Thứ Bảy, 15 tháng 8, 2020

Hoa Tím Ngày Xưa - Nhạc Sĩ: Thanh Sơn - Ca Sĩ: Vũ Khanh


Tình yêu anh dành cho em nhiều lắm, với kỷ niệm con đường anh và em đi về sớm trưa, đã cho anh biết bao hạnh phúc êm đềm trên con đường có hoa tím phủ đầy lối đi mà chúng mình đã dành cho nhau thuở nào. . .B
Bây giờ em đã sang bến đổ khác, hoa tím ngày ấy không còn chờ nữa nhưng trong anh vẫn yêu mãi hình dáng em và con đường hoa tím,  không bao giờ quên của những ngày xưa đầy kỷ niệm đã qua.

Nhạc Sĩ: Thanh Sơn
Ca Sĩ: Vũ Khanh
Thực Hiện: Nguyễn Thế Bình

Mưa To Sài Gòn



Mưa to gió lớn ngập đường 
Quận Hai Quận Chín các phường nước dâng
Sài Gòn khốn khó người dân
Sống trong mưa gió buồn thân phận người
Chỉ còn ngồi khóc ngậm cười
Tạo lại sự nghiệp gấp mười mới thôi
Bây giờ của cải mất trôi
Ai ngờ giông bão kéo lôi cửa nhà
Thương cho kẻ yếu lẫn già
Không nơi nương tựa thật là khổ đau 


Huỳnh Phương Trạch
Cựu Học Sinh Kỹ Thuật Vĩnh Long( KT72)

Thương!


Thương trăng đây hỏi trăng nì
Trăng bao nhiêu tuổi xuân thì hi trăng?
Thương rồi cần biết tuổi chăng?
Trăng này mười sáu đẹp vằng vặc soi

Thương trăng đây ướm đôi lời
Trăng bao tình ý duyên đôi không rời?
Thương tình tha thiết không lơi
Trăng dõi chung bước cuộc đời tình si

Thương trăng đây hóa chim di
Trăng lặn đầu núi đây ghì bóng theo
Thương yêu vượt suối non trèo
Trăng mười sáu tuổi trong veo tình đầy.

Kim Oanh
3/3/2012

Sài Gòn Tôi Yêu



Sài Gòn xa nửa vòng trái đất
Sài Gòn ơi, lòng rất hoài hương
Sài Gòn nỗi nhớ vấn vương
Sài Gòn tên gọi thân thương ban đầu

Sài Gòn xưa nỗi đau bức tử
Sài Gòn nay lịch sử còn vang
Sài Gòn dù phải sang ngang
Sài Gòn mãi mãi là nàng tôi yêu...

Duy Anh
Orlando Florida
02/25/2020

Phận Mình



Phận mình là cát bụi thôi
Yếu hèn nhỏ nhặt đơn côi một mình
Tạm bợ có chi linh đình
Hoàng hôn cũng vậy bình minh hơn gì
Trước sau rồi cũng ra đi
Vô thường đúng lẽ còn chi lo buồn
Nhe răng cười hay lệ tuôn
Rồi cũng lúc bắt chuồn chuồn tịch luôn

Đồ Cóc

Nhớ Đến “Nem Chua” Ngày Xưa Ấy!


(Lưu bài viết từ FB) 

Nhớ lại ngày xưa mỗi lần đi Saigon hay từ Saigon về miền Tây thì ai cũng phải đi qua phà Mỹ Thuận, nơi đây để lại ít nhiều kỷ niệm trong lòng người khách sang sông thì phải “mượn phà”.

Riêng NM nhớ nhất là thời gian đi “du học” ở Saigon, những ngày tháng đầu nhớ nhà khắc khoải, tuy lúc đó mỗi lần mua vé xe rất khó khăn, phải có giấy phép mình mới mua được vé, nhưng khi có được giấy phép từ Saigon về Vĩnh Long thì phải dầm mưa dãi nắng đứng sắp hàng ở bến xe Xa Cảng Miền Tây, có khi hơn một tiếng đồng hồ mới có vé xe! Mình may mắn có chị bạn chung lớp là em vợ của ông phó giám đốc Xa Cảng nên mình thường nhờ chị xin dùm giấy phép, vì thế cách hai tuần trong chiều thứ sáu là mình về thăm nhà, sáng chúa nhật thì trở lên trường.

Không gì thoải mái bằng ngồi trên xe từ Saigon về miền Tây được ngắm cảnh hai bên đường, những đồng ruộng lá non xanh hay những mùa lúa chín vàng. Khi xe đến phà Mỹ Thuận thì luôn hiện ra cảnh buôn bán tấp nập, dường như chưa bao giờ ngừng nghỉ suốt ngày lẫn đêm. Mình thích nhất là ngồi trên những chuyến phà ngang, gió chiều man mác, tiếng ồn ào của xe đò, tiếng máy của phà chạy pha lẫn tiếng đàn ca của cặp vợ chồng mù và không bao giờ thiếu tiếng rao hàng của ông bà lão bán vé số, những em nhỏ đội trên đầu những mâm đầy xâu mía lạnh, những mâm ổi, cốc, xoài hoặc khóm bên cạnh chén muối ớt đỏ cay nồng và những chị rao bán nem chua, các chiếc nem được gói bằng lá chuối xanh, chiếc nào cũng độn nhiều lá hơn miếng nem bên trong . Mình thì không bao giờ mua đồ ăn trên phà hay các gian hàng bên hai bờ Mỹ Thuận, vì thời gian “gạo châu củi quế” nào dám bỏ tiền ra mua đồ ăn vặt! 

Nói đến nem chua thì mình lại nhớ Hồng Oanh, một lần Oanh nghe nói là mình thèm ăn nem chua nhưng không dám mua nem trong các siêu thị Á Châu vì sợ không sạch nên Oanh chỉ mình cách làm nem bằng thịt heo và gia vị bột nem của Thái. Những chiếc nem chua được làm ra thật ngon, mình làm được ba lần thì ngưng. 

Gần đây chợt nhớ đến món nem chua bên nhà nên mình lên youtube sưu tầm cách làm nem bằng thịt ham hay còn gọi là jambon. Người Việt mình thật khéo tay, nghĩ ra nhiều cách chế biến trong ẩm thực! Mình xem qua vài youtube làm nem, mỗi người chỉ mỗi cách làm khác nhau và cân lượng cũng khác nhau, có người thì làm thịt hộp với dấm táo, dấm nho hay bằng chanh. Mình chọn cách làm với chanh vì không dùng hóa chất.


Sau vài lần làm trải nghiệm, những chiếc nem chua của Như Mai làm bằng thịt ham(jambon) cũng dai và chua không kém nem bên nhà. Trưa hôm qua mình làm lại món nầy cho người chị, chụp vội vài tấm hình để lưu lại, mình chia sẻ hình cho các bạn xem cho đở “thèm nem” nhé!

Như Mai

Thơ Tranh: Đau Hồn Lữ Khách


Thơ & Thơ Tranh; Hàn Thiên Lương

Tức Nhật ( Nhất Tuế Lâm Hoa Tức Nhật Hưu ) 即日 ( 歲林花即日休 ) - Lý Thương Ần


Nguyên tác                      Dịch âm

即日 ( 歲林花即日休 ) Tức Nhật (Nhất Tuế Lâm Hoa Tức Nhật Hưu)

一歲林花即日休 Nhất tuế lâm hoa tức nhật hưu,
江間亭下悵淹留 Giang gian đình hạ trướng yêm lưu.
重吟細把真無奈 Trùng ngâm tế bả chân vô nại,
已落猶開未放愁 Dĩ lạc do khai vị phóng sầu.
山色正來銜小苑 Sơn sắc chính lai hàm tiểu uyển,
春陰只欲傍高樓 Xuân âm chỉ dục bạng cao lâu.
金鞍忽散銀壺漏 Kim yên hốt tản ngân hồ lậu,
更醉誰家白玉鉤 Cánh tuý thuỳ gia bạch ngọc câu.
                              Lý Thương Ần
Chú giải:
Câu: cái móc, cái liềm, lưỡi câu, phàm cái gì có hình móc nối với nhau đều gọi là câu. 
Lâm: rừng, đông đúc; lâm hoa: rừng hoa (kiểu ghép chữ lâm trước chữ hoa không thông tường trong chữ Hán; còn thấy trong các cụm từ: lâm ấp, lâm địa, lâm tuyền.).
Hưu: thôi không làm nữa, nghỉ việc. 
Trù trướng: buồn bã. Yêm: ngâm nước, Yêm lưu: nước ở yên một hồi lâu, nước ngừng chảy. Bạng: bàng: bên cạnh.

Dịch nghĩa

Rừng hoa trong một năm, đến hôm đó là hết hoa,
Trong ngôi đình ven sông, lòng buồn bã lúc giòng nước ngừng không chày nữa. 
Ngâm đi ngâm lại mãi một câu thơ, rượu nâng lên lại đặt xuống, thực không biết phải làm gì (chán nàn),
Hoa rụng rồi, hoa lại nở, cớ gì phải trăn trở, buồn rầu.
Sắc núi đổ bóng xuống khu vườn nhỏ (vườn nhỏ này bị bóng núi che ánh nắng nên không tười tốt được), 
Vẻ xuân chỉ còn mong có thể dựa vào lầu cao mà thôi. 
Những yên cương sắc vàng rực rỡ đã tản mác khắp nơi, giọt đồng hồ bạc thánh thót rơi, 
Sẽ được say ở nhà ai đây, nhà có bức rèm làm bằng những cái móc ngọc trắng.

Dịch thơ

Hôm ấy (Rụng hết rừng hoa một buổi nào)

Rụng hết rừng hoa một buổi nào
Bên đình sông nước lặng lòng đau
Thơ ngâm rượu rót hoài nên chán
Hoa nở rồi tàn mãi cũng sầu
Bóng núi đổ dài che rụông nhỏ
Dáng xuân phụ thuộc mức lầu cao
Yên vàng tản mác đồng hồ điểm
Uống tại nhà ai liếp ngọc treo?

Con Cò & Hoàng Xuân Thảo
***
Ghi chú: 

Tức nhật: ngày hôm đó
Sơn sắc: màu sắc núi
Xuân âm: mây mùa Xuân
Kim yên: yên ngựa trát vàng của người giàu sang quyền quý.
Ngân hồ: đồng hồ bằng bạc (của nhà giàu sang) thay vì bằng đồng (của thứ dân), mà ta gọi là đồng hồ.
Bạch ngọc câu: nghĩa “móc ngọc trắng” như trong hình, móc rèm cửa, còn ẩn dụ là trăng khuyết (loan nguyệt 弯月) . Ngoài ra “Bạch ngọc câu” còn là một trò chơi trong tửu quán. Số người được chia làm 2 nhóm để đoán người dấu móc ngọc ở tay nào.

