Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2015

Cáo Phó Của Gia Đình Nhạc Sĩ Anh Bằng

Cáo Phó 


Gia đình chúng tôi vô cùng đau buồn kính báo tin cùng thân bằng quyến thuộc và bạn hữu:
Chồng, Em, Anh, Cha, Ông của chúng tôi:
Ông Giuse Trần An Bường ( Nhạc Sĩ Anh Bằng)
Sinh ngày 5/5/1926, tại Nga Sơn Thanh Hoá
Đã an nghỉ trong Chúa vào lúc 8:55 tối Thứ Năm ngày 12/11/2015 
(nhằm ngày 1 tháng 10 năm Ất Mùi) tại tư gia, thành phố Orange Hill, California
Hưởng thọ 90 tuổi

Linh cửu được quàn tại: Westminster Memorial Park (Lakeside Chapel)
14801 Beach Blvd Westminster, CA 92683

Chương trình tang lễ:
Thứ Năm 19/11/2015
9:00- 9:45 AM: lễ phát tang tại nhà thờ t. Barbara
Chương trình thăm viếng tại Westminster Memorial Park:
Thứ Năm 19/11/2015:
10:00 – 10:30 AM: nghi thức làm phép xác
10:30 Am- 8:00 PM: thăm viếng và cầu nguyện
Thứ Sáu 20/11/2015
10:00 Am- 8:00PM: thăm viếng và cầu nguyện
Thứ Bảy 21/11/2015:
1:30PM: thánh lễ an táng tại nhà thờ St.Barbara (730 S Euclid st. Santa Ana CA 92704)
Sau thánh lễ linh cửu được đưa về nơi an nghỉ cuối cùng tại Nghĩa Trang Chúa Chiên Lành 
(8301 Talbert Ave. Huntington Beach CA 92646)

Tang gia đồng kính báo

Vợ: bà quả phụ Trần Thị Khiết
Chị: bà quả phụ Trần Tấn Mùi và con, cháu, chắt
Em: Ông Bà Trần Văn Luật và con cháu
Trưởng Nam Trần An Thanh, vợ Nguyễn thị Cẩm Linh và các con: 
Trần An Peter (cháu đích tôn), Trần Brittany, Trần Carolyn
Thứ nữ Trần Thy Vân và các con Trần David, Jonny Bạch, James Bạch
Con dâu: bà quả phụ Trần Ngọc Sơn nhũ danh Ngô thị Thuỳ Mỹ và con Trần Tuấn Kiệt
Cáo phó này thay thế thiệp tang (xin miễn phúng điếu)

Điện thoại liên lạc: Asia: 714 636 6594, SBTN: 714 636 1121, Trúc Hồ: 714 713 4825
Xin kính Đức Hồng Y, Quí Đức Cha, Quí Cha, Quí Sơ, Quí tu sĩ nam nữ, quí hội đoàn
và thân bằng quyến thuộc hợp ý cầu nguyện cho linh hồn Giuse Trần An Bường sớm hưởng Nhan Thánh Chúa

(Khiếu Long chuyển tin)

Thương Tiếc Nhạc Sĩ Anh Bằng - Trầm Vân


Thơ:Trầm Vân 
Thơ Tranh: Đỗ Công Luận


Thơ: Du Tử Lê 
Phổ Nhạc:Anh Bằng 
Tiếng Hát:Tuấn Ngọc

Mùa Xuân Trở Lại



Bài Xướng: Mùa Xuân Trở Lại

Ta muốn nhuộm xanh chiếc lá vàng
Cho mùa trở lại tiết xuân sang
Chồi non mơn mởn trong sương sớm
Hạt phấn bay bay giữa gió ngàn
Ríu rít tiếng chim như điệu hát
Bổng trầm lời gió tựa cung đàn
Tâm hồn tươi trẻ, lòng xao xuyến
Bắt gặp từ em... tia liếc ngang

Phương Hà
( Mùa thu 2015 )
***
Bài Họa: Mơ Xuân Dịu Dàng

Thu - Đông cúc trổ cánh bông vàng,
Mơ ước trời Xuân thấp thoáng sang.
Lá biếc hồng dơm hoa búp nụ,
Cành xanh đào mận gió mây ngàn.
Chim muông oanh én vờn quanh hót,
Gà vịt trâu bò tiếng gọi đàn.
Mục tử sáo diều nghe sảng khoái,
Liếc nhìn thục nữ chuyến đò ngang.

Mai Xuân Thanh
Ngày 07 tháng 11 năm 2015
***
Mùa Xuân Không Trở Lại

Còn đâu màu nắng tóc hong vàng
Mỗi sáng rộn lòng ta liếc sang
Bỡ ngỡ chiều kia nơi Phật tự
Nao nao dáng cũ bóng mây ngàn
Từ khi phượng thắm thôi hoa rụng
Cũng lúc cung thương bặt tiếng đàn
Xuân lỡ nâu sòng thay áo cưới
Hững hờ đuôi mắt niệm xen ngang

Cao Linh Tử
8.11.2015
***
Bởi Thu

Hôm qua cúc nở sắc phơi vàng
Ngơ ngác thì ra thu đã sang
Cảnh mới văn nhân thêm ý lạ
Chủ đề thi phú với cây ngàn
Rồi đây có kẻ thêm mơ mộng
Thả lỏng hồn theo mấy phím đàn
Cô gái tôi yêu giờ chẳng biết
Mừng vui hay tiếc lỡ sang ngang.

Quên Đi
***
Mùa Thu Boston - Montreal


Rừng phong hiu hắt lá thu vàng 
Ai khoác đủ màu áo đẹp sang 
Ven núi chập chùng đèo dốc thẳm 
Trong mây rã rượi cánh chim ngàn 
Từng không lơ lững như sương khói 
Tiếng suối trong veo ngỡ tiếng đàn 
Chiều xuống tuyết rơi đường trắng xoá 
Trước đèn nai đứng bỗng băng ngang 

Mailoc
Cali 11- 7 - 15
***
Tiếc Xuân


Tìm đâu trở lại ánh xuân vàng
Ngắm bóng hoàng hôn lặng lẽ sang
Dõi cánh chim chiều bay khuất dáng
Nhìn vầng mây bạc tản xa ngàn
Khúc tiêu ai oán sầu ly khách
Điệu nhạc mênh mang xoáy tiếng đàn
Nhớ mảnh tình côi phiêu vất vưởng
Thương đời lẻ phận chuyến đò ngang!

Nguyễn Đắc Thắng
2015.11.09
***
Mơ Xuân


Dạo phố khoe xuân áo lụa vàng
Nhìn em tha thướt dáng kiêu sang
Đưa tay anh vẫy-xiêu chân hạc
Liếc mắt bậu nghinh-đổ lá ngàn
Năm tháng khuất sâu người lạc lối
Hằng đêm thao thức kẻ xa đàn
Mơ xuân ngày ấy đâu như mộng…
Thu sắc nhuộm thêm cảnh trái ngang

Thái Huy
11-09-15
***
Mơ Xuân Xưa

Không thể nhuộm xanh lá đã vàng,
Vào đông sao lại muốn xuân sang?!
Tiêu điều cây cỏ cành trơ trụi,
Vắng vẻ chim muông tuyết ngút ngàn.
Cám cảnh đông nay sầu cách biệt,
Nhớ xuân năm ấy khóc lìa đàn .
Còn đâu cảnh sắc xuân xưa cũ?
Con mắt đuôi dài, ai... liếc ngang!!!

