Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2024

Một Lá Ngô Đồng Rơi - Thơ: Thích Nhất Hạnh - Phổ Nhạc: Võ Tá Hân - Ca Sĩ:Thanh Lan

 
 

Thơ: Thích Nhất Hạnh
Phổ Nhạc: Võ Tá Hân
Ca Sĩ:Thanh Lan

 

Có Một Mùa Chay

 

Có một Mùa Chay rất lạnh lùng
Hồn tôi rét mướt gió mùa đông
Mặc Người bơ vơ trên thập giá
Đôi mắt vương sầu vẫn ngóng trông

Trái tim tôi cằn khô sỏi đá
Suối nước mưa nguồn chẳng cuốn trôi
Như cánh rừng kia chưa thay lá
Chờ cơn gió về góp mùa vui

Có một Mùa Chay rất ngậm ngùi
Cõi lòng hiu hắt chỉ mình tôi
Biết đâu Người cô đơn hoang vắng
Đồi Sọ năm nào chiều chơi vơi

Lòng người đa đoan theo mưa nắng
Miệt mài đuổi bắt những hư danh
Một hôm nhìn lại nhiều cay đắng
Đâu rồi những mối nặng tình thân

Có một Mùa Chay rất ngại ngần
Tôi đi giữa dòng đời, phân vân
Người giang đôi tay ra dìu lối
Trên con đường nhẹ bớt băn khoăn

Bao phen tôi đã giận hờn Chúa
Chối bỏ Ngài, theo bước đi hoang
Người vẫn ân cần yêu trìu mến
Chờ đợi tôi về, tình mênh mang

Rồi một Mùa Chay rất ngọt ngào
Ngỡ ngàng như một giấc chiêm bao
Tôi níu tay Ngài xin tha thứ
Quên đi những ngày buồn hư hao

Từ đây, những Mùa Chay nồng ấm
Tôi chiêm ngắm một Tình đắm say
Đường đời còn nhiều chông gai lắm
Xin Chúa bên mình, vui phúc thay

Edmonton,
Mùa Chay 2015
Kim Loan

Luyện Trong Lửa


Cuộc sống của ta do Chúa ban
Một lòng tín thác thật nồng nàn
Không thờ ngẫu tượng đồ phàm tục
Chẳng cậy lộc vua thứ thế gian
Misach(*) nhất tâm trong thử thách
Abden (*)… một dạ trước hung tàn
Chê ăn, cúi lạy thần người tạo,
Cuộc sống của ta do Chúa ban. (*)

Trích sách tiên tri Daniel 

Thái Huy
3/20/24

Xuân

 
( Ảnh: Tác Giả)

(Thủ Nhất Thanh)

Xuân rực đào mai lấp cảnh tàn
Xuân hồng nắng đẹp lúc mùa sang
Xuân bừng lộc biếc nào lơi trễ
Xuân nở hoa tươi chẳng muộn màng
Xuân chúc an bình câu nói rộn
Xuân cầu thịnh vượng tiếng cười vang
Xuân tràn sức sống cho nhân loại
Xuân gợi niềm tin khó thể bàn

Minh Thuý Thành Nội


Một Đoá Vô Ưu

Thềm hoang lấp lánh ánh quang thiều
Một đóa vô ưu nở diễm kiều
Giọt nắng rơi tan lòng nhẹ nhõm
Tách trà thấm đọng cảnh cô liêu
Câu kinh chợt ngộ bên bờ giác
Tiếng sáo đâu đưa giữa bến chiều
Biêng biếc cánh hoa màu ảo diệu
Hiên nhà cánh gió thoảng phiêu diêu.

 
Lê Mỹ Hoàn
(thơ xướng)


Đông Kinh Nghĩa Thục


Hồi Tiểu Học, còn nhớ " Bài Học Thuộc Lòng " trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư như vầy:


Đông Kinh Nghĩa Thục


Thuở xưa kia có một trường
Đầu công dãn lối chỉ đườg giáo dân
Đông Kinh Nghĩa Thục canh tân
Mở mang Dân Trí đở nâng Dân Lành
Ai là người đã lập thành:
Ngọc Can, Quyền Kế... lưu danh sử vàng
Noi gương nước bạn Phù Tang
Thư hùng một trận Nga Hoàng dửng dưng
Noi gương Âu Mỹ liệt cường
Năm Châu tiến bước trên đường văn minh
Chí mong đắp lũy bồi thành
Chí mong quật khởi đua tranh với đời
Đòi phen đội đá vá trời...

( Khuyết danh )

I - Lược Sử Đông Kinh Nghĩa Thục:

Vào thời kỳ chống thực dân Pháp đầu thế kỷ XX, Đông Kinh Nghĩa Thục ra đời năm 1907. Mục đích công khai là truyền bá tri thức khoa học, phát triển văn hoá dân tộc, cổ động lòng yêu nước.
Sự kiện bắt đầu từ Hệ Tư Tưởng: - Khai dân trí, - Chấn dân khí, - Hậu dân sinh của Ô. Phan Chu Trinh. Tư Tưởng mà Ô. đã tham khảo kinh nghiệm của Khánh Ứng Nghĩa Thục Nhựt Bản. Và các sĩ phu Việt Nam đã khai dụng Tư Tưởng ấy thành lập Đông Kinh nghĩa thục.
Về ý nghĩa tên gọi “Đông Kinh” chính là tên của kinh thành Thăng Long ngày xưa, “Nghĩa Thục” là trường chuyên dạy việc nghĩa.

Vào tháng 3 năm 1907, các sĩ phu yêu nước có cùng chí hướng với Phan Bội Châu như Lương Ngọc Can, Nguyễn Quyền, Lê Đại, Hoàng Tăng Bí, Vũ Hoành v.v... bắt đầu mở Đông Kinh Nghĩa thục, đặt trụ sở tại số 4 ( nhà của cụ Lương Ngọc Can ) và số 10 phố Hàng Đào - Hà Nội.
Trường đặt dưới quyền điều khiển của Ô.Lương Ngọc Can làm Hiệu Trưởng, Ô. Nguyễn Quyền làm Giám học.
Để tránh sự dòm ngó của mật thám Pháp, trường mời thêm Ô. Nguyễn Văn Vĩnh, người được Pháp tin cậy vào ban sáng lập. Trường có một trụ sở chính làm nơi thường trực và chỗ ở cho một số học sinh quá nghèo. Lớp học là các đình, chùa hoặc nhà rộng mượn của tư nhân.
Có bốn ban : Giáo Dục, Cổ Động, Trước Tác, Tài Chánh

A - Ban Giáo Dục:

- Hán văn: Nguyễn Quyền, Dương Bá Trạc, Hoàng Tăng Bí...
- Việt văn, Pháp văn:Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học...
Về tài liệu giáo khoa:
- Hán học, thì học tân thư Trung Quốc, sách của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu.
- Quốc ngữ là các bài tự soạn của các giáo viên, dạy những kiến thức căn bản về đất nước, về lịch sử Việt Nam.

B - Ban Cổ Động, Diễn Thuyết:hai tờ báo Đăng cổ Tùng báo, Đại Việt Tân báo... Các diễn giả: 

Phan Chu Trinh...

C - Ban Trước Tác: 

Để truyền bá tư tưởng đổi mới, trường phát hành nhiều sách giáo khoa như là Tân đính Luân lý Giáo khoa thư, Văn minh Tân học sách, Quốc dân độc bản, Nam quốc địa dư, Cải lương mông học Quốc sử Giáo khoa thư.
Nhờ Đông Kinh Nghĩa Thục mà tiếng Việt hiện đại đã có thêm nhiều từ mới.

D - Ban Tài Chánh:

Trường không thu học phí, giáo viên ban đầu cũng không có lương. Kinh phí trường dựa vào các khoản ủng hộ của các hội viên và những người hảo tâm yêu nước, cũng như các khoản đóng góp tự nguyện của học sinh.
Theo cụ Lê Đại, một hội viên sáng lập của trường, phụ trách Ban Tài chính, "Ấy vậy, có lúc nhà trường đứng ra thu tiền ủng hộ không xuể".
Ban Tài chính còn chịu trách nhiệm mở các tiệm buôn bán và kinh doanh nhằm khuếch trương thực nghiệp, cổ động cải cách kinh doanh, đồng thời tăng thêm nguồn thu cho trường. Sau này kinh phí dồi dào, trường cấp miễn phí giấy bút cho học sinh và trả giáo viên một số lương tượng trưng nhỏ.

II - Mục Đích: Đông Kinh Nghĩa Thục ra đời năm 1907.

Mục đích công khai là truyền bá tri thức khoa học, phát triển văn hoá dân tộc, cổ động lòng yêu nước.
Muốn Phát Triển Văn Hoá thì phải Phổ Cập Giáo Dục, mà muốn Phổ Cập Giáo Dục thì phải dùng chữ Quốc ngữ.
Chữ Quốc Ngữ được ứng dụng từ đời vua Thành Thái năm 1906. Đến năm 1932, vua Bảo Đại ra quyết định dùng chữ quốc ngữ thay hẳn cho chữ Hán.
Trong sách “Văn Minh Tân Học sách”, cuốn sách có tính cương lĩnh của Đông Kinh Nghĩa Thục viết: “Người trong nước đi học nên lấy chữ Quốc Ngữ làm phương tiện đầu tiên để trong một thời gian vài tháng, đàn bà trẻ con đều biết chữ và có thể dùng … Đó thực là bước đầu tiên để mở mang trí khôn vậy.”
Mười năm sau năm 1917, học giả Phạm Quỳnh còn nhận định: chữ Quốc ngữ là công cụ giải phóng trí tuệ người Việt.

Song,Đông Kinh Nghĩa Thục không chỉ là một trường học. Mà thực chất là một phong trào cách mạng yêu nước nhằm mục đích giải phóng xã hội và dân tộc khỏi ách phong kiến và thực dân.
Cao trào yêu nước Đông Kinh Nghĩa Thục chứng tỏ Việt Nam là nước châu Á đầu tiên đi theo con đường Duy tân của Nhựt, tiếp thu văn minh phương Tây, rồi dùng giáo dục để nâng cao dân trí quốc dân, cải cách xã hội, nhằm thực hiện dân giàu nước mạnh.
Cuộc cách mạng Giáo Dục do Đông Kinh Nghĩa Thục tiến hành đã viết nên một trang sáng ngời trong lịch sử Giáo Dục nước ta.

Đông Kinh nghĩa thục thành lập chưa được bao lâu thì sự ảnh hưởng tư tưởng và mô hình Nghĩa Thục đã lan rộng ra nhiều địa phương. Có khoảng 40 trường theo mô hình Đông Kinh Nghĩa Thục.
Đồng thời, Đông Kinh Nghĩa Thục cũng là nơi dạy dỗ rất nhiều sĩ phu yêu nước trong thời kỳ chống Pháp.
Nhưng, tiếc thay muôn vàn. Muôn vàn tiếc thay...
Ban đầu, nhà cằm quyền Pháp cho phép cho Đông Kinh Nghĩa Thục hoạt động hợp pháp.
Về sau họ thấy Đông Kinh Nghĩa Thục là một mối nguy đối với chế độ thuộc địa. Vào tháng 11 năm 1907 trường bị nhà cằm quyền thực dân Pháp buộc phải giải tán, và đầu năm 1908 họ cấm việc hội họp diễn thuyết.
Trường bắt đầu tháng 3 - 1907 đến tháng 11 - 1907 thì bị thực dân đóng cửa...!!

III - Cảm Khái cuả người biên soạn:

Cụ Phan Bội Châu có bài thơ:

Tuyệt Mệnh Thi

Thống khốc giang san dữ quốc dân,
Ngu trung vô kế cực trầm luân.
Thử tâm vị liễu thân tiên liễu,
Tu hướng tuyền đài diện cố nhân.


Thơ Tuyệt Mệnh

Thương khóc non sông với quốc dân,
Tài hèn không giải được trầm luân.
Lòng đây chưa thỏa thân đà chết,
Thẹn mặt suối vàng gặp cố nhân.

