, cụ là vị Tiến Sĩ đầu tiên của Miền Nam. Cụ Phan sinh năm 1796. Thân sinh là người giỏi chữ nho, đến Vĩnh Long làm thư lại cho Nam triều, thường tải lương thực về Huế. Mẹ mất sớm, cha bị vu cáo phải ở tù, Phan Thanh Giản phải sống bần hàn, nhưng rất chăm chỉ học tập, được hàng xóm sẵn sàng giúp đỡ. Năm 1825 cụ Phan Thanh Giản đậu kỳ thi Hương ở Gia Định và năm sau , 1826, đi thi Hội đậu luôn Tiến Sĩ ở Huế. Đậu xong cụ được bổ nhiệm Hàn Lâm viện biên tu, làm việc tại Huế. Sau đó đổi ra Quảng Bình, rồi về Quảng Nam dẹp loạn. Lại về Kinh làm ở Bộ Hình, rồi làm Phó Sứ sang Trung Hoa. Cụ được triều đình ngợi khen về tài ngoại giao, được cử giữ chức Kinh Lược Sứ ở TrấnTây (Cao Miên) rồi Bố Chánh Quảng Nam. Được vua tin cậy bổ Đô Sát Viện Ngự Sử, sung chức Cơ Mật Viện Đại Thần.

Hình chụp Cụ Phan Thanh Giản (1796 - 1867)

      Hình chụp tại Paris năm 1863, nhân dịp cụ cầm đầu sứ bộ sang Pháp thương thuyết để xin chuột lại 3 tỉnh Miền Đông Nam Kỳ
      Năm 1861 sau khi Gia Định và ba tỉnh Miền Đông mất vào tay Pháp, triều đình sai Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp vào Nam thương thuyết.
      Năm 1863 cụ Phan lại được triều đình Huế cử hướng dẫn phái đoàn hơn 50 người, với Petrus Ký làm thông ngôn, lên đường sang Pháp thương thuyết để chuộc lại ba tỉnh Miền Đông. Sau hơn hai tháng lênh đênh trên mặt bể, phái đoàn đã đến Pháp và được vua Napoléon III của Pháp đón tiếp trọng thể. Đoàn Việt Nam cũng có cơ hội được chứng kiến Trở về Việt Nam cụ Phan được cử vào trấn nhậm Miền Tây để giữ ba tỉnh còn lại.
      Nhưng không bao lâu các tỉnh này cũng bị người Pháp chiếm nốt trước sự bất lực của triều đình Việt Nam, và nhất là trướccái đau vô cùng của Kinh Lược Phan Thanh Giản. Không giữ thành cụ Phan uống thuốc độc tự tử. Cụ mất ngày mùng 5 tháng 7, năm 1867. Linh cữu được đưa về làng Bảo Thạnh, Bến Tre. Các quan Nam và Pháp tới thăm ai cũng ngậm ngùi mến tiếc. Tên tuổi của cụ còn sống mãi với non sông nhất là trong lòng người dân Nam Việt .

      Tên cụ được dùng làm tên trường Trung Học lớn ở Tây Đô: trường Trung Học Phan Thanh Giản. Hiện nay hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Phan Thanh Giản-Đoàn Thị Điểm đã được thành lập ở các nơi trên khắp thế giới, qui tụ nhiều cựu học sinh, nhân tài của đất nước...

Hình vẻ Cụ Phan Thanh Giản (1796 - 1867)

Pétrus Trương Vĩnh Ký (sinh : 06 tháng 12 năm 1837 – tịch :01 tháng 9 năm 1898)

      Một nhà bác học lừng danh của Việt Nam hồi hạ bán thế kỷ XIX cũng là người con của đất Vĩnh Long. Đó là Pétrus Trương Vĩnh Ký mà tên người đã được dùng làm tên cho trường Trung Học lớn vào bậc nhất và cũng nổi tiếng vào bậc nhất ở Miền Nam: trường Petrus Trương Vĩnh Ký. Nhà bác học Petrus Ký sinh năm 1837 tại Cái Mơn, làng Vĩnh Thạnh, tổng Minh Lệ, huyện Tân Minh, tỉnh Vĩnh Long (bây giờ thuộc tỉnh Bến Tre).


      Khi mới sinh có tên là Trương Chánh Ký, tự Sĩ Tải, theo đạo Công giáo nên có tên thánh: Jean - Baptiste Pétrus, nên còn gọi tắt là Pétrus Ký. Ông là một nhà giáo, nhà báo, nhà văn và là nhà bác học Việt Nam, thông thạo 26 ngôn ngữ, được ghi trong Bách khoa Tự điển Larousse và là một trong 18 văn hào thế giới của thế kỷ 19. Ông để lại hơn 100 tác phẩm về văn học, lịch sử, địa lý, từ điển và dịch thuật.