Đỗ Chiêu Đức
***
Mơ Một Trời Xuân


Hơi Thu lạnh lẽo lá phong vàng
Mơ ước ngày Xuân sớm bước sang
Để thấy trời xanh chim én liệng
Rồi nhìn mây trắng giữ non ngàn
Mai Đào khoe sắc bên rừng vắng
Nước suối reo vui tợ tiếng đàn
Thôi ráng chờ Xuân vài tháng nữa
Hết Thu rồi lại đến Đông tàn

Song Quang
***
Cánh Hoa Vàng


Dòng xưa bến cũ cánh hoa vàng
Tiếc nuối một đời lỡ bước sang
Phận mỏng dập vùi theo sóng nước
Duyên hờ chôn chặt gửi mây ngàn
Quê nhà đất khách không chung lối
Én bắc nhạn nam chẳng họp đàn
Một chút tình riêng trời cố xứ
Má hồng tủi phận chuyến đò ngang

Kim Phượng
***
Xuân Tha Hương


Nhác thấy cây xanh trổ lá vàng
Thế là Thu đến đón Xuân sang
Quên sao đất nước còn xa tít
Chợt nhớ quê hương mãi ngút ngàn
Lửa hận vui gì còn hát xướng
Lòng buồn oán hận cả cung đàn
Mùa Xuân đến với em yêu dấu
Thoáng thấy thương rồi sao bỏ ngang

Lý Tòng Tôn
Lancaster mùa đông 2015
***
Bài Cảm Tác: Cung Thương Nhịp Lệch Xuân Tàn

Chiều phai gom nắng hoen vàng
Nghe buồn lặng lẽ mùa sang cuối trời
Con thuyền lạc bến chơi vơi
Hồn chênh vênh giữa trùng khơi bạc ngàn
Hải âu cất tiếng gọi vang
Sóng hờn âm oán khảy đàn thở than
Cung thương nhịp lệch xuân tàn
Thuyền neo bến lạ rẽ ngang dòng đời

Kim Oanh

Nửa Đêm Nhớ Bạn


Bỗng nhiên nhớ thằng bạn thân
Nửa chừng bỏ cuộc mãn phần đi xa
Từ khi mái dột sau nhà
Chôn chân tuổi trẻ ngọc ngà oằn vai.

Tủi hờn gởi gió ngàn bay
Mộng chinh nhân lụi, tàn phai cuộc đời
Bốn mươi năm sống cầm hơi
Mõi mòn gãy cánh rong chơi một mình.

Bạn đi gió cũng lặng im
Trùng khơi cánh nhạn, bóng chim cũng ngừng
Ngày xưa đạp núi băng rừng
Bây giờ hồn phách chập chùng chân mây.

Bạn ơi nâng chén rượu đầy
Tâm tình chưa cạn trăng gầy bóng nghiêng
Bỏ qua thế sự lụy phiền
Cùng nhau gói trọn niềm riêng mưa nguồn.

Đêm nay mưa nhẹ thật buồn
Mong người bạn cũ linh hồn siêu thăng!

Dương Hồng Thủy

Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2015

Mời Họp Mặt Cựu Học Sinh Tống Phước Hiệp NK 62-69



Anh Chị thân mến,

Theo thường lệ, năm nay ngày họp mặt Khối lớp của chúng ta lần thứ 7, sẽ được tổ chức vào lúc 10 giờ 30 phút, Chủ nhật ngày 06-12-2015, tại nhà hàng Thiên Tân (gần Đài Phát Thanh&Truyền Hình Vĩnh Long), đường Phạm Thái Bường, phường 4 thành phố Vĩnh Long. 
Trân trọng kính mời Anh, Chị đến dự tại địa điểm và ngày giờ nêu trên. Sự hiện diện của Anh, Chị sẽ làm tăng thêm niềm vui trong buổi gặp gỡ này.

Thay Mặt Nhóm Tổ Chức, chúc Anh, Chị cùng Quý quyến dồi dào sức khoẻ.
    Thân Chào
Huỳnh Hữu Đức

* Mọi thắc mắc xin liên hệ:

- Hoàng Thị Thơ : số điện thoại 01244662424

- Lê Ngọc Điệp : Số điện thoại 0918066445

- Hoàng Xuân Khải : số điện thoại 01247589015
                               Email : hxkhai@gmail.com

- Huỳnh Hữu Đức : số điện thoại 0942332776
                           Email : namvat@yahoo.com

Gửi Người Dưới Mộ - Thơ Đinh Hùng- Phạm Anh Dũng Phổ Nhạc


Thơ: Đinh Hùng
Nhạc Phạm Anh Dũng
Hòa Âm:Quốc Dũng
Tiếng Hát: Quang Minh
Thực Hiện: Nguyễn Nam Sơn


Chùa Xưa - Lang Thang Chiều


Chùa Xưa
( Linh Sơn Tự - Cao Lãnh )

Ngày xưa tôi thích bước trong chiều
Chùa cổ một mình giữa tịch liêu
Cao vút hàng sao mưa trái rụng
Xoay xoay trong gió cánh quay đều

Mailoc
***
Lang Thang Chiều

(Phương Hà hoạ đoạn 1 của bài Chùa Xưa của Mailoc)

Tôi thích lang thang những buổi chiều
Trong mùa lá rụng, cảnh cô liêu
Lòng buồn man mác theo chân bước
Cảm nhận bên đời nỗi quạnh hiu.

Phương Hà

Chùa Xưa - Đợi gì


Chùa Xưa 
(Linh Sơn Tự - Cao Lãnh)

Ra rả ve sầu nhạc khúc trưa
Hàng dương bóng ngả nắng lưa thưa
Rêu phong tháp cổ buồn im đứng
Lất phất cô đơn liễu bốn mùa

Mailoc
***
Đợi gì
(Quên Đi họa đoạn 2 của bài Chùa Xưa)

Nắng hè oi bức lúc vào trưa
Có kẻ muộn phiền bởi gió thưa
Cái lạnh heo may còn lẩn tránh
Phải chăng chờ đến phút giao mùa.

Quên Đi

Thu Tàn Chiếc Lá Bay - Qua Thu


Bây giờ trời đang mưa
Thu ơi, buồn khôn vừa
Lá vàng phai buông rũ
Trăng khuất ngoài song thưa

Người đi tình ở lại
Bến trông bóng thuyền ai
Sóng vỗ về phiến nhớ
Đêm tàn chiếc lá bay...

Thu đến rồi thu đi
Nhọc nhằn cánh chim di
Bay tìm miền nắng ấm
Đồng xanh biếc đương thì

Giao mùa trời đông sang
Man mác cánh hoa vàng
Ngoài hiên hiu hắt gió
Thơ buồn lạnh đêm hoang.


Yên Dạ Thảo
30/10/2015
****
(Từ "Thu Tàn Chiếc Lá Bay" của YDT)

Qua Thu

Mai nầy qua cơn mưa
Tình ơi, biết sao vừa
Tóc thơm cài hoa nắng
Gió len đường lược thưa

Hoa tàn hoa lại nở
Thuyền ai cặp bến ai
Dòng sông in đôi bóng
Lá thu vàng thôi bay.

Đã đến xin đừng đi
Hãy dừng cuộc thiên di
Đông về, trời sẽ lạnh,
Chờ tiếng xuân thầm thì...