NMT dịch

Qua thơ Cụ Phan, ta thấy xót thương Cụ, bao năm bôn ba công lao hãn mã lo cho quốc dân hầu như tan tành thành sương khóí. Ngoài Cụ Phan ra, còn biết bao sĩ phu, anh thư, hào kiệt cũng đã dày công, song:
" Vận khứ anh hùng ẩm hận đa "
Ngưỡng nhìn lên cao: tầng, tầng... mây trắng tản mác ngậm ngùi...
Đồng thời, nơi rừng thiêng núi Nghĩa Lĩnh Đền Hùng cũng lã chã lá rơi... thương xót cho giống nòi mãi chiụ Nạn Nước dài dằng dặc như dòng Cửu Long giang...

Để kết thúc Sử truyện bi tráng, nơi đây xin gửi lời cảm khái:

Đông Kinh Ngiã Thục

Nghĩa Thục Đông Kinh dốc một lòng
Mở mang dân trí cứu Non Sông
Ngặt vì xâm lược tâm không muốn
Khốn nỗi bạo quyền dạ chẳng mong
Khâm phục quý nhân từng hợp lực
Cảm thương chí sĩ đã hoài công
San hà Bắc Thuộc rồi Nô lệ...
Vùng vẫy chẳng ra khổ giống giồng...!!!

Nguyễn Minh Thanh

Viết: - để tưởng niệm công lao của Tiền Nhân:

" Bôn ba vất vả cả đời lo giúp Nước
Tận tụy thiết tha dốc sức chỉ cho Dân"


- để nhớ tg " Bài Học Thuộc Lòng " ghi tên.

Nguyễn Minh Thanh
( GA, Vía Hai Bà 2024 )

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2024

Đôi Mắt Người Sơn Tây - Thơ: Quang Dũng - Nhạc: Phạm Đình Chương -Tiếng Hát: Đình Lộc


Thơ: Quang Dũng
Nhạc: Phạm Đình Chương
Tiếng Hát: Đình Lộc

Nhớ

  

Tôi đứng đây mà nhớ Vĩnh Long
Nhớ con nước lớn chảy xuôi dòng
Nhớ diều no gió khi chiều xuống
Nhớ lục bình trôi lờ lững sông

Kim Phượng

Vắng Em

 

Vắng em trời đất lặng im
Gió như chẳng gió, cây chìm bóng cây
Lưng trời mây cũng ngừng bay
Gió như đi vắng còn ai để chờ
Vắng em còn lại vầng thơ
Nhớ em da diết bao giờ mới thôi
Em làm giông bão không nguôi
Để tim anh mãi rồi bời nhói đau
Anh yêu em đến ngàn sau
Khát khao được sống bên nhau trọn đời...!

Thanh Chau

 

Xuân Hoa Thịnh Đốn

 
 (Ảnh: Nhất Hùng)

Thủ đô nồng ấm đón xuân sang
Lấp lánh ngọn cây nắng sớm lan
Đào thắm hồng đua chen nở rộ
Chim reo mừng tíu tít ca vang
Trên hồ thuyền thả, trôi êm ả
Dưới phố khách du, bước rộn ràng
Vạn vật lại như bừng sức sống
Thiên nhiên cảnh sắc thật huy hoàng


nhất hùng

 

Bản Án(Hoàng Hương Trang ) - A Sentence (Thanh Thanh)



Bản Án

này em, hãy nghe đây bản án
anh mang theo vũ khí tình yêu
bắt giam em trong tim anh vĩnh viễn
xiềng xích em bằng mật ngọt nuông chiều

em đừng hòng có khi nào vượt ngục
anh sẽ cho nghìn sợi nhớ bủa vây em
anh sẽ thả nghìn sợi thương giăng lưới
bắt em về giam chặt suốt ngày đêm

em đừng mơ một ngày nào mãn án
loại tù em là loại án chung thân
phải khổ sai bằng tình yêu say đắm
phải biệt giam trong tim thắm máu hồng

ngục thất chỉ có mặt trời tình yêu
bữa ăn chỉ có một món tình yêu
hơi thở chỉ có dưỡng khí tình yêu
đó là quy chế bắt em phải theo

nếu em hỏi là: em có tội gì?
ai cho anh quyền được bắt em đi?
quyền Thượng Đế cho anh, em nhớ lấy
tên tội đồ làm nát trái tim si

nếu em không chịu tuân theo luật hình
và nếu trái tim anh chưa hồi sinh
thì kiếp sau anh kêu thêm bản án
lại tống giam em trong trái tim mình


Hoàng Hương Trang

***
Bản Dịch:

A Sentence

Darling! Listen to the sentence I am returning.
I am armed with a special weapon: love burning.
I will capture you, forever in my heart confine you,
Chain you, indulge with honeyed words you're due.

Do not expect any time ever to break out of jail.
Miss-you cages will imprison you, without bail.
Thousands of longing-for-you threads I will set
To recapture you, impound you in my casting-net.

Do not dream of a day your judgment will expire.
Your type is life imprisonment, the most dire.
You must suffer penal servitude in affection,
Be closely confined in ardent love as correction.

The only light in your prison is the sun of passion;
The only meal is the feast of fondness as ration;
The only air in there is the oxygen of devotion;
That is the regulations you must have clear notion.

If you ask me what crime you have committed,
And who empowered me to collar you as in fitted?
Well, Nature has entrusted me in that smart
To pinch you, the culprit breaking my crazy heart.

If you do not comply with the law, with me at strife,
And if my hurt heart has not come back to life,
Then I will, in reincarnation, return one verdict more
To incarcerate you again in my ever amorous core.

Translation by  Thanh Thanh

Trại Phong Hòa Vân


Chiều ngày 2 tháng 6 năm 2008 , từ Saigon, chúng tôi đến Huế bằng xe lửa. Sáng hôm sau, chúng tôi được người quen hướng dẫn đi thăm Trại Phong Hòa Vân. Xe đưa chúng tôi đến thị trấn Liên Chiểu, cách Huế khoảng 90 cây số về phía Nam, từ đó chúng tôi đi ghe dọc theo bờ biển dưới chân đèo Hải Vân để đến thôn Hoà Vân nơi có Trại Phong Hòa Vân. Gió biển mát rười rượi, mặt biển phẳng lặng, ghe đưa chúng tôi nhẹ nhàng hướng về thôn Hòa Vân. Khoảng 30 phút sau, chúng tôi đến Trại Phong Hòa Vân.

Đã được báo trước, nên khi ghe của chúng tôi vừa đến, đã thấy vài người đứng trên bến đón chúng tôi. Anh Đức, người phụ trách quản lý trại niềm nở chào hỏi chúng tôi. Anh giới thiệu với chúng tôi Xơ Lợi, người nữ tu lớn tuổi đã phục vụ ở đây lâu năm. Anh Đức nhờ Sơ Lợi hướng dẫn chúng tôi đi thăm trại. Trước mắt chúng tôi là những mái nhà "tôn" nhỏ bé, nằm rải rác đây đó. Xơ Lợi giải thích: "Đó là nhà của những bệnh nhân đã lành bệnh, họ không còn phải sống tập trung trong trại gọi là nội trú nữa, họ ra sống ở ngoài, họ trồng khoai, trồng sắn và sinh sống như những người bình thường khác". Chúng tôi ghé thăm nhiều nhà, ai cũng vui vẻ chào hỏi chúng tôi. Nhà của họ là những gian nhà nhỏ lợp "tôn", vách ván. Phần lớn họ sống độc thân.Nhưng cũng có nhiều người lập gia đình với nhau, có con cái.

Tôi hỏi Sơ Lợi: "Thế con của họ có bị di truyền không ?"
Sơ Lợi cho biết: "Từ lúc các em mới sinh ra đã được xét nghiệm máu, nhiều em có vi trùng bệnh phong trong máu, nhưng vì phát hiện sớm nên chữa trị được ngay, cũng có em không có vi trùng gì hết, nên các em đó lớn lên một cách bình thường, đến tuổi cũng đi học như các trẻ em khác".

Họ sống giản dị và nghèo nàn quá. Nhiều gia đình Công Giáo, thiết lập một bàn thờ đơn sơ ở trên vách nhà với Thánh Giá và ảnh Đức Mẹ. Nhưng một điều làm tôi chú ý là nhà nào cũng có treo hình một Sơ còn trẻ, người nhỏ nhắn. Tôi hỏi Sơ Lợi: "Thưa Xơ, tôi thấy nhà nào ở đây cũng có treo hình một Sơ trẻ. Sơ đó là ai vậy?" Sơ vui vẻ cho tôi biết: "Đó là hình Sơ Têrêsa Phạm Thị Phương Anh".

Tôi ngạc nhiên : "Sơ Phương Anh là ai mà lại được bệnh nhân ở đây yêu mến như thế?"
Sơ Lợi nói ngay: "Sơ Phương Anh là ân nhân của các bệnh nhân ở đây! "
Tôi tò mò nói với Sơ Lợi: "Xin Sơ cho tôi biết thêm về Sơ Phương Anh."

Sơ Lợi kể cho tôi nghe: " Xơ Phạm Thị Phương Anh là con gái của một gia đình Phật Giáo giàu có ở Saigon, gia đình Sơ còn có nhiều cơ sở kinh doanh ở Huế nữa. Thuở nhỏ, bé Phương Anh học trường Regina Pacis ở đường Tú Xương, Saigon; Xơ được tiếp xúc với cuộc sống thánh thiện của các Sơ ở đó, và được hấp thụ một nền giáo dục Công Giáo, nên bé Phương Anh đã sớm có lòng mến Chúa và yêu người. Có lần Sơ Phương Anh tâm sự : Lúc nhỏ, khi học ở Regina Pacis, Sơ rất thích ngắm nhìn tượng Đức Mẹ, gương mặt hiền từ và nhân ái của Đức Mẹ đã lôi cuốn sự ngưỡng mộ của Sơ, và Sơ đã yêu mến Đức Mẹ không biết từ lúc nào. Năm 1962, Sơ đậu tú tài toàn phần. Sơ tiếp tục học Đại Học Dược Khoa Saigon và tốt nghiệp Dược Sĩ năm 1967. Gia đình chuẩn bị mở nhà thuốc tây cho Sơ, và mua cho Sơ một xe hơi hiệu Dauphine. Nhưng một hôm, Sơ lái xe vô nhà Dòng Regina Pacis và xin ở lại tu. Các Sơ ở đó rất ngạc nhiên, không biết phải giải quyết ra sao, các Sơ phải liên lạc với gia đình của Sơ Phương Anh. Gia đình của Sơ ngăn cản bằng cách đưa Sơ đi Pháp tiếp tục học Tiến Sĩ Dược Khoa. Sơ ở chung với gia đình người anh ruột và một người dì tại thành phố Bordeaux.

Mặc dù gia đình không bằng lòng cho Sơ theo đạo, nhưng lòng yêu mến Chúa và Đức Mẹ của Sơ ngày một tràn đầy, nên một năm sau, Sơ Phương Anh đã lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội tại Nhà Thờ Saint Joseph ở Bordeaux. Con đường sống đạo của Sơ Phương Anh không dừng lại ở đó. Một thời gian sau, Sơ xin vào tu ở Dòng Thánh Phao Lồ ở Lyon.

Gia đình Sơ phản đối rất là quyết liệt. Mẹ của Sơ từ Saigon vội vã qua Pháp, đến Nhà Dòng để thăm Sơ. Mẹ Bề Trên, đặc biệt cho phép mẹ của Sơ ở lại với Xơ trong Nhà Dòng mấy ngày liền.Bà đã thấy tận mắt cuộc sống đạo đức và an lành của Sơ trong Nhà Dòng, và bà đã thay đổi hoàn toàn cảm nghĩ của bà về việc tu trì của con gái bà. Hôm bà từ giả Sơ Phương Anh để trở về Việt Nam, bà cầm tay Sơ và nói: " Mạ về hí, con cứ vui vẻ tiếp tục cuộc sống lý tưởng của con. Không có mạ bên cạnh, nhưng mạ biết từ nay con đã có Chúa, có Đức Mẹ nâng đỡ, yêu thương nên mạ rất an tâm."
Sơ Phương Anh có một người dì đang sống ở Pháp, thỉnh thoảng bà đến Nhà Dòng thăm Sơ. Thật bất ngờ, mấy năm sau dì của Sơ xin theo đạo. Có lẽ đây là hoa quả đầu tiên do lời cầu nguyện của Sơ Phương Anh.