Dịch nghĩa: 

Hôm nay (Ngừng một năm hoa trong một buổi)
Một mùa rực rỡ của rừng hoa trong năm ngày hôm nay là kết thúc,
Từ ngôi đình bên sông, lòng buồn bã như giòng nước kia cứ dùng dằng không chịu trôi xuôi.
Ngâm đi ngâm lại mãi một câu thơ, rượu nâng lên lại đặt xuống, thực không biết phải làm gì,
Hoa rụng còn hoa lại nở, cớ gì chưa buông thả được nỗi buồn.
Núi xanh đổ bóng xuống như đang ngậm nuốt khu vườn nhỏ, 
Các áng mây xuân chỉ còn muốn nương tựa vào nhà lầu cao mà thôi. 
Những con ngựa với yên cương sắc vàng rực rỡ đã tản mác khắp nơi, trong lúc đồng hồ bạc tiếp tục nhỏ giọt, 
Để rồi lại say sưa ở nhà ai đây dưới mảnh trăng khuyết trắng.

Dịch Thơ: 

Hôm Nay

Rực rở cả năm nay héo rụng,
Dòng trôi suôi ngược nước về đâu.
Ngâm mãi câu hay rồi cũng chán,
Hoa nở rồi tàn vô cớ sầu.
Bóng núi ngậm dần vườn đất nhỏ,
Mây xuân bám víu chỗ cao lầu.
Nhàn nhân tãn mát đồng hồ giục,
Say với ai đây hởi móc câu?

Today By Li Shang Yin

The forest flowers flourishing year around will be gone today.
From the temple on the riverside, we can see that the water hesitates to flow.
Humming the same good verse over and over, just like raising and putting down the wine cup, is boring.
There are flowers that wither and flowers that flourish, why not let go of sadness?
The shade of the blue mountains is slowly swallowing the small garden patch,
Dark spring clouds cling to tall buildings for support. 
The rich tourists (people with colorful gilded saddles) have gone away and the water clock keeps dripping,
Where or whom shall I get drunk with under the white crescent moon?

Phí Minh Tâm
***
Tức Nhật 

Trọn cả mùa hoa một buổi nhào
Dưới đình sông nước đọng buồn sâu
Ngâm nga, dợm uống ngần ngừ tính
Đã rụng, còn đơm chửa thoát sầu
Sắc núi bóng đè khu vườn nhỏ
Vẻ xuân chỉ muốn dựa cao lầu
Yên vàng tan tác, đồng hồ rỏ
Say quắc nhà ai. Trắng ngọc câu?

Lộc Bắc
***
Tức Nhật 

Cả một mùa hoa rụng sạch rồi!
Dưới cầu sóng nước lạnh lùng trôi ...
Ngần ngừ tính uống lòng chưa dám!
Ngớ ngẩn toan dùng dạ bảo thôi!
Bóng núi đè lên khu trại nhỏ,
Hình lầu lấp ló dưới xuân tươi.
Yên vàng rách nát đồng hồ điểm 
Nhậu tại nhà ai vách trắng vôi

Lạc Thủy Ðỗ Quý Bái

Y Học Thường Thức - Phương Pháp Dưỡng Sinh (Bác Sĩ Đinh Đại Kha)


Y HỌC THƯỜNG THC
Phương Pháp Dưỡng Sinh
Đại cương 

Ngay từ thời xưa đã có nhiều người suy đi tính lại để tìm ra một phương cách giúp cho con người sống lâu và tránh bệnh tật. Kể từ các đạo sĩ thời tiền sử tới ngự y của các vua chúa đầy uy quyền, họ đều tận tâm tận lực nghiên cứu bí quyết trường sinh. Vậy mà theo các tài liệu xưa ghi lại thì không có một người nào đạt được kết quả như mong muốn. 
Hiện nay chúng ta sống trong một khung cảnh văn minh, khoa học phát triển không ngừng, thử hỏi có cách sinh hoạt nào giúp cho con người tăng tuổi thọ và tránh bệnh tật chứ không nói tới thuật trường sinh bất tử viển vông như thời xưa nữa. Nếu như sống lâu mà lại bệnh tật liên miên thì cũng chẳng ích lợi gì, cho nên phương cách dưỡng sinh hiện nay là tìm cách tránh các bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường. Tuổi già mà không bị mắc các bệnh này tất sẽ sống thọ hơn. Trên thế giới có nhiều nhóm nghiên cứu về vấn đề này. Tới nay có 2 nhóm nghiên cứu tại Hoa Kỳ đã đạt kết quả tốt, tìm ra một cách sinh hoạt dưỡng sinh tương đối giản dị có thể áp dụng cho mọi người. Đặc biệt hơn nữa là họ đã vận động được rất đông người tham dự, áp dụng phương cách trên trong nhiều năm cho nên các kết quả thống kê đều có giá trị thực tế. Hai nhóm nghiên cứu này gồm có: thứ nhất là nhóm Nurses’ Health Study ngay từ lúc đầu đã có hơn 70 ngàn phụ nữ tham dự và thứ nhì là nhóm Health Professional Follow-up Study gồm lối 44 ngàn nam tình nguyện viên. Hai nhóm nghiên cứu này cùng phác họa ra một cách sinh hoạt để giữ gìn sức khỏe, chúng ta tạm gọi là “sinh hoạt lành mạnh”.

Sau đó họ chia đôi số tình nguyện viên để cho một nửa áp dụng “sinh hoạt lành mạnh” và số người còn lại thì sinh hoạt tùy thích. Sau hơn 6 năm theo dõi sức khỏe của 2 nhóm, tổng kết thống kê cho thấy là so với số người sinh hoạt tùy thích thì bên phía “sinh hoạt lành mạnh” ít bệnh tật hơn: 
 - Về bệnh tiểu đường, bớt được 90%, 
 - Các bệnh tim mạch, bớt được 80%. Một loại bệnh khác cũng giảm bớt nhiều hơn dự liệu của nhóm nghiên cứu, đó là bệnh đột quỵ, bớt được 80% bên phía “sinh hoạt lành mạnh”. Bệnh ung thư cũng giảm bớt chút ít nhưng thời gian 6 năm theo dõi tương đối quá ngắn hạn đối với ung thư nên kết quả này không được kể tới trong thống kê ban đầu. 
Tài liệu cập nhật: hai nhóm nghiên cứu kể trên đã liên lạc lại với các tình nguyện viên 17 năm sau khi khởi đầu công cuộc nghiên cứu. Tuy không được nhiều người hồi âm, nhưng nói chung thì nhóm áp dụng sinh hoạt lành mạnh vẫn sống thọ (nhiều người còn sống hơn) và ít bệnh hơn (kể cả ung thư) nhóm các tình nguyện viên sinh hoạt tùy ý, “Sinh hoạt lành mạnh” 

Cách sinh hoạt này gồm 5 thành phần:

Dinh dưỡng đúng cách Thức ăn thường ngày tính theo khẩu phần cân bằng nghĩa là phải có đủ 5 loại bao gồm chất bột-đường (cơm, bún, bánh mì…), chất đạm (thịt, cá, trứng…), sữa, rau và trái cây. Điều kiện kế tiếp là ăn nhiều rau và trái cây đồng thòi bớt 3 loại thức ăn kia. Thêm nữa, phải bớt ăn các chất dầu mỡ và chất mặn vì khẩu phần thông thường của chúng ta luôn luôn dư các chất này. Trong khẩu phần kể trên, sữa là nói về sữa động vật (bò, dê…), nếu như bạn không uống được sữa bò (đau bụng) thì có thể thay thế bằng sữa đậu nành.
Giữ trọng lượng cơ thể đúng mức Phải giữ cho cơ thể đừng bị mập, nghĩa là theo lý thuyết phải làm sao cho chỉ số khối lượng cơ thể được nhỏ hơn số 25. Về chỉ số này, quí vị có thể nhờ bác sĩ gia đình tính dùm cho hoặc có thể tìm trên mạng Internet. Một phương pháp giản dị hơn để tạm tính trọng lượng cơ thể đúng mức là mang chiều cao thân thể tính bằng cm trừ đi số 100. Số còn lại là trọng lượng đúng mức tính bằng Kg (áp dụng cho người lớn). Thí dụ người cao 1 mét 60 phân thì trọng lượng đúng mức là (160 – 100) 60Kg. 
Cách tìm chỉ số khối lương cơ thể trên mạng:

-Vào trang web CDC (Center for Diseases Control)
-Tìm kiếm: bmi -Bấm nút chuột trái vào từ Metric
- Điền chiều cao và trọng lượng cơ thể trong khung thích hợp. Nên ghi nhớ là bên Anh ngữ họ dùng dấu chấm thay thế cho dấu phẩy trong các số liệu. 
Thí dụ chiều cao của bạn là 140cmm hãy điền trong khung là 1.4 
- Điền xong 2 khung, bấm nút chuột trái vào từ Calculate sẽ có số bmi hiện ra Vận động thân thể Cần phải vận động tối thiểu 30 phút một ngày. 
Nguyên tắc chung là vận động tùy theo khả năng mỗi người vì tập quá sức lại có hại cho sức khỏe. Mọi cách vận động đều có thể áp dụng được: thể thao tài tử, thái cực quyền (tài chi), đi bộ, bơi lội, khiêu vũ… 

Nếu vì lý do gì mà bạn bỏ vận động một vài ngày thì cũng phải sắp đặt cho đủ tối thiểu là 3 ngày tập thể dục trong một tuần lễ. Thời gian tổng cộng tập thể dục trong một tuần lễ phải giữ tối thiểu là 3 giờ 30 phút. 
Hạn chế uống rượu  
Số lượng rượu uống tối đa trong một ngày là 30 gram cồn cho phái nam và phân nửa số lượng này cho phụ nữ. Như vậy có nghĩa là đàn bà trong một ngày có thể uống hoặc một ly nhỏ rượu mạnh, hoặc một ly trung bình rượu chát, hoặc một chai bia là tối đa. Đàn ông có thể dùng gấp đôi số lượng này. Nếu đem so sánh các loại rượu thì tương đối rượu vang đỏ có ích lợi hơn chút ít cho sức khỏe vì có hiệu lực yếu về biến dưỡng cô-let-tê-rôn. Tuy nhiên dù là rượu nào cũng phải hạn chế như đã nói trên đây. 
Tuyệt đối không dùng thuốc lá 
Phần cuối cùng của “sinh hoạt lành mạnh” là không được dùng thuốc lá dưới bất kỳ hình thức nào, dù là thuốc điếu, hoặc thuốc hút bằng tẩu, thuốc lào hoặc dùng thuốc lá nhai như nhai trầu người mình gọi là thuốc xỉa, thuốc rê… Có người lại nghĩ là hút thuốc có lọc qua một lớp nước như khi dùng điếu bát hoặc điếu cày thì sẽ bớt độc. Thực ra điều này không đúng vì thời gian làn khói thuốc lọc qua lớp nước chỉ có ít giây đồng hồ cho nên phần lớn các hóa chất độc hại vẫn xâm nhập vào phổi và bộ tuần hoàn của người hút thuốc. 