Đón hương mùa mới sang
Cỏ biếc xanh mịn màng
Tim buồn se... thắm lại
Quên những ngày đi hoang.


Phong Tâm
31/10/2015

Thứ Năm, 12 tháng 11, 2015

Đến Từ Cát Bụi Hay Vô Thủy - Thơ Khúc Giang - Hương Chiều Diễn Ngâm




  


Thơ: Khúc Giang
Diễn ngâm: Hương Chiều


Riêng Một Góc Thành


Riêng Một Góc Thành  (*)

Vì em duyên-dáng hơn hoa
Cho nên hoa đã cùng ta nặng lòng
Nồng-nàn, thắm-thiết hơn bông
Mấy mươi năm , vẫn đèo-bồng hương xưa

Lê Kim Thành
(*) Góc thành là Thành Lê chớ không phải thành quách.
***
Anh Tư ơi, góc Thành nhà anh quá đẹp...

Trong Hoa


Nhà ai rực rỡ những hoa
Hương bay ngào ngạt khiến ta phải lòng
Tìm trong nhan sắc của bông
Ẩn tiềm mây trắng bềnh bồng thuở xưa

Kim Phượng
***
Đời Hoa

Em không nhan sắc bằng hoa
Nửa đường đứt gánh người ta phụ lòng
Trước gió tơi tả những bông
Lênh đênh trôi dạt bềnh bồng xứ xa

Kim Oanh

***
Hoa Chờ Đợi

Hồi tưởng về quảng đời son trẻ
Ham đua đòi dáng vẽ mông lung
Kỳ hoa dị sắc múa chập chùng
Đeo đẳng mãi... khung xưa còn đó!

Vò võ chờ....vang tiếng " Tự Do "!

Lê Kim Hiệp
***
Đời Hoa

(Từ bài Đời Hoa của Kim Oanh)

Dù em không đẹp bằng hoa
Nửa đường đứt gánh chớ nên đau lòng.
Cuộc tình nhẹ tựa như bông
Một cơn gió thoảng bềnh bồng bay xa.

Mặc Thái Thủy
Az Feb. 22, 2016
***
Em Hơn Cả Hương Hoa

(Họa qua 2 bài thơ "Trong Hoa" và "Đời hoa" của KP&KO)

Dù em chẳng phải là hoa
Nhưng hương đằm thắm làm ta phải lòng
Nhìn vào hơn hẳn màu bông
Ẩn tàng trong ấy nét bồng bềnh tươi

Song Quang

Ngắm Quỳnh Hương


Một đóa quỳnh hương nở buổi đêm
Sương khuya thấm lạnh đọng quanh thềm
Đài hoa mở bật xòe thanh sắc
Ánh nguyệt mơ màng tỏa bóng êm
Chén rượu quay cuồng vùng mắt sáng
Men tình gợi tưởng nét môi mềm
Hiên đường hiển lộ hồn trinh trắng
Ngất ngưởng canh tàn nỗi nhớ thêm.

Nguyễn Đắc Thắng
20150724
***
Quỳnh Hương Thơm Tỏa

Nét đẹp Quỳnh hương tỏa ngát đêm,
Yêu em vổ giấc ngủ bên thềm.
Hoa mơ tỉnh thức thơm lừng sắc,
Bạn hởi niềm ân bể ái êm...
Nâng chén tam bôi mờ ảo sáng,
Nhấp môi cạn cốc uống say mềm.
Lộ hàng một chút nhìn đen trắng,
Liếc mắt đưa tình chuốt rượu thêm...

Mai Xuân Thanh
Ngày 29 tháng 07 năm 2015
 

Bác Sĩ Nguyễn Văn Hoài - Dưỡng Trí Viện Biên Hòa

Đường vào khu trung tâm Nhà thương điên Biên Hòa (năm 1934).

Cơ sở y tế đầu tiên có quy mô lớn trên đất Biên Hòa do người Pháp xây dựng, khởi công vào ngày 17 - 3 - 1915.
Lúc mới thành lập, cơ sở này có tên gọi là Asile d’ alienes de Bien Hoa (Trại người điên Biên Hòa, bà con thường gọi là Nhà thương điên Biên Hòa). Nghe nói, giai đoạn đầu, nơi đây giống như một trú xá của người điên vì chỉ thu gom quản lý người điên tránh việc họ gây rối xã hội. Sau đó cơ sở được đổi tên Hôpital psychiatrique de Cochichine (Dưỡng trí viện Namkỳ) và được chuyển qua hình thức tổ chức của một bệnh viện với mục đích điều trị.

Thời kỳ 1918 – 1945, Nhà thương điên Biên Hòa có 15 tòa nhà được gọi chung là Trại nuôi bệnh gồm: Nhà quan quản lý, nhà quan lương y An Nam, nhà các thầy điều dưỡng, nhà các viên gác – dan, nhà tắm, nhà bếp, chuồng ngựa, chuồng bò, chuồng heo, nhà người đánh xe, trại thợ mộc, kho thuốc… Việc chữa trị có sự phân biệt giữa người bệnh nước ngoài (chủ yếu là người Pháp) và người Việt Nam: Người bệnh nước ngoài có chỗ ăn ở tiêu chuẩn cao, người bệnh Việt Nam lại chia làm hai hạng: Hạng có trả tiền được ăn uống khá hơn hạng không trả tiền (hạng thí). Tất cả người bệnh phải mặc quần áo riêng của nhà thương, có người giặt giũ. Người bệnh tỉnh được cho đi làm rẫy, làm ruộng hoặc giúp đỡ nhà bếp cùng làm các việc lặt vặt khác. Thân nhân tới thăm có giờ giấc quy định và theo sự hướng dẫn của người có trách nhiệm. Năm 1930, Nhà thương điên Biên Hòa xây cất thêm 4 trại bệnh và năm 1945 lại xây thêm 9 trại nữa để nhận số người bệnh đến điều trị ngày một đông hơn (khoảng 600 người bệnh vào thời điểm này).


Trước 1930, việc quản lý người bệnh chủ yếu sử dụng những buồng con cách ly để giam nhốt và áo bó để cố định người bệnh. Sau 1930, một số kỹ thuật mới được dùng để giải quyết những trường hợp người bệnh kích động như: tạt nước, tiêm thuốc gây áp xe. Nhưng điểm nổi bật trong thời gian này là sử dụng liệu pháp sốc điện (electrochoc). Bấy giờ, trên thế giới chỉ có 3 nơi có máy sốc điện là Rome, Alger và Fukuyoka.
 Bác Sĩ Nguyễn Văn Hoài

Sau này, chính quyền Sài Gòn tiếp quản Dưỡng trí viện Biên Hòa và đổi tên thành Dưỡng trí viện bác sĩ Nguyễn Văn Hoài để ghi công bác sĩ Hoài, Giám đốc người Việt Nam đầu tiên của bệnh viện mất năm 1955 tại đây. Sau đó, vào năm 1971 lại đổi tên Dưỡng trí viện thành Bệnh viện tâm trí bác sĩ Nguyễn Văn Hoài, chú ý chức năng điều trị hơn là di dưỡng. Từ sau 1955, số trại bệnh tăng thêm, được sắp xếp khoa học hơn. Cho đến những năm cuối của thập niên 60, Dưỡng trí viện Biên Hòa gồm các phòng điều trị bệnh và 18 trại bệnh (Phòng ngoại chẩn, Phòng trắc nghiệm, Phòng chỉ dẫn, Phòng thăm bệnh, Phòng xã hội, Phòng đọc sách, Câu lạc bộ, Phòng quang tuyến, phòng thí nghiệm và các dược xá, Trại quan sát, Trại y xá, Trại nhi đồng, Trại bệnh án, Các trại bệnh khác, Khu lao tác trị liệu). Ngoài các trại bệnh, văn phòng, Dưỡng trí viện Biên Hòa còn có các công thự, cư xá, trường học, hồ tắm, sân vận động, xưởng thợ, khu chăn nuôi và trồng trọt dành cho bác sĩ và nhân viên.

