Thứ Bảy, 3 tháng 6, 2017

Thơ Tranh: Trăng


Thơ: Khánh Hà
Thơ Tranh: Kim Oanh


Khúc Thu


Mây ngàn giăng quạnh ngõ về
Giọt mênh mông rụng qua khe liêu lòng
Em đi để mặc hoang không
Cánh chao lẻ, vỗ quanh vòng đơn cô!

Chớm thu dợn sóng hải hồ
Bờ dài, biển rộng đợi xô đẩy cuồng
Vọng xa nhịp mõ, canh chuông
Niềm nghe đời nuối tình buông lừng khừng!

Trời lơ lửng đám phù vân
Trôi bèo bọt phía nghìn trùng xa xôi
Sông dùng dằng chảy bồi hồi
Bến chờ khách đón đưa người sang ngang!

Em đi bỏ lại thu vàng
Lá rơi gió cuốn vào hoang vu tình
Nét gầy trơ giữa u thinh
Mai về mặc định hiện cành di lai!

Chân đi gõ bước một hai
Cung âm hòa điệu lạc sai khúc đời
Ta về tìm cội thảnh thơi
Ngày qua úa rụng lấp bời bời thu!

Hanh xiên sợi nắng sầu u
Chiều giăng sương chướng rải tù mù phai
Dáng duyên soi bóng trang đài
Em buông ta nhặt ru ngai ngái đời!

Chớp nguồn từ biết khóc cười
Lắt lay ruội rã chơi vơi biển trùng
Gió mây ta bện hư không
Trả vay kiếp nợ người bồng bềnh phiêu!

Lý Đức Quỳnh

ĐN-Thu 2012

Úc Châu Vào Thu



Mùa Thu đến!
Không lá rơi trắng trời mưa tầm tã
Len vào hồn băng giá kết mù sương
Mưa nhớ ai từng giọt lệ trời tuôn
Tâm tư khép gió luồn cơn mưa lạnh

Mới hôm nào vòng tay quanh dĩ vãng
Đi dưới mưa tràn ngập những vấn vương
Vị tình yêu say khước những con đường
Quên đau xót buồn thương hoa phượng rũ

Trời vào Thu!
Dáng cô phụ vùi sâu trong mưa lạnh
Gói buồn riêng từng mảnh kiếp tha hương
Mưa nơi đây ray rứt suốt canh trường
Không lá rơi trắng trời mưa tầm tã

Từng thu qua mỗi mùa phai sắc lá
Đếm trên tay vàng đá mối tình gầy
Biết bao lần kỷ niệm hãy còn đây
Thương cảm sầu rưng rưng mưa xứ lạ

Mùa Thu hỡi!
Úc Châu mùa này cơn mưa kỳ lạ
Nắng chợt lên mưa đến những bất ngờ
Như lòng người so quá đổi thờ ơ
Thu ỡm ờ chưa định kỳ thay sắc

Nếu có rơi xin thôi đừng vội vã
Cứ trên cành mơ ước một nhỏ nhoi
Và gọi người bằng tiếng nói cỏ cây
Bằng lời cuối…

Kim Phượng
Ngày đầu Thu 2012

Chớm Thu - Hoàng Hạc Lâu Âm Vọng


Chớm Thu

Đêm qua thao thức một mình
Trào dâng ngọn bút trải tình đôi câu
Hương thu nhẹ thoảng bên lầu
Thi nhân nặng nợ gục đầu tương tư

Kim Phượng
***
Hoàng Hạc Lâu Âm Vọng
(Cảm tác mượn vần Chớm Thu)

Trăng Thu lơ lửng một mình
Không mây thiếu kẻ tâm tình đôi câu
Nghe hương gió thoảng bên lầu
Dư âm cánh hạc vỡ sầu tương tư

Chinh Nguyên/ H.N.T
Mar.1.2017


Thứ Sáu, 2 tháng 6, 2017

Ru Nắng - Trầm Tử Thiêng - Hương Thủy


Sáng Tác: Trầm Tử Thiêng
Ca Sĩ: Hương Thủy
Thực Hiện: Nguyễn Thế Bình

Phượng Vào Lưu Bút



Giữa hè thắp lửa vạn màu hoa
Chỉ phượng lòng tôi mới vỡ òa
Lặng lẽ ép mình trang vở cũ
Âm thầm nâng bước dặm đường xa.
Một thời với nắng vương tình bạn
Muôn thuở cùng mưa ngấm dạ ta
Nay đã bạc đầu theo bụi phấn
Mà hương lưu bút có đâu lòa.


Phan Tự Trí

Dòng Thơ: Đà Lạt Thành Phố Sương Mù



Thung Lũng Tình Yêu


Thung lũng tình yêu ta đến muộn
Thôi thì dù muộn có hơn không
Trong vườn hoa ấy ai từng dạo
Cũng thấy bâng khuâng trước bóng hồng.

Cõi Mộng Mơ

Anh dắt em vào cõi Mộng Mơ
Có Hàn Mặc Tử, có vườn thơ
Thuyền tình đậu bến sông Trăng đó
Vẫn sống trong tôi mãi đến giờ!


Nhớ Hàn Mặc Tử

Hết dốc cô Cầm vào bệnh viện
Ai người yêu thơ tìm đến đây
Gối lẻ, chăn đơn, phòng lạnh lẽo…
Người thơ để lại cõi đời này!

Đứng Tựa Thang Trời

Đà Lạt vào hè vẫn cứ thu
Ai cho mây xuống rải sương mù
Xuân Hương trải rộng lòng hồ vậy
Đứng tựa thang trời ngóng Nguyễn Du!

Đứng Cuối Thềm

Đà Lạt bây giờ đã có em
Tôi về, tôi nhớ, nhớ rồi quên
Thông buồn đứng lặng bên đồi vắng
Tựa cửa, em tôi đứng cuối thềm.

Bất Chợt

Bất chợt trên đường gặp gió mưa
Nắng đâu ập đến cũng không ngờ
Mưa mưa, nắng nắng, mưa rồi nắng
Đà Lạt sáng bừng đồi Mộng Mơ!

Huy Phương

Mãn Lộ Bãi Trường


Em gái tôi tên Thảo, dường như có duyên nợ với tên Thảo, năm cháu ngoại tôi học lớp chồi, hai cô giáo trong lớp của cháu một cô tên Thạch Thảo, cô kế là Thu Thảo. Năm đầu cấp tiểu học, cháu được sắp vào lớp một-hai, cô giáo chủ nhiệm, lại cũng tên Thảo, cô Phương Thảo.

Cô rất nghiêm, học trò phải kỷ luật, học trò cưng hay không cưng, giỏi hay dở, đều được ưu ái in dấu roi vào đít, nếu không nghe lời. Học trò lười, cộ mời phụ huynh đến lớp, riêng trò lười được cô ưu ái cho lên ngồi cạnh cô cho dễ “ Nựng nịu “, do vậy cuối năm các cháu được đủ điểm lên lớp.


Năm nay đặc biệt, nếu các trò 10 điểm các môn, văn, toán, các môn phụ như thể dục, âm nhạc, thủ công, mỹ thuật, cộng luôn các cách sinh hoạt của các em được hoàn chỉnh mới được xét thưởng. Có một trường hợp, một phụ huynh nhiệt tình đóng góp cho lớp, con của cô trong môn âm nhạc, không học, không ca được, nhà trường, tức hội đồng giáo viên xét duyệt, không đưa vào loại giỏi, bà mẹ ức lòng khiếu nại cùng ông hiệu trưởng, ông mời giáo viên dạy cháu âm nhạc hỏi ý kiến, vị này khảng khái 
- Cháu nó không ca được, đến tên của bài ca cũng không biết, làm sao tôi cho điểm tốt được.

Vị hiệu trưởng phải thuận ý giáo viên, và trong lễ bế giảng, vị phụ huynh cùng cháu không đến dự.
Trường hợp thứ hai, trong lớp cô Thảo, có em học sinh, em học giỏi, thông minh, lại ít tuân kỷ luật, đến đổi các thầy cô đều biết, em không được xét lảnh thưởng. song ngày bãi trường em cũng vào trường dự lễ phát thưởng cuối năm. Mong rằng đây là bài học đau xót cho em, cùng cha mẹ em phải quan tâm đến giáo dục em cách ứng xử trong cộng đồng, trường học cũng như xã hội.


Gần cuối năm học, sau khi đã thi xong học kỳ 2, nhóm Trung tâm toán trí tuệ GENIUSKID Vĩnh Long, thuộc chi nhánh Việt Mỹ, đến các lớp của khối 1, 2 và 3, trắc nghiệm toán các em. Cô chủ nhiệm không được vào lớp cho đến khi các em làm bài và nộp xong, cô mới được vào. Quý cô thầy đều nghĩ, có lẽ nhóm này xem thực học của các em rồi thôi. Thật không ngờ, cuối năm phát thưởng, cháu Mãn Lộ may mắn được 2 giải thưởng, một giải của nhóm GENIUSKID, giấy khen kèm 100.000 đồng, và một giải của trường với giấy khen và 10 quyển tập.
Kết quả cuối năm học tập của cháu, không phụ lòng thầy cô, cùng công chăm sóc của ông ngoại và mẹ

“ Mỗi năm đến hè lòng tôi thấy mừng “ được bãi nhiệm đưa rước cháu,được thong dong, hẹn hò bạn bè không nơm nớp kiếu về nữa chừng cuộc vui,do phải làm nhiệm vụ mỗi ngày,sang tháng, sang năm..tiếp bổn cũ soạn lại.

Trương Văn Phú

Vài hình ảnh Ngày Phát Phần Thưởng và Bãi trường










Hình Ảnh: Trưởng Văn Phú

Không Tên 1



Một ngày đẹp nhất của em thân ái,
Có hoa hồng trên thế gian gom lại,
Là tất cả một ngày của từng ngày,
Một ngày đẹp nhất em dành / cho ai.

Một tình yêu vẫn giữ đến một ngày,
Em đã đánh mất suốt khoản đường dài,
Một cuộc đời buồn vui sống bên cạnh,
Có nắng mưa có sáng chiều / cùng ai.

Một ngày của em sao hôm trông chờ,
Ở phương trời xa xôi gởi lời nhớ,
Một ngày của bơ vơ kỷ niệm buồn,
Bên bờ sông tình yêu của Maborosi.

Một trời thơ mơ tưởng đã trao nhau,
Cánh cửa sổ chợt khép một hôm nào,
Con đường có ruộng lúa vàng óng ánh,
Vẫn bình yên không chút gió lao xao.

Một ngày đẹp nhất của em nỡ quên,
Hăm sáu ngọn nến vẫn chờ lời nguyện,
Nhưng mùa thu sao quá vội tàn phai,
Bởi một lời thề chưa ngõ / với ai.

Em ra đi một tình yêu bỏ lại,
Một vì sao bên trời còn trông đợi,
Cánh cửa sổ chợt khép một bầu trời,
Một ngày đẹp nhất em dành / cho ai.

Hải Rừng
Oakland, 18 Oct, 2011.
Một bài thơ không tên gởi tặng
cho một nỗi buồn không duyên cớ.

Thứ Năm, 1 tháng 6, 2017

Hoa Đào Năm Ngoái - Thơ Thơ Vương Ngọc Long - Phỏng Theo Ý Thơ Thôi Hộ - Nhạc Phạm Anh Dũng


Thơ Vương: Ngọc Long - Phỏng theo ý thơ Thôi Hộ,
Nhạc: Phạm Anh Dũng Xuân Thanh
Hòa Âm:Quốc Dũng

Video: Bảo Sơn

Tình Sông




Đôi bờ chung một dòng trôi
Dung hòa trong đục lở bồi cho nhau
Yêu thương kết nối nhiệm mầu
Tình chia vô ngã nông sâu đời mình 

Du Tử Huỳnh 
11/04/2017

Vũ Hội Đêm Trăng



Vũ Hội Đêm Trăng

Nửa đêm trăng sáng trước sân nhà
Chợt tỉnh giấc nồng ra ngắm hoa
Trắng muốt dạ quỳnh khoe cánh ngọc
Thơm nồng nguyệt quế tỏa hương xa
Xạc xào gió giỡn lay cành lá
Rộn rã dế đùa ngân khúc ca
Trời đất tưng bừng trong vũ hội
Đắm say ngây ngất cuộc giao hòa.

Phương Hà

***
Cùng Em Tâm Sự


Vằng vặc trăng soi trước cửa nhà
Cùng em tâm sự cạnh thềm hoa
Đêm Hè mát dịu bông quỳnh nở
Ngày nắng oi nồng bạn học xa
Cất bước dạo sân vườn cảnh vật
Dừng chân nghe nhạc bản tình ca
Cầm tay nhún nhảy mơ ngày hội
Mộng ước an vui đợi thái hoà...

Mai Xuân Thanh
Ngày 25 tháng 05 năm 2017
***
Đêm Thanh


Thấp thoáng trăng soi bóng mái nhà,
Đêm trong như nước nước vờn hoa.
Mơ màng dạ lý thơm lan tỏa,
Ngây ngất hải đường hương thoảng xa.
Cành lá xạc xào lay nhẹ gió,
Côn trùng ri rỉ khúc hòa ca.
Chập chờn vạn vật đêm thanh vắng,
Yên ắng trời mây đất nước hòa!

Đỗ Chiêu Đức

***
Hồn Đêm


Những khi trăng sáng rớt sau nhà,
Là lúc thì thầm giữa lá hoa.
Bàng bạc vườn khuya làn khói trắng,
Chập chờn bóng liễu cổng làng xa.
Dịu dàng hương lý say sưa tỏa ,
Ri rỉ côn trùng não nuột ca.
Cám cảnh màn đêm đang ngự trị
Hồn tôi tan loảng phút chan hoà 

Mailoc
5-25-17
***
Khúc Hợp Hòa Đêm Trăng


Vằng vặc trăng khuya chiếu trước nhà
Quanh thềm sương đẫm ướt chòm hoa
Giò Lan xoè cánh khoe cành biếc
Dạ Lý hương bay thoảng toả xa
Gió thổi rì rào như khúc nhạc
Dế mèn rả rich tựa lời ca
Thời gian lắng đọng trong trời đất
Ta cũng mê say khúc hợp hòa

Song Quang

5/25/2017
***
Chén Lệ Hòa

Leo lét đèn chông nỗi nhớ nhà
Lơ thơ trăng rọi bóng thềm hoa
Mưa than thở đóa lìa ly xứ
Gió nức nở cành dạt cách xa
Thống thiết niềm riêng thu nhạt úa
Não nề tâm sự lá kêu ca
Tâm giao rõ hiểu tình tri kỷ
Chung dạ sầu men chén lệ hòa? 

Kim Oanh
May-2017

***
Trăng viễn xứ

Ta đang thơ thẩn trước hiên nhà
Trăng cũng vừa lên khoe dáng hoa
Sắc đẹp đan mây bay tỏa khắp
Hương nồng kết gío cuốn lan xa.
Cành khơi nỗi nhớ tình anh dệt
Khó dứt niềm vui nhạc bậu ca
Những tưởng tình kia xe xoắn chặt
Nào hay biển muối khó tan hòa.

Thái Huy
***
Thao Thức Đêm Trăng Hạ

Thao thức sáng trăng,lại nhớ nhà
Lòng buồn không ngủ-viếng vườn hoa
Mấy cành dạ lý hương bay thoảng
Một nhánh quỳnh lan thấp thoáng xa
Đom đóm lập lòe như báo hiệu
Côn trùng rên rỉ tựa bài ca
Tình quê nung nấu càng lai láng
Mơ ước non sông được thái hòa

Song MAI Lý Lệ
5/29/2017

***
Trường Tương Tư

Trường khúc từ đâu mấy nóc nhà
Khóm quỳnh nào đó ngát thơm hoa
Bóng chiều lặng lẽ trong sương nhạt
Ánh nguyệt mơ màng dõi mắt xa
Thơ thẩn duyên hoa quên cảnh lạ
Dịu buồn thân phận lắng lời ca
Dìm hồn ngủ thiếp theo câu hát
Tâm niệm âm xưa ý quyện hòa

Kim Phượng
***
Còn Đâu Bóng Cũ


Bóng nguyệt lung linh toả khắp nhà
Trong ngần điểm sắc lá cùng hoa
Vẫn vườn thuở trước còn nguyên vẹn
Nhưng kẻ năm nào đã cách xa
Mượn chữ ghép lời gieo ý vận
So dây nắn phím thả lời ca
Bốn mươi năm lẻ chừng mây khói
Mơ giấc mơ xưa khó hiệp hoà

Quên Đi
***
 Vũ Hội Đêm Trăng

Bỗng chợt khêu bùng rực sắc hoa
Vàng tia sáng tỏa ngập hiên nhà
Vầng trăng lộ dáng khơi nguồn cảm
Chén rượu xông tình vọng chốn xa
Điểm sắc quỳnh vươn dài cánh mỏng
Chào duyên quế tỏa ngát hương hòa
Say tìm khúc diễn hồn thương ngộ
Thả mộng so đàn tấu nguyệt ca! 

Nguyễn Đắc Thắng

170530

Thứ Tư, 31 tháng 5, 2017

Thơ Tranh: Về Thăm



Thơ: Thanh Hòa
Thơ Tranh: Kim Oanh

Phượng



Tháng Năm phượng nở rợp cành
Bầy ve cất tiếng thôi đành lìa xa
Sân trường vắng bóng vào ra
Ép vào cuối vỡ cánh hoa chia lìa

Kim Phượng

Xứ Xa Hè Về


Đã cuối Tháng Năm, mùa nào đây nhỉ?
Hoa này tàn, hoa khác sắp nở ra
Lúc nắng chang chang, khi mưa tầm tả
Hai mùa xen nhau: xuân hạ giao hòa.

Nắng chang chang: lá lên màu xanh mướt
Cánh hoa sáng ngời cười cợt bướm ong.
Mưa tầm tả: lá tươi, hoa rũ rượi
Tựa như: đây hạnh phục, đó long đong.

Nay mai thôi... hè lại về thật sự
Khắp không gian trời sẽ nóng oi nồng
Ta dong ruổi xứ xa tìm phượng tím
Bạn quê nhà còn có ngắm phượng hồng?

Anh Tú
US Memorial Day
May 28, 2017

Khúc Hát Tha Hương - Còn Chút Tơ Vương


Xướng: Khúc Hát Tha Hương

* Cử đầu vọng minh nguyệt / Ðê đầu tư cố hương (Tĩnh Dạ Tư - Lý Bạch)
* Ngẩng đầu nhìn trăng sáng / Cúi đầu nhớ cố hương (Mây Tần - PKT)

Lạc lõng một thân nơi xứ lạ 
Vẫn có đôi lúc nhớ về nhà 
Làm người khách lạ trên quê cũ 
Nước mắt còn không cho xót xa ?

Phố xưa nay đã đâu còn nữa
Không biết người xưa lạc chốn nào 
Có phải lá xưa vàng lối cũ 
Hồ xưa liễu rủ gió lao xao 

Thôi nhé từ đây đành phận vậy 
Chốn nào chẳng phải là tha hương 
Ðêm về hồn gửi theo trăng sáng 
Mượn chút tơ trời dệt mộng vương 

Phạm Khắc Trí

Lời Thêm: Mấy vần thơ vụng năm nào, chép lại, gửi thân quen đọc cho vui thôi ,tưởng là cũng đã yên rồi sau 42 năm đất khách, mà sao cho đến bây giờ vẫn còn cảm thấy xúc động.Cầu chúc an lành

***
Bài Họa:
Còn Chút Tơ Vương

Bơ vơ đất khách làm người lạ
Sống gởi, tạm dung, vẫn nhớ nhà
Trở lại quê xưa mình lạc lõng
Quay lưng ngoảnh mặt kẻ phương xa

Phố đêm khách trú đông như kiến
Chen lấn hàng ăn ngỡ chỗ nào
Lẫn lộn đồng bào, dân bản xứ
Chạnh lòng chốn cũ thấy xanh xao

Ai ngờ lỡ bước ngay quê mẹ
Ngơ ngác người dưng tại cố hương
Kiếp sống bon chen phi lễ nghĩa
Tâm hồn cảm xúc chút tơ vương


Mai Xuân Thanh
Ngày 02 tháng 05 năm 2017

Trước Khi Đi N​gủ: 6 Sai Lầm Tàn ​Phá S​ức ​Khoẻ ​


Trong thuật dưỡng sinh, giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng. Nhưng trước khi đi ngủ, chúng ta có thể bỏ qua một số chi tiết, mà gây nên ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, thậm chí có thể khiến tuổi thọ bị suy giảm nữa.

1. Mang đeo đồng hồ:

Có người thích đeo đồng hồ khi ngủ, điều này không những làm tuổi thọ của đồng hồ giảm đi, mà còn làm giảm tuổi thọ của con người. Bởi vì, trong đồng hồ, nhất là đồng hồ dạ quang, có phóng xạ ra chất radium, mặc dù lượng phóng xạ ra không nhiều, nhưng trong một thời gian dài nó có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

2. Mang răng giả khi ngủ:

Một số người không có răng nên phải đeo răng giả trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, khi đi ngủ những người này thường không tháo răng ra, mà vẫn để nguyên trong miệng. Làm như vậy là vô cùng không tốt cho sức khỏe. Bởi vì trong lúc ngủ, có khi vô ý mà nuốt vào họng, gây nguy hiểm cho tính mạng con người.

Vì vậy, những người đeo răng giả nên tháo bỏ và rửa sạch sẽ hàm răng trước khi đi ngủ, vừa tốt cho khoang miệng, lại vừa an toàn nữa .

3. Mặc áo nịt ngực khi đi ngủ:

Khảo sát của các Bác sĩ tại bệnh viện văn minh Hawaii thời gian vừa qua cho rằng: mặc áo nịt ngực quá 12 giờ một ngày sẽ tăng nguy cơ ung thư vú cao hơn 20 lần, so với những người mang trong thời gian ngắn, hoặc không mang. Lý do đưa ra là vì nó ngăn cản quá trình đào thải độc tố tích lũy trong các mô mỡ tại vú… Vấn đề này vẫn đang còn tranh cãi, nhưng một điều khẳng định là không nên dùng loại áo chật quá, và nên tháo khi đi ngủ để cơ thể thoái mái trong giấc ngủ.

4. Mang theo các thiết bị điện tử khi ngủ:

Một Chuyên gia của Mỹ là James Cook có lưu ý rằng: khi ngủ gần các thiết bị như tivi, tủ lạnh, hay điện thoại di động, rất nhiều các loại sóng mà thiết bị này phát ra tạo nên ảnh hưởng đến hệ thần kinh, và rối loạn chức năng sinh lý. Mặc dù lượng sóng phát ra ít nhưng không thể không đề phòng.

Một số người còn có thói quen chơi điện tử ngay trên giường cho đến lúc mệt rồi mới đi ngủ, thậm chí lúc đó còn để điện thoại bên cạnh đầu mà chìm vào giấc ngủ. Hành động này sẽ khiến cho lượng phóng xạ sóng điện từ của máy điện thoại gây nên ảnh hường không tốt đến sức khỏe.

5. Giữ nguyên trang điểm khi đi ngủ:

Vì lý do nào đó mà một số người giữ nguyên trang điểm khi đi ngủ. Kỳ thực điều này sẽ khiến cho lỗ chân lông bị bế tắc, ảnh hưởng đến chức năng bài tiết mồ hôi, ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của tế bào. Nếu làm vậy trong thời gian dài thì còn có thể gây nên hiện tượng mụn, và làm tổn hại đến nhan sắc. Các Chuyên gia cũng khuyến cáo nên tháo bỏ nữ trang để cơ thể thoái mái tự nhiên trong giấc ngủ.

Vì thế trước khi đi ngủ nên tháo bỏ nữ trang, cùng lúc đó cũng làm thao tác tẩy trang đối với gương mặt. Thao tác này giúp cho da hô hấp được tốt nhất. Chỉ nên để làn da sạch và không có vật ngăn cản, như vậy mới giúp cơ thể có giấc ngủ tốt.