      Nhà bác hoc Pérus Ký để lại cho đời một công trình văn hóa lớn lao bằng chữ Quốc Ngữ. Petrus Ký có cái vốn kiến thức thật sâu xa rộng rãi, và rất hiện đại, hơn tấtcả những nhà nho cùng thời với ông, nhất là những kiến thức khoa học cùng những phương pháp nghiên cứu, phân tích, suy luận khoa học của Tây phương. Nói đến Petrus Ký là phải nói đến vai trò “khai đường mở lối” của ông trên các địa hạt như (1) dùng chữ Quốc Ngữ thay thế chữ Nôm và chữ Hán trong việc biên khảo, trước tác, (2) viết câu văn xuôi thay lối văn biền ngẫu của các nhà nho, (3) xây dựng nền học thuật mới tổng hợp văn hóa Á Đông và văn minh Tây phương thay thế nền học thuật cũ của nho gia, và(4) làm báo theo đúng ý nghĩa một tờ báo bây giờ.
      Trương Vĩnh Ký thiết tha với nền văn học Quốc ngữ và được coi là người đặt nền móng cho báo chí quốc ngữ Việt Nam. Ông sáng lập, là tổng biên tập những tờ báo quốc ngữ đầu tiên (Gia Định báo), cũng là cây bút chủ chốt của rất nhiều báo khác.
      Ông để lại hơn 100 tác phẩm về văn học, lịch sử, địa lý, từ điển và dịch thuật.

Tiểu sử:
      Trương Vĩnh Ký, người tại ấp Cái Mơn, xã Vĩnh Thành, tổng Minh Lý, huyện Tân Minh, phủ Hoàng An, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre). Ông là con thứ ba của Lãnh binh Trương Chánh Thi và bà Nguyễn Thị Châu. Năm ông 3 tuổi [3], thân phụ ông được triều đình cử đi sứ sang Cao Miên rồi mất ở bên ấy.

Đi học:
      Nhờ mẹ tần tảo, lên 5 tuổi Trương Vĩnh Ký được đi học chữ Hán, do thầy đồ dạy tại Cái Mơn. Đến năm lên 9 tuổi, ông được linh mục Tám đem về nuôi, vì nhớ ơn lúc nhà Nguyễn cấm đạo Công giáo gắt gao; ông Thi, tức cha của Pétrus Ký, đã hết lòng che giấu ông.
      Ông Tám mất, có hai nhà truyền giáo người Pháp, thường gọi là Cố Hòa, Cố Long, biết Pétrus Ký vừa có trí thông minh vừa chăm học, nên đem về trường dòng ở Cái Nhum dạy chữ Latinh. Năm 1848, Cố Long đưa Pétrus Ký sang học tại Chủng viện Pinhalu ở Phnom Penh, Cao Miên.
      Năm 1851, trường này chọn 3 học sinh xuất sắc, trong số đó có Pétrus Ký, để cấp học bổng đi du học tại Chủng viện Giáo Hoàng ở Pinang thuộc (Malaysia). Đây là một trường chuyên đào tạo các tu sĩ cho vùng Viễn Đông...
      Năm 21 tuổi (1858), Trương Vĩnh Ký đang học đến năm thứ 6, và chỉ còn một năm nữa là tốt nghiệp để chịu chức linh mục, thì vào lúc giữa năm, ông phải vội vàng về nước vì được tin người mẹ hiền qua đời.
      Pétrus Ký trở về quê hương Cái Mơn giữa lúc Pháp đem quân vào chiếm Việt Nam, bắt đầu từ Đà Nẵng (ngày 1 tháng 9 năm 1858), rồi Sài Gòn (ngày 17 tháng 2 năm 1859), đến Gia Định, tiếp theo là việc mất ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Vì thế, việc cấm đạo công giáo cũng diễn ra gay gắt hơn. Lúc ấy, Pétrus Ký phân vân rồi quyết định không trở lại chủng viện nữa.

Cộng tác với Pháp:
      Để tránh bị bắt bớ, Trương Vĩnh Ký chạy lên Sài Gòn vào tá túc nhà vị giám mục người Pháp Lefèbre, và được ông này giới thiệu làm thông ngôn cho Jauréguiberry vào ngày 20 tháng 12 năm 1860.
      Năm 1861 Pétrus Ký thành hôn với bà Vương Thị Thọ (con gái ông Vương Ngươn, hương chủ làng Nhơn Giang (Chợ Quán) do linh mục Đoan họ đạo Nhơn Giang mối mai và dời về cư ngụ ở Chợ Quán, Sài Gòn.
      Ngày 8 tháng 5 năm 1862, Pháp thành lập trường Thông ngôn (Collège des Interprètes), ông được nhận vào dạy.
      Năm 1863, triều đình Huế cử một phái đoàn do Phan Thanh Giản cầm đầu sang Pháp xin chuộc ba tỉnh miền Đông, Phan Thanh Giản xin Trương Vĩnh Ký đi theo làm thông ngôn.
      Sang Pháp, Pétrus Ký cùng phái đoàn nhà Nguyễn được triều kiến Napoléon III, gặp nhiều nhân vật tên tuổi thuộc nhiều lãnh vực khác nhau. Ngoài ra, ông còn được sang thăm Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý và được yết kiến Giáo hoàng tại La Mã.

