Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2016

Đất Phương Nam - Đôi Nét Về Tác Giả Người Long Hồ & Mục Lục

Đôi Dòng Về Tác Giả Người Long Hồ


       Người Long Hồ là bút hiệu của anh Trần Ngọc, cũng được biết dưới tên Trần Ngọc-Em. Anh còn có bút hiệu Thiện Phúc, đây cũng là Pháp danh khi anh viết sách báo Phật Giáo. Anh sanh năm 1949 tại làng Long Hồ tỉnh Vĩnh Long, vùng đất mà một thời đã từng là thủ phủ của Dinh Long Hồ dưới thời các chúa Nguyễn. Ngày nay thì Long Hồ chỉ còn là tên của một huyện nằm sát nách thành phố Vĩnh Long, khoảng 136 cây số về phía tây nam của Sài Gòn. Anh sanh ra và lớn lên tại tỉnh Vĩnh Long, một tỉnh nhỏ nằm giữa hai dòng sông Tiền và sông Hậu. Dầu sanh ra trong một gia đình nghèo, và dầu thời đó đất nước vừa mới dành được độc lập từ tay người Pháp, nhưng cha mẹ anh đã cố gắng cho tất cả các con đi học hết bậc trung học. Thời trung học anh đã theo học trường Trung Học Tống Phước Hiệp, trường trung học công lập duy nhất của Vĩnh Long thời bấy giờ. Sau đó anh tốt nghiệp cử nhân Anh Văn vào năm 1973 và cử nhân Việt Hán vào năm 1974 tại trường Đại Học Cần Thơ. Sau khi đến Hoa Kỳ, anh tiếp tục theo học ngành giáo dục phục hồi (Rehabilitation), và anh đã làm việc cho ngành nầy tại tiểu bang California từ năm 1988 đến nay. Hiện anh đang giữ chức Trưởng Phòng Giáo Dục Phục Hồi của tiểu bang tại thành phố Bell, thuộc quận hạt Los Angeles. Ngay từ thời còn thơ ấu, cuộc sống của anh đã gắn liền với những con đê bờ ruộng thân yêu của vùng đất Long Hồ, chính vì vậy mà đối với anh vùng đất Nam Kỳ chẳng những thân thương mà nó còn lưu lại cho anh nhiều ký ức của một thời kỷ niệm. Lúc còn nhỏ, anh đã thường được ông ngoại và ông chú Ba(1) kể cho nghe nhiều mẫu chuyện lý thú từ hồi còn Nam Kỳ Lục Tỉnh dưới thời vua Minh Mạng đến Nam Kỳ 20 tỉnh khi người Pháp chiếm trọn miền Nam, cũng như Nam Kỳ vào những năm đầu thế kỷ 20 đến khoảng giữa thập niên 1950. Khi vào đời anh có dịp đi hầu như khắp mọi miền của đất nước, đặc biệt là vùng đất phương Nam. Trong tất cả những chuyến đi nầy anh đã không để lãng phí bất cứ giây phút nào, đi đâu đến đâu anh cũng tìm tới các bậc kỳ lão để học hỏi thêm về địa phương nơi anh đến trên đủ mọi phương diện, từ địa chí, địa chất, đến sinh hoạt của cư dân, tín ngưỡng, văn hóa, kinh tế, và sản vật, vân vân. Đối với anh tất cả những gì có liên quan đến đất phương Nam trong quá khứ và hiện tại đều là gia tài quí báu không riêng gì cho con dân Nam Kỳ mà còn là sức sống cho cả nước nữa. Đến khoảng cuối năm 1984, khi đang ở trại tỵ nạn Bataan, Phi Luật Tân, anh lại được những người rất am tường về Nam Kỳ kể cho anh nghe đủ thứ chuyện về Nam Kỳ như các anh Hứa Hoành và Nguyễn Hữu Trí trong những đêm trà mạn đàm “Nhớ Về Vĩnh Long và Nam Kỳ Lục Tỉnh”. Chính những cơ duyên và ký ức đó đã thôi thúc anh viết quyển “Một Thoáng Nam Kỳ Lục Tỉnh”, nhưng sau khi hoàn tất quyển sách nầy anh cảm thấy vẫn còn thiếu thiếu, nên anh đã tiếp tục biên soạn và hoàn tất bộ sách “Đất Phương Nam”. Bộ sách gồm 2 quyển, khoảng trên 1.600 trang giấy khổ 8 ½-11. Anh còn là tác giả của nhiều bộ sách khác như bộ Từ Điển Phật Học Việt Anh (6 tập, 4.824 trang, xuất bản năm 2005), bộ Từ Điển Phật Học Anh-Việt (10 tập, 5.626 trang, xuất bản năm 2007), bộ Phật Pháp Căn Bản Việt-Anh (8 tập, 6.184 trang, xuất bản năm 2009), Đạo Phật Trong Đời Sống (10 tập, khoảng 3.000 trang, xuất bản từ năm 1990 đến năm 2000), Đạo Phật An Lạc Và Tỉnh Thức (1 tập khoảng 300 trang, xuất bản năm 1993), Tâm Sự Với Cha Mẹ Và Tuổi Trẻ (1 tập, khoảng 400 trang, xuất bản năm 1994), Một Đời Mẹ Trao (1 tập, khoảng 300 trang, xuất bản năm 1994), Thiên Trúc Tiểu Du Ký (1 tập, khoảng 300 trang, xuất bản năm 2006), Một Thoáng Nam Kỳ Lục Tỉnh (1 tập, khoảng 500 trang, xuất bản năm 2006), Thiền Sư (1 tập, 518 trang, xuất bản năm 2007). Trong một tương lai gần anh hy vọng sẽ cho xuất bản những bộ sách mà anh còn đang biên soạn như các bộ Thiền Trong Đời Sống, Những Đóa Hoa Vô Ưu, và Thiền Trong Phật Giáo. 