6. Đầu tóc ẩm ướt khi ngủ:

Theo Tây y cho biết: khi đầu tóc còn ướt đã đi ngủ thường gây nên hiện tượng váng đầu, và buồn nôn.
Có người có thói quen gội đầu trước khi đi ngủ, nhưng nếu không lau khô tóc, sẽ làm cho một lượng lớn nước ngưng lại ở da đầu. Nhất là vào mùa đông, ban đêm nhiệt độ xuống thấp, tóc chưa khô đã lên giường ngủ sẽ rất dễ gây nên bệnh. Ngoài ra, nếu ngủ trong khi đầu bị ướt, đến nửa đêm sẽ cảm giác thấy da đầu bị tê, kèm thêm nhiều nỗi khổ khác nữa.

Sáng sớm thức giấc người này sẽ cảm thấy đau đầu mà không biết nguyên nhân, nghiêm trọng hơn, nó còn dẫn đến buồn nôn. Cứ kéo dài như vậy trong một thời gian dài sẽ gây nên viêm da đầu.
Trung Hoa Y học cho biết: Khi đi ngủ mà tóc còn ướt sẽ dễ gây nên cảm mạo.
Trong một ngày, thời đểm nửa đêm là dương khí yếu nhất. Một người cả ngày làm việc vất vả thì rất dễ dàng thấy mệt mỏi vào nửa đêm, dưỡng khí bảo vệ cơ thể hạ thấp làm cho sức chống lại phong hàn suy giảm.

Vì thế nếu gội đầu nước nóng trước khi ngủ sẽ kích thích các tĩnh mạch trên da đầu, cộng thêm sự tác động của thời tiết bên ngoài, khí ấm của cơ thể yếu, gặp lạnh liền dừng lại, nên dễ khiến cơ thể bị cảm lạnh. Vì thế làm cho sức phản xạ trong các mạch máu cơ quan hô hấp co rút lại, lượng máu lưu thông giảm, sức kháng cự các bệnh viêm nhiễm thông qua đường hô hấp giảm xuống.

Sức kháng cự các virus lây lan yếu đi. Các vi khuẩn lây bệnh nhân cơ hội này mà xâm nhập cơ thể gây nên hiện tượng bệnh như cảm mạo, chảy nước mắt, nghẹt mũi, đau đầu, thậm chí có thể bị sốt. Cho nên khi tóc còn ướt đã đi ngủ lại càng dễ gây nên bệnh cảm mạo.

Lưu ý trước khi đi ngủ, mọi người đều nên cân nhắc. Dưỡng sinh đôi khi bắt đầu từ những chi tiết nhỏ. Nếu bạn đang có một trong các thói quen này, thì hãy tìm cách thay đổi. Như vậy sẽ giúp bạn kéo dài tuổi thọ và giảm trừ những mối nguy hại cho cơ thể.

Yên Đỗ sưu tầm
Theo Letu.lìe / ĐKN. 

Thứ Ba, 30 tháng 5, 2017

Thơ Tranh: Mẹ Ơi


Tưởng nhớ bạn Đỗ Hữu Tài tháng Năm Mùa Lễ Mân Côi


Thơ: Đỗ Hữu Tài
Thơ Tranh: Kim Oanh


Nửa Đời Nhìn Lại - Gần Cuối Đời Ngó Lại



Nửa Đời Nhìn Lại

Bon chen lãng phí nữa hư đời
Mới nhận ra rằng bỏ cuộc chơi
Cõi thế tiền nong không lệ thuộc 
Trần gian danh lợi chẳng mê tơi
Nhà vừa đủ ở lo không chốn
Đồ đạc trung bình để có nơi
Khách khứa bà con mời uống nước 
Cơm canh chay lạt chén đầy vơi!

Mai Xuân Thanh
Ngày 28 tháng 05 năm 2017
***
Song quang xin mượn âm vận bài thơ "Nữa đời nhìn lại"để nói đến cái cảm nghĩ của mình về ...nhân sinh như mộng vậy.Sở dĩ Song Quang nói mượn âm vận vì bài nầy không theo đúng vận gieo của bạn.
Xin cám ơn người,cám ơn đời đã cho ta có cuộc sống hôm nay trong ngày lễ Memory'day 5/29/17 trên đất Mỹ đã cưu mang tôi và gia đình.



Gần Cuối Đời Ngó Lại

Đếm bước thời gian... gần cuối đời
Ngẫm rằng cũng đến bỏ vui chơi! 
Đừng lo của cải không ai hưởng
Chớ ngại thân già bị tả tơi
Nấm đất đen sì rồi cỏ mọc
Cốt thiêu mốc thít bỏ trùng khơi
Mang theo cũng chỉ bàn tay trắng
Tiếng tốt hành trang mới sáng ngời

Song Quang
(Cảm nghĩ qua bài viết của Thầy Danh Hữu)
và cũng cảm ơn đời cho cuộc sống hôm nay
nhân ngày lễ Memory'day 5/29/2017
***
Nửa Đời Nhìn Lại

Nghĩ tớ riêng đây chán mớ đời!
Còn chi nữa nhỉ để vui chơi
Răng thời rệu rạo-ăn thê thảm
Tóc cũng loe hoe-ngó tả tơi
Bạn cũ còn đâu chia mỗi ngã
Tình xưa chẳng khác cách đôi nơi
Bây chừ ngó lại bao chua xót
Thành thử buồn kia không thể vơi 

Thái Huy
5-29-17
***
Sức Cùng Lực Kiệt

Thấm thoát mà nay quá nửa đời
Nhân sinh nào phải cuộc rong chơi
Lên voi xuống chó từng xoay xở
Bảy nổi ba chìm đến tả tơi
Từng khắc từng giờ lo lấy phận
Tránh tai tránh hoạ khó tìm nơi
Tháng ngày đùn đẩy không như nguyện
Gần hết kiếp người khổ chẳng vơi.

Quên Đi
***
Trò Chơi Cuộc Đời

Ngoái mắt nhìn xem lại cuộc đời
Thấy rằng nào khác một trò chơi
Tiền tài, danh vọng dần tan biến
Hạnh phúc, niềm tin cũng rách tơi
Chiến thắng, vinh quang trong chốc lát
Thua buồn, tủi hận khắp nơi nơi
Cuối cùng tất cả đều vô nghĩa
Khi quỹ thời gian đang cạn vơi.

Phương Hà
***
Nhân Hữu Thiện Nguyện

Thoáng chốc thiều quang đã cuối đời,
Nhân sinh như mộng, cuộc rong chơi!
Cơ hàn lắm lúc mà thanh thản,
Phú qúy có khi lại tả tơi.
Bảy nổi ba chìm qua vạn nẽo,
Trăm cay ngàn đắng trãi bao nơi.
Chung qui Trời cũng thương người thiện,
Khổ tận cam lai phước chẳng vơi!

Đỗ Chiêu Đức
Tăng Quảng Hiền Văn có câu :
Nhân hữu thiện nguyện, 人有善願,
Thiên tất hựu chi ! 天必祐之!
Có nghĩa :
Người mà có ý nguyện lành, thì ...
Trời sẽ phù hộ mà thôi
!

Anh Là Ai, Từ Đâu Đến Và Sẽ Đi Về Đâu?

(Tản mạn đầu tuần)


Vừa đọc xong bài thơ cảm tác "Nửa Đời nhìn Lại" của bạn Mai Xuân Thanh và phía dưới lại có thêm bài: "Nhân Sinh Như Mộng", mình bỗng nhiên nhớ lại một ý nghĩ đã từng day dứt : Anh là ai, từ đâu đến và sẽ đi về đâu? 

Hôm nay, mình muốn cùng các bạn tâm sự đôi điều : Có thể chúng ta sẽ chẳng là gì cả, mà chỉ là những con đinh ốc bé nhỏ trong một cỗ máy là cái thế giới này. Nhưng dù chỉ là những con đinh ốc vô danh, nó vẫn có đó và giúp vào sự vận hành của cỗ máy khổng lồ. Trong cỗ máy đó dù có thiếu một anh cắt cỏ, một anh quét đường thì cỗ máy vẫn vận hành như nó đã vận hành hàng nhiều thế kỷ trước, nhưng nó chưa thể được coi là một thế giới đẹp và văn minh nếu thành phố đó um tùm cây cỏ và đầy rác rến. Vậy thì, sự có mặt của những người địa vị dù thấp nhất trong xã hội hay ví dụ là chính chúng ta, cũng là một sự góp mặt làm đẹp cho thế giới này, làm cho bộ mặt thế giới trở thành văn minh, đáng sống và đáng yêu. Một cỗ máy cần có nhiều bộ phận, lớn nhỏ, tinh vi cùng không, khác nhau mới vận hành được, thì xã hội cũng thế, nó cũng cần đủ hạng người, từ nhà bác học đến anh cắt cỏ, nhân vật nào cũng quan trọng không thể thiếu vắng. Hiểu vậy, ta không cần phải quan tâm, tại sao ta không là người này, người nọ, địa vị này, địa vị nọ. Hãy cứ nghĩ là : Thượng Đế đã sắp xếp, phân công mỗi người một việc, tùy khả năng và tùy yêu cầu. Chẳng việc gì phải so đo! 

Tôi có coi Youtube và nghe được một vị sœur ở Việt Nam kể lại trong một buỗi thuyết giảng, là Đức Giáo hoàng có nói : "Trong mỗi lần giao hợp, có nửa tỉ tinh trùng xuất ra, nhưng chỉ có một con mạnh nhất, khôn ngoan nhất mới có thể lọt được vào tử cung người mẹ, vậy những người có mặt ở đây chính là hiện thân của con tinh trùng khôn ngoan và mạnh mẽ nhất đó". Quí bạn nghĩ sao? 

Chúng ta chẳng đã chen lấn, giành giựt để được lấn tới trước, để lọt được vào nơi mà cổ nhân đã vinh danh là "Tử cung" (cung điện của hoàng tử) ngay từ khi chưa lọt lòng. Như vậy, phải chăng Thượng Đế, khi cho chúng ta xuống thế, đã buộc chúng ta phải thi thố sức mạnh để tranh đoạt sự sống, vì nếu yếu ớt chúng ta đã chẳng có mặt ở nơi này. 

Tranh đấu nhưng không vì danh lợi, không cần bon chen đó mới là thực sự tranh đấu và thể hiện đúng mục đích của sự tranh đấu. Con tinh trùng bé nhỏ đã cố gắng, tranh đấu để giành thắng lợi đến đích, lọt được vào Hoàng cung và nghỉ ngơi ở đó 9 tháng 10 ngày rồi chui ra, khóc lên mấy tiếng chào đời: Ta đã hoàn thành nhiệm vụ! Sau đó, nó cố gắng học hỏi để góp mặt với đời, dương danh với đời. Tôi nghĩ : Chúng ta chẳng cần phải đến nơi "hỏa táng" để chiêm nghiệm "lẽ sống ở đời", chẳng cần phải tự an ủi khi "nửa đời nhìn lại" làm gì. Chúng ta hãy bằng lòng với những gì mình đã thu lượm, vì đó là thành quả của mình trong những tháng năm làm việc. Ta sống ở đâu nên vui với cuộc sống ở đó, bằng lòng với hoàn cảnh mình và đừng quên cái gương phấn đấu của con tinh trùng trước khi lọt lòng mẹ. ta hãy cương quyết phấn đấu dù chỉ là để hoàn thiện cuộc sống. Phấn đấu không ngơi nghỉ trước khi về lại cõi vĩnh hẳng, không than vản, không ủy mị. Ta đi như lúc ta đến, đó là chính đạo, là mục đích của lẽ sống Thượng Đế ủy nhiệm cho các sinh vật trên thế gian này. 

Trên đây là suy nghĩ của tôi, quí bạn có thể nghĩ khác. Rất vui nếu có thêm sự góp ý của bạn. 

Chúc các bạn vui vẻ! 

Danh Hữu 
Lundi 29 mai 2017

Nông Trại Mật Phong




Nông Trại Mật Phong

Xuân sang cánh én liệng ngang trời
Sức sống bừng lên dậy khắp nơi
Tí tách vỏ Phong dòng mật chảy*
Bùng bùng lều Ngọt, máng cây mời*
Rộn ràng bày trẻ reo nguồn lạc
Thanh thản cả nhà, hưởng thú vui
Québéc dẫu xa ngàn dặm thẳm
Nhớ về mùa cũ dạ khôn vơi!

*Nước nhưạ cây Phong nấu thành mật sirop d'érable, mỗi mùa Xuân các cabane à sucre có tổ chức ăn uống, nhẩy nhót rất vui.

Thanh Hoà

Canada
***
Chiều Xuân Đó

Chim én ngày Xuân lượn khắp trời
Hoa đồng cỏ nội đẹp nơi nơi
Rừng thưa êm mát như chào ngóng
Suối vắng trong thanh tựa đón mời
Du khách thẫn thờ nghe đắm đuối
Lòng người ngây ngất thấy tươi vui
Em ơi, có nhớ bên sông vắng
Kỷ niệm một chiều thật khó vơi!

Trịnh Cơ
Paris
***
Mật Phong 

Cuối đông xuân đến tiết hanh trời
Du khách vãng lai tự khắp nơi
Tuyết trắng long lanh tươi sắc đón
Chủ nhân vồn vã rộng tay mời
Nhạc quê nhộn nhịp chân thoăn thoắt
Bánh kếp mật phong miệng thắm vui
Đường xá quanh co lòng ấm lại
Quê người dẫu vậy, nhớ đầy vơi!


Lộc Bắc
Mar2017

Bệnh Loãng Xương Và Cách Điều Trị


Bác Sĩ: Nguyễn Ý Đức

Thứ Hai, 29 tháng 5, 2017

Thơ Tranh Nghệ Sĩ: Hoa HọcTrò - Thơ Nhất Tuấn - Anh Bằng Phổ Nhạc


Thơ Cảm Tác: Cao Bồi Già
Thơ Tranh: Kim Oanh


 Thơ: Nhất Tuấn 
 Phổ Nhạc: Anh Bằng 
 Tiếng Hát: Nhật Trường
 Thực Hiện: Đặng Hùng 

Ngõ Nhớ Đong Đầy



Nắng hạ về luôn cháy mãi trong tôi
Khung trời cũ bóng người xưa không cũ
Tình không rủ nhưng lòng sao lại nhủ
Nhớ em từ khi nắng biết tình say

Mắt sa buồn nhốn nháo áo thư bay
Kỷ niệm cũ ắp đầy khoang nhung nhớ
Tôi quay quắt trong cõi tình từ thuở....
Áo em bay vào ngõ nhớ đong đầy

Gởi tự tình cho gió chút men say
Gom nắng hạ đi soi tìm lấy ảnh
Sân trường vắng nhân chia buồn trăm mảnh
Trong lan man lanh lảnh khúc ve sầu

Con ve nào lột xác gọi tình nhau
Để lắng đọng buồn vàng trên cánh mộng
May... tiếng lá còn tiếng thu xao động
Bước em về theo tiếng trống gọi tình xa.


Bằng Bùi Nguyên

Giao Mùa



Giao Mùa

Vội vàng chi rứa xuân ơi!
Để cho nắng hạ khắp trời chói chang
Cuộc đời sao lắm trái ngang
Để tình ta cứ dở dang hai đường
Dẫu còn một chút sầu vương
Cho ta chắp mối yêu thương bên nàng!

Nguyễn Văn Lan
***
Các bài họa:
Vấn Vương

Sao đành quay bước người ơi!
Dạ sầu khắc khoải bên trời nắng chang
Bây chừ trăm mối ngổn ngang!
Thuyền xa bến đợi dở dang đôi đường !
Lẽ nào chẳng chút vấn vương?
Bao lần lỗi hẹn vẫn thương nhớ nàng!

Như Thu
***
Tình..Lỡ!

Từ ngày đào rụng người ơi .
Là ta đã biết đầy trời nắng chang
Mà sao . . lắt léo dọc ngang
Tình xưa . . dở dở dang dang nửa đường
Gìà neo cũng đứt tơ vương
Để ta hết cả nỗi thương nhớ nàng!

Phạm Kim Lợi
***
Cách Biệt 

Nỗi niềm chi đó hè ơi!
Ve khan giọng tủi, đỏ trời phượng chang
Từ ngày lỡ chuyến đò ngang
Người đầu, kẻ cuối đường dang dở đường
Mi sầu lệ nhớ còn vương ?
Trăm năm cách biệt Sầm- Thương(*) hỡi nàng!

(*)Sầm- Thương: Sầm>Sao Hôm, Thương> sao Mai, hai ngôi sao không bao giờ gặp nhau

Nguyễn Gia Khanh
***
Ai Ơi!

Thinh không văng vẳng :” Ai ơi!
Bóng đa nghỉ chút tránh trời nắng chang.
Thôi đi cái nết ngang ngang
Để ai phải đợi , dềnh dang trên đường”.
Ui chao ! bao cái nóng vương
Biến theo âm sắc mười thương tiếng Nàng .

Trần Như Tùng
***
Đời Hoa

Lỡ làng héo úa hạ ơi
Đang tâm nắng nhuộm đỏ trời chang chang
Phượng rầu tâm sự ngổn ngang​
Cánh rơi tan tác lòng dang díu đường
Trải lối trở bước người vương
Bóng câu qua vội xót thương phận nàng!

Kim Oanh
***
Còn Vương

Xé sương nóng rộp người ơi!
Đỏ hoe cánh phượng bên trời chói chang 
Bến đời ai đã sang ngang
Mang theo cuộc lữ dềnh dang dặm đường
Tơ lòng lìa ngó còn vương
Sao ta dứt được sầu thương với nàng?

Phan Tự Trí
***
Xuân Đi

Xốn xang lòng bỗng buồn ơi 
Từ nay chỉ thấy bầu trời nắng chang
Rực hồng xuống tận mắt ngang
Mùa Xuân khuất bóng dở dang đôi đường 
Ra đi để lại vấn vương 
Lững lơ hồn thả yêu thương về nàng.

Minh Thuý 
***
Chần Chừ

Ngày vui chóng hết bạn ơi
Còn đâu nắng hạ ngập trời chang chang
Phải về kẻo lỡ đò ngang
Khôn đành từ giã dở dang đôi đường
Xôn xao lòng những vấn vương
Phải chi mãi được luyến thương với nàng.

Thanh Hòa
***
Một Thoáng Mơ Về

Còn nghe vọng tiếng à ơi
Chiều xưa nắng lộng giữa trời hạ chang
Nỗi sầu xa xứ ngổn ngang
Trong mơ vẫn ngỡ tay dang cuối đường
Đôi vầng nhật nguyệt tơ vương 
Làm sao gửi trọn tình thương tới nàng?

Thy Lệ Trang
***
Nhắn Gởi

Ve ran lắm rứa hạ ơi,
Miền Trung mô cũng ngập trời nắng chang
Nhọc lòng chi nhịp cầu ngang
Chàng về tình nối lại dang dở đường
Xuân đi thắm thiết còn vương
Răng đành để dạ yêu thương phụ nàng !

Lý Đức Quỳnh

Chủ Nhật, 28 tháng 5, 2017

Một Thoáng Mây Ngàn - Lời: Ngọc Quyên - Nhạc Nguyễn Hà


Lời: Ngọc Quyên
Trình Bày: Quỳnh Dao
Hòa Âm, Đệm Đàn & PPS: Nguyễn Hà


Nguời Ở Đâu



Nguời ở đâu trong buỗi sáng mù suơng
Vàng vọt ngoài kia một ngọn đèn đuờng
Không soi sáng đuợc hồn tôi u ám
Tôi vẫn âm thầm vò võ một phương

Là thảm kịch đến bao giờ kết thúc
Đã tan rồi một giấc mộng thần tiên
Chỉ còn lại đây vực sâu hố thẳm
Tình từ tiền kiếp hay tình ưu phiền

Trong sâu lắng tôi mơ hồ chờ đợi
Ở một cõi nào, người có biết không?
Những ngày xưa ai " đi guốc trong lòng"
Nay đành đoạn, không bận tâm gì nữa

Tưởng giác ngộ, hiểu vô thường vạn pháp
Đời có gì là mãi mãi đuợc đâu
Sông núi kia còn bỗng chốc đổi màu
Tình hư ảo, sao mong cầu vĩnh viễn

Tôi ở đâu, hãy trở về nguyên vẹn
Về với cõi tâm bình thản yêu thuơng
Không mong cầu sẽ không đau khổ
Nỗi buồn sáng nay rồi cũng vô thuờng

Khánh Hà

Sẽ Đem Mấy Sợi Tơ Hồng Ra Phơi


Sẽ Đem Mấy Sợi Tơ Hồng Ra Phơi!

Trầu vàng cuốn với cau xanh
Quết thêm vôi đỏ để dành ngày mai
Trưa Hè nắng gió lắt lay
Ai đem lá quế rãi đầy mặt sân.

Đống un chiều – khói xoay vần
Làm cay mắt ướt mấy lần nhớ nhau
Em cho tôi mối tình đầu
Cũng cho tôi - vạn nỗi sầu đong đưa !

Từng đêm ngồi ngắm sao thưa
Gom câu lục bát duyên xưa giải bày
Cô đơn cánh hạc hao gầy
Nửa đêm chao đảo chân mây đầu gành.

Em đi ruộng rẫy khô cằn
Để người ở lại nhọc nhằn sầu Đông
Chừng nào đò ghé bến sông
Sẽ đem mấy sợi tơ hồng ra phơi!

Dương hồng Thủy
***
Thơ Cảm Tác: Gọi Mưa

Tơ hồng ai vội đem phơi
Là trao trả hết những lời hẹn xưa
Nghìn đêm góp ánh sao thưa
Trăng ngàn gió bạc gọi mưa kéo về

Tơ hong thấm lại ước thề
Hay rơi tàn mộng ủ ê cõi lòng
Phòng khuê mắt biếc lệ mong
Gánh tình trời hỡi tơ hồng héo hon

Niềm đau đằng đẳng mỏi mòn
Thời gian cướp mất nét son nhạt màu
Chuỗi ngày thắm thiết bên nhau
Chìm vào dĩ vãng tình đầu khó phai

Trầu cau vôi quết nhừ say
Hai phương trời cách chờ ai vẫn chờ
Tiếc thương dòng cũ trang thơ
Mà người năm cũ hững hờ nơi nao

Kim Phượng

Thơ Tranh: Chim Xanh


Thơ & Thơ Tranh: Hải Rừng
Ảnh: Bảo Trâm


Đất Phương Nam I - Từ Phù Nam- Chân Lạp Đến Vùng Đất Nam Kỳ


Đại Cương Lịch Sử Của Vùng Đất Mà Bây Giờ Là Nam Kỳ: 

Cách nay khoảng trên dưới 20.000 năm thì vùng đất mà bây giờ chúng ta gọi là Nam Kỳ hay Nam Phần Việt Nam vẫn còn là một vùng trũng ngập nước quanh năm tại các vùng Cần Giờ, Gò Công, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng và Cà Mau. Nếu không nhờ sự bồi đắp của dòng Mekong thì có lẽ giờ nầy các vùng nầy hãy còn chìm dưới mực nước biển. Ngay khi mực nước biển dâng cao, các bộ tộc sống rải rác trong vùng lục địa Sunda đang bị ngập nước phải chạy về các vùng cao hơn ở hướng Tây. Từ đó các bộ tộc co cụm lại để thành lập những vương quốc trong vùng. Theo Thủy Kinh Chú thì vào năm 280 sau Tây lịch, thái thú Giao Chỉ là Đào Hoàng đã gửi sớ về triều xin đừng rút bớt quân đồn trú tại Giao Chỉ vì sợ rằng sẽ bị người Lâm Ấp tấn công. Trong thư có nói rõ là về phía Nam Giao Chỉ có 2 nước Lâm Ấp và Phù Nam tiếp giáp với nhau. Theo sử Nam Tề, người Phù Nam thường buôn vàng bạc, tơ lụa. Con cái nhà quí tộc thường mặc xà rông bằng lụa the. Đàn bà thì mặc một thứ áo vải luồn qua đầu. Người nghèo thì quấn một mảnh vải thô quanh mình. Họ làm nhẫn và vòng đeo tay bằng vàng, làm chén bát bằng ngọc. Họ đốn cây lấy gỗ làm nhà và rào vườn tược xung quanh nhà. Nhà vua ở trong nhà lầu có tầng gác. Dọc bờ biển người ta trồng cây thốt nốt, lá dài dùng để lợp nhà. Người ta đóng những chiếc thuyền dài từ 8 đến 9 trượng(1), rộng 6 đến 7 phần mười trượng(1). Mũi thuyền và lái thuyền giống như đầu và đuôi cá. Nhà vua ngự trên mình voi. Đàn bà có thể cỡi voi. Họ thích chơi đá gà. Họ không có nhà tù. Khi có kiện cáo hay tranh chấp, họ ném nhẫn vàng hoặc trứng vào nước sôi. Ai dúng tay vào nước sôi đó lấy ra mà không bị phỏng thì người ấy được thắng kiện. 

