Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2015

Bonsai - Hoa Đỗ Quyên - Lê Kim Thành

Những cây Đỗ Quyên - Từ khu vườn nhà của Người Lonh Hồ ở San José

Giữ em riêng một góc vườn
Cành hoa áo trắng trên đường năm xưa
Năm mươi năm,vẫn dây dưa
Hình như em đã mới vừa qua đây

(Lê Kim Thành)






Lê Kim Thành
San José 2015

Dạng Thơ "Đường Luật Thất Ngôn Xen Lục Ngôn".


Dựa vào các thi phẩm của Tiền Nhân Tàu cũng như Việt, các học giả Việt Nam đã đưa ra 8 dạng đặc biệt của Đường Luật Thi. Nhưng có lẽ độc đáo nhất của Việt Nam chính là "Đường Luật Thất Ngôn Xen Lục Ngôn".
Đây là một dạng thơ Thất Ngôn Đường Luật, do các thi nhân Việt Nam sửa hai câu Thực hoặc hai Luận từ 7 chữ còn lại 6 chữ.
Dạng thơ này xuất hiện từ thời này? Do ai khởi xướng?

A - Nguồn Gốc và Thời Kỳ Xuất Hiện

Kể từ khi Nguyễn Thuyên viết bài "Văn Tế Cá Sấu" bằng chữ Nôm, được ca tụng, đã khiến các thi nhân của ta có thêm động lực, bắt đầu sáng tác thơ Nôm theo Luật Đường. Thơ Nôm viết theo luật thơ Đường, lần đầu tiên mang tên gọi là thơ "Hàn Luật" được ghi chép trong " Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục" triều Nguyễn do Phan Thanh Giản chủ biên.
Vào Thời Trần,Thơ Nôm phát triển rất mạnh, nhưng hầu hết là các dạng thơ Đường Luật, Lục Bát..., riêng thơ Nôm Đường Luật Thất Ngôn Xen Lục Ngôn không hề xuất hiện trong triều đại Nhà Trần. Mãi đến thời kỳ đầu của Nhà Hậu Lê, ta mới thấy xuất hiện trong "Quốc Âm Thi Tập "của Nguyễn Trãi. Từ đó dạng thơ này được thi nhân các triều Hậu Lê, Nguyễn tiếp tục sáng tác.

Theo bài biên khảo của Nguyễn Phạm Hùng trong  hopluu.net :

 [Đường Luật Thất Ngôn Xen Lục Ngôn (TNXLN))]
"...nó được đánh dấu bởi tên tuổi những nhà thơ lớn như Nguyễn Trãi (1380-1442) với Quốc âm thi tập  (trong đó có 186 bài TNXLN trên tổng số 254 bài), Lê Thánh Tông (1442-1497) và các thi sĩ thời Hồng Đức với Hồng Đức quốc âm thi tập (trong đó có 135 bài TNXLN trên tổng số 328 bài), Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) với Bạch Vân quốc ngữ thi tập (trong đó có 97 bài TNXLN trên tổng số 161 bài), Trịnh Căn (1633-1709) với Ngự đề Thiên Hoà doanh bách vịnh (trong đó có 10 bài TNXLN), Nguyễn Hữu Chỉnh ( ? - 1787) với Ngôn ẩn thi tập (trong đó có 5 bài TNXLN)...

...Có người cho rằng, thơ TNXLN xuất phát từ thơ Nôm Đường luật, trải qua những thử nghiệm sáng tạo mới nhưng bất thành, cuối cùng lại quay trở về với thơ Nôm Đường luật. Chúng tôi lại nghĩ khác, nó xuất phát từ Đường luật, trải qua những thử nghiệm sáng tạo với mong muốn "hoán cốt đột thai" để tạo ra thể thơ mới, "tồn tại song song" với thơ Nôm Đường luật (ngay trong cùng một tập thơ Nôm của các nhà thơ Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm… cùng tồn tại song song hai lối thơ này), nhưng do không tạo được một thi luật ổn định và vững chắc, nên cuối cùng đã tự tiêu vong. Đến thế kỷ XVII, XVIII(*), thể thơ này không còn thích hợp nữa ..."

Theo bài Biên Khảo của Trần Trọng Dương trong  nguvan.hnue.edu.vn 

"...Quãng vài chục thập kỷ trở lại đây, giới nghiên cứu văn học đã bỏ ra nhiều công sức để đi tìm lời giải mã cho hiện tượng câu thơ Nôm sáu chữ của nhiều tác giả nổi tiếng từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII. Có thể kể đến các ý kiến của Dương Quảng Hàm, Bùi Văn Nguyên, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Ngọc San, Lê Hoài Nam, Nguyễn Hữu Sơn, Ngô Văn Phú, Phạm Luận, Phạm Thị Phương Thái… Kết luận hiện nay dễ được chấp nhận hơn cả, là giả thuyết coi đây là một thể loại mới - một sáng tạo độc đáo của Việt Nam mà người đi đầu là Nguyễn Trãi. Thể loại mới ấy được định danh là thể “thất ngôn xen lục ngôn” [Nguyễn Phạm Hùng 2006]. Nguồn gốc của thể thơ này chính là thất ngôn Đường luật, một thể thơ đồng thời xuất hiện trong hàng loạt thi tập nổi tiếng và cổ kính như Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập, Bạch Vân Am thi tập,… Một số nhà nghiên cứu khẳng định như vậy đã ngầm thực hiện một phương trình khá bất tiện, rằng Nguyễn Trãi đã “sáng tạo thể loại thất ngôn xen lục ngôn” bằng cách “cải tạo thất ngôn Đường luật”; ở khía cạnh thi luật học cổ điển thì “các câu lục ngôn thất luật” ấy là sự phát triển từ thể thơ gò bó có nguồn gốc Trung Hoa. Sự “sáng tạo/ cải tạo” ấy được chứng minh bằng cách: các câu lục ngôn/ ngũ ngôn là sự sáng tạo về mặt số lượng âm thanh và nhịp điệu. Và những nhịp điệu lạ lẫm (thực ra là thất luật ấy) lại là những đóng góp lớn của Nguyễn Trãi cho văn hóa Việt Nam..."   