Năm 1972, Sơ được khấn trọn đời. Thánh lễ khấn hứa được Nhà Dòng tổ chức ở nhà thờ Saint Joseph, thành phố Lyon. Mọi người thân trong gia đình của Sơ đều hiện diện trong thánh lễ. Sau Lễ khấn trọn đời, Xơ được Nhà Dòng chuyển về Việt Nam. Sơ là một Dược Sĩ, nên Mẹ Bề Trên đưa Xơ vào phục vụ ở Bệnh viện Saint Paul, Saigon. Không hiểu do nguyên nhân nào thúc đẩy, Sơ Phương Anh chuyên chú nghiên cứu về bệnh phong cùi. Và cũng không biết do ai giới thiệu, Sơ Phương Anh xin Mẹ Bề Trên cho Sơ về phục vụ bệnh nhân phong cùi ở Trại Phong Hòa Vân, Huế. Mẹ Bề Trên thấy Sơ ốm yếu, sợ Sơ Không chịu nổi những khổ nhọc khi phục vụ bệnh nhân phong cùi, nên Mẹ Bề Trên không chấp thuận. Nhưng Sơ Phương Anh tiếp tục khẩn khoản xin được đi phục vụ bệnh nhân phong cùi, cuối cùng Mẹ Bề Trên phải chấp thuận cho Sơ đi.

Sơ Lợi nói tiếp: "Tôi đến phục vụ ở Trại Phong Hòa Vân này sau Sơ Phương Anh. Tôi đưa bác đến gặp một vài bệnh nhân lớn tuổi, họ đã sống ở đây không dưới ba, bốn chục năm, họ sẽ cho quý vị biết rõ hơn về Sơ Phương Anh."

Chúng tôi đến gặp bác Nguyễn Một, năm nay bác đã 78 tuổi. Căn bệnh phong cùi quái ác đã cướp mất hai chân của bác, và cách đây mấy tháng bác bị mù hoàn toàn. Bác đang ở trại nội trú, dành cho những người bệnh nặng. Cùng ở chung với Bác Một, còn có bảy bệnh nhân khác nữa ; phần nhiều là những người lớn tuổi, chỉ có ông Nguyễn Đức Hòa tương đối trẻ, ông sinh năm 1969. Tất cả bệnh nhân đều bị bệnh phong cùi ăn mất tay, mất chân, tai, mũi..Trông họ thật đáng thương, không ai cầm được nước mắt. Có đến đây gặp họ, nói chuyện với họ, nhìn tận mắt những thương tật của họ, xem nơi ăn, chốn ở của họ, chúng ta mới cảm nghiệm được sự bất hạnh của những bệnh nhân phong cùi.

Tôi vô cùng cảm phục và thương mến họ. Tôi không nghe ai than thở hay oán trách về những đau đớn, bệnh tật mà họ đang gánh chịu, họ là những kẻ khốn khổ nhất trên thế gian này. Nhưng họ đã dạy cho chúng ta bài học "Xin Vâng". Bài học vở lòng và cũng là bài học cuối cùng rất thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa.
Tôi đến gần Bác Một, bác ngồi trên chiếc giường tre ọp ẹp, với một manh chiếu đơn sơ trải lên. Bác bị mù cả hai mắt, nên Chúa lại ban cho bác một giác quan khác, bác nhận biết ngay khi chúng tôi đến gần; bác chào chúng tôi:
- Chào ông bà, chắc ông bà từ xa đến đây.
Tôi vội vã trả lời:
- Dạ chúng tôi ở xa, may mắn được đến đây thăm các bác.
Bác Một vui vẻ nói:
- Thật quý hóa, trại này ở xa xôi, cách trở , mà quý ông bà cũng lặn lội đến thăm chúng tôi, xin cám ơn quý ông bà . Chúng tôi đã không bị bỏ quên.
Tôi nghẹn ngào:
- Thưa bác, chúng tôi không biết nói gì cho đủ để an ủi quý bác.
Tôi chợt nhìn về cuối phòng, trên vách tường có treo bức ảnh củaSơ Phương Anh. Tôi hỏi Bác Một:
- Thưa bác, bức ảnh treo ở cuối phòng là ai rứa bác ?
Bác Một hướng về cuối phòng rồi nói:
- Tui không thấy gì cả, nhưng tui thường hướng về bức ảnh cuối phòng để tưởng nhớ đến Sơ Phương Anh.
Tôi nói với Bác Một :
-Thưa bác, bác có thể cho tôi biết vài điều về Sơ Phương Anh được không ạ!
Bác Một trầm ngâm, nhìn về một khoảng xa xôi nào đó, rồi bác chậm rãi nói:
" Tôi không nhớ rõ là tháng, năm nào, nhưng chắc chắn là trước năm 1975, chúng tôi có nghe một Sơ ở Pháp về, sẽ đến đây phục vụ bệnh nhân. Chúng tôi nghĩ Sơ ở Pháp về chắc là cao ráo, mập mạp lắm. Nhưng khi Sơ Phương Anh đến đây, chúng tôi ngạc nhiên thấy Xơ là một cô gái nhỏ nhắn,giản dị ngoài sự tưởng tượng của chúng tôi. Có lẽ Sơ chỉ cao khoảng một mét năm, nặng không qúa 40 kí lô. Sơ không mặc áo dòng như các bà Sơ khác, Sơ mặc một bộ bà ba hết sức bình dị. Sơ Phương Anh đến Trại Phong Hòa Vân vào một buổi chiều mùa đông, mưa lâm râm buồn bã. Chúng tôi vào chào Sơ, Sơ dịu dàng hỏi han từng người. Ai nhìn Sơ, cũng thấy ngay một nốt ruồi khá lớn trên gương mặt hiền lành, khả ái của Sơ. Sơ luôn luôn mỉm cười với mọi người. Trong những giây phút đầu tiên ấy, anh chị em bệnh nhân chúng tôi đã có ngay cảm tình với vị nữ tu bé nhỏ mới đến trại.

Sau khi Sơ Minh, Quản Lý Trại sắp xếp chỗ nghỉ ngơi cho Sơ, Sơ vội vã đi thăm trại, thăm bệnh nhân. Nói là trại, nhưng lúc đó chỉ có năm ba gian nhà tranh rách nát và một "nhà nội trú" lớn hơn, nhưng cũng quá hư dột, trống trước, trống sau. Sơ hỏi chúng tôi : "Nhà của các bác như thế này ư ?" Ngay lúc đó, một cơn gió lạnh buốt ùa vào. Tôi thấy Xơ rùng mình. Sơ được hướng dẫn đến thăm nhà nội trú, có lẽ đây là lần đầu tiên Sơ Phương Anh nhìn thấy những khuôn mặt sứt mẻ của bệnh nhân phong cùi, và phần lớn họ đều mất tay, mất chân...Sơ đã úp mặt vào vách và khóc nức nở. Thấy Sơ quá cảm động, chúng tôi cũng khóc theo.

Sơ đến bên giường Bà Xuân, sau khi chào hỏi bà, Sơ cầm lên cái mền mà bà ấy đang trùm cả đầu, cái mền đã quá cũ, rách nát tả tơi. Sơ lại rươm rướm nước mắt, Sơ quay lại hỏi tôi: "Sao không thấy ai có mùng cả" Tôi cười: "Ở đây làm gì có mùng.
Sơ đến từng giường, thăm hỏi tất cả bệnh nhân ở khu nội trú. Dù đây là lần đầu tiên Xơ gặp những bệnh nhân, nhưng lời nói, cử chỉ của Xơ, thân mật, gần gũi, giống như Xơ đã quen biết với họ từ lâu.
Sau khi đi thăm bệnh nhân, Sơ trở về phòng của Sơ. Đêm đó, chúng tôi thấy Sơ chong đèn thật khuya.Sơ viết lách gì đó.

Mấy ngày sau, chúng tôi thấy một chiếc ghe lớn cập bến trước trại, họ chở gỗ, ván, tole, ciment đến, không biết để làm gì. Thì ra Sơ Phương Anh kêu người đến sửa lại nhà cửa của bệnh nhân..Chỉ vài tuần sau, nhà cửa ở đây như mới, nhà nào cũng lợp tole, vách ván, nền nhà được tráng ciment cao ráo. Đây là mùa đông đầu tiên, bệnh nhân được sống trong những căn nhà đàng hoàng, kín đáo, không bị gió rét ùa vào như trước nữa.

Khoảng năm, bảy ngày sau, anh em bệnh nhân chúng tôi nhận được mỗi người một cái mền, một cái mùng và một chiếc chiếu mới. Chúng tôi như sống trong mơ."
Bác Một ngừng lại một lúc, rồi kể tiếp:
"Ông biết không, từ khi Sơ Phương Anh về ở đây với chúng tôi, chúng tôi không còn thiếu ăn như trước nữa. Vài ba ngày lại có ghe ở Lăng Cô ra, chở gạo, cá , thịt đến cho chúng tôi. Suốt mấy chục năm, chưa bao giờ bệnh nhân chúng tôi lại được ăn uống đầy đủ như vậy. Thuốc men chữa trị cho bệnh nhân cũng được Sơ Phương Anh lo cho đầy đủ, không còn chữa cầm chừng như trước nữa.

Sơ còn cho cất một nhà nguyện nhỏ, tuy đơn sơ nhưng có chỗ cho những bệnh nhân Công Giáo vào đọc kinh, cầu nguyện. Nhiều bệnh nhân không phải Công Giáo cũng thường vào đó ngồi nghỉ ngơi.

Tôi còn nhớ, từ những ngày đầu tiên mới đến trại, khi tiếp xúc, săn sóc cho những bệnh nhân mà Sơ mới gặp lần đầu, Sơ cũng đối xử hết sức thân thiết, gần gũi như những người thân trong gia đình. Vì vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, tất cả bệnh nhân ở đây đều yêu mến Xơ. Không biết từ lúc nào, chúng tôi thân mật gọi Sơ là Mẹ Têrêsa dù Sơ còn rất trẻ. Sơ phục vụ, săn sóc bệnh nhân với tất cả lòng yêu thương, trìu mến của Sơ. Khi làm thuốc, thay băng ở chân, Sơ bảo chúng tôi ngồi ngay ngắn, rồi Xơ cúi xuống rửa vết thương và băng lại cho chúng tôi. Khi đến phiên tôi được Xơ làm thuốc , thay băng ở chân, tôi ngồi đưa chân cho Sơ chùi rửa, xức thuốc, băng bó, tôi thầm nghĩ : "Dù tôi có chết đi sống lại đôi ba lần cũng chưa đủ để đền đáp ân tình này cho Sơ."

Có lần tôi hỏi Sơ: "Sao Sơ có thể quên mình, hy sinh cho bệnh nhân một cách tận tụy như thế?" Sơ mỉm cười: "Vì tôi yêu Chúa . Mà Chúa là anh chị em đó!"
Bác Một dừng lại, trầm ngâm, có lẽ bác đang nhớ đến người nữ tu nhỏ bé, đã hy sinh cả cuộc đời cho những bệnh nhân phong cùi như bác...Bác khóc!

Qua cơn xúc động, bác nói tiếp: "Tôi suy nghĩ nhiều về câu nói của Sơ. Thật vậy chỉ có yêu Chúa hết lòng, mới có thể thầm lặng phục vụ cho bệnh nhân phong cùi từ ngày này qua ngày khác được. Trên thế gian này, có hàng trăm cách hy sinh cho tha nhân, nhưng hy sinh tình nguyện săn sóc cho những bệnh nhân phong cùi có lẽ là sự hy sinh to lớn nhất, và đẹp lòng Chúa nhất. Anh em bệnh nhân chúng tôi yêu mến Sơ, và nhờ tấm gương thánh thiện của Sơ, chúng tôi cũng yêu Chúa. Lúc tôi mới đến trại này, hơn một trăm bệnh nhân mà chỉ có năm, sáu người Công Giáo. Nhưng từ khi Sơ Phương Anh về đây phục vụ, lòng tin yêu đặc biệt của Sơ dành cho Chúa, làm cho nhiều anh chị em bệnh nhân tò mò, tìm hiểu về "Ông Chúa" nào đó là động lực thúc đẩy Sơ sống hiền lành, khiêm nhường, hy sinh trọn vẹn cho bệnh nhân như thế.