      Về nước, năm 1865, Trương Vĩnh Ký viết cho tờ Gia Định báo (tờ báo bằng chữ quốc ngữ đầu tiên) do ông Ernest Potteaux làm quản nhiệm.
      Năm 1866, ông thay thế linh mục Croc làm hiệu trưởng Trường Thông ngôn. Ngày 15 tháng 9 năm 1869, ông được thủy sư đô đốc Pháp là Ohier bổ nhiệm làm chủ bút tờ Gia Định báo và tờ An Nam chính trị và xã hội.
      Ngày 1 tháng 1 năm 1871, Trường Sư phạm (École normale) được thành lập, Pétrus Ký được cử làm hiệu trưởng.
      Ngày 1 tháng 4 năm 1871, Pétrus Ký được Pháp phong hạng nhất huyện (hàm), được cử làm thư ký Hội đồng châu thành Chợ Lớn.
      Năm 1873, Pétrus Ký được giao nhiệm vụ điều hành trường Tham biện Hậu Bổ (Collège des administrateurs stagiaires), dạy Việt và Hán văn và cũng bắt đầu viết sách.
      Năm 1876, thống đốc Nam Kỳ Duperré cử ông ra Bắc Kỳ tìm hiểu tình hình miền Bắc. Năm 1877, ông là hội viên duy nhất và đầu tiên người Nam, được cử làm ủy viên hội đồng cai trị Sài Gòn.
      Năm 1883, ông được Hàn Lâm Viện Pháp phong hàm Viện sĩ (Officier d'Académie).
      Năm 1886, Paul Bert - nghị sĩ, hội viên Hàn lâm, bác học gia sinh vật học - được cử sang Đông Dương làm khâm sứ Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Vốn là bạn từ trước, nên Paul Bert mời Trương Vĩnh Ký ra Huế giúp việc.
      Đến Huế, Pétrus Ký được vua Đồng Khánh cho lãnh chức trong Cơ mật viện Tham tá, sung Hàn lâm viện Thị giảng học sĩ.
      Ngày 11 tháng 11 năm đó, Paul Bert bất ngờ bị bệnh chết, Trương Vĩnh Ký bị nhóm thực dân không cùng cánh bỏ rơi, bạc đãi; và bản thân Pétrus Ký sau đó cũng bị triều đình Huế nghi kỵ và trù dập nên ông lấy cớ đau phổi xin từ chức về lại Sài Gòn dạy học tại trường Hậu Bổ, trường Thông ngôn và viết sách.


Chùa cổ Tiên Châu gần bến đò cù lao Anh Bình - Long Hồ

Cuối đời:

     Mặc dù đã trở về đời sống của một viên chức, nhưng Trương Vĩnh Ký vẫn bị người khác phe tìm cách hạ bậc lương và làm khó dễ việc vào ngạch giáo sư sinh ngữ Đông Phương của ông. Rồi năm 1888, trường Thông ngôn đóng cửa, Pétrus Ký gần như thất nghiệp.
      Và khi trước, lúc còn được ưu ái, những sách của Trương Vĩnh Ký đều được nhà cầm quyền Pháp bỏ tiền ra in, để phân phối cho học sinh. Nhưng từ khi bị hất hủi, lui về ẩn dật ở Chợ Quán, ông phải bỏ tiền riêng ra in ấn và tự phát hành. Sách ế ẩm khiến Pétrus Ký phải mắc nhiều nợ.
      Năm 1887, sau khi đi công tác ở Bangkok để giải quyết vấn đề giữa Thái Lan và Đông Dương, ông nghỉ hưu. Năm 1888, ông xuất bản tạp chí tư nhân Thông Loại Khóa Trình (Miscellanées) được 18 số (1888 - 1889).
      Sống trong hoàn cảnh buồn bã, túng quẩn, bệnh hoạn luôn, Pétrus Ký qua đời vào ngày 1 tháng 9 năm 1898.
      Mộ phần và nhà ở khi xưa của ông (nay là nơi thờ phụng ông), hiện nằm nơi góc đường Trần Hưng Đạo và Trần Bình Trọng thuộc Quận 5, Sài Gòn.