Theo Lương sử, nước Phù Nam ở về phía nam quận Nhật Nam, trong một vịnh lớn ở phía tây biển. Nước nầy cách Nhật Nam chừng 7 ngàn lý và cách Lâm Ấp chừng 3 ngàn lý về phía tây nam. Đô thành của Phù Nam cách biển 500 lý. Một con sông lớn từ tây bắc chảy về phía đông và đổ ra biển. Khí hậu đại để giống như xứ Lâm Ấp. Họ không đào giếng, nhưng mấy chục gia đình thường chung nhau xây một cái hồ nước để dùng chung. Họ có tập tục sùng bái các vị thần trên trời. Họ đúc tượng thần để thờ, tượng có một mặt bốn tay hay tám tay, mỗi tay cầm một vật gì đó, hoặc một đức trẻ, hoặc một con chim, hay một con thú nào đó, hoặc hình mặt trời hay mặt trăng. Nhà vua thường ngự giá trên mình voi, đình thần cũng vậy. Khi vua ngồi thì đầu gối chân phải gấp thẳng đứng, đầu gối chân trái gấp bằng sát đất, tư thế nầy thường thấy nơi các tượng thờ của Ấn Độ giáo. Trước mặt vua người ta thường trải một tấm vải và đặt trên đó những lọ bằng vàng và những lư hương. Khi nhà có tang, người ta có tục cạo râu và cạo đầu. Người Phù Nam có bốn cách mai táng: bỏ xác xuống biển hay dòng sông, hỏa táng, địa táng, hoặc bỏ xác ngoài đồng cho chim quạ mổ xẻ. Theo Tấn Thư, đất Phù Nam rộng 3 ngàn lý, có những thành phố xây tường, có lâu đài và nhà ở. Đàn ông Phù Nam xấu và đen, quấn tóc, ở truồng và đi chân không. Tánh tình họ rất đơn giản và không hề trộm cắp. Họ thích trang trí bằng điêu khắc, chạm trổ, nộp thuế bằng vàng, bạc, châu báu, hương liệu. Họ có sách vở, thư viện và nhiều vật khác. Chữ viết của họ giống thứ chữ Hồ. Ma chay cưới hỏi đại để giống như Lâm Ấp. Theo các nhà sử học Tây phương thì có lẽ thuộc quốc của vương quốc Phù Nam vươn ra đến tỉnh Khánh Hòa của Việt Nam ngày nay. Theo “Journal Asiatique” vào tháng giêng năm 1927, L. Finot đã khẳng định rằng bia Võ Canh tại tỉnh Khánh Hòa cho thấy vùng nầy đã từng là một thuộc quốc của Phù Nam vào thế kỷ thứ III. Như vậy chúng ta có thể đoán được là vào thế kỷ thứ III, lãnh thổ phía Bắc của vương quốc Phù Nam với Chiêm Thành là núi Đại Lãnh, và lãnh địa của Chiêm Thành có thể từ phía Nam Thanh Hóa đến tận miền Đại Lãnh. 

Khi nói về Nam Phần Việt Nam, người ta thường liên tưởng đến một vùng đất mới với chiều dài lịch sử chỉ trên dưới 300 nay mà thôi. Tuy nhiên, theo những kết quả khảo cổ được khai quật, thì vùng đất nầy đã có lịch sử tương đối khá lâu đời, nghĩa là ngay từ trước khi vương quốc Phù Nam được thành lập cách nay khoảng 2.000 năm. Ngay từ 4 hoặc 5 ngàn năm về trước, thì vùng đất mà bây giờ chúng ta gọi là Miền Đông Nam Phần, đã có cư dân cổ cư ngụ và tạo nên nền “Văn Hóa Đồng Nai”. Vào năm 1976, qua cuộc khai quật ở Cầu Sắt, thuộc Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, kết quả cho thấy nền văn hóa “Đá Mới” của vùng Đồng Nai đã tồn tại tại vùng nầy cách nay khoảng trên dưới 5 ngàn năm. Vào thời Pháp Thuộc (1944), các nhà khảo cổ đã tìm thấy những dụng cụ bằng đồng có niên đại cách đây từ 3 đến 4 ngàn năm tại những khu di chỉ “Mộ Cổ Hàng Gòn”(2), khu Núi Gốm(2), và khu Dốc Chùa(3). Điều nầy chứng tỏ nền văn hóa đồ đồng đã xuất hiện tại đây vào khoảng trên dưới 1.000 năm sau nền văn hóa đồ đá mới. 

Đi xa về miền Tây, nơi mà gần như phân nửa diện tích hãy còn chìm ngập trong sình lầy, nhưng người ta vẫn tìm thấy được rất nhiều những di chỉ thuộc văn hóa Tiền Óc Eo và Óc Eo, có niên đại từ 1.500 năm đến 2.500 năm trước. Từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ VII sau Tây lịch, nền văn hóa Óc Eo đã phát triển rực rỡ tại vùng An Giang bây giờ. Các nhà khảo cổ học lấy tên theo địa danh Óc Eo tại chân núi Ba Thê, thuộc tỉnh An Giang. Căn cứ theo những không ảnh chụp được từ thập niên 1930s, với hệ thống kinh đào cổ, có hình nan hoa, tỏa khắp miền Tây, mà tụ điểm của nó nằm tại vùng Đá Nổi trong tỉnh Kiên Giang, có những con kinh cổ dài đến 80 cây số, các nhà khảo cổ học cho rằng tại vùng nầy đã từng có những sinh hoạt nông nghiệp và giao thông bằng đường thủy rất phát triển. Mặc dầu công cuộc khai quật khảo cổ vẫn còn đang tiếp diễn, và các di chỉ đã được khai quật vẫn còn đang trong vòng nghiên cứu, nhưng kết quả cho thấy rõ rệt hình ảnh một dân tộc có một nền văn hóa thật rực rỡ đang từ từ được phơi bày ra ánh sáng: dân tộc Phù Nam với nền văn hóa Óc Eo. 

Ngày nay các sử gia trên thế giới đều nhìn nhận rằng vương quốc Phù Nam là vương quốc đầu tiên trong vùng Đông Nam Á, một vương quốc cổ đại ở hạ lưu sông Cửu Long, được khai sáng từ đầu Tây lịch. Và theo cổ thư Trung Hoa cũng như những di tích còn ghi lại trên những bia đá tìm thấy tại miền Nam Việt Nam, không có một dấu vết nào chứng minh sự có mặt cũng như sự liên hệ về vương triều chính thống giữa Phù Nam và Chân Lạp (Kambuja), mà mãi đến năm 598 sau Tây lịch mới thấy xuất hiện vị quốc vương đầu tiên của Kambuja là Bhavavarman I dựng lên vương quốc Chân Lạp, đóng đô ở Kompong Thom, cách nam Vang khoảng 200 cây số về hướng tây bắc. Mãi cho đến ngày nay người ta vẫn chưa biết rõ vì lý do gì mà vương quốc Phù Nam sụp đổ. Có thuyết cho rằng vương quốc Phù Nam bị nước chư hầu là Kambuja tiêu diệt, nhưng lại có thuyết cho rằng vương quốc Phù Nam bị một trận đại hồng thủy khiến đa số đất đai của họ tại vùng Óc Eo bị chìm trong biển nước và cư dân của họ phải sơ tán đến các vùng cao. 

Chính vì thiếu sử liệu ngay tại các vương quốc đã bị suy tàn như Phù Nam và Chiêm Thành(4), nên các cổ thư Trung Hoa có liên hệ đến vùng Đông Nam Á thật là quí báu vô cùng, vì nếu không có những tài liệu nầy, chúng ta không tài nào phác họa lại được hình ảnh của những vương quốc đã bị suy tàn từ nhiều thế kỷ trước như Phù Nam và Chiêm Thành. Trong số những cổ thư nầy phải kể đến Thủy Kinh Chú ghi lại những con sông xưa ở Trung Hoa và các vùng Nam Trung Hoa cũng như những biến cố xảy ra vào lúc bộ sách được sáng tác. Cuốn Niên Giám Đời Nhà Tiền Hán (Ts’ien Han Shu) ghi lại các biến cố về những cuộc bang giao với quần đảo Nam 
Dương từ năm 206 trước Tây lịch đến năm 24 sau Tây lịch.

Theo Nghĩa Tịnh, một nhà hành hương Trung Quốc vào thế kỷ thứ VII, Phù Nam là một vương quốc hùng cường nằm về phía Nam của vương quốc Lâm Ấp (Champa), nhưng đã bị Chân Lạp tiêu diệt vào thế kỷ thứ VI. Lịch sử Trung Hoa qua các thời đại từ đời nhà Ngô, qua Hậu Hán, Nam Tề, Lương, nhà Tùy, rồi đến đời nhà Đường, khoảng từ năm 222 đến 916, đều có những ghi chép về vương quốc Phù Nam. Dựa theo những sự kiện lịch sử ngoại giao của Trung Hoa, chúng ta có thể khẳng quyết rằng vương quốc Phù Nam đã được khai sanh trước vương quốc Chân Lạp, vì vào thế kỷ thứ III là lúc thịnh thời của vương quốc Phù Nam thì Chân Lạp chỉ là một chư hầu phụ thuộc vương quốc Phù Nam có tên là Kambuj. Từ đầu kỷ nguyên Tây lịch, vương quốc Phù Nam là một trong những vương quốc hùng mạnh nhất trong vùng Đông Nam Châu Á, nằm về phía Nam nước Lâm Ấp (Champa). Hán sử có ghi chép nhiều về tình trạng bang giao giữa Trung Quốc với một vương quốc phía Nam mang tên Phù Nam. Theo truyền thuyết, Phù Nam là một vương quốc được thành lập trước vương quốc Cao Miên khoảng 5 hay 6 thế kỷ. Trước khi Phù Nam được sáng lập thì trên những vùng đất mà bây giờ là Cao Miên và vùng Nam Kỳ bây giờ đã từng có nhiều sắc dân có nguồn gốc từ Môn Khmer sinh sống. Cổ sử Trung Hoa gọi họ là tộc Tây Khương (Khel). Họ có một nền văn hóa khá cao thời tiền sử. Trong khi Hán tộc còn là một bộ tộc du mục thì họ đã biết canh tác, dù hãy còn là du canh, họ biết canh tác lúa nước, biết sản xuất dụng cụ đồ đồng. Họ chịu ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ. Tuy nhiên, trước áp lực lấn chiếm một cách thô bạo của những người du mục thuộc Hán tộc, những người thuộc chi Môn-Khmer phải thiên cư xuống phương Nam, nhất là sau năm 314 sau Tây lịch khi quân đội nhà Tần tiêu diệt nước Thục, thì đa phần cư dân bản địa phải rời bỏ địa bàn sinh sống để thiên di về miền Trung Lào, đánh đuổi những người đồng chủng đã thiên di xuống đây trước họ để thành lập nước Chân Lạp ở vùng Trung Lào. 

Các nhà cổ sử đều đồng ý rằng kinh đô Phù Nam đặt tại thành Đặc Mục, tiếng Phạn là Vyadhapura, có nghĩa là thành phố của những thợ săn. Theo các nhà nghiên cứu cổ sử kinh đô nầy nằm gần gần thị trấn Banam, gần ngọn núi Ba Phnom ngày nay, thuộc tỉnh Prey Veng của Cao Miên ngày nay. Theo các nhà cổ sử thì đây là một trong những đô thị trù phú vào bật nhất trên thế giới, vì nó tọa lạc trên một vùng núi không xa đồng bằng mà cũng không xa biển, rất thuận tiện cho việc giao thương và nông nghiệp. Tuy nhiên, vào hậu bán thế kỷ thứ XX khi kỹ thuật không ảnh đã được áp dụng trong nghiên cứu lịch sử và địa chất, người ta tiến hành khai quật khu vực Óc Eo, nay thuộc quận Ba Thê (Núi Sập), thuộc tỉnh Long Xuyên. Các nhà nghiên cứu cổ sử Hervley de Saint Denys (1883), De Rosny (1886), và G. Schlegel (1896) đã nói về một vương quốc cổ mang tên Phù Nam, nhưng vào thời đó ngành hàng hải chưa phát triển nên người ta không định vị được một cách chính xác vị trí của vương quốc Phù Nam. 

Theo Aymonier (1883) thì Phù Nam là phiên âm của chữ “Phnom” nghĩa là “núi” từ tiếng Khmer. Do đó ông đoán Phù Nam chính là Chân Lạp về cả địa lý lẫn lịch sử. Cho tới bây giờ chưa ai dám cả quyết là Aymonier đúng hay sai trong việc ông này quyết đoán Phù Nam chính là Chân Lạp, vì những đoán định của các nhà nghiên cứu lịch sử thời cổ đại đều bắt nguồn từ những ghi chép trong các thư tịch cổ. Mãi cho tới ngày nay, chính những người Khmer cũng mặc nhiên xem mình là hậu duệ của Hỗn Điền. 

Trong khi đó nhà khảo cổ người Pháp tên Maurice Glaize trong quyển Les Monuments du Groupe d’Angkor(5), khi dựng lại phổ hệ của các triều đại Chân Lạp, bắt đầu từ thế kỷ thứ I lại ghi là vương quốc Phù Nam, đến thế kỷ thứ VI, cho rằng khi vị vua đầu tiên là Bhavavarman I của Chân Lạp, ngay sau khi lập quốc vào năm 598 mới từ từ uy hiếp và lấn dần đất đai của vương quốc Phù Nam, sau đó chiếm đế đô Đặc Mục (Vyadhapura) và tiêu diệt hẳn người Phù Nam. Như vậy là mâu thuẫn, vì làm sao con cháu có thể đi tiêu diệt tổ tiên của mình để lập nên một vương quốc khác được? Tuy nhiên, rất có thể đây là việc làm cố tình của người Pháp, vì sau khi xâm chiếm Việt Nam người Pháp luôn tìm đủ mọi cách để gây sự chia rẽ trong ba dân tộc trên bán đảo Đông Dương, ngay cả trên đất nước Việt Nam, họ cũng chia làm “3 kỳ”(6) để dễ bề cai trị. Như vậy, khi muốn dựng lại hình ảnh của một vương quốc đã tàn lụn cách nay gần 15 thế kỷ, chúng ta không thể nào đơn thuần chỉ dựa vào sách vở hoặc những thư tịch cổ của một số quốc gia lân cận, vì không phải thư tịch cổ nào cũng ghi lại một cách chính xác những sự kiện lịch sử thời đó, vì đừng nói đâu xa, chỉ cách nay chừng vài thế kỷ thôi, phương tiện giao thông chưa có, nên ngay các lân bang cũng không biết về nhau nhiều lắm. 

Đến đầu thế kỷ thứ XX, vào năm 1903, P. Pelliot đã bắt đầu viết về một nước Phù Nam cổ bằng những công trình nghiên cứu cụ thể. Đây là một bước tiến quan trọng trong tiến trình dựng lại hình ảnh của vương quốc Phù Nam. Bốn thập niên sau đó, vào năm 1943, G. Coedes nghiên cứu tất cả bia ký cũng như tất cả những gì liên quan đến vương quốc Phù Nam từ khi thành hình đến khi tàn lụn, trong đó ông nói khá chi tiết về những phát triển của đất nước nầy. Tuy nhiên, sự nghiên cứu của ông đa phần dựa vào sử liệu chứ không nặng về những di tích khảo cổ. 

Mãi đến năm 1944, sau gần 7 năm trời khổ công khai quật các di tích khảo cổ trên khắp các vùng Nam Bộ, ông Louis Malleret đã đưa ra những nhận định mới mẻ về vương quốc Phù Nam. Ông đã khẳng định là ngay trên những cánh đồng quanh vùng núi Ba Thê ngày nay, xưa kia vốn là một đô thị cổ bị vùi lấp dưới lòng đất. Ông đã dùng tên mà những cư dân Khmer địa phương đã dùng để gọi một gò đất nằm trong cánh đồng ngập nước định kỳ trong mùa lũ hàng năm tại đây để đặt tên cho hải cảng cổ nầy là “Óc Eo”. Phải thật tình mà nói, đây là lần đầu tiên một nhà khảo cổ học đã vén bức màn bí ẩn về một vương quốc đã tàn lụn gần 15 thế kỷ nay. Chính ông Louis Malleret đã hé lộ những di tích dưới lòng đất và làm hiển lộ cả một đô thị cổ, một cảng thị phồn thịnh, một trung tâm kinh tế có tầm cỡ của vương quốc Phù Nam từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VI sau tây lịch. Từ năm 1938 đến năm 1944, ngay trên cánh đồng Giồng Cát và Giồng Xoài, ông Louis Malleret đã khai quật nhiều khu cổ mộ với nhiều hài cốt và di tích, cũng như hàng ngàn hiện vật bằng đồng, sắt, gỗ, và đá khác, cũng như hàng chục ngàn hiện vật bằng gốm sứ bao gồm nhiều chủng loại như bình, vò, tô, chén, tượng, và chân đèn, vân vân. Trong số những hiện vật khai quật, có rất nhiều hiện vật có nguồn gốc từ Trung Hoa, Ấn Độ, Ý, và Trung Á có niên đại từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ III sau Tây lịch. Phải công nhận, chỉ có công trình nghiên cứu và khai quật của ông L. Malleret được xem là có tầm cỡ nhất từ trước đến nay. Ông đã chụp được những hình ảnh về các kiến trúc độc đáo như những dấu tích khu nhà sàn trên khu hải cảng Óc Eo. Những khám phá nầy minh chứng hùng hồn về văn minh Óc Eo, một trong những nền văn minh lớn và sớm nhất trong vùng Đông Nam Châu Á. Từ những khám phá nầy chúng ta cũng thấy rõ những giá trị lớn về văn hóa, nghệ thuật, chánh trị, xã hội, cũng như khoa học và kỹ thuật của những cư dân cổ trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cũng từ những khám phá nầy, chúng ta thấy rõ địa bàn sinh sống của cư dân Óc Eo thời đó đa phần trải rộng trên những vùng trũng thấp, nhưng họ đã thích ứng được với mọi hoàn cảnh, đã tạo lập được cho cộng đồng cư dân của mình một cuộc sống phồn vinh và ổn định trong suốt gần bảy thế kỷ. 

Theo báo cáo của ông Malleret vào năm 1963, nền văn hóa Óc Eo vào những thế kỷ đầu tây lịch đã đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử của vùng đất nầy. Đây là nền văn hóa với những sáng tạo kỳ diệu của những cư dân cổ tại đây. Ngay trên thềm cao phía Tây của Hậu Giang, bây giờ gắn liền với địa phận tỉnh Tà Keo, thuộc Kampuchia, có một dãy núi đá nhỏ Phnom Angkor Borei, Phnom Batep, và Phnom Da cách nhau từ 1 đến 3 cây số, cách dãy Phnom Chisor, Phnom Kleang, Phnom Bayang khoảng từ 15 đến 20 cây số. Người ta tìm thấy ở Angkor Borei những dấu vết tường thành, có chỗ xây bằng gạch, có chỗ xây bằng đá, dài khoảng từ 1800 thước đến 2.000 thước. Dọc theo tường thành người ta khám phá ra 5 con kinh cạn, kinh số 1 đi Vat Po, kinh số 2 đi Vat Sosey, kinh số 3 đi Vat Speu, chỉ dài khoảng từ 2 đến 4 cây số. Kinh số 4 đi sông Châu Đốc dài khoảng 15 cây số, và kinh số 5 nối liền Châu Đốc đi Ba Thê, dài khoảng 100 cây số. Như vậy, những con kinh dài số 4 và số 5 đi từ hải cảng lớn nhất của Phù Nam là Óc Eo, chảy từ những kinh rạch miền Đông đến sát chân tường thành Angkor Borei. Từ những khám phá kỳ diệu nầy, chúng ta có thể rút ra những kinh nghiệm lịch sử vô cùng bổ ích của người xưa trong công cuộc chinh phục đất đai trũng thấp cũng như khắc phục những vùng ‘ma thiêng nước độc’ thời đó để dựng lên một vương quốc có tầm cỡ, một xã hội văn minh không thua bất cứ nền văn minh cổ nào của thời đó. Tại chân tường thành Angkor Borei, ông Malleret còn tìm thấy rất nhiều mảnh gốm sứ, trong đó có những vòi ấm Óc Eo, một số mảnh thiết thuộc văn minh Óc Eo vẫn còn nguyên trạng... từ đó cho phép Malleret kết luận rằng kinh đô Vyadhapura(7) của vương quốc Phù Nam trước khi bị chiếm là khu đền tháp Angkor Borei ngày nay. Nhờ những chứng cớ nầy mà ông L. Malleret đã phân chia văn hóa Óc Eo ra làm hai thời kỳ: thời kỳ tiền Khmer tương ứng với sự tồn tại của vương quốc Phù Nam và thời kỳ sau gọi là thời kỳ Chân Lạp. 

Theo ông Louis Malleret, nền văn hóa Óc Eo là sản phẩm của một nhà nước cổ, tồn tại từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VI sau tây lịch. Nền văn hóa nầy phải có cái gì đặc biệt lắm mới được các nhà hàng hải Âu Châu, các sứ thần Trung Hoa, và nhất là cổ thư Trung Hoa ghi chép nhiều lần. Sau những kết quả khai quật, ông Louis Malleret đã phân định rõ ràng về sự khác biệt giữa hai nền văn hóa Phù Nam và Chân Lạp. Ông gọi nền văn hóa Óc Eo là nền văn hóa Tiền Khmer, trong đó vương quốc và dân tộc Phù Nam tồn tại. Với Louis Malleret, dấu tích những con tàu ở Kiên Giang cũng như dấu tích của hải cảng Óc Eo cho thấy rõ rệt sự khác biệt giữa hai dân tộc Phù Nam và Chân Lạp, một bên là dân chuyên sống gần biển, còn một bên chỉ thích hợp với những vùng núi cao mà thôi. Khi phơi bày những không ảnh chụp được một hệ thống kinh đào có hình nan hoa với những kỹ thuật dẫn thủy nhập điền để phát triển ngành nông nghiệp, ông Louis Malleret cho thấy dân tộc Phù Nam rất thạo trong việc trồng lúa nước. Bên cạnh đó, ông cũng phơi bày những hình ảnh của một hải cảng Óc Eo phồn thịnh vào thế kỷ thứ II, cho thấy dân Phù Nam cũng là một dân tộc rất giỏi về thương mãi. Chính ông Louis Malleret đã đi tiên phong trong việc tìm ra được một di chỉ kiến trúc nằm bên trên một tầng văn hóa của cư dân Óc Eo, để đi đến khả năng tách biệt hai tầng văn hóa nầy riêng ra. Điều nầy đủ để minh chứng rằng trước khi người Chân Lạp có mặt ở vùng Thủy Chân Lạp, đã có một dân tộc, một vương quốc cổ từng cư trú tại vùng đất nầy. Có thể nói đây là lần đầu tiên, những phát hiện trong khai quật chẳng những giúp chúng ta phác họa rõ nét nền văn hóa Óc Eo, mà còn được dùng trong việc dựng lại hình ảnh một vương quốc, một dân tộc, một nền văn hóa đã tàn lụn cách nay gần 1.500 năm nay. Qua đó chúng ta thấy tính chất và truyền thống phát triển của nó trong suốt bảy thế kỷ tồn tại, cũng như những ảnh hưởng lớn của nó trên nền văn minh Angkor sau nầy. 