Kết luận 

Nếu ta suy diễn theo những thông tin trên đây thì phải công nhận là lề lối sinh hoạt chung hiện nay có hại cho sức khỏe. Vì vậy bí quyết dưỡng sinh đã có sẵn, ta phải chủ động thay đổi cách sống theo phác đồ sau đây:
Dinh dưỡng. 
Hiện nay, khẩu phần thông thường của chúng ta dư chất đạm (thịt, cá, hải sản...) mà thiếu rau, trái cây. Phải sửa đổi lại, bớt chất đạm và thêm rau, trái cây cho khẩu phần được cân bằng hơn. Trong khẩu phần cân bằng có kể tới sữa, nhưng nếu bạn không uống sữa bò được (đau bụng) thì có thể thay thế bằng sữa đậu nành. Các chất béo dù là mỡ động vật (kể cả bơ và phô-mai) hay dầu thực vật đều phải hạn chế. Nói một cách đơn giản thì khẩu phần hàng ngày không được dùng hơn 30 phân khối (6 muỗng cà-phê) chất béo, tính chung cả dầu mỡ dùng chiên, sào, trộn sà-lách, lẫn trong sữa, trong mì ăn liền, trong bánh ngọt... 

Các chất mặn cũng cần hạn chế là vì khẩu phần trung bình của người Việt chứa tới 3 hay 4 lần lượng Nat-ri (muối, nước mắm, nước tương, bột ngọt) cần thiết cho nhu cầu cơ thể.
Trọng lượng cơ thể. 
Cần giữ trọng lượng cơ thể trung bình. Người mập cần phối hợp bớt ăn và tăng vận động để đạt trọng lượng cơ thể trung bình. Ngoài ra, người mập cũng nên bớt ăn các chất bột
- đường (cơm, bún, phở, mì, bánh mì...) vì ăn dư chất bột
- đường là một nguyên nhân của bệnh tiểu đường loại 2. 
Thể dục
Kiên trì vận động thường xuyên cũng là một điều khó thực hành. Vì vậy, chúng ta nên tìm một thứ thể thao hay thể dục mình ưa thích để có thể tiếp tục lâu dài (bơi lội, khiêu vũ...) Vận động cơ thể cần phải đều hòa, nghĩa là ít nhất cũng phải tập thể dục 3 ngày trong 1 tuần. Thể dục nhẹ như đi bộ, đi xe đạp chậm chậm cũng đủ ích lợi cho sức khỏe. Cho nên thí dụ như đánh quần vợt tuần lễ một lần không ích lợi bằng đi bộ 4 ngày một tuần. Tổng cộng thời gian vận động mỗi tuần phải từ 3 tiếng rưỡi trở lên.
Rượu. 
Đã từ lâu, nhậu nhẹt gần như thành một truyền thống của dân Việt. Chúng ta cần từ bỏ thói xấu tác hại sức khỏe này, càng sớm càng tốt. Tuy không có thống kê chi tiết, nhưng số bệnh nhân bị xơ gan (cả nam lẫn nữ) cần điều trị hiện nay mỗi năm mỗi tăng nhiều. Xin nhắc lại giới hạn cho nam giới là hai chai bia một ngày (hoặc số lượng tương đương các thứ rượu khác) và cho nữ giới là một nửa lượng rượu này mà thôi. 

Thuốc lá 
 Đối với các loại sản phẩm do cây thuốc lá làm ra thì không có giới hạn nào gọi được là an toàn cho nên tuyệt đối không được sử dụng. Ngoài những bệnh tim mạch, đột quỵ và tiểu đường, thuốc lá còn là nguyên nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, dãn phổi và ung thư phổi. Ý tưởng hút thuốc lào lọc qua một lớp nước cho bớt độc hại là một điều sai lầm hoàn toàn vì thời gian khói thuốc tiếp xúc với nước rất ngắn (ít giây đồng hồ), chỉ đủ giữ lại một vài phần trăm các chất độc mà thôi. 

Nói tóm lại, bí quyết để sống khỏe và sống lâu đã được khoa học nghiên cứu rõ ràng, chúng ta chỉ cần đem áp dụng cho chính bản thân. Tất nhiên việc gì cần tuân thủ thường xuyên cũng dễ thành nhàm chán, bê trễ nhưng khi làm theo đúng rồi sẽ có phần thưởng vô giá là sức khỏe lâu dài và tinh thần thoải mái. Cũng xin lưu ý bà con là lề lối sinh hoạt này càng áp dụng sớm càng tốt, giới thanh niên không nên để đến tuổi già mới bắt đầu lo dưỡng sinh. 

Đối chiếu danh từ y học 

Việt-Anh Sinh hoạt lành mạnh Healthy lifestyle 
Dinh dưỡng đúng cách Appropriate nutrition 
Khẩu phần cân bằng Balanced diet 
Trọng lượng cơ thể tối ưu Optimum weight 
Chỉ số khối lượng cơ thể Body mass index 
Vận động thân thể Exercises 
Thể dục Physical exercises 
Thể thao tài tử Non-professional sports

Bác Sĩ Đinh Đại Kha 

Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2020

Dòng Sông Tương Tư - Thơ Quách Như Nguyệt - Nhạc Lê Quốc Thắng


Thơ: Quách Như Nguyệt
 Nhạc: Lê Quốc Thắng
Tiếng Hát: Kana Ngọc Thúy


Mưa Trong Lòng



Nào phải ta yếu mềm
Tim không là gỗ đá
Làm sao chẳng xót xa
Khi cuộc tình lịm tắt
Lòng buồn tựa mưa đêm
Dài vắn giọt bên thềm
Chất chứa nhiều thương cảm
Bao giờ mới dịu êm

Quên Đi

Đề Lý Ngưng U Cư - Giả Đảo



Đề Lý Ngưng U Cư

Nhàn cư thiểu lân tịnh
Thảo kính nhập hoang viên
Điểu túc trì biên thụ
Tăng xao nguyệt hạ môn

Giả Đảo
***

Phỏng dịch:
Đề Chốn  U ịch Của Lý Ngưng


Xóm lưa thưa nhàn an thanh vắng
Vườn âm u cỏ lấn đường vào
Chim chiều xao xác bên ao
Bóng sư tay gõ cửa vào dưới trăng!

Mailoc 
6-26-2020

Sóng Dội - Xuôi Dòng Định Mệnh - Một Thoáng



Sóng Dội

Những chiếc lá cong mình trốn gió
Ngàn khơi lồng lộng hốt xao bờ.
Những chiếc lá rùng mình mất nhựa
Bay về đâu bỏ mặt trời khô.

Những cuộn sóng chồm lên bãi nóng
Muôn đời yêu dồn dập cát vàng.
Những cuộn sóng vỗ về thầm lặng
Ru tình yêu từ thuở hồng hoang.

Lá không thể trở về cành cũ,
Sóng buộc đời gió động biển khơi.
Từng lúc nhận nhìn qua ảo thực
Có nghĩa gì đâu em với tôi.

Em có còn nghe sóng biển Đông
Nỗi đau từng hạt cát se lòng
Những đêm thao thức và trăn trở
Đóng cửa tim mà hỏi...có, không?

Phong Tâm
(Trại sáng tác Nha Trang)
13/11/2014
***

Xuôi Dòng Định Mệnh

(Cảm tác từ Sóng Dội của Phong Tâm)

Ngàn cánh lá thu vàng trước ngõ
Chuyển mùa sang lộng gió lay cành
Buồn rơi một chiếc mỏng manh
Xuôi dòng định mệnh chòng chành bể dâu

Một chiếc thuyền canh thâu lướt sóng
Đêm trăng đầy, khuất bóng ngàn sao
Ước mơ có phép nhiệm màu
Biển đời lặng sóng ngưng chao đảo thuyền

Một cơn lốc từ miền vô định
Chợt thổi ngang đêm tịch... biển buồn!
Bến tình mờ mịt khói sương
Gió đưa nhịp sóng trườn bờ cát khuya

Đêm lắng nghe ngoài kia sóng dội
Dạt vào lòng bao nỗi sầu vương
Niềm mơ ước cũ như dường
Theo thời gian lặng .... theo đường gió bay! ...

Yên Dạ Thảo
15/12/2014
***
Một Thoáng

(Từ bài thơ Xuôi Dòng Định Mệnh của Yên Dạ Thảo)

Ra nhặt lá úa tàn ngoài ngõ
Rơi lênh đênh vàng võ trên cành
Thấy đời sao quá mong manh
Ta nghe mùa đổi chạnh lòng vì đâu?

Trên con nước thuyền nan ngược sóng
Trôi bồng bềnh như một vì sao
Đêm hoang vắng ngắt một màu
Trăng soi bóng nước mênh mông con thuyền

Cô liêu ấy như là tiền định
Biển lao xao sóng vỗ lặng buồn
Trăm năm bàng bạc mờ sương
Cát vàng muôn thuở ngậm ngùi bãi khuya

Ôi tiếng thét ầm thầm vang dội
Ghềnh đá nằm kéo vạn buồn vương
Qua đời ta bỗng là dường
Lá rơi, sóng nộ vô thường tình bay

Đỗ Hữu Tài 
15/01/2015

Mất Cả Chốn Xưa

 

(Riêng tặng ngưởi em gái nữ sĩ tài hoa Hồng Thúy)

Anh muốn quay về chốn xưa
Để cùng ai đó đong đưa cuộc tình
Đời anh chìm nổi nhục vinh
Làm sao được phút an bình tâm tư
Yêu thương đã cạn ngôn từ
Vòng tay ân ái bay như mây trời
Kỷ niệm theo gió trùng khơi
Làm người thua cuộc khóc lời biệt ly
Xót xa hai chữ phân kỳ
Xa em anh nhớ hàng mi vương sầu
Trăng thề lơ lửng về đâu
Giấc hồ phiêu lãng một màu đau thương
Nhân gian hư ảo vô thường
Có em rố̀i mất vấn vương não lòng
Bắt đầu trở lại thương mong
Bắt đầu đứng đợi bên dòng sông xanh.

Nguyên Trần
Toronto 4/8/2020
Viết lại cảm xúc lâng lâng khi nghe bản nhạc “Chốn Xưa”của nhạc sĩ Lâm Kim Cương phổ thơ Hồng Thúy với giọng ca Ngọc Mỹ. 