Chức vụ, huân huy chương:

      Không những Trương Vĩnh Ký là một nhà văn tiền phong của nền văn học chữ quốc ngữ mà ông còn là một học giả rất nổi tiếng. Trong quá trình hoạt động, ông đã được nhận các chức việc và huân huy chương:
      Nhận huy chương Dũng sĩ cứu thế của Tòa thánh La Mã ngày 1 tháng 10 năm 1863.
      Năm 1871, được cử làm hội viên Hội Nhân Văn và Khoa học vùng Tây Nam nước Pháp, Hội nhân chủng học, Hội Giáo dục Á châu.
      Năm 1874, được phong giáo sư ngôn ngữ Á Đông, vì Pétrus Ký đã thông hiểu 27 sinh ngữ trên thế giới.
      Trong cuộc bầu chọn “ Toàn Cầu Bác Học Danh Gia” vào năm 1874, Pétrus Ký đã được bình chọn đứng hàng thứ 17 trong 18 “ Thế giới Thập Bát Văn Hào”.
      Nhận huy chương Isabelle la Catholique của Tây Ban Nha ngày 27 tháng 6 năm 1886.
      Trở thành hội viên Hội chuyên khảo về Văn hóa Á Châu ngày 15 tháng 2 năm 1876.
      Trở thành hội viên Hội chuyên học địa dư ở Paris ngày 7 tháng 7 năm 1878.
      Nhận huy chương Hàn Lâm Viện đệ nhị đẳng của Pháp ngày 17 tháng 5 năm 1883.
      Nhận Tứ đẳng Long Tinh, Ngọc Khánh, Long Khánh của Nam triều ngày 17 tháng 5 năm 1886.
      Nhận Bắc Đẩu Bội Tinh đệ ngũ đẳng của Pháp ngày 4 tháng 8 năm 1886.
      Nhận Hàn Lâm Viện đệ nhất đẳng của Pháp ngày 3 tháng 6 năm 1887
      Nhận Hàn Lâm Viện đệ nhất đẳng của Hoàng gia Cam Bốt.
      Vua Đồng Khánh ban cho ông chức Hàn Lâm viện Thị giảng học sĩ.
      Vua Khải Định ban hàm Lễ Bộ Tham Tri.
      Vua Bảo Đại ban hàm Lễ Bộ Thượng Thư.

      Trước đây, tên của ông được Bộ Giáo Dục Việt Nam Cộng hòa đặt cho một ngôi trường trung học lớn nhất miền Nam. Sau năm 1975, trường này được đổi tên là trường trung học Lê Hồng Phong ở Sài Gòn.
      Hiện nay tại Sài Gòn cũng có 1 trường mang tên Trương Vĩnh Ký là Trường THPT Tư thục Trương Vĩnh Ký.

Một số tác phẩm
Ông có rất nhiều tác phẩm (118 tác phẩm hoặc 121 tác phẩm), lược kê một số như:

* Truyện đời xưa
* Abrégé de grammaire annamite (Tóm lược ngữ pháp An Nam)
* Kim Vân Kiều (bản phiên âm ra chữ quốc ngữ đầu tiên)
* Petit cours de géographie de la Basse-Cochinchine
* Cours de langue annamite (Bài giảng ngôn ngữ An Nam)
* Voyage au Tonkin en 1876 (Đông Kinh du ký)
* Guide de la conversation annamite (Hướng dẫn đàm thoại An Nam)
* Phép lịch sự An Nam (Les convenances et les civilités annamites)
* Lục súc tranh công
* Cours de la langue mandarine ou des caractères chinois (Bài giảng tiếng quan thoại hay chữ Trung Quốc)
* Cours d'histoire annamite (Bài giảng lịch sử An Nam)
* Dư đồ thuyết lược (Précis de géographie)
* Đại Nam tam thập nhất tỉnh thành đồ
* Cours de littérature annamite, 1891 (Bài giảng văn chương An nam)
* Cours de géographie générale de l'Indochine (Bài giảng địa lý tổng quát Đông Dương)
* Đại Nam tam thập nhứt tỉnh địa đồ
* Grand Dictionnaire Annamite-Français (Đại tự điển An Nam-Pháp) v.v...

      Hiện còn nhiều trước tác của Trương Vĩnh Ký đã bị thất lạc, không còn đầy đủ hoặc nằm ở thư viện nước ngoài.

Nỗi lòng:
      Hay tin Pétrus Ký, một con người tài giỏi, sẽ ra làm việc với Pháp, một số quan lại nhà Nguyễn đâm ra nghi kỵ ông. Nhưng sau nhiều toan tính, ông nghĩ rằng phải làm việc để giúp đỡ đồng bào, nhất là lúc ấy, Pháp và Nam triều chưa hiểu nhau, chưa thành thật với nhau. Pétrus Ký đã mượn câu châm ngôn Latinh Ở với họ mà không theo họ (Sic vos non vobis), để biện minh cho việc nhận lời làm thông ngôn cho Jauréguiberry.[5]

      Ngày 8 tháng 11 năm 1870, ông có lời di huấn: Người đời sanh ký tử quy, đàng đi nước bước vắn vỏi lắm. Nhưng ai cũng có phận nấy, hể nhập thế cuộc bất khả vô danh vị, cũng phải làm vai tuồng mình cho xong đã, mới chun vô phòng được. Sự sống ở đời tạm nầy, đỏ như hoa nở một hồi sương sa; vạn sự đều chóng qua hết, tan đi như mây như khói. Nên phải liệu sức, tùy phận mà làm vai tuồng mình cho xong....
      Bài thơ ông sáng tác lúc gần lâm chung:
Quanh quanh quẩn quẩn lối đường quai,

Xô đẩy người vô giữa cuộc đời.
Học thức gửi tên con mọt sách,
Công danh rốt cuộc cái quan tài.
Dạo hòn, lũ kiến men chân bước,
Bò xối, con sùng chắt lưỡi hoài!
Cuốn sổ bình sanh công với tội,
Tìm nơi thẩm phán để thừa khai.