Nói tóm lại, miền Nam Việt Nam, từ khu vực Đồng Nai, Mô Xoài, Bà Rịa, những khu rừng ngập mặn gần cửa biển Cần Giờ, qua khu Đồng Tháp Mười, khu Tứ Giác Long Xuyên, khu Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau lên đến tận Hà Tiên, trong quá khứ hai ngàn năm trước đã từng là lãnh thổ của một vương quốc hùng mạnh và rộng lớn nhất vùng Đông Nam châu Á, đó là vương quốc Phù Nam. Phù Nam là tên của một trong những vương quốc cổ nhất trong lịch sử Đông Nam Á. Vương quốc với nền văn hóa Óc Eo có một lịch sử khá lâu đời như những nền văn hóa Âu Châu khác mà chúng ta từng biết đến. Vào khoảng thế kỷ thứ nhất sau Tây lịch, khi tại Âu châu thì Đại Đế Claudius đang ra sức chinh phục đất Anh Cát Lợi và tại Trung Hoa là triều đại nhà Tây Hán, thì tại vùng Đông Nam châu Á một vương quốc hùng cường xuất hiện trên bản đồ thế giới. Tưởng cũng nên nhắc lại, vào thời kỳ nầy, trước khi có sự xâm nhập của văn hóa Ấn-Hoa, tại đây đã từng có truyền thống văn hóa bản địa rất vững chắc, Chính vì vậy mà thế kỷ đầu sau tây lịch, sau khi tiếp nhận văn hóa Ấn-Hoa một cách có chọn lọc trên cơ sở văn hóa truyền thống đã được định hình từ thời kỳ trước, cư dân vùng phía nam Đông Nam Á đã hình thành một vương quốc hùng cường, đó là vương quốc Phù Nam(8). Theo các nhà sử học, khảo cổ học và nhân chủng học, lãnh thổ của vương quốc nầy về phía Đông chạy dài từ lưu vực hạ lưu sông Cửu Long, đến phía Nam Trung Phần, về phía Tây đến thung lũng sông Mê Nam (Thái Lan), và về phía Nam chạy đến phía Bắc của bán đảo Mã Lai. Hiện tại chúng ta có rất ít sử liệu cũng như quá trình phát triển của vương quốc nầy, chính vì thế mà việc phác họa lại hình ảnh và văn hóa của cư dân cổ trong vùng nầy không phải là chuyện dễ. Tuy nhiên, trong thời cận đại, qua kết quả khai quật của các nhà khảo cổ học của cả Việt Nam lẫn Tây phương đã giúp cho các nhà sử học có thể đem những di vật khai quật được ra để đối chứng với những tài liệu trong các thư tịch cổ của Trung Hoa để khả dĩ xác định được vị trí và lãnh thổ từng phần của vương quốc Phù Nam ngày trước. Theo các thư tịch cổ của Trung Hoa, vào khoảng giữa thế kỷ thứ III, sứ giả Trung Hoa có đến đây ghi chép một số điều về cảnh quang, phong tục và tập quán của cư dân trong vùng. Thật tình mà nói, mãi cho đến ngày hôm nay, danh hiệu “Phù Nam” cũng còn rất mơ hồ với chúng ta, vì chưa ai trong chúng ta dám đoan chắc Phù Nam là một dân tộc hoàn toàn khác với dân tộc Cao Miên, cũng chưa ai trong chúng ta có đầy đủ chứng cứ xác định rằng hai dân tộc nầy không có liên hệ gì với nhau. 

Một yếu tố khác đã góp phần không nhỏ vào sự suy tàn của vương quốc Phù Nam là nền kinh tế của vương quốc nầy bị suy sụp từ sau sự tiến bộ kỹ thuật của nền hàng hải. Vào khoảng thế kỷ thứ VI thì các tàu buôn từ Ấn Độ và Malacca có thể đi thẳng đến Trung Hoa mà không cần ghé lại Óc Eo nữa. Sự kiện nầy đã khiến cho nền thương mãi của Phù Nam đột nhiên suy sụp một cách thảm hại, khiến cho vương quốc không còn đủ khả năng duy trì đội chiến thuyền hùng mạnh, do đó mà khả năng quân sự của Phù Nam cũng bị suy sụp theo, và cuối cùng là sự sụp đổ của vương quốc nầy. Sau khi Kambuja đánh bại vương quốc Phù Nam vào thế kỷ thứ VII, chúng ta không còn thấy danh xưng Phù Nam xuất hiện trong các cổ thư Trung Hoa nữa, mà thay vào đó bằng tên gọi Thủy Chân Lạp. Có lẽ, người Trung Hoa gọi như vậy để chỉ vùng lãnh thổ Phù Nam trên vùng đất Nam Phần Việt Nam, và cũng để phân biệt với vùng đất Lục Chân Lạp, tức vùng đất gốc của vương quốc Chân Lạp. Dầu sau năm 627, vương quốc Chân Lạp mặc nhiên là chủ nhân ông của một vùng đất bao la bạt ngàn, về phía Nam của họ, nhưng trên thực tế Chân Lạp chưa bao giờ thực sự cai quản vùng đất nầy, vì cư dân ít ỏi của họ đã quen với việc sinh sống trên các vùng đất cao, không có khả năng tổ chức khai phá vùng đồng bằng sình lầy ngập mặn đang được bồi đắp của vùng Thủy Chân Lạp. 

Dầu đến thế kỷ thứ VII thì coi như Phù Nam đã bị diệt vong, nhưng mẫu mực của nền văn minh Phù Nam (Óc Eo) cũng như cách tổ chức hành chánh của vương quốc nầy đã là gương mẫu cho nhiều nền văn minh sau nầy như là tiểu vương Sri Vijaya và Sailendra(9), cũng như vùng Malacca đã góp phần truyền bá văn minh Ấn Độ đến những vùng đất xa xôi hay những bộ lạc phiên thuộc của vương quốc Phù Nam. Đến cuối thế kỷ thứ VIII, các sử gia dưới thời nhà Đường bên Trung Hoa đã ghi lại rằng 
phần đất Thủy Chân Lạp thời đó đã có ít nhất là 5 tiểu quốc tranh giành ảnh hưởng. Triều đại Sailendra ở Nam Dương(10) cử binh vượt biển sang đánh chiếm vùng Óc Eo. 
Có thể hải cảng Óc Eo đã bị triệt tiêu trong khoảng thời gian nầy cũng không chừng. 

Vương Quốc Chân Lạp: 

Danh xưng Phù Nam đã mơ hồ, thì danh xưng Chân Lạp lại cũng mơ hồ đối với chúng ta không kém. Theo các thư tịch cổ, các sử gia Trung Hoa dưới thời nhà Đường đã dùng tên “Chân Lạp” để gọi vương quốc chiếm cứ vùng đất mà Phù Nam từng chiếm cứ trước đây, chứ kỳ thật người Khmer cũng không biết người Trung Hoa đã từng gọi họ là “Chân Lạp”. Riêng đối với vương quốc Cao Miên (Chân Lạp), họ luôn tự xem mình là hậu duệ của vương quốc Phù Nam. Nhưng theo thiển ý, làm gì có chuyện hậu duệ “Chân Lạp” đi tiêu diệt cha anh của chính mình là “Phù Nam” để làm thành một vương quốc khác, với danh xưng cũng hoàn toàn khác biệt? Hãy xem lại những cổ thư Trung Hoa như Thủy Kinh Chú chẳng hạn, đây là quyển cổ thư có ghi lại những con sông xưa ở Trung Hoa và các vùng Nam Trung Hoa cũng như những biến cố xảy ra vào lúc bộ sách được sáng tác. Cuốn Niên Giám Đời Nhà Tiền Hán (Ts’ien Han Shu) ghi lại các biến cố về những cuộc bang giao với quần đảo Na Dương từ năm 206 trước Tây lịch đến năm 24 sau Tây lịch. Bên cạnh đó, những cổ thư khác của Trung Hoa ghi lại lịch sử Trung Hoa qua các thời đại từ đời nhà Ngô, qua Hậu Hán, Nam Tề, Lương, nhà Tùy, rồi đến đời nhà Đường, khoảng từ năm 222 đến 916, đều có những ghi chép về vương quốc Phù Nam. Dựa theo những sự kiện lịch sử ngoại giao của Trung Hoa, chúng ta có thể khẳng quyết rằng vương quốc Phù Nam đã được khai sanh trước vương quốc Chân Lạp, vì vào thế kỷ thứ III là lúc thịnh thời của vương quốc Phù Nam thì Chân Lạp chỉ là một chư hầu phụ thuộc vương quốc Phù Nam có tên là Kambuj. Từ đầu kỷ nguyên Tây lịch, vương quốc Phù Nam là một trong những vương quốc hùng mạnh nhất trong vùng Đông Nam Châu Á, nằm về phía Nam nước Lâm Ấp (Champa). Hán sử có ghi chép nhiều về tình trạng bang giao giữa Trung Quốc với một vương quốc phía Nam mang tên Phù Nam. Theo truyền thuyết, Phù Nam là một vương quốc được thành lập trước vương quốc Cao Miên khoảng 5 hay 6 thế kỷ. Trước khi Phù Nam được sáng lập thì trên những vùng đất mà bây giờ là Cao Miên và vùng Nam Kỳ bây giờ đã từng có nhiều sắc dân có nguồn gốc từ Môn Khmer sinh sống. Cổ sử Trung Hoa gọi họ là tộc Tây Khương (Khel). Họ có một nền văn hóa khá cao thời tiền sử. Trong khi Hán tộc còn là một bộ tộc du mục thì họ đã biết canh tác, dù hãy còn là du canh, họ biết canh tác lúa nước, biết sản xuất dụng cụ đồ đồng. Họ chịu ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ. Tuy nhiên, trước áp lực lấn chiếm một cách thô bạo của những người du mục thuộc Hán tộc, những người thuộc chi Môn-Khmer phải thiên cư xuống phương Nam, nhất là sau năm 314 sau Tây lịch khi quân đội nhà Tần tiêu diệt nước Thục, thì đa phần cư dân bản địa phải rời bỏ địa bàn sinh sống để thiên di về miền Trung Lào, đánh đuổi những người đồng chủng đã thiên di xuống đây trước họ để thành lập nước Chân Lạp ở vùng Trung Lào. 

Sau khi vương quốc Phù Nam bị tiêu diệt hoàn toàn vào giữa thế kỷ thứ VII, vùng đất Thủy Chân Lạp cũng bắt đầu ngủ yên, nghĩa là không còn ai động đậy đến vùng đất này trong suốt 5 thế kỷ. Từ sau thế kỷ thứ VII khi vương quốc Chân Lạp ra đời, tuy nhiên lãnh thổ của vương quốc này quá rộng lớn, nó chạy dài từ Malacca, qua vùng phía Đông của nước Xiêm, đến Cam Bốt, Nam Lào, và vùng Nam Kỳ bây giờ, nên Chân Lạp phải chia làm 2 miền: Lục Chân Lạp bao gồm vùng đất Malacca, vùng phía Đông của nước Xiêm, Cao Miên và vùng Nam Vạn Tượng, do vua 

Bhavavarman cai trị; trong khi vùng Thủy Chân Lạp bao gồm toàn bộ vùng Nam Kỳ do một tiểu vương chư hầu cai trị(11). 

Từ thế kỷ thứ 8 trở về sau nầy thì vùng Thủy Chân Lạp biến thành vùng đất đưa đến các cuộc tranh chấp giữa nội bộ xứ Chân Lạp, cũng như giữa Chân Lạp và Xiêm La. Trước hết là cuộc tranh chấp giữa Thủy Chân Lạp và Lục Chân Lạp. Sau khi vương quốc Phù Nam bị tiêu diệt, dòng dõi của các hoàng thân quốc thích Phù Nam đã liên minh lại với nhau để tạo thành khối Thủy Chân Lạp, đối đầu với khối Lục Chân Lạp, nhưng cuối cùng bị Lục Chân Lạp trấn áp, nghĩa là Thủy Chân Lạp bị Lục Chân lạp đô hộ. Theo các bia ký khai quật qua khảo cổ cho thấy đến thế kỷ thứ VIII, tại vùng trung tâm của Phù Nam trước đây vẫn còn tồn tại một tiểu quốc tên Aninditapura, do một người thuộc dòng dõi vua Phù Nam tên là Baladitya cai trị. Cũng theo các bia ký nầy thì lúc vương quốc Phù Nam sụp đổ cũng là lúc mà các thuộc quốc nhỏ của vương quốc nầy đang mạnh dần và biến thành những nước mạnh, trong số nầy có vương triều Srivijaya của xứ Java. Đến giữa thế kỷ thứ VIII khi thế lực của tiểu vương chư hầu ở vùng Thủy Chân Lạp quá suy yếu, thì quân đội của vương triều Srivijaya của xứ Java đem thủy binh sang đánh chiếm chẳng những vùng Thủy Chân Lạp, mà còn chiếm luôn cả vùng Lục Chân Lạp, cũng như các vùng khác trên bán đảo Đông Dương. 

Đến đầu thế kỷ thứ IX, vào năm 802, vua Jayavarman II, đánh đuổi Java và thống nhất Chân Lạp. Tuy nhiên, từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ thứ XIV, Chân Lạp lại phải đương đầu với Chiêm Thành, có lúc quân đội Chân Lạp đã tiến vào chiếm kinh đô Vijaya của Chiêm Thành, và cũng có lúc quân đội Chiêm đã tiến vào chiếm thủ đô Angkor của Chân Lạp. Đến giữa thế kỷ thứ XII, vùng đất mà bây giờ chúng ta gọi là Đông Dương, có 4 nước hiện diện: Đại Việt tiếp giáp với Trung Hoa, Ai Lao nằm về phía Tây của Đại Việt, Champa nằm về phía Nam của Đại Việt, và Chân Lạp bao gồm Thủy Chân Lạp và Lục Chân Lạp. Từ thế kỷ thứ XII đến thế kỷ thứ XIII, hai nước Chân Lạp và Chiêm Thành liên tục đánh nhau, và kinh đô Angkor phải xây dựng đi xây dựng lại đến ba lần. Thời kỳ vua Jayavarman VII là thời kỳ cực thịnh của Chân Lạp, lúc ấy lãnh thổ Chân Lạp kéo dài từ bán đảo Malacca(12), vùng phía Đông của nước Xiêm, các tỉnh Hạ Lào, Trung Lào, và một phần đất của Miến Điện. Mãi đến thế kỷ thứ X, Bà La Môn vẫn còn là quốc giáo của Chân Lạp, tuy nhiên, Phật giáo cũng được nhà vua bảo vệ. 

Vào giữa thế kỷ thứ XIII, đế quốc Mông Cổ thôn tính nước Nam Chiếu của các bộ tộc người Thái (bây giờ thuộc vùng đất tỉnh Vân Nam), nên các bộ tộc nầy chạy xuống sinh sống ở lưu vực sông Mê Nam. Đến cuối thế kỷ thứ XIII, những bộ tộc nầy đã thành lập được 2 vương quốc tại đây: vương quốc Lan Na ở miền Bắc, được thành lập vào khoảng năm 1296; và vương quốc Sukhothay được thành lập ở miền trung thung lũng sông Mê Nam. Đến cuối thế kỷ thứ XIII thì vương quốc Sukhothay đã trở thành một vương quốc hùng mạnh trong vùng. Họ đem quân sang đánh chiếm các xứ Miến Điện và Chân Lạp. Vào thời điểm nầy, xứ Thủy Chân Lạp bị Lục Chân Lạp vơ vét hết tài vật để cung ứng cho các cuộc chiến tranh với người Thái, đến độ những người dân nghèo của vùng nầy không còn chịu nổi nữa đành phải bỏ đi, khiến vùng nầy trở nên hoang vắng lạ thường. Theo “Chân Lạp Phong Thổ Ký” của Châu Đạt Quan, được viết khi ông theo chân sứ đoàn nhà Nguyên sang Chân Lạp vào thế kỷ thứ 13, trên đường từ Chân Bồ(13) đến nội địa xứ Chân Lạp, nhìn lên bờ chỉ thấy toàn là cây mây cao vút, và những cây cổ thụ khác; nhìn bên dưới chỉ thấy toàn là lau sậy... thoáng qua không dễ gì biết được lối đi vào. Mãi đến thế kỷ thứ XVII, những lưu dân người Việt đầu tiên đến đây cũng thấy cái cảnh mà Châu Đạt Quan đã thấy trước đó 4 thế kỷ, và họ đã để lại những câu ca dao diễn tả đầy đủ sự hoang dại của cả vùng nầy: “Đồng Nai xứ sở lạ lùng; dưới sông sông sấu lội, trên bờ cọp um.” 

Từ cuối thế kỷ thứ XVI, đầu thế kỷ thứ XVII, đã có rải rác những lưu dân người Việt đến đây khai hoang lập ấp tại các vùng Mô Xoài-Bà Rịa, chứ không đợi đến lúc bà công nữ Ngọc Vạn về làm hoàng hậu cho xứ Cao Miên, hay đợi đến lúc chúa Nguyễn cho đặt 2 trạm thu thuế tại Prei Nokor và Kas Krobey(14). Tuy nhiên, sau lời kêu gọi của công nữ Ngọc Vạn, thì người Việt ngày càng đến vùng nầy đông hơn. Chính lưu dân Việt Nam đã làm cho vùng đất Thủy Chân Lạp được hồi sinh với 
những đợt di dân khẩn hoang lập ấp có kế hoạch và có sự hỗ trợ của các chúa Nguyễn. Theo những tài liệu mới nhất từ nhà sử học Pierre Dupont xuất bản năm 1949 thì vào cuối thế kỷ thứ 6, vương quốc Chân Lạp chỉ chiếm được phần đất của Phù Nam mà ngày nay có tên là nước Kampuchia, một phần đất nằm về phía Nam Thái Lan bây giờ, và dãy Malacca mà thôi, còn vùng đất mà bây giờ là vùng Nam Kỳ của Việt Nam thì vua Bhavavarman chưa bao giờ chiếm được, cũng như chưa bao giờ xác lập chủ quyền của vương quốc mình trên phần đất này. Mãi cho đến ngày nay vẫn chưa có sử liệu nào cho thấy rằng vương quốc Chân Lạp đã từng xác lập chủ quyền trên vùng đất Nam Kỳ. Có nhiều giả thuyết đặt ra tại sao vua Bhavavarman không tiến chiếm Nam Kỳ sau khi đã chiếm hết những phần đất khác của vương quốc Phù Nam. Thứ nhất, có lẽ vào thời đó, vùng Nam Kỳ chỉ là một bãi bùn mới được sông Cửu Long bồi đắp đến Long Xuyên(15) và bờ biển chạy từ Bà Rịa-Vũng Tàu qua Long Xuyên rồi thẳng tới Mang Khảm(16), thứ nhì vào thế kỷ thứ 6, vùng đất

Nam Kỳ chưa có dân cư, và thứ ba không lợi lộc gì cho vua Bhavavarman tiến chiếm vùng đất này. Vùng đất này bị bỏ quên rất lâu, và theo dòng thời gian, sông Cửu Long cứ bồi đắp và tiếp tục bồi đắp, qua gần 10 thế kỷ sau ngày Phù Nam bị tiêu diệt thì dãy đất Nam Kỳ đã được phù sa bồi đắp đến tận Mũi Cà Mau. Vào thế kỷ thứ 8, vua Chân Lạp vội vàng đặt tên cho vùng đất này và có bổ nhiệm một tiểu vương đến đây để cai trị, nhưng vùng đất này vẫn chưa có cư dân người Khmer và tiếp tục là vùng đất hoang vu cho đến khi xuất hiện những làn sóng di dân Việt Hoa từ phương Bắc mà thôi. Lúc đó các vị vua Chân Lạp chỉ đặt tên cho vùng đất mới mà không hề có kế hoạch đưa dân chúng đến định cư, nghĩa là họ chỉ vội vàng nhận bừa là lãnh thổ của họ chứ không có dân chúng, cũng không thiết lập được chánh quyền tại các địa phương. 

Rồi sau khi đa phần đất đai vùng Nam Kỳ đã được lưu dân Việt Hoa khai phá và định hình thì các nhóm dân Khmer mới lục tục kéo đến định cư trên các giồng đất cao ráo. Mãi về sau này, sử liệu của Việt Nam có đề cập đến vấn đề khẩn hoang vùng Prei Nokor và Đông Phố, như trong Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quí Đôn cũng có nói về lưu dân Việt Nam đi khẩn hoang vùng Đông Phố, mà khi nói đến khẩn hoang là nói đến việc đi khai khẩn những vùng đất hoang vu, không có dân cư mà chỉ có rừng hoang thôi. Như vậy lịch sử đã chứng minh rõ ràng vùng đất Nam Kỳ gần như vô chủ trong suốt 10 thế kỷ(17). Phải nói dân tộc Việt Nam là dân tộc thứ nhì xác lập chủ quyền quốc gia hẳn hòi trên mảnh đất này sau Phù Nam, vì bắt đầu từ thế kỷ thứ XVII, trên lãnh thổ này Việt Nam có dân cư và chánh quyền địa phương cũng được xác lập rất minh bạch. Nói rằng thiết lập một cách minh bạch vì lịch sử sự thiết lập nền hành chánh trên vùng đất này không phải bằng chiến tranh vũ lực, mà đa phần đất đai ở đây được các Miên vương dâng hiến, hoặc vì không giữ được, hoặc để đền ơn trả nghĩa cho các chúa tiền triều nhà Nguyễn đã giúp đỡ họ chống lại ngoại xâm từ phía Xiêm La.

Tuy nhiên, sau khi người Pháp xâm chiếm Việt Nam, vì quyền lợi thực dân nên họ đã khởi động tuyên truyền trong giới quí tộc Cao Miên rằng Nam Kỳ đã từng là lãnh địa của Chân Lạp bị Việt Nam cưỡng chiếm vào thế kỷ thứ XVII bằng võ lực. Đây là một trong những đòn thâm độc nhất của thực dân Pháp vì tác dụng của nó gây di hại cho mối giao hảo giữa hai dân tộc Việt Miên cho đến ngày hôm nay. Phải nói qua lịch sử dựng nước của vương quốc Xiêm La, đa số đất đai của Chân Lạp đã bị vương quốc này thôn tính hoặc bằng võ lực, hoặc được dâng hiến như các tỉnh Chantaburi, Prachiburi, Xurin, Xixakhet, vân vân, nhưng tại sao người Chân Lạp không tỏ ra thù hận người Xiêm La như họ đã thù hận người Việt Nam? Lý do rất đơn giản, người Pháp đã tỏ ra rất rộng rãi với người Chân Lạp khi họ mới chiếm nước này. Sau khi chiếm xong Đông Dương, chính họ đã tự quyền cắt những phần đất do người Việt hay người Hoa khai phá và làm chủ như vùng phía Bắc Tây Ninh(18), vùng Kampot, vùng Kompong Som và Linh Quỳnh để trả về cho Cao Miên. Nhờ những cử chỉ ấy mà khi người Pháp nói gì người Miên cũng tin là thật. Từ đó những tuyên truyền vô căn cứ của người Pháp về việc Việt Nam đã từng thôn tính vùng Thủy Chân Lạp của người Miên đã in sâu vào tâm khảm của dân tộc Khmer, và cũng chính vì thế mà mối thù hận của người Khmer đối với người Việt Nam ngày càng dâng cao.
Cũng chính từ thành kiến đó mà các nhà lãnh đạo Cam Bốt thường dùng chiêu bài rêu rao kích động mối hận thù dân tộc, như Sihanouk, Khiêu Sam Pan, Iêng Xa Ri, vân vân. Vậy, những người Việt Nam hậu bối chúng ta hãy công tâm nhìn lại lịch sử, xem coi cha anh chúng ta có từng xua quân sang đánh chiếm lãnh địa của vương quốc Chân Lạp hay không? Thật tình mà nói, đây là một đề tài lịch sử lớn lao, mà bài viết ngắn ngủi và thiếu hẳn tư liệu lịch sử nầy không thể nào đào sâu được hết những tình tiết của vấn đề. Tuy nhiên, chỉ nhìn vào hoang địa mang tên “Thủy Chân Lạp” suốt từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ XVII, nghĩa là từ sau khi vương quốc Phù Nam bị tiêu diệt đến khi những lưu dân người Việt bắt đầu cuộc thiên di vào vùng đất mới nầy, thì cả vùng đất nầy chỉ là một hoang địa bao la. Thứ nhất, trong suốt thời gian nầy, vương quốc Chân Lạp chưa từng thiết lập bất cứ guồng máy hành chánh nào trên vùng đất nầy. Thứ nhì, theo những thư tịch cổ của Trung Hoa, thì sau khi vương quốc Phù Nam đột nhiên biến mất, không có thư tịch nào nói về vùng đất nầy nữa. Nếu thật sự Chân Lạp đã sáp nhập vùng đất nầy vào lãnh địa của vương quốc mình thì chắc chắn các sứ thần phải nói trong các tài liệu của họ. Thứ ba, mãi đến thế kỷ thứ XIII, khi Châu Đạt Quan đi ngang qua vùng nầy, thì cả một vùng Thủy Chân Lạp bao la bạt ngàn vẫn còn là một hoang địa mênh mông, chỉ toàn là thú rừng chứ không thấy bóng dáng con người, cho đến khi đoàn thuyền của ông đã đi sâu vào vùng Bassac Thượng(19), mới có lác đác lưa thưa một vài xóm nghèo. Và tình trạng vô chủ nầy kéo dài đến thế kỷ thứ XVII, khi công nữ Ngọc Vạn về làm hoàng hậu cho vua Chei Chetta II, thì lưu dân Việt Nam mới bắt đầu xuôi Nam lập nghiệp ngày càng nhiều, và theo chân những người Việt Nam nầy, người Khmer ở các vùng Kratié, Svay Riêng, Nam Vang, và La Bích mới bắt đầu phiêu lưu xuống vùng Thủy Chân Lạp để mong tìm cuộc sống mới.