Thời gian này, cùng với sự phát triển về y học trên lĩnh vực tâm thần trên thế giới, Dưỡng trí viện Biên Hòa đã nghiêng về các liệu pháp điều trị mới. Theo tư liệu còn lưu trữ trong khoảng năm 1956 – 1963, thì tổng số người bệnh năm 1956 là 1.102 người, trong đó số trở lại bình thường được xuất viện là 384. Năm 1963, số người bệnh là 1672 và số được ra là 636 người. Nhiều người bệnh từng có địa vị trong xã hội như: Một ông hoàng Lào, một viên quan hai, một ông chủ bưu điện, một cô đầm… thậm chí cả bác sĩ, nhà giáo và trí thức khác. Khoảng những năm 1965 – 1966, một số nhà báo, nhà thơ đã là bệnh nhân của Dưỡng trí viện Biên Hòa và phải tới đây điều trị nhiều lần như: Nguyễn Ngu Í, Bùi Giáng…
Trại bệnh người bản xứ (năm 1934)

Sau 1975, cơ sở y tế này trở thành bệnh viện tâm thần Trung ương 2 do Bộ y tế quản lý với nhiệm vụ điều trị, phòng bệnh, nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, xây dựng và chỉ đạo tuyến cho 16 tỉnh, thành phố phía Nam. Nhiều năm qua, đơn vị này đã từng bước cải tiến về tổ chức và hoạt động.
Bệnh viện tâm thần TW2 giờ đây nổi tiếng vì có Hội đồng giám định pháp y tâm thần cao nhất tại khu vực phía Nam và các phương pháp mới trong chữa bệnh tâm thần.
Có một chi tiết khá đặc biệt là hiện nay, trong kho lưu trữ của bệnh viện vẫn còn đầy đủ các hồ sơ bệnh án từ khi thành lập đến năm 1975. Bệnh nhân tâm thần đầu tiên đến nhập viện ngày 21 – 1 – 1919 là bà Nguyễn Thị Điều, 35 tuổi, sinh năm 1884 tại làng Thới An, huyện Ô Môn, tỉnh Cần Thơ. Hồ sơ lưu còn cả ảnh chụp người bệnh với số hiệu in trên đồng phục “Biên Hòa – 1″. Bệnh nhân này đã ở tròn suốt 36 năm và qua đời tại đây.
Và một chi tiết mà chắc thế hệ lớn tuổi ở miền Nam mới biết là có một thời gian dài, thành ngữ “đi Biên Hòa” đồng nghĩa với “điên”. Cho nên anh em nào có về off với Tú thì đừng nói là “đi Biên Hòa” nhé!

Tống Ngọc Nhan sưu tầm

Thứ Ba, 10 tháng 11, 2015

Thành Kính Phân Ưu Cùng Gia Đình Chị Bùi Thị Ngọc Điệp


Nhận được tin buồn Bác Bùi Văn Năng, thân phụ chị Bùi Thị Ngọc Điệp.
Bác vừa mãn phần lúc 8 giờ 30
Ngày 8 tháng 11 năm 2015 
Hưởng thọ 90 tuổi
Thành thật chia buồn cùng chị Điệp và tang quyến
Nguyện cầu Hương Linh Bác sớm tiêu diêu
Thành Kính Phân Ưu
Lê Thị Kim Phượng

Buồn Vào Thu


Khi nắng chiều buông thu buồn rũ
Màu thu phong bao phủ thế gian
Thương tình xưa sao quá bẽ bàng
Buồn duyên cũ lỡ làng muôn kiếp!
Lá vẫn rớt nỗi sầu lữ thứ
Sương còn rơi giọt lệ phiêu du
Sầu ơi len lén vào thu...

K niệm Thu 73 Christchurch.
Biện Công Danh

Thứ Hai, 9 tháng 11, 2015

Học Làm Người

Nhạc nền là bài Nhất thanh Phật hiệu nhất thanh tâm, một khúc nhạc thiền thật sâu lắng.
Hy vọng clip sẽ mang lại cho các bạn những phút giây thật sự thoải mái trong tâm, xoá tan được những muộn phiền đời thường hằng ngày bạn phải đối đầu...
- Phần các câu thoại đầu là của Sư Tịnh Vân răn đời.
- Phần sau là của Đức Đạt Lai Lạt Ma
GLN


Thực Hiện: Gia Lộc Nguyễn
Sưu Tầm: Lê Kim Thành

Có Anh Đây!.


Có anh đây, em ơi đừng khóc!
Đón đưa chi cho tóc bạc mau.
Mắt ướt cay, mồ hôi nhỏ giọt!
Héo hắt lòng gào, hét thật to!

Có anh đây, ai dám lấp ló?
Tà áo dài gió nào dám lay?
Có anh đây, ai làm em say?
Môi nhợt nhạt, phai tàn nhan sắc!

Cho anh biết, rồi quên cho chắc!
Buổi tan trường đi tắt về nhà,
Đừng la cà, ba má giận la,
Em anh hỡi,cười lên đi nhá!!! 

Hai Lúa

Mối Hờ - Đành Vậy - Hương Xưa Tình Thơ


Mối Hờ

Không duyên chẳng nợ vì đâu
Vô tình hay đã thắt sâu mối hờ
Mắt xanh chi lắm đục lờ
Tình trong chẳng thấy dật dờ mù sương

Tim ngoan trăn trở còn vương
Hoa đời thôi đã nhạt hương sắc màu
Bóng ai dần khuất Cầu Lầu
Trời ơi kẻ ở nhặt sầu đánh rơi

Giấc mơ vàng đá chưa vơi
Phòng không lạnh ngắt rõ nơi điêu tàn
Thời gian lặng lẽ nhịp nhàng
Hồn đây lá chết trút vàng hiên thu


Cô đơn trở giấc thâm u
Não nùng ai oán điệu ru chẳng rời
Niềm đau chôn giấu một đời
Chiêm bao thảng thốt vang trời tiếng la

Xa nhau mình đã mấy xa
Mong tin cánh én lượn qua chốn này
Tương tư chất ngất tình đầy
Trời cao ông hỡi chỉ đày thân tôi

Bao giờ sao sớm đổi ngôi
Nụ hôn kỳ tích trên môi lạ lùng
Cho xin một chút ngại ngùng
Nói lên thầm kín trĩu chùng con tim

Kim Phượng
 (20/10/2015)
***
Đành Vậy
( Từ Mối Hờ của Kim Phượng)

Hai ta xa cách vì đâu
Như bèo sóng dạt sông sâu hững hờ
Mây trôi về núi lững lờ
Có con nhạn lẻ thẫn thờ đêm sương.

Người đi trăm mối tơ vương
Mang theo hơi thở mùi hương đậm màu
Đèn khuya in bóng vách lầu
Thấm vào ký ức ngất sầu chiều rơi.