(1) Đó là hai ông Trần văn Tiếng và Trần văn Hương, những con dân kỳ cựu của xứ Nam Kỳ thời Pháp thuộc.

***
Mục Lục

Lời Đầu Sách
 Trang:
 3 Lời Giới Thiệu 
 7 Tác Giả Người Long Hồ 
 11 Mục Lục 
 13 1. Công Nghiệp Của Các Chúa Nguyễn Đối Với Vùng Đất Nam Kỳ 
 21 2. Đất Phương Nam Theo Dòng Thời Gian 
 55 3. Tiến Trình Nam Tiến 
 67 4. Thu Phục Champa 93 5. Vương Quốc Phù Nam 
 113 6.Thu Phục Thủy Chân Lạp 
 153 7.Cộng Đồng Những Cư Dân Bản Địa Trên Đất Nam Kỳ Xưa 
 173 8. Vùng Đất Cochinchine và Công Nữ Ngọc Vạn 
 193 9.Kas Krobei Hay Prei Nokor Là Sài Gòn? 
 207 10.Nguyễn Ánh và Vùng Đất Nam Kỳ 219 11.Từ Phù Nam-Chân Lạp Đến Vùng Đất Nam Kỳ 251 12.Đồng Bằng Miền Đông 
 287 13.Từ Vùng Đất Biên Trấn Đến Tỉnh Biên Hòa-Đồng Nai 
 307 14.Trần Thượng Xuyên và Vùng Đất Cù Lao Phố 
 341 15. Cộng Đồng Người Minh Hương Trên Đất Nam Kỳ 
 351 16.Từ Bình Long-Phước Long Đến Tỉnh Bình Phước 
 373 17.Từ Biên Trấn Bình Thuận Đến Tỉnh Bình Thuận 
 385 18.Từ Đất Mô Xoài Đến Bà Rịa-Vũng Tàu 
 407 19.Quần Đảo Côn Sơn 
 431 20.Từ Tổng Bình An Đến Tỉnh Bình Dương 
 439 21.Từ Đất Phiên Trấn Đến Tỉnh Gia Định 
 475 22.Từ Kas Krobei-Prei Nokor Đến Bến Nghé-Sài Gòn Và Chợ Lớn 
 511 23. Sài Gòn Theo Dòng Thời Gian 
 547 24. Thủ Đức Mảnh Sân Sau Của Thành Phố Sài Gòn 
 575 25.Từ Vùng Đất Romdum Ray Đến Tỉnh Tây Ninh 
 585 26.Đồng Tháp Mười 
 611 27. Từ Đất Tầm Bôn Đến Tỉnh Tân An 
 647 28.Mộc Hóa, Cái Nôi Của Đồng Tháp Mười 
 677 29. Từ Phủ Lôi Lạp Đến Vùng Đất Gò Công 
 695 30. Từ Trường Biệt Nạp Bả Canh Đến Tỉnh Đồng Tháp 
 717 31. Từ Đạo Đông Khẩu Đến Thị Xã Sa Đéc 
 731 32. Những Tỉnh Không Còn Trên Bản Đồ Hành Chánh Miền Nam 
 741 33.Từ Bắc Cái Bè,Bắc Mỹ Thuận,Đến Cầu Mỹ Thuận 
 769 34. Công Ơn Của Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt Trên Vùng Đất Phương Nam

 777 Tài Liệu Tham Khảo 
 797 Cổng vào Lăng của Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt ở Gia Định (Hình trích trong Tập San Đồng Nai Cửu Long Số 3, tháng 1, 2006) 
Đại Nam Nhất Thống Toàn Đồ—Năm 1840 (Bản Đồ Chính Thức của Triều Minh Mạng) 
Bản Đồ Việt Nam—Năm 2003 (Theo Tập Bản Đồ Hành Chánh VN—Administrative Atlas) 
Bản Đồ Nam Kỳ Lục Tỉnh—Năm 1836




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét