Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2016

Bài Thơ Không Đoạn Kết - Lam Phương - Ý Lan




Sáng Tác: Nhạc Sĩ Lam Phương
Trình bày Tranh: Kim Oanh
Thực Hiện Youtube: Hùng Đặng

Quẳng Đi Sầu



Nước chảy qua cầu trôi thật mau
Hãy vui cười nhé quẳng đi sầu,
Ưu tư phí cả bao ngày lụn,
Lo nghĩ uổng đi những tối thâu.
Cứ mãi lo toan rồi nuối tiếc,
Sao hoài tính toán với mong cầu.
Loay hoay rồi cũng về tay trắng,
Trước vậy nay vầy mãi mãi sau.

Hoành Trần
14/10/16

Làm Ngơ

 

Nhắc chuyện tình xưa không nói dóc
Ngày ngày giờ ấy cùng đi học
Đường thôn giữ khoảng bước tò tò
Guốc gỗ rộn lòng theo lóc cóc
Ao ước quen nàng sánh … tiểu thơ
Ngại ngùng sợ tiếng cười … ông nhóc
Tàu hoa ngang bến thấy cô dâu
Nghèn nghẹn tình câm mình …khỉ dọc!

Cao Linh Tử
9/10/2016

Sao Nỡ Làm Ngơ?


Làm Ngơ

Tan trường em bước lặng thinh
Nghiêm trang
Em cũng chả ...nhìn anh đâu!
Chiều nghiêng áo trắng nhuộm màu
Dường như
Anh khẽ nghiên đầu chào em

Giả vờ … em chả thèm quen.
Nhưng lòng ngây ngất
Như men…rượu tình
Mắc cở tim đập thình ..thình…
Anh này dị lắm
Mãi nhìn người ta!

Ánh mắt anh những thiết tha
Cuốn theo cơn gió thổi tà áo bay…
Thư đâu rơi nhẹ vào tay
Làm quen anh bảo:
“Ngày mai anh chờ”
Thẹn thùng che nón làm ngơ
Người dưng..
“Em chả có chờ..đừng mơ!”

Đêm về em tập làm thơ
Chép vào trang vở như.. tơ rối vò
Ngày mai em lại âu lo…
Cầu cho người ấy...
"Cứ tò..tò..theo!!"

Kim Oanh
Kỷ niệm Vĩnhlong1970 
***

Sao Nỡ Làm Ngơ?

Chào em !....sao cứ làm thinh??
Làm anh
cả then....dám nhìn em đâu
Dấu chân kỷ niệm xanh màu
Hình như....
em cũng gật đầu nhẹ êm
Thôi mà!..
anh muốn làm quen
Chỉ xin một chút ...hơi men của tình
Bửa ni
quần áo rộng thình
Trông anh dị hợm...người nhìn đôi ta
Thẹn mình anh muốn xin tha
Mà em nào biết...để tà áo bay
phớt vào nhẹ lướt đôi tay
Làm anh cuống quit
quên ngay đến giờ
Rồi còn lóng ngóng lơ ngơ
Quên đi Mẹ đợi cha chờ mà mơ
Thế rồi...
về viết bài thơ
Để trong trang sách kẻo thôi rối vò
Vậy mà....
bụng vẫn còn lo
Nếu em nhận được có vò....bỏ không???

Song Quang
 

Đất Phương Nam - Đôi Nét Về Tác Giả Người Long Hồ & Mục Lục

Đôi Dòng Về Tác Giả Người Long Hồ


       Người Long Hồ là bút hiệu của anh Trần Ngọc, cũng được biết dưới tên Trần Ngọc-Em. Anh còn có bút hiệu Thiện Phúc, đây cũng là Pháp danh khi anh viết sách báo Phật Giáo. Anh sanh năm 1949 tại làng Long Hồ tỉnh Vĩnh Long, vùng đất mà một thời đã từng là thủ phủ của Dinh Long Hồ dưới thời các chúa Nguyễn. Ngày nay thì Long Hồ chỉ còn là tên của một huyện nằm sát nách thành phố Vĩnh Long, khoảng 136 cây số về phía tây nam của Sài Gòn. Anh sanh ra và lớn lên tại tỉnh Vĩnh Long, một tỉnh nhỏ nằm giữa hai dòng sông Tiền và sông Hậu. Dầu sanh ra trong một gia đình nghèo, và dầu thời đó đất nước vừa mới dành được độc lập từ tay người Pháp, nhưng cha mẹ anh đã cố gắng cho tất cả các con đi học hết bậc trung học. Thời trung học anh đã theo học trường Trung Học Tống Phước Hiệp, trường trung học công lập duy nhất của Vĩnh Long thời bấy giờ. Sau đó anh tốt nghiệp cử nhân Anh Văn vào năm 1973 và cử nhân Việt Hán vào năm 1974 tại trường Đại Học Cần Thơ. Sau khi đến Hoa Kỳ, anh tiếp tục theo học ngành giáo dục phục hồi (Rehabilitation), và anh đã làm việc cho ngành nầy tại tiểu bang California từ năm 1988 đến nay. Hiện anh đang giữ chức Trưởng Phòng Giáo Dục Phục Hồi của tiểu bang tại thành phố Bell, thuộc quận hạt Los Angeles. Ngay từ thời còn thơ ấu, cuộc sống của anh đã gắn liền với những con đê bờ ruộng thân yêu của vùng đất Long Hồ, chính vì vậy mà đối với anh vùng đất Nam Kỳ chẳng những thân thương mà nó còn lưu lại cho anh nhiều ký ức của một thời kỷ niệm. Lúc còn nhỏ, anh đã thường được ông ngoại và ông chú Ba(1) kể cho nghe nhiều mẫu chuyện lý thú từ hồi còn Nam Kỳ Lục Tỉnh dưới thời vua Minh Mạng đến Nam Kỳ 20 tỉnh khi người Pháp chiếm trọn miền Nam, cũng như Nam Kỳ vào những năm đầu thế kỷ 20 đến khoảng giữa thập niên 1950. Khi vào đời anh có dịp đi hầu như khắp mọi miền của đất nước, đặc biệt là vùng đất phương Nam. Trong tất cả những chuyến đi nầy anh đã không để lãng phí bất cứ giây phút nào, đi đâu đến đâu anh cũng tìm tới các bậc kỳ lão để học hỏi thêm về địa phương nơi anh đến trên đủ mọi phương diện, từ địa chí, địa chất, đến sinh hoạt của cư dân, tín ngưỡng, văn hóa, kinh tế, và sản vật, vân vân. Đối với anh tất cả những gì có liên quan đến đất phương Nam trong quá khứ và hiện tại đều là gia tài quí báu không riêng gì cho con dân Nam Kỳ mà còn là sức sống cho cả nước nữa. Đến khoảng cuối năm 1984, khi đang ở trại tỵ nạn Bataan, Phi Luật Tân, anh lại được những người rất am tường về Nam Kỳ kể cho anh nghe đủ thứ chuyện về Nam Kỳ như các anh Hứa Hoành và Nguyễn Hữu Trí trong những đêm trà mạn đàm “Nhớ Về Vĩnh Long và Nam Kỳ Lục Tỉnh”. Chính những cơ duyên và ký ức đó đã thôi thúc anh viết quyển “Một Thoáng Nam Kỳ Lục Tỉnh”, nhưng sau khi hoàn tất quyển sách nầy anh cảm thấy vẫn còn thiếu thiếu, nên anh đã tiếp tục biên soạn và hoàn tất bộ sách “Đất Phương Nam”. Bộ sách gồm 2 quyển, khoảng trên 1.600 trang giấy khổ 8 ½-11. Anh còn là tác giả của nhiều bộ sách khác như bộ Từ Điển Phật Học Việt Anh (6 tập, 4.824 trang, xuất bản năm 2005), bộ Từ Điển Phật Học Anh-Việt (10 tập, 5.626 trang, xuất bản năm 2007), bộ Phật Pháp Căn Bản Việt-Anh (8 tập, 6.184 trang, xuất bản năm 2009), Đạo Phật Trong Đời Sống (10 tập, khoảng 3.000 trang, xuất bản từ năm 1990 đến năm 2000), Đạo Phật An Lạc Và Tỉnh Thức (1 tập khoảng 300 trang, xuất bản năm 1993), Tâm Sự Với Cha Mẹ Và Tuổi Trẻ (1 tập, khoảng 400 trang, xuất bản năm 1994), Một Đời Mẹ Trao (1 tập, khoảng 300 trang, xuất bản năm 1994), Thiên Trúc Tiểu Du Ký (1 tập, khoảng 300 trang, xuất bản năm 2006), Một Thoáng Nam Kỳ Lục Tỉnh (1 tập, khoảng 500 trang, xuất bản năm 2006), Thiền Sư (1 tập, 518 trang, xuất bản năm 2007). Trong một tương lai gần anh hy vọng sẽ cho xuất bản những bộ sách mà anh còn đang biên soạn như các bộ Thiền Trong Đời Sống, Những Đóa Hoa Vô Ưu, và Thiền Trong Phật Giáo. 

(1) Đó là hai ông Trần văn Tiếng và Trần văn Hương, những con dân kỳ cựu của xứ Nam Kỳ thời Pháp thuộc.