Bình ton bầu rượu chưa vơi
Mà chân gối mỏi về nơi điêu tàn
Xa nhau tim vẫn nhịp nhàng
Mà sao ngoại cảnh úa vàng mùa thu.

Ngậm ngùi trời chuyển âm u
Đàn ai lỗi nhịp lời ru rã rời
Long đong phận gái một đời
Như con chim nhỏ giữa trời bao la.

Em ơi dù ngàn dăm xa
Anh không quên được lời ca phương nầy
Tình ta càng lắc càng đầy
Chắc trời không phụ đọa đày tình tôi.

Sao mai hừng sáng đổi ngôi
Anh ngồi chợt nhớ làn môi lạ lùng
Chấp tay xin lỗi ngại ngùng
Bỗng nhiên rỉ máu chập chùng buồng tim.

Dương hồng Thủy
 (06/11/2015)
***
Hương Xưa Tình Thơ

Tình Thơ người viết tuyệt hay
Hương xưa nồng mặn ngất ngây cõi lòng
Rằng đời càng lắm long đong
Tình càng sâu đậm càng nồng nàn lâu!

Anh Tú

Thần Đồng Gốc Việt

1/James H. Nguyễn

James H. Nguyễn - Chàng trai tốt nghiệp cao đẳng hạng danh dự năm 14 tuổi. 

James H. Nguyễn, hiện nay đã 28 tuổi, đang là bác sỹ chuyên khoa tim tại bệnh viện University Medical Center (UMC). Anh sẽ được khắc tên vào Bảng Vàng Danh dự Đại học Santa Ana năm 2011. 
H. Nguyễn đã tốt nghiệp hạng danh dự với bằng cao đẳng môn sinh vật học năm 1998 khi chỉ mới 14 tuổi. 
James H. Nguyễn lên đại học University of California, Irvine, năm 14 tuổi và mỗi học kỳ anh đều lọt vào danh sách sinh viên xuất sắc. Từ năm 2000-2002 và cho đến khi được nhận vào trường Đại học y St. George’s, anh làm phụ giảng môn sinh lý học tại Đại học Santa Ana. 
Năm 2009, bác sỹ gốc Việt này vượt qua 420 thuyết trình viên đến từ những bệnh viện hàng đầu của Mỹ như Mayo Clinic và Walter Reed Army Medical Center, giành quán quân (National American College of Physicians Champion) với nghiên cứu so sánh phương pháp chụp quang tuyến đa chiều với phương pháp thử nghiệm gắng sức trên bệnh nhân đau ngực với mức nguy hiểm thấp.

2/ Nguyễn Tường Khang 

Nguyễn Tường Khang, cậu bé được mời thỉnh giảng tại trường đại học ở tuổi 12 .

Nguyễn Tường Khang sinh ngày 31.2.1999, là một học sinh lớp 6 của trường tiểu học Hunters Woods ở Fairfax. Năm lên 8 tuổi, cậu bé được bố ghi danh cho học về diễn thuyết trước công chúng tại Câu lạc bộ những diễn giả trẻ (YSC). 
Tại cuộc thi tài năng diễn thuyết tổ chức vào năm 2010 với chủ đề giáo dục dành cho lứa tuổi từ 11-19, do Hiệp Hội Thăng Tiến cho Người Da Màu bảo trợ và được tổ chức tại thành phố Suffolk (Virginia). Nguyễn Tường Khang đã lọt vào top 4 trong vòng chung kết và xuất sắc trở thành người chiến thắng, với bài thuyết trình “Hòa bình có ý nghĩa thế nào với tôi.” 
Tuy nhiên cậu bé lại nổi danh nhất với bài hùng biện về giáo dục. Những ý tưởng của Tường Khang được coi là đánh giá bổ sung vào bài phát biểu về giáo dục của Tổng thống Obama, đồng thời truyền đạt cho các bậc phụ huynh nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của giáo dục. 

Tường Khang cùng các thí sinh trong cuộc thi hùng biện. 
Cậu bé gốc Việt Nguyễn Tường Khang, 12 tuổi, vừa được trường đại học ở bang Virginia mời làm giáo viên thỉnh giảng, thuyết giảng môn thuyết trình mỗi tuần 4 giờ. 
Thông tin về thần đồng nhí gốc Việt này đang được lan truyền với tốc độ cực nhanh trên trang chia sẻ Youtube trong những ngày gần đây. Được biết, với mỗi giờ thuyết giảng, Khang được trả 250 USD. 
Bên cạnh việc học hùng biện, thần đồng 12 tuổi này còn biết chơi đàn violon, cờ vua và đặc biệt rất giỏi võ, sắp lên đai đen Thái cực đạo và đai xanh của Wushu. Năm 7 tuổi, Khang từng dự thi bơi lội Swim-a-thon để gây quỹ. Cậu bé cũng đang theo học tiếng Việt tại trường Việt ngữ Thăng Long.

3/ Nam Nguyễn

Nam Nguyễn - 12 tuổi và danh hiệu vô địch trượt băng nghệ thuật Canada 

Nam Nguyễn được Canada ca tụng là thần đồng và niềm hy vọng đoạt huy chương ở Thế vận hội mùa Đông 2018 của làng trượt băng nghệ thuật nam Canada. 
Nam Nguyễn đã đoạt danh hiệu vô địch Canada đầu tiên dành cho lứa tuổi nhi đồng vào năm 2007 khi mới 8 tuổi. Hai năm sau đó, Nam Nguyễn ẵm tiếp hai giải dành cho lứa tuổi lớn hơn trong khuôn khổ giải vô địch trượt băng nghệ thuật Canada là Pre-Novice rồi Novice. Đây là vận động viên nam trẻ tuổi nhất ở Canada giành được danh hiệu vô địch ba năm liên tiếp.

Đất nước Canada đang bị cuốn hút theo từng vũ điệu của đôi chân Nam Nguyễn. 
Nam Nguyễn sinh ngày 20/5/1998 tại Ottawa, Canada.
Ngày 20/1/2011 tại Giải vô địch trẻ quốc gia Canada tổ chức tại Victoria, British Columbia, Nam Nguyễn đã trở thành nam vận động viên Canada trẻ nhất từ trước đến nay đoạt danh hiệu vô địch ở tuổi 12. 
Cùng với những thành tích ở các giải đấu, Nam còn được mệnh danh là nghệ sỹ biểu diễn trượt băng nghệ thuật chỉ 35kg nhưng dạn dĩ và thu hút nhất trên sân băng. Nam Nguyễn đã từng biểu diễn chung với những vận động viên tầm cỡ thế giới như Even Lysacek - Vận động viên Mỹ đạt huy chương vàng Olympic 2010, vô địch thế giới 2009; Patrick Chan - Vận động viên 3 lần vô địch Canada.

4/ Đinh Đình Hải Hoàng

Đinh Đình Hải Hoàng - Huy chương vàng Karate quốc tế lứa tuổi 13 

Sinh năm 1995, cậu bé Đinh Đình Hải Hoàng ở bang Mecklenburg, Đức, đã giành được huy chương vàng karate quốc gia khi mới 8 tuổi. Năm 2007, Hoàng giành huy chương vàng karate thế giới dành cho lứa tuổi U13. Năm 2009 cậu giành huy chương bạc karate thế giới U15. 

