Nguyên Nhân Của Những Cuộc Thiên Di Về Phương Nam Của Dân Tộc Việt Nam:
Theo các thư tịch cổ của Trung Hoa, từ nhiều ngàn năm trước đây, về phía Nam của nước Trung Hoa có nhiều bộ tộc thuộc giống ‘Bách Việt’ sinh sống như Mân Việt, Quì Việt, Âu Việt, Lạc Việt, Ô Việt, Dương Việt, Sơn Việt, Nam Việt, Tây Âu Việt, Đan Việt, Đằng Việt, Cứu Việt, vân vân. Những bộ tộc thuộc nhóm Bách Việt đã một thời làm chủ cả một vùng đất rộng lớn từ phía Nam sông Dương Tử trở xuống phía Nam, gọi là nước Xích Quỷ(1).
Thế rồi cách nay khoảng gần năm ngàn năm trước, các bộ tộc du mục hiếu chiến thuộc nhóm Hán tộc phương Bắc tràn xuống, đánh chiếm, tiêu diệt và đồng hóa dần những bộ tộc thuộc nhóm Bách Việt nầy. Sau biến cố đó, nhóm Bách Việt ngày càng giảm dần, cho đến giai đoạn cách đây hơn hai ngàn năm trước, Bách Việt chỉ còn lại có năm nhóm lớn, sống co cụm thành những quốc gia rõ rệt, đó là nhóm Đông-Âu Việt ở Ôn Châu, nhóm Mân Việt ở Phúc Châu, nhóm Nam Việt ở Quảng Châu, và nhóm Tây Âu Việt và Lạc Việt ở phía nam Quảng Tây và miền Bắc Việt Nam ngày nay. Trong năm nhóm nầy, nhóm duy nhất không bị Hán hóa, và vẫn còn giữ nguyên được bản sắc Việt Tộc nguyên thủy, đó là nhóm Lạc Việt, tổ tiên của dân tộc Việt Nam ngày nay.
Trong suốt quá trình lịch sử tồn tại nòi giống của nhóm Lạc Việt, họ đã phải hết sức chống cự với sức tấn công vũ bão của quân nhà Tần. Tưởng cũng nên nhắc lại bắt đầu từ năm 214 đến năm 211 trước Tây lịch, quân nhà Tần tiến đánh như vũ bão vào những phần đất của nhóm Bách Việt, đặc biệt là nhóm Lạc Việt(2). Sau đó, khi Hán Vũ Đế tiêu diệt nhà Triệu vào năm 111 trước Tây lịch, Việt Nam đã phải nội thuộc vào trung Hoa trong suốt gần 1.000 năm, nhóm Lạc Việt đã bao phen vùng lên giành độc lập, kể từ thời Trưng, Triệu, Lý Nam Đến, đến thời Mai Hắc Đế, Phùng Hưng... Rồi cuối cùng là Ngô Quyền đã đưa dân tộc đến chỗ độc lập. Trong suốt thời kỳ Bắc thuộc, dân tộc Việt Nam gần như thấm nhuần văn hóa của Hán tộc, nhưng không bị Hán tộc đồng hóa. Trước sức ép thường xuyên của Hán tộc, để tự tồn, dân tộc Việt Nam không có con đường nào khác hơn là phải tìm đường tiến về phương Nam của bán đảo Đông Dương. Trong thời cổ đại và ngay cả đến thời hiện đại, nếu so với các vương quốc nằm về phía Nam như Champa, Phù Nam, và Chân Lạp... thì Việt tộc đã phải giữ nước trong những điều kiện và hoàn cảnh khó khăn hơn nhiều, vì về phía Bắc Việt tộc phải đương đầu với Hán tộc, và về phía Tây, Việt tộc phải đương đầu với Thái tộc mà tiêu biểu là các vương quốc Đại Lý và Nam Chiếu từ phía Vân Nam(3).
Mặc dầu họ cũng đã từng là một trong những hệ tộc khác nhau của các bộ tộc Bách Việt, nhưng trải qua một khoảng thời gian quá dài bị nội thuộc người Tàu, họ cũng muốn tiêu diệt các bộ tộc lân cận để được sinh tồn. Chính vì vậy mà họ đã tìm đủ mọi cách nua chuộc các thổ hào của Lạc Việt trong miền núi giáp ranh với Nam Chiếu về phía tây bắc Việt Nam ngày nay. Vào khoảng tiền bán thế kỷ thứ 10, Ngô Quyền đã đứng lên giành độc lập vào năm 939, Việt Nam hoàn toàn độc lập với người Hán ở phương Bắc, dầu từ đó về sau nầy Hán tộc vẫn luôn tìm đủ mọi cách đánh chiếm và đồng hóa Việt tộc.
Trong lúc nền độc lập của dân tộc Việt Nam vào thời đó chưa được ổn định thì từ phía Vân Nam, các vương quốc thuộc Thái tộc như Nam Chiếu và Đại Lý đã liên kết với các bộ tộc miền cao của Đại Việt như Mường, Mán trong vùng Sơn Động và họ đã cát cứ vùng thượng du Bắc Việt trong hàng chục năm trời. Đến khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp tan được 12 sứ quân và thống nhất Đại Việt thì con cháu nhà Ngô vẫn muốn khôi phục lại vương quyền cho dòng họ mình, chính vì vậy mà một trong những hậu duệ của ngô Quyền là Ngô Nhật Khánh đã chạy về phía Nam cầu cứu với Champa. Cuối năm 979, thủy quân Champa đưa hơn một ngàn chiến thuyền ra đánh Đại Việt, nhưng vừa đến cửa biển Đại Ác, ngày nay là cửa biển Đại An và cửa Tiểu Khang(4), chiến thuyền Champa bị bão đánh chìm gần hết và Ngô Nhật Khánh cũng chết trong trận bão nầy. Khi Lê Đại Hành lên ngôi và khai mở nên nhà Tiền Lê, nhà vua đã cho sứ sang giao hảo với Champa, nhưng vua Champa đã bắt nhốt hết sứ đoàn. Sau khi đánh thắng quân Tống ở phương Bắc, vua Lê Đại Hành đã mở cuộc Nam chinh, tiến đánh thủ đô của Champa(5). Tuy nhiên, nhà vua chỉ muốn bình định phương Nam chứ không muốn chiếm đất của vương quốc Champa, nên sau khi thắng trận vua Lê đã quyết định cho rút toàn bộ quân đội về nước. Đến đời nhà Lý, lão tướng Lý Thường Kiệt, một danh tướng oai hùng với chiến công phạt Tống bình Chiêm(6).
Mùa hè năm 1043, quân Champa sang quấy phá vùng biên thùy và vùng biển giáp với Đại Việt, nên đầu năm 1044, vua Lý Thái Tông quyết định Nam chinh, đến tháng 7 năm 1044, quân Đại Việt tiến vào kinh đô giết chết vua Champa là Sạ Đẩu cùng 3 vạn quân Champa, đồng thời bắt sống 30 thớt voi với 5 ngàn tù binh. Từ đó, về cả hai mặt bắc và nam của Đại Việt mới được yên ổn. Tuy nhiên, đến năm 1069, vương quốc Champa lại đưa quân sang quấy phá Đại Việt, vua Lý Thánh Tông đã cử lão tướng Lý Thường Kiệt làm Đại tướng quân, đi tiên phong vào đánh dẹp Champa. Trong trận Nam chinh nầy, quân Đại Việt đã đánh tan quân Champa và bắt được vua Champa là Chế Củ. Chế Củ bèn dâng các châu Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính để chuộc tội.
Năm 1075, vua Lý Nhân Tông sai lão tướng lý Thường Kiệt vào vẽ lại bản đồ các châu đã được Chế Củ dâng vào năm 1069, rồi cho đổi Địa Lý thành Lâm Bình, Ma Linh thành Minh Linh, và Bố Chính thành Quảng Bình. Đến năm 1103, quân Champa tiến chiếm lại ba châu đã mất, nhưng lại bị lão tướng Lý Thường Kiệt đánh cho một trận tan tác. Thế là từ đó đến mãi về sau nầy các vùng đất ấy vĩnh viễn thuộc về Đại Việt. Dưới thời nhà Trần, vua Champa lại cho sứ sang xin lại những vùng đất đã mất nhưng thất bại. Đến năm 1252, quân Champa lại tràn qua vùng biên thùy Đại Việt đánh phá và cướp bóc, nhưng bị quan quân Đại Việt đánh tan.
Đến năm 1301, vua Trần Nhân Tông quyết định gả con gái là công chúa Huyền Trân cho vua Champa là Chế Mân, đổi lại Chế Mân đã dâng hai châu Ô và Lý để làm sính lễ, được vua nhà Trần cho đổi thành Thuận Châu và Hóa Châu. Tuy nhiên, ít lâu sau đó, Chế Mân băng hà, Đại Việt đã tìm cách đưa công chúa Huyền Trân về nước, đồng thời Đại Việt lại bắt giữ người kế vị Chế Mân là Chế Chi, nên từ đó mối hận thù giữa hai dân tộc Champa-Việt ngày càng tăng. Từ năm 1367, dưới thời Trần Dụ Tông, nhà Trần bắt đầu suy vong, nên vua Champa là Chế Bồng Nga đã nhiều lần mang quân sang đánh Đại Việt.
Năm 1377, vua Trần Dụ Tông quyết định cất quân Nam chinh, nhưng đã tử trận trong chuyến nầy. Năm 1378, quân Champa cất quân đánh chiếm Thăng Long, cướp hết châu báu rồi rút lui. Năm 1380, quân Champa lại tiếp tục cất quân ra đánh các vùng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, nhưng bị quân của Hồ Quý Ly đánh đuổi. Tuy nhiên, sau đó quân Champa vẫn tiếp tục kéo sang quấy phá Đại Việt. Mãi đến năm 1384, khi Chế Bồng Nga bị quân ta phục kích giết chết trên vùng biển Hưng Yên, từ đó quân Champa mới đình chỉ việc mang quân sang quấy phá Đại Việt. Dầu chỉ tồn tại vỏn vẹn có 7 năm, từ năm 1400 đến năm 1407, nhà Hồ đã có công mở cõi một vùng đất bao la về phía Nam(7), đó là các vùng Chiêm Động và Cổ Lũy, ngày nay là Quảng Nam và Quảng Ngãi. Như vậy, tính từ thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ thứ XV, từ năm 1069 đến năm 1400, Đại Việt đã tiến sâu về phương Nam và tuần tự làm chủ các vùng đất bao la của Champa từ Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính, Ô Châu, Lý Châu, Chiêm Động và Cổ Lũy. Mặc dầu trên lý thuyết thì những vùng đất nầy đã trực thuộc Đại Việt, nhưng trên thực tế thì Đại Việt vẫn chưa cử quan quân đi kinh lý như đất đai của mình, xét ra thì các vương triều Đại Việt thời đó chưa hẳn đã chủ trương xâm lăng Champa, mà chỉ chiếm đất vì tự vệ và giữ gìn an ninh trật tự cho thần dân mà thôi. Trải qua bao cuộc bể dâu, chúng ta thấy rõ nhờ vào tinh thần bất khuất không chịu để cho Hán tộc đồng hóa, và nhờ có vị trí địa lý thuận tiện, nên Lạc Việt đã phải tìm cách chạy xa Hán tộc bằng cách mở đường tiến về phương Nam, dọc theo bờ biển và dãy Trường Sơn. Đây cũng là nguyên nhân chính góp phần cho sự sinh tồn của bộ tộc Lạc Việt. Nhờ đó mà kể từ thế kỷ thứ X đến nay, trải qua các triều đại Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Hậu Lê, Nguyễn... các vua chúa Lạc Việt đã cùng toàn dân đã đổ ra không biết bao nhiêu là xương máu để đem lại cho dân tộc Việt Nam một dãy giang sơn gấm vóc hình chữ S giàu đẹp như ngày hôm nay.
Qua những diễn tiến vừa kể trên, chúng ta thấy rõ tiến trình Nam Tiến của Đại Việt không đơn thuần là một quá trình diễn ra theo đường thẳng như người ta thường nghĩ như Li Tana đã viết trong quyển “Xứ Đàng Trong”(8) như sau: “Một loạt những sự kiện khác nhau nhằm đáp ứng những hoàn cảnh hay cơ hội riêng biệt, đôi khi do các tình cờ ít nhiều có tính cách quân sự quyết định. Trong khi các hình thức sau nầy của cuộc Nam Tiến có mục đích là chiếm đất, các biến cố được coi như là những bước đầu của cuộc Nam Tiến lại nhằm vào việc bắt người và lấy của, một hình thức tiêu biểu của chiến tranh tại Đông Nam Á. Chẳng hạn, vào năm 982, khi Lê Hoàn mở cuộc tấn công Champa, ông đã bắt giữ 100 cung phi Chăm và kho tàng của nhà vua Champa.
Chẳng hạn, sử Việt Nam ghi lại về việc thả 360 tù binh người Chăm bị giam giữ ở Thăng Long vào năm 992, sử nầy cũng ghi nhận những cuộc ruồng bố tương tự của người Việt đã xãy ra ở vùng biên giới Trung-Việt vào năm 995, bắt giữ tù nhân Trung Hoa. Tất cả những cuộc ruồng bố và viễn chinh nầy không khác bao nhiêu với hình thức chiến tranh chung của vùng Đông Nam Á thời đó và về sau nầy, và có thể được hiểu một cách đúng đắn trong bối cảnh của chiến tranh chung thường diễn ra giữa các nước Đông Nam Á hơn là những bước đầu của phong trào Nam Tiến của Việt Nam.” Lịch sử Nam Tiến và sự thành lập các vùng đất tại Nam Kỳ đã được tiến hành một cách thuận lợi bởi những nguyên nhân chủ quan và khách quan như những cuộc chiến tranh giữa các thế lực phong kiến Lê và Mạc tại miền Bắc từ những năm 1539 đến năm 1600, đã khiến cho hàng vạn người từ các vùng Thanh Hóa, nghệ An và Hà Tĩnh phải bỏ xứ ra đi tìm lẽ sống. Sau đó là những cuộc chiến tranh triền miên giữa quân đội Đàng Ngoài của chúa Trịnh và quân đội Đàng Trong của chúa Nguyễn vào thế kỷ thứ XVII, đã khiến cho nhân dân vùng địa đầu phân cách hai miền, đó là miền Thuận Quảng, phải điêu linh đồ thán. Và cũng chính vì vậy mà ngoài những cuộc nổi dậy, hàng chục vạn người dân trong vùng Thuận Quảng đã phải bỏ xứ chạy vào miền Nam để tìm cuộc sống mới, dầu có phải vất vả gian nan, nhưng sẽ tương đối dễ chịu hơn.
Ban đầu chỉ là những cuộc di dân tự phát bởi từng người, từng gia đình, hay từng nhóm, nhưng về sau nầy triều đình xứ Đàng Trong đã tổ chức nhiều cuộc di dân qui mô, với những kế hoạch khẩn hoang lập ấp và qui chế rất rõ ràng. Theo Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức thì các chúa Nguyễn đã ra sắc chỉ chiêu mộ dân đi khai hoang từ các vùng Bố Chánh trở vào. Chúa Nguyễn cũng cho phép những nhà giàu có đủ vật lực chiêu mộ người vào Nam khai hoang lập ấp với những quyền lợi rộng rãi.
Theo sách Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí của Phan Huy Chú, chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) đã ra sắc chỉ chiêu mộ những người có tiền của trong các vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi và Qui Nhơn di cư vào Nam lập nghiệp. Như vậy, phần lớn gốc gác của cư dân Nam Bộ đều xuất phát từ những nông dân nghèo khổ từ miền Trung Việt Nam, nhất là các vùng Thuận Quảng, bao gồm các vùng Thuận Hóa, Quảng Nam, và Quảng Ngãi. Bên cạnh những lưu dân cùng khổ nầy còn có rất nhiều tù phạm được triều đình xứ Đàng Trong cho phép vào đây khai hoang lập ấp để làm lại cuộc đời. Ngoài ra những tay giang hồ tứ chiếng cũng tháp tùng theo đoàn người đi khai hoang, và những binh lính mãn hạn đồn trú tại các vùng trong Nam không chịu về xứ (miền Trung), mà quyết định ở lại miền Nam lập nghiệp. Chính nhờ vậy mà công cuộc khẩn hoang lập ấp tại miền Nam đã tiến triển rất nhanh chóng. Thường thì các đô thị hay thành phố của miền Nam Việt Nam từ cuối thế kỷ thứ XVII đến nay đều được xây dựng do nhu cầu của lưu dân trong vùng.
Trước tiên lưu dân qui tụ đến một nơi nào đó khai hoang lập ấp, sau đó chánh quyền mới đến để thiết lập bộ máy chánh quyền cấp hạ tầng cơ sở, rồi các thôn xã và đô thị mới bắt đầu phát triển. Tuy nhiên, vào thế cuối thế kỷ thứ XVII, các di thần nhà Minh đã tạo nên hai trường hợp ngoại lệ: họ đến cù lao Phố và Đại Phố Mỹ Tho để khai hoang và xây dựng phố xá rồi sau đó lưu dân Việt Nam mới rủ nhau kéo đến lập nghiệp. Như vậy, bên cạnh người Việt là nhân tố chính trong cuộc Nam Tiến, người Hoa (Minh Hương) và người Khmer cũng góp phần không nhỏ trong tiến trình Nam Tiến nầy. Thường thì người Hoa sống hòa quyện với người Việt và người Khmer, họ thường trú ngụ tại các đầu xóm và làm nghề thương mãi buôn bán, trong khi người Việt thường làm ruộng và người Khmer thường làm rẫy trên các giồng đất cao.