Link: Chốn Xưa - Thơ Hồng Thúy - Phổ Nhạc Lâm Kim Cương


Thần Tượng


Thanh niên nào mà không coi một số người đi trước là Thần Tương!
Hồi trẻ tôi đã từng thần Tượng những người như Nhượng Tống, Nhất Linh, Lỗ Tấn, Phan Khôi, Kim Dung và những nhân vật tiểu thuyết như Trương Vô Kỵ, Lệnh Hồ Xung.

Càng về sau tôi càng nghĩ đến đất nước mình ... và những nhân vật đã đến với tôi: Đăng Thai Mai, Nguyễn Đăng Thục ... Ôi! Những nhân vật này nào có thua gì Lâm Ngữ Đường, Đinh Linh! Thế là tôi nhào đi tỉm nhữnh nhân vật mà người ta ca tụng hàng ngàn trang.

Về Văn Học thì Đào Tấn thua gì Soljenissine, Pastenak!

Ôi! Về chính trị thì người ngoại quốc ca tụng Quang Trung đã đầy ứ ra rồi. Nhưng tôi muốn vẽ một Quang Trung khác! Không phải một Quang Trung cưới Công Chúa! Không phải một Quang Trung tranh quyền với anh! Không phai một vị vua mở cõi bình thường! Mà là một vị anh hùng Bách Chiến Bách Thắng! Tôi muốn so sánh ngài với Thành Cát Tư Hãn!!!
Vâng! Quang Trung còn hơn cả Thành Cát Tư Hãn!!!

Từ những kẻ tầm thường, tới những kẻ láo lếu tư xưng anh hùng, đều coi Quang Trung như sấm sét, đòn của Trời!!!
Quang Trung không xưng Đại Hoàng Đế nhưng vua Tầu phải gườm! Tuần Phủ Quảng tây Tôn Vĩnh Thanh phải tâu vua tầu đừng sai Tôn Sĩ Nghị đánh miền Nam!
Những loạn thần thời Trịnh còn rơi rớt lại đáng kể gì! Những mưu sĩ ốm o ngồi gãy móng tay như Ngô Thời Nhậm, Phan Huy Ích cũng phải bò lết lại! Những võ tướng thời chúa Nguyễn! Những dân dữ dằn thượng du kể gì! Những hàng thần người Chiêm, người Cao Man kể gì! Những kẻ phiêu lưu từ Nghĩa Hoà Đường kể gì!
Ngài đã đi qua vùng rừng núi Hầm Hô(Có người chắc dốt chữ Nôm chỉ biết chữ Nho nên vị tướng ở đây được Quang Trung phong hầu là Hám Hổ Hầu) Qua vùng rừng núi Hầm Hô, Đá Đen, Những vị Nữ Chúa Thi Đậu, Thị Hoả rạp người hàng phục! vị tướng Chiêm Thành họ Đăng (được phong sau này) đã phải bò lết lại làm tướng và làm con rể Quang Trung!

Chẳng biết ngài đi bộ, hay ngựa, hay voi (!) nhưng chắc ngài chưa tới thì cỏ đã rạp mình đón nhà Đai Chinh Phục! Đúng là người ta sợ Vía, sợ bóng, sợ gió !!! Con người đó cứ như là Thần trên mây nhảy xuống!!!

Chân Diện Mục

Những Ngày Thơ Mộng


(Trường Tống Phước Hiệp Vĩnh Long của Ngoc Huynh Kim)

Phố cũ anh qua chiều nhạt nắng
Em về hương tóc đọng bờ vai
Áo thơ cài tím màu trinh nữ
Anh thả hồn mơ theo áo bay

Xa rồi giọt nắng đùa trên áo
Hình bóng hôm nào tay búp măng
Chợt nhớ ngày xưa xin mực tím
Giờ thi quên mực lớp lăng xăng

Ai cũng đi qua thuở thiếu thời
Trường xưa, bạn cũ nhớ muôn đời
Góc phố, cây xanh hàng phượng đỏ
Hoa còn cài áo hở người ơi?

 Biện Công Danh
20/8/2016

Thứ Năm, 13 tháng 8, 2020

Tháng Tám và Em - Thơ HNTT - Nhạc Phạm Anh Dũng


Thơ: HNTT
Nhạc: Phạm Anh Dũng 
Ca Sĩ: Quang Minh

Lối Đá Rêu Phong




Quay về thăm lại xóm làng xưa
Lộc Yên xứ Quảng vẫn mong chờ
Rêu phong xanh mướt thời son trẻ
Vách đá còn nguyên vết khắc thơ

Lối cũ ngàn năm rợp bóng cây
Dẫn hồn phiêu bạt trở về đây
Hàng cau hun hút sâu cuối ngõ
Chờ nhau lấp ló mắt ai ngây

Mái cổ phong sương đọng mấy mùa
Là trạm nghỉ chân trước xa mờ
Non cao lũng thấp đường leo núi
Ôi những đoàn người ươm giấc mơ

Ngõ biếc còn ghi dấu chửa mòn
Cuối đời thăm lại nẻo cô thôn
Bâng khuâng mắt phượng còn thao thức
Hay đã lòa dần với hoàng hôn

Locphuc

Ngày Xưa Ơi!



Bài Xướng:
Ngày Xưa Ơi!

Tóc liễu em cài rực đỏ nơ
Trường tan có gã tựa anh khờ
Thư lồng ngỏ ý từng đêm mộng
Phượng ép trao lòng những buổi mơ
Lặng lẽ người mong vời mắt ruổi
Trầm ngâm kẻ đợi kiễng chân chờ
Chiều nay ghé lại đường xưa cũ
Bụi đã vương đầy tuổi ấu thơ...!

Nguyễn Gia Khanh
***
Bài Họa:

Tơ Lòng


Hoa cài mái tóc tím viền nơ
Lộng lẫy hương hoa khiến dại khờ
Nét ngọc kiêu sa lòng thổn thức
Môi hồng e ấp dạ hoài mơ
Rộn ràng luống mộng bao người đợi
Rạo rực tim yêu khối kẻ chờ
Khắc khoải tơ lòng say bến hẹn
Vương niềm dạ thảo mối tình thơ.

Liêu Đình Tự
***
Phượng Chưa Chín Hạ


Tóc đẹp nàng còn tha thướt nơ
Khiến cho lòng dạ nam sinh khờ
Cứ thầm tơ tưởng đêm đêm nhớ
Và lén trông chừng sáng sáng mơ
Chẳng rõ yêu chưa đôi má đỏ
Mà em chuốc khổ héo tim chờ?
Đôi lời muốn ngỏ ôi trời khó
Hạ cuối nên buồn suốt tuổi thơ.
.
19.6.20
Nhất Mai Thư Hoàng
***
Người Xưa Đâu!

Trót yêu cô bé tóc cài nơ
Xao xuyến ngày đêm kẻ dại khờ
Mắt biếc long lanh tình luyến ái
Má hồng duyên dáng dạ thầm mơ
Số phần trắc trở hai phương nhớ
Định mệnh trái ngang một kiếp chờ
Dâu bể tìm đâu năm tháng ấy
Thôi đành ôm mộng nhốt vào thơ.

Kim Oanh

Xuân Giang Hoa Nguyệt Dạ - Trương Nhược Hư (-711-)



Xuân Giang Hoa Nguyệt Dạ

Xuân giang triều thuỷ liên hải bình
Hải thượng minh nguyệt cộng triều sinh
Diễm diễm tùy ba thiên vạn lý
Hà xứ xuân giang vô nguyệt minh

Giang lưu uyển chuyển nhiễu phương điện
Nguyệt chiếu hoa lâm giai như tiển
Không lý lưu sương bất giác phi
Đinh thượng bạch sa khan bất kiến

Giang thiên nhất sắc vô tiêm trần
Hạo hạo không trung cô nguyệt luân
Giang bạn hà nhân sơ kiến nguyệt
Giang nguyệt hà niên sơ chiếu nhân

Nhân sinh đại đại vô cùng dĩ
Giang nguyệt niên niên vọng tương tự
Bất tri giang nguyệt đãi hà nhân
Đản kiến trường giang tống lưu thuỷ

Bạch vân nhất phiến khứ du du
Thanh phong phố thượng bất thăng sầu
Thuỳ gia kim dạ thiên chu tử
Hà xứ tương tư minh nguyệt lâu

Khả liên lâu thượng nguyệt bồi hồi
Ưng chiếu ly nhân trang kính đài
Ngọc hộ liêm trung quyển bất khứ
Đảo y châm thượng phất hoàn lai

Thử thời tương vọng bất tương văn,
Nguyện trục nguyệt hoa lưu chiếu quân
Hồng nhạn trường phi quang bất độ
Ngư long tiềm dược thuỷ thành văn

Tạc dạ nhàn đàm mộng lạc hoa
Khả liên xuân bán bất hoàn gia
Giang thuỷ lưu xuân khứ dục tận
Giang đàm lạc nguyệt phục tây tà

Tà nguyệt trầm trầm tàng hải vụ
Kiệt Thạch Tiêu Tương vô hạn lộ
Bất tri thừa nguyệt kỷ nhân quy
Lạc nguyệt dao tình mãn giang thụ

Trương Nhược Hư (-711-)
***
Dịch Thơ:

Đêm Hoa Trăng Trên Sông Xuân


Mặt nước sông xuân ngang mặt biển
Trăng lên vào lúc thủy triều dâng
Tràn lan cùng khắp đầy trăng sáng
Lớp lớp sóng xuân nổi mấy tầng

Dòng nước lượn quanh vùng thảo dã
Thảm hoa trăng giãi tuyết ngàn pha
Sương trời bất động lung linh ngọc
Cát trắng nhạt nhòa bờ bãi xa

Trời nước tinh khôi không mảy bụi
Trăng cao vời vợi sáng trong ngần
Ai người trên bến thấy trăng trước
Vầng nguyệt năm nao chiếu xuống trần

Nhân sinh lớp lớp vô cùng tận
Trăng nước đời đời vẫn thế thôi
Không biết trăng lên người ngóng đợi
Sông dài trăng sáng một dòng xuôi

Mây bạc ngang trời trôi lãng đãng
Phong xanh bến đỗ rũ u sầu
Đêm nay ai đó trong thuyền nhỏ
Biết gửi về đâu nỗi nhớ nhau

Vằng vặc trăng thanh trên gác vắng
Đài gương ngỡ tưởng bóng người về
Cuốn rèm trăng vẫn đầy lầu ngọc
Chầy giặt đập hoài trăng chẳng đi

Cùng một vầng trăng sao cách ngăn
Ước như bóng nguyệt ở bên chàng
Cánh hồng không thể chở trăng được
Rồng nước quẫy quanh sóng gợn lan

Đêm qua nằm mộng thấy hoa rụng
Đã nửa tuổi xuân người chửa về
Sông nước xuân thì trôi sắp hết
Thương ai đầm quạnh bóng trăng thề

Mảnh trăng dần khuất trong sương biển
Sông núi cách ngăn trăng xẻ hai
Ngóng đợi người đi quay trở lại
Rừng cây gió lộng dọc sông dài

Phạm Khắc Trí
***
Dịch Thơ:

Đêm Xuân Trên Bến Trăng Hoa

Nước triều dâng, sông xuân tràn biển
Trăng theo dòng, cũng tiến trên khơi.
Tỏa lên muôn dặm sóng nhồi
Sông Xuân đâu chẳng đầy trời trăng soi!