Chàng trai vàng của thể thao nước Đức. 
Sau nhiều lần kiểm tra sát hạch, Hải Hoàng được cấp chứng chỉ đai đen khi tròn 13 tuổi. Hải Hoàng được công nhận là huấn luyện viên karate trẻ nhất Đức. 
Thành tích của Hải Hoàng khiến cậu được nhiều báo Đức đưa tin. Hình ảnh của cậu cũng được in trong danh sách các võ sỹ trẻ tài năng và có nhiều triển vọng. Hoàng đang học lớp 9 và là thành viên của đội tuyển quốc gia Đức.

5/ Wendy Võ

Wendy Võ - thần đồng âm nhạc thông thạo 11 ngôn ngữ 

Bé Wendy Võ được mọi người gọi là thần đồng bởi bé đã biết tự soạn nhạc cho riêng mình từ năm lên 6 tuổi. Tới nay bé đã soạn được hơn 40 bản nhạc. Bé cũng đã được mời làm hội viên danh dự trẻ tuổi nhất của hội nhạc sỹ, tác giả và xuất bản nhạc của Hoa Kỳ vào năm 2007. 
Bé Wendy Võ tên tiếng Việt là Võ Thị Ngọc Diễm, bé sinh năm 1999 tại Charlotte, bang North Carolina. 
Ngoài năng khiếu bẩm sinh về âm nhạc, bé Wendy rất thích học ngoại ngữ và có thể nói lưu loát được 11 ngôn ngữ khác nhau như Anh, Pháp, Nhật, Bồ Đào Nha, Nga... 
Bé Wendy được tạp chí Forbes bình chọn là một trong 10 thiếu niên kiểu mẫu vào năm 2008. Theo Forbes, những thiếu niên được chọn trong danh sách các nhân vật kiểu mẫu của họ ở độ tuổi từ 8-18. Đó là những cá nhân chăm chỉ, có tính cống hiến, và không chỉ làm điều gì đó chỉ để thu hút sự quan tâm của báo chí hay tìm kiếm danh lợi mà họ được thôi thúc bởi những động lực mạnh mẽ hơn.

6/ Jacquelyn Ngô 

Jacquelyn Ngô - họa sỹ thiên tài tí hon của châu Úc 

Ông Stven Alderton, giám đốc Trung Tâm Mỹ Thuật Casula Powerhouse cho biết: ”Tôi nghĩ là các bức tranh nhỏ có thể bán với giá hàng trăm USD trong khi các bức tranh lớn có thể bán với giá hàng nghìn đôla.” Đó chính là những lời đánh giá cho tài năng của Jacquelyn, một cô bé người Australia gốc Việt. 

Tác phẩm của Jacquelyn Ngô đã thu hút được sự chú ý của rất nhiều chuyên gia hội họa. 
Jacquelyn đã từng đoạt giải thưởng Hội họa dành cho nhi đồng của thành phố Liverpool. Các tác phẩm của thần đồng này sẽ được trưng bày tại phòng triển lãm của hội đồng thành phố Liverpool cùng các tác phẩm sơn dầu của 29 họa sỹ nhí nổi tiếng khác. 
Các chuyên gia tin rằng Jacquelyn sẽ có một tương lai hứa hẹn và có thể đoạt các giải thưởng hội họa lớn Archibald hay Moran của Australia. 

Trúc Linh (BizLive) 
Thái Nguyễn sưu tầm

Mượn Kim


Nhờ em cho mượn cây kim
Để anh khâu lại con tim...lỡ làng
Từ khi người bước sang ngang
Tình tôi lổi nhịp.bẽ bàng từ đây
Đâu còn những phút mê say
Nỗi mong thương nhớ tháng ngày bên nhau
Ôm chi một khối tình sầu!?
Mượn kim vá lại tình đầu...vỡ tim

Song Quang

Cô Lưu Phương


Đây là lần thứ hai tôi gặp cô khi cô về Vĩnh long thăm mẹ già có hơn 94 tuổi trời.
Kỳ về này từ Sài Gòn cô về thăm bạn bè trước khi về nhà cùng mẹ của mình. Đến nhà cô Hoành Châu rồi viếng nhà anh Phú Thạnh cách nơi này khoảng non 10 cây số, sau cùng anh chủ xị mời dùng bánh xèo nơi quán cũng ở ngã tư Long Hồ cách nhà anh không xa. Đây là món bánh anh rất ưa mời các bạn dùng, bánh xèo 6 tấc, nhân thịt vịt bằm, bởi vậy các bạn dùng thường lùa những xương bỏ ra ngoài bàn, phần tôi tiếc xương vì số răng thiếu thảm thiết, cho nên nuốt luôn cũng vì phàm ăn mà. Trong quán rôm rã, ngoài trời mưa lớn quá tay, mưa gió nhưng êm ã vì không có sấm sét, chỉ nghe âm thanh của mưa cùng của gió.
Tạnh mưa rồi chia tay, bận đi cô Hoành Châu đi xe hơi, tôi đi xe gắn máy, bận về tôi nghĩ cho tiện chuyến đi cô Lưu Phương, nên đề nghị tôi đưa cô Hoành Châu  về bằng xe của tôi, chạy một đổi cô  hốt hoảng
- Chết rồi anh ơi, chìa khóa nhà cùng điện thoại em bỏ quên trên xe hơi rồi, bây giờ làm sao đây, còn điện thoại anh đâu anh gọi giúp
- Điện thoại của tôi đang sạc pin nên ở nhà rồi, thôi thì mình chạy rút về nhà tôi gọi các bạn mới được.
Tôi chạy bất kể quân thần, trời lại đang rớt hột ngày một nhiều, áo mưa để trong yên xe, thôi thì dầm mưa, cô HC nấp sau tấm lưng bự bự của tôi nên không hề hấn gì. Đến nhà gọi thì được biết các bạn đã phát giác ra chiếc túi, cho nên chạy xe về nhà tôi, trước là gởi lại cái túi bỏ quên, sau là cô Lưu Phương cũng thấy chiếc chòi tôi ngụ. Tạm biệt.

Trương Văn Phú


Vài hình ảnh Hội Ngộ cùng Cô Lưu Phương

 Cô Lưu Phương , Trương Văn Phú
Cả Lần, Hoành Châu, Lưu Phương, Thạnh Phú, Phirom, Văn Phú
Thạnh Phú(đứng)
Văn Phú, Hoành Châu, Thạnh Phú, Phirom, Lưu Phương, Cả Lần


Chùa Xưa

Cùng Bạn ,
Hôm qua đọc một bài viết của nhà văn Huy Phương, ông đau buồn trước cái cảnh xô bồ, lao xao trên sân khấu của một số nhà sư với ca sĩ trong những ngày lễ Phật thật là trần tục, thật lố bịch thật trơ trẻn ngày hôm nay. Ông chán ngán và bùi ngùi nhớ lại cảnh cũ chùa xưa với tiếng chuông ngân nga, tiếng mõ tràng kinh, ông cũng còn nhớ cả tiếng lá bàng rơi trong sân chùa. Chùa của Ông trong văn chương là Đồi Mai trong Vang Bóng Một Thời của Nguyễn Tuân hay chùa Long Giáng trong Hồn Bướm Mơ Tiên của Khái Hưng, hoặc ngôi chùa Linh Mụ trầm lặng uy nghiêm bên dòng sông Hương xứ Huế của Ông. 
Tôi cũng vậy ,tôi cũng bùi ngùi nhớ lại cảnh chùa Linh Sơn Tự của quê tôi sau những năm ly loạn 1945-1955. Chùa hoang phế, đìu hiu, u tịch, vậy mà đi xa tôi vẫn nhớ vẫn thương và ghi mãi hình ảnh ấy trong đầu của ngày xưa cũ.
Xin các Bạn chia sẻ.
Thân mến 
Mailoc