      Và câu ghi nơi nhà mồ bằng tiếng Latinh: Miseremini Mei Satem Vos Amici Mei (Xin hãy thương tôi, ít ra những bạn hữu của tôi).
      Ở cuối thế kỷ 19, Jean Bouchot gọi Trương Vĩnh Ký là "một nhà bác học duy nhất ở Đông Dương và cho đến ở nước Trung Hoa hiện đại nữa."
      Học giả người Pháp này cũng đã viết:
      Ta phải xem đời của cụ Trương Vĩnh Ký là một bài học và một gương tốt cho ta. Một bài học vì, vì ta thấy người dân hoàn toàn Nam Kỳ ấy sánh kịp với các nhà thông thái xứng đáng nhất của Âu châu trong đủ ngành khoa học...[7]

Phần mộ của cụ Trương Vĩnh Ký

      Theo tư liệu gia đình, khu mộ phần này được xây dựng trước khi Trương Vĩnh Ký mất (năm 1889) tại Chợ Quán, Sài Gòn, nay là nhà số 520, Trần Hưng Đạo, quận 5, Sài Gòn. Mộ được xây dựng ngay tại sinh phần của dòng họ, nơi có hơn 50 ngôi mộ
......................
      Nói chung và theo Địa phương chí tỉnh Vĩnh Long, Vĩnh Long xưa vốn là một dinh, một trấn lớn, bao trùm một góc miền Tây. Biết bao nhân vật ưu tú đã làm rạng danh đất Vĩnh. Ngày nay, nhiều di tích vẫn còn lưu lại trên đất Sa Đéc (Đồng Tháp), Bến Tre, là những vùng thuộc Long Hồ dinh ngày trước. Chẳng hạn như: Nguyễn Cư Trinh và Trương Phúc Du – hai nhân tài đã dày công khai phá Long Hồ dinh; quốc công Tống Phước Hiệp – quan lưu phủ Long Hồ dinh đầy đủ ân oai được dân chúng xưng phục; Lâm thao quận công Châu Văn Tiếp; Kinh môn quận công Nguyễn Văn Nhơn; Nguyễn Khoa Thuyên – cai bộ Long Hồ dinh, từng sát cánh với Tống Phước Hiệp xông pha chiến trận, Nam Kỳ kinh lược đại thần Phan Thanh Giản; Trương Vĩnh Ký – nhà bác học, nhân tài của nước Việt Nam; Đốc binh Lê Cẩn và Nguyễn Giao – hai vị hào kiệt chống thực dân Pháp; Lê Long An - vị tiền hiền có công khai mở ba thôn: Mỹ Thạnh, Mỹ Hưng và Mỹ Hội; Tri huyện Tống Hữu Trung - một viên quan gương mẫu được nhiều người cảm đức; Bà Trần Thị Thọ - nhà từ thiện nổi tiếng khắp ba kỳ, được vua Khải Định tặng Kim Bảng "Háo Nghĩa Khả Gia",.v.v…

Những di tích lịch sử - văn hoá

(Đình Long Mỹ)
Đình:
      Khi nói đến một làng xưa Việt Nam thì tâm điểm trọng yếu đầu tiên mà ai cũng nghĩ đến là đình làng. Ngôi đình là nét đặc trưng hay có thể gọi là bản sắc của làng xã truyền thống Việt Nam. Đình là nơi tôn thờ Thành hoàng, vị thần bảo hộ cho làng, là trái tim điều khiển chi phối những hoạt động đời sống cộng đồng của đơn vị hành chính cơ sở tạo nên đất nước. Ngôi đình không chỉ là cơ sở tín ngưỡng quyền lực siêu nhiên mà còn là nơi hội họp bàn bạc tất cả những vấn đề to nhỏ liên quan đến làng. Đời sống cộng đồng hưng thịnh hay suy bại, cư dân có an khang phú quý hay không, phong tục thuần hậu tốt đẹp hay không, tất cả đều liên quan đến tâm điểm thiêng liêng – ngôi đình. Đó là nơi biểu hiện chỉnh thể kinh tế, văn hoá, xã hội của một địa phương.