Bên đồi thơm, dòng trôi uốn thác;
Ánh trăng soi, trắng toát rừng hoa.
Trông trời, hết biết sương sa …
Bờ sông cát bạc, nhận ra được nào!

Chẳng mảy bụi, một màu trời nước;
Mảnh trăng trôi sáng lướt không trung.
Gặp trăng ? ai trước bên dòng !
Năm nao trăng tới trên sông soi người?

Người sinh hóa, đời đời chẳng hết
Trăng trên sông giống hệt năm năm …
Biết ai, trăng tới rọi thăm ?
Sông trường, chỉ thấy đằm đằm ánh trôi.

Làn mây trắng nhẹ xuôi lờ lững,
Hàng phong xanh khiến những u sầu.
Đêm nay, thuyền nhỏ ai đâu !
Nơi nào mà nhớ một lầu đầy trăng?

Khá thương trăng trên tầng thắm đượm
Chốn đài trang muốn ướm ly nhân.
Cuốn rèm, trăng chẳng dời chân *
Phủi chày, đập áo, cũng vầng trăng in.

Nay mong mãi, mà tin chẳng thấy;
Muốn theo trăng đưa đẩy đến người.
Hồng nhạn bay, trăng chẳng rời,

Ngư long trồi lặn, nước cơi sóng ngầm.

Đêm qua mộng, bên đầm hoa rụng
Nửa chừng xuân mà cũng chưa về
Nước sông trôi hết, xuân kề …
Trên đầm, trăng đã bóng rề qua Tây.

Trăng xế bóng, lẩn rày sương biển,
Thạch, Tương kia, đường đến bao xa?
Theo trăng mấy kẻ về nhà?
Tình cây man mác, trăng tà bến sông.

Sài Gòn, 01.6.1975
Danh Hữu 
(*) Đúng ra thì phải viết là “dời thân” vì trời mới có chân (chân trời) chứ trăng thì chưa nghe ai nói có chân bao giờ, nhưng vì trăng ở đây đã được nhân cách hóa rồi, nên dù ta có gắn đôi chân cho lão, lão cũng lì lợm không muốn cất bước. Hoặc giả là vì trăng không có chân, nên dù có cuốn rèm vẫn không nhúc nhích. Là một cách thi vị hóa ngôn ngữ.

Hùng Ca Sử Việt 1: Nhuỵ Kiều Tướng Quân


"Tôi chỉ muốn cỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển đông , đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chớ không chịu khom lưng làm tỳ thiếp cho người"

Một câu nói bộc lộ khí phách của bậc Anh Thư. Tuy chỉ xuất hiện trong lịch sử với khoảng thời gian rất ngắn. Nhưng Bà Triệu là một điểm son, một tấm gương sáng, là niềm kiêu hãnh của dân tộc nói chung và phụ nữ Việt nói riêng. Chúng ta cùng tìm đến với Bà Triệu qua những trang sử, sách.

Bà Triệu, Triệu Trịnh Nương hay Triệu Thị Trinh đều là tên các đời sau để gọi người nữ anh hùng dân tộc hồi thế kỷ thứ III. 

Theo dã sử, Bà Triệu sinh ngày 2 tháng 10 năm Bính Ngọ (256), tại một vùng sơn thôn nay thuộc địa phận huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa. Mồ côi sớm, cô gái nông thôn sống với người anh Triệu Quốc Đạt, một hào mục khá giàu có.
Vợ Triệu Quốc Đạt bản tính ác nghiệt nên người em chồng không được đối xử tử tế. Cô gái lớn lên tại một vùng bìa rừng hẻo lánh, nên không có điều kiện học hành chu đáo, nhưng được đền bù bằng sự thông minh và sức lực thiên bẩm nên mới được 17, 18 tuổi đã nổi tiếng khắp vùng là có mưu lược và bản lãnh hơn người.

Do thế người thôn nữ chưa xuất đầu lộ diện mà đã có uy tín đáng kể tại địa phương.
Đến năm 20 tuổi, Triệu Thị Trinh lỡ tay đánh chết người chị dâu nên phải chạy trốn vào ở trong núi Nưa (nay thuộc xã Tân Ninh huyện Triệu Sơn, Thanh Hoá), sống tự lập để khỏi lệ thuộc vào người anh nữa. 
Nhưng một phần nhờ ở sẵn có nhiều người mến phục và phần khác nhờ ở tình hình địa phương mà trong thời gian rất ngắn người thôn nữ bôn đào đã thu hút được cả ngàn trai tráng chạy theo mình vào rừng sâu, để nghiễm nhiên trở thành người điều khiển một lực lượng võ trang khả dĩ đương đầu với quân Đông Ngô và vùng vẫy ở địa phương ấy.
Ở đó cho đến nay vẫn còn lưu truyền nhiều truyền thuyết về thời kỳ bà chuẩn bị khởi nghĩa chống giặc Ngô.

Đó là chuyện Bà Triệu thu phục được con voi trắng một ngà, chuyện "Đá Biết Nói" rao truyền lời thần nhân mách bảo từ trên núi Quan Yên.


Có Bà Triệu tướng
Vâng lệnh trời ra
Trị voi một ngà
Dựng cờ mở nước
Lệnh truyền sau trước
Theo gót Bà Vương....


Mến mộ bà, nghĩa quân ngày đêm mài gươm luyện võ, chờ ngày nỗi dậy:

"Ru con con ngủ cho lành
Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi
Muốn coi lên núi mà coi
Coi bà Triệu Tướng cỡi voi đánh cồng".

Thời đó, nước Tàu đang ở trong tình trạng bị chia cắt: nhà Hán đã mất ngôi vua và lãnh thổ Trung Hoa phân làm 3 phần không đều nhau, phần phía Bắc thuộc về họ Tào và gọi là Bắc Ngụy; người họ xa của vua nhà Hán chiếm được miền Ba Thục ở phía Tây; phía Đông do họ Tôn hùng cứ và trở thành nước Đông Ngô. 


Nước ta từ sau ngày Mã Viện tái chiếm, lại bị người Tàu đô hộ, khi Đông Ngô thay nhà Hán cai trị phần phía Đông Trung Hoa thì họ cũng gồm thu luôn lãnh thổ nước ta từ tay con cháu Thứ sử Sĩ Nhiếp.
Kể từ năm Bính Ngọ 226, nước ta trở thành một vùng thuộc địa của Đông Ngô, vua nước Ngô cải tên thành Giao Châu và phong Lữ Đại làm Thứ sử. Lữ Đại tiến đánh nốt quận Cửu Chân và đạt thắng lợi nên được vua Ngô gia phong làm Giao Châu Mục.
Nhưng những hành động tàn ác của đạo quân chinh phục đã khơi sâu căm thù trong lòng người dân quận Cửu Chân, sau đó chính sách hà khắc của bọn quan lại Tàu càng thúc đẩy dân Cửu Chân vùng lên chống lại. Đó là lý do đã khiến cho cả ngàn thanh niên vùng lân cận ồ ạt kéo vào rừng quy phục người lãnh đạo tương lai của cuộc khởi nghĩa sẽ bùng nổ 2 năm sau. 
Chí lớn của vị Nữ Anh Hùng quyết dựng cờ khởi nghĩa cứu nước, nhưng biết mình biết người, nên bà chưa động binh để có thêm thời gian chỉnh đốn nghĩa quân và chờ đợi thời cơ…Triệu Quốc Đại lúc đầu vốn chủ trương cầu an nên đã tìm khuyên em trở về với kiếp sống bình thường của một thôn nữ, lập gia đình. Nhưng Triệu Thị Trinh đã khẳng khái: 

"Tôi chỉ muốn cỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển đông , đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chớ không chịu khom lưng làm tỳ thiếp cho người" 

Bị câu nói của em gái khích động, Triệu Quốc Đạt quyết cùng em chiêu mộ tướng sĩ dựng cờ khởi nghĩa.
Lúc bấy giờ bọn quan lại Đông Ngô cai trị ngày càng tàn ác, khiến dân chúng vô cùng khổ cực, oán than thấu trời. Vừa phẫn nộ vừa cho rằng thời cơ đã thuận lợi, Triệu Quốc Đạt đột ngột mang quân đánh dinh quận Cửu Chân.
Bị bất ngờ dồn vào thế không thể trì hoãn được nữa. Triệu Thị Trinh đành mang quân đi giúp anh. Triệu Quốc Đạt vẫn tự biết không bằng em, quân sĩ dưới cờ ông lại khâm phục người nữ tướng có tài lãnh đạo, mọi người liền nhất trí suy tôn Triệu Thị Trinh chỉ huy lực lượng khởi nghĩa.

Năm Mậu Thìn (248) nghĩa quân bắt đầu tấn công quân Ngô. Các thành ấp của quân Ngô đều bị đánh phá tan tành. Bọn quan cai trị kẻ bị giết, kẻ chạy trốn hết. Từ Cửu Chân, cuộc khởi nghĩa lan rộng nhanh chóng. Thứ Sử Châu Giao hoảng sợ bỏ chạy mất tích. Sử sách của nhà Ngô phải thú nhận:"Toàn thể Châu Giao chấn động".
Mỗi lần ra trận, Triệu Thị Trinh thường mặc áo giáp đồng, đi guốc ngà, cài trâm vàng, cưỡi voi dẫn quân xông trận, oai phong lẫm liệt. Quân Ngô kinh
hồn, bạt vía đã phải thốt lên:

Hoành qua đương hổ dị
Đối diện Bà Vương nan

Nghĩa là:
Vung giáo chống hổ dễ
Giáp mặt Bà Vua khó

Với tư cách đó, người thôn nữ mới ngoài 20 tuổi đã sớm chứng tỏ là không phụ công lòng tin của mọi người. Bà đánh đâu thắng đó, chỉ trong vòng một tháng trời là lực lượng khởi nghĩa tiêu diệt và đánh đuổi hết quân Tàu trên toàn bộ lãnh thổ quận Cửu Chân. 
Phần vì sợ phép dùng binh sấm sét, phần vì cảm phục độ lượng của người nữ tướng trẻ tuổi, bại binh Tàu đều gọi Bà là Lệ Hải Bà Vương. 
Nhưng Triệu Thị Trinh không hề nuôi mộng tranh bá đồ vương. Chỉ vì yêu nước và thương xót đồng bào mà người thôn nữ phải đánh đổi nông tầm, lưỡi hái lấy kiếm cung, phải dấn thân gái ra nơi chiến trận.