Sơ Phương Anh mở một lớp hướng dẫn cho những bệnh nhân muốn tìm hiểu về đạo Công Giáo. Kết quả thật bất ngờ, nhiều anh chị em xin theo đạo. Sơ Phương Anh đã ra họ đạo Lăng Cô gần đó, mời Cha Bửu Hiệp vào rửa tội cho sáu bệnh nhân, trong đó có tôi. Số anh chị em bệnh nhân xin theo đạo cứ tăng dần. Bây giờ trong nhà nguyện, lúc nào cũng có vài ba bệnh nhân Công Giáo ngồi đọc kinh cầu nguyện."
 

Bác Một lấy trong túi ra một tràng hạt Mân Côi cũ kỹ,bác nói: "Đây là vật kỷ niệm quí giá của đời tôi, xâu chuỗi này do Sơ Phương Anh đã tặng cho tôi, ngày tôi chiụ phép rửa tội. Sơ ân cần dặn tôi: "Bác nên lần chuỗi mỗi ngày để dâng kính Đức Mẹ vì Đức Mẹ nhơn từ lắm, Đức Mẹ yêu thương hết mọi người , Đức Mẹ yêu thương bác lắm đó"

Lòng sùng kính Đức Mẹ được tỏa ra từ lời nói đến việc làm của Sơ hàng ngày. Khi băng bó, săn sóc cho chúng tôi, Sơ thường kể cho chúng tôi nghe những nhơn đức của Đức Mẹ. Có ai than thở điều gì với Sơ, hoặc có bệnh nhân đau đớn rên xiết, Sơ nhỏ nhẹ khuyên: "Anh chị hãy cầu nguyện với Đức Mẹ, Đức Mẹ yêu thương anh chị lắm. Đức Mẹ đang chờ anh chị ngỏ lời để Đức mẹ cứu giúp". Sơ luôn luôn xác nhận: "Chưa hề có ai xin gì cùng Đức Mẹ mà chẳng được."

Từ ngày Sơ Phương Anh về phục vụ ở Trại Phong Hòa Vân này, cuộc sống của các bệnh nhân ở đây hoàn toàn thay đổi, cả vật chất lẫn tinh thần. Ngoài những tiện nghi vật chất, một món quà mà chúng tôi cho là to lớn nhất mà Sơ Phương Anh đã đem đến cho chúng tôi, đó là niềm tin. Chúng tôi tự hào mình là những con người không bị lãng quên, chúng tôi đang được chữa trị , chăm sóc, chúng tôi đang được yêu thương. Dù có đau đớn về thể xác, nhưng chúng tôi cảm thấy đang sống trong hạnh phúc vì chúng tôi được yêu thương.

Nhưng , những ngày hạnh phúc đó đã sớm qua đi. Khoảng ba, bốn năm sau, vì tận tụy làm việc quá nhiều, sức khỏe của Sơ Phương Anh sa sút trầm trọng. Sơ gầy hẳn đi, thường lên cơn sốt và ho rũ rượi. Chúng tôi rất lo lắng cho sức khỏe của Sơ. Cuối cùng, phải cho người lên Huế, báo với thân nhân của Sơ , đem Sơ đi bệnh viện.

Hôm Sơ xuống ghe để lên Huế, chúng tôi đứng chật bãi biển để tiễn đưa Sơ. Sơ cầm tay từ giả từng người. Sơ khóc, chúng tôi cũng khóc. Sơ nói: " Tôi mong chóng được lành bệnh để trở về với anh chị em." Ghe rời bến đã xa, chúng tôi thấy Sơ vẫn đứng đăm chiêu nhìn về phía Trại Phong Hòa Vân.

Sau khi Sơ Phương Anh rời khỏi trại, anh chị em bệnh nhân chúng tôi thay phiên nhau quét dọn, giữ gìn sạch sẽ nơi ở của Sơ, xem như Xơ đang ở với chúng tôi vậy. Chúng tôi yêu mến Sơ, chúng tôi nhớ Sơ lắm. Ai cũng ước mong Sơ sớm trở lại với Trại Phong Hòa Vân. Nhưng ngày tháng đợi chờ cứ qua đi, không có tin tức gì của Sơ.

Chúng tôi thấy trên bàn làm việc của Sơ có một tấm ảnh nhỏ, chụp nhân dịp ngày Sơ khấn trọn đời ở Pháp, chúng tôi sang tấm ảnh ấy ra. Nhà nào , phòng nào ở đây cũng xin được treo bức ảnh của Sơ Phương Anh, như một cử chỉ nhớ ơn Sơ. Chúng tôi thương nhớ Sơ, nhớ từng lời nói ngọt ngào, nhớ từng cử chỉ chăm sóc đầy trìu mến của Sơ. Sơ Phương Anh đã cho chúng tôi quá nhiều. Thỉnh thoảng vài bệnh nhân đứng ngắm nhìn bức ảnh của Sơ và khóc."

Ngừng lại một lúc, rồi với giọng đầy xúc động, bác Một nói: " Sơ Phương Anh là người chị, là người Mẹ, là ân nhân của chúng tôi. Tình thương dịu hiền của Sơ dành cho chúng tôi,là liều thuốc linh nghiệm cứu sống bệnh nhân phong cùi ở đây. Hằng ngày, chúng tôi tạ ơn Chúa vì Ngài đã gửi đến cho bệnh nhân phong cùi Trại Phong Hòa Vân chúng tôi một nguồn an ủi vô tận, đó là Sơ Têresa Phạm thị Phương Anh."

Bửu Uyển

Thứ Năm, 21 tháng 3, 2024

Huế Ơi - Thơ: Trần Quốc Bảo _ Nhạc: Trần Đại Bản - Ca Sĩ: Vân Khánh


Thơ: Trần Quốc Bảo
Nhạc: Trần Đại Bản
Ca Sĩ: Vân Khánh

Thương Lắm Sài Gòn

 

Sài Gòn trong trái tim ta
Sài Gòn vẫn mãi cùng ta dậm đường
Dù cho tản lạc muôn phương
Dù như cánh hạc lạc đường chân mây
Sài gòn đẹp những hàng cây

Rợp che nắng đổ chở đầy tuổi mơ
Sài gòn sương sớm đèn mờ
Tiếng rao đầu hẽm tinh mơ gọi mời
Sài Gòn rộn rã đường đời
Vĩa hè góc phố gói xôi bên đường
Sài gòn nỗi nhớ niềm thương
Cốc cà phê nóng tơ vương cô hàng
Sài Gòn rão bước lang thang

Cho dài tuổi ngọc bước chân học trò
Tao Đàn ghế đá hẹn hò
Áo dài trắng tuổi mộng mơ với đời
Mái trường đại học một thời
Nơi ai dệt mộng chân trời bao la
Dù ai vạn dậm đường xa
Không quên tiếng hát mượt mà "Phố Đêm"
Vang vang cuối hẽm bên thềm
"Tình Anh Lính Chiến" để em đợi chờ
Sài Gòn vẫn đợi mãi chờ.........
"NHỮNG NGƯỜI NĂM CŨ" bơ vơ nơi nào !.........

Ngư Sĩ


My Love(Kaitlyn Marr) - Tình Yêu Của Em



My Love

(Kaitlyn Marr)

LOVE is like a lump of gold
Hard to get,and hard to hold.
All of the guys I' met
You're the one I can't forget.

I do believe that the God above,
Created you for me to love
He choses you from all the rest
Because He knew I would love you best.

Kaitlyn Marr

***
Phỏng dịch:

Tình Yêu Của Em


Tình yêu giống như vàng
Khó có được, khó mang
Trong đám người Em gặp
Chỉ anh người duy nhất
Mà quên được hay sao
Em tin Chúa trên cao
Đã chọn tạo anh ra
Vì Chúa đã từng biết
Em sẽ yêu anh nhất
Cho cuộc tình đôi ta

ChinhNguyen/H.N.T.
Mar.15.24 (100.54)



Khung Trời Ngày Tháng Cũ

 

Nay trở lại ta tìm khung trời cũ
Của một thời chinh chiến điêu linh
Của tháng năm hằn dấu ân tình
Nhưng nào thấy khung trời ngày tháng cũ!

Lũy tre làng, cây bàng trổ nụ
Nóc đình rêu phong cổ thụ chân đê
Tìm thấy đâu khi tàn tạ giấc mê
Thành phố lạ mọc trên nền trí nhớ

Đường phố cũ mang tên chừ nghe lạ
Hỡi tự do công lý biến đâu rồi?
Tự bao giờ ta nhắp chén ly bôi
Hay chứng kiến một tấn tuồng dâu bể

Nào nghe lại khúc mưa chiều xứ huế
Chạnh lòng không khi ghé bến giang đầu?
Trường Tiền nay còn mấy nhịp cầu
Đau đớn gục trong Mậu Thân khói lửa!

Ngày tháng cũ giờ đây không còn nữa
Như xác tàu hoen rỉ đáy sông đen
Hỏi vầng trăng sao thay được ánh đèn
Đêm trụy lạc loang tràn con phố cũ

Kìa tia chớp kéo mây đen vần vũ
Ai quay về sua quá khứ đi hoang
Cả Sài gòn một thành phố để tang
Cho cuộc sống vàng son chết yểu

Kìa thục nữ giai nhân yểu điệu
Kìa nam thanh nữ tú dập dìu
Đã lui vào quá khứ đìu hiu
Cho giọt nắng rơi vào dĩ vãng

Loài dơi nào hát lời buồn năm tháng
Sông nước nào ôi tội lắm phương nam
Khi ánh hoa đèn không giấu đặng lầm than
Khi cơn say không giúp quên kỷ niệm

Càng che giấu lại càng về ám ảnh
Ngỡ xa xăm nhưng vẫn cứ quay về
Cố lạnh lùng nhưng chất ngất đam mê
Nên có lẽ đời không bằng mộng đẹp

Đèo Văn Trấn


Niềm Tin Và Ơn Cứu Độ - Chúa Nhật 4B Mùa Chay


 Ánh Sáng chiếu thế gian nhưng con người lại thích bóng tối hơn Ánh Sáng

Niềm Tin Và Ơn Cứu Độ 
Chúa Nhật 4B Mùa Chay
2Sb 36:14-16, 19-23; Ep 2:4-10; Ga 3:14-21

Dân Israel đã liên tiếp mất niềm tin nơi Thiên Chúa, lại còn không biết đến các ngôn sứ nên bị Thiên Chúa phạt. Tiên tri Jeremiah đã được lệnh loan báo hình phạt. Thánh Phaolo-qua bài đọc 2- nói về lòng Thiên Chúa thương xót đã ban con một xuống thế làm quà cứu chuộc loài người. Bài Phúc âm hôm nay nói rõ về cuộc cứu chuộc ấy của chúa Kito chịu chết trên thập giá và ai tin thì sẽ được cứu rỗi. Cả 3 bài đọc đều phối hợp với nhau để làm nổi bật ơn cứu chuộc. Chúng ta cùng suy niệm để làm sao cho niềm tin của chúng ta được vững mạnh trọn vẹn.

*Bài đọc 1 (2Sb 36:14-16, 19-23) kể lại hai thời điểm đáng ghi nhớ trong lịch sử dân Chúa là Jerusalem bị phá hủy và tái tạo. Thảm họa tàn phá Jerusalem và hủy hoại đền thờ nằm trong tay người Babylon là những thời điểm chính và quan trọng của lịch sử kinh thánh. Nơi Thiên Chúa ngự trị trên mặt đất này thì không ai có thể phá hủy được. Nếu có thì phải chăng Thiên Chúa bất lực? Không! theo ngữ cảnh của bài đọc 1 nói về việc phá hủy Jerusalem và đền thờ thì chỉ là điều báo trước. Thiên Chúa đã sai các tiên tri đến kêu gọi dân Chúa phải ăn năn thống hối chính là biểu hiện của lòngThiên Chúa thương sót. Ngôn sứ Jeremiah (Gr 7 và 26) và trước ông có Micah (Mk 3:12). Dù được cảnh báo nhưng dân chúng vẫn không ăn năn hối cải, mà còn tiếp tục phạm tội, nhất là vi phạm những nghi thức thờ phượng. Theo sách sử biên, dân Do Thái ngoan cố phạm tội chính là lý cớ để đền thờ Jerusalem bị phá hủy và dân chúng bị đầy đi làm nô lệ ở Babylon, sống cơ cực bên những lạch nước khe sông mà nỉ non than khóc (Ed 1:1, 3:15; Tv 137).