***
Mục Lục

Lời Đầu Sách
 Trang:
 3 Lời Giới Thiệu 
 7 Tác Giả Người Long Hồ 
 11 Mục Lục 
 13 1. Công Nghiệp Của Các Chúa Nguyễn Đối Với Vùng Đất Nam Kỳ 
 21 2. Đất Phương Nam Theo Dòng Thời Gian 
 55 3. Tiến Trình Nam Tiến 
 67 4. Thu Phục Champa 93 5. Vương Quốc Phù Nam 
 113 6.Thu Phục Thủy Chân Lạp 
 153 7.Cộng Đồng Những Cư Dân Bản Địa Trên Đất Nam Kỳ Xưa 
 173 8. Vùng Đất Cochinchine và Công Nữ Ngọc Vạn 
 193 9.Kas Krobei Hay Prei Nokor Là Sài Gòn? 
 207 10.Nguyễn Ánh và Vùng Đất Nam Kỳ 219 11.Từ Phù Nam-Chân Lạp Đến Vùng Đất Nam Kỳ 251 12.Đồng Bằng Miền Đông 
 287 13.Từ Vùng Đất Biên Trấn Đến Tỉnh Biên Hòa-Đồng Nai 
 307 14.Trần Thượng Xuyên và Vùng Đất Cù Lao Phố 
 341 15. Cộng Đồng Người Minh Hương Trên Đất Nam Kỳ 
 351 16.Từ Bình Long-Phước Long Đến Tỉnh Bình Phước 
 373 17.Từ Biên Trấn Bình Thuận Đến Tỉnh Bình Thuận 
 385 18.Từ Đất Mô Xoài Đến Bà Rịa-Vũng Tàu 
 407 19.Quần Đảo Côn Sơn 
 431 20.Từ Tổng Bình An Đến Tỉnh Bình Dương 
 439 21.Từ Đất Phiên Trấn Đến Tỉnh Gia Định 
 475 22.Từ Kas Krobei-Prei Nokor Đến Bến Nghé-Sài Gòn Và Chợ Lớn 
 511 23. Sài Gòn Theo Dòng Thời Gian 
 547 24. Thủ Đức Mảnh Sân Sau Của Thành Phố Sài Gòn 
 575 25.Từ Vùng Đất Romdum Ray Đến Tỉnh Tây Ninh 
 585 26.Đồng Tháp Mười 
 611 27. Từ Đất Tầm Bôn Đến Tỉnh Tân An 
 647 28.Mộc Hóa, Cái Nôi Của Đồng Tháp Mười 
 677 29. Từ Phủ Lôi Lạp Đến Vùng Đất Gò Công 
 695 30. Từ Trường Biệt Nạp Bả Canh Đến Tỉnh Đồng Tháp 
 717 31. Từ Đạo Đông Khẩu Đến Thị Xã Sa Đéc 
 731 32. Những Tỉnh Không Còn Trên Bản Đồ Hành Chánh Miền Nam 
 741 33.Từ Bắc Cái Bè,Bắc Mỹ Thuận,Đến Cầu Mỹ Thuận 
 769 34. Công Ơn Của Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt Trên Vùng Đất Phương Nam

 777 Tài Liệu Tham Khảo 
 797 Cổng vào Lăng của Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt ở Gia Định (Hình trích trong Tập San Đồng Nai Cửu Long Số 3, tháng 1, 2006) 
Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ—Năm 1840 (Bản Đồ Chính Thức của Triều Minh Mạng) 
Bản Đồ Việt Nam—Năm 2003 (Theo Tập Bản Đồ Hành Chánh VN—Administrative Atlas) 
Bản Đồ Nam Kỳ Lục Tỉnh—Năm 1836




Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2016

Đường Hoa Kyoto


Lối đi rợp bóng hoa đào
Sáng nay bỗng tưởng lạc vào Thiên thai
Sắc hoa ngơ ngẩn lòng ai
Bức tranh tuyệt mỹ, bàn tay nhiệm mầu
Xuân tàn hoa rụng về đâu
Gởi trong trời đất một màu nguyên xuân
Sang trang lịch sử mấy lần
Còn đây dấu tích tiền nhân bao thời
Hoạ chiến tranh, hoạ đất trời
Vẫn còn đất nước đời đời hiên ngang
Trổi dậy từ đống tro tàn
Dựng xây đất nước vẻ vang giống nòi
Lương thiện tử tế người người

(Đau lòng nghĩ đến xứ người, xứ ta).

Khánh Hà






Hình Ảnh của chính tác giả ghi lại
Khánh Hà

Cựu Giáo Sư Nguyễn Thanh Liêm Giới Thiệu Vể Tác Giả Người Long Hồ


Tác giả Người Long Hồ vừa hoàn tất một tác phẩm khá vĩ đại về vùng đất và con người của Miền Nam Việt Nam. Tác giả đã chọn một nhan đề rất ý nghĩa là Đất Phương Nam cho tác phẩm nầy.
Tác phẩm gồm hai tập, Tập Một có 34 bài từ bài 1 đến bài 34 và Tập Hai 30 bài từ bài 35 đến bài 64, với tất cả hơn 1.600 trang khổ lớn (8 ½"-11"). Đất Phương Nam có thể xem như một loại địa chí, nói về lịch sử hình thành, về vị trí địa dư, về các danh lam thắng cảnh, các đền chùa, lăng miếu, các cù lao, các sông ngòi, kinh rạch, đường sá cầu cống, chiếc phà, chiếc bắc, các khu vườn, mảnh ruộng, các loài cây trái, và nếp sinh hoạt văn hóa xã hội của người dân các tỉnh thành, các vùng đất đặc biệt của Miền Nam Việt Nam từ Phan Thiết đến Cà Mau, từ lúc thành hình hồi thế kỷ thứ XVIII đến bây giờ. Nhưng Đất Phương Nam có phần đầy đủ hơn các địa chí của nho gia như Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức hay Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quí Đôn chẳng hạn, bởi ngoài phần lịch sử cận đại và hiện đại còn có thêm phần tiền sử và cổ sử liên hệ tới các giống người định cư trên vùng đất Phù Nam, Thủy Chân Lạp, mà nhà nho xưa chưa biết được và chỉ người ngày nay mới biết nhờ ở những công trình khai quật gần đây của các khoa học gia khảo cổ Âu Tây vừa khám phá, và phần quan trọng hơn nữa là phần phát triển, tân tiến hóa các tỉnh thành dưới thời Pháp thuộc cho đến Đệ Nhị Cộng Hòa. Còn nếu so với những công trình biên soạn gần đây về Nam Kỳ Lục Tỉnh, về Văn Minh Miệt Vườn, về Đồng Bằng Sông Cửu Long, hay về các tỉnh Miền Nam của những soạn giả như Sơn Nam, Hứa Hoành, Huỳnh Minh, Vương Hồng Sển, Nguyễn Văn Hầu, v.v... thì công trình nghiên cứu, biên soạn của Người Long Hồ cũng có phần đầy đủ hơn cả về bề rộng lẫn bề sâu.

Trừ một số bài tổng quát về Công Nghiệp của các Chúa Nguyễn với vùng Đất Nam Kỳ (bài 1), Đất Phương Nam Theo Dòng Thời Gian (bài 2), Tiến trình Nam Tiến” (bài 3), Thu Phục Champa (bài 4), Vương Quốc Phù Nam (bài 5), Thu Phục Thủy Chân Lạp (bài 6), Cộng Đồng các cư dân bản địa trên đất Nam Kỳ xưa (bài 7), Công ơn của đức Tả Quân Lê văn Duyệt (bài 34), vv... và phần kết luận (bài 64), còn mấy mươi bài còn lại của sách Đất Phương Nam đi vào chi tiết mấy trăm năm lịch sử hình thành và phát triển của từng tỉnh, từng vùng của cả Miền Nam Việt Nam từ khởi điểm Mô Xoài (Bà Rịa) đến các tỉnh Miền Đông rồi Miền Tây Nam Phần, từ Bình Thuận (Phan Thiết) đến tận Mũi Cà Mau. Tuy dưới triều Gia Long và phần đầu của Minh Mạng, Gia Định Trấn chỉ gồm có 5 trấn, và sang phần sau của triều Minh Mạng thì Gia Định Trấn được cải thành Nam Kỳ và chia thành 6 tỉnh (Nam Kỳ Lục Tỉnh), nhưng đến thời Pháp thuộc thì cả Nam Phần Việt Nam (Cochinchine), thuộc địa của Pháp, có đến 21 tỉnh. Sách Đất Phương Nam đề cập đến cả 21 tỉnh, một ít quận quan trọng, một số các địa danh nổi tiếng như Côn Sơn, Phú Quốc, Thất Sơn, những địa danh xưa như Kas Krobei, Prei Nokor, vv... chứ không chỉ nói đến từng vùng hay chỉ những tỉnh lớn thời Minh Mạng. Đọc giả có thể tìm thấy Biên Hòa (bài 13), Cù Lao Phố (bài 14), Bình Long, Phước Long (bài 16), Bình Thuận (bài 17), Bà Rịa (bài 18), Côn Sơn (bài 19), Bình Dương (bài 20), Gia Định (bài 21), Bến Nghé (bài 22), Thủ Đức (bài 24), Tây Ninh (bài 25), Tân An (bài 27), Mộc Hóa (bài 28), Gò Công (bài 29), Sa Đéc (bài 31), Mỹ Tho (bài 40), Bến Tre (bài 41), Vĩnh Long (bài 42), Trà Vinh (bài 43), Cần Thơ (bài 46), Sóc Trăng (bài 48), An Giang (bài 49), Châu Đốc (bài 50), Rạch Giá (bài 54), Phú Quốc (bài 55), Hà Tiên (bài 57), Bạc Liêu (bài 58), Cà Mau (bài 59), Rừng U Minh (bài 61). Ngoài các tỉnh, quận, và một số địa danh quan trọng, tác giả cũng dành nhiều bài viết về các cộng đồng người Minh Hương, người Chăm, người Khmer với những đặc trưng văn hóa và sự đóng góp của họ vào công cuộc phát triển chung của Miền Nam Việt Nam. Thành ra có thể nói về bề rộng, tác phẩm của Người Long Hồ, bao quát hầu hết các vùng đất và con người từ Miền Đông sang Miền Tây Nam Phần từ khi thành hình đến nay, một cách đầy đủ mà trước tác giả chưa có tác giả nào làm được như thế.