Theo các thư tịch cổ của Trung Hoa, từ nhiều ngàn năm trước đây, về phía Nam của nước Trung Hoa có nhiều bộ tộc thuộc giống ‘Bách Việt’ sinh sống như Mân Việt, Quì Việt, Âu Việt, Lạc Việt, Ô Việt, Dương Việt, Sơn Việt, Nam Việt, Tây Âu Việt, Đan Việt, Đằng Việt, Cứu Việt, vân vân. Những bộ tộc thuộc nhóm Bách Việt đã một thời làm chủ cả một vùng đất rộng lớn từ phía Nam sông Dương Tử trở xuống phía Nam, gọi là nước Xích Quỷ(1).
Thế rồi cách nay khoảng gần năm ngàn năm trước, các bộ tộc du mục hiếu chiến thuộc nhóm Hán tộc phương Bắc tràn xuống, đánh chiếm, tiêu diệt và đồng hóa dần những bộ tộc thuộc nhóm Bách Việt nầy. Sau biến cố đó, nhóm Bách Việt ngày càng giảm dần, cho đến giai đoạn cách đây hơn hai ngàn năm trước, Bách Việt chỉ còn lại có năm nhóm lớn, sống co cụm thành những quốc gia rõ rệt, đó là nhóm Đông-Âu Việt ở Ôn Châu, nhóm Mân Việt ở Phúc Châu, nhóm Nam Việt ở Quảng Châu, và nhóm Tây Âu Việt và Lạc Việt ở phía nam Quảng Tây và miền Bắc Việt Nam ngày nay. Trong năm nhóm nầy, nhóm duy nhất không bị Hán hóa, và vẫn còn giữ nguyên được bản sắc Việt Tộc nguyên thủy, đó là nhóm Lạc Việt, tổ tiên của dân tộc Việt Nam ngày nay.
Trong suốt quá trình lịch sử tồn tại nòi giống của nhóm Lạc Việt, họ đã phải hết sức chống cự với sức tấn công vũ bão của quân nhà Tần. Tưởng cũng nên nhắc lại bắt đầu từ năm 214 đến năm 211 trước Tây lịch, quân nhà Tần tiến đánh như vũ bão vào những phần đất của nhóm Bách Việt, đặc biệt là nhóm Lạc Việt(2). Sau đó, khi Hán Vũ Đế tiêu diệt nhà Triệu vào năm 111 trước Tây lịch, Việt Nam đã phải nội thuộc vào trung Hoa trong suốt gần 1.000 năm, nhóm Lạc Việt đã bao phen vùng lên giành độc lập, kể từ thời Trưng, Triệu, Lý Nam Đến, đến thời Mai Hắc Đế, Phùng Hưng... Rồi cuối cùng là Ngô Quyền đã đưa dân tộc đến chỗ độc lập. Trong suốt thời kỳ Bắc thuộc, dân tộc Việt Nam gần như thấm nhuần văn hóa của Hán tộc, nhưng không bị Hán tộc đồng hóa. Trước sức ép thường xuyên của Hán tộc, để tự tồn, dân tộc Việt Nam không có con đường nào khác hơn là phải tìm đường tiến về phương Nam của bán đảo Đông Dương. Trong thời cổ đại và ngay cả đến thời hiện đại, nếu so với các vương quốc nằm về phía Nam như Champa, Phù Nam, và Chân Lạp... thì Việt tộc đã phải giữ nước trong những điều kiện và hoàn cảnh khó khăn hơn nhiều, vì về phía Bắc Việt tộc phải đương đầu với Hán tộc, và về phía Tây, Việt tộc phải đương đầu với Thái tộc mà tiêu biểu là các vương quốc Đại Lý và Nam Chiếu từ phía Vân Nam(3).
Mặc dầu họ cũng đã từng là một trong những hệ tộc khác nhau của các bộ tộc Bách Việt, nhưng trải qua một khoảng thời gian quá dài bị nội thuộc người Tàu, họ cũng muốn tiêu diệt các bộ tộc lân cận để được sinh tồn. Chính vì vậy mà họ đã tìm đủ mọi cách nua chuộc các thổ hào của Lạc Việt trong miền núi giáp ranh với Nam Chiếu về phía tây bắc Việt Nam ngày nay. Vào khoảng tiền bán thế kỷ thứ 10, Ngô Quyền đã đứng lên giành độc lập vào năm 939, Việt Nam hoàn toàn độc lập với người Hán ở phương Bắc, dầu từ đó về sau nầy Hán tộc vẫn luôn tìm đủ mọi cách đánh chiếm và đồng hóa Việt tộc.
Trong lúc nền độc lập của dân tộc Việt Nam vào thời đó chưa được ổn định thì từ phía Vân Nam, các vương quốc thuộc Thái tộc như Nam Chiếu và Đại Lý đã liên kết với các bộ tộc miền cao của Đại Việt như Mường, Mán trong vùng Sơn Động và họ đã cát cứ vùng thượng du Bắc Việt trong hàng chục năm trời. Đến khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp tan được 12 sứ quân và thống nhất Đại Việt thì con cháu nhà Ngô vẫn muốn khôi phục lại vương quyền cho dòng họ mình, chính vì vậy mà một trong những hậu duệ của ngô Quyền là Ngô Nhật Khánh đã chạy về phía Nam cầu cứu với Champa. Cuối năm 979, thủy quân Champa đưa hơn một ngàn chiến thuyền ra đánh Đại Việt, nhưng vừa đến cửa biển Đại Ác, ngày nay là cửa biển Đại An và cửa Tiểu Khang(4), chiến thuyền Champa bị bão đánh chìm gần hết và Ngô Nhật Khánh cũng chết trong trận bão nầy. Khi Lê Đại Hành lên ngôi và khai mở nên nhà Tiền Lê, nhà vua đã cho sứ sang giao hảo với Champa, nhưng vua Champa đã bắt nhốt hết sứ đoàn. Sau khi đánh thắng quân Tống ở phương Bắc, vua Lê Đại Hành đã mở cuộc Nam chinh, tiến đánh thủ đô của Champa(5). Tuy nhiên, nhà vua chỉ muốn bình định phương Nam chứ không muốn chiếm đất của vương quốc Champa, nên sau khi thắng trận vua Lê đã quyết định cho rút toàn bộ quân đội về nước. Đến đời nhà Lý, lão tướng Lý Thường Kiệt, một danh tướng oai hùng với chiến công phạt Tống bình Chiêm(6).
Năm 1075, vua Lý Nhân Tông sai lão tướng lý Thường Kiệt vào vẽ lại bản đồ các châu đã được Chế Củ dâng vào năm 1069, rồi cho đổi Địa Lý thành Lâm Bình, Ma Linh thành Minh Linh, và Bố Chính thành Quảng Bình. Đến năm 1103, quân Champa tiến chiếm lại ba châu đã mất, nhưng lại bị lão tướng Lý Thường Kiệt đánh cho một trận tan tác. Thế là từ đó đến mãi về sau nầy các vùng đất ấy vĩnh viễn thuộc về Đại Việt. Dưới thời nhà Trần, vua Champa lại cho sứ sang xin lại những vùng đất đã mất nhưng thất bại. Đến năm 1252, quân Champa lại tràn qua vùng biên thùy Đại Việt đánh phá và cướp bóc, nhưng bị quan quân Đại Việt đánh tan.
Đến năm 1301, vua Trần Nhân Tông quyết định gả con gái là công chúa Huyền Trân cho vua Champa là Chế Mân, đổi lại Chế Mân đã dâng hai châu Ô và Lý để làm sính lễ, được vua nhà Trần cho đổi thành Thuận Châu và Hóa Châu. Tuy nhiên, ít lâu sau đó, Chế Mân băng hà, Đại Việt đã tìm cách đưa công chúa Huyền Trân về nước, đồng thời Đại Việt lại bắt giữ người kế vị Chế Mân là Chế Chi, nên từ đó mối hận thù giữa hai dân tộc Champa-Việt ngày càng tăng. Từ năm 1367, dưới thời Trần Dụ Tông, nhà Trần bắt đầu suy vong, nên vua Champa là Chế Bồng Nga đã nhiều lần mang quân sang đánh Đại Việt.
Năm 1377, vua Trần Dụ Tông quyết định cất quân Nam chinh, nhưng đã tử trận trong chuyến nầy. Năm 1378, quân Champa cất quân đánh chiếm Thăng Long, cướp hết châu báu rồi rút lui. Năm 1380, quân Champa lại tiếp tục cất quân ra đánh các vùng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, nhưng bị quân của Hồ Quý Ly đánh đuổi. Tuy nhiên, sau đó quân Champa vẫn tiếp tục kéo sang quấy phá Đại Việt. Mãi đến năm 1384, khi Chế Bồng Nga bị quân ta phục kích giết chết trên vùng biển Hưng Yên, từ đó quân Champa mới đình chỉ việc mang quân sang quấy phá Đại Việt. Dầu chỉ tồn tại vỏn vẹn có 7 năm, từ năm 1400 đến năm 1407, nhà Hồ đã có công mở cõi một vùng đất bao la về phía Nam(7), đó là các vùng Chiêm Động và Cổ Lũy, ngày nay là Quảng Nam và Quảng Ngãi. Như vậy, tính từ thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ thứ XV, từ năm 1069 đến năm 1400, Đại Việt đã tiến sâu về phương Nam và tuần tự làm chủ các vùng đất bao la của Champa từ Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính, Ô Châu, Lý Châu, Chiêm Động và Cổ Lũy. Mặc dầu trên lý thuyết thì những vùng đất nầy đã trực thuộc Đại Việt, nhưng trên thực tế thì Đại Việt vẫn chưa cử quan quân đi kinh lý như đất đai của mình, xét ra thì các vương triều Đại Việt thời đó chưa hẳn đã chủ trương xâm lăng Champa, mà chỉ chiếm đất vì tự vệ và giữ gìn an ninh trật tự cho thần dân mà thôi. Trải qua bao cuộc bể dâu, chúng ta thấy rõ nhờ vào tinh thần bất khuất không chịu để cho Hán tộc đồng hóa, và nhờ có vị trí địa lý thuận tiện, nên Lạc Việt đã phải tìm cách chạy xa Hán tộc bằng cách mở đường tiến về phương Nam, dọc theo bờ biển và dãy Trường Sơn. Đây cũng là nguyên nhân chính góp phần cho sự sinh tồn của bộ tộc Lạc Việt. Nhờ đó mà kể từ thế kỷ thứ X đến nay, trải qua các triều đại Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Hậu Lê, Nguyễn... các vua chúa Lạc Việt đã cùng toàn dân đã đổ ra không biết bao nhiêu là xương máu để đem lại cho dân tộc Việt Nam một dãy giang sơn gấm vóc hình chữ S giàu đẹp như ngày hôm nay.
Qua những diễn tiến vừa kể trên, chúng ta thấy rõ tiến trình Nam Tiến của Đại Việt không đơn thuần là một quá trình diễn ra theo đường thẳng như người ta thường nghĩ như Li Tana đã viết trong quyển “Xứ Đàng Trong”(8) như sau: “Một loạt những sự kiện khác nhau nhằm đáp ứng những hoàn cảnh hay cơ hội riêng biệt, đôi khi do các tình cờ ít nhiều có tính cách quân sự quyết định. Trong khi các hình thức sau nầy của cuộc Nam Tiến có mục đích là chiếm đất, các biến cố được coi như là những bước đầu của cuộc Nam Tiến lại nhằm vào việc bắt người và lấy của, một hình thức tiêu biểu của chiến tranh tại Đông Nam Á. Chẳng hạn, vào năm 982, khi Lê Hoàn mở cuộc tấn công Champa, ông đã bắt giữ 100 cung phi Chăm và kho tàng của nhà vua Champa.
Chẳng hạn, sử Việt Nam ghi lại về việc thả 360 tù binh người Chăm bị giam giữ ở Thăng Long vào năm 992, sử nầy cũng ghi nhận những cuộc ruồng bố tương tự của người Việt đã xãy ra ở vùng biên giới Trung-Việt vào năm 995, bắt giữ tù nhân Trung Hoa. Tất cả những cuộc ruồng bố và viễn chinh nầy không khác bao nhiêu với hình thức chiến tranh chung của vùng Đông Nam Á thời đó và về sau nầy, và có thể được hiểu một cách đúng đắn trong bối cảnh của chiến tranh chung thường diễn ra giữa các nước Đông Nam Á hơn là những bước đầu của phong trào Nam Tiến của Việt Nam.” Lịch sử Nam Tiến và sự thành lập các vùng đất tại Nam Kỳ đã được tiến hành một cách thuận lợi bởi những nguyên nhân chủ quan và khách quan như những cuộc chiến tranh giữa các thế lực phong kiến Lê và Mạc tại miền Bắc từ những năm 1539 đến năm 1600, đã khiến cho hàng vạn người từ các vùng Thanh Hóa, nghệ An và Hà Tĩnh phải bỏ xứ ra đi tìm lẽ sống. Sau đó là những cuộc chiến tranh triền miên giữa quân đội Đàng Ngoài của chúa Trịnh và quân đội Đàng Trong của chúa Nguyễn vào thế kỷ thứ XVII, đã khiến cho nhân dân vùng địa đầu phân cách hai miền, đó là miền Thuận Quảng, phải điêu linh đồ thán. Và cũng chính vì vậy mà ngoài những cuộc nổi dậy, hàng chục vạn người dân trong vùng Thuận Quảng đã phải bỏ xứ chạy vào miền Nam để tìm cuộc sống mới, dầu có phải vất vả gian nan, nhưng sẽ tương đối dễ chịu hơn.
Ban đầu chỉ là những cuộc di dân tự phát bởi từng người, từng gia đình, hay từng nhóm, nhưng về sau nầy triều đình xứ Đàng Trong đã tổ chức nhiều cuộc di dân qui mô, với những kế hoạch khẩn hoang lập ấp và qui chế rất rõ ràng. Theo Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức thì các chúa Nguyễn đã ra sắc chỉ chiêu mộ dân đi khai hoang từ các vùng Bố Chánh trở vào. Chúa Nguyễn cũng cho phép những nhà giàu có đủ vật lực chiêu mộ người vào Nam khai hoang lập ấp với những quyền lợi rộng rãi.
Theo sách Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí của Phan Huy Chú, chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) đã ra sắc chỉ chiêu mộ những người có tiền của trong các vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi và Qui Nhơn di cư vào Nam lập nghiệp. Như vậy, phần lớn gốc gác của cư dân Nam Bộ đều xuất phát từ những nông dân nghèo khổ từ miền Trung Việt Nam, nhất là các vùng Thuận Quảng, bao gồm các vùng Thuận Hóa, Quảng Nam, và Quảng Ngãi. Bên cạnh những lưu dân cùng khổ nầy còn có rất nhiều tù phạm được triều đình xứ Đàng Trong cho phép vào đây khai hoang lập ấp để làm lại cuộc đời. Ngoài ra những tay giang hồ tứ chiếng cũng tháp tùng theo đoàn người đi khai hoang, và những binh lính mãn hạn đồn trú tại các vùng trong Nam không chịu về xứ (miền Trung), mà quyết định ở lại miền Nam lập nghiệp. Chính nhờ vậy mà công cuộc khẩn hoang lập ấp tại miền Nam đã tiến triển rất nhanh chóng. Thường thì các đô thị hay thành phố của miền Nam Việt Nam từ cuối thế kỷ thứ XVII đến nay đều được xây dựng do nhu cầu của lưu dân trong vùng.
Trước tiên lưu dân qui tụ đến một nơi nào đó khai hoang lập ấp, sau đó chánh quyền mới đến để thiết lập bộ máy chánh quyền cấp hạ tầng cơ sở, rồi các thôn xã và đô thị mới bắt đầu phát triển. Tuy nhiên, vào thế cuối thế kỷ thứ XVII, các di thần nhà Minh đã tạo nên hai trường hợp ngoại lệ: họ đến cù lao Phố và Đại Phố Mỹ Tho để khai hoang và xây dựng phố xá rồi sau đó lưu dân Việt Nam mới rủ nhau kéo đến lập nghiệp. Như vậy, bên cạnh người Việt là nhân tố chính trong cuộc Nam Tiến, người Hoa (Minh Hương) và người Khmer cũng góp phần không nhỏ trong tiến trình Nam Tiến nầy. Thường thì người Hoa sống hòa quyện với người Việt và người Khmer, họ thường trú ngụ tại các đầu xóm và làm nghề thương mãi buôn bán, trong khi người Việt thường làm ruộng và người Khmer thường làm rẫy trên các giồng đất cao.