Như thế, chúng ta có thể khẳng định dạng thơ này do cụ Ức Trai khởi xướng và được các thi nhân đời sau tiếp tục dùng trong sáng tác.

B - Các bài thơ  Đường Luật Thất Ngôn Xen Lục Ngôn

       Trần Tình Số 9
                      
Bảy tám mươi bằng một bát tay, 
Người sinh ở thế mấy nhàn thay. 
Lan đình tiệc họp mây ảo, 
Kim cốc vườn hoang dế cày. 

Nhật nguyệt soi đòi chốn hiện, 
Đông hè trãi đã xưa hay. 
Ta còn lãng đãng làm chi nữa, 

Tượng có trời bày đặt vay.
                         Nguyễn Trãi
-----
       Cây đánh đu 
                   
Bốn cột lang nha cắm để chồng,
Ả thì đánh cái ả còn ngong.
Tế hậu thổ khom khom cật,
Vái hoàng thiên ngửa ngửa lòng.
Tám bức quần hồng bay phới phới,
Hai hàng chân ngọc đứng song song.
Chơi xuân hết tấc xuân dường ấy,
Nhổ cọc đem về để lỗ không.
            Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập

(Nữ sĩ Hồ Xuân Hương sửa bài thơ "Cây Đánh Đu" thành bài Thơ  "Đánh Đu" mà chúng ta từng biết)
-----
    Đêm thu vô nguyệt 

Lề la vặc vặc rạng tơ hào, 
Phải mịt mù nay vì cớ sao? 
Nhân bởi hắc vân ngất phủ, 
Há rằng ngọc thỏ hèn sao. 
Hằng nga chiếm lấy làm song viết 
Thục đế tuồng ni dám ước ao, 
Mựa dắng (*) đêm nay trăng thấy nguyệt, 
Thu qua đông đến quế càng cao.
                            Nguyễn Toàn An 

(*)  Mựa dắng: Tiếng cổ có nghĩa là “chớ nên bảo rằng”. 

Sách Công Dư Tiệp Ký của Vũ Phương Đề ghi chép về Bảng nhãn Nguyễn Toàn An, có đoạn viết:  
Ông người làng Thời Cử, huyện Đường An (nay thuộc huyện Mỹ Văn, tỉnh Hải Hưng), thuở hàn vi phải sung làm lính cắt cỏ nuôi ngựa trong cấm cung.  
Một đêm trung thu, vua Lê Thánh Tông cùng quần thần hội họp trước sân điện đón trăng. Chẳng ngờ đêm ấy trăng thu không tỏ, nhà vua bèn ra đề: “Đêm Thu Vô Nguyệt” (Đêm trung thu không trăng), sai các quan ngâm vịnh. Bữa ấy Nguyễn Toàn An đến phiên hầu tiệc, ông cảm xúc nảy nở ra tứ thơ, bèn mạnh dạn dâng lên.
Nhờ bài thơ này Nguyễn Toàn An được vua ban thưởng cho rất hậu, lại cho giải ngũ về nhà theo việc đèn sách. Năm Nhâm Thìn niên hiệu Hồng Đức thứ 3 (1472) ông thi đỗ Bảng nhãn.
-----
     Nhân Tình Thế Thái 12

Cầu may cuốc nguyệt gánh yên hà 
Nào của nào chăng phải của ta 
Đêm đợi trăng lồng bóng trúc 
Ngày chờ gió thổi tin hoa 

Thấy cơ doanh mãn (*) cho hay chửa 
Phải đạo trung thường chớ có qua 
Dẫu lấy thánh kinh noi thửa học 
Ví chưng xuất xử đạo thờ cha

                 Nguyễn Bỉnh Khiêm

(*) Doanh mãn : Đầy đủ
----
     Trách Chiêu Hổ

Anh đồ tỉnh, anh đồ say
Sao anh ghẹo nguyệt giữa ban ngày
Này này chị bảo cho mà biết 
Chốn ấy hang hầm chớ mó tay
                             Hồ Xuân Hương

Nhìn vào các câu 6 chữ, chỉ có bài "Cây Đánh Đu" là phá cách ở luật Bằng Trắc. Các bài còn lại đều giữ đúng Luật Đường Thi. Theo các nhà nghiên cứu, chưa đến 10% là phá cách Bằng Trắc. Vì thế, mọi người đều đồng ý rằng: Khi làm thơ Đường Luật Thất Ngôn Xen Lục Ngôn, bắt buộc phải giữ đúng Niêm Luật của Đường Thi.

Huỳnh Hữu Đức Biên Soạn.

Xướng Họa: Vui Tuổi Già

Bài Thơ Xướng
( Thân tặng Mai Lộc)

Năm tháng nhuộm dần bạc tóc râu
Nhưng đời luôn giữ thắm xanh màu.
Tâm hồn nghệ sĩ còn lai láng
Cảm húng thi nhân vẫn đat dào.
Mừng gặp bạn bè khi hội ngộ
Vui tìm mây nuớc lúc tiêu dao.
Mặc ai chen chúc đuờng danh lợi
Ta chẳng bận tâm một chut nào.

Quang Tuấn
*** Các Bài Họa:
Tình Quê

Man mác quê người đã trắng râu 
Tình quê chan chứa chẳng phai màu 
Lòng ta tan tác sầu thương nhớ 
Cảm hứng thi nhân vẫn dạt dào 
Ước muốn về thăm thôn xóm cũ 
Mong tìm nghe lại khúc đồng dao 
Nơi đây đất khách mùa đông đến 
Hạnh phúc lang thang biết chốn nào?