Bề rộng đã như thế, bề sâu càng đáng coi trọng hơn. Mỗi bài viết là một công trình sưu khảo đáng kể. Tài liệu dồi dào, nhìn qua bảng liệt kê các sách tham khảo và những chú thích liên hệ tới từng bài trong sách, người đọc cũng có thể thấy được số tài liệu phong phú mà tác giả đã xử dụng trong công cuộc nghiên cứu. Mỗi bài đều đi sâu vào lịch sử xa xưa đến nay, tìm về nguồn gốc của địa danh, sự biến đổi qua các thời đại, đi sâu vào địa lý vào sự cấu tạo của địa chất, đề cập đến mọi khía cạnh sinh hoạt của con người, liên hệ tới văn hóa xã hội của từng thời đại, mô tả đầy đủ núi non, sông ngòi, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, vv... Thí dụ bài 13, Tập I, từ trang 307 đến trang 340, nói về Biên Hòa với nhan đề Từ Vùng Đất Biên Trấn Đến Tỉnh Biên Hòa-Đồng Nai, tác giả đã lần lượt cung ứng cho chúng ta nhiều kiến thức và dự kiện về:

Tổng Quan Về Vùng Biên Hòa Của Xứ Đàng Trong
Cấu tạo Địa Chất Vùng Đồng Nai - Biên Hòa
Những Người Minh Hương Tiên Phong Đi Khai Phá Vùng Nông Nại
Từ Dinh Biên Trấn Đến Trấn Biên Hòa
Từ Trấn Biên Hòa Đến Tỉnh Biên Hòa
Tiến Trình Di Dân Trên Vùng Đất Biên Hòa
Địa Thế, Núi Non Và Khí Hậu Trong Vùng Đất Biên Hòa
Cù Lao Phố Một Thời Vang Bóng
Sông Ngòi Vùng Đồng Nai Biên Hòa
Di Tích Lịch Sử Biên Hòa Danh Lam Thắng Cảnh Biên Hòa
Cây Trái Vùng Đồng Nai - Biên Hòa
Di Tích Khảo Cổ Trên Vùng Đất Đồng Nai - Biên Hòa
Di Tích Gốm Sứ Cổ Trên Vùng Đất Đồng Nai - Biên Hòa
Biên Hòa Qua Các Thời Đại
Tỉnh Đồng Nai Sau Năm 1975 Với phần chú thích thật rõ ràng, trưng dẫn đầy đủ tài liệu, sách báo giá trị.

Qua bề sâu và bề rộng nói chung, đây là một tác phẩm loại biên khảo, rất công phu, rất có giá trị. Càng có giá trị hơn nữa khi nhắm vào đối tượng Miền Nam Việt Nam, vì xưa nay Miền Nam ít được các học giả, các nhà văn hóa, các chính trị gia, các văn nghệ sĩ để ý tới.

Tuy nhiên ở phương diện hình thức, đây không phải là một quyển sách hay nguyên một bộ sách toàn vẹn có thứ tự lớp lang, có bố cục chặc chẽ, với cách trình bày kinh viện như các sách biên khảo, hay sách giáo khoa thường thấy. Đây chỉ là một tập hợp của nhiều bài viết riêng biệt gom hết lại in thành sách, và mỗi bài có thể là một bài độc lập đề cập đến một đề tài nào đó đủ để ấn hành thành một bài báo hay tạp chí. Do đó có thể có những đoạn lập lại từ một bài khác. Ngoài ra, danh từ Nam Bộ thường thấy trong sách có thể không quen tai lắm với nhiều người trong Miền Nam tự do, mặc dầu tiếng Nam Bộ rất được thông dụng ở đây trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Sau nầy thì người dân Miền Nam biết đến hai tiếng Miền Nam nhiều hơn là Nam Bộ. Sau hết vì quá nhiệt tình với quê hương và dân tộc mà đôi khi tác giả không kềm chế được tình cảm cá nhân trong việc phê phán một số các nhân vật lịch sử. Thường thì trong cương vị một nhà biên khảo, tác giả chỉ nên chú trọng vào trong việc trình bày sự thật một cách khách quan, vô tư, hơn là nói lên những nhận xét cá nhân mình về những nhân vật hay sự việc lịch sử. Phần phê phán hãy dành cho người đọc phải hơn.

Tóm lại trừ một vài cái bất thường nho nhỏ, không đáng kể, như vừa trình bày ở trên, quyển "Đất Phương Nam" là một công trình biên khảo to tát, có giá trị đáng kể, rất cần có trong mọi gia đình Việt Nam nếu muốn bảo tồn di sản văn hóa tốt đẹp của cha ông. Xin cảm ơn tác giả Người Long Hồ, đã bỏ bao nhiêu công lao khó nhọc và cả tiền của nữa, để hoàn thành tác phẩm giá trị nầy, và xin cầu chúc tác giả nhiều may mắn, thành công trên đường phụng sự văn hóa nước nhà.

Santa Ana ngày 10 tháng 10 năm 2011

Cựu Giáo Sư Nguyễn Thanh Liêm
Cựu Thứ Trưởng Bộ Văn Hóa và Thanh Niên Việt Nam Cộng Hòa
Chủ Biên Tập San Nghiên Cứu Văn Hóa Đồng Nai - Cửu Long

Đất Phương Nam - Lời Đầu Sách

LMĐ:
Kính anh, Tác Giả Người Long Hồ.
Thay mặt Trang Nhà longhovinhlong.bblogspot.com, chúng em sẽ lần lượt giới thiệu đến độc giả Quyển sách Đất Phương Nam Tập 1. Anh đã cất công biên soạn trong suốt thời gian qua.
Người Long Hồ! Anh không những là một đàn anh Tống Phước Hiệp, Vĩnh Long. Anh còn là một người hàng xóm quý mến ở đường Văn Thánh, Long Hồ của chúng em.
Kính chúc anh thân tâm an lạc, dồi dào sức khoẻ để sáng tác tiếp những tác phẩm quý giá cho thế hệ mai sau.
Thành thật cảm ơn anh.
Quý mến
Ban Biên Tập longhovinhlong.blogspot.com


ĐẤT PHƯƠNG NAM  (Tập I) 
Lời Đầu Sách 

Kính thưa quý vị, Từ ngày dân ta chỉ sống thành những bộ tộc du canh, đến khi các vua Hùng lập quốc, rồi Bắc thuộc, rồi độc lập, rồi mở đất về phương Nam... dân tộc ta đã trải qua bao thăng trầm. Nước Việt Nam từ thời các vua Hùng cho đến khi Ngô Quyền thâu hồi nền tự chủ vào năm 939, lãnh thổ cũng chỉ từ biên giới Trung Hoa đến đèo Hoành Sơn(1). Nghĩa là từ trước thế kỷ thứ 10, đất nước chúng ta chỉ vỏn vẹn từ Thanh Hóa trở ra Ải Nam Quan. Đến đời Lê Thánh Tông, khoảng năm 1470, biên giới phía Nam của Đại Việt cũng chỉ mới đến Đèo Cả (2). 

Tuy nhiên, chỉ trong vòng chưa đầy 2 thế kỷ dưới thời các chúa Nguyễn, đất nước Việt Nam đã liền một dãy từ Ải Nam Quan xuống tận đến Mũi Cà Mau. Do hoàn cảnh địa lý và lịch sử, chúng ta nằm sát nách về phía Nam của một dân tộc lớn và đã từng có quá trình lịch sử thôn tính nhiều nước nhỏ quanh vùng, nên dân tộc ta luôn phải chịu áp lực nặng nề từ phương Bắc, và con đường duy nhất để giải tỏa bớt áp lực ấy là phải tiến dần về phương Nam, nên ngay sau thời tự chủ, trải qua các triều đại, các vị minh quân Việt Nam luôn nghĩ đến việc mở mang bờ cõi về phương Nam, dù hồi ấy dân Champa cũng là một dân tộc hùng cường và không dễ bị chinh phục, vì họ cũng có một nền văn hóa cao và một quân đội tinh nhuệ, thường mang quân sang đánh phá biên giới phía Nam của nước ta, không phải do sự hiếu chiến của họ như vài người đã nói, mà có thể vì những lý do khách quan cũng như chủ quan. 
Chẳng hạn như vào thời vua Trần Anh Tông, vua Champa là Chế Mân đã dâng sính lễ là hai châu Ô-Lý để cưới công chúa Huyền Trân, nhưng sau khi Chế Mân chết, Đại Việt lại cho người sang cướp Huyền Trân về nước. Thế là từ sau năm 1307 đến năm 1390, Champa đã khởi động không biết bao nhiêu cuộc binh biến chỉ vì cho rằng Đại Việt đã không sòng phẳng trong vấn đề nầy. Thật tình mà nói, Champa là một vương quốc với một nền văn minh đã một thời chói rạng ở Đông Nam Á (3), nhưng phải nói sức sống và sức Nam tiến của dân ta dù chậm như tầm ăn dâu, nhưng rất mãnh liệt. Dù sức mạnh quân sự đã làm cho Champa tan vỡ nhanh chóng, nhưng chính sức sống của dân tộc Việt Nam đã phá vỡ những thành lũy kiên cố của Champa chứ không phải chỉ là sức mạnh quân sự. Đến khi các chúa bắt đầu mở cõi về vùng Thủy Chân Lạp, vùng đất đã từng là lãnh địa của vương quốc Phù Nam từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VII, rồi sau khi Phù Nam bị triệt tiêu, người Chân Lạp trở thành chủ nhân ông của vùng đất nầy cho đến khi người Việt Nam bắt đầu tràn xuống phía Nam. 
Phải thành thật mà nói, trong suốt hơn mười thế kỷ làm chủ vùng đất nầy, người Chân Lạp chưa bao giờ tỏ ra có hứng thú xác lập chủ quyền của mình tại đây. Với họ, có lẽ vùng đồng bằng sông Cửu Long không hiện lên một sức quyến rũ nào đáng kể, nên chỉ có một ít người Khmer phiêu lưu đi về vùng đất nầy chỉ để sống hòa mình với thiên nhiên, chứ không phải để khai phá. Trong khi đối với người Việt Nam thì vùng đất nầy lại mang đến cho họ một sức quyến rũ hết sức đặc biệt. Thế nên, dầu cha anh chúng ta đã phải dò dẫm từng bước trong những vùng rừng rậm hoang vu, nhưng vùng đất ma thiêng nước độc chỉ khơi đậm thêm sức sống của họ, chứ chưa bao giờ là rào cản trong bước tiến của tiền nhân. 
Đối với cha anh chúng ta, hình ảnh của mảnh đất miền Nam lúc nào cũng là hình ảnh của ruộng lúa đầy đồng, hình ảnh của cá tôm đầy ruộng, dù lúc đó trước mặt họ chỉ toàn là rừng rậm với đầy dẫy những hoang thú. Trở về với thời cha anh đi khẩn hoang đất phương Nam chúng ta mới thấy trân quí những gì mà chúng ta đang có hôm nay. Từ một miền đất hoang vu thế mà chỉ trong vòng chưa đầy bốn thế kỷ sau đó cha anh chúng ta đã để lại cho chúng ta một vựa lúa lớn nhất cả nước, và một vùng đất có thủy hải sản cũng lớn nhất cả nước. Thật là kỳ thú với lịch sử thành hình của vùng đất nầy. Cách đây khoảng 20 ngàn năm về trước khi các khối băng thạch ở hai cực Bắc Nam của địa cầu tan rã thì mực nước biển dâng lên thật nhanh, khiến phần lớn vùng thềm lục địa Việt Nam hiện tại bị chìm dưới mặt nước biển. Riêng tại vùng mà bây giờ chúng ta gọi là Nam Kỳ trở thành một vùng trũng ngập nước quanh năm tại các vùng Cần Giờ, Gò Công, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng và Cà Mau. Nếu không nhờ sự bồi đắp của dòng Mekong thì có lẽ giờ nầy các vùng nầy hãy còn chìm dưới mực nước biển. Rồi cách nay khoảng trên 10 ngàn năm, vùng đất nầy đã xảy ra các giai đoạn biển tiến và biển lùi. Và vào khoảng 6.000 năm trước, có đợt biển tiến, làm cô lập các giồng đất cao. Hiện vẫn còn các di tích tại các giồng trong huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, nhất là Giồng Tân Hiệp. Cuối cùng, khoảng 5.000 năm trước lại xảy ra hiện tượng biển lùi, mực nước biển rút dần. Tuy vậy, trong khoảng từ 4.000 đến 2.700 năm trở lại đây, những dao động biển khá rõ rệt, những cồn cát miền duyên hải hạ lưu sông Mékong lại hiện ra, lộ hẳn lên khỏi mặt nước biển. Từ đó trở về sau nầy vùng đất Nam Kỳ của chúng ta cứ tiếp tục được dòng Mékong bồi đắp cho được hình thể như ngày nay. Nói về lịch sử Nam Tiến của dân tộc ta, mà không kể công lao của các chúa Nguyễn, thì quả là một thiếu sót lớn lao. Các chúa Nguyễn đã áp dụng những sách lược khôn khéo trong việc mở cõi về phương Nam, vừa hòa hoãn mà cũng vừa quyết liệt. Sau khi vùng biên trấn của Đại Việt đã được nới rộng đến vùng Phú Yên vào năm 1611, các chúa nhà Nguyễn đã khôn khéo đốt giai đoạn thay vì phải đi ngang qua những khu rừng lá từ các vùng Phan Rang, Phan Rí, Phan Thiết và Long Khánh, vân vân, các chúa Nguyễn đã làm một bước nhảy vọt vào vùng Bà Rịa-Vũng Tàu, rồi Đồng Nai, Sài Gòn, Gia Định, Hà Tiên, Mỹ Tho, Long Hồ, Tân An, Gò Công, Trà Vinh, Sóc Trăng, và cuối cùng là các vùng Long Xuyên, Châu Đốc, và Sa Đéc. Đến thế kỷ thứ 19 thì diện tích của nước Việt Nam đã gấp đôi so với diện tích Đại Việt hồi thế kỷ thứ 10. Tuy nhiên, ai trong chúng ta cũng phải thừa nhận rằng không chỉ riêng các chúa Nguyễn có công mở nước. Nói đến công lao mở nước về phương Nam, chúng ta không thể không ghi nhớ công ơn của bao nhiêu người đã đổ rất nhiều công lao kể cả mồ hôi, nước mắt và xương máu để khai phá, xây dựng, và phát triển vùng đất trù phú cho chúng ta thừa hưởng hôm nay. Từ công nữ Ngọc Vạn, đến quan 