Thời Kỳ Tiền Bắc Thuộc Và Thời Kỳ Bắc Thuộc:
Nước Việt Nam ngày nay với non sông liền một dãy từ ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau mà tiền nhân chúng ta đã gây dựng nên bằng cái giá phải trả quá đắc với chiều dài lịch sử hết sức thương đau của dân tộc. Trước thời Bắc thuộc lần thứ nhất, các bộ tộc Bách Việt sống rải rác từ phía Nam sông Dương Tử đến quận Cửu Chân(9), nghĩa là lãnh thổ của Bách Việt bao gồm các quận Quế Lâm(10), Nam Hải(11), và Tượng Quận(12). Ngay từ thời Tần Thủy Hoàng, tức là khoảng trên 2 thế kỷ trước Tây lịch, các vị hoàng đế Trung Hoa đã không ngừng xâm lăng và đô hộ Việt Nam. Vào năm 221 trước Tây lịch, tức là năm Thủy Hoàng thứ 26, nhà vua đã chia Trung Hoa ra làm 36 quận, mà quận cực Nam của Trung Hoa chỉ đến vùng Mân Trung(13), còn các vùng Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam ngày nay vẫn còn nằm bên ngoài lãnh thổ của nước Trung Hoa thời đó. Năm 214 trước Tây Lịch, Tần Thủy Hoàng sai Đồ Thư và Sử Lộc sang chiếm đất đai của Bách Việt, rồi chia đất nầy ra làm 3 quận Quế Lâm, Nam Hải và Tượng Quận để cai trị(14). Hơn 1.150 năm sau, các bộ tộc Bách Việt gần như bị người Tàu đồng hóa, chỉ còn lại có bộ tộc Lạc Việt là vẫn giữ được bản sắc dân tộc của riêng mình. Theo các nhà viết sử trước đây thì quận Nam Hải là tỉnh Quảng Đông ngày nay; còn Tượng Quận bao gồm các miền Bắc và các tỉnh phía Bắc miền Trung. Theo các nhà viết sử cận đại, Tượng Quận đời nhà Tần là các vùng Quảng Tây và Quí Châu. Tuy nhiên, đến khi nhà Tần bị diệt, Triệu Đà đánh chiếm vùng Nam Hải và thôn tính luôn cả Quế Lâm và Tượng Quân. Sau đó, lại chia Tượng Quận ra làm hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân. Giao Chỉ là vùng Bắc Phần và Cửu Chân là vùng Bắc Trung Phần ngày nay.
Đến đời vua Hán Võ Đế, vào năm 111 sau Tây lịch, lấy đất Tượng Quận của Triệu Đà trước đây để lập thành 3 quận: Giao Chỉ với 10 huyện, Cửu Chân với 7 huyện, và Nhật Nam. Theo Đại Nam Nhất Thống Chí, ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, và Nhật Nam là đất Bắc Việt và Trung Việt ngày nay. Quận Nhật Nam là đất nằm về cực nam của Giao Chỉ, gồm các vùng Lư Dung, Tị Cảnh, Châu Ngô, Tây Quyển và Tượng Lâm, quận lỵ đóng tại Tây Quyển. Cũng theo Đại Nam Nhất Thống Chí, Tây Quyển có lẽ là vùng Quảng Bình và Tị Cảnh có lẽ là vùng Quảng Trị, Châu Ngô có lẽ là vùng Thừa Thiên và phủ Điện Bàn của tỉnh Quảng Nam, Lư Dung có lẽ là vùng Thăng Bình của Quảng Nam chạy dài đến tỉnh Quảng Ngãi, và Tượng Lâm có lẽ là vùng Bình Định và Phú Yên. Thời Kỳ Độc Lập:
Đến đời vua Hán Võ Đế, vào năm 111 sau Tây lịch, lấy đất Tượng Quận của Triệu Đà trước đây để lập thành 3 quận: Giao Chỉ với 10 huyện, Cửu Chân với 7 huyện, và Nhật Nam. Theo Đại Nam Nhất Thống Chí, ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, và Nhật Nam là đất Bắc Việt và Trung Việt ngày nay. Quận Nhật Nam là đất nằm về cực nam của Giao Chỉ, gồm các vùng Lư Dung, Tị Cảnh, Châu Ngô, Tây Quyển và Tượng Lâm, quận lỵ đóng tại Tây Quyển. Cũng theo Đại Nam Nhất Thống Chí, Tây Quyển có lẽ là vùng Quảng Bình và Tị Cảnh có lẽ là vùng Quảng Trị, Châu Ngô có lẽ là vùng Thừa Thiên và phủ Điện Bàn của tỉnh Quảng Nam, Lư Dung có lẽ là vùng Thăng Bình của Quảng Nam chạy dài đến tỉnh Quảng Ngãi, và Tượng Lâm có lẽ là vùng Bình Định và Phú Yên. Thời Kỳ Độc Lập:
Trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam luôn bị áp lực từ phương Bắc, nên muốn sinh tồn Việt Nam không có con đường nào khác hơn là mở đất về phương Nam. Thế nên từ khi nhà Ngô giành lại độc lập năm 939(15), đất nước ta bắt đầu mở ra một kỷ nguyên độc lập với các triều đại nối tiếp về sau này như Đinh, Lê, Lý, Trần... Lúc đó tổ tiên chúng ta còn ở quanh vùng Bắc Việt, có lẽ từ vùng Thanh Hóa trở ra phía Bắc. Cho đến nay ngoài việc ghi lại những biến cố về việc Ngô Quyền cởi bỏ ách Bắc Thuộc cho dân tộc Việt Nam mở đường cho Đinh, Lê, Lý, Trần, Hậu Lê, Nguyễn... về sau nầy, vẫn chưa có sử liệu nào xác định đích xác lãnh thổ nước Việt Nam dưới thời nhà Ngô.
Tuy nhiên, chúng ta có thể dựa vào địa bàn hoạt động của 12 sứ quân sau thời Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn để thấy rằng vào thời kỳ này, trung tâm sinh hoạt của dân tộc Việt Nam ở vùng châu thổ sông Hồng. Sau khi Ngô Quyền giành lại độc lập thì lãnh thổ của chúng ta thời đó chỉ còn giới hạn trong Tượng Quận, mà người Tàu đã đổi ra làm 2 quận là Giao Chỉ, tức vùng châu thổ sông Hồng, và Cửu Chân, tức vùng châu thổ sông Mã. Nghĩa là vào thế kỷ thứ X, diện tích nước Việt Nam chúng ta chỉ vào khoảng 150.000 cây số vuông, trong số đó chỉ có khoảng 22.000 cây số vuông đồng bằng. Chính vì lý do đó mà cha ông chúng ta phải tìm phương mở cõi để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng dân số của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh lý do kinh tế nầy, còn hai lý do nữa là sự nhượng đất của Champa và lý do an ninh lãnh thổ, vì như trên đã nói, phía bắc Đại Việt luôn bị áp lực nặng nề của Trung Hoa, mà nước nầy lại quá lớn nên Đại Việt không thể nào mở cõi về phương Bắc.
Hơn nữa, trong suốt quá trình lập quốc Trung Hoa đã tỏ ra cực kỳ hiếu chiến và luôn dồn nén dân tộc Việt Nam về phía Nam. Trong khi phía nam thì Champa đã được độc lập từ thế kỷ thứ II và lại luôn mang quân sang đánh phá Đại Việt, và vì lực lượng của Champa có phần ngang ngữa với Đại Việt, nên dân tộc Việt Nam không có sự lựa chọn nào khác hơn là tiến về phương Nam(16). Dân tộc Việt Nam luôn phải đối đầu với một dân tộc lớn và hiếu chiến từ phương Bắc. Chính vì thế mà Bách Việt, trong đó có Lạc Việt phải liên tục bị lấn ép phải chạy về phương Nam. Tuy nhiên, dầu hiếu chiến thế mấy, dầu lúc nào cũng muốn thôn tính Việt Nam, người Tàu cũng không thể làm gì được trước sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt Nam. Từ lưu vực sông Dương Tử người Việt Nam bị dồn ép phải chạy về phương Nam, chiếm cứ các vùng bình nguyên tại vùng Bắc Phần ngày nay ngay từ thế kỷ thứ III trước Tây lịch. Tại đây họ đã thành lập một xã hội có quy củ hẳn hòi và sau đó họ tiếp tục đi về phương Nam. Đến thế kỷ thứ 2 trước Tây lịch, dân Việt Nam đã tiến đến lưu vực sông Mã và sông Cả (Bắc Trung Phần). Vào năm 939, Lạc Việt đã giành lại độc lập chỉ với một phần đất của Tượng Quận ngày trước với một dân số trên 3.000.000 người(17). Tuy có bị khựng lại vì sức đề kháng của người Chiêm, nhưng rồi sức mạnh Nam tiến của người Việt Nam cứ như sức nước âm ỉ xoáy vào con đê Chiêm Thành để rồi cuối cùng Việt hóa cả Chiêm bang lẫn Thủy Chân Lạp một cách êm thấm.
Tuy nhiên, chúng ta có thể dựa vào địa bàn hoạt động của 12 sứ quân sau thời Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn để thấy rằng vào thời kỳ này, trung tâm sinh hoạt của dân tộc Việt Nam ở vùng châu thổ sông Hồng. Sau khi Ngô Quyền giành lại độc lập thì lãnh thổ của chúng ta thời đó chỉ còn giới hạn trong Tượng Quận, mà người Tàu đã đổi ra làm 2 quận là Giao Chỉ, tức vùng châu thổ sông Hồng, và Cửu Chân, tức vùng châu thổ sông Mã. Nghĩa là vào thế kỷ thứ X, diện tích nước Việt Nam chúng ta chỉ vào khoảng 150.000 cây số vuông, trong số đó chỉ có khoảng 22.000 cây số vuông đồng bằng. Chính vì lý do đó mà cha ông chúng ta phải tìm phương mở cõi để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng dân số của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh lý do kinh tế nầy, còn hai lý do nữa là sự nhượng đất của Champa và lý do an ninh lãnh thổ, vì như trên đã nói, phía bắc Đại Việt luôn bị áp lực nặng nề của Trung Hoa, mà nước nầy lại quá lớn nên Đại Việt không thể nào mở cõi về phương Bắc.
Hơn nữa, trong suốt quá trình lập quốc Trung Hoa đã tỏ ra cực kỳ hiếu chiến và luôn dồn nén dân tộc Việt Nam về phía Nam. Trong khi phía nam thì Champa đã được độc lập từ thế kỷ thứ II và lại luôn mang quân sang đánh phá Đại Việt, và vì lực lượng của Champa có phần ngang ngữa với Đại Việt, nên dân tộc Việt Nam không có sự lựa chọn nào khác hơn là tiến về phương Nam(16). Dân tộc Việt Nam luôn phải đối đầu với một dân tộc lớn và hiếu chiến từ phương Bắc. Chính vì thế mà Bách Việt, trong đó có Lạc Việt phải liên tục bị lấn ép phải chạy về phương Nam. Tuy nhiên, dầu hiếu chiến thế mấy, dầu lúc nào cũng muốn thôn tính Việt Nam, người Tàu cũng không thể làm gì được trước sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt Nam. Từ lưu vực sông Dương Tử người Việt Nam bị dồn ép phải chạy về phương Nam, chiếm cứ các vùng bình nguyên tại vùng Bắc Phần ngày nay ngay từ thế kỷ thứ III trước Tây lịch. Tại đây họ đã thành lập một xã hội có quy củ hẳn hòi và sau đó họ tiếp tục đi về phương Nam. Đến thế kỷ thứ 2 trước Tây lịch, dân Việt Nam đã tiến đến lưu vực sông Mã và sông Cả (Bắc Trung Phần). Vào năm 939, Lạc Việt đã giành lại độc lập chỉ với một phần đất của Tượng Quận ngày trước với một dân số trên 3.000.000 người(17). Tuy có bị khựng lại vì sức đề kháng của người Chiêm, nhưng rồi sức mạnh Nam tiến của người Việt Nam cứ như sức nước âm ỉ xoáy vào con đê Chiêm Thành để rồi cuối cùng Việt hóa cả Chiêm bang lẫn Thủy Chân Lạp một cách êm thấm.
Tình Hình Đại Việt Vào Thời Lê Mạt:
Vào cuối thế kỷ thứ XVII, đầu thế kỷ thứ XVIII, để xây dựng hậu cứ hùng mạnh và lập nên xứ Đàng Trong để chống lại với quân của chúa Trịnh ở xứ Đàng Ngoài, chúa Nguyễn đã vượt qua phần đất còn lại của Chiêm Thành để tiến về phương Nam. Lúc đó vương quốc Champa chỉ còn lại vùng đất từ Phan Thiết đến Biên Hòa mà thôi. Tiến trình Nam tiến khởi đầu từ khi Mạc Đăng Dung chiếm ngôi vua Lê vào năm 1527. Một cựu thần của nhà Lê là Nguyễn Kim đã rút vào Nghệ An cố thủ và sau đó lập Lê Trung Tông lên ngôi vào năm 1533 tại Lam Kinh(18), tiếp tục đánh nhau với nhà Mạc ở Thăng Long(18). Đây là thời kỳ đầu tiên của chiến tranh Nam Bắc Triều. Năm 1545, Nguyễn Kim bị hàng tướng nhà Mạc là Dương Chấp Nhất hạ độc giết chết trong khi các con là Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng hãy còn rất nhỏ. Vì thế vua Lê giao binh quyền cho con rể của Nguyễn Kim là Trịnh Kiểm. Đến khi Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng lớn lên, hai người nầy tỏ ra tài trí hơn người nên bị Trịnh Kiểm ganh ghét. Sau khi Nguyễn Uông bị Trịnh Kiểm hại chết, Nguyễn Hoàng lo sợ cho số phận của chính mình nên đã đến gặp cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm để thỉnh ý, và được cụ khuyên qua hai câu: “Hoành Sơn Nhất Đái Vạn Đại Dung Thân.” Thế là Nguyễn Hoàng bèn nhờ chị là Ngọc Tú(19) xin với Trịnh Kiểm cho mình vào trấn thủ Thuận Hóa.
Trịnh Kiểm cả mừng nên năm 1558 Kiểm tâu với vua Lê cho Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa với ý đồ bẻ bớt cái gai trước mặt mình. Tuy nhiên, Nguyễn Hoàng là một vị tướng tài, lại được lòng dân, nên giữ vững được Thuận Hóa. Năm 1570, nhân lúc Trịnh Kiểm đau nặng, Nguyễn Hoàng ra Tây Đô yết kiến vua Lê với ý muốn lấy lại binh quyền ngày trước của cha mình. Để vỗ về Nguyễn Hoàng, Trịnh Kiểm tâu với vua Lê cho Nguyễn Hoàng trấn thủ cả 2 vùng Thuận Hóa và Quảng Nam. Như vậy kể từ năm 1570, Nguyễn Hoàng đã được trấn giữ một vùng đất rộng lớn không thua gì xứ Đàng Ngoài. Năm 1593, Trịnh Tùng(20) đánh chiếm Thăng Long, buộc nhà Mạc phải lui về đất Cao Bằng. Sau chiến thắng Thăng Long của Trịnh Tùng, Nguyễn Hoàng biết mình không thể nào tranh giành quyền bính với họ Trịnh được nữa, nên vào năm 1600 ông đã lặng lẽ đem binh thuyền về Thuận Hóa. Lợi dụng tình trạng chiến tranh bất ổn giữa Lê-Trịnh và nhà Mạc ở phương Bắc, Nguyễn Hoàng ráo riết xây dựng lực lượng và cơ sở ở phương Nam với ý hướng ly khai chính quyền trung ương và lập nên một chính quyền khác tại xứ Đàng Trong. Đất Thuận Hóa, Vùng Phát Tích Của Dòng Họ Nguyễn, Mà Cũng Là Bàn Đạp Của Tiến Trình Mở Cõi Về Phương Nam: Ngay từ thời Lê Lợi chiêu tập nghĩa quân để kháng chiến chống quân Minh, Nguyễn Trãi và Lê Lợi đã sử dụng vùng đất Thuận Hóa như một hậu cứ, một trọng điểm của công cuộc đánh đuổi quân Minh. Các tướng nhà Minh từ Mộc Thạnh đến Trương Phụ đều không dám khinh vì vùng đất Hóa Châu nầy. Khi cất quân đi đánh dẹp nghĩa quân Lê Lợi ở vùng núi Lam Sơn, Mộc Thạnh đã nói với Trương Phụ về vùng đất Hóa Châu như sau: “Hóa Châu núi cao sông rộng chưa dễ gì đã lấy được.” Và chính Trương Phụ cũng nói: “Ta có làm người được cũng ở đất Hóa Châu, mà nếu làm ma cũng ở đất Hóa Châu. Hóa Châu mà không lấy được thì còn mặt mũi nào về gặp chúa thượng.” Về sau nầy, vào khoảng những năm 1434, 1444, 1445, vương quốc Champa đã liên tiếp đem quân ra đánh vùng Thuận Hóa, những mong chiếm lại Hóa Châu, nhưng đều thất bại. Đến năm 1470, Champa lại mang 100.000 quân ra đánh chiếm Hóa Châu. Quan quân Việt đang đồn trú tại Hóa Châu phải tạm thời lui quân trước sức tấn công như vũ bão của Champa.