      Các triều đại hưng rồi vong, đất nước có thể thăng trầm nhưng đình vẫn sừng sững đứng đó và làng không thể mất đi, làng lại kết tụ thành đất nước. Qua hai cuộc chiến tranh , có biết bao đình, chùa của làng quê Việt Nam đã bị huỷ hoại. Sau 1975, do thiếu ý thức bảo vệ, chúng ta đã tự làm mất đi không ít ngôi đình. Ngoài ra, sự tác động hàng trăm năm của văn hoá phương Tây, tinh thần thiêng liêng của ngôi đình cũng không tránh khỏi mờ khuất, dần dần bị mai một và biến dạng. May thay, có một ngôi đình cổ ở đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn giữ được khá toàn vẹn diện mạo ban sơ – đình Tân Giai (một ngôi đình cổ kính từ thời Gia Long). Bên cạnh đình Khao cổ kính, Vĩnh Long còn có nhiều ngôi đình mang nhiều sắc thái độc đáo và lạ kỳ. Đình Tân Giai là ngôi đình lớn nhất trong tỉnh Vĩnh Long.
      Được biết, vào đời Gia Long, nhận thấy dân chúng địa phương rất nặng lòng tín ngưỡng, chính quyền tán thành công cuộc xây dựng một ngôi đình thần. Đình toạ lạc trên vuông đất công điền, nằm sát mé sông Cổ Chiên, tại Vàm Cái Cá, mặt tiền hướng về phía bờ sông. Dân chúng đều hoan hỉ, tới nơi sùng phụng, tưởng niệm đất nước, tiền nhân, khói hương chiêm bái không ngớt. Đặc biệt nhất là vào những ngày đáo lệ Kỳ Yên, đủ mọi tầng lớp nhân dân hội họp cung thỉnh sắc thần, cực kỳ long trọng và tôn nghiêm.

      Trải qua cuộc binh biến, ngôi đình vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt, biểu dương tinh thần dân tộc. Chạnh lòng hoài cổ, các ông Phó tổng Ngô Văn Lân, hương cả Tống Hữu Viên là thân phụ ông Tống Hữu Trung có công lập làng Tân Giai, các vị kỳ lão trong làng cùng nhau đứng ra lo việc tu bổ ngôi đình, nối tiếp phụng thờ.

      Năm 1924, vì bị dòng nước sông Cửu Long đổ xuống sông Cổ Chiên, làm lở mé hữu ngạn sông này, từ trên Vàm Tuần Bắc Mỹ Thuận chạy xuống Vàm Cái Cá và sông Long Hồ, làm ảnh hưởng đến ngôi đình. Quý vị hương chức hội tề bèn lo việc dời ngôi đình vào trong giữa đất liền của làng Tân Giai, gần mé rạch Cái Cá, cầu Kinh Cụt.

      Hiện nay, nhằm đáp ứng niềm sùng kính của nhân dân địa phương, các vị trong ban hội hương đã đứng ra trông nom và tái thiết lại ngôi đình. Trước hết là để bảo tồn cổ tích, sau nữa là nơi tôn nghiêm thờ phụng trong làng, gợi tinh thần yêu nước thương nòi, nhen nhúm lửa thiêng nơi lòng đồng bào không quên đất nước, tiền nhân.

Miếu

Miếu Văn Thánh là dấu tích cổ xưa nhất ở Vĩnh Long (theo Địa phương chí tỉnh Vĩnh Long). Với lòng nhiệt thành của mình, Đề học Nguyễn Thông đã đứng ra vận động và xây cất Văn Thánh Miếu để thờ Đức Khổng Tử và các bậc hiền triết là môn đệ của đức Khổng. Công trình được khởi công năm Giáp Tý 1864 và hoàn thành vào cuối năm Bính Dần 1866 với kiểu kiến trúc truyền thống Việt Nam:
1) Chánh điện: Thờ Đức Khổng Tử. Hai bên Tả ban, Hữu ban thờ Tứ phối, Thập triết.
2) Hai miếu nhỏ hai bên: Tả vu, Hữu vu thờ Thất thập nhị hiền.
3) Văn Xương Các: Phía trước và bên tả Văn Thánh Miếu có xây dựng toà Văn Xương Các. Tầng trên lầu thờ 3 vị Văn

      Xương Đế Quân. Tầng dưới lầu, căn giữa để một cái khánh sơn son thiếp vàng, để bài vị thờ cụ Võ Trường Toản và hình cụ Phan Thanh Giản, phía ngoài cái khánh có khắc một đôi liễn với nội dung: "Hoàng phong xử sĩ thanh cao lão. Tự hiệu thư sinh tiết liệt thần" (Câu trên nói về cụ Võ Trường Toản, là một ông già thanh cao, ở ẩn dạy học, không chịu ra làm quan, được vua Gia Long cho là "Sùng đức xử sĩ". Câu dưới nói về cụ Phan Thanh Giản, vốn là bề tôi tiết liệt, khi sắp chết, dặn ghi trong tấm triện là "lão thư sinh" mà thôi)