Như vậy, nếu xét theo quốc tế công pháp, sự hình thành của một quốc gia về phương diện pháp lý phải dựa trên ba yếu tố, gồm lãnh thổ, dân cư và chánh quyền, thì vương quốc Chân Lạp không có được một, chứ đừng nói đến việc hội đủ ba yếu tố trên. Nếu cho rằng sự việc vương quốc Chân Lạp đã từng tiêu diệt vương quốc Phù Nam là đúng đi nữa, nhưng sau khi thôn tính Phù Nam người Chân Lạp chưa từng thiết lập được bất cứ bộ máy hành chánh nào trên vùng đất nầy, rồi đất đai bị bỏ hoang, cho đến thế kỷ thứ XVII, trước sức lớn mạnh và phát triển dân số của xứ Đàng Trong, thì việc đi khẩn hoang của người Nam là điều tất nhiên. Mà kỳ thật, khi người Nam mở cõi về phương Nam, nhất là về vùng Thủy Chân Lạp, cha anh chúng ta ít khi gặp sự gì rắc rối từ phía chánh quyền của vương quốc Chân Lạp. Ngược lại, để tự tồn và để củng cố vương quyền không mất về tay người Xiêm La, chính các vị vua người Chân Lạp đã tuần tự đem dâng hiến những hoang địa trong vùng Thủy Chân Lạp cho vương triều nhà Nguyễn để được sự hỗ trợ, hoặc để đền ơn đáp nghĩa cho sự giúp đỡ của các chúa Nguyễn. Còn nói về dân cư trên vùng Thủy Chân Lạp thì Cam Bốt chưa từng đưa ra được bất cứ tài liệu lịch sử của cộng đồng dân cư người Khmer đã từng trú ngụ tại các vùng đất nầy trước khi có những lưu dân người Việt đến đây. Kỳ thật, đây là bản địa của một số bộ tộc như Stiêng, Mạ, Cơ Ho, và Chu Ru(20). Những bộ tộc bản địa nầy sinh sống rải rác trên các vùng cao nguyên cuối dãy Trường Sơn theo lối săn bắn, hái quả, và du canh.
Họ chỉ sống hợp quần thành từng bộ lạc, chứ chưa từng lập thành một vương quốc. Đến khi người Việt xuôi Nam khai khẩn đất hoang, chưa chắc đã có người Khmer sinh sống tại đây, vì người Khmer vốn quen sống tại các vùng cao chứ không thích hợp với những vùng sình lầy của xứ Thủy Chân Lạp. Bên cạnh đó, các di chỉ khảo cổ cho thấy không có dấu vết của người Khmer sinh sống trong vùng Thủy Chân Lạp trước đây. Như vậy, những người Khmer mà chúng ta thấy ngày nay tại các vùng Trà Vinh, Sóc Trăng và Châu Đốc... chỉ là những người Khmer xiêu tán sau các cuộc chiến tranh giữa vương quốc của họ với Xiêm La. Sau những cuộc chiến tranh, họ phải chạy thật xa, hoặc rút sâu vào những giồng đất cô lập dưới miền duyên hải để tránh nạn bị bắt làm nô lệ cho quân Xiêm La. Hoặc là những người Khmer phiêu lưu, hoặc những người đang sống ngoài vòng pháp luật, theo chân người Việt đi tìm đất sống. Qua các tài liệu của các giáo sĩ, chúng ta thấy nạn săn bắt nô lệ đã thường xuyên xảy ra trên vùng đất nầy.
Những kẻ đi săn bắt nô lệ thường men theo các nhánh sông Đồng Nai hay Cửu Long, hoặc đi vào các thung lũng để tìm dân xiêu tán sau cuộc chiến. Các giáo sĩ người Pháp đã nói đến thung lũng sông Bla như là một trung tâm mua bán nô lệ của người Sédang và người Lào. Tại đây có một lãnh tụ người Bana nổi tiếng về việc buôn bán nô lệ, y cho lùng bắt người Khmer và luôn cả người Việt để đem đi bán tại các chợ bên Lào. Chính Lê Quí Đôn cũng đã ghi lại trong Phủ Biên Tạp Lục về việc mua bán nô lệ: “Chính giống mọi giá 20 quan, còn những người da hơi trắng chỉ mua giá 10 quan.” Điều nầy cũng cho chúng ta thấy rõ, mãi đến thế kỷ thứ XVII, vùng Thủy Chân Lạp vẫn còn là một hoang địa vô chủ, ai muốn làm gì thì làm. Người Khmer không phải là dân bản địa trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và Đồng Nai, và để tránh nạn lùng bắt nô lệ, người Khmer tại vùng nầy nếu có, chỉ là những người mới đến sau nầy, có thể họ theo chân người Việt quần tụ về đây trên các giồng đất cao. Người Việt và cả người Hoa đã đến quần cư trên vùng đất nầy, mạnh ai nấy sống, sắc dân nào đông nhất và mạnh nhất xác lập được chủ quyền thống trị và biến vùng đất nầy thành lãnh thổ của đất nước mình. Như vậy, rõ ràng tại vùng Thủy Chân Lạp, chưa từng có vương quốc nào xâm lăng vương quốc nào. Còn nói về mặt chánh quyền, cho dù thật sự Chân Lạp có tiêu diệt được vương quốc Phù Nam đi nữa, nhưng vương quốc Chân lạp chưa bao giờ đặt chân lên vùng đất nầy để thiết lập bộ máy hành chánh tại đây. Ngược lại, về phía xứ Đàng Trong, chỉ 3 năm sau ngày công nữ Ngọc Vạn về làm hoàng hậu xứ Chân Lạp, chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên đã cho thiết lập hai trạm thu thuế và hai đồn quân bảo vệ an ninh trật tự trong vùng.

Đến năm 1698, chúa Nguyễn chính thức sai quan Chưởng Cơ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược và thiết lập bộ máy hành chánh đầu tiên trên đất Nông Nại. Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam, đặt phủ Gia Định, chia đất Đông Phố, lấy xứ Đồng Nai đặt làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, lấy xứ Prei Nokor dựng dinh Phiên Trấn, mỗi dinh đều đặt chức quan lưu thủ, cai bạ và ký lục cai trị. Lại cắt cử các cơ đội thuyền thủy binh và bộ binh canh giữ an ninh trật tự cho cư dân trong vùng. Lúc nầy vùng Gia Định đã có 40 ngàn hộ gia đình, với khoảng 200 ngàn người. Sau đó chánh quyền địa phương cho thiết lập và đặt tên thôn, xã, trại, vân vân, và định thuế đinh thuế điền cho hợp lý. 

Theo các thư tịch cổ Trung Hoa và Việt Nam, vương quốc Chân Lạp còn được biết đến với nhiều tên khác nhau như Khmer, Cao Miên, Cát Miệt, Cam Bốt và Kampuchia(21). Ngày nay, sử Cao Miên nhìn nhận các vương triều Phù Nam là tổ tiên của dân tộc Khmer, và lịch sử của vương quốc Phù Nam là giai đoạn đầu của lịch sử Cao Miên. Tuy nhiên, sự thừa nhận nầy mang một ý nghĩa hết sức mâu thuẫn, vì làm sao con cháu Chân Lạp có thể đánh đuổi tổ tiên Phù Nam của chính mình để lập nên một vương quốc mới mang tên “Kambuja”? Kỳ thật tên gọi Chân Lạp là tên mà người Trung Hoa thời nhà Đường đã dùng để gọi nước Cao Miên (Cát Miệt), chứ họ không giải thích về nghĩa lý của cái tên ấy. Sau khi chiếm được vương quốc Phù Nam, các vua Chân Lạp vẫn dùng danh hiệu “Vua Núi” cho hợp với truyền thuyết về núi Tu Di (Meru) theo truyền thống Ấn Độ giáo như chúng ta vẫn còn tìm thấy qua các dấu vết tại đền Angkor Wat. Dầu đã đánh bại Phù Nam và chiếm được toàn bộ lãnh thổ của vương quốc nầy, nhưng trên thực tế việc cai quản cả một vùng lãnh thổ rộng lớn của vương quốc Phù Nam không phải là chuyện dễ, thứ nhất vì người Kambuja đã quen với phong thổ của vùng đất cao và thứ nhì là dân số quá ít nên không thể nào đưa lưu dân đến các vùng đất mới được. Bên cạnh đó người Kambuja chưa có khả năng tổ chức chánh quyền và khai thác tài nguyên thiên nhiên trên một qui mô rộng lớn trong vùng đồng bằng trũng thấp với một hệ thống thủy lợi thật tinh vi vào thời đó do người Phù Nam để lại. Sau khi bị Chân Lạp đánh đuổi, vào những thập niên cuối thế kỷ thứ VII đầu thế kỷ thứ VIII, sau gần 200 năm sống âm thầm trên đất Nam Dương, các gia đình quý tộc thân vương của vương quốc Phù Nam đã liên kết với các dòng tộc quí phái địa phương, như các lân bang Mã Lai và những quốc đảo trong vùng để dựng nên triều đại huy hoàng tại đây tên là Sailendra. Mãi đến ngày nay, các giới quí tộc, hoàng gia các quốc đảo như tại Mã Lai và Nam Dương đều có liên hệ huyết thống với hoàng tộc Phù Nam. Riêng tại miền Nam Việt Nam ngày nay, các hoàng thân Phù Nam cũng liên kết lại thành vùng Thủy Chân Lạp để đối đầu với Lục Chân Lạp, nhưng thế lực không đủ mạnh để giành lại những phần đất mà họ đã mất về tay người Chân Lạp trước đây. Về phía vương quốc Chân Lạp, dù không muốn chiếm đóng Thủy Chân Lạp, Lục Chân Lạp luôn thị uy với các chư hầu trong đó có Thủy Chân Lạp, Xiêm, Mã và Lão Qua. Như vậy, mãi cho đến niên hiệu Thần Long đời Đường thì Chân Lạp chia làm 2, miền Tây Bắc là vùng gò núi nên gọi là Lục Chân Lạp hay Thượng Chân Lạp và miền Đông Nam giáp với biển Đông, có nhiều đầm bãi sình lầy nên gọi là Thủy Chân Lạp. 

Từ năm 600 đến năm 611 là những triều vua Mahendravarman và Isanavarman, đều đóng đô tại Angkor Borey. Đến năm 750, vua Jayavarman I mở rộng lãnh thổ, xây dựng thêm đền đài cung điện. Ông cho khai khẩn đất hoang để trồng lúa nước ven bờ sông Cửu Long, từ Nam Lào ra đến tận biển. Lúc nầy thì trung tâm sinh hoạt của vương quốc Chân Lạp không tiếp tục lưu lại tại vùng Angkor Borei nữa mà dời về vùng Tonle Sap(22), dù vương quốc này vẫn dựa trên nông nghiệp lúa nước như 
dân tộc Phù Nam. Tuy nhiên, khi bỏ hoang vùng cảng Óc Eo, trong địa phận tỉnh An Giang ngày nay, vương quốc Chân Lạp đã tự mình chối bỏ một tương lai phồn thịnh với sự giàu mạnh về giao thương trên biển mà bến cảng Óc Eo là trung tâm quan trọng. Bên cạnh đó, khi bỏ hoang vùng Óc Eo, Chân Lạp còn bỏ lỡ một cơ hội bằng vàng về việc khai thác một vùng đất phù sa màu mỡ đang trong tiến trình bồi đắp này. Ngoài ra, khi cố bám vào vùng đất sâu trong nội địa, có lẽ với chủ đích là làm cho vương quốc của mình có phần khác biệt với vương quốc Phù Nam trước đây, đã khiến cho Chân Lạp không tài nào kiểm soát nổi một vùng đất bao la bạt ngàn từ biên giới Miến Điện chạy xuống Malacca, bọc qua Kompong Som, Óc Eo, Bà Rịa.
Chính vì thế mà chỉ một vài thế kỷ sau khi tiêu diệt Phù Nam, vương quốc này đã phải rạn nứt làm đôi. Nên khi nói về nước Chân Lạp các sử gia đời nhà Đường bên Trung Hoa luôn đề cập đến hai phần: Thủy Chân Lạp, bao gồm vùng mà bây giờ là Long Xuyên, Châu Đốc, Láng Linh, và Đồng Tháp Mười, và Lục Chân Lạp và vùng đất cao nằm về phía Bắc của Thủy Chân Lạp. Khoảng năm 706, vương quốc Chân Lạp coi như chỉ còn kiểm soát vùng Lục Chân Lạp, tức là vùng đất phía Bắc của Nam Kỳ bây giờ, còn vùng Thủy Chân Lạp thì hoàn toàn bị bỏ hoang với rừng rậm, muỗi mòng, rắn rít và vô số thú hoang. 

Tuy nhiên, đến cuối thế kỷ thứ VIII đầu thế kỷ thứ IX, khoảng từ năm 780 đến năm 810, gia đình các hoàng thân lưu vong sang Java khi Phù Nam tan rã đã kết hợp lại với nhau để thành lập triều đại Sailendra(23) thuộc vương quốc Srivijaya. Vương triều Sailendra là một trong những vương triều hùng mạnh nhất trên đảo Java trong lịch sử Nam Dương. Họ đem quân sang đánh chiếm Chân Lạp, Champa, và Giao Châu. Chân Lạp rơi vào vòng lệ thuộc vương quốc Srivijaya trong suốt gần hai thế kỷ. Vương triều Sailendra đã dùng sức mạnh quân sự để ép buộc vương quốc Chân Lạp của người Khmer phải thần phục và triều cống Sailendra mỗi năm. Đến đầu thế kỷ thứ IX (năm 802), lợi dụng sự suy thoái của vương triều Sailendra, một vị hoàng tử Chân Lạp tên Jayavarman II, cũng thuộc dòng dõi Phù Nam đang sống lưu vong tại Java, trở về đánh đuổi quân chiếm đóng Srivijaya để thành lập nên vương triều Angkor. Từ năm 802 đến 850, vua Jayavarman II đã mang lại nền độc lập cho Chân Lạp, và tiếp theo sau đó, dưới sự lãnh đạo của vua Jayavarman III (850-877), vương quốc Chân Lạp đã giành lại được độc lập từ tay vương triều Sailendra. Từ đó vương quốc Chân Lạp được đổi tên làm Kampuchia. Vua Jayavarman II là một trong những vị vua tài ba nhất trong lịch sử Chân Lạp, còn có tên là Puskarak, ông đã từng bị bắt trong chiến trận và bị đày sang đảo Java, sau đó ông trốn thoát về Chân Lạp, tổ chức chiến đấu chống lại quân xâm lược từ Java, cũng như quân đội Champa đang xâu xé đất nước Chân Lạp. Ông lên ngôi vào năm 802 và tuyên bố nền độc lập cho vương quốc Kampuchia. Tuy nhiên, các vương triều bên Java vẫn tiếp tục dòm ngó đất nước Chân Lạp, chính vì vậy mà trong suốt 50 trị vì, quốc vương Jayavarman II đã phải 5 lần dời đô. Như vậy, nếu nói về mặt chính thống thì vương quốc Kampuchia chính thức được thành lập vào năm 802, tức là đầu thế kỷ thứ IX, chứ trước đó dù Bhavavarman đã đánh bại vương quốc Phù Nam, nhưng tình hình cả vùng vẫn còn chìm đắm trong hỗn loạn. Mặc dầu vương triều Sailendra bên Java vẫn tiếp tục dòm ngó và tìm cách xâm chiếm vương quốc Kampuchia, nhưng thời nầy Kampuchia may mắn có những vị vua tài ba lỗi lạc, từ vua Jayavarman II (802-850), Jayavarman III (850-877), Indravarman I (877-889), Yaksovarman I (889-900). 

Sau khi quốc vương Jayavarman III băng hà, vì không có con trai nối ngôi nên một người bà con họ mẹ đã lên ngôi lấy hiệu là Indravarman I. Vua Indravarman I là một vị quân vương lỗi lạc, văn võ song toàn. Dưới triều đại Indravarman I, nhà vua đã thống nhất Lục Chân Lạp với Thủy Chân Lạp và đã xây dựng nhiều thành phố lớn khác. Quốc vương Indravarman I là người có công mở rộng bờ cõi của đế quốc Kampuchia. Sau khi quốc vương Indravarman I băng hà, con trai ông lên nối ngôi, lấy hiệu là Yaksovarman I (889-900). Dưới triều vua Yaksovarman I, ông đã dời kinh đô từ Hari Hara Ley đến Yaso Tha Bura trên cao nguyên Bakheng. Vào thời điểm nầy chính nhà vua Yaksovarman đã dùng những tù binh bắt được trong chiến tranh với các xứ Xiêm và Lào để khởi công xây dựng nhiều kiến trúc vĩ đại, trong đó có Angkor Wat(24). Trong suốt thế kỷ thứ X, đế quốc Khmer có 6 vương triều, đó là Hashavarman I từ năm 900 đến 922, Isanavarman từ năm 922 đến năm 928, Jayavarman IV từ năm 928 đến năm 941, Harshavarman II từ năm 941 đến năm 944, Rajendravarman II từ năm 944 đến năm 968, và vua Jayavarman V từ năm 968 đến năm 1001. Sau khi quốc vương Harshavarman II băng hà, một vị tướng đã gồm thâu toàn thể quyền lực trong tay và lên ngôi tại Angkor Wat, lấy hiệu là Rajendravarman II. Trong suốt 24 năm trị vì ông đã xây thêm nhiều đền đài cung điện, đồng thời ông đã đánh bại quân Chiêm Thành cũng như quân Lão Qua để mở rộng bờ cõi. Sau khi ông băng hà, con trai là Jayavarman V lên nối ngôi. Đến khi Jayavarman V băng hà, toàn thể đế quốc Kampuchia đã rơi vào tình trạng hỗn loạn trong suốt 9 năm dài. Đến năm 1009, Suryavarman I (1002-1050) đã dẹp tan được các lãnh chúa và thống nhất đế quốc Kampuchia. 

Trong suốt những thế kỷ từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ thứ XII, các vương triều Chân Lạp đã liên tục đánh bại quân Xiêm và Chiêm Thành và mở rộng bờ cõi vương quốc. Từ năm 1150 đến năm 1177 vương quốc Chân Lạp đã trở thành một vương quốc bao la hùng mạnh. Phía Bắc giáp với Trung Hoa, phía Nam giáp vịnh Thái Lan bên bờ Đông, bờ Tây giáp Ấn Độ Dương, phía Tây giáp Miến Điện, phía Đông giáp Chiêm Thành. Đặc biệt nhất là dưới triều vua Suryavarman II (1113-1150). Nhà vua là một võ tướng tài ba đã từng xung trận ngang ngửa với quân Trung Hoa và quân Đại Việt. Ông cũng đã từng đánh bại quân Chiêm Thành, Xiêm La, và Miến Mường. Từ năm 1145 đến 1149, vua Suryavarman của triều đại Angkor đã chiếm đóng một phần lãnh thổ Champa. Vào thời nầy vương triều Angkor đã đạt đến đỉnh cao của nó khi nhà vua cho tiến hành xây dựng khu đền Angkor Wat. Đến năm 1177, quân Chiêm Thành đánh bại Kampuchia và giết vua Tri-Bhuvanadityavarman tại trận, đánh dấu cho sự suy tàn của vương quốc Kampuchia. Quân đội Champa vào chiếm đóng thành Angkor Wat. Đầu thế kỷ thứ XIII, Chân Lạp lại phục hồi và tái chiếm Champa cho mãi đến năm 1220 mới chịu rút lui. Tuy nhiên, chính sự suy tàn của vương quốc Kampuchia vào thế kỷ thứ XIII đã tạo cơ hội quật khởi cho các bộ tộc người Thái nổi dậy giành độc lập. Chính từ ngữ “Thái” theo tiếng Thái có nghĩa là “Tự Do”, không còn nô lệ. Vào thế kỷ thứ 14, một viên quan giữ vườn Thượng Uyển tên là Ta Chay, giết vua rồi soán ngôi. Ta Chay lên ngôi năm 1336, tức vị được 5 năm (1336-1340). Tân vương không tự xem mình là dòng dõi của Thần linh nữa, mà lại gần gũi với dân chúng hơn. Nhà vua không cho xây dựng đền đài cung điện đồ sộ làm hao tốn tiền của dân chúng nữa, mà cho các nhà sư qua Tích Lan và Miến Điện thỉnh kinh về giáo hóa dân chúng. Từ đấy Phật giáo Nguyên Thủy được công nhận là quốc giáo và dùng chữ Nam Phạn (Pali), chứ không dùng chữ Bắc Phạn nữa (Sanskrit). Tuy nhiên, các giáo sĩ Bà La Môn vẫn không bị ngược đãi, mà trái lại, nhà vua còn lưu giữ các vị giáo sĩ này lại trong triều để chăm lo nghi lễ theo truyền thống cổ truyền. 

Nhà vua mới tuyên bố gần gũi với dân chúng hơn nên việc tập trung quyền hành không còn chuyên chế như các triều vua trước nữa. Chính vì vậy mà bắt đầu từ năm 1336, việc đào kinh dẫn thủy nhập điền không còn được đẩy mạnh như trước đây nữa. Ngày trước, ai không thi hành nhiệm vụ đào kinh là bị xử tử, còn bây giờ quan quân địa phương nói không ai nghe nên hệ thống kinh thủy lợi coi như hoang phế. Từ đó nghề nông không còn thịnh vượng như xưa nữa. Ngày trước, với hệ thống thủy điều, người dân Kambuja làm ruộng một năm 2 hay 3 mùa lúa sạ, bây giờ chỉ làm 1 mùa. Thêm vào đó, về phía Đông vương quốc Xiêm La ngày càng một mạnh. Đến năm 1351, quân Xiêm La tiến chiếm thủ đô Angkor, nhưng đến năm 1357 thì Chân 

Lạp tái chiếm được Angkor. Từ năm 1363 đến năm 1373, vua Batom-Rama đã mang lại yên ổn cho vương quốc Chân Lạp, nhưng năm 1373, vua Xiêm là Ramesuen gây cuộc chiến với Chân Lạp kéo dài 50 năm. Ramesuen chiếm được Angkor. Vua Ramesuen bắt 70.000 tù binh, giết vua Chân Lạp, rồi cho con mình là Ento lên làm vua xứ Chân Lạp. Nhưng sau đó một hoàng thân Chân Lạp tên là Chau Ponhea nổi lên đánh phá và giết Ento, rồi lên ngôi vua. Sau khi đánh đuổi quân Xiêm La, Chau Ponhea dời đô về Srei Santhor. Sau khi ông mất, con trai của ông là Ponhea Yat lên nối ngôi lấy hiệu là Soryopor (1432-1467), tiếp tục cuộc chiến với quân Xiêm thêm 20 năm cho đến khi quân Xiêm bị hoàn toàn đuổi ra khỏi lãnh thổ Chân Lạp. Và cũng chính từ đó, đế đô Angkor bị hoang phế cho đến thế kỷ thứ XIX mới được một người Pháp khám phá và được chính quyền thuộc địa Pháp cho trùng tu lại vào đầu thế kỷ thứ XX. Năm 1434, vua Soryopor dời đô đến Chaturmakha, tức thành Nam Vang ngày nay. Nhà vua cho tăng cường phòng thủ và cử sứ giả sang cầu viện với Trung Quốc. Đến khi vua Soryopor mất, hoàng gia tranh giành ngôi báu. Thommo Reachea sang cầu viện Xiêm La và được họ đưa về Nam Vang lên ngôi. Sau đó Thommo Reachea dâng hai tỉnh Korat và Chan Taboun cho Xiêm vương. Sau khi Thommo Reachea mất, hoàng thân Ang Chan từ Xiêm trở về soán ngôi. 