Chùa Xưa
( Linh Sơn Tự - Cao Lãnh )

Ngày xưa tôi thích bước trong chiều 
Chùa cổ một mình giữa tịch liêu 
Cao vút hàng sao mưa trái rụng 
Xoay xoay trong gió cánh quay đều 

Ra rả ve sầu nhạc khúc trưa 
Hàng dương bóng ngả nắng lưa thưa 
Rêu phong tháp cổ buồn im đứng 
Lất phất cô đơn liễu bốn mùa 

Sen hồ vào hạ lá tròn xoe 
Hàm tiếu hồng sen mấy cánh xòe 
Thủy tạ nhịp cầu đà gảy đổ 
Đáy hồ in nước mấy cành tre 

Ẩn mình , rợp bóng mái chùa cong 
Vách nứt hậu liêu mặc gió lồng 
Lỗ chỗ tường vôi nhiều vết đạn 
Ê - a kinh mõ vẳng trời không 

Chim chiều xao xác gọi trong cây 
Cảm xúc lòng ai bỗng ngập đầy 
Lẳng lẽ sư già gom xác lá 
Khói un mờ mịt quyện lên mây 

Sau chùa nghĩa địa mộ lê thê 
Tiếng khóc khói nhang thật não nề 
Một cõi đi về ai tránh khỏi ,
Lòng tôi xao xuyến bước chân lê!

Mailoc
Cali 11-5-15

Đừng Buồn Phai Má Hồng Ngoan



Ai buồn bỏ phố lên rừng
Ta buồn ôm mối tình chung thủy buồn
Nhớ hoài cháy bỏng nụ hôn
Không dưng em bỗng dỗi hờn giận anh
Mắt rơi giọt lệ long lanh
Khăn tay anh vội lau vành môi yêu
Buồn em vắng gió lạnh chiều
Tình anh lộng gió thả diều phiêu du
Lá vàng rơi ngất ngây thu
Là tình anh đó che dù nắng mưa
Quít còn khi ngọt khi chua
Tình ta mê đắm cũng vừa hờn ghen
Bàn tay trót bám hương quen
Cầm lên hơi nhớ khát thèm vòng tay
Trôi qua xuân ấm thu gầy
Vẫn làn tóc mượt em bay nồng nàn
Đừng buồn phai má hồng ngoan
Ăn năn anh sẽ sắp hàng cầu xin
Ngoan này nhé ánh mắt nhìn
Ngoan này mười ngón tay mềm tình xuân
Bàn tay âu yếm đỡ nâng
Dìu nhau trọn bước thăng trầm đời qua

Trầm Vân



Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2015

Thành Kính Phân Ưu Thầy Bùi Văn Năng, Thân Phụ chị Bùi Thị Ngọc Điệp


Được tin buồn Thầy Bùi Văn Năng, Thân Phụ chị Bùi Thị Ngọc Điệp Cựu Học Sinh Tống Phước Hiệp, NK  62 - 69. Vừa mãn phần tại Tư gia
- Lúc 8 giờ 30 
- Ngày 08 -11-2015 nhằm ngày 27 tháng 9 năm Ất Mùi, 
- Hưởng thọ 90 tuổi.
Tang lễ được cử hành tại tư gia Phường 4 đường Phạm Thái Bường (gần cầu Phạm Thái Bường, cầu Khưu Văn Ba cũ)
Lễ di quan : 12 giờ ngày 10-8-2015, nhằm ngày 29 tháng 9 năm Ất Mùi.
An Táng tại đất nhà Bình Phước Long Hồ Vĩnh Long.
Các Bạn Cựu Học Sinh Tống Phước Hiệp NK 62 - 69 chân thành chia buồn cùng chị Bùi Thị Ngọc Điệp và Tang quyến.
Nguyện Hương Linh Thầy Bùi Văn Năng sớm Tiêu Diêu nơi miền Tiên Cảnh.

Thành Kính Phân Ưu

Nhóm Đại Diện
- Nguyễn Thị Ngọc Sương
- Vương Kim Duyên
- Đỗ thị Chí Thanh
- Phan Thị Anh Minh
- Hoàng Thị Thơ
- Lê Ngọc Điệp
- Nguyễn Thành Khai
- Hoàng Xuân Khải
- Huỳnh Hữu Đức

Thu Tạm Biệt


Thơ: Mai Xuân Thanh
Thơ Tranh: Kim Oanh


Cây Đèn Dầu Của Mẹ


Trưa qua lục lọi nhà kho tạm
Bắt gặp đèn chong của mẹ già
Cũ rích thân đèn xa xưa lắm
Đèn còn… nhưng mẹ đã đi xa !

Ba giờ sáng, đèn khuya mẹ thắp
Xuống bếp, lò dò nấu nước sôi
Mẹ nhấp chung trà quên đêm lạnh
Rồi vo nồi cháo trắng cho… tôi.

Thuở ấy dầu lửa vô cùng hiếm
Chỉ hiệu con sò của hảng Shell
Nhà nghèo tiết kiệm đèn leo lét
Như những thân đơn chú dế mèn.

Mẹ rà ra điô ấp chiến lược
Rột rẹt vang rân khắp xó nhà
Khi chán chương trình ra tiền tuyến
Chuyển đài - nghe đọc truyện đêm khuya!

Vào khoảng năm giờ mẹ thúc dục
“dậy đi con – thức dậy học bài”
Tim đèn mẹ vặn lên một chút
Con mãi lim dim tiếng ngáp dài.

Mẹ ơi! Đêm nay con thao thức
Ngồi cạnh đèn xưa nhớ mẹ yêu
Khơi bấc cho đèn thêm sáng rực
Để thấy lòng con nhớ mẹ nhiều.

Dương Hồng Thủy
 (04/11/2015)

Đối Tửu - Lý Bạch (701 - 762)


Thi Tiên Lý Bạch , một đời say tỉnh , một đêm rượu say, nằm ôm trăng đáy sông ngủ , thoát tục , hồn bay về trời , theo chuyện kể , đã để lại cho đời một câu hỏi , hỏi người tỉnh , mà cho mãi đến bây giờ, vẫn chưa có câu trả lời nào . Hay là đã có câu trả lời , mà người say có thể, đã không nghe được (hay là đã không muốn nghe)? PKT 10/31/2015

Đối Tửu
Lý Bạch (701 - 762)

Khuyến quân mạc cự bôi
Xuân phong tiếu nhân lai
Đào lý như cựu thức
Khuynh hoa hướng ngã khai
Lưu oanh đề bích thụ
Minh nguyệt khuy kim lôi
Tạc lai chu nhan tử
Kim nhật bạch phát thôi
Cức sinh Thạch Hổ điện
Lộc tẩu Cô Tô đài
Tự cổ đế vương trạch
Thành khuyết bố hoàng ai
Quân nhược bất ẩm tửu
Tích nhân an tại tai