Dù Jerusalem bị tàn phá và dân bị lưu đầy nhưng Thiên Chúa vẫn không từ bỏ họ hoàn toàn. Ánh sáng ở cuối đường hầm vẫn có. Thời gian sáng chói nhất của lịch sử dân Chúa vẫn còn. Thiên Chúa hứa cho họ trở về quê hương và tu sửa lại Jerusalem và đền thờ. Thời huy hoàng này đến không chỉ được bảo trợ bởi giòng họ vua David mà còn cả Cyrus của Ba Tư; ông này chẳng ai ngờ lại là vị sửa đổi tuyệt vời nhất -một vị vua xa lạ đến từ phía Đông Mesopotamia đã được Thiên Chúa xức dầu hay là một ngôn sứ nói trong Isaiah 45:1. Qua Cyrus, Thiên Chúa vẫn giữ giao ước với dân Chúa cho dù họ bất trung.

Qua bài đọc 1, chúng ta thấy Thiên Chúa chứng tỏ cho dân Chúa biết không phải Chúa chỉ có công chính và còn có lòng trung tín dù họ bất trung. Vì vậy mục vụ hôm nay nói về LỜI trước tiên là kêu gọi chúng ta phải ăn năn thống hối và trở lại với Chúa, tin tưởng là Thiên Chúa đầy lòng thương xót và yêu thương chúng ta.

*Bài đọc 2 (Ep 2: 4-10) tiếp tục chủ đề của bài đọc 1, Phaolo bắt đầu báo tin Thiên Chúa “đầy lòng nhân hậu và tình yêu thương chúng ta.” Xác quyết này đã được Thiên Chúa chứng minh cho chúng ta qua chúa Kito với cái chết, sống lại và lên trời hiển vinh. Phaolo tuyên bố tình trạng loài người chúng ta đã được thay đổi. Khi số phận đã bị định đoạt phải chết vì phạm tội, nhưng nhờ chúa Kito, Thiên Chúa lại cứu và ban sự sống trở lại cho chúng ta. Chúng ta đã được Thiên Chúa ban cho “nhiều ẩn sủng dồi dào vô kể” nhờ cuộc khổ nạn, cái chết, sống lại và lên trời của chúa Giêsu. Chúng ta không còn phải để ý đến phán xét nữa, mà nên vui hưởng niềm hiệp thông với Thiên Chúa trong Chúa Kito.

Thánh Phaolo đã đặc biệt nhấn mạnh: “Nhờ ân sủng, các bạn đã được cứu rỗi.” Thật là một tình trạng được chúc phúc kỳ lạ. Câu nói này vang vọng trong suốt bài đọc cho thấy rõ ràng là chúng ta chẳng xứng đáng được hưởng nhận lòng tử tế ấy của Thiên Chúa. Vì tội lỗi nên chúng ta phải chết nhưng trong chúa Kito nhờ ân sủng chúng ta được sống. Vì vậy, chỉ có Thiên Chúa mới cho chúng ta biết là điều gì sẽ xẩy ra khi chúng ta chết. Dĩ nhiên, hãy hy vọng, cầu nguyện và luôn luôn hướng về Thiên Chúa trong niềm thương yêu trìu mến. Hướng về Chúa, ăn năn thống hối là những việc làm căn bản trong mùa chay thánh này để chuẩn bị mừng Chúa Kito Phục Sinh. Sứ điệp của thánh Phaolo trong mùa chay này kêu gọi chúng ta ăn năn thống hối vì tội lỗi mình đã làm và quay trở lại với Chúa về mọi phương diện. Làm như vậy là để đáp trả lại tình yêu thương bao la của Thiên Chúa đối với chúng ta qua Chúa Giêsu Kito.

*Bài Tin Mừng Phúc Âm hôm nay (Ga 3:14-21) nói về chuyện ông Nicodemo. Necodemo là người Pharisieu, một thủ lãnh và thầy dạy trong dân Do Thái đến gặp Chúa Giêsu vào ban đêm để chuyện vãn tìm hiểu xem Chúa Giêsu là ai (Ga 3:1-2, 10). Là Pharisieu ông Nicodemo tin loài người có sống lại. Là thủ lãnh và thầy dạy ông có uy tín rất lớn trong cộng đồng Do Thái thời đó. Đến gặp Chúa vào ban đêm, nên ông cẩn thận cho Chúa biết mình đại diện ai để nói chuyện với Chúa. Khởi đầu câu chuyện ông đã nói “Chúng tôi biết Ngài là đấng tôn sư đến từ Thiên Chúa” (Ga 3:2). Lời tuyên xưng nhận biết đó của ông ngay lập tức đã hòa nhịp đúng vào cuộc chuyện vãn với chúa Giesu về việc cần phải tái sinh. Ông Nicodemo tưởng tượng việc tái sinh theo nghĩa đen là từ trong bụng mẹ mà ra. Còn Chúa Giêsu thì tái sinh có nghĩa là qua “nước và thánh linh” (Ga 3:5); Nicodemo đã chẳng hiểu gì cả. Dù là thủ lãnh trong dân Do Thái, ông Nicodemo vẫn còn mù mờ về từ ngữ tái sinh nên Chúa Giêsu đã nói ông là thầy dạy mà sao không hiểu điều đó (Ga 3:10). Chúa Giêsu đã cắt nghĩa cho ông ý nghĩa của danh từ tái sinh và tại sao nó lại là việc cần thiết.

Đây là một vấn đề lớn mà bài Phúc Âm hôm nay đã nêu ra cho chúng ta. Chúa Giêsu so sánh việc ông Mose giơ cao con rắn trong sa mạc để chữa lành dân Isreal (Ds 21:4-9) là ám chỉ chính Chúa. Nói vậy Chúa Giêsu có ý cắt nghĩa về việc trao đổi giữa trời và đất, giữa Thiên Chúa và loài người đã được hoàn chỉnh bởi Người. Chúa Giêsu đã hoàn thành cuộc trao đổi giữa trời và đất bằng cách chết treo trên thánh giá, sống lại từ cõi chết và lên trời hiển vinh. Một lý do quan trọng về việc trao đổi của Chúa Giêsu là: “Thiên Chúa quá yêu thế gian nên đã ban Con Một duy nhất của mình để mọi người tin vào Người mà không bị hư tàn nhưng được sống muôn đời.” Ý nghĩa và đỉnh điểm của bài Tin Mừng hôm nay luôn luôn nhắc nhở và khuyên mọi người hãy nhớ đến biến cố vĩ đại đã ghi rõ trong Gioan 3:16 “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.” Đây là sứ điệp quan trọng về niềm tin vì lẽ nó đóng khung một ý nghĩa thiết yếu để đến với Thiên Chúa. Tin vào Chúa Giêsu chúng ta có thể chắc ăn đến được với Thiên Chúa như đã hứa bằng ơn cứu chuộc hơn là phán xét và luận phạt. Vì vậy, chúa Giêsu tiếp tục nói chuyện với ông Nicodemo để làm sáng tỏ niềm tin vào Chúa sẽ nuôi dưỡng hy vọng và tin tưởng theo đuổi Chúa trong “ánh sáng” giữa thanh thiên bạch nhật, hơn là nói chuyện riêng tư trong đêm tối. Bài Phúc âm kết thúc bằng một thách thức là phải theo đuổi niềm tin một cách công khai. Làm vậy chúng ta sẽ sống mạnh sống hùng trong sự chết, sống lại và lên trời của Chúa Kito bằng phép thanh tẩy tái sinh của chúng ta

Lời nguyện và đáp ca NHỚ ZION (Tv 137)

R/ Xin hãy khiến miệng lưỡi tôi thinh lặng,

Nếu tôi có bao giờ quên Chúa!
Bên dòng suối Babylon
Tôi ngồi tôi khóc nỉ non.
Khi tôi còn nhung nhớ Zion
Trên cành dương liễu nơi miền đất ấy
Chiếc thụ cầm tôi treo trên cây. -R/

Dù kẻ giam giữ tôi có đòi hỏi
Những lời ca khúc nhạc
Và kẻ cướp có thúc giục tôi vui hát:
“Những bài ca của Zion!” -R/

Làm sao tôi có thể hát bài ca của Chúa
Trong miền đất xa lạ?
Nếu tôi quên Chúa, hỡi Jerusalem,
Chớ gì tay phải tôi bị liệt! -R/

Chớ gì miệng lưỡi tôi không nói thành lời
Nếu tôi không còn nhớ Chúa,
Nếu tôi không đặt Jerusalem
Trước niềm vui của tôi. -R/

Lạy Chúa! Xin ngó nhìn đến những ai kêu cầu Chúa
Và chống đỡ những kẻ yếu đuối sa cơ;
Ban sự sống bằng ánh sáng không hề thất bại
Cho những kẻ đang bước đi trong bóng tối từ thần,
Và vì lòng thương xót, cứu giúp họ khỏi tay ma quỷ
Mang họ đến đấng tối cao uy linh,
Nhờ Chúa Giêsu Kito Chúa chúng con.

Lạy Thiên Chúa! Nhờ Lời Chúa, loài người đã được hòa giải với Chúa
Theo một phương cách kỳ diệu.
Chúng con cầu xin Chúa, vì niềm tin và lòng thành, ban cho mọi Kito
hữu biết hăng say vui mừng những buổi lễ trọng sắp tới,
Qua Chúa Giêsu Kito, Con Chúa đấng hằng sống hàng trị với Chúa
Trong hiệp nhất với Chúa Thánh Thần là một Thiên Chúa duy nhất
Đến muôn đời. Amen.

Fleming Island, Florida
March 10, 2024
Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

Mùa Xuân Này Nắng Lên

 


Trời bên ngoài đã chuyển thu hơi lạnh, Nguyên quấn chiếc khăn choàng cổ và đội mũ len ra khỏi nhà cùng với Jim. Nàng níu tay Jim tránh sự vấp ngã đi ra con suối Cherry Creek ngay dưới chân dãy núi Rocky. Qua màn mờ của con mắt, nàng vẫn cảm nhận được ánh nắng đang len lỏi qua hàng cây lá, trời trong xanh bao la xuống gần vây con suối. Dạo quanh những bước chậm rãi, Nguyên nhìn con vực và dòng suối đang chảy như nhìn xuống những thương đau của đời nàng...
Bốn năm nay Nguyên qua Mỹ đoàn tụ cùng con gái ở Seattle. Lòng mẹ thương con, ở Mỹ lo cho con trai còn ở VN, quay về VN lại thương nhớ con gái bèn quay lại Mỹ. Cuộc sống con gái quá bận rộn, tan ca tới bảy giờ tối, ghé chợ vội vã, về nhà nhào vào bếp lo buổi cơm tối. Rể ra sớm hơn qua nhà bà nội đón hai cháu về lo tắm rửa. Nhìn vợ chồng tối mặt Nguyên thấy xót xa muốn giúp bớt điều gì, đôi lúc muốn rửa chén hay nấu phụ món nào để con gái bớt vất vả, nhưng các con lại không yên tâm: nào mẹ bấm thức ăn hai phút trong microwave con lại lo bấm lộn hai mươi phút, văn lò trên bếp con lại sợ bị cháy nhà. Tất cả chỉ vì các con thương mẹ, nhưng mẹ nhìn cuộc sống tất bật của các con cũng xót ruột, đau lòng vì không chia xẻ được điều gì, dù Nguyên có kể con gái nghe “hình như mỗi đêm mẹ cầu nguyện Chúa nên bây giờ mắt mẹ nhìn rõ hơn, khá hơn”, nhưng con gái vẫn lo lắng.

Suốt ngày Nguyên đi ra đi vào, gọi phone chuyện trò bè bạn hoặc mở laptop mò mẫn gõ vài câu thơ nhưng đôi mắt nhòe nhoẹt ướt nên con chữ bị sai nhiều, bạn bè hiểu ý câu thơ và rất thương cảm. Ngày xưa Nguyên học thêm nơi hội Việt Mỹ, đã từng quen Mỹ dẫn về lớp cho bạn bè tập nói. Mấy chục năm trên bảng đen phấn trắng dạy học, vậy mà khi qua Mỹ tự nhiên Nguyên đâm ra rụt rè sợ hãi, đi ra đường hay vào siêu thị không dám mở miệng. Nguyên thành thật kể điều này cho bạn ở Colorado nghe, bạn nghĩ ra cách giới thiệu ông Jim (người sinh hoạt chung trong hội thánh Tin Lành) cư ngụ nơi thành phố Englewood, mục đích cho Nguyên dạn dĩ nói chuyện, ứng dụng sinh ngữ với người bản xứ và cũng để giết thời giờ.