Khoảng những năm 1431 đến 1432, người Thái đã tấn công đế đô Angkor Wat và tàn sát hàng vạn người Khmer. Họ đã giết sạch những ai lọt vào tầm mắt của họ. Sự tàn sát nầy dã man và khủng khiếp đến độ không còn ai sống sót để nhớ lại đã từng có đế đô Angkor Wat. Chính vì thế mà đế đô Angkor Wat đã bị quên lãng trong suốt 500 năm. Đến thế kỷ thứ XIX, một nhà thám hiểm người Pháp tên Henri Mouhot đã tình cờ khám phá ra nó trong lúc đang đi thám hiểm vùng phía Tây Cam Bốt. Năm 1510, vua Xiêm yêu cầu Ang Chan triều cống, nhưng Ang Chan không thuận, quân Xiêm tiến chiếm Angkor, nhưng bị Ang Chan đánh đuổi. Sau đó Ang Chan dời đô về Lovek. Năm 1560, vua Barom Reachea lấy lại các tỉnh Korat và Chantaboun, nhưng năm 1583 quân Xiêm tiến chiếm Battambang, Pursat, Lovek, họ phá tan cung điện và đốt hết sách vở của triều đình Chân Lạp. Trong cuộc chiến tranh 1583, quân Xiêm bắt được người kế thừa hợp pháp của Chân Lạp là Soryopor, nhưng năm 1603 Soryopor được đưa về nước lên ngôi (1603-1618) dưới sự bảo hộ của Xiêm La. Năm 1618, Soryopor mất, con trai là Chey Chetta II (1618-1628), và em trai là Préhoutey làm phó vương tại Prey Nokor. Chey Chetta II cho dời kinh đô về Oudong cho đến năm 1867. Năm 1623, quân Xiêm lại sang đánh Chân Lạp lần nữa bằng hai đạo quân, một đạo tiến đánh Oudong và đạo kia tiến đánh Thủy Chân Lạp, nhưng cả 2 đạo quân Xiêm đều bị đẩy lui. 

Như vậy sau nhiều thế kỷ thành công rực rỡ trong nền văn hóa Ấn Độ giáo, vương triều Khmer đã bắt đầu suy tàn từ thế kỷ thứ XIII. Sự suy tàn của vương quốc Chân Lạp thời bấy giờ cũng kéo theo sự suy tàn của Ấn Giáo để thay vào bằng Phật giáo, vốn đã từng tồn tại song song với Ấn giáo, nhưng đến thời điểm đó Phật giáo đã hoàn toàn thay thế Ấn giáo. Sở dĩ đạo Phật phát triển và nhanh chóng thay thế Ấn giáo vì tôn giáo nầy là một triết thuyết cách mạng xã hội, là thứ tôn giáo phổ cập cho cả nước, chứ không phải là đạo dành riêng cho giới cầm quyền và quí tộc như Bà La Môn. Tính đến thế kỷ thứ XIII, vương triều Chân Lạp đã trải qua nhiều thế kỷ suy yếu và đất đai đã bị mất dần về tay của người Xiêm La, một dân tộc được kết hợp bởi các bộ tộc Thái đã từng bị quân Mông Cổ đánh đuổi khỏi vùng bản địa của họ vào thế kỷ thứ XII. Năm 1401, dưới áp lực nặng nề của người Thái, vua Chân Lạp là Ponhea Yat đã phải dời đô về Phnom Penh. Sau khi nhà vua dời đô về Phnom Penh, đất nước Chân Lạp đã bước sang một trang sử hoàn toàn mới mẻ, chấm dứt hoàn toàn kỷ nguyên Angkor. Cũng kể từ đó, người Chân Lạp không còn dùng chữ Bắc Phạn (Sanskrit) nữa, mà quay sang dùng chữ Nam Phạn (Pali), vì người Thái đã tàn sát hầu hết những người biết tiếng Bắc Phạn. Năm 1528, một lần nữa vua Ông Chân I lại phải dời đô về La Bích (Lovek). Đến năm 1593, quân Xiêm lại tấn công La Bích. Kể từ đó cho đến cuối thế kỷ thứ XVI, người Thái nắm quyền phế lập các vua Khmer.
Những Lưu Dân Người Việt Nam Và Những Can Thiệp Của Các Chúa Nguyễn Vào Nội Tình Chân Lạp

Vùng đất mà bây giờ chúng ta gọi là miền Nam Việt Nam đã từng trực thuộc vương quốc Chân Lạp trên danh nghĩa, nhưng trên thực tế thì vương quốc Chân lạp chưa bao giờ thực sự thiết lập nền hành chánh trên vùng đất nầy, và không có nhiều người Khmer sinh sống trên phần đất nầy. Mãi đến thế kỷ thứ XVII, người ta chỉ thấy có một vào bộ lạc người Mạ, Stiêng, Chu Ru và Cơ Ho... sinh sống rải rác trên một vùng đất hoang vu mênh mông chạy dài từ Lâm Đồng xuống Đồng Nai, và Prei Nokor. Riêng tại vùng mà bây giờ chúng ta gọi là miền Tây, từ các vùng Tầm Bôn(25), Lôi Lạp(26), Méso(27), Longhor(28), Trapeang(29), Bassac(30), Tầm Phong Long(31), và Hà Tiên... hầu như không có người Khmer nào cả. Nếu có, chỉ là một số rất ít người Khmer phiêu lưu, hoặc những tù phạm sống ngoài vòng pháp luật. Có thể họ đến đây vào những thế kỷ thứ X hoặc thứ XI để khai hoang tìm sinh lộ mới cho gia đình mình. Đa số họ sống trên các giồng đất cao ráo, nơi họ cố thể tìm được nguồn nước ngọt dễ dàng. Còn phần nhiều những người Khmer hiện đang cư ngụ tại Trà Vinh, Sóc Trăng và Châu Đốc... chỉ là những người Khmer đã theo gót những lưu dân người Việt khi họ đến khai phá vùng đất nầy. 

Vào đầu thế kỷ thứ XVII, trước sự suy sụp của nhà Hậu Lê, tình hình chính trị tại xứ Đại Việt ngày càng trở nên phức tạp. Từ cái chết của Nguyễn Kim đến sự xuất hiện của Nguyễn Hoàng(32) trên chính trường, đã làm thay đổi hẳn cục diện Đại Việt. 

Nguyễn Hoàng chính là nhân vật lịch sử của Đại Việt đã gầy dựng nên xứ Đàng Trong ngay trong thời điểm Chiêm Thành đang suy yếu và Chân Lạp đang hỗn loạn dưới áp lực của quân Xiêm. Từ năm 1611 đến năm 1653, dưới sức ép tiến về phương Nam của các chúa Nguyễn, vương quốc Chiêm Thành chỉ còn co cụm tại một vùng lãnh thổ nhỏ từ Nha Trang đến Phan Thiết. Trong khi đó, về phía cực Nam, vương quốc Chân Lạp đang phải đối đầu với một địch thủ đáng ngại: Xiêm La. 

Ngay từ thế kỷ thứ XVII đã có nhiều người Việt Nam đến định cư tại hai nơi Đồng Nai và Mô Xoài của xứ Thủy Chân Lạp, tức là các vùng Biên Hòa và Bà Rịa ngày nay. Tuy nhiên, đa số dân xiêu tán thời đó là những người tù biệt xứ hay lưu đày. Vào thời này vua Chey Chetta II không quan tâm mấy về sự hiện diện của đám dân xiêu tán này vì ông đang muốn duy trì một thế lực đối trọng với thế lực hung hãn của người Xiêm La. Đây cũng chính là lý do tại sao ông xin làm rễ của vương triều xứ Đàng Trong. Khi chấp nhận cho dân xiêu tán vùng Thuận Quảng đến Đồng Nai và Mô Xoài định cư, Chey Chetta II có 2 chủ đích rõ ràng: thứ nhất là lấp đi lỗ hỏng không có cư dân khiến cho cả Xiêm lẫn Chàm cứ kéo quân đến vùng này quấy phá, thứ nhì là ông trông mong được sự ủng hộ của triều đình Thuận Hóa. Nhất thời thì Chey Chetta II hưởng được sự yên ổn, tuy nhiên, về lâu về dài thì phải nói phần lợi nghiêng hẳn về phía Việt Nam, vì chỉ sau đó 5 thập niên, cả vùng Nam Kỳ đã biến thành vùng da beo của hai dân tộc Việt và Miên, mà cán cân thế lực nghiêng hẳn về phía Việt Nam. 

Năm 1623, chúa Nguyễn cử một phái bộ đến Oudong để yêu cầu được thiết lập một sở thu thuế(33) tại vùng Prey Nokor. Sau khi được Chey Chetta II chấp thuận cho thiết lập sở thuế, triều đình xứ Đàng Trong đã ra chiếu chỉ khuyến khích dân xiêu tán, dân nghèo, và ngay cả những tù phạm đến định cư tại Prey Nokor. Chey Chetta II mất năm 1628, Ang Saur lên ngôi, nhưng bị sát hại ngay sau đó. Ang Non lên nối ngôi Ang Saur và làm vua xứ Chân Lạp đến năm 1640. Sau khi Ang Non mất, phụ chính Préa Outey cho con mình là Ang Non I lên làm vua (1640-1642). Năm 1642, Nặc Ong Chân (một người con trai của Chey Chetta II và một bà hoàng hậu người Lào) cho bộ hạ giết Préa Outey và Ong Non để soán ngôi và lên làm vua từ 1642 đến 1659. Năm 1658, hai người con của Préa Outey là Ang So và Ang Tan nổi lên đánh lại Ong Chân nhưng thất bại, nên hai người này nhờ bà Thái Hậu Ngọc Vạn cầu cứu với chúa Nguyễn. Chúa sai Phó tướng dinh Trấn Biên là Nguyễn Phước Yến đem quân đi chinh phạt, bắt được Nặc Ong Chân. Năm 1659, Ong Chân qua đời, chúa Nguyễn phong cho Ang So làm vua Chân Lạp, hiệu là Batom Reachea (1660-1672). Thời này lưu dân người Việt đến định cư vùng Đồng Nai và Mô Xoài ngày một đông hơn, đến độ người Khmer đã trở thành thiểu số. 

Năm 1672, Batom Reachea bị cháu của Chey Chetta II là Chey Chetta III sát hại, nhưng ít lâu sau đó Chey Chetta III lại bị người của Batom Reachea giết chết, Ang Chei, tức Nặc Ong Đài lên ngôi (1673-1674), nhưng Ong Đài chẳng những không thân thiện với người Việt, mà còn khiêu khích bằng cách củng cố thành Nam Vang, rồi tiến quân xuống chiếm Prey Nokor. Sau đó Ong Đài cho đắp lũy Mô Xoài. Năm 1674, chúa Nguyễn sai Cai cơ đạo Nha Trang là Nguyễn Dương Lâm làm Thống Binh tiến đánh phá lũy Mô Xoài, rồi tiến chiếm Prey Nokor. Tháng 4 năm 1674, quan quân Việt Nam xua quân chiếm thành Nam Vang. Nặc Ong Đài bị chính triều đình Chân Lạp giết chết. Ang Tan cũng bị bệnh mà chết, quyền hành giao lại cho Nặc Ong Nộn, đóng ở Oudong. Cuối năm 1674, em của Ong Đài là Ang Saur (Nặc Ong Thu), đánh đuổi quân đội Việt Nam, Nặc Nộn bỏ chạy sang Prey Nokor. Nặc Ong Thu lên ngôi, cầu phong với chúa Nguyễn và lấy hiệu là Chey Chetta IV. Đồng thời, chúa Nguyễn phong cho Nặc Ong Nộn làm nhị vương, đóng đô ở Prey Nokor. Cũng kể từ đó Nặc Thu lúc nào cũng phải tìm cách chống lại âm mưu của Nặc Nộn ở Prey Nokor. Năm 1679, Nặc Nộn kéo quân về Nam Vang đánh Nặc Thu, nhưng bị Nặc Thu và quân Xiêm đuổi trở lại Prey Nokor. Năm 1682, Nặc Nộn dùng một đạo quân có người Chàm và bất thình lình đánh Nặc Thu, nên Nặc Thu phải bỏ hai vùng Bassac và Trapeang. 

Trong khi tình hình chính trị tại Nam Vang đang rối ren thì một biến cố khác xảy đến. Tháng giêng năm 1679, Tổng binh Long Môn là Dương Ngạn Địch cùng Phó tướng Hoàng Tiến, và Tổng binh Cao Lôi Liêm(34) là Trần Thượng Xuyên cùng phó tướng Trần An Bình đem 50 chiến thuyền và trên 3.000 quyến thuộc đến Đà Nẳng, được chúa Nguyễn cho vào Nam khai khẩn đất hoang. Dương Ngạn Địch theo hai cửa Tiểu và Đại vào Mỹ Tho lập Mỹ Tho Đại Phố, trong khi Trần Thượng Xuyên vào cửa Cần Giờ lên xứ Đồng Nai lập nên Cù Lao Phố hay Đại Phố Châu. Đây là một trong những giai đoạn hết sức quan trọng trong lịch sử Nam Tiến của dân tộc Việt Nam. Chính nhóm di thần “Bài Thanh Phục Minh” đã góp phần không nhỏ trong việc hoàn tất công cuộc Nam Tiến và khẩn hoang của dân tộc Việt Nam chúng ta. Tại vùng Cù Lao Đông Phố thì có tướng Trần Thượng Xuyên và con trai là Trần Đại Định; tại vùng Đại Phố Mỹ Tho thì có tướng Dương Ngạn Địch; và tại vùng Hà Tiên thì có Mạc Cửu. Nhóm ở Hà Tiên của Mạc Cửu và nhóm ở Biên Hòa của Trần Thượng Xuyên tập trung vào thương mãi, trong khi nhóm của tướng Dương Ngạn Địch lại tập trung vào nông nghiệp. Chính nhóm của Dương Ngạn Địch đã khai khẩn và canh tác, biến vùng nầy thành trù phú nên chúa Nguyễn cho lập ra 9 trại thuế, mở đầu cho việc thành lập Đạo Trường Đồn về sau nầy. Riêng nhóm của Trần Thượng Xuyên tại vùng Đông Phố, dầu sau năm 1776, đã nhiều lần bị quân Tây Sơn đánh phá, nhưng họ vẫn không thối chí, ngược lại, họ lùi dần về vùng “Đê Ngạn”(35) để tiếp tục xây dựng và phát triển khu phố của người Minh Hương. Đến khoảng đầu thế kỷ thứ XX, thì vùng “Đê Ngạn” được xem như là trung tâm thương mại và kinh tế lớn nhất của miền Nam. 

Năm 1689, phó tướng Hoàng Tiến nổi lên giết chủ tướng Dương Ngạn Địch, nhưng sau đó Hoàng Tiến bị Mai Vạn Long giết chết. Mai Vạn Long đem binh sĩ Long Môn về dưới trướng của Trần Thượng Xuyên. Cùng năm ấy, vua Miên là Nặc Thu tiếp tục xây thành đắp lũy ở Gò Bích, Câu Nam, Nam Vang và Long Úc, cũng như giăng xích sắt chắn ngang dòng Cửu Long. Trần Thượng Xuyên vâng lệnh chúa Nguyễn cử Mai Vạn Long làm tiên phong tiến đánh Nặc Thu và chiếm Gò Bích, Câu Nam, Nam Vang. Nặc Thu phải lui về cố thủ Long Úc. Tuy nhiên, sau đó cả Mai Vạn Long và Thống binh Nguyễn hữu Hào đều bị hối lộ và mỹ nhân kế của Nặc Thu nên không chịu tiếp tục tiến đánh thành Long Úc. Chúa Nguyễn bèn giáng chức Mai vạn Long và Nguyễn hữu Hào xuống làm thứ dân. Tuy cuộc tiến đánh Cao Miên năm 1689 không hoàn toàn thành công, nhưng ít nhất Nặc Thu cũng chịu thần phục và triều cống hằng năm. Và quan trọng hơn hết là Nặc Thu không còn nghĩ đến việc lấy lại những phần đất đã mất ở Nam Kỳ. Kể từ đó người Việt càng ngày càng đến định cư ở các vùng Trấn Biên và Phiên Trấn càng đông. Chúa Nguyễn bèn đem 2 trấn ấy ra chia làm nhiều khu vực và đặt quan cai trị một cách chính thức. Riêng phần Nặc Ong Nộn thì được Nặc Thu cho về Cao Miên và sống ở vùng Srei Santhôr rồi mất năm 1691. 

Các Vùng Đất Thủy Chân Lạp Lần Lượt Rơi Vào Tay Xứ Đàng Trong: 

Năm 1698, một viên quan Cao Miên tên Êm chạy sang cầu viện chúa Nguyễn, xin chúa giúp quân đánh Nặc Thu, và hứa sẽ dâng các đất Sài Gòn, Biên Hòa và Bà Rịa cho xứ Đàng Trong. Nhân cơ hội này chúa Nguyễn cho quân đưa Êm sang đánh Cao Miên rồi chiếm luôn các vùng này và đặt quan lại ở lại cai trị cũng như cho dân chúng di cư đến đây định cư. Cùng năm ấy, chúa Nguyễn sai Thống suất Nguyễn hữu Cảnh vào Nam làm kinh lược. Nguyễn hữu Cảnh bắt đầu chia đất Đông Phố, lấy đất Nông Nại(36) đặt làm huyện Phước Long, lập Dinh Trấn Biên, tức vùng Biên Hòa ngày nay. Sau đó lấy xứ Prey Nokor đặt làm huyện Tân Bình. Về phía Nam huyện Tân Bình lập Dinh Phiên Trấn, tức Gia Định ngày nay. Mỗi dinh đều đặt chức quan Lưu Thủ, Cai Bạ, và Ký Lục cai trị. Quân đội thì chia làm cơ, đội, thuyền, tinh binh và thuộc binh mộ tại địa phương. Đặt phủ Gia Định trông coi 2 dinh Trấn Biên và Phiên Trấn. Theo thống kê thời đó, 2 dinh Trấn Biên và Phiên Trấn rộng trên 1.000 dặm và có trên 40.000 cư dân. Chúa Nguyễn lại sai mộ thêm lưu dân từ Bố Chính đến Phú Yên vào định cư. Lúc này người Hoa ở Trấn Biên và Phiên Trấn có trên 10.000 người. Tuy nhiên, người Khmer thì chưa đến 5.000. 

Tháng 7, năm 1699, Nặc Thu lại xây thành đắp lũy Bích Đôi, Nam Vang và Cầu Nam. Vì quân Cao Miên đóng tại các lũy này luôn cướp phá dân buôn, nên chúa Nguyễn sai Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh làm Thống suất, hợp với quân Long Môn do Trần Thượng Xuyên chỉ huy đang đóng tại Vĩnh Long, tiến đánh Cao Miên. Quân Cao Miên tan rã một cách dễ dàng. Nặc Thu đầu hàng. Sau đó Nguyễn hữu Cảnh rút về nước và mất tại cù lao Ông Chưởng. Năm 1708, Nặc Yêm, một vị vua Miên đã bị Nặc Thu truất phế trước đó, hợp cùng 5.000 quân Lào nổi lên chống lại Nặc Thâm (con của Nặc Thu, vừa mới lên ngôi năm 1702). Vì Nặc Yêm được sự hỗ trợ của chúa Nguyễn do Nguyễn Cửu Vân chỉ huy nên Nặc Thâm bị bao vây và sau đó phải trốn sang Xiêm. Nặc Yêm trở về lên ngôi vua tại thành La Bích (1710-1722). Sau đó Nặc Thâm đưa quân Xiêm về đánh La Bích, nhưng Nặc Yêm nhờ sự yểm trợ của quân đội xứ Đàng Trong nên lần nào quân Xiêm cũng bị thua to. 

Trong khi 2 dinh Trấn Biên và Phiên Trấn đã hoàn toàn trực thuộc dưới sự cai trị của xứ Đàng Trong thì Đại Phố Mỹ Tho vẫn còn do các tướng Long Môn (quan quân của Dương Ngạn Địch) cai quản. Tuy vậy, Đại Phố Mỹ Tho thời đó vẫn là nơi dung chứa lưu dân khi 2 dinh Trấn Biên và Phiên Trấn không còn khả năng dung chứa nữa. Chúa Nguyễn cho phép dân chúng tự do lưu trú trong các vùng đất mới này. Người dân thời đó muốn đi đâu ở đâu tùy ý, không có sự kiểm soát gắt gao nào cả. Thời này, dân chúng cư ngụ tại Đại Phố Mỹ Tho không phải chịu quy chế nộp thuế giống như dân 2 dinh Trấn Biên và Phiên Trấn. Chúa cho lập ra 9 kho tại địa phương để dân ở gần kho nào thì đến nạp thuế cho kho trong khu vực ấy. Chín kho ấy là Quy An, Quy Hóa, Cảnh Dương, Thiên Mụ, Quản Thảo, Hoàng Lạp, Tam Lạch, Ba Cảnh, và Tân Thịnh, thường thì kho đặt tại xã nào là mang tên xã đó. Ngày đó, hễ làm nghề nào thì nộp thứ đó: làm cá nộp cá, làm rừng nộp gỗ, làm ruộng nộp lúa, làm rẫy nộp rau quả. Như vậy, dù không công khai cai trị đất Mỹ Tho, chúa Nguyễn cũng đã đặt nền móng chính quyền tại đây một cách bán chính thức qua hình thức nộp thuế tại các kho. Kể từ năm 1700, thế lực của chúa Nguyễn đã liền một dãy từ Thuận Hóa đến tả ngạn sông Tiền. Còn bên kia bờ sông Tiền qua tới Vịnh Thái Lan vẫn còn trực thuộc vương quốc Chân Lạp, với những vùng đất Tầm Bào, Tầm Phong Long và Mang Khảm(37).

Mạc Cửu quê ở phủ Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông, nguyên là một thương buôn, nhưng thấy nhà Minh không thể nào trung hưng được nữa nên khoảng năm 1680 ông bỏ xứ sang lập nghiệp ở vùng Mang Khảm, thuộc Chân Lạp. Mạc Cửu được vua Cao Miên phong cho chức Ốc Nha và hạ chỉ cho đi khai hoang một vùng đất rộng lớn từ Chưm Rum, Linh Quỳnh, Cần Bột, Sài Mạt, Vũng Thơm(38), Phú Quốc, Phương Thành, Hà Tiên, Rạch Giá, Cà Mau, Bạc Liêu, Trấn Giang(39). Sau đó ít lâu, vùng Mang Khảm trở nên phồn thịnh, phố sá ở Hà Tiên mọc lên san sát. 7 thôn đã được thành lập gồm Phú Quốc, Cần Bột, Hà Tiên, Rạch Giá, Luống Cày, Hương Úc, và Cà Mau. Tuy nhiên, đến năm 1687, quân Xiêm tiến vào đánh phá Hà Tiên và bắt Mạc Cửu đưa về Vọng Các. Đến năm 1700, Mạc Cửu trốn về được Hà Tiên. Nhận thấy thế lực của Miên vương quá yếu, không thể giúp ông bảo vệ được Hà Tiên nên Mạc Cửu quyết định đem toàn vùng Mang Khảm về quy thuận với chúa Nguyễn. Năm 1708, Mạc Cửu cùng bộ tướng của mình là Trương Cầu và Lý Xá đến ra mắt và xin thần phục chúa Nguyễn và được chúa phong làm Tổng binh trấn nhậm đất Hà Tiên. Như vậy kể từ năm 1708 đất Hà Tiên chính thức phụ thuộc vào xứ Đàng Trong. Tháng 2 năm 1715, quân Xiêm La lại chia làm 2 mặt, thủy quân tiến đánh Hà Tiên và bộ binh tiến đánh Oudong. Mặc Cửu rút về Long Kỳ cố thủ. Đến năm 1718, sau khi quân Xiêm rút lui, Mạc Cửu lại kéo quân về tái thiết Hà Tiên. Kể từ đó về sau này Hà Tiên ngày một thêm thịnh vượng hơn. 