Thống Suất Nguyễn Hữu Cảnh, đến quan Thượng Công Lê Văn Duyệt, đến Thoại Ngọc Hầu, đến ngay cả những người Minh Hương đã đến đất nước này, dù mục đích chuyến đi của họ là chối bỏ Thanh triều, nhưng khi sang đến Việt Nam họ đã góp phần không nhỏ trong công cuộc ổn định và phát triển miền đất Nam Kỳ nầy. Ngoài ra, còn biết bao anh hùng vô danh, biết bao nhân sĩ, nhà văn hóa, nhà kinh doanh đã góp phần mở mang vùng đất này về các phương diện xã hội, kinh tế, văn hóa. Nói về sưu khảo và nghiên cứu lịch sử mở đất phương Nam từ trước đến nay đã có rất nhiều người làm như Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Huỳnh Minh, Vương Hồng Sển, vân vân, và một ít học giả khác cũng đã có công tìm tòi nghiên cứu về miền Nam như anh Hứa Hoành với bộ sách nhiều tập mang tựa đề “Nam Kỳ Lục Tỉnh.” Tuy nhiên, nếu so sánh với những người làm cùng một công việc này cho miền Bắc và miền Trung, thì lịch sử Nam Kỳ còn cần nhiều lắm những bàn tay của con dân xứ ấy đóng góp vào. Trong chiều hướng đó, biên soạn tập sách “Đất Phương Nam” trước tiên tác giả Người Long Hồ xin bày tỏ lòng biết ơn sâu xa đến các bậc tiền nhân dựng nước và giữ nước, cũng như những bậc tiền hiền và hậu hiền đã đi tiên phong trong công cuộc mở cõi và phát triển bờ cõi về phương Nam. Kế đến, tác giả mong rằng tập sách nầy sẽ mang lại một chút thoải mái cho những ai có niềm thao thức tìm hiểu về miền Nam, và nếu có thể được, góp một phần nhỏ trong công cuộc tìm hiểu lịch sử của vùng đất mới, nhưng lại là vùng đất mang lại đầy sinh khí cho dân tộc, là vựa lúa cho cả nước, là niềm hy vọng vươn lên của cả dân tộc. Trong khi biên soạn tập sách “Đất Phương Nam”, tác giả đã dùng nhiều danh xưng khác nhau để chỉ vùng đất nầy như “Nam Kỳ”, “Nam Bộ”, “Nam Phần”, “Đất Phương Nam”, và “Một Mảnh Trời Nam”, vân vân. 
Danh xưng “Nam Kỳ”đã có từ thời vua Minh Mạng. Đến thời Pháp thuộc, họ vẫn tiếp tục sử dụng danh xưng “Nam Kỳ”. Đến tháng 3 năm 1945, vì muốn xóa bỏ danh xưng của người Pháp nên Thống Sứ Nhật là Nishimura đã ký sắc lệnh đổi “Nam Kỳ” ra “Nam Bộ”. Thời Việt Nam Cộng Hòa, người ta thường sử dụng danh xưng “Nam Phần”. Trong khi từ “Đất Phương Nam”là danh xưng mà người ta thường sử dụng hồi còn khẩn hoang. Còn riêng từ “Một Mảnh Trời Nam”là tiếng mà tác giả hay dùng để gọi cái vùng đất mà một thời tác giả đã có quá nhiều kỷ niệm.

Tác giả cũng xin quí độc giả niệm tình tha thứ nếu có sự trùng lập về các sự kiện lịch sử trong các bài viết, vì đôi khi những sự kiện lịch sử nầy có liên hệ mật thiết với nhau nên không thể không nhắc lại. Tác giả xin kính cẩn tưởng niệm đến hương linh của ông ngoại và ông chú Ba, những con dân kỳ cựu của Vĩnh Long, đã kể lại cho cháu nghe về “Thành Xưa Tích Cũ” và những vùng đất mà hai ông đã đi qua trong xứ Nam Kỳ Lục Tỉnh, cũng như tưởng nhớ đến hai anh Hứa Hoành và Nguyễn hữu Trí với những đêm trà đàm “Nhớ Về Vĩnh Long và Nam Kỳ Lục Tỉnh” tại vùng 9, trại tỵ nạn Bataan, Philippines, vào những tháng ngày cuối năm 1984.

Đồng thời, tác giả cũng xin thành kính tưởng niệm đến nhạc phụ và nhạc mẫu là ông Tân Ngọc Phiêu và bà Trần thị Phàn; song thân là ông Lê văn Thuận và bà Trần Thị Sửu là những bậc sanh thành dưỡng dục đã hun đúc cho con thành một con người đậm tình với Đất Phương Nam. Tác giả cũng xin chân thành cảm tạ tất cả Thầy Cô cựu giáo sư trường Trung học Tống Phước Hiệp, nhất là giáo sư Đào Khánh Thọ và giáo sư Võ Thị Ngọc Dung, những người đã mớm cho tác giả những kiến thức vào đời; nếu không có sự dạy dỗ của quý thầy cô, chắc hẳn đời nầy kiếp nầy tác giả sẽ không bao giờ có cơ may hoàn thành được tập sách nầy.

Đồng thời, tác giả cũng xin trân trọng cám ơn Giáo Sư Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Liêm qua những lần nói chuyện trong các kỳ Đại Hội Họp Mặt Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Trường Tống Phước Hiệp, thầy luôn nhắc nhở những người đi sau về công ơn của tiền nhân trong công cuộc khai khẩn, định hình, và phát triển vùng đất Đồng NaiCửu Long, mà đức Tả Quân Lê văn Duyệt là một thí dụ điển hình. Mong rằng tập sách “Đất Phương Nam” nầy thể hiện được phần nào về sự nhớ ơn tiền nhân của đàn hậu bối chúng ta.

Tác giả cũng nhân đây gửi lời tri ân đến hiền phụ Tương Thục và các con Thanh Phú, Thanh Mỹ và Thiện Phú, cũng như anh Khái, chị Tuyển Thục, chị Tuân Thục, chị Ngọc Nhi, cùng các em Ngọc Châu, Ngọc Sương, Ngọc Trước, Ngọc Đào, Bích Vân, Thanh Tùng, Cách, Tùng, Thuần, và tất cả bằng hữu đã hết lòng hỗ trợ về mặt tinh thần cho sự thành tựu của tập sách nầy. Đặc biệt, tác giả xin chân thành cảm ơn anh Khái, em Lê Ngọc Châu và thầy giáo Thành đã giúp tìm kiếm tài liệu và sách tham khảo trong những điều kiện vô cùng khó khăn khi phải tìm đến những nhà sách cũ trong các hang cùng ngỏ hẻm từ Sài Gòn, đến Vĩnh Long, Sa Đéc, Cần Thơ, Hà Tiên, Rạch Giá, Mỹ Tho và Cao Lãnh...