Văn Thánh Miếu

Đền Văn Thánh Miếu trên đường Văn Thánh Vĩnh Long

      Bên cạnh các danh nhân, Vĩnh Long có nhiều di tích lịch sử đáng nói. Một trong những di tích đó là Văn Thánh Miếu, xem như một trong những di tích lịch sử xưa nhất của đất Vĩnh Long. Miếu được thành hình do công của Đề Học Nguyễn Thông, người đã đứng ra xây cất để thờ Đức Khổng Tử và các bậc hiền triết. Khởi công từ năm 1864, Văn Miếu hoàn tất năm 1866, bao gồm: (1)một chánh điện thờ Đức Khổng Tử, với hai bên Tả Ban và Hữu Ban thờ Tứ Phối và ThậpTriết, (2) hai miếu nhỏ hai bên gọi là Tả Vu và Hữu Vu, thờ thất thập nhị hiền,và (3) Văn Xương Các trước Văn Thánh Miếu, trên lầu thờ Văn Xương Đế Quân, dưới lầu thờ Võ Trường Toản và cụ Phan Thanh Giản. Phía ngoài có đôi liễn:

“Hoàng phong xử sĩ thanh cao lão,
Tự hiệu thư sinh tiết liệt thần”

      Câu trên nói về Võ TrườngToản là một cụ già thanh cao, không chịu ra làm quan, ở ẩn dạy học, được vuaGia Long cho là “Sùng Đức Xử Sĩ.” Câu dưới nói về cụ Phan Thanh Giản, một bềtôi tiết liệt, nhưng khi gần chết dặn người sau chỉ ghi câu “lão thư sinh” (họctrò già) mà thôi. Lúc sinh tiền, khi làm Kinh Lược Vĩnh Long, cụ Phan thường cùng Đề Học Nguyễn Thông nhóm họp các văn nhân thi sĩ tại Văn Thánh Miếu, đọc sách,làm văn. Thượng Thư Bộ Học Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục) đời vua Duy Tân, có viếng VănThánh Miếu, và nhân đó có đề đôi liễn:

"Xuân Thu hà đẳng càn khôn, đạo tại ngũ kinh song nhật nguyệt,
Thù Tứ biệt thành võ trụ, đồ qua lục tỉnh nhất cung tường.”

(Đời Xuân Thu trời đất bậc nào, đạo ở năm kinh đôi nhật nguyệt,
Sông Thù, Tứ cõi bờriêng đó đường qua sáu tỉnh một cung tường)

Sông Cổ Chiên

Bên bờ sông Cổ Chiên hiền hoà

      Có những giai thoại gắn liền với những địa danh đặc biệt nổi tiếng ở Vĩnh Long xưa như sông Cổ Chiên chẳng hạn. Sông Cổ Chiên ở Vĩnh Long là nơi từng xảy ra nhiều trận hải chiến lịch sử giữa quân ta và quân Xiêm, quân ta và quân Chân Lạp, và giữa quân Tây Sơn và quân Nguyễn Ánh. K. Có người bảo đó là oan hồn các chiến sĩ trận vong, Vậy phải lập đàn cầu siêu cho các vong linh để cho vùng này được yên ổn. Dân chúng nghe theo, lập đàn cầu siêu cho các oan hồn. Từ đó yên ổn, không còn bóng hình ma quái nữa.

      Tên con sông Cổ Chiên bắt nguồn từ ... Nhưng cũng từ đó lại sinh ra những tiếng động lạ lùng như vang lên từ dưới đáy sông, nghe kỷ thì như tiếng chuông, tiếng trống vang dội ầm ĩ. Từ đó người ta gọi sông này là sông Cổ Chiên là vì vậy. Cổ là trống, Chiên có lẽ là Chiêng, tức là tiếng chiêng, tiếng trống vang dầy.

Địa danh Long Hồ

      Một giai thoại khác cũng rất đặc biệt, có liên hệ tới danh xưng Long Hồ. Ở Vĩnh Long có một nơi mà Tiền Giang và Hậu Giang cùng mấy sông khác tiếp nối nhau làm cho nước xoáy vòng và người địa phương ở đây đặt tên chỗ đó là Hồi Oa, tức là nơi Nước Xoáy. Người ta kể là hồi năm 1787 dân chúng ở Hồi Oa xôn xao về tin Thánh Giá(Nguyễn Ánh) sẽ ngự đến đây và như vậy chắc chốn này không tránh được nạn đao binh (giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh). Ít lâu sau Nguyễn Ánh đến thật, và nhà vua đã chiêu dụ được nhiều người trong vùng, gây nhiều cảm tình trong dân chúng, được mọi người hết lòng phò giúp.