Mailoc
***
Cảm Xuân

Lo ăn bương chảy bạc đầu râu
Tết đến ráng sao đủ sắc màu
Hương khói gia tiên luôn ấm cúng
Lộc tài con cháu được dồi dào
Tuổi già sức khoẻ hơn ngân lượng
Tình bạn thâm bền ví ngọc dao
Nhấp chén trà xanh thay mỹ tửu
Xuân như thế đó sướng không nào.

Quên Đi
***
Để Râu

Mươi ngày biếng cạo đã dài râu
Ngắm lại cười khan bạc trắng màu
Sáu bó ơn trời chưa lụm cụm
Năm căn khí lực vẫn dồi dào
Chừa hàng ria mép thêm già mặt
Vuốt ngạnh trê dừa khỏi lụt dao
Đón tết con Mùi coi lạ tí
Truyền lưu một nét giống cha nào!

Cao Linh Tử
3/2/2015
***

Vui Sướng Với Tuổi Già
Tuổi già đầu bạc tóc lẫn râu !
Cuộc sống quanh ta lắm sắc màu
Đạo nghĩa muôn đời luôn gắn bó
Tình người vạn thuở mãi dồi dào
Vườn thơ bạn hữu siêng thăm viếng
Xướng họa thi nhân kết khúc dao
Danh lợi trần ai xa lánh mặc...
Vui cùng con cháu khoái không nào ??

Song Quang
***
Cuộc Đời

Thời gian dần đổi tóc cùng râu
Đã cảm nhiều hơn cuộc chuyển màu
Sương gió điểm pha luôn bạc thếch
Áo cơm góp ghép chẳng dồi dào
Câu thơ khắc họa vùng hư ảnh
Tâm sự khơi nguồn khúc tiếu dao
Tạo hóa khéo trêu đời thất bại
Số phần kỳ vọng mối duyên nào?

Nguyễn Đắc Thắng

"...Ơi " (Thơ Vui Yết Hậu)


Chữ Tàu cả đống hỡi thư ơi
Thừa hiểu rằng ta chẳng biết chơi
Cắc cớ trêu đùa thằng ngốc tử
Trời !!!

Lưu Linh
***
Phải chi ít ít ráng mà chơi
Cả đóng như trên thiệt rối bời
Cố gắng mài mò từng chữ một
Mời.

Quên Đi

***
Thơ đùa thì được thử làm chơi
Luật trắc bằng Niêm mệt cả đời
Học hoài nhưng dốt thôi đành chịu
Xời...

Kim Oanh

Hương Hoa Sứ


Hương Hoa Sứ

Bài thơ viết gởi tặng Lynne để nhớ về đóa hoa sứ ngày viếng Đền Thờ Tây Sơn

Ửng hồng má thắm môi hường
Chiều quê nắng hạ dạo vườn quanh quanh
Gió lay sứ trắng vương cành
Nhặt hoa cài mái tóc xanh mượt mà
Nụ cười xinh xắn gần xa
Ngẩn ngơ ong bướm la đà say hương!

Yên Dạ Thảo
Bình Định - Tháng Năm 2013
***
Bất Chợt

Như tuyết trắng - nụ hoa hường
Như bình minh bước trong vườn lượn quanh
Như hoàng yến đậu trên cành
Sương tơ nắng lụa trời xanh mặn mà
Một bông sứ nở từ xa
Bỗng dưng cỏ biếc đậm đà dậy hương,

Phong Tâm
12/03/2015

42 Công Dụng Từ Dấm

Dấm là loại gia vị mà các bà nội trợ thường dùng trong chế biến món ăn.
Loại chất lỏng lên men tự nhiên này còn có nhiều công dụng khác ngoài việc chế biến món ăn, có thể khiến bạn bất ngờ.