Cuối cùng, người viết xin thành thật cáo lỗi trước, vì đây không phải là một tập biên khảo, mà chỉ là những chi tiết được ông bà kể lại hay những mẩu chuyện được các bậc đàn anh kể cho nghe trong những buổi trà mạn đàm, nên rất có thể không chính xác về địa danh hay niên đại. 
Trân trọng 

 Người Long Hồ 
 Anaheim ngày 3 tháng 8 năm 2011 
Copyright © 2012 by Ngoc Tran. All rights reserved. 

Chú thích:
(1) Tức đèo Ngang, giữa tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. 
(2) Vùng Phú Yên ngày nay. 
(3) Trong thập niên 1930 đến 1940, trường Viễn Đông Bác Cổ đã phát hiện nhiều đền tháp cổ và một số bia ký vùng duyên hải Trung Phần, vùng lãnh địa của vương quốc Champa ngày trước. Nổi bậc nhất là khu di tích Mỹ Sơn-Trà Kiệu, với hơn 70 ngôi đền và tháp cổ có niên đại từ thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 13. Vương quốc nầy bắt đầu suy tàn kể từ thế kỷ thứ 14, đến thế kỷ thứ 19, nó như ngọn đèn gần hết dầu trước bão táp phong ba. Toàn bộ vương quốc lúc đó chỉ còn co cụm tại vùng đất Panduranga (các vùng Phan Rang, Phan Rí, và Phan Thiết ngày nay). 

Bên Dòng Sông Thương

(Cám ơn tấm ảnh Sông Tiền - Vĩnh Long từ cháu Bảo Khánh)

Thương người thương cả dòng sông
Chiều buông ráng hạ nhuộm hồng trời mây
Đường quê xanh biếc cỏ cây
Nắng hôn cành lá, hây hây gió mùa

Thương người từ buổi chiều mưa
Hoàng hôn sóng gợn đẩy đưa thuyền đời
Bao mùa thay lá vàng rơi
Tình chưa phai nhạt theo thời gian bay

Thương người! Chẳng biết người hay?
Đêm trăn trở mộng, thở dài thâu canh
Song thưa gió nhẹ lay mành
Thềm sương một bóng trăng thanh lạnh buồn

Thương đò xuôi ngược sông thương
Sớm chiều đưa khách ngày thường qua sông
Đêm nay bỗng nhớ ngập lòng
Quê hương, bến nước trên dòng sông thơ.

Yên Dạ Thảo
10/10/2016

Bên Kia Cửa Sổ


Nhớ hẻm Sài Gòn cũ vấn vương
Sinh viên một thuở ngạt ngào hương
Bên kia cửa sổ nhà hàng xóm
Có “nhỏ” Bắc Kỳ rất dễ thương!
Tuổi ngọc mắt nai dáng điệu đàng
Líu lo ca hát mỗi ngày sang
Gởi qua rèm sáo điều thầm kín
Ước vọng tình yêu dâng ngập tràn?
Cứ độ hè về lưu luyến ơi
‘Nỗi Buồn Hoa Phượng’ hát chơi vơi
Về quê… người trọ xa thành phố
Nhung nhớ mong chờ mỗi một nơi?
Ba tháng trôi qua lại gặp nhau
Vui mừng e ấp nụ cười chào
Thâm tâm có lắm điều thầm nghĩ
Không dám mở lời để gởi trao?
Kỷ niệm hè xưa như áng mây
Mờ mờ ảo ảo lững lờ bay
Nhưng còn in dấu trong tiềm thức
Thỉnh thoảng bùng lên trong phút giây.

Anh Tú
06/07/2016

Thứ Năm, 13 tháng 10, 2016

Chia Buồn cùng Thân nhân Châu Thị Mỹ Hạnh


Nhận được tin bạn CHÂU THỊ MỸ HẠNH vừa qua đời tại Vũng Tàu, Việt Nam, ngày 11/10/2016                                        
Chúng tôi Cựu học sinh Tống Phước Hiệp, Vĩnh Long.
Xin Thành Kính chia buồn cùng Gia Đình Tang Quyến
Nguyện cầu cho Hương Linh MỸ HẠNH sớm về Cõi Vĩnh Hằng.

Đồng Kính Phân Ưu

Giản Kim Dung
Mạc Tích Đức
Nguyễn Thi Hồng Điệp
Nguyễn Thi Hạnh
Lê Thi Tuyết
Huỳnh Hữu Đức
--0--

Yêu Em Dẫu Muộn Màng - Thơ Quách Như Nguyệt - Phổ Nhạc Đỗ Hài


Thơ: Quách Như Nguyệt 
Phổ Nhạc: Đỗ Hài
Ca Sĩ: Quốc Duy

Mai Xa Vĩnh Long



Dòng sông loang loáng nắng ban mai
Ly khách về đây nén thở dài
Không trách thời gian nhanh quá đỗi
Buồn lòng người dạ sớm chiều thay

Lụa vàng trải nhấp nhô triền sóng
Dòng Cổ Chiên con nước tiễn đưa
Sao chẳng là phù sa tắp bãi
Để cuối đời xa mãi Vĩnh Long

Kim Phượng


Nhớ Một Chút



Nhớ một chút về phương trời tuổi ngọc
Níu thời gian khi tóc đã phôi pha
Bịn rịn hồi lâu chực chờ muốn khóc
Buổi hẹn nào bên góc miếu, cây đa?!

Thương một chút lỡ làng tình thơ dại
Trong hộc bàn phơi phới một khối tình
Ta buổi sáng - em buổi chiều - cùng lớp
Cùng bàn nhì, cánh trái, phía bình minh.

Buồn một chút ngày nào thư trống vắng
Tờ giấy xếp tư hiện diện trong bàn
Là ngày đó cành cây yên, gió lặng
Trưa ra về thường rảo bước lang thang…

Mừng một chút giấy thơm màu mực mới
Chữ viết mượt mà tựa áo eo thon
Lòng rực rỡ như tâm hồn mong đợi:
Giọt nắng rọi qua đôi má em dòn!

Và bây giờ ngậm ngùi sầu len lén
Gởi về nhau e thẹn buổi ban đầu
Em ở đâu không hiểu còn hay mất
Riêng mình ta nhớ mãi tận nghìn sau…

Dương hồng Thủy

Từ Sông Ra Biển


*tặng Chu văn Hùng, Huỳnh kim Soàng
để nhớ về hải đội 4 duyên phòng.

Từ sông ra biển xuôi theo nước
đêm ghé Hòn Tre hẹn chuyến đi
ơi, dáng hòn nằm phơi gấm vóc
tương tư ta nhớ nét đường thi.

Mai nương sóng bạc qua Hòn Nghệ
lơi lả trăng nghiêng một góc trời
núi sông trôi nổi tình huynh đệ
chí lớn chia đầy đáy cốc vơi.

Ngủ ở Hòn Thơm ta lụy mãi
mùi khô ngai ngái vịnh Dương Đông
có cô giáo đảo tay mềm mại
rót rượu đưa ta đến cõi hồng.

Dạo chơi An Thới ròng đôi bữa
giọc nước Bãi Kem tắm nắng đào
nhắm chút thịt sò trui trong lửa
thèm đôi má bé đỏ au au.

Vòng về Bắc Đảo mưa phần phật
đốt lá rừng lên thức với nai
cái say nằm sẵn trong trời đất
bay xuống đời nhau nỗi đắng cay.

Từ sông ra biển ta dong ruổi
lang bạt cùng tàu vượt đảo xa
mai hết kiếp người, xin hóa núi
ngàn năm hùng vĩ mũi Kwala.

Phạm Hồng Ân

12 Công Dụng Tuyệt Vời Của Kem Đánh Răng



Bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng kem đánh răng ngoài công dụng làm sạch răng, thì chúng còn có hàng tá công dụng khác mà bạn chưa bao giờ nghĩ tới! Hãy bổ sung ngay vào kho tàng mẹo vặt của bạn nhé, vì biết đâu chính tuýp kem đánh răng bình thường sẽ là "cứu cánh" cho bạn trong rất nhiều việc đấy!
Kem đánh răng là một trong những đồ dùng thiết yếu không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Ngoài tác dụng làm sạch hàm răng, nó còn mang đến nhiều công dụng bất ngờ khác mà nhiều người không biết đến. Đó là:

1. Đánh bóng đồ trang sức
Với các món đồ trang sức bằng bạc bị xỉn màu, bạn hãy thoa một ít kem đánh răng lên chỗ bị xỉn rồi dùng bàn chải mềm chà nhẹ. Nhờ đó, món đồ trang sức của bạn sẽ trở lại như mới.

2. Làm sạch đèn pha xe ô tô
Bạn hãy thoa kem đánh răng lên đèn pha, sau đó dùng khăn mềm lau sạch một lượt là được.

3. Làm sạch các phím đàn piano
Các phím đàn piano có thể bị bẩn rất nhanh do tiếp xúc thường xuyên với ngón tay của người chơi. Khi ấy, bạn chỉcần cho kem đánh răng lên khăn lau, chùi thật kỹ các phím. Bạn sẽ ngạc nhiên với hiệu quả của nó.

4. Làm sạch giày dép màu trắng
Với những đôi giày có phần mũi nhựa hoặc đế nhựa màu trắng, bạn có thể loại bỏ vết bẩn trên đó nhờ kem đánh răng.

5. Làm sáng kính bơi
Nếu bạn thoa một lớp kem đánh răng mỏng vào mặt bên trong kính bơi, sau đó rửa sạch nó đi, bạn sẽ thấy kính của mình không bị vẩn đục nữa.

6. Làm sạch bề mặt gỗ
Với các bề mặt gỗ bị bẩn, bạn hoàn toàn có thể làm sạch nó chỉ trong vòng vài phút. Thay vì sử dụng đến hóa chất, bạn hãy lau bề mặt gỗ bằng một ít kem đánh răng.

7. Loại bỏ vết bẩn trên quần áo

Kem đánh răng được xem là một trong những công cụ hiệu quả trong việc loại bỏ các vết bẩn từ vết thức ăn, vết son môi, cà phê, v.v... trên quần áo. Bạn chỉ cần thoa một lớp kem đánh răng lên vết bẩn, xoa nhẹ lên đó rồi để nhưvậy một thời gian ngắn, sau đó đem đi giặt là xong.
Tuy nhiên, bạn cần nhớ đối với các quần áo màu, bạn tuyệt đối không sử dụng kem đánh răng.

8. Làm sáng các tay nắm cửa, vòi hoa sen
Để làm sáng các tay nắm cửa, vòi hoa sen hay vòi nước, bạn hãy cho kem đánh răng lên bề mặt của chúng, sau đó chà xát bằng một miếng vải mềm. Cách thức này phát huy tối đa hiệu quả trên các bề mặt mạ crôm.

9. Làm sạch đáy bàn là
Nếu đáy bàn là của bạn bị đen, hãy làm mới nó bằng kem đánh răng nhé. Cách này vừa đơn giản lại tiết kiệm.

10. Xóa vết xước trên màn hình điện thoại
Màn hình smartphon của bạn rất dễ bị trầy xước nếu bạn không dán một lớp màng bảo vệ phía trên. Nếu phát hiện vết xước, bạn hãy cho ít kem đánh răng vào một miếng vải, sau đó cẩn thận chà xát nó lên vết xước. Nhớ lau sạch, đừng để kem đánh răng còn dính lại trên màn hình nhé.

11. Tẩy sơn móng tay
Kem đánh răng có thể giúp bạn tẩy sơn móng tay một cách dễ dàng. Chỉ cần bôi kem đánh răng lên móng, sau đó dùng bàn chải chà qua, đảm bảo lớp sơn sẽ bong tróc.

12. Loại bỏ mùi hôi trên tay
Một số mùi hôi như tỏi, hành tây và cá có thể vương lại trên tay bạn rất lâu. Nhưng nếu bạn rửa tay bằng một ít kem đánh răng, mùi khó chịu đó sẽ biến mất ngay lập tức.

Trần Ngọc sưu tầm

Thứ Tư, 12 tháng 10, 2016

Thơ Tranh: Giữ Ngọc Cho Nhau

Thầy kính mến. Em mừng Sinh Nhật 10/2016 của thầy với món quà nhỏ này
Kính chúc thầy luôn dồi dào sức khoẻ, hạnh phúc bên Cô và các con cháu.
(Em Kim Oanh)

Thơ: Phạm Khắc Trí
Thơ Tranh: Kim Oanh


Một Ngày Vui ( Trích Đoạn Nhật Ký Rời)

Ðâu đó, "cuộc nhân thế câu cười tiếng khóc ", đã là một bản hoà tấu với đủ mọi cung bậc trầm bổng buồn vui, kể cả hữu thanh trong vô thanh, nghe được, tùy người và tùy lúc.
"Cẩm sắt vô đoan ngũ thập huyền / Nhất huyền nhất trụ tứ hoa niên / Trang Sinh hiểu mộng mê hồ điệp / Thục Ðế xuân tâm thác đỗ quyên / Thương hải nguyệt minh châu hữu lệ / Lam điền nhật noãn ngọc sinh yên / Thử tình khả đãi thành truy ức / Chỉ thị đương thời dĩ võng nhiên. 
(Cẩm Sắt - Lý Thương Ẩn - Ðời Ðường) 
Ðàn gấm tang tình khúc tuổi hoa / Tơ chùng thoáng hiện bóng ngày qua / Trang Sinh mộng bướm còn vương vấn / Thục Ðế hồn quyên vẫn thiết tha / Trăng bạc biển xanh châu lệ vỡ / Nắng vàng núi biếc ngọc sương sa / Tình xưa theo suốt một đời lỡ / Mắt lão chờ nhau đã nhạt nhòa 
(Ðàn Gấm - Phạm Khắc Trí - Mây Tần) 
Ngày 10 tháng 10 năm 2016, vào khuya, một tôi với tuổi 83, và một tấm thiệp:


Chúc mừng sinh nhật Ông Nội!
Chúng con yêu Ông nhiều lắm!
Ông sẽ nghĩ ông đã già rồi 
Nhưng Ông còn cười như hai mươi lăm!

Chúng con chúc Ông mạnh khoẻ 
Ðể dẫn đi chơi, ăn trưa 
Nhưng nếu không thì Nam Quyên sẽ 
Nấu cho Ông ăn, nghe về ngày xưa 

Ðọc rồi đọc lại, nước mắt nghẹn lờị, những ngày cuối đời ơn phước, và mấy vần thơ của một đứa cháu nội. 
Phạm Khắc Trí 
10/10/2016
Chú Thích: "Cuộc nhân thế câu cười tiếng khóc" (Nói Chuyện Với Ảnh - Tản Ðà)


Song Thập Ngày Vui

Chúc mừng sinh nhật anh Trí. Anh Chị hạnh phúc nhất đời rồi đó nghen: dâu con hiếu thảo, bầy cháu quấn quýt thương yêu Ông Bà không rời, thật hiếm hoi nơi xứ nầ . Phải chăng là phúc đức ba đời do tổ tiên để lại? Mừng Anh Chị và gia đình. Chúc anh chị thêm sức khỏe an vui tuổi già.
Thân kính
Mai Lộc


Song Thập Ngày Vui

Song thập thơ mừng chúc lão gia 
Tám ba phong độ ngỡ hăm ba 
Học trò thương mến, lòng nhân ái 
Tư cách khiêm cung, nét thật thà 
Thơ cổ Đường thi vui phỏng dịch
Mây Tần tác phẩm thú ngâm nga 
Bên con bên cháu quên ngày tháng
Hạnh phúc triền miên nhé giáo già 

Mailoc
(Kính tặng anh Phạm Khắc Trí)

Chúc Mừng Sinh Nhật Thầy Phạm Khắc Trí 2016



Báo Tin Buồn Châu Thị Mỹ Hạnh Qua Đời


Chúng tôi Cựu Học Sinh Tống Phước Hiệp vô cùng thương tiếc báo tin Bạn thân
Châu Thị Mỹ Hạnh
Cựu học sinh Tiểu Học Trung Ngãi, Trung Học Công Lập Vĩnh Bình và Trung Học Tống Phước Hiệp,Vĩnh Long
Niên khoá 1962 -1969
 Vừa qua đời tại Vũng Tàu, Việt Nam
Lúc 15 giờ 
Ngày 11/10/2016, 
Di quan lúc 9 h 30 giờ Việt Nam ngày 12/10/2016   
Hoả thiêu ở Sông Bé Bình Dương.Tro cốt đem ra biển rải.

Thành kính chia buồn cùng gia đình anh Hai, chị Ba, các em và các cháu
Nguyện cầu Hương Linh của Mỹ Hạnh được sớm vãng sanh.

Đồng kính phân ưu

Toàn thể gia đình anh chị em Lê Thị Kim Phượng 
Huỳnh Hữu Đức.

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2016

Thơ Tranh: Mãi Thu Xưa


Thơ: Lê Kim Hiệp
Thơ Tranh: Kim Oanh


Trăng Thu


Trăng thu nào nhốt hồn ta phân nửa?
Phân nửa hồn ta phản bội quê hương!
Dù ngàn năm vẫn còn mãi vấn vương
Mảnh tim ấy không bao giờ ghép lại.

Mặc Thái Thuỷ
Mesa, Arizona 10/03/2016

Sài Gòn Dấu Ái


Sài Gòn niềm nhớ vấn vương
Bao năm lạc bước gợi thương cuối đời
Nghe mưa lòng dạ chơi vơi
Nhìn bong bóng nước nụ cười héo hon

Thương từng góc phố sài Gòn
Nhớ hàng me phủ sắc son tình nồng
Công viên ta đợi ấm lòng
Sánh vai lưu dấu bên dòng thời gian

Sài Gòn có lá Thu vàng
Có ngàn kỷ niệm cũ càng bên nhau
Nơi đây đất khách hoen sầu
Đêm về nhắc nhở niềm đau rã rời

Thân thương nhắc lại một thời
Sài Gòn nắng ấm nụ cười rộn vang
Duy Tân lối mộng , song hàng
Cùng EM dạo bước ngỡ ngàng lá cây

Nơi đây ngày tháng buồn say
Nhớ từng kỷ niệm mơ bay ngày nào
Sài Gòn dấu ái ngọt ngào
Mượn vần thơ nhỏ lao xao gợi về .....

Hoàng Dũng


Dáng Thu



Chiều thu nắng nhạt lối thu chiều
Hiu hắt thu vàng gió hắt hiu
Sánh sóng nước đùa trăng sóng sánh
Chịu chiu chim rúc tiếng chịu chiu
Dịu hiền dáng liễu nghiêng hiền dịu
Kiều diễm hoàng hôn bóng diễm kiều
Ước mộng len về đan mộng ước
Triều dâng nhung nhớ lại dâng triều.

Trần Thị Kim Dung

Thứ Hai, 10 tháng 10, 2016

Dạ Minh Châu Đề Thơ


Thơ: Dạ Minh Châu
Thơ Tranh: Kim Oanh

***
Bài Cảm Tác:

Hoa, áo màu sen ánh sắc hồng,
Kim Oanh thể hiện nét thanh trong.
Đề thơ đặc biệt đầy nhân cách,
Ngọc diện sáng ngời toại ý mong.

Mai Xuân Thanh
Ngày 10 tháng 10 năm 2016

Cảm



Dưới chân em là mùa thu.
Sau em vẫn còn mùa hạ.
Những nhành cây dày xanh lá.
Mùa thu Hà Nội không đi.

Có gì ngỡ ngàng thế nhỉ.
Bên em thu thật diệu kỳ.
Phải vì mắt em muốn hỏi.?
Nên thu Hà Nội không đi...

Hhai
Hình phụ bản của Tác Giả

Làm Ngơ


Tan trường em bước lặng thinh
Nghiêm trang
Em cũng chả ...nhìn anh đâu!
Chiều nghiêng áo trắng nhuộm màu
Dường như
Anh khẽ nghiêng đầu chào em

Giả vờ … em chả thèm quen.
Nhưng lòng ngây ngất
Như men…rượu tình
Mắc cở tim đập thình...thình…
Anh này dị lắm
Mãi nhìn người ta!