Khi cầm quân đánh giặc Tàu, bà luôn luôn tiến trước mọi người, lẫm liệt trên mình voi trắng, cờ vàng, mũ vàng, giáp vàng, toàn thân như chiếc nhụy vàng của đóa sen trắng khổng lồ. Chính hình ảnh như thế, nên Bà xưng là Nhụy Kiều Tướng Quân, ngụ ý không quên phận mình phận gái nhưng lại hạ quyết tâm làm nên sự nghiệp hào hùng của một vị tướng.
Hay tin có khởi nghĩa ở Cửu Chân và thứ sử Châu Giao mất tích, vua Ngô hốt hoảng phái ngay Lục Dận (anh em họ của danh tướng Đông Ngô là Lục Tốn) một tướng từng kinh qua trận mạc, lại rất quỷ quyệt sang làm thứ sử. Lục Dận đem 8.000 quântinh nhuệ sang đàn áp. Lục Dận vừa đánh vừa đem của cải chức tước ra dụ dỗ mua chuộc các thủ lĩnh người Việt. Một số kẻ dao động mắc mưu địch. Mặc dầu vậy, Triệu Thị Trinh vẫn kiên cường đánh nhau với giặc không nao núng. Sau 6 tháng chống chọi, vì có kẻ phản bội, nghĩa quân dần yếu thế, lực lượng ngày mỏng dần. Mộng đuổi xâm lăng của vị nữ anh hùng không thể thành hiện thực. Triệu Thị Trinh rút quân về xã Bồ Điền (về sau là làng Phú Điền, tổng Phú Điền, huyện Mỹ Hóa, tỉnh Thanh Hóa) rồi tự sát sau khi giải tán nghĩa quân để tránh sự hy sinh vô ích. 

Bấy giờ bà mới 23 tuổi. Dân địa phương lập đền thờ.
Về sau, vua Lý Nam Đế khen ngợi là người trung dũng, sai lập miếu thờ, phong là:"Bật Chính Anh Liệt Hùng Tài Trinh Nhất Phu Nhân".
Nay ở Phú Điền (Thanh Hóa) còn có đền thờ bà.
Tinh thần yêu nước và dũng khí của Bà Triệu vẫn mãi được truyền tụng cho dù đã gần 2000 năm:

- Cửu Chân trăm trận gan hơn sắt,
Lục Dận nhiều phen mắt đã vàng.

- "Trông bành voi, Ngô cũng lắc đầu, sợ uy Lệ Hải Bà Vương, những muốn bon chân về Bắc quốc;

Ngồi yên ngựa, khách đi hoài cổ, tưởng sự Lạc Hồng nữ tướng, có chăng thẹn mặt đấng nam nhi."
Khuyết Danh

- Một đầu voi chống chọi với quân thù, sau Trưng Vương rạng danh bà Lệ Hải;
Ba thước vú tử sinh cùng đất nước, cho Ngô Hoàng biết mặt gái Giao Châu.
Dương Bá Trạc

Triệu Nữ Vương
1
"Tôi chỉ muốn cỡi cơn gió mạnh" *
Thật oai nghi cân quắc hùng anh
Nêu chí khí giống dòng Tộc Việt
Nghìn năm sau sử mãi lưu danh 
Quên Đi
* Trích câu nói của Bà Triệu

2
Đạp sóng biển đông diệt cá kình **
Má hồng vì nước quyết hy sinh
Hiên ngang chống bạo tàn phương bắc
Hậu thế gương truyền "Triệu Thị Trinh"
Quên Đi
** Từ ý câu nói của Bà Triệu

Chú Thích:

- Sách Giao Chỉ chí chép:
Trong núi ở quận Cửu Chân có người con gái họ Triệu, vú dài ba thước, không lấy chồng, họp đảng cướp bóc các quận, huyện, thường mặc áo ngắn màu
vàng, chân đi giày mũi cong, ngồi đầu voi mà chiến đấu, sau chết làm thần.
- Sách Những trang sử vẻ vang... giải thích:
Phụ nữ khổng lồ, vú dài… là huyền thoại về bà Mẹ-Đất (terre-Mère, Déesse-Mère). Sau hình tượng đó được khoát cho bất kỳ một phụ nữ hiệt kiệt nào (tr. 129).
- Các tác giả sách Lịch sử Việt Nam (tập I) cũng đều cho rằng:
Huyền thoại về một người phụ nữ có "vú dài ba thước" vốn rất phổ biến ở Phương Nam, từ Hợp Phố đến Cửu Chân. Như truyện "Tẩy thị phu nhân", "Tiểu quốc phu nhân" đều nói họ là những phụ nữ cao to và có vú dài đôi ba thước...Có thể, vì bà Triệu cũng là một người phụ nữ kiệt xuất, nên dân gian đã dùng hình tượng này khoác lên cho bà.


Bối Cảnh Lịch Sử

Mã Viện đánh được Trưng-vương đem đất Giao-chỉ về thuộc nhà Hán như cũ, rồi chỉnh-đốn binh-lương, đem quân đi đánh dẹp các nơi, đi đến đâu xây thành đắp lũy đến đấy và biến-cải mọi cách chính-trị trong các châu quận.
Từ đó chính-trị nhà Đông Hán càng ngày càng ngặt thêm, mà những quan-lại sang cai-trị Giao-chỉ thường có lắm người tàn-ác, tham-nhũng, bắt dân lên rừng xuống bể để tìm những châu-báu. Dân ở quận Hợp-phố cứ phải xuống bể mò ngọc trai khổ quá, đến đổi phải bỏ xứ mà đi. 
Triều-đình thì xa, quan-lại ra cai-trị thì tha hồ mà tung-hoành, tiếng oan-ức kêu không thấu vào đâu, cho nên thường hay có sự loạn-lạc, làm cho dân-gian phải nhiều sự khổ-sở.

Về cuối đời nhà Đông-Hán, giặc cướp nổi lên khắp cả bốn phương, triều-đình không có uy-quyền ra đến ngoài, thiên-hạ chỗ nào cũng có loạn. Đất Giao-chỉ bấy giờ nhờ có quan thái-thú là Sĩ Nhiếp 士燮cùng với anh em chia nhau giữ các quận huyện, cho nên mới được yên.
Tiên-tổ nhà ông Sĩ Nhiếp là người nước Lỗ 魯vì lúc Vương Mãng 王莽cướp ngôi nhà Hán, mới tránh
loạn sang ở đất Quảng-tín 廣信, quận Thương-ngô 蒼梧, đến đời ông thân-sinh ra Sĩ Nhiếp là sáu đời. Ông thân-sinh tên là Sĩ Tứ 士賜làm thái-thú quận Nhật-nam 日南, cho Sĩ Nhiếp về du-học ở đất Kinh-sư, đỗ hiếu-liêm được bổ Thượng-thư-lang, vì việc quan phải cách, rồi về chịu tang cha. Sau lại đỗ mẫu-tài được bổ sang làm Thái-thú ở quận Giao-chỉ.
Năm quí-mùi (203) là năm thứ 3 đời vua Hiến-đế 獻帝, quan Thứ-sử là Trương tân 張津cùng với quan Thái-thú Sĩ Nhiếp dâng sớ xin cải Giao-chỉ 交趾làm Giao-châu 交州. Vua nhà Hán thuận cho. Sau vì trong châu có lắm giặc-giã, Sĩ Nhiếp mới tâu xin vua nhà Hán cho mấy anh em làm Thái-thú quận Cửu-chân, quận Hợp-phố và quận Nam-hải. Sĩ Nhiếp giữđược đất Giao-châu khỏi loạn và vẫn giữ lệ triều cống như cũ, cho nên vua Hiến-đế lại phong cho chức An-viễn tướng quân 安 遠將軍Long-độ đình-hầu 龍度亭侯. Sĩ Nhiếp trị dân có phép tắc, và lại chăm sự dạy-bảo dân cho nên lòng người cảm-mộ công-đức, mới gọi tôn lên là Sĩ-vương. Nhà làm sử thường cho nước ta có văn-học là khởi đầu từ Sĩ Nhiếp.

Cái ý-kiến ấy có lẽ không phải. Vì rằng từ khi nhà Hán sang cai-trị đất Giao-chỉ đến đời Sĩ Nhiếp đã được hơn 300 năm, người Giao-chỉ đã có người học-hành thi đỗ hiếu-liêm, mậu-tài,sang làm quan bên Tàu như Lý Tiến , Lý Cầm… Vậy nói rằng đến ông Sĩ Nhiếp mới có nho-học thì chẳng sai lắm ru. Hoặc-giả ông ấy là một người có văn-học rồi trong khi làm quan, lo mở-mang sự học-hành, hay giúp-đỡ những kẻ có chữ-nghĩa, cho nên về sau mới được cái tiếng làm học tổ ở nước ta, tưởng như thế thì có thể hợp lẽ hơn.

Nhà Đông-Hán mất ngôi thì nước Tàu phân ra làm ba nước: Bắc-ngụy 北魏, Tây-thục 西蜀, Đông-ngô 東呉. Đất Giao-châu bấy giờ thuộc về Đông-ngô. 
Sĩ Nhiếp ở Giao-châu được 40 năm, tuy thiệt cóuy-quyền ở cõi Giao-châu, nhưng vẫn theo lệ triều cống nhà Hán, và đến khi nhà Hán mất thì lại triều cống nhà Ngô. Năm bính-ngọ (226) là năm Hoàng-vũ 黄 武thứ 5 nhà Ngô, Sĩ Nhiếp mất, con Sĩ Huy 士徽tự xưng làm Thái-thú. Ngô-chủ là Tôn Quyền 孫權bèn chia đất Giao-châu, từ Hợp-phố về bắc gọi là Quảng-châu 廣州, từ Hợp-phố về nam gọi là Giao-châu 交州.
Sai Lữ Đại 呂岱làm Quảng-châu thứ-sử, Đái Lương 戴良làm Giao-châu thứ sử, và sai Trần Thì 陳辰sang thay Sĩ Nhiếp làm thái-thú quận Giao-chỉ.