      Nguyễn Ánh cho xây đắp thành đất ở đây hai bên có lập đồn phòng thủ. Binh Tây Sơn nhiều lần tiến đánh nhưng không thắng nổi đành phải rút quân. Nguyễn Ánh xem đây là đất hưng vượng bèn cho đổi tên Hồi Oa thành ra Long Hưng.Các vùng gần đó đều đổi tên có chữ Long đứng đầu như Long Ẩn, Long Thắng, Long Hậu, v v . . . Con sông Long Hồ trước kia mang tên Chân Lạp là Tầm Vồ cũng theo xu hướng chung đó mà đổi là sông Long Hồ. Đêm đêm người ta còn nghe các cô gái chèo ghe ngâm :

“Tầm Vồ rày đã đóng đô,
Xin quan đổi lại Long Hồ cho xinh”

Cù lao Tân Phong
Ghe cào ốc Gạo Cù lao Tân Phong.. có quí vị nào muốn đi cào chung không nè !!

      Vĩnh Long xưa có cù lao (Cồn) Tân Phong, thuộc quận Chợ Lách( nay Chợ Lách thuộc tỉnh Bến Tre), rất nổi tiếng về sản xuất ốc gạo. Cồn Tân Phong nằm giữa dòng sông, dài khoảng 3 km, ngang chừng 1,5 km. Ở đây ốc gạo sản sinh nhiều và nhanh, chỉ 3 tháng là ăn được. Mùa ốc gạo là từ tháng 3 đến tháng 6, đặc biệt trong tháng 5 là ốc ngon nhất.

Kính tặng cho quí vị một thúng ốc Gạo của Cù lao Tân Phong nè .. Kính mời

      Đồng bào Tân Phong thường bắt ốc gạo ban đêm để sáng hôm sau bán ở chợ Vĩnh Long, Cái Bè, Mỹ Tho. Muốn bắt ốc gạo người ta phải lặn xuống đáy sông (ở những nơi sông không sâu), và bãi sông cào ốc, đãi ốc vào rổ rồi chuyển cho tốp người khác đem lên bờ đãi tiếp cho sạch ốc. Phần đônglà phụ nữ làm các công việc vận chuyển trên bờ. Ở những nơi sâu người ta phải dùng vợt bằng dây gai lặn xuống xúc ốc lên đổ ngay lên ghe đậu gần bên.

      Ngày xưa khi chưa có cầu, mỗi lần qua Bắc Mỹ Thuận người ta thường thấy nhiều người bán ốc gạo. Đó là ốc gạo sản xuất ở Cù Lao Tân Phong. nay Bắc Mỹ Thuận không còn.Chỗ này bây giờ là một cây cầu rất hiện đại giúp việc lưu thông từ Miền Đông qua Miền Tây (hay ngược lại) hết sức dễ dàng tiện lợi. Nhưng những người của. Trong dịp này ban tổ chức cũng đã phát hành tuyển tập Vĩnh Long, Địa Linh Nhân Kiệt do Hội Đồng Hương Vĩnh Long ấn hành năm 2006 gồm nhiều bài sưu tầm khảo cứu công phu và có giá trị lịch sử liên quan đến tỉnh Vĩnh Long.

Mô hinh : Chùa Phật Ngọc Xá Lợi Vĩnh Long ( Vị trí thuộc Bảo Tháp cũ )

      Một số Hội Ái Hữu - Cựu Học Sinh .. Ở Mỹ (Nam California) hội Ái Hữu Tống Phước Hiệp đã được thành lập từ mấy năm nay dưới sự hướng dẫn của giáo sư Đào Khánh Thọ và giáo sư Võ Thị Ngọc Dung (hai vị đều là cựu giáo sư và cựu hiệu trưởng của trường Tống Phước Hiệp), Thầy Lê Tấn Lộc ( hiện làm việc tại Đại học Sorbonne, WebBlog của Thầy http://letanloc.blogspot.com, Hội Ái Hữu Kỹ Thuật Vĩnh Long, có Cô: Nguyễn thị Nhiều, Lê thị Thu Vân, Nguyễn thị Ngọc Anh, Lê Thị Kim Phượng; Thầy: Nguyễn văn Hoa, Nguyễn Hữu Cang, Phạm Huy Nhật...Ban Tổ chức có các anh chị Trần văn Ri, Huỳnh Xuân Trọng, Nguyễn Minh Thu, Huỳnh Ngọc Anh, Lê Quốc Trinh & Phạm thị Minh Nguyệt, Hình Thành Phúc, Trương văn Còn, Đường Vũ Đạt Website
      Ngoài ra, trên thế giới hiện giờ có nhiều hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Petrus Ký như Hội Petrus Ký Bắc Cali, Hội Petrus Ký Nam Cali, Hội Petrus Ký Âu Châu, Hội Petrus Ký Úc Châu, v.. v đã qui tựu rất nhiều vị giáo sư, nhân viên, cựu học sinh và các thân hữu.

Bùi Quang Võ sưu tầm - tổng hợp