Ánh mắt anh những thiết tha
Cuốn theo cơn gió thổi tà áo bay…
Thư đâu rơi nhẹ vào tay
Làm quen anh bảo:
“Ngày mai anh chờ”
Thẹn thùng che nón làm ngơ
Người dưng..
“Em chả có chờ...đừng mơ!”

Đêm về em tập làm thơ
Chép vào trang vở như.. tơ rối vò
Ngày mai em lại âu lo…
Cầu cho người ấy...
"Cứ tò...tò...theo!!"

Kim Oanh
Kỷ niệm Vĩnhlong1970

Nhớ Lại...Một Thời Tuổi Mộng Mơ



Buổi xưa cả thẹn nhìn ...ai
Nam nhi đỏ mặt tía tai cũng kỳ.
Gương nga mục tú thanh mi.
Tóc thề đen lánh dáng đi dịu dàng.
Gót hài gỏ nhịp đài trang,
Chuyện trò ríu rít cười vang sân trường.
Nhìn ngang liếc dọc dễ thương,
Con tim bối rối như dường...biết yêu.
Cái thời Trung Học sớm chiều,
Hội An phố cổ đăm chiêu mơ màng.
Học sinh ở trọ ăn hàng,
Quê nghèo thủ phận gia trang lặng thầm.
Mơ ...ai gối mộng tình câm,
Nghĩ thương... mai mối tri âm cưới nàng.
Bạn bè giàu có mấy chàng,
Ghép đôi nhớ chúc hai đàng thành thân.
Nay tôi thủ phận an bần,
Sợ cho ai đó số phần rủi ro.
Dám đâu tay trắng hẹn hò,
Làm trai thời loạn bến đò hành trang.
Gặp anh tốt mã giàu sang,
Hay ta giới thiệu cho nàng nên duyên.
Yêu thầm thục nữ thuyền quyên,
Cũng đồng trang lứa thiếu niên gấp gì.
Thời gian... lặng lẽ trôi đi,
Chẳng ngờ gặp lại ... xuân thì còn đâu.
Tóc mây sương gió dãi dầu,
Xanh xao mắt kém bể dâu đổi đời.
Một thời tuổi mộng lâu rồi,
Cành mai vóc hạc nổi trôi xế chiều.
Quê nhà sống với quạnh hiu,
Mưa dầm gió bấc tiêu điều buồn tênh!

Mai Xuân Thanh
Ngày 5 tháng 10 năm 2016

Thơ Gởi Người Áo Tím...Huế



O đi mô? cho en theo với hỉ ?! 
 Ai biểu O sao trốn miết người ta 
 Thế cho nên, khi thoáng thấy đi qua 
 Mặc người noái :"dị òm ...chi lạ rứa "!

Lớp đang học en cũng qua tê nữa 
 Dù có đi thơ thẩn ở hành lang 
 Tìm bâng quơ O áo tím hoa vàng 
 Rồi mơ mộng, tập tành làm thi sĩ
Người ở mô mà nom duyên quá hỉ! 
 Dịu dàng sao trong dáng điệu bước đi 
 Làm thương thương nhớ nhớ răng chi 
 Dù bo mạ biết ni đánh chết!

Áo Tím ơi! đâu có chi là mệt 
 Lẽo đẽo theo nguyện mần kẻ bám đuôi 
 Múa như lân, kể cũng thấy vui vui 
 Bữa mai nữa,O cho theo rứa hỉ!

Song Quang
(Kỷ niệm một thời để nhớ)

Viên Đạn Giấy


      Thanh đang thả hồn bâng-khuâng the tiếng hát Lệ-Thu - tiếng hát mê-hoặc dập-dìu ru từng chuyện tình buồn vào muôn thuở . Bất chợt một âm-thanh xa-lạ giựt thức:
- Chú Thanh chờ Phượng có lâu không ạ ?
Thanh choàng tỉnh, bâng-khuâng gượng mỉm một nụ cười, chào kẻ lạ. Kẻ lạ là một cô bé mặc áo dài trắng học trò, ngượng-ngập ôm trong tay vài quyển vở, vừa cố tạo một vẽ hồn-nhiên, kéo ghế ngồi đối-diện với Thanh.
- Thời-gian cuả một ly cà-phê .
- Như vậy là lâu lắm .
       Phượng đảo mắt nhìn lên không, phía sau Thanh, bắt gặp một bức tranh có hàng phượng vĩ, trong sân một ngôi trường vắng bóng học sinh, nói tiếp:
- Khoãng nửa giờ để thưởng thức hương vị cà-phê, cộng thêm thời gian cho từng giọt cà phê rơi xuống ly, từ phin. Vị chi là một giờ, một giờ là sáu mươi phút, hay ba trăm sáu mươi giây, hoặc một phần hai mươi tư cuả một ngày.
       Thanh cảm thấy vui vui với lối suy đoán co vẽ toán học cuả cô bé, liền miệng hỏi:
- Phượng theo ban B?
Phượng ngạc-nhiên:
- Sao Chú biết?
- Tôi đoán.
       Thanh chợt nhớ chưa gọi thức uống gì cho Phượng, bèn hỏi:
- Phượng dùng chi?
- Chú cho Phượng một ly nước đá chanh đường.
       Thanh quay vào trong gọi hộ cho Phượng. Nhìn cô bé đối-diện, Thanh chợt nhớ lại . . . .

   Ánh nắng chói chan còn sót lại cuả một buổi trưa hạ, nung nấu căn gác trọ oi-nồng. Thanh cùng người bạn ra hóng gió và tán-gẩu ngoài lan-can. Cách một con đường, là vòng rào gạch cũ-kỉ cuả trường trung-học Trinh Vương. Bên đó, thấp-thoáng bóng mấy cô nữ-sinh ra ra, vào vào dãy nhà lầu hai tầng, xây cạnh vòng rào có vẽ nhộn-nhịp. Đảo mắt vào khuôn viên trường học, Thanh để ý tới một đám học trò, đang quây-quần bên một cô cầm máy chụp hình, trên lan can lầu hai cuả dãy nhà. Những nụ-cười bởn-cợt thơ-ngây vang tận đến nơi Thanh và người bạn đang trộm nhìn, liền báo động với lũ bạn. Người bạn Thanh lém-lĩnh, đưa hai tay ra dấu (chàng vốn nghề Giám-lộ) múa may quay cuồng. Thế mà cô bé mang máy ảnh hiểu ý, đưa máy chụp-hình lên hướng về Thanh và người bạn. Xong, cả đám học trò kéo vào phía trong ngôi nhà. Thanh và người bạn tiếp tục tán gẩu. Độ mười phút sau, thình-lình một mãng giấy nhỏ cuộn tròn gọn, đụng vào tường, rớt cạnh chân người bạn Thanh. Hắn cúi xuống lượm mảnh giấy và mở ra đọc nhẩm:
- Xin cho điạ chỉ, sẽ gửi ảnh.
     Hắn xoay lưng đi vào trong nhà tìm cây viết, Thanh lót-tót theo sau. Cầm cây viết trao cho Thanh và nói:
-Viết tên mầy đi.
     Thanh đưa tay đón nhận cây viết và tờ giấy, ngồi xuống bà, viết tên và KBC cuả mình, trong khi người bạn đi tìm sợi dây thung, phía dưới hàng chử cuả cô bé, lịch-sự và nhã nhặn thêm câu cuối: " Xin cám ơn trước ". Đưa tờ giấy nhỏ lại cho người bạn, hắn xếp cuộn như cũ, trở ra lan-can, dùng hai ngón tay làm nạng, hắn bắn vụt viên đạn giấy trở qua khuôn-viên trường học. Lấp-ló một bóng hồng nhặt được, cầm viên đạn giấy trên tay vẩy-vẩy ra dấu. Và suốt buổi-chiều hôm đó, không thấy bóng ai lãng vãng ngoài sân trường.
      Bẵng đi một thời gian, khoãng gần một tháng. Thanh nhận được thư cuả cô bé, thư viết ngắn gọn trên trang giấy học trò, bày tỏ sự nuối tiếc và xin lỗi vì lý do kỹ thuật ngoài dự đoán, nên không có hình gửi kèm. Thanh nhớ rất rõ, như thuộc nằm lòng, những dòng mở đầu thư, thật tự nhiên: Chiều nay biển động, nên lên bờ, em gái cuả Phượng bảo thế - Cá là mấy Chàng thủy-thủ đấy! Rộn vui khắp phố-phường của thi-xã Quy Nhơn. Phượng chợt nhớ đến sự ủy-quyền cuả đám bạn học. " Mầy Văn hay nhõng-nhẻo , chắc-chắn viết được"  Nên có thư nầy làm "buồn rầu" cho Chú ....Thực ra, tác giả đã tự giới thiệu tên ngoài bì thư: Phượng Quy Nhơn, viết trên điạ chỉ người gởi. Thanh vội hồi âm và hẹn gặp Phượng tại quán nầy.