Sang năm 1471, vua Lê Thánh Tông đã chuẩn bị xong xuôi cho một trận thư hùng với Champa, kết quả là quân ta tiến chiếm kinh đô Đồ Bàn và bắt được quốc vương Champa. Như vậy, kể từ năm 1471, quân Đại Việt đã chiếm xong kinh đô Đồ Bàn, nay là vùng đất Qui Nhơn. Từ đó vương quốc Champa chỉ còn lại khoảng một phần năm diện tích ngày trước, mà lại bị chia ra làm ba nước nhỏ. Thấy như vậy mới biết rõ được tầm quan trọng của vùng Thuận Hóa đối với sự tồn vong của những ai làm chủ vùng đất nầy. Sau khi Nguyễn Kim mất, Trịnh Kiểm đã vì quyền lợi nhất thời mà hại chết Nguyễn Uông và cũng muốn bẻ bớt cái gai Nguyễn Hoàng trước mắt mình nên đã tâu ngay với vua Lê chấp thuận cho Nguyễn Hoàng về cát cứ vùng Thuận Hóa, nhưng Trịnh Kiểm đã quên mất đi những biến cố lịch sử đã từng xảy ra tại Thuận Hóa cũng như tầm quan trọng của vùng đất nầy đối với triều đình như thế nào. Hễ ai làm chủ được vùng Thuận Hóa, không sớm thì muộn cũng sẽ làm chủ đất nước, vì địa thế an toàn cho việc củng cố binh lực. Từ sau lần cuối cùng trở về Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng đã dốc hết tâm lực xây dựng một giang sơn riêng cho dòng họ Nguyễn, và chỉ không đầy 13 năm sau (năm 1613), binh lực và chánh quyền của xứ Đàng Trong đã có tầm cỡ không thua gì quân Trịnh ở phương Bắc. Trước khi truyền ngôi chúa lại cho con là Nguyễn Phước Nguyên, Nguyễn Hoàng đã trăn trối lại với con mình về vùng đất Thuận-Quảng như sau: “Đất Thuận Quảng phía Bắc có núi Hoành Sơn và sông Linh Giang hiểm trở, phía Nam có núi Hải Vân và Thạch Bia vững bền. Núi sẵn vành sắt, biển có cá và muối, thật là đất dụng võ của người anh hùng. Nếu biết dạy dân chúng luyện binh để chống chọi với Trịnh thì đủ xây dựng cơ nghiệp muôn đời. Ví bằng thế lực không địch được thì cố giữ vững đất đai để chờ cơ hội, chứ đừng bỏ qua lời dặn của ta.” Những dữ kiện vừa kể đủ cho thấy tầm quan trọng của vùng đất Thuận Quảng đối với cơ nghiệp nhà Nguyễn như thế nào. Chính vì thấy được tầm quan trọng đó của vùng đất Thuận Quảng nên Nguyễn Hoàng mới căn dặn Nguyễn Phước Nguyên “Hễ không địch được thì cố giữ đất ấy để chờ cơ hội.” Như vậy, phải nói đất Thuận Hóa chính là vùng phát tích của dòng họ Nguyễn, mà cũng là bàn đạp của Tiến Trình Mở Cõi về Phương Nam của dân tộc Việt Nam.
Trịnh Kiểm cả mừng nên năm 1558 Kiểm tâu với vua Lê cho Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa với ý đồ bẻ bớt cái gai trước mặt mình. Tuy nhiên, Nguyễn Hoàng là một vị tướng tài, lại được lòng dân, nên giữ vững được Thuận Hóa. Năm 1570, nhân lúc Trịnh Kiểm đau nặng, Nguyễn Hoàng ra Tây Đô yết kiến vua Lê với ý muốn lấy lại binh quyền ngày trước của cha mình. Để vỗ về Nguyễn Hoàng, Trịnh Kiểm tâu với vua Lê cho Nguyễn Hoàng trấn thủ cả 2 vùng Thuận Hóa và Quảng Nam. Như vậy kể từ năm 1570, Nguyễn Hoàng đã được trấn giữ một vùng đất rộng lớn không thua gì xứ Đàng Ngoài. Năm 1593, Trịnh Tùng(20) đánh chiếm Thăng Long, buộc nhà Mạc phải lui về đất Cao Bằng. Sau chiến thắng Thăng Long của Trịnh Tùng, Nguyễn Hoàng biết mình không thể nào tranh giành quyền bính với họ Trịnh được nữa, nên vào năm 1600 ông đã lặng lẽ đem binh thuyền về Thuận Hóa. Lợi dụng tình trạng chiến tranh bất ổn giữa Lê-Trịnh và nhà Mạc ở phương Bắc, Nguyễn Hoàng ráo riết xây dựng lực lượng và cơ sở ở phương Nam với ý hướng ly khai chính quyền trung ương và lập nên một chính quyền khác tại xứ Đàng Trong. Đất Thuận Hóa, Vùng Phát Tích Của Dòng Họ Nguyễn, Mà Cũng Là Bàn Đạp Của Tiến Trình Mở Cõi Về Phương Nam: Ngay từ thời Lê Lợi chiêu tập nghĩa quân để kháng chiến chống quân Minh, Nguyễn Trãi và Lê Lợi đã sử dụng vùng đất Thuận Hóa như một hậu cứ, một trọng điểm của công cuộc đánh đuổi quân Minh. Các tướng nhà Minh từ Mộc Thạnh đến Trương Phụ đều không dám khinh vì vùng đất Hóa Châu nầy. Khi cất quân đi đánh dẹp nghĩa quân Lê Lợi ở vùng núi Lam Sơn, Mộc Thạnh đã nói với Trương Phụ về vùng đất Hóa Châu như sau: “Hóa Châu núi cao sông rộng chưa dễ gì đã lấy được.” Và chính Trương Phụ cũng nói: “Ta có làm người được cũng ở đất Hóa Châu, mà nếu làm ma cũng ở đất Hóa Châu. Hóa Châu mà không lấy được thì còn mặt mũi nào về gặp chúa thượng.” Về sau nầy, vào khoảng những năm 1434, 1444, 1445, vương quốc Champa đã liên tiếp đem quân ra đánh vùng Thuận Hóa, những mong chiếm lại Hóa Châu, nhưng đều thất bại. Đến năm 1470, Champa lại mang 100.000 quân ra đánh chiếm Hóa Châu. Quan quân Việt đang đồn trú tại Hóa Châu phải tạm thời lui quân trước sức tấn công như vũ bão của Champa.
Sang năm 1471, vua Lê Thánh Tông đã chuẩn bị xong xuôi cho một trận thư hùng với Champa, kết quả là quân ta tiến chiếm kinh đô Đồ Bàn và bắt được quốc vương Champa. Như vậy, kể từ năm 1471, quân Đại Việt đã chiếm xong kinh đô Đồ Bàn, nay là vùng đất Qui Nhơn. Từ đó vương quốc Champa chỉ còn lại khoảng một phần năm diện tích ngày trước, mà lại bị chia ra làm ba nước nhỏ. Thấy như vậy mới biết rõ được tầm quan trọng của vùng Thuận Hóa đối với sự tồn vong của những ai làm chủ vùng đất nầy. Sau khi Nguyễn Kim mất, Trịnh Kiểm đã vì quyền lợi nhất thời mà hại chết Nguyễn Uông và cũng muốn bẻ bớt cái gai Nguyễn Hoàng trước mắt mình nên đã tâu ngay với vua Lê chấp thuận cho Nguyễn Hoàng về cát cứ vùng Thuận Hóa, nhưng Trịnh Kiểm đã quên mất đi những biến cố lịch sử đã từng xảy ra tại Thuận Hóa cũng như tầm quan trọng của vùng đất nầy đối với triều đình như thế nào. Hễ ai làm chủ được vùng Thuận Hóa, không sớm thì muộn cũng sẽ làm chủ đất nước, vì địa thế an toàn cho việc củng cố binh lực. Từ sau lần cuối cùng trở về Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng đã dốc hết tâm lực xây dựng một giang sơn riêng cho dòng họ Nguyễn, và chỉ không đầy 13 năm sau (năm 1613), binh lực và chánh quyền của xứ Đàng Trong đã có tầm cỡ không thua gì quân Trịnh ở phương Bắc. Trước khi truyền ngôi chúa lại cho con là Nguyễn Phước Nguyên, Nguyễn Hoàng đã trăn trối lại với con mình về vùng đất Thuận-Quảng như sau: “Đất Thuận Quảng phía Bắc có núi Hoành Sơn và sông Linh Giang hiểm trở, phía Nam có núi Hải Vân và Thạch Bia vững bền. Núi sẵn vành sắt, biển có cá và muối, thật là đất dụng võ của người anh hùng. Nếu biết dạy dân chúng luyện binh để chống chọi với Trịnh thì đủ xây dựng cơ nghiệp muôn đời. Ví bằng thế lực không địch được thì cố giữ vững đất đai để chờ cơ hội, chứ đừng bỏ qua lời dặn của ta.” Những dữ kiện vừa kể đủ cho thấy tầm quan trọng của vùng đất Thuận Quảng đối với cơ nghiệp nhà Nguyễn như thế nào. Chính vì thấy được tầm quan trọng đó của vùng đất Thuận Quảng nên Nguyễn Hoàng mới căn dặn Nguyễn Phước Nguyên “Hễ không địch được thì cố giữ đất ấy để chờ cơ hội.” Như vậy, phải nói đất Thuận Hóa chính là vùng phát tích của dòng họ Nguyễn, mà cũng là bàn đạp của Tiến Trình Mở Cõi về Phương Nam của dân tộc Việt Nam.
Mở Cõi Về Phương Nam:
Từ lúc thu hồi được nền độc lập, các vương triều Việt Nam luôn tìm cách mở đất về phía Tây, tức là phía Ai Lao. Năm 1069, lãnh thổ Đại Việt đã trải rộng xuống đến Quảng Bình và Quảng Trị. Năm 1290, sau khi dẹp tan quân Mông Cổ, vua Trần Nhân Tông đã mang quân sang đánh Ai Lao. Có thể nói đây là cuộc Tây tiến(21) đầu tiên trong lịch sử Đại Việt kể từ ngày được độc lập vào năm 939 sau tây lịch. Sau đó chính Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông lại mang quân trở qua đánh Ai Lao lần nữa, nhưng không chiếm cứ lãnh thổ của nước này vì ba lý do: thứ nhất vì phía Tây Việt Nam ngăn cách với Ai Lao bởi dãy Trường Sơn với nhiều núi cao hiểm trở, thứ nhì Ai Lao không có đồng bằng cho nông dân canh tác, và thứ ba lúc đó toàn cõi Ai Lao là một vùng rừng thiêng nước độc mà không một người Việt Nam nào muốn lưu lại. Như vậy, con đường mở cõi duy nhất còn lại cho dân tộc Việt Nam là phương Nam(22). Kể từ thế kỷ thứ XI, dân tộc Việt Nam đã bắt đầu công cuộc Nam Tiến của mình bằng cách nầy hay cách khác họ đã đi về phương Nam dọc theo những cánh đồng hẹp của vương quốc Champa, và đến thế kỷ thứ XVII thì họ đã đặt chân được trên cánh đồng bao la bạt ngàn của vùng Thủy Chân Lạp. Trên đường đi về phương Nam, có lúc người Việt phải dùng đến chiến tranh, nhưng có rất nhiều lúc các vua chúa Việt Nam phải dùng đến ngoại giao như việc các ngài gả các nàng công chúa kiều diễm Việt Nam cho các vua Chàm và Miên.
Bên cạnh đó chính các lưu dân Việt Nam đã phải dùng văn hóa và sức sống của dân tộc mình để sinh tồn với các dân tộc khác. Vào thời nhà Lý, lãnh thổ vương quốc Champa chạy dài từ đèo Hoành Sơn đến Bình Thuận, kinh đô Phật Thệ, còn có tên là Đồ Bàn, thuộc vùng đất Qui Nhơn ngày nay, nhưng hiện không còn lưu lại phế tích nào cả. Năm 1069, Lý Thường Kiệt đem quân chinh phạt Champa, chiếm đóng và hỏa thiêu kinh đô Đồ Bàn. Vua Chiêm phải nhường 3 châu mà ngày nay thuộc lãnh thổ hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị. Thế là vào giữa thế kỷ thứ XI, vùng hiểm địa Hoành Sơn đã nằm sâu trong nội địa Đại Việt. Năm 1075, triều đình nhà Lý ban chiếu chỉ khuyến dụ nhân dân đi khai khẩn các vùng biên địa mới được sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt nầy. Vào thời nầy vương quốc Chân Lạp cũng đang thời cực thịnh nên họ cũng muốn đánh chiếm Champa vì Champa nằm ngay trên hải trình từ Ấn Độ Dương sang Trung quốc.
Vào đầu thế kỷ thứ XIII, Chân Lạp chiếm đóng kinh đô Champa, nhưng đến năm 1220 họ phải rút lui vì lủng củng nội bộ, thế là con đường Nam Tiến của dân tộc Việt Nam có cơ phát triển nhanh hơn và mạnh hơn. Năm 1307, vua Trần Anh Tông gả công chúa Huyền Trân cho vua Champa là Chế Mân để được vua Champa dâng thêm hai châu Ô-Lý, tức là vùng phía Nam Quảng Trị và Thừa Thiên ngày nay. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian nầy nhà Trần suy yếu, vào năm 1371 có lần vương quốc Champa đã từng đem quân tiến chiếm thủ đô Thăng Long của Đại Việt. Rồi sau đó Đại Việt bị quân Minh từ phương Bắc thôn tính. Vị anh hùng áo vải đất Lam Sơn là Lê Lợi phải kháng chiến ròng rã 10 năm trời mới thâu hồi được nền độc lập cho dân tộc. Dưới triều vua Lê Thánh Tông, quân dân Đại Việt đã làm một bước tiến lớn khi vương quốc Champa suy yếu. Năm 1471 tiến đến Qui Nhơn, năm 1611 tới Sông Cầu, năm 1653 tới Phan Rang, năm 1697 tới Bình Thuận. Như vậy là vào cuối thế kỷ thứ XVII, vương quốc Champa chính thức bị xóa tên trên bản đồ và vùng biên địa phía Nam của Đại Việt giáp ranh với vùng Thủy Chân Lạp. Chỉ một năm sau khi xóa tên Champa, quân dân Việt Nam đã tiến tới Sài Gòn vào năm 1698. Sau đó vào năm
Từ lúc thu hồi được nền độc lập, các vương triều Việt Nam luôn tìm cách mở đất về phía Tây, tức là phía Ai Lao. Năm 1069, lãnh thổ Đại Việt đã trải rộng xuống đến Quảng Bình và Quảng Trị. Năm 1290, sau khi dẹp tan quân Mông Cổ, vua Trần Nhân Tông đã mang quân sang đánh Ai Lao. Có thể nói đây là cuộc Tây tiến(21) đầu tiên trong lịch sử Đại Việt kể từ ngày được độc lập vào năm 939 sau tây lịch. Sau đó chính Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông lại mang quân trở qua đánh Ai Lao lần nữa, nhưng không chiếm cứ lãnh thổ của nước này vì ba lý do: thứ nhất vì phía Tây Việt Nam ngăn cách với Ai Lao bởi dãy Trường Sơn với nhiều núi cao hiểm trở, thứ nhì Ai Lao không có đồng bằng cho nông dân canh tác, và thứ ba lúc đó toàn cõi Ai Lao là một vùng rừng thiêng nước độc mà không một người Việt Nam nào muốn lưu lại. Như vậy, con đường mở cõi duy nhất còn lại cho dân tộc Việt Nam là phương Nam(22). Kể từ thế kỷ thứ XI, dân tộc Việt Nam đã bắt đầu công cuộc Nam Tiến của mình bằng cách nầy hay cách khác họ đã đi về phương Nam dọc theo những cánh đồng hẹp của vương quốc Champa, và đến thế kỷ thứ XVII thì họ đã đặt chân được trên cánh đồng bao la bạt ngàn của vùng Thủy Chân Lạp. Trên đường đi về phương Nam, có lúc người Việt phải dùng đến chiến tranh, nhưng có rất nhiều lúc các vua chúa Việt Nam phải dùng đến ngoại giao như việc các ngài gả các nàng công chúa kiều diễm Việt Nam cho các vua Chàm và Miên.
Bên cạnh đó chính các lưu dân Việt Nam đã phải dùng văn hóa và sức sống của dân tộc mình để sinh tồn với các dân tộc khác. Vào thời nhà Lý, lãnh thổ vương quốc Champa chạy dài từ đèo Hoành Sơn đến Bình Thuận, kinh đô Phật Thệ, còn có tên là Đồ Bàn, thuộc vùng đất Qui Nhơn ngày nay, nhưng hiện không còn lưu lại phế tích nào cả. Năm 1069, Lý Thường Kiệt đem quân chinh phạt Champa, chiếm đóng và hỏa thiêu kinh đô Đồ Bàn. Vua Chiêm phải nhường 3 châu mà ngày nay thuộc lãnh thổ hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị. Thế là vào giữa thế kỷ thứ XI, vùng hiểm địa Hoành Sơn đã nằm sâu trong nội địa Đại Việt. Năm 1075, triều đình nhà Lý ban chiếu chỉ khuyến dụ nhân dân đi khai khẩn các vùng biên địa mới được sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt nầy. Vào thời nầy vương quốc Chân Lạp cũng đang thời cực thịnh nên họ cũng muốn đánh chiếm Champa vì Champa nằm ngay trên hải trình từ Ấn Độ Dương sang Trung quốc.