1. Diệt cỏ dại: xịt giấm nguyên chất vào những nơi cỏ dại mọc. Vài ngày sau cỏ sẽ tự héo rũ và chết.
2. Tăng độ axit của đất: pha khoảng ½ tách giấm vào 4 lít nước để tưới cây cảnh.
3. Ngăn ngừa kiến: xịt Dấm vào những khe cửa, đồ dùng hoặc những nơi có kiến bò.
4. Đánh bóng xe: dùng vải mềm thấm Dấm nguyên chất để lau sạch và đánh bóng lớp sơn xe.
5. Khử mùi hôi ở chó: dùng Dấm chà xát lên lông chó, sau đó tắm sạch.
6. Ngăn mèo: vẩy Dấm lên những nơi mà bạn không muốn con miu miu mon men tới gần.
7. Lau sàn: hòa một tách Dấm trắng với 8 lít nước nóng và dùng nước này để lau sàn nhà.
8. Làm tươi rau bị héo: ngâm rau đã héo vào hỗn hợp gồm nước và Dấm theo tỷ lệ 2 tách nước / 1 muỗng canh Dấm.
9. Làm dịu vết ong hoặc sứa đốt: thoa Dấm vào chỗ bị đốt để giảm đau và ngứa.
10. Chữa da bị cháy nắng: dùng Dấm trắng chà nhẹ lên vùng da bị bỏng nắng, lặp lại nhiều lần cho đến khi cảm giác đau rát dịu đi.
11. Làm dầu xả cho tóc: thêm một muỗng canh Dấm vào nước xả tóc để gội sạch phần dầu gội còn bám trên tóc.
12. Làm da bớt khô và ngứa: cho 2 muỗng canh Dấm vào nước tắm.
13. Trị gàu: trộn hỗn hợp gồm Dấm táo, nước và dầu ôliu, mỗi thứ hai muỗng canh. Dùng hỗn hợp này mát xa da đầu, để yên từ 15 đến 20 phút rồi gội lai bằng dầu gội.
14. Làm dịu cơn đau họng: Pha 1 muỗng canh Dấm táo vào 1 ly nước. Dùng nước này xúc miệng và uống.(Apple cider vinegar)
15. Trị viêm xoang và viêm phế quản: hòa ¼ tách Dấm (có thể nhiều hơn) vào máy tạo hơi và hít hơi nước có chứa Dấm.
16. Khử mùi cống trong bếp: mỗi tuần 1 lần đổ 1 tách Dấm xuống cống, để yên trong khoảng 30 phút sau đó dội sạch lại bằng nước.
17. Khử mùi hành: thoa Dấm vào ngón tay trước và sau khi cắt hành.
18. Làm sạch và diệt khuẩn cho thớt gỗ: dùng Dấm nguyên chất để rửa thớt.
19. Tẩy sạch mủ trái cây dính ở tay: thoa Dấm vào tay có dính mủ.
20. Tẩy dầu mỡ và khử mùi trên chén đĩa: hòa 1 muỗng canh Dấm với nước xà phòng ấm rồi rửa chén đĩa.
21. Rửa sạch bình trà: đun sôi hỗn hợp Dấm và nước, rót vào bình trà, các vết ố vàng cứng đầu sẽ bị tẩy sạch.
22. Làm sạch hộp đựng thức ăn: dùng bánh mì ngâm vào Dấm rồi đặt bánh mì vào hộp đựng thức ăn và để qua đêm.
23. Làm sạch tủ lạnh: chùi rửa tủ lạnh bằng hỗn hợp gồm ½ nước và ½ Dấm.
24. Thông cống: đổ 1 nắm bột soda xuống cống, đổ tiếp ½ tách Dấm, đậy nắp cống và để yên trong khoảng 20 giây rồi dội sạch bằng nước nóng.
25. Rửa và khử mùi chai lọ: dùng Dấm rửa các chai lọ để khử mùi hôi còn vương lại.
26. Làm sạch máy rửa chén: cho 1 tách Dấm vào vòng quay cuối để làm sạch xà phòng còn bám trong lòng máy và đồ thủy tinh. Có thể làm mỗi tháng 1 lần.
27. Tẩy sạch đồ dùng bằng thép không rỉ: dùng khăn nhúng Dấm để lau chùi đồ dùng bằng kim loại.
28. Tẩy vết bẩn ở ấm, bình, chậu: cho 3 muỗng canh Dấm và khoảng ½ lít nước vào ấm, bình có vết bẩn. Đặt lên bếp và đun sôi cho đến khi vết bẩn biến mất.
29. Làm sạch lò vi sóng: đun sôi 1 tách nước có pha thêm ¼ tách Dấm trong lò vi sóng sẽ giúp khử mùi hôi và tẩy sạch vụn thức ăn còn bám trong lò.
30. Tẩy vết hoen rỉ ở vật bằng kim loại: ngâm vật cần tẩy vào dung dịch Dấm nguyên chất.
31. Khử mùi nấu nướng: đặt một xoong nhỏ có hỗn hợp nước và chút xíu Dấm đun riu riu trên bếp. Hơi nước tỏa ra sẽ khử được mùi thức ăn còn vương trong bếp.
32. Làm thông bàn ủi hơi nước: cho hỗn hợp gồm ½ Dấm và ½ nước vào ngăn chứa nước. Điều chỉnh sang chế độ ủi hơi và để bàn ủi dựng đứng trong khoảng 5 phút.
33. Tẩy vết cháy trên bàn ủi: đun nóng hỗn hợp Dấm và muối (mỗi thứ một nửa), chà hỗn hợp này lên bề mặt bàn ủi (lúc nguội) để tẩy sạch vết cháy đen.
34. Làm mượt vải: hòa thêm ½ tách Dấm vào nước xả cuối để làm vải bớt xơ và giữ màu tốt hơn.
35. Làm sạch máy giặt: cho vào máy 1 tách Dấm, khởi động chu trình giặt như bình thường (không có quần áo) để tẩy sạch xà phòng còn sót lại trong máy.
36. Tẩy vết bẩn trên quần áo: cho Dấm vào chỗ có vết bẩn, vò nhẹ trước khi giặt.
37. Khử mùi thuốc lá ở quần áo: xả nước nóng vào bồn tắm, cho thêm 1 tách Dấm rồi cho quần áo vào.
38. Làm sạch lớp đề can dính trên vải: dùng bàn chải thấm Dấm chải vài nơi cần tẩy đề can hoặc ngâm quần áo với Dấm trước khi giặt.
39. Chùi mắt kính: Nhỏ vào mỗi tròng mắt kính 1 giọt Dấm sau đó lau sạch lại bằng vải.
40. Giữ hoa tươi lâu: hòa 2 muỗng Dấm và 1 muỗng đường vào mỗi lít nước cắm hoa.
41. Dập lửa: đổ Dấm vào ngọn lửa đang cháy bùng để đập tắt lửa
42. Làm sảng khoái tinh thần: cho 1 muỗng Dấm táo vào ly nước, thêm tí đường. Vậy là bạn đã có một ly nước giải khát có ích cho cơ thể.(Apple cider vinegar)



Vĩnh Trinh sưu tầm

Khói Đông - Thơ Hồng Thúy - Phổ Nhạc Lâm Kim Cương - Lâm Dung


Thơ:Hồng Thúy
Phổ Nhạc:Lâm Kim Cương
Hòa âm và trình bàyLâm Dung
Thực Hiện Slideshow:Duy Hân

Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2015

Chân Quê - Sáng Tác: Song Ngọc

Bài hát là lời nhắn nhủ với những cô gái làng quê chân lấm tay bùn, đừng chạy theo những cô gái thành thị mà bỏ đi cái chân chất mộc mạc của mình, vì nơi đó là nơi ông bà mình đều là những người chân đất vốn sinh ra nơi thôn làng, hãy giữ lấy nét đẹp hồn nhiên mộc mạc dân dã ấy cũng là đề giữ lấy cái truyền thống dân tộc bao đời mà nhiều thế hệ đã cùng nhau vung đắp


Sáng tác: Song Ngọc
Tiếng Hát; Quang Lê
Thực Hiện: Nguyễn Thế Bình

Sò Xào Xả Ớt


Nguyên Liệu:

- 1 hộp mussels New Zealand đông lạnh (khoảng 1.50lb = 685gr)
- 3 muồng café xã bầm
- ½ củ hành tây trắng
- ½ củ hành tây tím
- 1 cọng hành lá
- Ớt bầu màu (xanh, đỏ, cam, vàng) mỗi màu khoảng ¼ trái
- Rau răm
- Đậu phọng rang giã hơi to
- Muối, đường, dấm, dầu ăn
- Tỏi, ớt hiểm tươi, chanh, nước mắm.

Cách Làm:
Mussels:
• Mussels giải đông, rửa sạch, để ráo
• Khử tỏi, ớt, xã bầm trong chảo dầu cho thơm. Cho mussels vào, nêm muối, tiêu cho vừa ăn, đậy nắp chảo lại và nấu khoảng 10 - 15 phút hãy tắt lửa.

Mussels nên xào khi gần ăn để giữ độ nóng sẽ ngon hơn.

Rau tươi:
• Hành tây trắng và tím xắt lát mỏng, ngâm trong chén nước có pha dấm đường
• Ớt bầu màu xắt sợi, rau răm xắt khúc nhỏ, hành lá cắt khúc và tỉa sợi

Pha nước mắm:
• Đường,chanh, tỏi, ớt pha với nước mắm và nêm cho vừa khẩu vị.

Cách Trình Bày:

Sau khi Mussels chín, sắp ra dĩa lớn. Cho hành tây, ớt bầu màu, hành lá, rau răm, ngò, đậu phọng và vài lát ớt hiểm lên trên mặt.

Khi ăn, bạn có thể gắp nguyên con sò ra dĩa nhỏ (luôn vỏ), dùng dao khứa rời phần đinh trắng của sò để tách rời thit. Mỗi con sò, ban gấp rau trộn nói trên, đậu phọng và cho thêm nước mắm tỏi ớt vào. Ăn cách nầy cũng rất thú vị nhất là khi làm món nhậu.

Khúc Giang

Còn Vương Nỗi Nhớ


Xướng: Còn Vương Nỗi Nhớ

Nhớ xưa hai đứa “Trốn-Tìm”
Dư âm ngày cũ, trong tim còn đầy.
“Oánh-Tù-Tì”, em thua dài,
Nên em cứ mãi tìm hoài “người ta”.
Trốn em, anh lại trốn xa,

Để em đêm tối sợ ma, thua hoài,
Để em nước mắt ngắn dài,
Anh lau giọt lệ, một đời khó quên!
Lớn lên chinh chiến triền miên,

Anh đi biền biệt, bỏ quên quê nhà,
Mặn nồng cơm hến* miền xa,
Nhạt tình xóm nhỏ, mắm và với rau,**
Ngó sen bông súng năm nào
Còn vương nỗi nhớ, dạt dào tình thơ.
Tre vàng kẽo kẹt trăng mơ,
Lệ nhòa tóc rũ thẫn thờ bên song.
Ngày ngày gói nhớ chôn mong,
Đêm đêm hồn mộng vượt sông trèo đèo.

Tình đi dưới ánh trăng treo,
Tình về với dĩa dầu hao bấc tàn.
Bao năm ôm giấc mộng vàng
Tỉnh ra lại thấy mộng hoàn mộng thôi.
Nỗi lòng khôn tỏ, người ơi!!!

Hải Vân
***
Họa: Nỗi Lòng Biết Tỏ Cùng Ai

(CA. March 10-2012)

Tuổi xanh cút bắt trốn tìm,
Như in ký ức con tim mình đầy.
Tù tì em cá thua dài,
Buộc lòng mình phải kiếm hoài người ta.
Khôn lanh anh trốn thật xa,

Khiến em phải sợ tối ma thua hoài.
Thương thay rớt giọt vắn dài,
Anh chặm nước mắt, diễn hài khó quên.
Trưởng thành chiến cuộc liên miên,
Tòng chinh đánh giặc giữ yên quê nhà.

Hành quân "Cơm Hến" nơi xa,
Quên người bạn nhỏ mắm cà chấm rau.
Còn đâu bông súng năm nào,
Ngó sen ăn dặm hồng hào tuổi thơ.
Võng đưa kẽo kẹt mộng mơ
Nhớ ai tóc rũ đợi chờ bên song.
Ngày qua tơ tưởng ước mong,
Đêm về gối mộng núi sông dốc đèo.

Theo anh hồn lạc trăng treo
,Giật mình tỉnh giấc dầu hao đêm tàn.
Tương tư một quả tim vàng,
Lều tranh chút nghĩa cũ càng thế thôi
.Nỗi riêng chôn kín...tình ơi !