      Người bán quán mang ra ly nước đá chanh đường, để trên bàn trước mặt Phượng, Phượng với tay cầm cán muỗng quay nhè nhẹ cho tan đường. Thanh hỏi:
- Sao Phượng nhận ra ngay tôi vậy ?
- Phượng vào quán bằng cửa bên hông, không bằng cửa chính, nên nhận ra ngay màu áo xanh đại-dương, bây giờ đọc bãng tên trên túi áo phải của Chú, chắc-chắn Phượng không nhận lầm người.
     Thanh lơ-đãng quên mất điều đó, cài bãng tên lên túi áo, là một kỹ-luật quân-đội đã trở thành thói quen. Mình đã được nhận diện bằng bãng tên như mọi quân-nhân khác. Nhìn Phượng, mái tóc cắt ngắn như nữ minh-tinh điện ảnh Pháp, Sylvie Vartan, đang được ưa-thích và thịnh-hành, như một mode thời-trang mới. Miệng hơi rộng, nhan-sắc trung-bình, giông-giống người điạ- phương, mà Thanh đả từng biết hơn một năm ở tại thành-phố nầy. Thanh nói ra ý-nghĩ của mình:
- Trông Phượng như người sinh trưởng tại đây, nhưng văn-phong trong thư và giọng nói như người bắc ?
- Chú đoán đúng, chắc vì có nhiều bạn người bắc, nên bị ảnh-hưởng. Từ nhỏ đến lớn chưa từng được đi đâu, như Chú biết, chiến
tranh ngày mổi lan rộng. Trong thành-phố nhỏ bé nầy, cũng không được bình-yên....vẫn bị pháo kích hay bom nổ. Còn Chú, chắc là được đi nhiều nơi ?
      Thanh gật-gù đồng-ý :
- Bị bắt buộc phải đi. Như con tàu là phải lênh-đênh.
      Thanh chợt nhớ tới Lệnh thuyên-chuyển đang nằm trong túi áo, vừa nhận được sáng nay, từ ban Nhân-viên. Thanh đã biết
sẽ được đổi về Giang-đoàn đầu tuần trước, khi vừa nhận thư Phượng. Nên muốn gặp Phượng để từ giả, để có một hình-tượng
luyến-lưu, một kỹ-niệm vấn-vương, một chút lãng-mạn bồng-bột vốn đã sẳn chất chứa ngập tràn trong tâm cãm của Thanh. Có
chắc gì trở lại thành-phố biển nầy lần nửa. Như những thành-phố khác, Thanh đã đặt chân đến và chưa có lần trở lại. Cố-gắng
gom-góp chắt-chiu những kỷ niệm, cho đầy mớ hành-trang ra đi, vốn đã quá nghèo-nàn. Thanh mạo-muội viết trong thư hồi âm : Xin Phượng đừng nghĩ rằng tôi đốt giai-đoạn quá sớm, thực-sự muốn gặp Phượng, là có chuyện quan-trọng, Phượng không đến, tôi vẩn chờ....Có lẽ quá sớm để nói chuyện nầy, Thanh đổi đề-tài :
- Bây giờ đã đối-diện, Phượng trông tôi có giống đại danh-từ Chú, mà Phượng gọi, kể cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen.
        Phượng tròn xoe đôi mắt, nhìn Thanh chăm-chăm, miệng cười mĩm. Thanh được đà, tiếp-tục lý-luận :
- Tôi mới được cấp Chứng-chỉ tú-tài hai năm rồi, Phượng đang theo học lớp đệ nhị, khoãng cách chỉ độ ba năm. Phượng muốn
nghe tôi hát bản Đừng gọi Anh bằng Chú, cho có vẽ cải-lương không ?
        Phượng vẫn chưa nói gì, có vẽ chăm-chú chờ nghe Thanh nói thêm. Thanh chợt nhớ hai câu thơ đã đọc trong một tạp-chí :
- Nếu không gọi Chú bằng Anh
  Coi như Chú đã hy-sinh cuộc đời.
       Phượng chu-choa, hít hà, nhăn mặt đáp :
- Anh nói gì mà ghê vậy !
      Thanh mĩm-cười vui lây. Vậy là cô bé đã chịu thay-đổi cách xưng hô, còn mình cũng phải thay đổi chứ, cho có vẽ văn-minh.
Trong thời-kỳ chiến-tranh, chết chóc xảy ra bất cứ lúc nào. Nên nói lên những điều gàn dỡ như vậy, là một sự kiên-cử, cấm kỵ tuyệt-đối, như những luật lệ không thành văn bản, mà ai cũng biết. Nói với người lớn tuổi, chắc-chắn sẽ bị quở-mắng ngay.
Phượng thật-thà hỏi :
- Có tú-tài hai, sao Anh không đi Sĩ-quan?
      Thanh phải lòng-vòng giải-thích:
- Vì thi rớt tú-tài một, nên Anh tình nguyện vào Hải-quân, nếu không sẽ phải đi Hạ-sĩ quan Đồng-đế. Lúc còn đi học, Anh vốn có mộng hải-hồ, nhân đi dự lễ Tất-niên trên chiếc Tuần-giang hạm đang công-tác trong vùng.Nếu chưa vào Quân-đội, có tú tài hai, chắc Anh cũng như mọi người nhập ngũ vào Thủ-đức hay Đà-lạt. Lúc mới lấy được tú-tài hai, Anh cũng có nghĩ đến chuyện xin đi học để làm quan, nhưng lại ngán Quân-trường, nên cù-cưa do-dự mãi đến nay. Chiến-tranh, theo quan-niệm của Anh, chỉ là những xung-đột trong một giai-đoạn. Mình đã không may-mắn sinh ra trong giai-đoạn nầy, đành phải chấp- nhận, vậy thôi.
      Bên ngoài, ánh nắng chiều cũng đã bớt gay-gắt, dìu-dịu hâm-hấp nóng. Nhận thấy ngồi trong quán cũng đã lâu, Thanh đề-nghị:
- Đi dạo một vòng bãi-biển nhé?
      Phượng ngó xuống chiếc đồng-hồ nhỏ đeo tay:
- Phượng chỉ còn khoãng nửa giờ để lang-thang. Phải về nhà đúng giờ như thường nhật. Mẹ Phượng khó lắm!
     Hai người ra khỏi quán bằng cửa trước, băng ngang qua đường, là đến ngay bải biển. Chậm rải sánh đôi bên Phượng,
Thanh thong-thả mở lời:
- Chắc Phượng thích đọc truyện của Dung Saigon?
- Sao Anh hỏi vậy?
- Vì chữ Phượng Quy Nhơn ngoài bì thư.
- Phượng chưa đọc bất cứ truyện nào của cô ấy. Phượng có đọc vài truyện của nhóm Tự-lực Văn-đoàn, vì trong chương trình học bắt buộc. Sở dĩ có chữ đó, vì Phượng muốn Anh không bị nhầm lẫn với một Phượng nào khác, mà Anh quen biết.
Hải-quân mà, ghê lắm đấy. Mười hai bến nước, mười ba bến tình.
     Quân chủng có làm gì đâu, mà tai-tiếng nhiều quá. Mỗi bến ghé, là mỗi bến tình. Thanh nghĩ mình đang mang hão-danh lã-lướt, bay bướm. Kiểm-điểm hơn một năm ở đây, đến giờ cũng vẩn còn cô-đơn.
- Đến bóng mát của cây dừa đó, ngồi nghĩ chút nha Anh !
   Thanh gật đầu đồng ý, dõi mắt theo hướng Phượng chỉ. Đến nơi, Thanh ngồi đại trên bải cát, Phượng vén áo dài
ngồi bệch xuống bên cạnh. Gió từ biển thổi xóc vào mát mặt. Sóng vổ tràn vào dưới bải, lôi cuốn trở ra biển. Phượng
nhìn mông lung ra hướng đảo Hải-Minh xa xa. Kể cho Thanh nghe về ngôi trường, bè bạn cùng sinh hoạt hàng ngày...
   Một thoáng yên lặng. Thanh khuấy động không-gian :
- Thư là địa-chỉ nhờ chuyễn, nhà Phượng ở đường nào ?
- Có phải câu hỏi nầy là chuyện quan-trọng, Anh đã viết trong thư ? Nhà Phượng ở đường Phan-bội-Châu.
  Nhìn vào đôi mắt của Phượng nhiều lần. Thanh nhận thấy, hình như đôi mắt biết cười, biết vổ-về người nhìn ngó, reo
vui chỉ chợt trào dâng, một cung-hiến khuyến-khích trọn vẹn, như đã sẳn sàng hòa nhịp dịu-êm. Đôi mắt đó làm lòng
Thanh rạo-rực, mở ngỏ một chuyện tình. Cái duyên của đôi mắt sẽ cưu-mang suốt đời, suốt kiếp như định-mệnh của
một đời người hằng cửu.
- Chẵng lẽ Phượng bắt Anh phải lục-lạo, tìm kiếm từng nhà, suốt con đường Phan-bội-Châu dài ngoằng. Nói vậy, chớ
chắc gì Anh còn cơ-hội nửa.
- Phượng vẫn chưa hiểu.....Ý Anh là.....
- Ngày mai, Anh sẽ xa Quy Nhơn. Anh được lệnh thuyên-chuyển về An-giang. Đây mới là chuyện quan-trọng, Anh đã
viết trong thư.
   Phượng cúi đầu im-lặng, tay mân-mê hờ-hững trên mấy quyển vở. Thanh cũng không biết nói gì hơn, chuyện tưởng
khó bộc-bạch, đã thố lộ được rồi. Thời-gian như ngưng lại, đè bẹp dí nát một đóa hoa vừa chớm nở, xúc-động nghèn-
nghẹn trong cổ họng. Đợi cho tâm-tư lắng xuống, lắng xuống. Phượng mới chậm rãi mơ-hồ :
- Tin đến với Phượng bất chợt quá, không cho Phượng một chuẩn-bị nào để đón nhận. Phượng không ngờ lần đầu gặp
gở cũng là lần cuối ly-tan. Phượng không muốn nói lời chúc tạ-từ thường tình. Anh có muốn giữ một chút gì kỹ-niệm
của Phượng không ?
    Thanh ngẩn lên, nhìn bâng quơ ra biển, xa khơi bóng dáng vài con tàu hải-hành cô-đơn lặng-lẽ.
                                          Cho Anh một vết son hiền
                                          cho Anh một sợi tóc mềm lã-lơi
                                          để khi dở tỉnh dở say
                                          Anh bồng cọng tóc trên tay dối lòng.
Anh muốn giữ một sợi tóc của Phượng.
    Phượng đưa tay lên đầu, lần nắm hai sợi tóc giật mạnh. Tay kia lần xé một mãnh giấy trong quyển vở ghi chép bài
học. Quấn hai sợi tóc vô tội vừa dẫy chết, bỏ vào cổ áo quan giấy học-trò. Rút cây viết mực tím, Phượng viết :
                                          Đây tóc Phượng cho Anh làm kỹ-niệm
                                          để nhớ về Viên đạn giấy Quy Nhơn.
    Phượng trao cho Thanh. Cầm trên tay, Thanh lẩm bẩm đọc đi, đọc lại hai câu thơ vừa ráo mực......với hai sợi tóc
Phượng vô-tri nằm sóng-soài bên cạnh.

* Thơ trong bài nầy mượn của Trần-mạnh-Hảo, Hà-huyền-Chi và chính tác-giả.
Võ Phan Trung