Vào đầu thế kỷ thứ XIII, Chân Lạp chiếm đóng kinh đô Champa, nhưng đến năm 1220 họ phải rút lui vì lủng củng nội bộ, thế là con đường Nam Tiến của dân tộc Việt Nam có cơ phát triển nhanh hơn và mạnh hơn. Năm 1307, vua Trần Anh Tông gả công chúa Huyền Trân cho vua Champa là Chế Mân để được vua Champa dâng thêm hai châu Ô-Lý, tức là vùng phía Nam Quảng Trị và Thừa Thiên ngày nay. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian nầy nhà Trần suy yếu, vào năm 1371 có lần vương quốc Champa đã từng đem quân tiến chiếm thủ đô Thăng Long của Đại Việt. Rồi sau đó Đại Việt bị quân Minh từ phương Bắc thôn tính. Vị anh hùng áo vải đất Lam Sơn là Lê Lợi phải kháng chiến ròng rã 10 năm trời mới thâu hồi được nền độc lập cho dân tộc. Dưới triều vua Lê Thánh Tông, quân dân Đại Việt đã làm một bước tiến lớn khi vương quốc Champa suy yếu. Năm 1471 tiến đến Qui Nhơn, năm 1611 tới Sông Cầu, năm 1653 tới Phan Rang, năm 1697 tới Bình Thuận. Như vậy là vào cuối thế kỷ thứ XVII, vương quốc Champa chính thức bị xóa tên trên bản đồ và vùng biên địa phía Nam của Đại Việt giáp ranh với vùng Thủy Chân Lạp. Chỉ một năm sau khi xóa tên Champa, quân dân Việt Nam đã tiến tới Sài Gòn vào năm 1698. Sau đó vào năm
1714, Hà Tiên được sáp nhập vào Việt Nam. Cuối cùng trong nửa đầu thế kỷ thứ XVIII, dân tộc Việt Nam coi như hoàn tất cuộc Nam Tiến khi Miên vương dâng nạp dãy đất Tầm Phong Long cho xứ Đàng Trong.
Cơ Duyên Khiến Chúa Tiên Nguyễn Hoàng Xuôi Nam: Nếu nói về cuộc Nam Tiến mà không kể đến công lao của Chúa Tiên Nguyễn Hoàng và các chúa nối nghiệp của Ngài sau này quả là một thiếu sót lớn. Sau khi Nguyễn Kim(23), Thái Tể nhà hậu Lê bị nhà Mạc đầu độc chết năm 1545, quyền bính rơi vào tay của con rể ông là Trịnh Kiểm. Và để củng cố quyền bính Trịnh Kiểm bất chấp mọi hành động, ngay cả việc sát hại em vợ của mình là Lãng Quận Công Nguyễn Uông. Sau khi anh mình bị hãm hại, Nguyễn Hoàng(24) thấy không thể nào có thể hòa hợp được với họ Trịnh được nữa, ông bèn cáo bệnh xin xuôi về phương Nam để lánh nạn và từ đó ông đã dựng nên cơ nghiệp cho dòng họ Nguyễn, cũng như góp phần không nhỏ trong công cuộc Nam Tiến của dân tộc Việt Nam.
Sau khi cho người vào vấn kế với Trạng Trình và được cụ Trạng khuyên một câu “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”, Nguyễn Hoàng đã nhanh chóng nhờ chị mình là Ngọc Bảo xin với Trịnh Kiểm cho về phương Nam làm Trấn Thủ Thuận Hóa. Một công hai việc, vừa rảnh tay vừa khỏi phải mang tiếng là sát hại thêm một người em vợ nữa nên Trịnh Kiểm bằng lòng ngay. Có thể nói đây là một biến cố trọng đại nhất trong lịch sử Đại Việt vào hậu bán thế kỷ thứ XVI, vì khi xuôi Nam Nguyễn Hoàng chỉ ôm mộng tạo một đối lực với Trịnh Kiểm ở phương Bắc, không ngờ khi vào đến Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng đã nhanh chóng thu phục nhân tâm ở phương Nam. Mặt ngoài thì Nguyễn Hoàng có vẻ hòa hiếu với Trịnh Kiểm, nhưng bên trong thì Chúa Nguyễn tìm cách thu phục lòng người ở phương Nam và âm thầm gầy dựng nên cơ nghiệp nhà Nguyễn. Khi Nguyễn Hoàng được vua Lê cử vào trấn thủ vùng Thuận Hóa vào năm 1558, thì đất đai về phía Nam của xứ Đàng Trong chỉ đến tới Phú Yên. Từ Phú Yên đến Bình Thuận, vẫn còn trực thuộc lãnh thổ của vương quốc Champa; và từ Bình Thuận đến Cà Mau là vùng Thủy Chân trực thuộc vương quốc Chân Lạp. Một lý do rất quan trọng khác khiến Trịnh Kiểm phải đồng ý để cho Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa. Số là đất Thuận Hóa vừa mới được nhà Lê đánh lấy lại từ tay quân nhà Mạc, dầu đã đặt tam ty: đô ty, thừa ty và hiến ty, cũng như đặt phủ và huyện để cai trị, nhưng luôn bị quân nhà Mạc khuấy động, nên lòng người còn ly tán chưa phục.
Trong khi đó, nhà Mạc đang phát động chiến dịch tái chiếm toàn bộ những vùng đã mất khắp nơi, nên Trịnh Kiểm phải chấp thuận cho Nguyễn vào vào trấn mặt Nam. Chính vì thế mà khi dâng sớ lên vua Lê Anh Tông, Trịnh Kiểm đã tâu “Thuận Hóa hồi đó gồm hai phủ là Bình Tiên ở phía Bắc và Triệu Phong ở phía Nam, là đất quan yếu, nhân tài từ đó mà ra. Nhà Lê trung hưng được từ đất nầy. Nay lòng dân chưa yên, nhiều người vượt biển về theo với họ Mạc. Nếu không được tướng giỏi trấn giữ, e không xong. Đoan Quận Công là con nhà tướng, có tài trí, mưu lược, có thể sai vào trấn ở đấy, để cùng tướng giữ trấn Quảng Nam làm yên bờ cõi phía Nam.” Vua Lê chuẩn y, ủy thác cho Đoan Quận Công chăm lo mọi việc, hàng năm chỉ cần nạp cống vật mà thôi. Tháng 10 năm 1558, đoàn tùy tùng của Nguyễn Hoàng đổ bộ lên Cửa Việt, ngược dòng Thạch Hãn lên đóng quân tại Ái Tử, Quảng Trị. Tại đây, Nguyễn Hoàng được nghĩa sĩ các nơi về giúp rất đông, trong số đó có Thái Phó Nguyễn Ư Dĩ, và Uy Quốc Công Mạc Cảnh Huống, em trai Mạc Kính Điển, đều về theo với Nguyễn Hoàng. Khi đến trấn Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng lưu dụng toàn bộ tam ty được vua Lê bổ nhậm từ trước, trong đó có quan trấn thủ Thuận Hóa là Luân Quận Công Tống Phước Trị.
Năm 1569, Nguyễn Hoàng ra Thanh Hoa yết kiến vua Lê Anh Tông tại cung điện An Trường, ngày nay là Nghệ An. Năm 1570, được thăng làm trấn thủ Thuận Quảng(25). Tuy nhiên, lần nầy ra yết kiến vua Lê đã cho Nguyễn Hoàng thấy rõ họ Trịnh đang ôm mộng bá đồ vương soán ngôi nhà Lê, nên khi trở về Nam lần nầy, để tránh xa quân đội nhà Trịnh, Nguyễn Hoàng đã cho dời dinh về xã Trà Bát(26).
Năm 1593, Nguyễn Hoàng lại ra Bắc tham gia tiêu diệt nhà Mạc và tái chiếm Thăng Long(27). Tính đến năm 1600, Nguyễn Hoàng đã ở Đông Đô gần 8 năm mà Trịnh Tùng không hề đề cập đến vấn đề để mình trở lại trấn thủ Thuận Hóa, mà ngược lại, thái độ của Trịnh Tùng ngày càng tỏ ra thù nghịch với ông, nên ông đã lập thế để được đưa trở về Nam. Nhân các tướng Phan Ngạn, Bùi văn Khuê và Ngô đình Nga làm phản(28) ở cửa Đại An, ông bèn xin đi dẹp loạn, rồi sau đó bỏ về xứ Đàng Trong với mưu đồ xây dựng thế lực muôn đời cho dòng họ Nguyễn. Trước khi bỏ về Nam, Nguyễn Hoàng đã để con mình là Tả Đô Đốc Cẩm Quận Công Nguyễn Hải, và cháu mình tên là Hắc ở lại làm con tin. Sau nầy, con cháu của Hắc được vua Gia Long cho mang họ Nguyễn Hựu.
Tuy nhiên, việc Nguyễn Hoàng bỏ về Thuận Quảng lần nầy khiến Trịnh Tùng phải lo ngại không ít, vì ông thấy rõ ràng ý chí ly khai và tự lập của họ Nguyễn. Chính vì vậy, để xoa dịu Nguyễn Hoàng, Trịnh Tùng đã sai Thiêm Đô Ngự Sử Gia Lộc Lê Nghĩa Trạch mang sắc của vua Lê vào phủ dụ Nguyễn Hoàng, nhân đó, Trịnh Tùng cũng gửi cho Nguyễn Hoàng một lá thư răn đe(29).
Về sau nầy, để xoa dịu lòng Trịnh Tùng, Nguyễn Hoàng đã gả con gái Ngọc Tú cho Trịnh Tráng, con của Trịnh Tùng. Chúa Tiên Nguyễn Hoàng (1625-1613), ở ngôi chúa từ năm 1600 đến năm 1613, hiệu Thái Tổ Gia Dụ, đi về Thuận Hóa, củng cố quân sự bắt đầu công cuộc xây dựng đế nghiệp cho dòng họ Nguyễn. Sau này triều Nguyễn truy tôn ông là Thái Tổ Gia Dụ Hoàng Đế. Dưới thời chúa Nguyễn Hoàng, lãnh thổ xứ Đàng Trong mở rộng đến Phú Yên vào năm 1611.
Trước khi chết vào năm 1613, Nguyễn Hoàng đã căn dặn con mình là Nguyễn Phước Nguyên phải cố gìn giữ đất đai bờ cõi xứ Đàng Trong và tiếp tục xây dựng cơ nghiệp muôn đời cho dòng họ Nguyễn. Trong khi Nguyễn Hoàng đang cố gắng củng cố quân sự cho xứ Đàng Trong, cũng là lúc mà vương quốc Champa đang suy yếu, nên lãnh thổ của vương quốc nầy cứ tiếp tục bị co cụm dần dần, nghĩa là đất đai của vương quốc Champa lần lượt mất vào tay của xứ Đàng Trong. Từ năm 1611 đến năm 1653, vương quốc Champa mất gần hết lãnh thổ của mình, để rồi đến năm 1653, lãnh thổ Chiêm Thành chỉ còn lại một vùng rất nhỏ từ Nha Trang đến Phan Thiết mà thôi.
Sau khi cho người vào vấn kế với Trạng Trình và được cụ Trạng khuyên một câu “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”, Nguyễn Hoàng đã nhanh chóng nhờ chị mình là Ngọc Bảo xin với Trịnh Kiểm cho về phương Nam làm Trấn Thủ Thuận Hóa. Một công hai việc, vừa rảnh tay vừa khỏi phải mang tiếng là sát hại thêm một người em vợ nữa nên Trịnh Kiểm bằng lòng ngay. Có thể nói đây là một biến cố trọng đại nhất trong lịch sử Đại Việt vào hậu bán thế kỷ thứ XVI, vì khi xuôi Nam Nguyễn Hoàng chỉ ôm mộng tạo một đối lực với Trịnh Kiểm ở phương Bắc, không ngờ khi vào đến Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng đã nhanh chóng thu phục nhân tâm ở phương Nam. Mặt ngoài thì Nguyễn Hoàng có vẻ hòa hiếu với Trịnh Kiểm, nhưng bên trong thì Chúa Nguyễn tìm cách thu phục lòng người ở phương Nam và âm thầm gầy dựng nên cơ nghiệp nhà Nguyễn. Khi Nguyễn Hoàng được vua Lê cử vào trấn thủ vùng Thuận Hóa vào năm 1558, thì đất đai về phía Nam của xứ Đàng Trong chỉ đến tới Phú Yên. Từ Phú Yên đến Bình Thuận, vẫn còn trực thuộc lãnh thổ của vương quốc Champa; và từ Bình Thuận đến Cà Mau là vùng Thủy Chân trực thuộc vương quốc Chân Lạp. Một lý do rất quan trọng khác khiến Trịnh Kiểm phải đồng ý để cho Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa. Số là đất Thuận Hóa vừa mới được nhà Lê đánh lấy lại từ tay quân nhà Mạc, dầu đã đặt tam ty: đô ty, thừa ty và hiến ty, cũng như đặt phủ và huyện để cai trị, nhưng luôn bị quân nhà Mạc khuấy động, nên lòng người còn ly tán chưa phục.
Trong khi đó, nhà Mạc đang phát động chiến dịch tái chiếm toàn bộ những vùng đã mất khắp nơi, nên Trịnh Kiểm phải chấp thuận cho Nguyễn vào vào trấn mặt Nam. Chính vì thế mà khi dâng sớ lên vua Lê Anh Tông, Trịnh Kiểm đã tâu “Thuận Hóa hồi đó gồm hai phủ là Bình Tiên ở phía Bắc và Triệu Phong ở phía Nam, là đất quan yếu, nhân tài từ đó mà ra. Nhà Lê trung hưng được từ đất nầy. Nay lòng dân chưa yên, nhiều người vượt biển về theo với họ Mạc. Nếu không được tướng giỏi trấn giữ, e không xong. Đoan Quận Công là con nhà tướng, có tài trí, mưu lược, có thể sai vào trấn ở đấy, để cùng tướng giữ trấn Quảng Nam làm yên bờ cõi phía Nam.” Vua Lê chuẩn y, ủy thác cho Đoan Quận Công chăm lo mọi việc, hàng năm chỉ cần nạp cống vật mà thôi. Tháng 10 năm 1558, đoàn tùy tùng của Nguyễn Hoàng đổ bộ lên Cửa Việt, ngược dòng Thạch Hãn lên đóng quân tại Ái Tử, Quảng Trị. Tại đây, Nguyễn Hoàng được nghĩa sĩ các nơi về giúp rất đông, trong số đó có Thái Phó Nguyễn Ư Dĩ, và Uy Quốc Công Mạc Cảnh Huống, em trai Mạc Kính Điển, đều về theo với Nguyễn Hoàng. Khi đến trấn Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng lưu dụng toàn bộ tam ty được vua Lê bổ nhậm từ trước, trong đó có quan trấn thủ Thuận Hóa là Luân Quận Công Tống Phước Trị.
Năm 1569, Nguyễn Hoàng ra Thanh Hoa yết kiến vua Lê Anh Tông tại cung điện An Trường, ngày nay là Nghệ An. Năm 1570, được thăng làm trấn thủ Thuận Quảng(25). Tuy nhiên, lần nầy ra yết kiến vua Lê đã cho Nguyễn Hoàng thấy rõ họ Trịnh đang ôm mộng bá đồ vương soán ngôi nhà Lê, nên khi trở về Nam lần nầy, để tránh xa quân đội nhà Trịnh, Nguyễn Hoàng đã cho dời dinh về xã Trà Bát(26).
Năm 1593, Nguyễn Hoàng lại ra Bắc tham gia tiêu diệt nhà Mạc và tái chiếm Thăng Long(27). Tính đến năm 1600, Nguyễn Hoàng đã ở Đông Đô gần 8 năm mà Trịnh Tùng không hề đề cập đến vấn đề để mình trở lại trấn thủ Thuận Hóa, mà ngược lại, thái độ của Trịnh Tùng ngày càng tỏ ra thù nghịch với ông, nên ông đã lập thế để được đưa trở về Nam. Nhân các tướng Phan Ngạn, Bùi văn Khuê và Ngô đình Nga làm phản(28) ở cửa Đại An, ông bèn xin đi dẹp loạn, rồi sau đó bỏ về xứ Đàng Trong với mưu đồ xây dựng thế lực muôn đời cho dòng họ Nguyễn. Trước khi bỏ về Nam, Nguyễn Hoàng đã để con mình là Tả Đô Đốc Cẩm Quận Công Nguyễn Hải, và cháu mình tên là Hắc ở lại làm con tin. Sau nầy, con cháu của Hắc được vua Gia Long cho mang họ Nguyễn Hựu.
Tuy nhiên, việc Nguyễn Hoàng bỏ về Thuận Quảng lần nầy khiến Trịnh Tùng phải lo ngại không ít, vì ông thấy rõ ràng ý chí ly khai và tự lập của họ Nguyễn. Chính vì vậy, để xoa dịu Nguyễn Hoàng, Trịnh Tùng đã sai Thiêm Đô Ngự Sử Gia Lộc Lê Nghĩa Trạch mang sắc của vua Lê vào phủ dụ Nguyễn Hoàng, nhân đó, Trịnh Tùng cũng gửi cho Nguyễn Hoàng một lá thư răn đe(29).
Về sau nầy, để xoa dịu lòng Trịnh Tùng, Nguyễn Hoàng đã gả con gái Ngọc Tú cho Trịnh Tráng, con của Trịnh Tùng. Chúa Tiên Nguyễn Hoàng (1625-1613), ở ngôi chúa từ năm 1600 đến năm 1613, hiệu Thái Tổ Gia Dụ, đi về Thuận Hóa, củng cố quân sự bắt đầu công cuộc xây dựng đế nghiệp cho dòng họ Nguyễn. Sau này triều Nguyễn truy tôn ông là Thái Tổ Gia Dụ Hoàng Đế. Dưới thời chúa Nguyễn Hoàng, lãnh thổ xứ Đàng Trong mở rộng đến Phú Yên vào năm 1611.
Trước khi chết vào năm 1613, Nguyễn Hoàng đã căn dặn con mình là Nguyễn Phước Nguyên phải cố gìn giữ đất đai bờ cõi xứ Đàng Trong và tiếp tục xây dựng cơ nghiệp muôn đời cho dòng họ Nguyễn. Trong khi Nguyễn Hoàng đang cố gắng củng cố quân sự cho xứ Đàng Trong, cũng là lúc mà vương quốc Champa đang suy yếu, nên lãnh thổ của vương quốc nầy cứ tiếp tục bị co cụm dần dần, nghĩa là đất đai của vương quốc Champa lần lượt mất vào tay của xứ Đàng Trong. Từ năm 1611 đến năm 1653, vương quốc Champa mất gần hết lãnh thổ của mình, để rồi đến năm 1653, lãnh thổ Chiêm Thành chỉ còn lại một vùng rất nhỏ từ Nha Trang đến Phan Thiết mà thôi.