Mai Xuân Thanh

Thơ Tranh: Tháng Ba


Thơ & Thơ Tranh: Tú Yên

Chuyện Tình Buồn


(Thương tặng cô láng giềng GiaLong)

Ngày đó mình thương thầm không dám nói
Để bây giờ hai đứa cách xa vời
Mấy mươi năm tưởng tình chôn kỷ niệm
Nay gặp lại nhau không nói nên lời

Do chiến cuộc, bao năm tình hai lối
Giờ nhìn nhau nghẹn ngào quá em ơi
Vì chiến tranh đưa anh sang thuyền khác
Để em buồn, nhung nhớ cả một đời

Tình của anh như sóng đưa ra biển
Nhưng lòng vẫn nhớ lối quay về
Không bao giờ quên xóm cũ, đường xưa
Phương trời đó có người luôn nhớ đến

Tóc đã bạc theo thời gian xa cách
Còn mong gì, hẹn ước đã không thành
Chuyện tình buồn ta giữ kín trong tim
Hãy chúc cho nhau muôn vạn điều lành

Nguyễn Minh Châu 
TD93 Soibien


Võng Đưa Tóc Xõa Ru Người


Em ngồi xõa tóc nghiêng vai
Dáng trong khung cửa, hình ngoài chân mây
Võng đưa tình ý vơi đầy
Câu thơ dòng nhạc ngà say cung đàn
Lượt hờ chải tóc gió đan
Dung nhan khuê các, dịu dàng bước chân
Bướm bay hoa lá ngại ngần
Nước gương soi bóng , tình tràn sông mơ
Hởi nàng hong tóc liễu tơ
Vừa thay áo mới dạo bờ hồ xanh
Tóc nhung tơ liễu buông mành
Thả hai vạt áo thiên thanh màu trời
Lụa là tóc mượt mây trôi
Bay theo hướng gió xa tôi thuở nào
Tà huy lơ lửng mây treo
Khói lam thôn xóm cảnh đeo nỗi sầu
Chiều nào tóc ướt mưa ngâu
Dù che dạo ấy mái đầu kề đôi
Nợ nhau giây phút bồi hồi
Một lần chạm nhẹ bờ môi hồng đào
Tóc dài mỗi sợi mỗi thơ
Võng quen vần điệu treo hờ tình anh
Hồn em đáy mắt long lanh
Anh hôn mái tóc chợt thành giấc mơ

Phạm Tương Như
Mar.  07  2014 

Thứ Năm, 19 tháng 3, 2015

Một Thời Em Như Thế - Sáng Tác Tín Đức - Tiếng Hát Cẩm Hà



Sáng Tác:Tín Đức  
Tiếng Hát: Cẩm Hà

Thôi Đừng...


Thôi đừng mộng mơ
Như thơ lai láng
Cố mang thêm sầu
Tình đau chất ngất
Gió bấc thổi về
Xuân quê cũng sắp
Chứa chấp cùng nhau
Thay màu cuộc sống

Thái Nguyễn

Xướng Họa: Đường Trần



Xướng: Đường Trần

Chen chúc lợi danh đã chán rồi 
Đường trần ngoảnh lại khá xa xôi 
Đắn đo vinh nhục làm chi nữa 
Lo lắng bại thành cũng thế thôi 
Đã biết phù sinh là giấc mộng 
Thì xem phú qúi tựa trò chơi 
Với ta tất cả đều vô nghiã 
Ngoài nghiã yêu thương, người với người 

Quang Tuấn
***
Các Bài Hoạ:

Cuộc Đời
Sự nghiệp bon chen chán ngán rồi 
Đường về cát bụi chẳng xa xôi 
Công danh phú qúi phù du hỡi 
Chức tước uy quyền huyễn ảo thôi 
Ngày tháng bóng câu như chớp mắt 
Cuộc đời tuồng hát tựa trò chơi 
Nam Kha một giấc bàng hoàng tỉnh 
Nhắm mắt xuôi tay một kiếp người!!

Mailoc
***
Lẽ Sống

Công danh nguội lạnh đã lâu rồi
Chịu đấm làm gì chỉ miếng xôi
Nợ nước tình nhà đong đủ cả
Oan khiên nghiệp báo trả mà thôi
Ta về làm thợ theo đường Đạo
Họ ở theo thời bám cuộc chơi
Trong khó ló khôn càng sáng ý
Hèn sang cũng một kiếp con người.

Cao Linh Tử
3/2/2015

Nẽo Đường Trần


Đường trần lặn lội chán chê rồi!
Chịu đấm bao lần để có xôi
Ngẫm lại :công hầu đều nếm đủ
Suy ra cơm áo cả mà thôi
Đã qua cái thuở còn bay nhảy
Biết lẽ vô thường tạo hoá chơi
Thôi thế ! sự đời nào nghĩa lý
Mộng mơ là bản chất con người

Song Quang
***
Sự Nghiệp

Xem ra sắp điểm cuộc tàn rồi
Lại vẫn xuề xòa mấy miếng xôi
Thân thế nhẹ tênh như bọt biển
Công danh thoáng phớt tựa trò chơi
Đường dài lầm lủi chân đi mỏi
Nắng lóa chập chờn huyễn giác thôi
Rốt ráo cũng hoàn tay trắng bóc
Buồn cho thất bại kiếp con người!

Nguyễn Đắc Thắng
20150207

Thơ Tranh: Tình Xuân Đành Thôi - Tình Xuân Đã Lỡ




Thơ: Kim Phượng & Quên Đi
Thơ Tranh: Kim Oanh

Có Cả Mùa Trăng Mới Biết Rằm *


Em về chốn ấy có gì vui
Cứ ngỡ từ đây lạc mất rồi
Lạc những dòng thơ buồn rất nhẹ
Như làn hơi thở buốt xa xôi...

Em về bên bóng người xa lạ
Hay viếng mẹ hiền tuổi nắng mưa?
Đất nước từ khi mình cách biệt
Đời vui chưa trọn dẫu vui thừa...

Lúc biết em về xa cách quá
Thơ buồn ngâm rượu uống không phai
Uống môi em ngọt mùi lan quế
Nhòa nhạt hương đời bạc cả vai...