Từ đó mỗi tối vào khoảng tám giờ bên Seattle Nguyên nhận phone ông, nói chuyện qua lại hơn một năm nay. Thói quen và tìm hiểu thêm, dần dà hai người cảm nhận được sự thông cảm gần gũi. Nguyên được biết ông đã vượt tuổi về hưu lâu rồi, nhưng còn đi làm hãng điện tử. Vợ ông nằm trong nursing home gần mười năm và đã qua đời cách đây bốn năm. Ông có một trai một gái, con gái làm việc ở Cali, con trai sống với ông trong căn apartment.

Tháng tư năm nay Jim bay qua Seattle thăm Nguyên ở lại chơi mấy ngày. Các em lập gia đình sống quanh đó, cũng như con gái Nguyên đều welcome ông thân mật, họ nhận xét “Jim có nét mặt hiền hậu dễ mến, biết chị mình bị mù nhưng vẫn đến nên mọi người đều có cảm tình. Các em Nguyên thay phiên nhau chở ông đi vòng vòng, cho ăn món Việt như phở Thanh Hương, phở Như Ý. Sau chuyến qua diện kiến, Jim có vẻ muốn siết chặt hơn, phone nhiều hơn, nhắn nhiều hơn mỗi sáng ông thức dậy sớm, hoặc giờ lunch trong hãng. Ông thúc giục Nguyên qua chơi để biết thủ đô Denver.

Jim đón Nguyên về chung sống gần tháng nay, ngoài dự tính Nguyên chỉ chơi một tuần, nhưng ông nài nỉ cho đến khi nàng chấp thuận, ông đổi vé máy bay chưa có ngày về

Qua đây Nguyên được tự do nấu bếp, bù lại sống với con gái nàng không được làm bất cứ chuyện gì dù việc nhẹ nhất. Ban đầu Jim cũng cấm cản, nhưng Nguyên năn nỉ “nếu ông không cho tôi làm, tôi cảm thấy mình bất lực sống thừa thãi của một kiếp phế nhân, tôi càng dễ điên loạn hơn nữa, hãy để tôi thử xem”. Jim cho nàng thử và tạm ok.

Mỗi sớm Jim thức dậy, nàng nấu nước sôi pha cà phê Trung Nguyên hiệu G7, đổ trứng hoặc lấy cheese để dĩa cùng hai lát mì nướng. Chiều Nguyên nấu cơm điện, lúc xào tôm với các thứ rau đậu, khi xào mì với thịt bò xay. Jim làm về dẫn con đi bộ hai tiếng, sau đó dẫn Nguyên ra con suối này hưởng không khí thoáng mát rồi mới về dùng cơm tối. Có điều lạ Nguyên khó nuốt được thức ăn kiểu Mỹ, ghiền các thứ mắm cà, mắm ruốc, mắm tôm, giờ đây điều huyền diệu nào khiến nàng ăn được Hamburger, Tacos, Pizza dễ dàng, gọn gàng nữa là dùng hộp Clam Chowder hâm lại thay đổi món.

Cuối tuần ngày thứ bảy Jim chở Paul chạy vòng vòng đây đó nhìn cây cảnh, phố xá bốn tiếng đồng hồ theo yêu cầu của con từ lâu. Ngày chủ nhật dẫn Nguyên đi chợ King Soopers, hoặc ngồi các quán cà phê hưởng không khí an nhàn. Jim hứa sẽ có ngày đưa Nguyên đến xem ngọn núi nổi tiếng Pikes Peak và Longs Peaks, dù mắt nàng chẳng thấy rõ nhưng vẫn thích đi nhiều nơi.

Vào nhà Jim, nàng tìm hiểu thêm chuyện mà trước đây ông chưa hề kể. Con trai ông nay đã bốn mươi tuổi vẫn còn nương tựa cha. Paul sinh ra lớn lên ăn học rất bình thường, đến năm mười tám tuổi bỗng nhiên trở bệnh tự kỷ (Autism). Paul bỏ dỡ việc học, suốt ngày đóng cửa phòng, sợ đám đông, lầm lì không nói chuyện, nhưng bắt cha chịu đựng ngồi nghe con nói suốt buổi lái xe những điều không đâu. Cha đã nhận lương hưu nhưng vẫn muốn kiếm thêm tiền từ công việc điện tử, cần có thêm phần thu nhập lo cho con trai sống thoải mái. Những công việc nặng nề cha khuân vác một mình, không hề tỏ thái độ bực dọc với con, nét mặt phúc hậu, cách chiều chuộng con khiến Nguyên gọi thầm ông là Phật, là Chúa hay là ông tiên giữa đời thường. Càng chứng kiến Nguyên càng thấy kính nể tình cảm người cha dành cho con vô bờ bến, gánh chịu một mình ôm ấp đứa con bịnh hoạn vào lòng trong tình phụ tử thiêng liêng...

“Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, Nguyên chợt rùng mình nhớ lại giai đoạn tàn khốc của đời mình bị màn đêm bao phủ ....

Sau 75 Nguyên học tiếp ba năm rồi tốt nghiệp Anh văn từ trường Đại Học Sư Phạm Huế. Nguyên được bổ nhiệm về Long Khánh dạy cấp ba trường Thống Nhất 2.

Nguyên gặp Lợi dạy cùng trường, yêu nhau và gầy dựng ngôi nhà hạnh phúc sinh được một trai, một gái. Lúc đó Nguyên còn mở sạp vải, quần áo trước mặt nhà, nhờ bà con coi ngó, ngoài giờ dạy Nguyên buôn bán thêm để có đồng ra đồng vào sinh sống thêm. Chồng Nguyên ban đầu làm hiệu phó, sau đó lên làm hiệu trưởng. Gia đình hạnh phúc ấm êm nào ngờ chưa tới năm mươi tuổi thì tai họa ập đến.

Chồng Nguyên có dấu hiệu bị bệnh Parkinson rối loạn thần kinh nên nghỉ việc. Còn Nguyên thì sau đó một năm xảy ra đại họa : Một hôm Nguyên đang đứng trên bục gỗ giảng dạy, bỗng nhiên thấy trước mắt có nhiều con ruồi đen lớn bay qua, hỏi học trò chẳng ai thấy ruồi đen bay vào lớp. Biết con mắt có vấn đề, Nguyên khám bác sĩ, họ cho ở lại bệnh viện, chích mũi thuốc theo dõi, hôm sau Nguyên nhìn thấy khoảng 4%, bác sĩ cho về. Nguyên còn nhớ rõ hôm đó là ngày mồng hai Tết đến mồng sáu Tết mắt bỗng khép lại không còn thấy gì nữa. Nhờ cậu học trò bác sĩ làm giấy tờ giúp cô giáo qua Singapore chạy chữa, Nguyên bán sạp vải và nhà cửa thu gọn dời lên Sài Gòn mua căn hộ trong chung cư, một phần cũng nhờ các em định cư ở Mỹ giúp đỡ thêm.

Qua Singapore bác sĩ chẩn đoán bị giời leo. Nguyên hỏi mẹ cho biết: năm đó Nguyên bị phỏng rạ (nhọt nước) nên không thể chích đậu mùa. Bác sĩ chẩn đoán một dạng của giời leo, con virus sẽ chạy tùm lum có khi lên mắt, có khi lên bộ não. Hồ sơ bệnh trạng ghi: virus ăn hết nên bị hoại tử võng mạc và lấn tới con ngươi, chung quanh con ngươi bị ăn mòn, bác sĩ phải nhíp lại nhưng còn may mắn hé được hai lỗ nhỏ. Trở về VN Nguyên cho con gái đi du học Mỹ, con trai du học Nhật. Chồng Nguyên chạy chữa bác sĩ và dùng thuốc loại nặng. Miệng anh thường chảy nước dãi, chân bước đi không vững, người bật ngửa ra sau muốn té. Giai đoạn này Nguyên phải thuê người trả lương khá cao vì công việc cực nhọc, nhưng ai đến ở một tuần hay quá lắm là nửa tháng thì bỏ việc, có lẽ họ thấy vợ mù, chồng la lết, họ không đủ sức chăm nom?
Cả một địa ngục trần gian đày đọa lên vợ chồng Nguyên từng ngày. Có lần anh lết theo Nguyên mù lòa băng qua đường, níu tay ai họ cũng tránh ra, tới được quán phở đứng xếp hàng dài, chủ quán thương tình cho vào trước, vợ chồng ngồi ăn vội trong tủi nhục, đau buốt. Nhiều hôm sáng sớm nàng mò giường gối xếp dọn cho ngăn nắp, bàn tay rà trên giường thấy có mấy cục chocolate khô (trước đó bạn Việt kiều đến biếu thăm). Nguyên bốc đưa lên mũi ngửi không ngờ đó là phân người, anh không còn tỉnh táo nhiều nữa đã tiểu tiện, đại tiện ngay trên giường. Hằng đêm Nguyên nguyện với Chúa “xin giải nghiệp dùm con”. Tinh thần và thể lực suy yếu dần hồi, nước mắt phải nuốt ngược vào trong, cắn răng chịu đựng. Nguyên giấu các con chỉ nói sơ, vì không muốn con lo lắng mà ảnh hưởng việc học, chỉ mong muốn con ăn học thành tài. May mắn con gái Nguyên gặp bạn trai yêu thương, kết hôn và ở lại sống yên thân trên đất Mỹ. Con gái bảo lãnh ba mẹ nhưng không còn kịp nữa, chồng Nguyên đã ra đi về miền đất lạnh...

Jim dìu Nguyên xuống tảng đá gần đó ngồi nghỉ chân, cắt đứt dòng tư tưởng của nàng xa cơn muộn phiền. Tiếng suối nghe róc rách vui tai, gió thổi mát bay mái tóc của Nguyên vào mặt Jim, nàng hát khẽ “Hãy ngồi xuống đây trên lưng cuộc đời thách đố thương đau. Hãy ngồi xuống đây vai kề sát vai cho da thịt này đốt cháy thương đau” (*1), dù không hiểu nhưng Jim lắng nghe giọng nàng như để hòa chung cùng không khí thần tiên này. Nguyên tựa đầu trên vai chàng, nàng đang cần một bờ vai, đó có phải là tình yêu hay vì hai tâm hồn trống trải cần tìm đến nhau? Nguyên chẳng hiểu mình nữa?!! Khi chồng mất, nàng chỉ biết nhớ thương chồng, nỗi nhớ thương dày vò từng đêm không ngủ được, lặng lẽ nhìn bóng tối trong nỗi hoang mang “anh chỉ đến trong trái tim mình nhưng không bước cùng mình đến cuối cuộc đời, anh để lại cho mình quá nhiều đau khổ và hụt hẫng”. Chưa bao giờ Nguyên nghĩ mình sẽ quen người đàn ông khác, và ai dám quen người đàn bà lớn tuổi lại bị khiếm thị. Cũng sẽ không bao giờ nghĩ với tuổi này nàng lại có những cung bậc cảm xúc lạ lùng khác thường. Nguyên là người đàn bà Á Đông, có chút kiến thức chỉ đam mê đi tìm Chân, Thiện, Mỹ của cuộc đời và yêu cái đẹp ấy, không ham vật chất, chẳng mê tiền bạc. Hạnh phúc đối với nàng là được chăm sóc qua nghĩa cử nhỏ, qua bữa ăn với tất cả chân tình biểu hiện bằng tình thương. “Một trái tim sẽ chẳng thể kết nối với một trái tim khác chỉ bằng sự hoà hợp thông thường. Thay vào đó, chúng chỉ thực sự quyện chặt vào nhau qua những nỗi đau”. Có lẽ Nguyên đã cảm nhận ra điều mà tiểu thuyết gia Nhật Bản Murakami đã nhận thức sâu sắc về nỗi cô đơn, về niềm đau của con người cũng như sự hình thành gầy dựng tình yêu.

Tiếng Jim nhắc bên tai “We should go home”. Nguyên đoán trời đang phủ nhẹ hoàng hôn, không gian yên ắng, màu nắng nhạt dần. Hai người đi bên nhau, nắm tay xiết chặt để chuyền hơi ấm, chuyền sức sống, chuyền niềm tin cho nhau. Một ngày sẽ qua, một ngày của sự bình an trong cuộc sống, ngày mai sẽ đến, sẽ tiếp tục che chở nỗi cô đơn của hai tâm hồn đóng băng từ lâu, nay đến với nhau không vì sinh lý nhục dục, mà bằng hai trái tim cùng nhịp thở đồng điệu.