Dịch Xuôi : Đối Tửu
PKT 10/31/2015

Rượu mời khuyên anh đừng từ chối
Gió xuân đang hớn hở tươi cười đón người lại đấy
Đào mận như tình quen biết trước
Hoa nở đầy cành nghiêng vẫy chào ta
Con oanh chuyền hót ríu rít trong bụi cây xanh biếc
Chén rượu vàng óng ánh dưới trăng sáng lung linh
Ngày qua môi đỏ má hồng mới đó
Mà nay râu tóc đã bắt đầu bạc trắng cả rồi
Cỏ gai dại đã mọc đầy trong điện Thạch Hổ
Đài Cô Tô bây giờ chỉ còn là nơi cho hươu nai chạy qua
Vùng đất ở xưa của các vua chúa
Thành quách đều đã bị phủ lấp dưới một lớp bụi vàng
Như vậy , nhược bằng anh không uống rượu
Thì xin tự hỏi mình bây giờ người xưa đang ở đâu

Tích Nhân An Tại Tai
PKT 10/31/2015

Cạn chén chớ từ chối
Gió xuân về để say
Mận đào quen biết cũ
Nở hoa vẫy chào ai
Oanh chuyền cành biếc hót
Rượu đọng trăng vàng lay
Mới đó má còn đỏ
Mà nay tóc bạc đầy
Gai lan Thạch Hổ điện
Hươu chạy Cô Tô đài
Vùng đất nơi cung khuyết
Bụi vàng lấp đã lâu
Hỏi người không uống rượu
Người xưa giờ ở đâu?

Phạm Khắc Trí
Phụ Chú :

1 - Trong câu "Tích nhân an tại tai" ,tích nhân là người xưa , an tại là ở đâu ,còn chữ tai ở đây được hiểu là dùng thay cho dấu hỏi (?) . Cả câu có nghĩa là "ngưòi xưa giờ ở đâu?".
2 - Thạch Hổ điện là cung điện của vua Thạch Hổ , nhà Hậu Triệu , khoảng năm 310.
3 - Cô Tô đài là cung điện của vua Ngô Phù sai , nhà Ngô , thời Xuân Thu, khoảng 722 - 481 (Trước Công Nguyên) ,xây cất ở trên núi Cô Tô cho người đẹp Tây Thi , gái nước Việt ở.

Lời Thêm:
Dường như câu hỏi "tích nhân an tại" ,người xưa giờ ở đâu , không có ai trả lời. Nghe đâu , trong không gian , lẫn trong một cơn gió thoảng bay về , lời còn lời mất, bài Đoản Ca Hành của Tào Tháo ,đời Tam Quốc bên Tàu , non 2000 năm trước. Đối tửu đương ca / Nhân sinh kỷ hà / Thí như triêu lộ / Khứ nhật khổ đa / Khái đương dĩ khảng / Ưu tư nan vong / Hà dĩ giải ưu / Duy hữu Đỗ Khang ...Trước rượu nghêu ngao / Đời người bao lâu / Như giọt sương mai / Ngày qua khổ nhiều / Nghĩ tới mà chi / Buồn lo sao được / Cách nào giải sầu / Chỉ rượu mà thôi ... Ừ nhỉ, chỉ rượu mà thôi , được sao? PKT 10/31/2015
***
Cố Nhân Giờ Nơi Đây ??

Mời người chén rượu chớ từ
Gió Xuân hớn hở như mời cùng say
Tình quen Đào Mận xưa nay
Cành hoa nghiêng nụ vẫy tay đón chào
Oanh chuyền cành biếc xôn xao
Rượu in đáy chén trăng vàng lung linh
Ngày xưa má đỏ môi hồng
Mà nay râu tóc nhác trông bạc rồi
Thạch Hổ cỏ mọc đầy thôi
Cô Tô giờ chỉ hươu nai giỡn đùa
Nơi nầy ngày trước Cung Vua
Thời gian khỏa lấp bụi vùi phủ giăng
Hỏi người không uống được chăng ??
Thì xin tự nhủ : Cố nhân đâu chừ?

Song Quang
***
Bản Hán Tự Dịch Thơ

對酒其二          Trước Rượu kỳ 2

勸君莫拒杯, Chung rượu người đừng chê
春風笑人來。 Gió xuân đón bạn về
桃李如舊識, Mận đào như chợt nhớ
傾花向我開。 Hướng về tôi hoa nở
流鶯啼碧樹, Chim vui hót cành xanh
明月窺金罍。 Chén vàng giữa trăng thanh
昨來朱顏子, Hôm trước còn hồng thắm
今日白發催。 Mà nay đã hoa râm
棘生石虎殿, Điện Thạch đầy gai dại
鹿走姑蘇臺。 Hươu dạo Cô Tô đài
自古帝王宅, Nơi một thời vua ở
城闕閉黃埃。 Giờ chỉ bụi vàng trơ
君若不飲酒, Uống đi đừng nghĩ nữa
昔人安在哉。 Còn đâu bóng người xưa.

李白                                  Quên Đi
***
Đối Tửu

Chén rượu nầy xin anh chớ khước 
Gió xuân chào khách bước tới đây 
Mận đào thân thiết xưa nay 
Hoa đơm cành lá lay lay nhìn mình 
Oanh líu lo rung rinh cành biếc 
Trong chén vàng một chiếc thuyền trăng 
Ngày nao má đỏ dung nhan 
Giờ đây tóc bạc võ vàng thời gian 
Điện Thạch Hổ gai giăng đầy đất 
Đài Cô Tô rầm rập bước nai 
Vua đâu cung điện u hoài 
Ngậm ngùi dưới lớp bụi dày thành hoang 
Ví anh không uống ngỡ ngàng 
Cổ nhân người hỡi ẩn tàn nơi nao?

Mailoc phỏng dịch
Cali 10-31-15
***
Đối Tửu
Rượu mời sao nở chối nhường
Mừng người ngọn gió xuân dường lả lơi
Mận đào thể đã quen hơi
Trên cành hoa nở thay lời đón ta
Nhành cây ríu rít chim ca
Óng vàng chén rượu trăng ngà lung linh
Hôm nao môi má hữu tình
Thời gian điểm trắng tóc mình rồi đây
Cỏ gai Thạch Hổ mọc đầy
Đài Cô tô đã nai bầy nhởn nhơ
Đất vùng chúa ngự tôn thờ
Xót xa thành quách bụi mờ lấp cao
Nhược bằng không cạn rượu đào
Người xưa đâu hỡi đớn đau hỏi lòng

Kim Phượng
***
Cảnh Cũ Còn Đây, Người Xưa Đâu Tá?

Rượu mời ai nỡ chối từ,
Khuyên anh nhấp chén tình như mỉm cười.
Gió xuân đào mận xanh tươi,
Chùm hoa nghiêng nhánh lả lơi ân cần.
Trên cành oanh hót thanh tân,
Rượu thơm óng ánh trăng gần cũng ngon.
Xưa em má đỏ môi son,
Giờ sao tóc bạc mỏi mòn anh đây.
Kìa xem Thạch Hổ điện này,
Cỏ gai bao phủ mới hay đổi đời.
Cô Tô thành cũ hỡi ơi!
Hưu nai ngơ ngác dạo chơi lạ thường.
Đất này tranh bá đồ vương,
Mà sao thành quách tang thương bụi mờ.
Anh ơi, rượu đợi em chờ,
Người xưa đâu tá, bây giờ hồn ma !

Mai Xuân Thanh
Ngày 05 tháng 11 năm 2015