Bọn Đái Lương và Trần Thì sang đến Hợp-phố thì Sĩ Huy đem quân ra chống giữ. Thứ-sử Quảng-châu là Lữ Đại mới tiến quân sang đánh-dẹp, và cho người đến dụ Sĩ Huy ra hàng. Sĩ Huy đem 5 anh em ra hàng, Lữ Đại sai bắt Sĩ Huy đem chém đi, còn mấy anh em thì đem về Ngô-triều làm tội.
Ngô-chủ lại hợp Quảng-châu và Giao-châu lại làm một, và phong cho Lữ Đại làm Thứ-sử. Lữ Đại đem quân đi đánh quận Cửu-chân có công được phong làm Giao-châu-mục 交州牧.
Thuộc hạ của Sỹ Huy tiếp tục chống lại, khiến Lữ Đại mang quân vào Cửu Châu giết hại một lúc hàng vạn người.

Là Lẽ Tự Nhiên



Đêm nghe tiếng ai ru hời
Như là tiếng vọng một đời tha nhân
Phong sương đau gót chân trần
Dẫm trên lá cỏ bao lần tìm nhau

Thời gian qua cửa thật mau
Tóc xanh nay đã ngã màu muối tiêu
Lá vàng phủ bước đường chiều
Gót chân phiêu bạt ít nhiều cũng chai

Ngoảnh trông một kiếp Trần Ai
Như trăng tròn khuyết đêm ngày xoay nhanh
Đời người tựa lá trên cành
Lá vàng sẽ rụng chồi xanh nảy mầm

Hữu Duyên xin đến bằng tâm
Một mai từ biệt vẫn thầm kính yêu
Sáng xong thì phải đến chiều
Kẻ đi Người đến là điều tất nhiên

Trúc Lan KTP 
08-20

Người Nghèo Mần Thơ



Câu nói nghe chói tai! Người nghèo biết mần thơ sao? Sao lại không? Ca dao cũng là thơ chứ! các cụ coi khinh thơ con cóc, thơ bình dân, thơ với… thẩn!!! 
Nhưng quả thật có những câu phát xuất từ quê nghèo nhưng… nhưng… các cụ nghe… thì… hết hồn! 
Những câu dung tục, thô tục thì… vẫn cứ là thơ! 

Có lẽ các cụ gọi những bài mình sáng tác là… thi. Ừ, thì Thi vẫn cứ là Thơ nhưng… cao cấp hơn (?) 
Ông Trương Tửu chả biết có thần phục mẫu quốc(?) không? Nhưng ông gọi Ca Dao là Kinh Thi Việt Nam!!! 
Cha mẹ ơi! Người nghèo nghe chữ Kinh… thì hết hồn rồi! Bởi Kinh chỉ dành cho Phật Gia, Đạo Sĩ, Nho Sĩ!!! 
Quốc Sĩ vô song là ngươi Hàn Tín! Ông Hàn Tín chuyên giết người được… khoác chữ Sĩ! Ông Doãn Quốc Sĩ không làm thơ cũng xưng Quốc Sĩ??? . Nhưng nòi chung, hình như có chữ SĨ thì người ta kính trọng! 
Dân nghèo chẳng bao giờ khoác trên vai chữ SĨ! 

Có những bài rõ ràng là của dân nghèo, rõ ràng là sáng tác từ quê… nhưng rất hay, rõ ràng là từ người có học  nhưng học lóm!!! 
Đặc biệt là con cò! Con cò thân thiết với dân quê Việt Nam lắm! Có ông sưu tầm những bài về con cò! Không biết mấy trăm bài, hay lắm! 

Con cò đậu cọc cầu ao 
Ăn sung sung chát ăn đào đào chua 
Chiều chiều ra đứng cổng chùa 
Trông lên Hà Nội thấy vua đúc tiền 
Ruộng tư điền không ai cầy cấy 
Liệu cô mình ở vậy được chăng 
Mười lăm cửa bể anh đã đóng đăng 
Cửa nào lắm cá anh quăng chài vào 
Anh quăng phải ngọn cái con sông đào 
Vừa sâu vừa chảy 
Anh bỏ anh đi 
Kén vợ đã bẩy năm nay 
Tình cờ anh gặp nàng đây 
Như cá gặp nước như mây gặp rồng 
Mây gặp rổng bát văn bát vũ 
Cá gặp nước con ngược con suôi 
Chồng Nam vợ Băc em ơi 
Sao em không kiếm một người như anh 
Chim vàng đậu đám cỏ xanh 
Kìa kìa chim phượng đỗ cành dâu da 
Ta thương người , người chẳng thương ta 
Cành kiêu kiêu bổng cành na na chìm 

Bài ca rất hay, nhiều tâm sự, có hồn thơ! Chả biết tâm sự hỗn độn như thế nào nhưng cứ là thơ, là ca 
Người nghèo cũng biết thả thơ ca vào nghề ươm tơ , nghề buôn chè Tầu: 

Cô kia thắt giải lưng xanh 
Có về Nam định với anh thì về 
Nam Định có bến đò chè 
Có tầu Ngô Khách có nghề ươm tơ 
Ươm tơ phải giữ mối tơ 
Một trăm mối đứt phải chờ mối anh 
Dân nghèo khoái nói về con chim , con cá , con … chó ! 
Sông dài cá lội biệt tăm 
Phải duyên chồng vợ , ngàn năm cũng chờ 

Con ngựa thì: Tuấn mã phi nước đại qua cửa quan lớn. Đúng lúc bà lớn đánh địt… Ngựa phi qua phi lại ba vòng mà lỗ đít bà lớn chưa khít (?) 

Con chó thì: 

Khi nằm với vợ thì phải đứng 
Quanh năm chẳng được chén chè Tầu .

A Ha! Thơ người nghèo nhiều sắc thái quá . Nhiều mầu sắc , nhiều tâm sự , nhiều tưởng tượng quá ta 
Người nghèo chỉ mua vui cho người giầu thôi… chẳng có tài vật gì để… trả ơn!!! 

Ơn này biết lấy gì mà trả 
Xin quỳ hai gối chống hai tay 

Nhất là những người diễn viên (chả biết giầu hay nghèo, dĩ nhiên người ta liệt vào hạng nghèo!) Những ứng khẩu của các ông này chẳng được kể là thơ. 

Vua chèo còn chẳng ra chi 
Quan chèo đi nữa khác chi thằng hề 

Cụ Nguyễn Khuyến đã mượn lời vợ người phường chèo. Còn tôi, tôi đã gặp một anh Kép có hồn thơ(!) 

Tôi là anh kép Minh Tơ 
Tôi đi quân dịch lơ mơ bên rừng 
Gặp cô bán rượu tôi ưng 
Tôi dắt vào rừng uống rượu với tôi 
Uống xong quên cả đất trời 
Miệng thơm mùi rượu hai người ngủ chung 
Giữa rừng căng một chiếc mùng 
Chiều xuân gió lộng đì đùng súng vang 

Chân Diện Mục 

Thứ Tư, 12 tháng 8, 2020

Áo Vàng



Về ngang bến cũ
Nhớ chuyện ngày xưa
Bên dòng sông nhỏ
Thảm cỏ trăng vàng
Bên khung cửa nhỏ
Bướm trắng hoa vàng
Chia tay vội vàng
Dư âm còn lại
Hoa vàng còn đó
Áo vàng nay đâu?

Sao Khuê

Bến Mơ



Em, nắng hạ tung tăng vờn trong gió
Đậu linh hồn trên cửa sổ chiêm bao
Đàn bướm trắng chập chờn qua giấc mộng
Mang tình yêu dừng lại bến mơ nào.

Lê Mỹ Hoàn

Trại Thu


Cho Mình yêu dấu và tặng những cặp vợ chồng
cùng sinh hoạt Hướng Đạo (Scout).

Nhè nhẹ lá vàng rơi
Cơn gió se se lạnh
Tạo hóa khéo chào mời
Sắc mới thay triền núi.

Hai ba lô vào rừng
Cùng niềm vui cắm trại
Nhịp tim rộn tưng bừng
Giọng anh ngân nga mãi.

Lều giăng tuy hẹp hòi
Mà đôi tim rộng mở
Một ngày vui hiếm hoi
Quên căng thẳng, mệt mỏi.

Hai con tim reo vui
Đậu phộng rang đầy túi
Chia nhau vị ngọt bùi
Chúng mình cùng rong ruổi.

Tìm phiến đá sườn đồi
Vai tựa vai gần gũi
Ngắm gió quyện, mây trôi
Mình xem lá về cội.

Mắt ngắm mắt rạng ngời
Tia nhìn nhau đắm đuối
Tay đan tay thảnh thơi
Thu ơi à! Tình ơi!

Nhận nụ hôn tuyệt vời
Của anh bên bờ suối
Suối reo mừng lả lơi
Người hôn người, ai nói… 


Á Nghi 
7.8.2020

Chiều Mưa Trên Dòng Sông Dakbla



(Cảm xúc khi nghe bài hát “Vùng mưa Kontum” của Phan Ni Tấn).

Có một chiều mưa trên sông Dakbla,
Dòng sông em qua một thời con gái,
Mười bẩy tuổi hồn em xanh phố núi,
Mưa mịt mùng làm lạnh cả núi non.

Không mưa nào buồn bằng mưa KonTum,
Dòng sông Dakbla chảy quanh thành phố,
Em đứng trên cầu chiều mưa bỡ ngỡ,
Sông về đâu ? mang mưa gío về đâu?

Mưa có về trên nương rẫy núi cao?
Trời mưa này chắc không ai lên núi,
Cô sơn nữ không ra rừng ra suối,
Hái rau về khói bếp buổi chiều lên.

Buôn làng Bhana, Jarai, Striêng…..
Chìm trong mưa tiếng cồng chiêng, tiếng trống,
Hoa Dã Qùy vàng bên đường im vắng,
Mưa thấm giọt sầu vào cõi hoang sơ.

Chiều ấy lòng em cũng chợt bơ vơ,
Như cánh chim bay lạc qua thành phố,
Mưa trên dòng sông Dakbla nức nở,
Em bước xuống cầu mưa vẫn đi theo.

Ôi những phố quận đâu đây đìu hiu,
Dak Tô, Tân Cảnh, Kon Plông, Kon Rẫy…
Chẳng biết cơn mưa có về nơi ấy?
Có dòng sông nào buồn hơn Dakbla?

Bây giờ KonTum là kỷ niệm xa,
KonTum chỉ còn lại trong ký ức,
Dòng sông Dakbla một thời thơ mộng,
Có hàng cây Phượng Vỹ đứng ven bờ.

Nhưng trong em vẫn có một chiều mưa,
Trên sông Dakbla, dòng sông chảy ngược,
Làm thổn thức tâm hồn em mới lớn,
Mưa Kontum kỷ niệm đẹp trong đời.