Nhìn lịch đã hơn một tháng chơi nơi đây, con gái Nguyên gọi phone muốn mẹ về, mà Nguyên cũng thấy nhớ cháu ngoại, nên nhờ Jim đặt vé ngày về. Bữa cuối trước ngày chia tay, Jim chở Nguyên ra ngoài ăn tối. Chàng đặt thẳng câu hỏi
- Can you marry me?
Câu hỏi bất ngờ mà nàng chưa hề nghĩ đến, Nguyên muốn tránh nhưng sợ Jim buồn, nên nói lời hứa hẹn bâng quơ:
- Please give me time to think
Nguyên đoán Jim đang nhìn nàng bằng ánh mắt tha thiết dịu hiền
- OK, I hope you reply soon

***
Trở về với con cháu, trời đã cuối thu, khung cảnh ở Seattle thật tuyệt vời qua màu trời mờ ảo. Chiều nào Nguyên cũng đi bộ chậm rãi tới công viên gần nhà, nơi có hàng cây đã đổi màu sắc, lá rụng trơ cành gần hết. Nguyên suy nghĩ thật nhiều về lời đề nghị của Jim, nàng nghĩ với số tuổi hiện tại thì đâu cần ràng buộc trách nhiệm mà chi, tuổi của “vô thường” đang rình rập ngày mai gần kề với cỏ sương đất lạnh. Nàng thương cảm căn bệnh tự kỷ của Paul, tôn trọng tình nghĩa cha con của họ, đã từng trọn vẹn trước đây, sợ con trai sẽ buồn vì sự xuất hiện của Nguyên, sẽ chia sớt bớt tình cảm của người cha lâu nay. Thôi thì “Hãy cứ là tình nhân. Để mong mỏi đợi chờ. Để chiều chuộng nâng niu. Và sợ điều tan vỡ. Hãy cứ là tình nhân. Để tháng ngày hoa mộng. Đề hẹn hò yêu đương. Và khắc khoải chờ nhau...” (*2). Tâm trạng nàng thật hoang mang bối rối, cuối cùng nàng muốn nói thật ý nghĩ mình cho Jim hiểu “Nhìn ông tôi cũng xót xa với lứa tuổi ấy còn đi cày, gánh vác mọi chuyện nặng nhọc, chiều chuộng con hết cỡ, nhưng con ông bệnh, ông không thể sống khác, bản chất ông lại hiền hoà giỏi chịu đựng, thú thật tôi thương ông nhưng lương tâm không cho phép mình giành giựt chiếm đoạt tình thương của ông, vả lại chính vì nhìn ông thương con nên tôi càng kính trọng và yêu ông hơn”.

Từ đó Nguyên và ông chẳng nhắc lại vấn đề “get marry” nữa. Gọi phone chỉ kể những sinh hoạt trong ngày hoặc FaceTime thấy mặt nhau như đang kề cận bên cạnh, dù mùa đông lạnh lẽo vẫn đủ sưởi ấm tâm hồn cho nhau.

***

Thời gian vùn vụt qua nhanh. Mùa xuân đã đến. Cây lá tươi xanh, lộc chồi non biếc, các loài hoa đang chớm nở khoe sắc. Lòng Nguyên thấy rộn ràng khi Jim hứa sẽ qua Seattle ăn Tết Việt Nam cùng nàng. Chỉ còn vài ngày nữa thôi, lòng nàng thấy háo hức muốn đi chợ Tết mua sắm nhiều thứ.

Sáng nay Nguyên nhờ chị hàng xóm chở đi chợ Hau Hau: các gian hàng trưng bày bánh mức trông hấp dẫn đẹp mắt. Nàng đến dãy bán thức ăn nhờ chị bạn mua nem, chả, giò thủ, hộp mứt đủ loại, bánh tét, bánh chưng, đến hàng trái cây mua Bưởi, Nho, Thanh Long. Chị hàng xóm giúp bê các thứ ra xe trước, rồi quay lại dẫn Nguyên tiếp tục đến khu vực bán hoa mua nhành Đào, nhánh Mai tươi rực. Tuy vật giá năm nay leo thang kinh khủng, nhưng nàng chẳng e dè quan tâm, trên đường về lại nhờ chị bạn ghé chợ Việt mua thêm ít thứ nữa. Tới nhà, Nguyên bày đầy bàn, ngắm nghía các thứ mình mua lòng thỏa mãn vui vui.

Jim đến đúng ngày 28 Tết. Các em chở Nguyên và ông dạo những khu VN trang hoàng không khí Tết cho ông biết.

Sáng nay nắng hồng chiếu rực rỡ trên những chậu hoa Miniature Rose, chậu Harvest Mums, vạt hoa Cúc do con gái Nguyên trồng trước thềm lóng lánh thật đẹp. Cành Đào hồng đang còn búp, hoa mai vàng nụ vừa hé nở. Vạn vật khoác lên bộ mặt tươi sáng chuyền sức sống cho nhân thế. Xuân đã về. Tình xuân phơi phới. Hồn xuân ngất ngây.

Xuân đang ngự trị trong lòng nàng và Jim.

Nguyên dẫn Jim đi ngắm những bông hoa đang chào đón mùa xuân. Nàng thấy yêu trời đất, yêu cảnh vật chung quanh, yêu màu nắng hồng đang sưởi ấm và hát khẽ (*3) “Anh, lại đây với em, ngồi đây với em trong cuộc đời này. Nghe thời gian lướt qua. Mùa xuân khẽ sang chừng như không gian đang sưởi ấm những giọt tình nồng…”

Minh Thúy Thành Nội

(*1) Hãy Ngồi Xuống Đây (Lê Uyên Phương)
(*2) Hãy Cứ Là Tình Nhân (Tú Minh)
(*3) Tình Tự Mùa Xuân (Từ Công Phụng

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2024

Em Ơi Nếu Đừng Dang Dở - Tác Giả: Hoài Linh & Anh Phong - Trình Bày: Kim Trúc


Tác Giả: Hoài Linh & Anh Phong
Trình Bày: Kim Trúc

Về Thăm Nhà

 

Cũng đã lâu rồi nơi đất khách
Bồi hồi trở lại mái nhà xưa
Ngồi trong xe ngổn ngang tâm sự
Trên đường về ra rả nhịp mưa
Bụi bám nhện giăng dầy cổng nhỏ
Then cài chủ vắng khách dần thưa
Bao nhiêu kỷ niệm còn lưu dấu
Xa biệt vì hoàn cảnh đẩy đưa.

Quên Đi  

Giấc Mộng

 

Em ngày xưa mộng bình thường
Tuổi con gái nằm trên giường hay mơ
Mơ đời son trẻ ngây thơ
Gặp chàng hoàng tử đợi chờ xe hoa.

Giấc mơ cũ bỗng hiện ra
Lạc trong dĩ vãng xót xa mưa buồn
Thời gian là kẻ điên cuồng
Thanh xuân tàn úa hồi chuông vô hồn.

Một mình quán chiếu cô thôn
Tìm trong cõi tạm đời dồn dập mau
Tình lập lại những vàng thau
Đoạn trường vạn nẻo phai màu tháng năm.

Nghĩ thân em phận tơ tằm
Dệt xong mạnh lụa mấy trăm quan tiền
Lòng buồn trải truốt nỗi niềm
Tìm trong chân lý đạo thiền hóa duyên.

Tế Luân
02-16-24

Tích Dư Xuân 惜餘春 - Hạ Chú

 

[踏莎行]       Đạp Sa Hành

急雨收春, Cấp vũ thu xuân,
斜風約水, Tà phong ước thủy,
浮紅漲綠魚文起。 Phù hồng trướng lục ngư văn khỉ.
年年遊子惜餘春, Niên niên du tử tích dư xuân,
春歸不解招遊子。 Xuân quy bất giải chiêu du tử.

留恨城隅, Lưu hận thành ngung,
關情紙尾。 Quan tình chỉ vĩ.
闌干長對西曛倚。 Lan can trường đối tây huân ỷ.
鴛鴦俱是白頭時, Uyên ương câu thị bạch đầu thì,
江南渭北三千里。 Giang Nam Vị bắc tam thiên lý.

Chú Thích

1- Tích dư xuân 惜餘春: tên từ bài do tác giả đặt cho bài từ “Đạp sa hành” của mình vì trong bài có câu “Niên niên du tử tích dư xuân 年年遊子惜餘春”. Toàn bài có 58 chữ, 2 đoạn, mỗi đoạn có 5 câu với 3 trắc vận. Cách luật:

X T B B cú
X B X T vận
X B X T B B T vận
X B X T T B B cú
X B X T B B T vận

X T B B cú
X B X T vận
X B X T B B T vận
X B X T T B B cú
X B X T B B T vận

B: bình thanh; T: trắc thanh; X: bất luận; cú: hết câu; vận: vần

2- Cấp vũ 急雨 = sậu phong cấp vũ 驟風急雨: mưa gió to đến nhanh bất ngờ.
3- Thu 收: kết thúc.
4- Tà phong 斜風 = tà phong tế vũ 斜風细雨: gió nhẹ mưa nhỏ.
5- Ước 約: ngăn trở, hạn chế.
6- Phù hồng 浮紅: Cánh hoa rụng trôi nổi trên mặt nước.
7- Trướng lục 漲綠: Nước xanh dâng cao.
8- Ngư văn 魚文 = ngư văn魚紋: những nếp của vẩy cá trên thân cá. Ngư văn cũng có thể hiểu là những gợn nước lăn tăn do tăm cá trên mặt nước.
9- Du tử 遊子: người đi xa nhà, xa quê hương.
10- Dư xuân 餘春: Những ngày cuối cùng của mùa xuân, ngày xuân còn lại rất ít ỏi. Tích dư xuân 惜餘春: nuối tiếc những ngày cuối cùng của mùa xuân, lấy chữ từ bài phú “Tích dư xuân phú 惜餘春賦” của Lý Bạch 李白:

“惜餘春之將闌,Tích dư xuân chi tương lan,
“每爲恨兮不淺。Mỗi vi hận hề bất tàn.

“Tiếc mùa xuân sắp hết,
“Mỗi lần xuân đi đều tiếc nuối chừ không cùng.”

11- Giải 解: biết, hiểu rõ.
12- Chiêu 招= chiêu đãi 招待: ứng tiếp.
13- Ngung 隅: góc, xó. Thành ngung 城隅: góc thành.
14- Quan tình 關情: tâm tình kích động.
15- Chỉ vĩ 紙尾: cuối lá thư, ám chỉ lá thư.
16- Huân 曛: ánh sáng cuối ngày lúc hoàng hôn.
17- Uyên Ương 鴛鴦: giống vịt mầu sặc sỡ thường sống thành đôi trống mái suốt đời không rời bỏ nhau, chỉ đôi lứa yêu nhau.
18- Câu thị 俱是: đều là.
19- Giang Nam 江南: vùng đất ở phía nam sông Trường giang, TH.
20- Vị bắc 渭北: phía bắc sông Vị Thủy 渭水, TH.

Dịch Nghĩa

Trận mưa rào sẽ kết thúc mùa xuân,
Trận gió nhẹ như ngăn cản mặt nước (ý nói gió nhẹ thổi trên mặt nước).
Hoa rơi trôi nổi trên mặt nước xanh dâng cao, tăm cá nổi lên.
Năm này qua năm khác, người đi xa xứ thương tiếc những ngày cuối xuân còn lại ít ỏi.
Xuân không biết đãi ngộ người du tử, vẫn đi mất.

Ôm mãi niềm u oán từ khi chia tay ở góc thành,
Những thâm tình quan thiết trong lá thư của người tình gửi tới,
Dựa lan can thật lâu ngắm ánh sáng hoàng hôn ở phương tây.
Đôi lứa uyên ương đều đã đến thời đầu bạc,
Kẻ Nam người bắc cách nhau 3 ngàn dặm.

Phỏng Dịch

1/ Tích Dư Xuân - Nhớ Tình Nhân

Mưa bạo tàn xuân,
Mặt hồ gió thổi.
Hoa trôi nước trướng tăm hơi nổi.
Năm năm lãng tử tiếc dư xuân,
Không chiều lãng tử xuân đi vội.