Em vắng ít ngày hay thế kỷ
Sao như tiền kiếp rất xa xăm
Nhớ trong đôi mắt buồn quên chớp
Có cả mùa trăng mới biết rằm

Nhược Thu

* Từ tập thơ Đếm Những Hư Hao của Nhược Thu & Thi Hạnh

Sơ Lược Về Hồi Giáo


Thế giới hiện nay có khoảng 2.700 tôn giáo lớn nhỏ. Trong đó, Hồi giáo là tôn giáo lớn thứ hai, sau Cơ Đốc giáo, với khoảng 1,8 tỉ người.

Danh từ “Hồi giáo” có xuất xứ từ dân tộc Hồi Hột, một nước láng giềng phương Bắc của Trung Quốc, kéo dài từ năm 616 đến 840 sau Công nguyên. Sử Trung Quốc gọi nước này là Tây Hạ hay Liêu Quốc. Lúc rộng lớn nhất, lãnh thổ của dân tộc này kéo dài từ Trung Á đến tận Mãn Châu. Dân tộc này đã từng giúp vua Đường Huyền Tông của nhà Đường dẹp loạn An Lộc Sơn. 

Hồi giáo có tên quốc tế là Islam (hay Ixlam) có ý nghĩa là “quy phục, vâng mệnh Thượng Đế”. Đây là tôn giáo thờ độc thần, có nghĩa là chỉ thờ duy nhất một Thượng Đế (hay Đức Chúa Trời) và được xếp thuộc nhóm Abraham (có nghĩa là nhóm có cùng nguồn gốc với Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo (gồm Chính Thống giáo, Thiên Chúa giáo và Tin Lành giáo). Theo đó, Thượng Đế hay Chúa Trời của tất cả các tôn giáo này đều là một. Riêng Hồi giáo gọi danh xưng Thượng Đế (hay Chúa Trời) là Ol-Loh (hay Allah).
Theo quan niệm của người Hồi giáo, đạo Hồi khởi sinh từ Adam, người do Thượng Đế tạo ra, chính là tín đồ Hồi giáo đầu tiên.

Trên phương diện khoa học nhân văn, Hồi giáo là tôn giáo ra đời vào thế kỷ thứ VII sau CN, dựa trên những nền tảng có sẵn của Do Thái giáo (Judaism) và Cơ Đốc giáo (Christianity). Muhammah (hay Mohammed) được xem là người được Thiên sứ Grabiel “khải thị” lời của Allah đến cho mọi người. 

Sự ra đời của đạo Hồi xuất phát bởi một loạt nguyên nhân về kinh tế, chính trị, xã hội và tư tưởng. Nó gắn liền với những chuyển biến xã hội, từ chế độ công xã nguyên thủy sang chế độ xã hội có giai cấp.
Đặc điểm của giáo lý Hồi giáo là rất đơn giản, nhưng luật lệ và lễ nghi rất phức tạp và nghiêm khắc, thậm chí đến mức khắt khe. Nhiều khi nó còn vượt qua khỏi phạm vi tôn giáo để trở thành chuẫn mực pháp lý của xã hội.

Giáo lý cơ bản của Hồi giáo là kinh Qur an (tức Coran), có nghĩa là “tụng đọc”. Bộ kinh này có tổng cộng 30 quyển, nội dung bao gồm những tín ngưỡng cơ bản và chế độ tôn giáo của đạo Hồi, những chính sách về chủ trương xã hội, quy phạm luân lý đạo đức… Giáo lý gồm các điểm chính: Allah là đấng tối cao sinh ra trời đất, sinh ra muôn loài trong đó có con người. Con người bình đẳng trước Allah, nhưng số phận và tài năng đã tạo nên sự khác nhau giữa những con người. Số phận con người có tính định mệnh và do Allah thực hiện. Trong quan niệm Hồi giáo, không hề có sự phân biệt giữa tôn giáo và chính trị, không có gì khác biệt giữa thể xác và linh hồn. tất cả hòa hợp làm một nhất thể, và nhất thể ấy hoàn toàn quy phục dưới một Đấng Tối Cao Toàn Năng (tức Thượng Đế). Người Hồi giáo sống trong đời tức là sống trong đạo, ngay cái ăn, cái uống, cái nhấc tay nhấc chân, nhất cử nhất động không có gì là ra khỏi thiên đạo, bởi vì ngoài thiên đạo chỉ có tội lỗi và hư không. Nói cách khác, giáo lý Hồi giáo đồng thời cũng đóng vai trò của pháp luật và toàn bộ luật ấy được áp dụng cho tất cả giáo dân.

Người theo đạo Hồi, tiếng Ả Rập gọi là Muslim. Luật pháp của đạo Hồi (tức luật pháp của Thượng Đế) có tên là Sharia. Sharia quy định rất rõ 5 điều về bổn phận và trách nhiệm của mỗi giáo dân, được gọi là Ngũ Trụ Hồi (Five Fillars Of Islam). Ngũ Trụ Hồi gồm:
- Xưng tụng đức tin: một người được xem là giáo dân khi người ấy chịu xưng tụng câu: “Không có Chúa nào khác ngoài Allah và Mohammed là kẻ truyền tin của Người”.
- Cầu nguyện: 5 lần một ngày. Giáo dân có thể cầu nguyện ở bất cứ nơi đâu, nhưng buổi trưa ngày thứ sáu thì phải đến giáo đường, vì đó là lễ quan trọng.
- Bố thí: năng làm việc phúc đức.
- Nhịn ăn trong tháng Ramadan là tháng thứ 9 theo lịch Hồi giáo. Không ăn uống từ bình minh đến hoàng hôn mỗi ngày. Mục đích là để trai giới cho tâm hồn thanh tịnh mà tưởng niệm Thương Đế, và cũng để hiểu thấu nỗi khổ đau của kẻ nghèo.
- Hành hương về Mecca, quê hương của Thiên sứ Mohammed, ít nhất một lần trong đời.