Nguyễn Thị Thanh Dương    

Đọc Thơ Dạ Vũ Của Trần Minh Tông - Thu Vũ Của Hồ Xuân Hương - Thính Vũ Của Nguyễn Trãi


Xin giới thiệu cùng độc giả ba bài thơ nói về MƯA là MƯA ĐÊM, MƯA THU, NGHE MƯA của ba thi nhân Việt Nam thuộc ba thế hệ khác nhau mà trong đó tâm sự của ba người có những điểm giống và khác nhau.

Cả ba bài thơ đều nói về “Mưa” và bày tỏ tâm sự của mình. Người thứ nhất là vua Trần Minh Tông (陳 明 宗) tên húy là Trần Mạnh (陳奣), sinh năm 1300, mất 1357. Người thứ hai là bà Hồ Xuân Hương (chữ Hán:胡春香, 1772 – 1822) là một nữ sĩ sống ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, mà tiểu sử của bà, tới nay, vẫn còn nhiều tranh cãi. Tác phẩm để lại hoàn toàn là thơ, trong đó phần chữ Nôm mà phẩm chất tốt đẹp cần nghiên cứu kỹ.

Bài thơ thứ nhất có tựa là Dạ Vũ (Mưa Đêm) của vua Trần Minh Tông , là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, được sáng tác, 30 năm sau nghi án giết oan cha vợ là Trần Quốc Chẩn. Thời điểm sáng tác vào khoảng năm 1356 nhân dịp ngài về thăm đền thờ Trần Quốc Chẩn, huyện Chí Linh, lúc nầy ngài đã trở thành Thái thượng hoàng. Năm sau ngài mất, từ đó nhà Trần bắt đầu suy vi.
“Dạ Vũ” (Mưa Đêm) là bài thơ trữ tình, mang đậm nét suy tư trầm buồn của một vị vua trong cảnh đêm mưa thu sắp tàn.

Bài thứ hai có tựa là Thu Vũ (秋 雨): Mưa Thu của Hồ Xuân Hương (胡春香, 1772–1822) là một thi sĩ sống ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, Hồ Xuân Hương sáng tác bài nầy khi nghe tin Nguyễn Du bị bệnh nặng hơn 3 tháng (Tam xuân tích bệnh bần vô dược/ Táp tải phù sinh hoạn hữu thân) mà không thang thuốc vì nghèo không tiền! Nàng động lòng trắc ẩn mến thương, viết bài thơ để đáp lại bài “Thu Dạ” của Nguyễn Du. Bài thơ nguyên tác bằng chữ Hán, làm theo thể thơ Đường gồm 7 chữ, 8 câu nhưng được “cách tân” cho phù hợp với phong cách thơ văn Việt Nam. Trong sự nghiệp văn chương đồ sộ của bà, sáng tác hầu hết bằng chữ nôm, còn thơ chữ Hán rất ít chỉ độ 10 bài. Mặc dù thơ chữ Nôm nhưng hình thức thì theo thể thơ Đường như đã trình bày ở trên.
Trời thu ảm đạm, mây trời bao la khói sương mù mịt, mưa thu tí tách trên sân vắng, rơi nhặt thưa trên tàu lá chuối nghe buồn làm sao! Nàng (HXH) ngồi một mình trong phòng vắng nghe tiếng mưa rơi lòng buồn ảo não, nhớ người yêu Nguyễn Du , giờ nầy không biết ra sao, tình xa vạn dậm biết bao giờ gặp lại? Ngâm xong bài thơ “Thu Dạ”nàng bàng hoàng ngẩn ngơ, nhớ ơi là nhớ!

Bài thứ ba Thính Vũ của Nguyễn Trãi 阮廌 (1380-1442) hiệu Ức Trai là một nhà thơ nổi tiếng cũng là một nhà chính trị. Thơ Nguyễn Trãi có phong thái của một bậc anh hùng có chí khí bản chất thoát vòng danh lợi. Những bài thơ chữ Hán của ông điêu luyện về ngôn ngữ và thể hiện tinh thần Nho giáo.
“Thính Vũ” là một bài thơ chữ Hán đầy tình cảm bộc lộ tâm tư của tác giả bắt đầu là cảnh trời mưa, trong gian phòng u tối tịch mịch, thi nhân là khách trọ đã thức thâu đêm một mình trong căn phòng vắng vẻ u tối nghe tiếng mưa rơi tâm trạng bồn chồn, như chưa thực hiện một hoài bão lớn, một trách nhiệm nam nhi nợ nước thù nhà, tiếng trúc khua tiếng chuông chùa hoà âm điệu làm cho nỗi buồn càng chất ngất thức thâu đêm, ngoài trời mưa rỉ rả lúc to lúc nhỏ, ngâm thơ vẫn không sao ngủ được đến sớm mai ( Hương Lệ Oanh)
***
Bài thứ nhứt: Dạ Vũ


Nguyên tác:
夜雨

秋氣和燈失曙明
碧蕉窗外遞殘更
自知三十年前錯
肯把閒愁對雨聲

(陳 明 宗)
***
Phiên âm Hán Việt:
Dạ vũ

Thu khí hòa đăng thất thự minh,
Bích tiêu song ngoại đệ tàn canh.
Tự tri tam thập niên tiền thác,
Khẳng bả nhàn sầu đối vũ thanh.

Trần Minh Tông
***
Dịch nghĩa:
Mưa đêm

Hơi thu hòa cùng ánh đèn làm mờ đi ánh sáng ban mai.
(Giọt mưa rơi) trên tàu chuối xanh ngoài song cửa (tí tách) tiễn canh tàn.
Tự biết ba mươi năm trước ta đã lầm lỗi,
Nay đành ôm hận mối sầu mà nghe tiếng mưa rơi.

Dịch thơ:
Mưa Đêm

Thu nhạt trăng mờ,buổi sớm mai
Bên song tàu chuối tiễn canh dài
Ba mươi năm trước,ta lầm lỡ
Ôm hận nghe mưa, đếm giọt rơi.

Nguyễn Cang
***
Bài thứ hai, Thu Vũ


Nguyên tác:

秋雨

天隔雲陰慘不明
蕭蕭秋雨落閒庭
短長枯樹枝頭淚
舒急黃蕉葉上聲
吟斷低迷千里夢
愁牽寥落五更情
深閨最苦如花面
一片愁容畫不成.
(胡春香)
***
Phiên âm Hán Việt:
Thu Vũ

Thiên cách vân âm thảm bất minh,
Tiêu tiêu thu vũ lạc nhàn đình.
Đoản trường khô thụ chi đầu lệ,
Thư cấp hoàng tiêu diệp thượng thanh.
Ngâm đoạn đê mê thiên lý mộng,
Sầu khiên liêu lạc ngũ canh tình.
Thâm khuê tối khổ như hoa diện,
Nhất phiến sầu dung hoạ bất thành.

Hồ Xuân Hương
***
Dịch thơ:
Bản 1: Ngân Triều diễn thơ, Mưa Thu:
Mưa Thu

Mây mù ảm đạm, mây mông mênh
Tí tách mưa thu, sân vắng tanh.
Cây chết đầu cành, rơi những lệ,
Mưa khua tiếng chuối, tiếng trầm thanh.
Đọc thư thờ thẩn người xa cách,
Quạnh vắng sầu giăng suốt ngũ canh.
Đắng lắm khuê phòng hoa héo hắt,
Nỗi buồn se thắt vẽ không thành.

Ngân Triều
***
Bản 2: Nguyễn Cang dịch thơ, Mưa Thu:
Mưa Thu

Trời mây sầu thảm ngập mông mênh
Tí tách mưa thu, sân vắng tanh
Cây chết, vắn dài cành nhỏ lệ
Mưa rơi tàu chuối tiếng trầm, thanh
Thơ ngâm dứt đoạn, sầu ly biệt
Khắc khoải u hoài thức trắng canh
Vò võ khuê phòng hoa héo úa
Sầu riêng một mảnh mộng không thành!

Nguyễn Cang (15/10/2017)
***
Bản 3: Hương Lệ Oanh dịch thơ:
Mưa Thu

Mây trời buồn thảm ngập chiều hoang,
Sân vắng mưa thu rớt nhẹ nhàng.
Cây chết cành khô rơi giọt lệ,
Mưa trên tàu chuối dội âm vang.
Thơ ngâm đứt đoạn sầu hiu quạnh,
Thức suốt canh trường lệ chứa chan!
Khắc khoải khuê phòng hoa héo hắt,
Sầu tư nặng trĩu vẽ không an!

Kim Oanh - Hương Lệ Oanh
***
Bài thứ ba, "Thính Vũ" của Nguyễn Trãi


Nguyên tác và phiên âm:

聽雨 Thính Vũ

寂寞幽齋裏 Tịch mịch u trai lý
終宵聽雨聲 Chung tiêu thính vũ thanh
蕭騷驚客枕 Tiêu tao kinh khách chẩm
點滴數殘更 Điểm trích sổ tàn canh
隔竹敲窗密 Cách trúc xao song mật
和鐘入夢清 Hòa chung nhập mộng thanh
吟餘渾不寐 Ngâm dư hồn bất mị
斷續到天明. Đoạn tục đáo thiên minh

阮廌              Nguyễn Trãi
***
Dịch nghĩa:
Nghe Mưa

Trong thư phòng, vắng vẻ tối tăm,
Suốt đêm nghe tiếng mưa rơi
Buồn áo não, làm kinh động gối khách,
Giọt mưa tí tách suốt mấy canh tàn.
Cách bụi trúc, tiếng khua nhặt đập vào cửa sổ,
Hòa lẫn với tiếng chuông vẳng vào trong giấc mộng.
Ngâm vịnh mãi rồi vẫn không ngủ được,
Nghe đứt nối cho đến trời bình minh.

Dịch thơ:
Bản 1: Nguyễn Cang

Nghe Mưa

Tối tăm phòng vắng, lặng êm đềm
Mưa suốt năm canh chạnh ngóng thêm
Buồn bã giật mình, lay gối khách
Eo sèo mưa thấm, lạnh trời đêm
Gió khua bụi trúc vang khung cửa
Hòa tiếng chuông chùa khuấy mộng êm
Ngâm vịnh trở trăn thao thức mãi
Mưa đêm khoan nhặt sáng dần im!!!

Nguyễn Cang
***
Bản 2: Hương Lệ Oanh
Nghe Mưa

Thư phòng vắng vẻ càng u-tịch,
Thao thức nghe mưa tí tách ngoài.
Phơn phớt gió lùa lay gối khách,
Mưa rơi rả rích suốt đêm dài.
Mở lòng tiếng trúc khua cùng gió,
Hoà nhịp chuông ngân giấc mộng lay.
Ngâm vịnh vẫn không sao ngủ được,
Tiếng mưa thưa nhặt đến ban mai.

Hương Lệ Oanh
Virginia