Đến năm 1720, ngoại trừ vùng Tầm Bào, Trapeang, Bassac, và Tầm Phong Long, tức là các vùng Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc và một phần của Cần Thơ ra, còn thì đa số những phần đất khác đã nội thuộc vào xứ Đàng Trong. Năm 1731, một người Lào tên Sá Tốt đứng lên chiêu mộ dân Chân Lạp nổi lên chống lại xứ Đàng Trong. Sá Tốt giết hại nhiều người Việt ở vùng Banam rồi kéo quân xuống quấy phá Gia Định. Chúa Nguyễn cử Trương Phước Vinh giữ chức Điều Khiển, trông coi hết việc quân ở phủ Gia Định. lại sai Trần Đại Định giữ chức Thống Binh tiến đánh tiền quân của Sá Tốt tại Phù Viên. Trương Phước Vĩnh sai Cai đội Nguyễn cửu Triêm tiến đánh Vũng Gù. Sá Tốt đại bại phải bỏ trốn vào rừng sâu.
Cha con vua Chân Lạp là Nặc Yêm và Nặc Tha quá sợ, dâng biểu tạ tội và xin hành quân tiêu diệt giặc Sá Tốt. Sau khi dẹp yên giặc Sá Tốt, chúa Nguyễn ép vua Miên là Nặc Tha phải nhường vùng đất Meso và Tầm Bào cho xứ Đàng Trong, vì trên thực tế thì những vùng này người Việt đã đến định cư từ lâu, nhưng về mặt pháp lý, nó vẫn còn trực thuộc vương quốc Chân Lạp. Sau khi thu nhận vùng đất Tầm Bào, chúa cho đặt châu Định Viễn và lập dinh Long Hồ, còn vùng Meso thì chúa vẫn cho trực thuộc vùng Đại Phố Mỹ Tho. Tuy nhiên, mãi đến năm 1772 mới chính thức đặt chính quyền trên những vùng đất này. Ngay sau khi được sáp nhập vào xứ Đàng Trong, 2 xứ Tầm Bào và Meso đã chứng tỏ là 2 nơi rất quan trọng của toàn vùng. Đất Tầm Bào được đặt tên là dinh Long Hồ(40) là những đồn binh quan trọng bật nhất, chịu trách nhiệm quân sự cho cả một vùng đất bao la chạy dài từ Hà Tiên, An Giang, và ngay cả Trấn Tây Thành(41).

Năm 1736, Nặc Yêm mất, Nặc Tha lên ngôi vua. Lúc ấy Nặc Thâm từ Xiêm La kéo quân về Nam Vang, nhưng Nặc Tha không cho về, nên Nặc Thâm phải đồn trú ở Angkor. Về sau con của Nặc Thâm là Yêm Chăn, lúc ấy đang ở dưới trướng của Nặc Tha, nổi lên chống đánh Nặc Tha tại các vùng Lô Việt và Cầu Nam. Nặc Tha phải bỏ chạy xuống Gia Định. Sau khi chiếm được Nam Vang, bọn Yêm Chăn rước Nặc Thâm về Nam Vang lên ngôi vua. Năm 1737, Nặc Thâm cầu phong với xứ Đàng Trong và được chúa Nguyễn công nhận. Năm 1747, Nặc Thâm qua đời, con là Nặc Đôn lên ngôi lấy hiệu là Thommo Reachea III, nhưng bị con thứ 4 của Nặc Thâm tên là Ang Hing sát hại. Tuy nhiên, triều thần trong đó có bọn Chiên Hậu và Châu Thùy Yết không phục Ang Hing, mà lại lập Ang Tong lên ngôi (1747-1749).

Năm 1748, có một người Miên tên Sô Liên Tốc nổi lên đánh cướp Mỹ Tho, chúa Nguyễn sai quan Điều Khiển Nguyễn hữu Doãn tiến đánh Sô Liên Tốc. Sau khi dẹp xong Sô Liên Tốc, Nguyễn hữu Doãn kéo quân tiến thẳng vào Nam Vang, đánh bại quân Châu Thùy Yết, Ang Tong chạy sang cầu cứu với Xiêm La. Chúa Nguyễn sai đưa Nặc Tha về Cao Miên và đóng trong thành La Bích. Tuy nhiên, trên thực tế, quyền hành cai trị đều trong tay các quan quân Việt Nam. Năm 1749, một viên quan Ốc Nha tên Cao La Hâm nổi lên đánh đuổi quân Việt Nam, vì không phòng bị nên quân Việt Nam và Nặc Tha phải bỏ chạy về Gia Định. Cao La Hâm tôn một người con của Thomma Reachea III tên là Angk Snguon lên ngôi vua, lấy hiệu là Chey Chetta V (1749-1755).

Năm 1692, sau khi vua Chiêm là Bà Tranh bị quân ta đánh bại, tàn quân và một số dân Chiêm chạy sang Cao Miên, được Nặc Thu thâu nhận cho ở gần Lovek. Sau đó, những người Côn Man này bị vua Miên là Nặc Nguyên bạc đãi và sát hại, nên tháng 11, năm 1753, chúa Nguyễn sai Cai Đội Thiện Chính làm Thống Suất, Ký Lục Nguyễn Cư Trinh làm Tham Mưu, điều khiển binh lính 5 dinh Bình Khương, Bình Thuận, Trấn Biên, Phiên Trấn và Long Hồ sang đánh Chân Lạp. Năm 1754, quân ta chia làm 2 đạo, Cai đội Thiện Chính theo đường Mỹ Tho đánh qua vùng đất Tầm Phong Long, Tham Mưu Nguyễn Cư Trinh từ sông Bát Đông(42) đánh lên đất Lục Chân Lạp. Quân ta đánh đến đâu quân Chân Lạp tan rã đến đó. Chẳng bao lâu sau đó, hai đạo quân ta hợp lại nhau ở Lô Yêm trên sông Tiền Giang. Quân Miên hoảng sợ nên tự động rút bỏ các vùng Tầm Bôn và Lôi Lạp (nay là Tân An và Gò Công). Năm 1755, Cai đội Thiện Chính rút quân về đóng ở Mỹ Tho và ra lệnh cho người Côn Man phải rời khỏi Katum (nằm về phía Tây Bắc Tây Ninh ngày nay) để rút về Bình Thạnh(43). Tuy nhiên trên đường rút về Gò Vấp, người Côn Man bị Chân Lạp chận đánh úp. Chúa bèn triệu Cai Đội Thiện Chính về triều và giáng xuống làm Cai cơ.
Sau đó chúa Nguyễn sai Cai Đội Trương Phước Du vào Nam thay cho Thiện Chính. Quân ta dưới sự thống suất của Trương Phúc Du đã tiến quân ào ạt qua đánh chiếm các thành Cầu Nam và Nam Vang. Nặc Nguyên phải bỏ thành chạy sang Hà Tiên và nhờ Mạc Thiên Tứ tâu lời tạ tội với chúa Nguyễn bằng cách dâng cho xứ Đàng Trong 2 phủ Tầm Bôn và Lôi Lạp, tức là Tân An và Gò Công ngày nay. Ban đầu chúa không thuận, nhưng sau đó nhờ lời khuyên can của Tham mưu Nguyễn Cư Trinh nên chúa thuận tình thu nhận 2 phủ Tầm Bôn và Lôi Lạp. Theo Nguyễn Cư Trinh thì trước kia sở dĩ xứ Đàng Trong phải dụng binh chẳng qua là để giết bọn cừ khôi và mở mang đất đai. Nay Nặc Nguyên đã biết ăn năn, nạp đất, xin hàng, nếu Nặc Nguyên chịu chạy trốn và quân ta phải truy nó cho đến cùng thì đường sá từ Gia Định đến La Bích xa xôi, không dễ gì mình truy kích nó được. Xứ Đàng Trong mình muốn mở mang đất đai cũng nên lấy 2 phủ này trước để củng cố mặt sau của 2 dinh Trấn Biên và Phiên Trấn. Nay nếu chúa bỏ gần mưu xa, e rằng tình thế cách trở, lại không có sự hỗ trợ của dân chúng, nên dù có chiếm được cũng khó giữ. Trước kia, trước khi mở mang phủ Gia Định, các chúa phải mở đất Hưng Phước, rồi đến đất Đồng Nai, sau cùng mới mở đất Sài Côn và Gia Định. Đó là thượng sách “Tầm ăn dâu.” Hơn nữa, từ Hưng Phước đến Sài Côn chỉ mất 2 ngày đường, trong khi từ Sài Côn đến Tầm Bôn phải mất đến 6 ngày đường, huống là từ Sài Côn đi Nam Vang. Xin chúa thâu nạp 2 phủ Tầm Bôn và Lôi Lạp rồi cho quân dân ta về đó mà khai khẩn cho đến khi yên ổn rồi hẳn tính đến chuyện đánh Nam Vang cũng không muộn. Sau khi chuẩn thuận thâu nhận 2 phủ Tầm Bôn và Lôi Lạp, chúa Nguyễn cho sáp nhập 2 phủ này vào châu Định Viễn. 

Năm 1757, Nặc Nguyên qua đời, người chú họ là Nặc Nhuận lên ngôi. Để lấy lòng chúa Nguyễn, Nặc Nhuận lại dâng 2 phủ Trà Vang và Ba Thắc. Ít lâu sau đó Nặc Nhuận bị rễ là Nặc Hinh giết và cướp ngôi. Con trai Nặc Nhuận là Nặc Tôn bỏ trốn sang Hà Tiên. Cai Đội Trương Phúc Du nhân cơ hội tiến đánh Nam Vang, Nặc Hinh chạy về Tầm Phong Xuy và bị giết tại đây. Bấy giờ tại Hà Tiên, Mạc Thiên Tứ dâng sớ xin chúa phong vương cho Nặc Tôn. Sau khi lên ngôi, Nặc Tôn dâng đất Tầm Phong Long cho xứ Đàng Trong. Vùng đất này gồm cả một vùng bao la bạt ngàn nằm 2 bên bờ sông Hậu, gồm các đạo Châu Đốc(44), Đông Khẩu(45), và các vùng Tầm Đôn và Tầm Xuy(46). Sau khi tiếp nhận vùng đất Tầm Phong Long, chúa cho sáp nhập vùng đất này vào dinh Long Hồ. Để dễ bề cai quản dinh Long Hồ, Trương Phúc Du và Nguyễn Cư Trinh cho dời lỵ sở từ Cái Bè về Tầm Bào(47), lại cho đặt đạo Đông Khẩu ở Sa Đéc, đạo Tân Châu nằm bên bờ sông Tiền, đạo Châu Đốc nằm bên bờ sông Hậu Vì Châu Đốc thời bấy giờ trở nên địa đầu tiếp giáp với Cao Miên nên Trương Phúc Du cho tăng cường thêm quân phòng thủ lấy từ dinh Long Hồ. Sau đó Nặc Tôn lại dâng thêm 5 phủ, đó là các phủ Kampot(48), Kompong Som(49), Chưng Rum(50), Linh Quỳnh, và Bentey Méas(51) để tạ ơn Mạc Thiên Tứ đã dung chứa ông ta trước khi lên ngôi. Mạc Thiên Tứ lại đem tất cả những đất đai vừa thu nạp của Miên vương mà dâng lên chúa Nguyễn. 

Năm 1769, vì căm giận Thiên Tứ đã lôi kéo Nặc Tôn về quy thuận xứ Đàng Trong nên Xiêm vương là Trịnh Quốc Anh ra lệnh cho 2 đạo quân sang đánh Hà Tiên và Nam Vang. Quân Xiêm phá hủy thành Hà Tiên, Cai đội Đức Nghiệp phải đưa Thiên Tứ xuống thuyền tẩu thoát, trong khi các con trai của Thiên Tứ lui quân về các vùng Kiên Giang và Trấn Giang(52) để tiếp tục chiến đấu, nhưng vì quân ít nên phải thảm bại trước quân Xiêm. Hay tin giặc Xiêm đánh Hà Tiên, Lưu Thủ dinh Long Hồ là Tống Phước Hiệp xuất binh dẹp giặc. Quân ta kéo từ dinh Long Hồ lên Châu Đốc, dồn quân Xiêm lên vùng Thất Sơn. Vì không rõ địa thế nên toàn bộ thủy quân Xiêm bị ta tiêu diệt. Tướng Xiêm là Trần Liên phải trốn về Hà Tiên bằng đường bộ, nhưng bị Cai Đội Đông Khẩu Đạo là Nguyễn hữu Nhân chận đánh và tiêu diệt gần như toàn bộ. Sau khi về đến Hà Tiên, Trần Liên tiếp tục cố thủ thành Hà Tiên. Trong khi đó tại Nam Vang, quân Xiêm tràn tới thì Nặc Tôn và triều thần bỏ chạy nên quân Xiêm đưa Nặc Nộn lên ngôi và ở lại chiếm đóng Nam Vang. 

Năm 1772, chúa Nguyễn sai Chưởng Cơ Nguyễn Cửu Đàm làm Khâm Sai Thống Suất, Cai bộ Quảng Nam Trần Phước Thành làm Tham Tán đem 10.000 quân thủy bộ của 2 dinh Bình Khang và Bình Thuận cùng 30 chiến thuyền vào Gia Định chuẩn bị đánh quân Xiêm ở Chân Lạp. Tháng 6 năm 1772, Nguyễn Cửu Đàm theo đường Tiền Giang, hợp cùng Cai bộ dinh Long Hồ là Nguyễn Khoa Thuyên thống lãnh 3.000 quân và 50 chiến thuyền của đạo Đông Khẩu, theo đường biển đi Kiên Giang. Trong khi đó Lưu Thủ dinh Long Hồ là Tống Phước Hiệp dẫn quân theo đường Hậu Giang đến Châu Đốc để tiếp ứng cho Nguyễn Cửu Đàm và Nguyễn Khoa Thuyên. Quân của Nguyễn Khoa Thuyên không đánh được Hà Tiên nên lui về Kiên Giang rồi nhờ một người Khmer tên Nhẫn Lạch Tối làm tiên phong dẫn đường lên đánh Nam Vang. Quân Xiêm và Nặc Nộn ở Nam Vang thua nên phải bỏ thành mà chạy về Battambong. Quân ta tiếm chiếm thành Nam Vang và La Bích rồi đưa Nặc Tôn trở về nước. Sau trận đánh Nam Vang lần này, chúa Nguyễn quyết giữ lại ở Nam Vang một số quân đội phòng khi quân Xiêm La lại kéo trở qua quấy rối. Kể từ đó xứ Đàng Trong chính thức bảo hộ nước Cao Miên. Tất cả những chiếu chỉ của vua Nặc Tôn đều phải được quan ta duyệt xét trước khi ban hành. 

Năm 1773, Nguyễn Cửu Đàm lui quân về đắp lũy Tân Hòa, thuộc tổng Chánh Mỹ, trong thành Gia Định, dài đến 15 dặm. Sau đó về Mỹ Tho lập Trường Đồn, đặt Cai cơ và Ký lục cai quản. Như vậy tính đến năm 1773, lãnh thổ của xứ Đàng Trong chạy dài đến biên giới Cao Miên và Thái Lan. Tuy nhiên, vì quan quân ta cai trị quá hà khắc bên Miên nên giặc giã nổi lên khắp nơi. Lại nữa, vào năm 1775, khi Nặc Tôn nhường ngôi cho Nặc Vinh(53) thì thế lực của các chúa Nguyễn đã bị suy yếu. 

Chúa Nguyễn Phúc Thuần đã bị quân Tây Sơn truy đuổi quá gắt, nên phải chạy vào Gia Định lẩn trốn. Biết được tin này Nặc Vinh bèn bãi bỏ lệ triều cống xứ Đàng Trong, mà nghiêng hẳn về phía Xiêm La. Năm 1776, chúa Nguyễn Phúc Thuần sai Nguyễn Phúc Ánh đi đánh Chân Lạp, nhưng chưa đánh được Nam Vang thì Nặc Vinh đã sai quân đi đánh chiếm các vùng Long Hồ và Định Tường. Tuy nhiên, quân Cao Miên không giữ 2 phần đất này được lâu. 

Như vậy, tính đến hậu bán thế kỷ thứ XVIII, toàn bộ vùng Nam Kỳ bao la trù phú đã hoàn toàn nội thuộc vào xứ Đàng Trong. Với cuộc hôn nhân giữa Chey Chetta II và nàng công nữ thứ hai của chúa Nguyễn Phúc Nguyên vào năm 1623 đã đưa đến việc thiết lập sở thu thuế của Việt Nam ở Sài Côn. Sau cuộc hôn nhân đó, các chúa Nguyễn đã liên tục gây ảnh hưởng với các triều vua Cao Miên, đồng thời tiến hành kế hoạch “Tầm Ăn Dâu” cùng lúc với sự dâng đất để đền ơn đáp nghĩa của các vua Miên. Bên cạnh đó, những nhóm di thần cũ của nhà Minh, vì không phục Thanh triều đã dong buồm xuôi Nam thần phục xứ Đàng Trong, đã góp phần không nhỏ trong công cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam. Rồi những cuộc dụng binh của Nguyễn Hữu Cảnh năm 1700, của Nguyễn Cửu Vân vào năm 1705, của Nguyễn Cửu Phú và Trần Thượng Xuyên vào năm 1714, của Trương Phúc Vĩnh, Trần Đại Định, và Nguyễn Cửu Triêm vào năm 1732, của Nguyễn Hữu Doãn vào năm 1748, của Nguyễn Thiện Chính và Nguyễn Cư Trinh vào năm 1754, và của Nguyễn Cửu Đàm vào năm 1772... đã ôm trọn vùng đất mà người Phù Nam đã từng thiết lập vương quyền hồi thế kỷ thứ I, rồi Chân Lạp chiếm đóng vào thế kỷ thứ VI; tuy nhiên, Chân Lạp đã không làm được một chuyện cực kỳ quan trọng mà người Việt Nam đã làm: đi đến nơi nào trong vùng Nam Kỳ là lập tức các chúa Nguyễn chánh thức cho thiết lập nền tảng chánh quyền từ Đông Phố, Biên Trấn, Phiên Trấn, đến Đại Phố, Hà Tiên, Tân An, Gò Công, Long Hồ, Cần Thơ (Trấn Giang), An Giang, Châu Đốc, Ba Thắc (tiếng Khmer là Bassac, nay là vùng Sóc Trăng), Bạc Liêu, và Cà Mau. 

Lý Do Khiến Xứ Đàng Trong Không Thể Chiếm Đóng Trấn Tây Thành: 

Đến cuối năm 1757 coi như toàn bộ vùng Thủy Chân Lạp đã rơi vào tay xứ Đàng Trong. Để dễ dàng cho việc kiểm soát cả một vùng đất phương Nam rộng lớn nầy các chúa Nguyễn đã áp dụng chánh sách cư dân triệt để; các viên chức địa phương miền ngoài được lệnh tập hợp tất cả những người vô gia cư, tất cả những ai không có tên trong sổ bộ làng xã để đưa vào vùng đất phương Nam khai khẩn hoang địa. Từ sau 1757, xứ Đàng Trong đã tiến đến vùng trời cuối đất của Thủy Chân Lạp, nên công cuộc khai khẩn hoang địa tại đây bắt đầu rẽ sang hướng tây. Về phía bắc Hà Tiên người Việt bắt đầu khai khẩn các vùng Cần Bột (Kampot) và Kompong Som; trong khi đó về phía bắc vùng Đồng Nai Biên Hòa, người Việt bắt đầu tiến sâu vào vùng Mỏ Vẹt, thuộc Tây Ninh ngày nay. Vào cuối thế kỷ thứ XVIII, sau khi đã khai khẩn thành khoảnh vùng Thủy Chân Lạp thì hàng hàng lớp lớp dân siêu tán người Việt từ miền ngoài vào bắt đầu dòm ngó và tiến dần về phía các vùng đồng bằng Lục Chân Lạp. Rồi sau đó do những khủng hoảng chánh trị trong vương triều Chân Lạp, các vua chúa nhà Nguyễn đã cho quan quân tiến lên Nam Vang thành lập Trấn Tây Thành và cắt cử quan quân cai trị toàn bộ đất Cao Miên ngày nay. Câu hỏi được đặt ra ở đây là những lý do nào đã khiến các vua chúa triều Nguyễn không chiếm đóng vĩnh viễn vùng Trấn Tây Thành(54)? Kỳ thật vùng đồng bằng Cao Miên và châu thổ sông Cửu Long của Việt Nam không cách biệt nhau mấy về các mặt địa chất và địa lý nên các vua chúa nhà Nguyễn lúc nào cũng muốn gom hết toàn bộ lãnh địa Lục Chân Lạp về cho Việt Nam; tuy nhiên, những lý do khách quan đã khiến cho các ngài không thực hiện được ý định nầy. Thứ nhất, vào năm 1834, vua Minh Mạng đã cho quân đội Việt Nam sang chiếm đóng Nam Vang và cắt cử quan Bảo Hộ cai trị vùng đất nầy, nhưng quan quân Việt Nam đã tỏ ra quá hà khắc với người Cao Miên khiến họ căm ghét người Việt nên cuối cùng quan quân Việt Nam đành phải tạm thời rút về, nhưng không bỏ ý định hẹn ngày trở lại chiếm đóng vùng đất nầy lần nữa. Thế nhưng đến khi người Pháp đánh chiếm miền Nam Việt Nam, rồi sau đó tuần tự các miền khác của đất nước Việt Nam lại rơi vào tay quân Pháp nên ý định chiếm đóng Chân Lạp cũng như các cuộc di dân lên Trấn Tây Thành bị khựng lại, vì sau khi đã thiết lập chế độ thuộc địa vào bảo hộ trên toàn bộ Đông Dương người Pháp đã qui định lại biên giới ba nước trên bán đảo nầy; có thể nói đây là nguyên nhân khách quan thứ nhì đã chận đứng sự phát triển về phía tây của dân tộc Việt Nam. 

Miền Nam Dưới Thời Các Vua Nhà Nguyễn: 

Năm 1802, vua Gia Long cho đổi phủ thành trấn. Năm 1808, nhà vua lại chia toàn quốc ra làm 3 khu vực: Bắc Thành (toàn cõi miền Bắc), Kinh Thành (miền Trung và kinh thành Huế), và Gia Định Thành (toàn cõi miền Nam). Lúc đó Gia Định Thành gồm có 5 trấn: Phiên An, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Thanh, và Hà Tiên. Trong suốt thời Gia Long và 12 năm dưới thời Minh Mạng, vùng đất Thủy Chân Lạp được gọi là Trấn Gia Định, và Tả Quân Lê văn Duyệt đã 2 lần làm Tổng Trấn. Đến khi Lê văn Duyệt qua đời vào năm 1832 thì vua Minh Mạng cho bãi bỏ trấn Gia Định và chia Nam Kỳ ra làm 6 tỉnh, đó là các tỉnh Biên Hòa, Gia Định (trước đây là trấn Phiên An), Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, và Hà Tiên, tất cả đều chịu sự cai quản trực tiếp của triều đình Huế. Danh xưng Nam Kỳ Lục Tỉnh có từ đó. Miền Nam lúc còn là Trấn Gia Định dưới thời quan Tả Quân Lê văn Duyệt, dân cư ba tỉnh miền Đông tương đối đông đúc, tuy nhiên, dân cư vùng phía Tây bờ Hậu Giang rất thưa thớt. Dưới thời Gia Long, cư dân Nam Kỳ vẫn chủ yếu đông đúc tại các tỉnh miền Đông và khu Sài Gòn-Gia Định, còn khu vực phía Tây sông Hậu vẫn là người Khmer cư trú trên các giồng đất cao, còn thì toàn là những cánh rừng hoang vu.