Ngoài ra, người ta còn nhắc đến Jihad như là trụ cột thứ 6 của Hồi giáo. Jihad không phải là “thánh chiến” như người ta vẫn hiểu một cách sai lệch, mà có nghĩa là “đấu tranh vì lẻ phải”. Cuộc đấu tranh ấy có thể diễn ra bên ngoài xã hội hay trong chính nội tâm của một cá nhân. Jihad bao hàm nghĩa thánh chiến, vì một khi đã đấu tranh thì có thể dẫn tới chiến tranh, nhưng thánh chiến không đồng nghĩa với Jihad!

Xuất phát từ nguyên nhân do cái chết của Mohammed không để lại di thư, nên Hồi giáo đã phân rẽ thành hai hệ phái: Sunnites và Shiites. Và khi lan truyền khắp nơi, đạo Hồi đã không còn giữ được sự chính thống, thay vào đó có những dị biệt để trở thành đạo Bahai, đạo Shiksm và đạo Huyền Hồi (Sufism).

Hà Nguyên

Thứ Tư, 18 tháng 3, 2015

Đêm Quê - Thơ Khúc Giang - Hương Nam Diễn Ngâm


Xin nhấp vào Link: Đêm Quê

Thơ Khúc Giang
Diễn Ngâm: Hương Nam

Cây Tử Đằng

 (Cám ơn anh Tư, Từ Cây Tử Đằng - Bonsai của anh cho chúng em cảm xúc nha)

Xướng: Cây Tử Đằng

Tử Đằng chẳng chịu ra bông
Hay là em lại phải lòng người dưng?
Hỏi em, em cứ ngập ngừng
Chín thương, mười đợi, dửng dưng sao đành?

Lê Kim Thành
***
Họa: Cây Tử Đằng


Tử Đằng nào chẳng đơm bông
Tình lang ôi bạc vôi lòng dửng dưng
Dần xoay trái đất dẫu ngừng
Làm sao quên được người dưng cho đành

Lê Thị Kim Phượng

***
Cảm Tác : Cây Tử Đằng


Cây Tử Đằng dùng dằng chẳng chịu
Hay em còn nũng nịu chi đây
Nói anh nghe đôi má hây hây
Trổ vài cánh mỏng ngất ngây người chờ!

Lê Kim Hiệp
***
Cảm Tác: Cây Tử Đằng

Cây Tử Đằng muốn thử lòng chờ
Nên giã vờ chẳng chịu trỗ bông
Để chín thương mười đợi nóng lòng
Mong ấp nồng trong tay quân tử

Lê Thị Kim Oanh


Ví Dụ Tôi Không Có Em


Ví dụ tôi không có em
Tôi biết ngôi nhà trống vắng
Những khuya thơ thẩn bên đèn
Thèm nghe những lời trách mắng

Ví dụ tôi không có em
Tôi biết chiều nay nhức nhối
Nhớ môi em cong hờn dỗi
Đôi tay ném bát đập bàn

Ví dụ tôi không có em
Tôi biết mình hay lãng đãng
Thịt da lẫn mùi son phấn
Giết tôi bằng những cơn điên

Ví dụ tôi không có em
Tôi biết muôn đời vẫn thế
Đàn bà trời sinh ra để
Làm vui gây khổ đàn ông

Lâm Hảo Dũng

Ước Gì



Ước gì thành đám mây trời
Đưa em khắp nẽo rong chơi bạt ngàn
Có chim, hoa lá dịu dàng
Cho anh ươm mộng bên đàng em đi.

Ước gì anh hóa trường thi
Cho em đạt hết tức thì các môn
Ra trường đại học thành công
Để anh chia sẻ uốn cong tình nồng .

Ước gì anh biến thành rồng
Dìu em vào tắm bên dòng sông trăng
Em xinh như thể chị Hằng
Đêm đêm ngó xuống trần gian mỉm cười.

Ước gì sửa dáng em ngồi
Nghiêng tà áo mỏng bên trời hoàng hôn
Dịu dàng bóng nhỏ cô đơn
Cho anh hóa bướm chập chờn bên em.

Ước thành cơn gió lụa mềm
Giữa cơn nắng Hạ êm đềm mơn man
Làn da bông bưởi dịu dàng
Cho anh từng phút ngỡ ngàng chiều lên.

Ước gì anh đứng bên hiên
Thay em gồng gánh ưu phiền đêm Thu
Tim anh bất chợt dường như
Đã yêu nhiều lắm… chần chừ bủa vây.

Ước gì anh rộng vòng tay
Đưa em về cõi tháng ngày thênh thang
Ước gì ta …cưới được nàng
Để em đẹp mãi Rạch Bàng sông quê.

Dương Hồng Thủy

Lễ Chùa Rằm Tháng Giêng Ất Mùi 2015 (Phần Đầu)

Vào ngày Rằm tháng Giêng Ất Mùi, nhằm ngày 05-3-2015, chúng tôi Đức, Liên, Xuân, Duyên,Anh Minh, Điệp Lê, và Sanh (đến trước làm công quả cho chùa từ hai ngày nay) hẹn nhau đến chùa Ni Sư Thanh Châu Tự toạ lạc tại Phường 5 TP Vĩnh Long.Chùa đang xây dựng chưa xong.





 Từ Trái Sang Phải: Liên, Anh Minh, Duyên,Xuân, Điệp Lê.




Hết Phần Đầu
Hình Ảnh Huỳnh Hữu Đức

Lễ Chùa Rằm Tháng Giêng Ất Mùi 2015 (Phần Cuối)



 Liên, y phục đen đang chắp tay nơi bìa phải của ảnh.

 Sanh, y phục bông đang trộn gỏi nơi nhà bếp của Chùa.
 Điệp Lê, áo xanh lá cây đậm, đang chắp tay, bìa trái của ảnh.
 Cơm chay đã sẵn.
 Xuân xôm tụ. Nào cùng ăn.

Hết 
Hình Ảnh: Huỳnh Hữu Đức