Ôm hận đường thành,
Cảm tình thư gửi.
Lan can đối vọng hoàng hôn mỏi.
Uyên ương đều đã bạc đầu thời.
Kẻ nam người bắc xa vời vợi.

2/ Nhớ Tình Nhân

Mưa bạo xuân tàn cỗi,
Gió vờn mực nước vợi.
Lục trướng cánh hoa rơi,
Lăn tăn gợn sóng nổi.

Hằng năm người viễn xứ,
Tiếc nuối ngày xuân tàn.
Xuân không hiểu ý tứ,
Lặng lẽ trôi miên man.

Ân hận góc thành từ biệt nhau,
Cuối thư kích động tâm tình sâu.
Lan can dựa mãi chiều thơ thẩn,
Ngàn dặm bắc nam đã bạc đầu.

HHD 
01-2022

1/ Tích Dư Xuân

Mưa rào tàn xuân
Nước lay gió nhẹ
Hoa trôi, nước lớn, bọt tăm cá
Hàng năm tha hương tiếc xuân tàn
Xuân không biết đãi ngộ du tử

Ôm hận góc thành
Thơ gởi tình ý
Dựa hiên lâu ngắm chiều tây nghỉ
Uyên ương đã đến lúc trắng đầu
Kẻ Bắc người Nam ngàn thiên lý

2/ Nhớ Tình Xa

Cơn gió nhẹ, mưa rào xuân hết
Cá nổi tăm, nước biếc hoa trôi
Mỗi năm khách lữ tiếc đời
Xuân về không biết thương người dặm xanh

Thơ thâm tình, góc thành ai oán
Dựa lan can ngắm ráng chiều lâu
Uyên ương đến lúc bạc đầu
Kẻ Nam người Bắc cách nhau dặm ngàn

Lộc Bắc
Mars24
 ***
Nhớ Tình Xa

Trận mưa rào mang mùa xuân đi vội
Cá sủi tăm nước biếc cánh hoa trôi
Lữ khách hàng năm tiếc nuối xuân thời
Những ngày cuối mùa chừng còn ít ỏi.
Xuân chẳng thiết tha người xa diệu vợi

Từ chia tay góc thành, luôn u oán
Lá thư người xúc cảm mối tình tan
Ngắm hoàng hôn dần tắt tựa lan can
Đôi uyên ương tóc ngả sang màu bạc
Vạn dặm ngàn Nam Bắc biệt không gian

Kim Oanh

Mạch Xuân Tràn Dâng



Xuân Đã Đến Rồi...

Bên cạnh công việc chính trên hãng, mỗi cuối tuần tôi thêm nghề “gõ đầu trẻ”, trở thành cô giáo của trường Việt Ngữ Suối Mở ở thành phố Offenbach, gần thành phố Frankfurt, Đức. Trường do Hội Văn Hóa Việt Nam 2000 thành lập năm 2000. Thật là một tình cờ lý thú, tách tên Offenbach thành hai phần, theo nghĩa tiếng Đức: Offen là mở, Bach là suối. Thế là trường Việt Ngữ được kèm theo chữ Suối Mở. Bên dòng suối tươi mát, có ngôi trường mở rộng cánh cửa đón tiếp những người đến với nhau trong tình thân ái, những người yêu ngôn ngữ Việt, yêu văn hóa Việt.

Ngày khai giảng, tôi nhận lớp mới, nhỏ nhất trường. Tôi đặt tên lớp Mẫu Giáo, vì học trò lần đầu đến trường Việt Ngữ, chứ nhiều em đã lên lớp Ba trường tiểu học Đức. Lớp chỉ hơn mười học trò, mà tôi bận rộn như những cô giáo ngày xưa với sĩ số lớp hơn 50 em. Tất cả học trò cần được chú ý đặc biệt. Những ngày đầu đưa con đến trường, nhiều phụ huynh tâm sự, phải năn nỉ các con, hứa hẹn ngày lễ dẫn đi chơi, mùa hè gia đình du lịch xa... Đi học được mấy tuần, học trò cảm thấy đến trường Việt Ngữ cũng vui. Thế là, đến sáng thứ Bảy, học trò chuẩn bị sẵn sàng và nhắc cha mẹ: “Ba Mẹ mau mau chở con đến trường, kẻo trễ học.” Nghe vậy, cả phụ huynh lẫn nhà trường cùng vui, cùng mừng.

Cách đây hơn 30 năm, thời sinh viên Đại Học Sư Phạm, tôi đã thực tập, dạy Anh văn lớp 11. Tôi chưa biết mình có thể áp dụng vốn liếng sư phạm ngày xưa như thế nào. Nhưng bây giờ, dạy tiếng Việt cho lớp Mẫu Giáo, tôi thực hành châm ngôn: vừa dạy, vừa dỗ. Dỗ ngon, dỗ ngọt để mỗi thứ Bẩy học trò chịu hy sinh mấy tiếng đồng hồ, đến trường học. Học trò nào của lớp cũng là học trò đặc biệt nhất của cô giáo.

Từ thầy hiệu trưởng đến các thầy cô cũng như ban điều hành của trường vẫn còn trong tuổi lao động. Ai nấy giống Robinson trên hoang đảo, lóng ngóng chờ gặp Friday, anh chàng Thứ Sáu, chấm dứt một tuần lễ tất bật với công việc cày cấy, kiếm cơm. Học trò cũng vậy, trong tuần, các em bận rộn với chữ nghĩa tiếng Đức ở trường tiểu học, trung học. Nhiều trò còn “gánh” thêm những môn học khác như học đàn, học võ, chơi các môn thể thao, tham gia sinh hoạt của sở cứu hỏa thành phố. Ấy, vậy mà mỗi sáng thứ Bẩy, đúng 10 giờ rưỡi sáng, thầy cô, học trò tề tựu đông đủ ở khuôn viên trường Việt Ngữ Suối Mở.

Thường lệ, trường học, công sở có giám học, giám thị, giám đốc... Trường Việt Ngữ Suối Mở không có các chức vị “giám” này. Trường Suối Mở chỉ có những người “giám... làm”. Để có mặt ở trường, nhiều người đi về cả 100 cây số. Việc chợ búa phải lo trong tuần, hoặc chiều thứ Bẩy. Từ sáng đến trưa thứ Bẩy, những người “giám làm” toàn tâm, toàn ý phục vụ trường Việt Ngữ.

Ngày xưa, trường học thường có ông cai trường. Ngoài việc mở cổng trường, cửa lớp, đánh trống trường... vợ chồng ông cai trường mở quầy bán hàng ăn vặt cho học trò. Ngày nay, mấy ông cai trường của trường Việt Ngữ Suối Mở “đa năng, đa tài” hơn các ông ngày xưa. Các ông cai đến trường khệ nệ những hộp to tướng xếp đầy bánh mì kẹp xúc xích, phô mai.. hoặc pâté chaud thơm ngon. Khác ông cai trường ngày xưa, các ông cai trường ngày nay tự móc túi mình, mua bánh mì tươi giòn, mua bột, mua thịt, cặm cụi bào chế món ngon đem mời học trò. Giờ ra chơi, thấy bầy trẻ bu quanh quầy thức ăn, vừa ăn uống, vừa rôm rả chuyện trò với nhau, các ông cai trường mặt mày hí hửng, lòng vui như tết. Các ông bận tíu tít, mời trò này ăn bánh mì, rót cho trò kia ly trà trái cây... Nghề cai trường cho trường Việt Ngữ Suối Mở là công việc không lương, lại tốn thì giờ lẫn tiền bạc. Thế mà, lắm người hớn hở nộp đơn xin việc.

Chuông reo hết giờ học, học trò lao nhao ra khỏi lớp, để lại phòng học bàn ghế xô lệch, trên sàn đầy giấy ngổn ngang. Vài bác phụ huynh học sinh le te xách chổi vào các phòng học. Đôi lần thấy bác thủ quỹ lồm cồm bò trên sàn gom những mảnh giấy xé vụn dưới bàn, cô giáo ái ngại, nói giả lả:

-Học trò xả rác làm người lớn phải dọn dẹp.

Bác thủ quỹ cười, phát biểu một câu dễ thương hết sức:

-Không sao cô giáo. Tụi nó cứ việc xả, mình dọn bao nhiêu cũng được. Miễn là tụi nhóc chịu đi học tiếng Việt.

Khi nghe bài hát Those were the days rộn rã trong phần cuối của phim Les Grands Esprits, phim về một thầy giáo và cách cư xử trong giờ học với học sinh cá biệt, tôi bỗng dưng liên tưởng đến các thầy cô giáo và các thành viên trong ban điều hành trường Việt Ngữ Suối Mở. Thật ra, lời của bài hát chẳng liên quan đến những người tâm huyết của trường. Nhưng tôi thích câu for we were young and sure to have our way, bởi chúng ta còn trẻ, chúng ta biết rõ con đường mình đi... Đa số chúng tôi đang trên đường về hưu, hoặc đã qua rất xa tuổi thanh niên, tôi không dám lạm dụng chữ young. Nhưng hẳn nhiên chúng tôi sure to have our way. Chúng tôi sẵn lòng bỏ nhiều công sức, thì giờ và nhiệt huyết góp vào nỗ lực gìn giữ tiếng Việt, tiếng Mẹ của thế hệ chúng tôi, cho bầy con cháu sinh trưởng ở Đức.

Trường Việt Ngữ Suối Mở theo nguyên tắc “mùa nào, thức ấy”. Giờ học cuối, trước khi nghỉ hè, học trò rộn ràng tiếng ca: “Hè về, hè về nắng tung nguồn sống khắp nơi...” Tết Trung Thu học trò thi làm lồng đèn, thi vẽ. Nếu trời không mưa gió bão bùng, học trò cùng thầy cô giáo đi quanh trường, cao giọng: “Tết trung thu rước đèn đi chơi.” Nhưng lễ lớn nhất trong năm của trường Việt Ngữ Suối Mở là tết Nguyên Đán. Hội tết Nguyên Đán của trường với chương trình văn nghệ do các nghệ sĩ mầm non đảm trách thật phong phú, hấp dẫn. Từ mùa hè, các thầy cô đã bắt đầu mời học trò làm ca sĩ, diễn viên... cho những tiết mục mừng xuân. Nào là hoạt cảnh Thằng Bờm, nào là kịch Những Người Bạn, nào là những màn múa quạt, múa nón, múa võ... Hai lớp nhỏ đảm trách hợp ca bài Đón Xuân của nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Nhiều trò chưa rành mặt chữ, nhưng vẫn chăm chú nhìn lời ca và hát theo. Các ca sĩ tí hon phát âm chưa được "tròn vành, rõ chữ", mà vẫn véo von hai bè. Nhóm này: “kìa trong vạt nắng” vừa dứt, nhóm kia hát đuổi tiếp ngay: “kìa trong vạt nắng”. Ô, biết đâu, các bé đây sẽ là hậu duệ của ban hợp ca Thăng Long.

Sau nhiều tuần chuẩn bị, ngày hội tết Nguyên Đán của trường Việt Ngữ Suối Mở diễn ra thật tưng bừng. Nơi đây đang cuối đông, trời đất vẫn co ro trong giá rét. Nhưng hội tết của ngôi trường Việt Ngữ Suối Mở, đã mang đến cho mọi người hương xuân tươi vui, một ngày hội xuân đáng nhớ với nhiều ấn tượng đẹp đẽ. Ra về, mọi người vẫn còn ấm áp bên tai lời chúc xuân tươi, xuân lành. Chúng ta có thể nuôi dưỡng niềm tin và hy vọng rằng vẫn còn nhiều người yêu tiếng Việt. Các em, các con, các cháu sẽ vẫn nói được tiếng Mẹ. Giữa những bận rộn của gánh nặng cơm áo nơi trời Âu, chúng ta có được những giờ phút vui cùng nhau, cùng sinh hoạt trong tình thân ái. Những kỷ niệm quý giá này làm đẹp, làm tươi con đường chúng ta đi và là những khoảnh khắc hạnh phúc thăng hoa cuộc sống của chúng ta.

Trong trí tôi vang vang lời ca tươi tắn của các ca sĩ tí hon: “Kìa trong vạt nắng, mạch xuân tràn dâng...”

Hoàng Quân

Cuối năm Quý Mão 2023