Sau khi lên ngôi, Nguyễn Ánh đã khuyến khích tù biệt xứ và tù khổ sai nếu ai chịu đến định cư tại các vùng này sẽ được nhà vua khoan hồng. Đến khoảng thập niên 1810s, đã có rất nhiều lưu dân đến lập nghiệp tại các vùng Nhu Gia thuộc tỉnh Sóc Trăng, Cái Răng thuộc tỉnh Cần Thơ, và các giồng cao ở vùng sông Cái Lớn và Cái Bé. Trịnh Hoài Đức đã mô tả: trước năm 1820, đã có dân cư sống rải rác phía hữu ngạn Hậu Giang dọc theo các vàm rạch từ Châu Đốc ra đến biển, như vùng Năng Gù, Bình Mỹ, vàm rạch Long Xuyên vô Núi Sập, vàm rạch Ô Môn vô vùng mà bây giờ là Thới Lai, Cờ Đỏ. Về phía Sóc Trăng, trên những giồng đất cao có người Khmer trú ngụ, và ngoài cù lao Dung có nhiều người Việt và Hoa chung sống với người Khmer. Vùng bờ sông Cái Lớn và Cái bé thì cư dân đa phần là người Miên. Vùng Ngã Bảy Phụng Hiệp xuống Ngã Năm Vĩnh Quới, Ngã Sáu Phước Long, tới Quản Long, qua Thới Bình bên dòng sông Trèm Trẹm, ra đến Vịnh Thái Lan... là một vùng rừng sậy thấp, nhưng nước ủng quanh năm, và quá nhiều thú dữ nên thời này chưa ai dám về đây khai khẩn. Thời đó từng đàn voi đi tới đi lui ăn sậy tươi, uống nước rạch, và tắm mát trên những dòng rạch chảy ra sông Cái Lớn. Còn vùng “Tứ Giác” Long Xuyên, qua Châu Đốc, Hà Tiên, Rạch Giá là vùng nước ngọt mà ủng phèn, còn về phía biển thì nước mặn quanh năm nên không có cư dân. Đa số đám lưu dân đến đây vào các thời kỳ này chưa dám khẩn rừng làm ruộng, mà họ chỉ làm những nghề tự do như chài lưới, lấy mật ong (ăn ong), hoặc khai thác các nguồn lợi thiên nhiên khác ở rừng tràm, đước và vẹt.

Chính vì thế mà vua Gia Long đã ra chiếu chỉ khuyến khích quân lính sau khi mãn nhiệm nên lưu cư lại các vùng này để khẩn hoang. Nhà vua cho những binh sĩ này nhiều ưu tiên trong vấn đề sở hữu chủ khoảnh đất vừa mới khai khẩn được. Theo người cố cựu vùng Cà Mau, U Minh và Rạch Giá, thì dân vùng U Minh bây giờ đa số có nguồn gốc là quân sĩ của hai phía Tây Sơn và Nguyễn Ánh tản lạc sau cuộc chinh chiến, hoặc giả chán ngán chiến tranh nên bỏ ngũ mà ở lại khẩn rừng. Thời đó Nguyễn Ánh không truy cứu gắt gao đối với những quân nhân đào ngũ này, vì biết rằng họ chính là nguồn nhân lực tiếp tế lương thực và quân trang quân dụng cho binh lính của ông. Mãi đến đến đời Tự Đức, vùng Nam Kỳ, nhất là vùng phía tây sông Hậu vẫn còn quá nhiều hoang địa, nên nhà vua vẫn tiếp tục chính sách khuyến dụ dân chúng về khai khẩn và định cư ở vùng Rạch Giá, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, và U Minh. Bên cạnh đó, vua Tự Đức còn kêu gọi và trợ cấp cho dân các vùng Phan Rang, Phan Rí và Phan Thiết chịu đi về vùng Rạch Giá và U Minh lập nghiệp. Tuy nhiên, công cuộc thành lập đồn điền cũng bị đám cường hào ác bá địa phương chống đối vì bất lợi cho họ. Thế nên vào tháng 7 năm 1854, vua Tự Đức sai Nguyễn Tri Phương vào Nam làm quan Kinh Lược. Sau đó nhà vua đã truyền dụ quan kinh lược Nguyễn Tri Phương phải xét kỹ thế nào rồi tâu lên cho vua rõ. Theo Quốc Triều Chánh Biên, Nguyễn Tri Phương đã tâu: “Đất Nam Kỳ liền với giặc mọi, dân xiêu tán nhiều. Nay mượn điều chiêu mộ để dụ dân về, đốc việc khai khẩn để nuôi dân ăn, thiệt là một cách quan yếu giữ giặc và yên dân đó. Hiện giờ dân mới hồi phục đã thúc thành cơ, đội, được 21 cơ, lập thành làng xóm phỏng chừng 100 làng, chia ra đồn khẩn, thể đã nghiêm, hình đã vững, không đến nỗi ly tán; nhưng tôi xét việc đồn điền vẫn lợi nước lợi dân, mà không lợi cho Tổng, Lý, vậy nên Tổng, Lý đặt điều để phỉnh dân, những người nói bất tiện đó, chẳng qua bị chúng phỉnh mà thôi.”(55) Nghe xong những lời trình tấu của Nguyễn Tri Phương, vua Tự Đức quyết định nghe theo và tiếp tục giao phó cho Nguyễn Tri Phương trong công cuộc chiêu dụ dân xiêu tán vào Nam khẩn hoang lập ấp. 

Miền Nam Dưới Thời Pháp Thuộc: 

Đến khi người Pháp chiếm Nam Kỳ, họ đặt tên cho vùng nầy là Cochinchine. Theo thống kê của chánh quyền thuộc địa Cochinchine vào cuối thế kỷ thứ XIX, dù thời Tự Đức đã có 2 tỉnh An Giang và Hà Tiên, nhưng dân cư không có. Nhiều làng đất đai mênh mông mà không có lấy 10 hộ gia đình, chẳng hạn như hai làng Khánh Lâm và Lâm An ở vùng U Minh, đất đai quá rộng mà không có người ở nên tham biện Rạch Giá cho cắt đất của 2 làng này ra lập thêm một làng mới mang tên Khánh Lâm, ngôi làng này lớn hơn tỉnh Gò Công. Còn làng Sóc Sơn, cách tỉnh lỵ Rạch Giá khoảng 15 cây số chạy dài đến núi Cô Tô, thuộc vùng Thất Sơn. Chính vì vậy mà người Pháp đã cắt các vùng đất Nam Kỳ ra làm nhiều “hạt” nhỏ để dễ bề cai trị. Tại miền Tây, chúng chia tỉnh Định Tường ra làm các tỉnh mới như Mỹ Tho, Gò Công, Cao Lãnh, Tân An, và Mộc Hóa. Vĩnh Long được chia ra làm Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh và Sa Đéc. Vùng Hậu Giang cũng được chia ra làm nhiều hạt mới, như tỉnh An Giang thời Tự Đức được chia ra làm 4 tỉnh là Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ và Sóc Trăng. Trong khi tỉnh Hà Tiên được chia ra làm 3 tỉnh khác là Hà Tiên, Rạch Giá, và Bạc Liêu(56). Theo hiệp ước năm 1874, Nam Kỳ trở thành đất thuộc địa và tình trạng Nam Kỳ Thuộc Địa kéo dài từ năm 1874 đến năm 1945. Người Pháp chìa toàn miền Nam gồm có đô thành Sài Gòn và 21 tỉnh: Biên Hòa, Gia Định, Chợ Lớn, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Tân An, Gò Công, Mỹ Tho, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sa Đéc, Cần Thơ, Long Xuyên, Châu Đốc, Hà Tiên, Rạch Giá, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, và Vũng Tàu. 

Miền Nam Thời Cận Đại: 

Sau khi chiến tranh Việt-Pháp chấm dứt vào năm 1954, Việt Nam bị chia làm 2: miền Bắc theo chế độ Cộng Sản, miền Nam theo chế độ Cộng Hòa. Sau năm 1954, Việt Nam Cộng Hòa có thay đổi địa danh của một số tỉnh và lập theo một số tỉnh mới theo như cầu an ninh lãnh thổ như Bình Long, Phước Long, Phước Thành, Long Khánh, và Phước Tuy ở miền Đông Nam Phần. Tại miền Tây Nam Phần có các tỉnh mới như Hậu Nghĩa, Kiến Phong(57), Kiến Tường(58), và Chương Thiện. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chánh quyền mới xóa bỏ địa danh Sài Gòn-Gia Định để đổi thành Hồ Chí Minh. Riêng các tỉnh tại miền Nam liên tục thay đổi địa giới hành chánh. Ban đầu chánh quyền cho sáp nhập các tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh lại để làm thành tỉnh Cửu Long, nhưng sau đó họ lại tách ra làm 2 tỉnh như cũ. Hiện nay miền Đông Nam Phần có diện tích khoảng 23.545 cây số vuông(59), gồm thành phố Hồ Chí Minh và 6 tỉnh: Bình Dương, Bình Phước(60), Tây Ninh, Đồng Nai(61), và Bà Rịa-Vũng Tàu. Miền Tây Nam Phần có diện tích khoảng 39.717 cây số vuông(62), gồm thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, và Sóc Trăng. 

Thay Lời Kết: 

Như vậy những ai đã từng là chủ nhân của mảnh đất Nam Kỳ Lục Tỉnh này? Phải thật tình mà nói, trong suốt khoảng thời gian gần 10 thế kỷ sau chủ nhân Phù Nam, thì vùng đất này gần như vô chủ. Trước thế kỷ thứ 6, dưới thời vương quốc Phù Nam thì vùng này chỉ là một vùng đất bùn rất thấp, đang được phù sa sông Cửu Long bồi đắp, chưa thể khai khẩn được, nên người Phù Nam chỉ dùng cảng Óc Eo để liên lạc và giao thương với thế giới bên ngoài, còn thủ đô của họ vẫn đặt tại Angkor Borei, cách Óc Eo khoảng trên một trăm cây số về phía Tây Bắc. Đến khi Chân Lạp tiến chiếm Phù Nam thì họ cũng không ngó ngàng gì tới vùng đất này, họ không buồn tiến quân về đây để tiêu diệt tàn quân Phù Nam do vua Sailaraja tiếp tục cai trị Phù Nam gần 50 năm. Mãi đến giữa thế kỷ thứ VII thì người ta không còn nghe nói gì đến một vương quốc mang tên Phù Nam nữa. Vào khoảng thế kỷ thứ XVII khi lưu dân Việt Hoa tràn xuống khẩn hoang thì vùng này vẫn còn là vùng đất hoang vu. Có chăng là một số ít người thuộc các bộ tộc Mạ, Stiêng, Cho Ro, và Cơ Ho, vân vân. Các sử gia người Pháp cũng xác nhận sự kiện thực tế này khi họ làm những cuộc nghiên cứu về dân bản địa vào thập niên 1930s. Như vậy, nếu tính theo công pháp quốc tế ngày nay cũng như theo quan niệm vương quyền ngày xưa thì vùng đất mang tên Thủy Chân Lạp không thể được coi là thuộc chủ quyền vương quốc Chân Lạp, vì một quốc gia muốn được xem là quốc gia phải hội đủ 3 yếu tố: chánh quyền, dân cư, và lãnh thổ. Thế mà mãi đến khi lưu dân Thuận Quảng tiến vào đây, vùng đất này vẫn còn là một hoang địa, không có cư dân, không có chánh quyền sở tại. Vả lại, Cao Miên ngày nay, tức Chân Lạp ngày trước, chưa hề có một chứng từ nào chứng minh được là khu Thủy Chân Lạp đã từng có chính quyền địa phương và dân cư nộp thuế má cho chánh quyền trung ương. Thế giới này đã trải qua biết bao vật đổi sao dời. Đế quốc Mông Cổ một thời chiếm lãnh hơn một phần ba diện tích địa cầu, không lẽ nước Mông Cổ cứ ôm ấp mãi giấc mộng khôi phục lại lãnh thổ đã từng trực thuộc đế quốc của mình, huống là một hoang địa như vùng Thủy Chân Lạp? Lấy tư cách gì mà đám hậu duệ dân tộc của cái nước gọi là Chân Lạp có thể cho rằng vùng này là lãnh thổ của mình? 

Nói tóm lại, giang sơn Việt Nam ngày nay liền một dãy từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau. Nếu nói từ thời cha anh chúng ta lập quốc đến nay thì chúng ta phải kể là dãy đất ấy kéo dài từ phía Nam sông Dương Tử đến mũi Cà Mau, nhưng cả một vùng đất bao là bạt ngàn từ phía Nam sông Dương Tử đến Ải Nam Quan đã trở thành dĩ vãng. Ngày nay vùng đất ấy đã nội thuộc nước Tàu và lịch sử đã sang trang, chúng ta không còn sự lựa chọn nào khác hơn là chấp nhận cái hiện tại của chúng ta. Ai trong chúng ta cũng đều biết lịch sử Việt Nam sau ngày dựng nước là cả một chuỗi dài những ngày đấu tranh giữ nước. Không một người Việt Nam nào muốn để cho mất đi một tấc đất hay ngọn cây cọng cỏ của đất nước, chứ đừng nói chi để mất đi cả một vùng đất từ phía Nam sông Dương Tử đến Ải Nam Quan! Từ các đời vua Hùng, các Lạc hầu, Lạc tướng mãi đến hôm nay, ai trong chúng ta cũng luôn nhớ đến bản tuyên ngôn vô tiền khoáng hậu của Đại tướng Lý Thường Kiệt: 

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư 
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
 Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm 
Nhử đẳng hành khang thủ bại hư!” 

Tuy nhiên, không vì bản tuyên ngôn ấy mà cha anh chúng ta không học hỏi những cái hay cái đẹp của kẻ thù phương Bắc. Đối với người Việt chúng ta thì Đức Khổng Phu Tử bao giờ cũng là “Vạn Tuế Sư Biểu,” và người dân Việt đã đem triết lý Khổng Mạnh hòa quyện vào những phương châm sống và sinh tồn của dân mình. Trong suốt gần năm ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã liên tục bị người anh em lớn mạnh phương Bắc lấn lướt, chính sự lấn lướt ấy đã khiến cho đất nước và dân tộc Việt Nam phải tự tạo cho mình một hướng phát triển để tự tồn. Lẽ dĩ nhiên, trong sự phát triển để tự tồn của dân tộc Việt Nam chúng ta, chúng ta cũng đã tạo ra nhiều hoàn cảnh éo le và thương tâm cho dân tộc Chăm tại miền Trung và những người Khmer trong vùng Thủy Chân Lạp. Đất nước Champa, một thời có tên là Lin Yi(63), đã từng là một vương quốc hùng mạnh với chiều dài lịch sử trên mười lăm thế kỷ (192-1832). Nước Chămpa đã tỏ ra là một đất nước có nền văn hóa cao với những đền tháp còn hiện hữu đến hôm nay.

Dân tộc Chăm đã cùng đấu tranh với các triều đại của Đại Việt như Đinh, Lê, Lý, Trần, Hậu Lê, và Nguyễn để sinh tồn. Đất nước ấy có bờ cõi rộng rãi, có vua, có triều đình, có luật pháp, có chữ viết... nhưng không may cho dân tộc Chăm, nước Champa lại nằm sát nách với Việt Nam, một quốc gia luôn bị sức ép từ phương Bắc, mà phía Đông thì biển, còn phía Tây thì núi, nên Đại Việt không còn con đường nào khác hơn là phát triển về phương Nam. Đây chính là nguyên nhân của những cuộc chiến tranh giữa Đại Việt và Champa, chứ không phải là do sự hiếu chiến của dân tộc Việt hay dân tộc Chăm. Và cũng chính vì thế mà Đại Việt và Champa luôn đối đầu với nhau, mà hễ đối đầu với nhau thì không làm sao tránh khỏi luật “mạnh được yếu thua,” hay “cá lớn nuốt cá bé” như hoàn cảnh của Việt Nam trước anh chàng khổng lồ Trung Quốc. Những người Việt Nam có tâm huyết, có liêm sỉ phải nhìn cho rõ sự kiện lịch sử này để có thể viết lên những trang sử trung thực cho cả Việt Nam lẫn Champa. Chúng ta không chấp nhận luận điệu cho rằng Việt Nam đã cố tình xâm chiếm và tiêu diệt người Chăm. Không, dân tộc Việt Nam không hiếu chiến đến độ như thế. Nếu chúng ta không bị sức ép từ phương Bắc, nếu chúng ta không bị người Trung Hoa cưỡng chiếm đất đai từ phía Nam sông Dương Tử đến Ải Nam Quan thì không cớ gì chúng ta lại phải tràn về phương Nam để lấn chiếm đất đai của Champa và Chân Lạp. Thấy được như vậy chúng ta mới có thể mở rộng vòng tay ra để đón nhận người anh em Champa vào đại gia đình dân tộc của chúng ta, cũng như chúng ta đã làm với những người anh em Khmer đang sống trên phần đất đã từng mang tên Phù Nam xưa vậy. Và chúng ta cũng mong rằng tập thể các dân tộc Chăm và Khmer đang sống trên đất nước hiện mang tên Việt Nam cũng hiểu như chúng ta.
Và qua nhiều sự kiện lịch sử dựng nước và giữ nước của các dân tộc tại vùng Đông Nam Châu Á, chúng ta có thể rút ra cho dân tộc mình một bài học đáng ghi nhớ về sự tồn tại của chính dân tộc mình. Từ thời Việt Nam bị sức ép phương Bắc nên phải tiến về phương Nam, đến sự diệt vong của vương quốc Champa và sự suy yếu của dân tộc Kampuchia... chúng ta thấy rất rõ các yếu tố “văn hóa” và “tổ chức xã hội” đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong sự thành công hay thất bại của một dân tộc. Chính hai yếu tố nầy đã giúp dân tộc Việt Nam bám rể vững chắc vào những vùng đất mới sáp nhập từ các vương quốc Champa và Kampuchia. Chính hai yếu tố nầy đã giúp cho dân tộc Việt Nam biến vùng đất Thủy Chân Lạp hoang vu không một bóng người thành một vùng đất phì nhiêu mầu mỡ, vựa lúa của cả nước với định hình xã hội rõ ràng và vững chắc. 

Chú Thích: 

(1) Khoảng hơn 20 mét, nghĩa là mỗi trượng dài hơn 2 mét. 
(2) Tại vùng Xuân Lộc, thuộc tỉnh Đồng Nai ngày nay. 
(3) Tại vùng Tân Uyên, thuộc tỉnh Biên Hòa. 
(4) Còn có tên là Lâm Ấp hay Hoàn Vương. 
(5) Những đền đài Đế Thiên Đế Thích. 
(6) Bắc Kỳ-Trung Kỳ-Nam Kỳ. 
(7) Đông Bắc tỉnh Kampot, thuộc Cao Miên ngày nay. 
(8) Theo Ngô văn Doanh-Cao xuân Phổ-Trần thị Lý trong “Nghệ Thuật Đông Nam Á”, NXB Lao Động, Hà Nội, 2000, tr. 13-14. 
(9) Ngày nay là các vùng Palembang và Java thuộc Nam Dương. 
(10) Vào thế kỷ thứ VIII, triều đại Sailendra thống trị toàn Java ngày nay. 
(11) Các vị tiểu vương nầy thường là dòng dõi của các vương triều Phù Nam trước đây. 
(12) Bán đảo Malacca nằm ở bờ biển phía tây của Mã Lai. 
(13) Vùng bờ biển Vũng Tàu ngày nay. 
(14) Vùng Chợ Lớn và Sài Gòn ngày nay. 
(15) Vùng hải cảng và cửa biển Óc Eo thời vương quốc Phù Nam vừa mới bị triệt tiêu, có lẽ khoảng thế kỷ thứ VI hoặc thứ VII sau Tây lịch. 
(16) Nay là vùng Hà Tiên. 
(17) Từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ XVII. 
(18) Nay thuộc tỉnh Svayrieng.
(19) Nghĩa là qua khỏi lãnh địa Thủy Chân Lạp, về hướng Lục Chân Lạp.
(20) Những người nầy người Việt hay gọi là “Mọi cà răng căng tai”, họ không phải là người Khmer.
(21) Âm Hán-Việt là Giản Phố Trại.
(22) Tức là vùng Biển Hồ.
(23) Truyền thống các vua Núi của Phù Nam xưa.
(24) Angkor Wat hay Đế Thiên Đế Thích, một trong những công trình kiến trúc vĩ đại nhất tại Đông Nam Á, và là một kỳ quan của thế giới.
(25) Vùng Tân An ngày nay.
(26) Vùng Gò Công ngày nay.
(27) Vùng Mỹ Tho ngày nay.
(28) Vùng Long Hồ ngày nay.
(29) Vùng Trà Vinh ngày nay.
(30) Vùng Sóc Trăng ngày nay.
(31) Các vùng Sa Đéc, Châu Đốc, và Long Xuyên ngày nay.
(32) Nguyễn Hoàng là con trai thứ 2 của Nguyễn Kim.
(33) Bây giờ là khu vực vùng Cầu Kho.
(34) Cao châu, Lôi châu, và Liêm châu thuộc tỉnh Quảng Đông.
(35) Chính là vùng Prei Nokor, mà về sau nầy trở thành vùng Chợ Lớn.
(36) Vùng đất Đồng Nai ngày nay.
(37) Đang do Mạc Cửu khai khẩn.
(38) Nay là tỉnh Kompong Som của Cao Miên.
(39) Nay bao gồm thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang.
(40) Địa phận dinh Long Hồ ngày trước bao gồm các vùng Bến Tre, một phần của Trà Vinh (phủ Tuân Nghĩa), Vĩnh Long, một phần của Sa Đéc (vùng Cái Tàu Hạ) và một phần của Cần Thơ ngày nay.
(41) Nước Cao Miên ngày nay.
(42) Một nhánh của sông Vàm Cỏ.
(43) Nay là vùng Gò Vấp.
(44) Gồm các vùng Châu Đốc và Long Xuyên ngày nay.
(45) Ngày nay là vùng Sa Đéc.
(46) Các vùng thuộc tỉnh Vĩnh Long ngày nay.
(47) Địa phận thuộc thôn Long Hồ, sau này là tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Long.
(48) Phủ Cần Bột thuộc cao Miên ngày nay.
(49) Phủ Vũng Thơm thuộc cao Miên ngày nay.
(50) Vùng đất nằm về phía Nam tỉnh Treang ngày nay.
(51) Phủ Sài Mạt thuộc cao Miên ngày nay.
(52) Nay là các vùng Cần Thơ và Hậu Giang.
(53) Tức Nặc Ong Nộn II, tại vị từ năm 1775 đến năm 1779.
(54) Theo quyển “Cuộc Nam Tiến Của Dân Tộc Việt Nam”, nhiều tác giả, California – USA: Dòng Việt xuất bản, 2005, tr. 78.
(55) Theo Quốc Triều Chánh Biên, Quốc Sử Quán Triều Nguyễn, Huế: NXB Thuận Hóa, 1998, tr. 402-403.
(56) Sau này đến thời đệ nhất Cộng Hòa, tổng Thống Ngô Đình Diệm tách phần đất từ Quản Long ra vịnh Thái Lan để thành lập thêm tỉnh Cà Mau.
(57) Ngày nay là vùng đất Cao Lãnh.
(58) Ngày nay là vùng đất Mộc Hóa.
(59) Khoảng 7,15% diện tích toàn quốc.
(60) Hai tỉnh Bình Long và Phước Long cũ.
(61) Trước kia là vùng đất Biên Hòa.
(62) Khoảng 12% diện tích toàn quốc
(63) Còn gọi là Lâm Ấp hay Hoàn Vương.

Người Long Hồ 
Anaheim ngày 3 tháng 8 năm 2011 
Copyright © 2012 by Ngoc Tran. All rights reserved.

Nhấp vào Links:


9/ Đất Phương Nam I - Cộng Đồng Những Cư Dân Bản Địa Trên Đất Nam Kỳ Xưa
10/Đất Phương Nam I - Vùng Đất Cochinchine Và Công Nữ Ngọc Vạn
11/Đất Phương Nam I - Kas Krobei Hay Prei Nokor Là Sài Gòn?
12/ 
13/Đất Phương Nam I - Đồng Bằng Miền Đông