Xứ Đàng Trong Ly Khai Vĩnh Viễn Với Xứ Đàng Ngoài:
Sau khi Nguyễn Hoàng mất vào năm 1613, con trai thứ 6 là Nguyễn Phước Nguyên lên thay(30). Đến đời Chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên (1563-1635), ở ngôi chúa từ năm 1613 đến năm 1635, hiệu Hy Tông Hiếu Văn, được vua Lê phong gia hàm Thái bảo, tước Thụy Quận Công, và tiếp tục bổ nhậm trấn thủ hai xứ Thuận Quảng. Chúa Nguyễn Phước Nguyên vẫn nuôi chí của cha là cát cứ xứ Đàng Trong nên không nộp thuế ra Thăng Long nữa. Chẳng những không nộp thuế, chúa Nguyễn Phúc Nguyên là vị chúa nối nghiệp cha với ý chí ly khai hẳn với triều đình nhà Lê và chiến tranh đối kháng với quân chúa Trịnh. Về phía Bắc, năm 1620, chúa Trịnh đang xúi giục hai người con thứ bảy và thứ tám của Nguyễn Hoàng là Chưởng Cơ Nguyễn Phúc Hiệp và Chưởng Cơ Nguyễn Phúc Trạch âm mưu giành quyền chúa ở xứ Đàng Trong với sự hỗ trợ của quân chúa Trịnh do tướng Nguyễn Khải chỉ huy, chúa Nguyễn Phước Nguyên đã khôn khéo dẹp tan những âm mưu tranh quyền cũng như việc tiến quân của chúa Trịnh(31). Đến năm 1624, chúa Trịnh lại sai Công Bộ Thượng Thư Nguyễn Duy Thì và Nội Giám Phan Văn Trị vào Thuận Quảng đòi thuế đất(32), nhưng bị chúa Nguyễn từ chối. Sau những sự việc xảy ra, chúa Nguyễn Phước Nguyên đoán trước thế nào cũng sẽ xảy ra chiến tranh với họ Trịnh, nên chúa đã quyết định dời đô vào Quảng Điền(33). Về phía Nam, chúa Nguyễn Phước Nguyên đã dự tính kế hoạch hòa hoãn với các lân quốc phương Nam như Chiêm Thành và Chân Lạp.
Chúa Nguyễn Phước Nguyên cũng bắt đầu kế hoạch “Xâm chiếm không đổ máu” trên đất nước Chiêm Thành và Chân Lạp bằng cách cho lưu dân về khai khẩn và định cư tại các vùng xa xôi ở phương Nam như Prey Nokor(34). Năm 1620, chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên gả hai nàng công nữ là Ngọc Khoa cho vua Chiêm Pô Romê và Ngọc Vạn cho Miên vương là Chey Chetta II, mở đầu cho một dự tính “tầm ăn dâu” về lâu về dài cho cuộc Nam Tiến về sau này. Tưởng cũng nên nhắc lại, vua Chey Chetta II, sau một thời gian bị bắt ép làm con tin ở Vọng Các, trở về Cao Miên lên ngôi năm 1618. Ông cho dời đô về Oudong(35). Sau đó ông cho xây dựng lại quân đội và quyết chí cầu thân với xứ Đàng Trong để chống lại quân Xiêm. Sau cuộc hôn nhân Chey Chetta II và Ngọc Vạn, nhiều người trong đoàn tùy tùng của công chúa Ngọc Vạn đã được vua Chey Chetta II cho nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình Chân Lạp. Đồng thời, vua Chey Chetta II cũng cho phép rất nhiều lưu dân người Việt đến định cư trong vùng Prei Nokor.
Năm 1623, sau khi giúp Chân Lạp đánh thắng được quân Xiêm, một phái đoàn của triều đình Thuận Hóa đã đến Nam Vang, xin vua Chey Chetta II cho người Việt tự do vào cư ngụ trong Prey Nokor và lập cơ quan thu thuế, cũng như đặt đồn binh tại đây để phòng khi có việc là kéo quân lên Nam Vang tiếp trợ ngay. Quả đúng như vậy, đến năm 1624, quân Xiêm lại theo đường biển đổ bộ vào vùng duyên hải Chân Lạp, nhưng bị quân Chân Lạp(36) phản công dữ dội, nên quân Xiêm đành rút về nước. Chỉ 5 năm sau sau ngày công nữ Ngọc Vạn về làm hoàng hậu xứ Chân Lạp, người Việt đã tràn ngập các vùng Thủy Chân Lạp giáp với vương quốc Champa như Bà Rịa, Srekatrey, Prei Nokor, và Kas Krobey(37). Năm 1625, chúa Nguyễn Phúc Nguyên gửi ra Thăng Long một bức thư lên án dòng họ Trịnh đã lấn át vua Lê.
Tháng 8 năm 1626, Trịnh Tráng lại sai quan Thái Bảo Nguyễn Khải và Thiếu Bảo Nguyễn Danh Thế đem 5.000 quân vào đóng ở Hà Trung(38). Đến tháng 10 năm 1626 chúa Trịnh lại sai Nguyễn Hữu Bổn đem sắc dụ vua Lê vào đòi thuế đất lần nữa và mời Thụy Quận Công Nguyễn Phước Nguyên ra Đông Đô nhưng tất cả đều bị chúa Nguyễn Phước Nguyên từ chối(39). Đến năm 1627, chúa Trịnh lại sai Lê Đại Nhậm đem sắc của vua Lê vào đòi thuế đất với lời lẽ hăm dọa sẽ san thành bình địa hai vùng Thuận Quảng nếu còn chấp mê(40). Ngoài ra, họ Trịnh còn buộc chúa Nguyễn Phước Nguyên phải cho con trai mình ra chầu vua Lê ở Thăng Long, nhưng một lần nữa chúa Nguyễn đã từ chối(41).
Tháng 2 năm 1627, Trịnh Tráng tiến quân, có vua Lê Thần Tông thân chinh đến cửa Nhật Lệ. Tuy nhiên, sau vài trận không thu được thắng lợi, nên quân Trịnh đã rút về Bắc. Dưới thời chúa nguyễn Phước Nguyên, xứ Đàng Trong có may mắn thu dụng được ba bậc kỳ tài, mà sau nầy đều trở thành những khai quốc công thần, đó là các ông Nguyễn Hữu Dật, Đào Duy Từ và Nguyễn Hữu Tiến. Chính nhờ 3 vị nầy mà các cuộc tiến binh của họ Trịnh đều bị đẩy lui. Đặc biệt, Đào Duy Từ chỉ trong vòng một tháng đã đắp xong lũy ‘Trường Dục’. Còn Nguyễn Hữu Dật đã hợp sức cùng Đào Duy Từ đắp lũy từ cửa Nhật Lệ đến núi Đâu Mâu vào năm 1631. Chẳng những vậy, quân đội xứ Đàng Trong còn tiến chiếm châu Nam Dinh Bố Chánh(42).
Kể từ đó sự phân ranh giữa Trịnh và Nguyễn chính thức định hình rõ rệt. Năm 1629, lưu thủ Phú Yên là Văn Phong làm phản, chúa sai Mạc Cảnh Vinh đem quân đánh dẹp và mở đất đến vùng Thái Khang, về phía bắc Khánh Hòa ngày nay. Sau cuộc chiến 1627, quân Trịnh còn mở thêm 6 lần tấn công vào năm 1630, 1635, 1648, 1655, 1661, và 1672, nhưng đều thất bại. Mặc dầu đến năm 1627, chúa Nguyễn Phúc Nguyên mới công khai đánh chống lại chúa Trịnh ở phương Bắc, nhưng chí hướng cát cứ xứ Đàng Trong đã có kể từ khi Nguyễn Hoàng lặng lẽ đem quân trở về Thuận Hóa vào năm 1600. Như vậy, phải nói cuộc phân tranh Trịnh Nguyễn bắt đầu từ năm 1600 đến khi quân Tây Sơn tiêu diệt họ Trịnh ở phương Bắc và họ Nguyễn ở phương Nam để thống nhất Bắc Nam vào năm 1777.
Chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên mất năm 1635. Về sau này được triều đình nhà Nguyễn truy tôn là Hy Tông Hiến Văn Hoàng đế. Trong suốt thời gian ông tại vị, nhờ tài khéo léo cai trị lẫn ngoại giao, nên về phía Bắc chỉ có hai cuộc chiến với quân Trịnh vào năm 1627 và 1633; còn về phía Nam việc bang giao với Champa và Chân Lạp đều tốt đẹp, dân chúng trong nước luôn được yên ổn, lại thêm mưa nắng thuận hòa, nên thời bấy giờ nước giàu, dân thịnh. Đời Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan (1601-1648), ở ngôi chúa từ năm 1635 đến năm 1648, hiệu Thần Tông Hiếu Chiêu, vì phải chinh chiến với Bắc quân của chúa Trịnh nên suốt thời gian này chúa Nguyễn Phúc Lan không mở mang gì nhiều về phương Nam. Về sau triều đình nhà Nguyễn truy tôn ông là Thần tôn Hiến Chiêu Hoàng đế. Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần (1620-1687), ở ngôi chúa từ năm 1648 đến năm 1687, tức Chúa Hiền Vương, hiệu là Thái Tông Hiếu Triết. Ông là người chăm lo việc nước, không chuộng việc yến tiệc vui chơi. Năm 1658, Chân Lạp xin thần phục chúa Nguyễn. Năm 1660, chúa Hiền Vương lập Barom Reachea làm Chánh Vương Chân Lạp, đóng đô ở Oudong. Và Ang Non làm Nhị Vương và đóng đô ở Prey Nokor.
Năm 1674, Nặc Ông Đài đưa quân Xiêm sang đánh Ang Non, phá các lũy Sài Gòn và Bích Đôi, nhưng nhờ chúa Nguyễn tiếp trợ nên Ong Đài và quân Xiêm thua chạy. Chúa Nguyễn đưa Ang Saur (Nặc Ông Thu) về Oudong lên ngôi lấy hiệu là Chey Chetta IV. Năm 1679, các cựu thần nhà Minh không phục nhà Thanh nên ào ạt đem 50 chiến thuyền và 3.000 quân chạy qua tỵ nạn bên Xứ Đàng Trong. Dầu không mấy tin tưởng các vị tướng người Hoa nầy, chúa Hiền Vương vẫn cho phép họ đi vào đất Thủy Chân Lạp. Tổng binh Cao Châu, Lôi Châu và Liêm Châu Trần Thượng Xuyên được Chúa Hiền cho đi vào cửa Cần Giờ, ngược dòng Đồng Nai lên khẩn vùng đất Ban Lây (Đồng Nai) và Đông Phố (một phần của vùng Biên Hòa và Gia Định ngày nay). Trong khi đó quan tổng binh Long Môn Dương Ngạn Địch và Huỳnh Tấn được Chúa cho vào cửa Tiểu lên khai khẩn vùng đất Mỹ Tho. Những người Minh Hương nầy có công rất lớn trong việc khai khẩn và mở mang các vùng rừng rậm hoang vu ở Nam Phần. Nhờ sự khẩn hoang lập ấp của các di thần nhà Minh nầy mà nhiều nơi ở miền Nam được phát triển, trước tiên là vùng Cù Lao Phố ở Biên Hòa, rồi đến Bến Nghé ở Sài Gòn-Gia Định, sau đó là vùng Đại Phố ở Mỹ Tho. Nhờ những người Hoa nầy mà từ đó các nơi này trở nên phồn thịnh, phố xá mọc lên, buôn bán hưng vượng. Thuyền buôn của nhiều xứ đến giao thương tấp nập. Chính những người Hoa nầy đã góp phần tạo cho những nơi nầy có đủ điều kiện tối thiểu cho sự an cư lạc nghiệp trong buổi đầu tại các miền hoang sơ của vùng Nam Kỳ Lục Tỉnh. Đời Chúa Nghĩa Nguyễn Phúc Trăn (1649-1691)(43), còn gọi là chúa Nguyễn Phúc Thái, tức Chúa Nghĩa Vương. Nguyễn Phúc Trăn lên ngôi chúa năm 39 tuổi, ở ngôi chúa từ năm 1687 đến năm 1691, hiệu Anh Tông Hiếu Nghĩa. Chúa vẫn giữ kế hoạch lưu dân về phương Nam, nhưng không có gì đáng nói. Quan hệ với Chân Lạp vẫn tốt đẹp. Chúa chỉ ở ngôi có 4 năm rồi băng hà năm 1691.
Năm 1688, phó tướng Long Môn là Huỳnh Tấn giết chủ tướng Dương Ngạn Địch rồi cướp lấy binh quyền, tự xưng là Phấn Dũng Hổ Oai Đại Tướng Quân, lập đồn lũy ở phía Bắc Mỹ Tho, cướp bóc và quấy phá cả vùng Tiền Giang. Sau đó Huỳnh Tấn đem quân uy hiếp Nam Vang, khiến cho tình hình Chân Lạp ngày càng rối ren. Vua Chân Lạp là Nặc Ong Thu giận chúa Nguyễn đã không bảo vệ được Chân Lạp nên bỏ lệ triều cống, đồng thời cầu viện với quân Xiêm tiến đánh Huỳnh Tấn, nhưng thất bại phải lui binh về Oudong (Long Úc). Chúa Nguyễn Phúc Trăn đưa quân hiệp cùng tướng Trần Thượng Xuyên đi dẹp loạn quân Huỳnh Tấn và chinh phạt Nặc Thu.
Đời Quốc Chúa Nguyễn Phúc Chu (1675-1725)(44), ở ngôi chúa từ năm 1691 đến năm 1725, hiệu Hiển Tông Hiếu Minh. Đây là thời kỳ chiến tranh Trịnh Nguyễn tạm ngừng trên 30 năm, bờ cõi tạm yên ổn, nên chúa Nguyễn Phúc Chu có nhiều cơ hội mở đất về phương Nam hơn. Năm Giáp Thân (1692), khi vua Chiêm là Bà Tranh kéo sang nước ta cướp bóc, sau đó họp quân đắp lũy ở phủ Diên Ninh. Quan Trấn thủ dinh Bình Khang liệu chống không nổi phải báo về chúa Nguyễn.
Chúa Nguyễn Phúc Chu bèn phong cho Lễ Tài Hầu Nguyễn Hữu Kỉnh lãnh chức Tổng binh (Thống binh) cùng với Tham Mưu Nguyễn đình Quang cất quân đi đánh dẹp. Tháng giêng năm Quý Dậu (1693), Nguyễn hữu Cảnh đánh bại và bắt được Bà Tranh và tướng Chiêm là Kế Bà Tử. Chúa cho đổi đất Chiêm Thành ra làm trấn Thuận Thành(45). Như vậy tính đến năm 1693 quân chúa Nguyễn tiến đến Phan Thiết, và thành lập dinh Bình Thuận. Từ đó đất Bình Thuận trở thành vùng Biên Trấn của xứ Đàng Trong.
Năm Đinh Sửu 1697, chúa cho lấy đất Phan Rang và Phan Rí trở về phía Tây đặt phủ Bình Thuận. Năm 1698(46), chúa Nguyễn Phúc Chu sai quan Chưởng Cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn hữu Cảnh làm Kinh Lược đất Chân Lạp và chia đất Đông Phố ra làm dinh huyện để tiện việc cai trị. Ông lấy đất Đông Phú để lập ra huyện Phước Long, Biên Hòa lập ra dinh Trấn Biên, và đặt Sài Gòn là huyện Tân Bình. Sau đó đặt ra 2 dinh là Trấn Biên và Trấn Phiên(47). Nghĩa là vào năm 1698, Thống Suất Nguyễn Hữu Cảnh tuyên bố chủ quyền đất đai xứ Đàng Trong tại hai huyện An Phúc và Hòa Đa thuộc vùng Gia Định. Chia đất Đông Phố, lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng Dinh Trấn Biên(48), lấy vùng Kas Krobei và Prei Nokor(49) làm huyện Tân Bình, dựng Dinh Phiên Trấn(50), lập xã Minh Hương... Kể từ đó danh xưng Sài Gòn xuất hiện trên sổ địa bạ của xứ Đàng Trong. Quan Kinh Lược đã chiêu mộ dân từ Bố Chính trở vào Nam tới định cư, khai khẩn đất hoang và thiết lập xã thôn phường ấp. Tại mỗi dinh đặt quan Lưu Thủ trông coi việc hành chánh, quan Cai Bộ trông coi về thủ quỹ và giữ gìn ngân khố, quan ký lục trông coi việc hình án. Kể từ đó người Hoa khắp nơi đi lại buôn bán với người Nam rất sầm uất. Theo đề nghị của quan Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh, Chúa cho lưu dân đến khai thác vùng cù lao Ông Chưởng(51).
Theo Nguyễn Hữu Cảnh thì vào năm 1699, toàn vùng Thủy Chân Lạp đã có trên 40 ngàn hộ gia đình, bao gồm cả lưu dân Việt Nam, người Hoa và người Khmer. Chính Nguyễn Hữu Cảnh đã ra sức ổn định dân tình tại đây, rồi sau đó hoạch định cương giới thôn xã. Ông lấy đất Nông Nại đặt làm phủ Gia Định, lập xứ Đồng Nai là huyện Phước Long, dựng dinh Tân Biên, lấy đất Sài Gòn làm huyện tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn. Mỗi dinh đặt chức Lưu Thủ, Cai Bạ và Ký Lục để cai quản. Quân binh thì có cơ, đội, thuyền, thủy, bộ, tinh binh và thuộc binh để hộ vệ. Ông cho khai khẩn thêm đất đai và chiêu mộ thêm lưu dân từ châu Bố Chánh trở vô để tiếp tục việc khai khẩn và thành lập bộ máy chánh quyền.
Sau khi Nguyễn Hoàng mất vào năm 1613, con trai thứ 6 là Nguyễn Phước Nguyên lên thay(30). Đến đời Chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên (1563-1635), ở ngôi chúa từ năm 1613 đến năm 1635, hiệu Hy Tông Hiếu Văn, được vua Lê phong gia hàm Thái bảo, tước Thụy Quận Công, và tiếp tục bổ nhậm trấn thủ hai xứ Thuận Quảng. Chúa Nguyễn Phước Nguyên vẫn nuôi chí của cha là cát cứ xứ Đàng Trong nên không nộp thuế ra Thăng Long nữa. Chẳng những không nộp thuế, chúa Nguyễn Phúc Nguyên là vị chúa nối nghiệp cha với ý chí ly khai hẳn với triều đình nhà Lê và chiến tranh đối kháng với quân chúa Trịnh. Về phía Bắc, năm 1620, chúa Trịnh đang xúi giục hai người con thứ bảy và thứ tám của Nguyễn Hoàng là Chưởng Cơ Nguyễn Phúc Hiệp và Chưởng Cơ Nguyễn Phúc Trạch âm mưu giành quyền chúa ở xứ Đàng Trong với sự hỗ trợ của quân chúa Trịnh do tướng Nguyễn Khải chỉ huy, chúa Nguyễn Phước Nguyên đã khôn khéo dẹp tan những âm mưu tranh quyền cũng như việc tiến quân của chúa Trịnh(31). Đến năm 1624, chúa Trịnh lại sai Công Bộ Thượng Thư Nguyễn Duy Thì và Nội Giám Phan Văn Trị vào Thuận Quảng đòi thuế đất(32), nhưng bị chúa Nguyễn từ chối. Sau những sự việc xảy ra, chúa Nguyễn Phước Nguyên đoán trước thế nào cũng sẽ xảy ra chiến tranh với họ Trịnh, nên chúa đã quyết định dời đô vào Quảng Điền(33). Về phía Nam, chúa Nguyễn Phước Nguyên đã dự tính kế hoạch hòa hoãn với các lân quốc phương Nam như Chiêm Thành và Chân Lạp.
Chúa Nguyễn Phước Nguyên cũng bắt đầu kế hoạch “Xâm chiếm không đổ máu” trên đất nước Chiêm Thành và Chân Lạp bằng cách cho lưu dân về khai khẩn và định cư tại các vùng xa xôi ở phương Nam như Prey Nokor(34). Năm 1620, chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên gả hai nàng công nữ là Ngọc Khoa cho vua Chiêm Pô Romê và Ngọc Vạn cho Miên vương là Chey Chetta II, mở đầu cho một dự tính “tầm ăn dâu” về lâu về dài cho cuộc Nam Tiến về sau này. Tưởng cũng nên nhắc lại, vua Chey Chetta II, sau một thời gian bị bắt ép làm con tin ở Vọng Các, trở về Cao Miên lên ngôi năm 1618. Ông cho dời đô về Oudong(35). Sau đó ông cho xây dựng lại quân đội và quyết chí cầu thân với xứ Đàng Trong để chống lại quân Xiêm. Sau cuộc hôn nhân Chey Chetta II và Ngọc Vạn, nhiều người trong đoàn tùy tùng của công chúa Ngọc Vạn đã được vua Chey Chetta II cho nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình Chân Lạp. Đồng thời, vua Chey Chetta II cũng cho phép rất nhiều lưu dân người Việt đến định cư trong vùng Prei Nokor.
Năm 1623, sau khi giúp Chân Lạp đánh thắng được quân Xiêm, một phái đoàn của triều đình Thuận Hóa đã đến Nam Vang, xin vua Chey Chetta II cho người Việt tự do vào cư ngụ trong Prey Nokor và lập cơ quan thu thuế, cũng như đặt đồn binh tại đây để phòng khi có việc là kéo quân lên Nam Vang tiếp trợ ngay. Quả đúng như vậy, đến năm 1624, quân Xiêm lại theo đường biển đổ bộ vào vùng duyên hải Chân Lạp, nhưng bị quân Chân Lạp(36) phản công dữ dội, nên quân Xiêm đành rút về nước. Chỉ 5 năm sau sau ngày công nữ Ngọc Vạn về làm hoàng hậu xứ Chân Lạp, người Việt đã tràn ngập các vùng Thủy Chân Lạp giáp với vương quốc Champa như Bà Rịa, Srekatrey, Prei Nokor, và Kas Krobey(37). Năm 1625, chúa Nguyễn Phúc Nguyên gửi ra Thăng Long một bức thư lên án dòng họ Trịnh đã lấn át vua Lê.
Tháng 8 năm 1626, Trịnh Tráng lại sai quan Thái Bảo Nguyễn Khải và Thiếu Bảo Nguyễn Danh Thế đem 5.000 quân vào đóng ở Hà Trung(38). Đến tháng 10 năm 1626 chúa Trịnh lại sai Nguyễn Hữu Bổn đem sắc dụ vua Lê vào đòi thuế đất lần nữa và mời Thụy Quận Công Nguyễn Phước Nguyên ra Đông Đô nhưng tất cả đều bị chúa Nguyễn Phước Nguyên từ chối(39). Đến năm 1627, chúa Trịnh lại sai Lê Đại Nhậm đem sắc của vua Lê vào đòi thuế đất với lời lẽ hăm dọa sẽ san thành bình địa hai vùng Thuận Quảng nếu còn chấp mê(40). Ngoài ra, họ Trịnh còn buộc chúa Nguyễn Phước Nguyên phải cho con trai mình ra chầu vua Lê ở Thăng Long, nhưng một lần nữa chúa Nguyễn đã từ chối(41).
Tháng 2 năm 1627, Trịnh Tráng tiến quân, có vua Lê Thần Tông thân chinh đến cửa Nhật Lệ. Tuy nhiên, sau vài trận không thu được thắng lợi, nên quân Trịnh đã rút về Bắc. Dưới thời chúa nguyễn Phước Nguyên, xứ Đàng Trong có may mắn thu dụng được ba bậc kỳ tài, mà sau nầy đều trở thành những khai quốc công thần, đó là các ông Nguyễn Hữu Dật, Đào Duy Từ và Nguyễn Hữu Tiến. Chính nhờ 3 vị nầy mà các cuộc tiến binh của họ Trịnh đều bị đẩy lui. Đặc biệt, Đào Duy Từ chỉ trong vòng một tháng đã đắp xong lũy ‘Trường Dục’. Còn Nguyễn Hữu Dật đã hợp sức cùng Đào Duy Từ đắp lũy từ cửa Nhật Lệ đến núi Đâu Mâu vào năm 1631. Chẳng những vậy, quân đội xứ Đàng Trong còn tiến chiếm châu Nam Dinh Bố Chánh(42).
Kể từ đó sự phân ranh giữa Trịnh và Nguyễn chính thức định hình rõ rệt. Năm 1629, lưu thủ Phú Yên là Văn Phong làm phản, chúa sai Mạc Cảnh Vinh đem quân đánh dẹp và mở đất đến vùng Thái Khang, về phía bắc Khánh Hòa ngày nay. Sau cuộc chiến 1627, quân Trịnh còn mở thêm 6 lần tấn công vào năm 1630, 1635, 1648, 1655, 1661, và 1672, nhưng đều thất bại. Mặc dầu đến năm 1627, chúa Nguyễn Phúc Nguyên mới công khai đánh chống lại chúa Trịnh ở phương Bắc, nhưng chí hướng cát cứ xứ Đàng Trong đã có kể từ khi Nguyễn Hoàng lặng lẽ đem quân trở về Thuận Hóa vào năm 1600. Như vậy, phải nói cuộc phân tranh Trịnh Nguyễn bắt đầu từ năm 1600 đến khi quân Tây Sơn tiêu diệt họ Trịnh ở phương Bắc và họ Nguyễn ở phương Nam để thống nhất Bắc Nam vào năm 1777.
Chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên mất năm 1635. Về sau này được triều đình nhà Nguyễn truy tôn là Hy Tông Hiến Văn Hoàng đế. Trong suốt thời gian ông tại vị, nhờ tài khéo léo cai trị lẫn ngoại giao, nên về phía Bắc chỉ có hai cuộc chiến với quân Trịnh vào năm 1627 và 1633; còn về phía Nam việc bang giao với Champa và Chân Lạp đều tốt đẹp, dân chúng trong nước luôn được yên ổn, lại thêm mưa nắng thuận hòa, nên thời bấy giờ nước giàu, dân thịnh. Đời Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan (1601-1648), ở ngôi chúa từ năm 1635 đến năm 1648, hiệu Thần Tông Hiếu Chiêu, vì phải chinh chiến với Bắc quân của chúa Trịnh nên suốt thời gian này chúa Nguyễn Phúc Lan không mở mang gì nhiều về phương Nam. Về sau triều đình nhà Nguyễn truy tôn ông là Thần tôn Hiến Chiêu Hoàng đế. Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần (1620-1687), ở ngôi chúa từ năm 1648 đến năm 1687, tức Chúa Hiền Vương, hiệu là Thái Tông Hiếu Triết. Ông là người chăm lo việc nước, không chuộng việc yến tiệc vui chơi. Năm 1658, Chân Lạp xin thần phục chúa Nguyễn. Năm 1660, chúa Hiền Vương lập Barom Reachea làm Chánh Vương Chân Lạp, đóng đô ở Oudong. Và Ang Non làm Nhị Vương và đóng đô ở Prey Nokor.
Năm 1674, Nặc Ông Đài đưa quân Xiêm sang đánh Ang Non, phá các lũy Sài Gòn và Bích Đôi, nhưng nhờ chúa Nguyễn tiếp trợ nên Ong Đài và quân Xiêm thua chạy. Chúa Nguyễn đưa Ang Saur (Nặc Ông Thu) về Oudong lên ngôi lấy hiệu là Chey Chetta IV. Năm 1679, các cựu thần nhà Minh không phục nhà Thanh nên ào ạt đem 50 chiến thuyền và 3.000 quân chạy qua tỵ nạn bên Xứ Đàng Trong. Dầu không mấy tin tưởng các vị tướng người Hoa nầy, chúa Hiền Vương vẫn cho phép họ đi vào đất Thủy Chân Lạp. Tổng binh Cao Châu, Lôi Châu và Liêm Châu Trần Thượng Xuyên được Chúa Hiền cho đi vào cửa Cần Giờ, ngược dòng Đồng Nai lên khẩn vùng đất Ban Lây (Đồng Nai) và Đông Phố (một phần của vùng Biên Hòa và Gia Định ngày nay). Trong khi đó quan tổng binh Long Môn Dương Ngạn Địch và Huỳnh Tấn được Chúa cho vào cửa Tiểu lên khai khẩn vùng đất Mỹ Tho. Những người Minh Hương nầy có công rất lớn trong việc khai khẩn và mở mang các vùng rừng rậm hoang vu ở Nam Phần. Nhờ sự khẩn hoang lập ấp của các di thần nhà Minh nầy mà nhiều nơi ở miền Nam được phát triển, trước tiên là vùng Cù Lao Phố ở Biên Hòa, rồi đến Bến Nghé ở Sài Gòn-Gia Định, sau đó là vùng Đại Phố ở Mỹ Tho. Nhờ những người Hoa nầy mà từ đó các nơi này trở nên phồn thịnh, phố xá mọc lên, buôn bán hưng vượng. Thuyền buôn của nhiều xứ đến giao thương tấp nập. Chính những người Hoa nầy đã góp phần tạo cho những nơi nầy có đủ điều kiện tối thiểu cho sự an cư lạc nghiệp trong buổi đầu tại các miền hoang sơ của vùng Nam Kỳ Lục Tỉnh. Đời Chúa Nghĩa Nguyễn Phúc Trăn (1649-1691)(43), còn gọi là chúa Nguyễn Phúc Thái, tức Chúa Nghĩa Vương. Nguyễn Phúc Trăn lên ngôi chúa năm 39 tuổi, ở ngôi chúa từ năm 1687 đến năm 1691, hiệu Anh Tông Hiếu Nghĩa. Chúa vẫn giữ kế hoạch lưu dân về phương Nam, nhưng không có gì đáng nói. Quan hệ với Chân Lạp vẫn tốt đẹp. Chúa chỉ ở ngôi có 4 năm rồi băng hà năm 1691.
Năm 1688, phó tướng Long Môn là Huỳnh Tấn giết chủ tướng Dương Ngạn Địch rồi cướp lấy binh quyền, tự xưng là Phấn Dũng Hổ Oai Đại Tướng Quân, lập đồn lũy ở phía Bắc Mỹ Tho, cướp bóc và quấy phá cả vùng Tiền Giang. Sau đó Huỳnh Tấn đem quân uy hiếp Nam Vang, khiến cho tình hình Chân Lạp ngày càng rối ren. Vua Chân Lạp là Nặc Ong Thu giận chúa Nguyễn đã không bảo vệ được Chân Lạp nên bỏ lệ triều cống, đồng thời cầu viện với quân Xiêm tiến đánh Huỳnh Tấn, nhưng thất bại phải lui binh về Oudong (Long Úc). Chúa Nguyễn Phúc Trăn đưa quân hiệp cùng tướng Trần Thượng Xuyên đi dẹp loạn quân Huỳnh Tấn và chinh phạt Nặc Thu.
Đời Quốc Chúa Nguyễn Phúc Chu (1675-1725)(44), ở ngôi chúa từ năm 1691 đến năm 1725, hiệu Hiển Tông Hiếu Minh. Đây là thời kỳ chiến tranh Trịnh Nguyễn tạm ngừng trên 30 năm, bờ cõi tạm yên ổn, nên chúa Nguyễn Phúc Chu có nhiều cơ hội mở đất về phương Nam hơn. Năm Giáp Thân (1692), khi vua Chiêm là Bà Tranh kéo sang nước ta cướp bóc, sau đó họp quân đắp lũy ở phủ Diên Ninh. Quan Trấn thủ dinh Bình Khang liệu chống không nổi phải báo về chúa Nguyễn.
Chúa Nguyễn Phúc Chu bèn phong cho Lễ Tài Hầu Nguyễn Hữu Kỉnh lãnh chức Tổng binh (Thống binh) cùng với Tham Mưu Nguyễn đình Quang cất quân đi đánh dẹp. Tháng giêng năm Quý Dậu (1693), Nguyễn hữu Cảnh đánh bại và bắt được Bà Tranh và tướng Chiêm là Kế Bà Tử. Chúa cho đổi đất Chiêm Thành ra làm trấn Thuận Thành(45). Như vậy tính đến năm 1693 quân chúa Nguyễn tiến đến Phan Thiết, và thành lập dinh Bình Thuận. Từ đó đất Bình Thuận trở thành vùng Biên Trấn của xứ Đàng Trong.
Năm Đinh Sửu 1697, chúa cho lấy đất Phan Rang và Phan Rí trở về phía Tây đặt phủ Bình Thuận. Năm 1698(46), chúa Nguyễn Phúc Chu sai quan Chưởng Cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn hữu Cảnh làm Kinh Lược đất Chân Lạp và chia đất Đông Phố ra làm dinh huyện để tiện việc cai trị. Ông lấy đất Đông Phú để lập ra huyện Phước Long, Biên Hòa lập ra dinh Trấn Biên, và đặt Sài Gòn là huyện Tân Bình. Sau đó đặt ra 2 dinh là Trấn Biên và Trấn Phiên(47). Nghĩa là vào năm 1698, Thống Suất Nguyễn Hữu Cảnh tuyên bố chủ quyền đất đai xứ Đàng Trong tại hai huyện An Phúc và Hòa Đa thuộc vùng Gia Định. Chia đất Đông Phố, lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng Dinh Trấn Biên(48), lấy vùng Kas Krobei và Prei Nokor(49) làm huyện Tân Bình, dựng Dinh Phiên Trấn(50), lập xã Minh Hương... Kể từ đó danh xưng Sài Gòn xuất hiện trên sổ địa bạ của xứ Đàng Trong. Quan Kinh Lược đã chiêu mộ dân từ Bố Chính trở vào Nam tới định cư, khai khẩn đất hoang và thiết lập xã thôn phường ấp. Tại mỗi dinh đặt quan Lưu Thủ trông coi việc hành chánh, quan Cai Bộ trông coi về thủ quỹ và giữ gìn ngân khố, quan ký lục trông coi việc hình án. Kể từ đó người Hoa khắp nơi đi lại buôn bán với người Nam rất sầm uất. Theo đề nghị của quan Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh, Chúa cho lưu dân đến khai thác vùng cù lao Ông Chưởng(51).
Theo Nguyễn Hữu Cảnh thì vào năm 1699, toàn vùng Thủy Chân Lạp đã có trên 40 ngàn hộ gia đình, bao gồm cả lưu dân Việt Nam, người Hoa và người Khmer. Chính Nguyễn Hữu Cảnh đã ra sức ổn định dân tình tại đây, rồi sau đó hoạch định cương giới thôn xã. Ông lấy đất Nông Nại đặt làm phủ Gia Định, lập xứ Đồng Nai là huyện Phước Long, dựng dinh Tân Biên, lấy đất Sài Gòn làm huyện tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn. Mỗi dinh đặt chức Lưu Thủ, Cai Bạ và Ký Lục để cai quản. Quân binh thì có cơ, đội, thuyền, thủy, bộ, tinh binh và thuộc binh để hộ vệ. Ông cho khai khẩn thêm đất đai và chiêu mộ thêm lưu dân từ châu Bố Chánh trở vô để tiếp tục việc khai khẩn và thành lập bộ máy chánh quyền.
Chính Nguyễn Hữu Cảnh đã phân chia những vùng đất nầy ra làm những khu hành chánh nhỏ hơn như phường, xã, ấp, thôn... rồi cho dân chúng chiếm hữu ruộng đất hẳn hòi trước khi chuẩn định các sắc thuế như thuế đinh, thuế điền, cũng như thiết lập sổ bộ tịch đinh điền. Phải thành thật mà nói, Nguyễn Hữu Cảnh là người có công đầu trong việc thiết lập bộ máy hành chánh cũng như hoạch định cương giới thôn xã tại miền Nam. Lúc được chúa Nguyễn cử làm quan Kinh Lược tại đất Nông Nại, chính ông đã chọn vùng Kas Krobei và Prei Nokor(52) làm trung tâm cho cả vùng đất mới nầy, vì thời đó hai vùng Kas Krobei và Prei Nokor chẳng những là trung tâm của toàn vùng, mà còn là giao điểm của những dòng sông lớn trong khu vực. Hơn nữa, lúc đó hai vùng Kas Krobei và Prei Nokor đã được cư dân bản địa là những bộ tộc Mạ và Stiêng khai phá và sinh sống, nên người Việt không cần phải tốn thêm nhiều công khai phá. Như vậy, Kas Krobei và Prei Nokor chẳng những thuận tiện cho việc định cư lưu dân Việt Nam, mà còn là đầu mối giao thông rất thuận tiện giữa sông ngòi và biển cả. Theo cái nhìn của quan Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh thì hai vùng Kas Krobei và Prei Nokor là những địa điểm cực kỳ quan trọng và thuận lợi chẳng những chỉ về mặt kinh tế, mà còn cả đến việc điều binh mỗi khi có binh biến trong toàn vùng. Sau khi quan Chưởng Cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh đã kinh lý và thiết lập xong bộ máy hành chánh cũng như hoạch định cương giới thôn xã tại miền Phước Long và Tân Bình, quốc vương Cao Miên là Nặc Thu tỏ ra chán nản vì đã mất đi một phần đất đai cương thổ của Chân Lạp, nên Nặc Thu đem con gái gả rồi nhường ngôi cho Nặc Yêm(53), nhưng sau đó Nặc Thu lại phế bỏ Nặc Yêm và trở lại làm vua lần nữa. Lần trở lại ngôi vị nầy, Nặc Thu tỏ ra không mấy thân thiện với người Việt. Nặc Ong Thu chẳng những không chịu thần phục mà còn cấu kết với quân Xiêm quấy phá xứ Đàng Trong.
Tháng 7 năm 1699, Nặc Thu cho đắp lũy ở Bích Đôi, Nam Vang và Cầu Nam... và làm ngơ cho quân binh Chân Lạp cướp bóc dân buôn Việt Nam và Champa. Sau khi nhận được tin báo của tướng Trần Thượng Xuyên, chúa Nguyễn Phúc Chu lại sai quan Chưởng Cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh làm Thống Suất, Cai Bộ Phạm Cẩm Long làm Tham mưu, và Lưu thủ Trấn Biên Nguyễn Hữu Khánh làm Tiên phong, đem quân đội của hai trấn Bình Khang và Trấn Biên và thuộc binh của 7 thuyền dinh Quảng Nam, cùng với binh tướng Long Môn đi đánh dẹp. Tháng 3 năm 1700, quân ta tiến chiếm Bích Đôi và Nam Vang. Nặc Ong Thu bỏ chạy, Nặc Yêm ra hàng, rồi sau đó Nặc Ong Thu cũng kéo ra đầu hàng. Quan Chưởng Cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào thành Nam Vang vỗ về dân chúng, rồi rút quân về nghỉ ngơi tại cồn Cây Sao(54), sau đó báo tin thắng trận về triều. Tháng 5 năm 1700, khi Nguyễn Hữu Cảnh kéo quân về Sầm Giang thì lâm bệnh qua đời(55), được chúa Nguyễn truy tặng ‘Hiệp Tán Công Thần Đặc Tiến Chưởng Dinh’. Quan Chưởng Cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh chẳng những được người Việt Nam sùng bái, mà ngay cả người Chân Lạp cũng lập đền thờ ông ngay tại đầu cồn Nam Vang. Ngày nay, hầu như khắp miền Nam, đâu đâu cũng đều có đền thờ của ông.
Tháng 7 năm 1699, Nặc Thu cho đắp lũy ở Bích Đôi, Nam Vang và Cầu Nam... và làm ngơ cho quân binh Chân Lạp cướp bóc dân buôn Việt Nam và Champa. Sau khi nhận được tin báo của tướng Trần Thượng Xuyên, chúa Nguyễn Phúc Chu lại sai quan Chưởng Cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh làm Thống Suất, Cai Bộ Phạm Cẩm Long làm Tham mưu, và Lưu thủ Trấn Biên Nguyễn Hữu Khánh làm Tiên phong, đem quân đội của hai trấn Bình Khang và Trấn Biên và thuộc binh của 7 thuyền dinh Quảng Nam, cùng với binh tướng Long Môn đi đánh dẹp. Tháng 3 năm 1700, quân ta tiến chiếm Bích Đôi và Nam Vang. Nặc Ong Thu bỏ chạy, Nặc Yêm ra hàng, rồi sau đó Nặc Ong Thu cũng kéo ra đầu hàng. Quan Chưởng Cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào thành Nam Vang vỗ về dân chúng, rồi rút quân về nghỉ ngơi tại cồn Cây Sao(54), sau đó báo tin thắng trận về triều. Tháng 5 năm 1700, khi Nguyễn Hữu Cảnh kéo quân về Sầm Giang thì lâm bệnh qua đời(55), được chúa Nguyễn truy tặng ‘Hiệp Tán Công Thần Đặc Tiến Chưởng Dinh’. Quan Chưởng Cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh chẳng những được người Việt Nam sùng bái, mà ngay cả người Chân Lạp cũng lập đền thờ ông ngay tại đầu cồn Nam Vang. Ngày nay, hầu như khắp miền Nam, đâu đâu cũng đều có đền thờ của ông.
Năm 1702, Nặc Thu lại thoái vị, nhường ngôi cho con là Nặc Thâm lúc mới có 12 tuổi; tuy nhiên, Nặc Thu vẫn nắm quyền bính trong tay cho đến năm 1706 mới giao hết quyền cho Nặc Thâm. Tuy nhiên, hồi nầy hoàng gia Chân Lạp rất rối ren, sự hiềm khích giữa Nặc Thâm(56) và Nặc Yêm(53) ngày càng lớn. Sau khi được nắm trọn quyền trong tay, Nặc Thâm mang quân vây đánh Nặc Yêm. Nặc Yêm bèn cầu cứu với chúa Nguyễn, chúa sai tướng Trần Thượng Xuyên cất quân đi đánh Nặc Thâm ở thành La Bích. Nặc Thu đưa thư xin chịu tội, rồi cùng Nặc Thâm bỏ trốn. Chúa Nguyễn phong cho Nặc Yêm làm quốc vương xứ Chân Lạp(57). Trong lúc quân binh đang bao vây Nặc Thâm tại thành La Bích, năm 1705, Nguyễn Cửu Vân cho một số quân binh đi khai mở vùng đất Vũng Gù Tầm Bôn và Lôi Lạp(58), nhưng chưa chính thức được Miên vương cho phép. Nghĩa là trong khoảng 7 năm từ năm 1698 đến 1705, quan Thống Suất Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh đã chính thức tuyên bố chủ quyền của Việt Nam trên phần đất Nam Kỳ với đầy đủ những thủ tục hành chánh mà chưa có dân tộc nào đã làm trước đây, như đặt địa danh, kiểm tra dân số và thiết lập bộ máy hành chánh cho đến ngày nay.
Đến năm 1710, Nặc Thâm bị bao vây quá gắt, nên cùng người em là Nặc Tân (Ang Tong) bỏ trốn sang Xiêm La. Nặc Yêm được Nguyễn Cửu Vân đưa về La Bích lên ngôi và ông tại vị từ năm 1710 đến năm 1722.
Kể từ sau năm 1679, chúa Nguyễn đã cho các tướng người Minh Hương là Trần Thượng Xuyên lên Đông Phố(59) và Dương Ngạn Địch xuống Mỹ Tho để khẩn hoang lập ấp, nhưng thuở đó xứ Đàng Trong chỉ làm chủ vùng đất Biên Hòa và Gia Định ngày nay mà thôi. Đến năm 1705, Nguyễn Cửu Vân lại cho quân binh khai khẩn thêm vùng Vũng Gù(60). Nghĩa là vùng bên phía tây sông Tiền cho đến vịnh Xiêm La vẫn còn trực thuộc vương quốc Chân lạp. Tuy nhiên, vào khoảng năm 1680 thì một người Trung Hoa khác tên là Mạc Cửu đã đến Mang Khảm(61) và xin với quốc vương Chân Lạp cho phép ông khai khẩn vùng đất nầy.
Đến năm 1708, Mạc Cửu dâng lại đất Hà Tiên cho xứ Đàng Trong(62). Chúa Nguyễn chỉ nhận trên danh nghĩa, nhưng vẫn để cho dòng họ Mạc trấn giữ đất Hà Tiên. Phải thành thật mà nói, Mạc Cửu là người đầu tiên có công khai phá và phát triển phủ Sài Mạt của Chân Lạp, từ Chưng Rum, Linh Quỳnh, Cần Bột (Kampot), Sài Mạt, đến Hà Tiên chạy xuống Rạch Giá, xuống tận Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ, Long Xuyên và Châu Đốc. Chúa phong cho Mạc Cửu làm Tổng Binh trấn Hà Tiên. Chúa Định Quốc Công Ninh Vương Nguyễn Phúc Trú (1696-1738)(63), có sách viết là Nguyễn Phúc Thụ, ở ngôi chúa từ năm 1725 đến năm 1738, hiệu Túc Tông Hiếu Ninh. Dù không có gì đặc sắc, nhưng dưới thời chúa Phúc Trú có một số biến cố quan trọng: thứ nhất là vào năm 1731, Nặc Tha dâng đất Tầm Bào (Long Hồ) và Mỹ Tho cho Trần Đại Định, lập nên Dinh Long Hồ(64). Và thứ nhì là vào năm 1736, Nặc Nguyên nhờ Mạc Thiên Tứ dâng đất Tầm Bôn và Lôi Lạp(58) để chuộc tội. Và biến cố thứ ba cũng xảy ra vào năm 1736, sau khi Mạc Cửu qua đời, Chúa Phúc Trú phong cho con cả của Mạc Cửu là Mạc Thiên Tứ tiếp tục làm Tổng Trấn Hà Tiên. Đây là thời kỳ cực thịnh của vùng Hà Tiên về cả quân sự, kinh tế, lẫn văn học. Về quân sự, Thiên Tứ cho tuyển mộ binh sĩ tinh nhuệ, đắp thành lũy kiên cố; về kinh tế thì mở phố chợ và hải cảng buôn bán với thuyền bè nước ngoài; về văn học mở Chiêu Anh Các, mà hiện vẫn còn quyển “Hà Tiên Thập Vịnh.” Như vậy chỉ trong vòng 5 năm dưới thời chúa Phúc Trú mà tướng quân Trần Đại Định đã giúp đưa cả một vùng đất bao la bạt ngàn về sáp nhập với Việt Nam, và Mạc Thiên Tứ đã giúp chúa Nguyễn một cách đắc lực trong việc phòng thủ về phía cực Nam. Chúa Nguyễn Phúc Trú mất năm 1738. Dưới thời chúa Nguyễn Phúc Trú, đất Nam Kỳ được chia làm 3 dinh và một trấn: Trấn Biên Dinh, Phiên Trấn Dinh, Long Hồ Dinh, và Hà Tiên Trấn. Chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1714-1765)(65), có sách viết là Nguyễn Phúc Hoạt, ở ngôi chúa từ năm 1738 đến năm 1765.
Đây là lần đầu tiên, một vị chúa ở phương Nam xưng vương, cho đúc ấn Quốc Vương, và bố cáo cho toàn dân được rõ. Tuy nhiên, về mặt hành chánh vẫn còn dùng niên hiệu của Vua Lê. Thời nầy Mạc Thiên Tứ dâng lên chúa Võ Vương những vùng đất mà ông vừa mới khai khẩn xong nên dinh Long Hồ được mở rộng thêm 4 huyện gồm huyện Long Xuyên, huyện Kiên Giang, Trấn Giang, và Trấn Di(66). Năm 1739, chúa cho dời phủ về Phú Xuân(67). Năm 1740, chúa cho đặt những kho chứa tiền, lúa và sản vật địa phương(68). Xứ Thuận Quảng có 7 kho, từ Quảng Nam trở vào có 12 kho, trong đó xứ Gia Định đất rộng nên cho lập riêng 9 kho. Năm 1748, Nặc Nguyên(69) đem quân Xiêm La về đánh đuổi Nặc Tha để lên làm vua. Sau đó Nặc Nguyên liên tiếp mang quân sang quấy nhiễu lưu dân Việt Nam và người Côn Man tại Chân Lạp(70).
Năm 1753, nhân cơ hội vua Chân Lạp là Nặc Ông Nguyên lấn hiếp người Côn Man, chúa Nguyễn bèn sai Cai Đội Thiện Chính và Ký Lục Nguyễn Cư Trinh vào dàn xếp và lãnh lệnh chúa Nguyễn ở lại tiếp tục khai khẩn đất hoang và lập khu dinh điền mới. Từ đó coi như phần lớn đất đai của xứ Thủy Chân Lạp đã nằm dưới sự kiểm soát của Việt Nam. Trong khi đó Mạc Cửu và con là Mạc Thiên Tứ tiếp tục khai khẩn những vùng Hà Tiên, Phú Quốc, Cà Mau, Rạch Giá, Cần Thơ, Sóc Trăng và Bạc Liêu. Năm Giáp Tuất 1754, đại quân của Nguyễn Cư Trinh tiến vào các phủ Nam Vang, Cản Nam (Banam), Tân An, và Gò Công. Vua Chân Lạp là Nặc Nguyên phải chạy về Vĩnh Long ẩn náu. Đại quân của Nguyễn Cư Trinh không truy đuổi nhưng theo lệnh của chúa Võ Vương dừng lại vùng Mỹ Tho để thành lập đạo Trường Đồn, gồm các vùng Mỹ Tho và Cao Lãnh ngày nay.
Năm 1755, các ông Trịnh Hoài Đức, Ngô nhơn Tịnh và Lê quang Định cũng lập ra thi xã, thắp sáng ngọn đuốc văn hiến nơi góc trời cực Nam của đất nước. Năm 1756, Nặc Nguyên phải rời bỏ Vĩnh Long chạy sang Hà Tiên, rồi nhờ Mạc Thiên Tứ dâng lên chúa chúa Võ Vương các vùng Tầm Bôn và Lôi Lạp, tức là Tân An và Gò Công ngày nay, để chuộc tội. Chúa cho sáp nhập hai vùng đất nầy vào châu Định Viễn, thuộc dinh Long Hồ. Như vậy vùng đất Vĩnh Long thời chúa Nguyễn Phúc Khoát chạy dài từ Tân An, xuống Gò Công, Bến Tre, Cà Mau, huyện Kiên Giang tức Rạch Giá, Cần Thơ, Sóc Trăng và Bạc Liêu. Năm 1757, sau khi vua Nặc Nguyên bên Miên băng hà, triều đình Chân Lạp lại xảy ra nội biến. Một người chú họ của Nặc Nguyên là Nặc Nhuận, vì muốn lên ngôi vua nên đem dâng hai xứ Preah Trapeang và Bassac(71) dâng lên Chúa Nguyễn để xin cầu phong. Sau đó Nặc Nhuận bị người con rể là Nặc Hinh giết chết.
Năm 1759, một người em họ của Nặc Nguyên là Nặc Tôn chạy sang Hà Tiên nhờ Mạc Thiên Tích đưa về làm vua xứ Chân Lạp. Chúa Võ Vương sai Mạc Thiên Tứ đưa Nặc Tôn về Nam Vang lên ngôi. Để đền ơn, Nặc Tôn bèn dâng đất Tầm Phong Long(72). Nặc Tôn lại đền ơn riêng cho Mạc Thiên Tứ các phủ Cần Bột (Campot), Hương Úc (Kompong Xom), Trực Sâm, Sài Mạt (Bentley Méas), và Linh Quỳnh(73). Như vậy tính đến năm 1757, công cuộc Nam Tiến coi như hoàn tất dưới thời Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát. Đồng thời với cuộc Nam Tiến của Việt Nam bên bờ biển Đông của bán đảo Đông Dương, về phía Tây của Chân Lạp, vương quốc Xiêm La(74) cũng đang tiến hành một cuộc Nam Tiến và Đông Tiến một cách quyết liệt. Phải thật tình mà nói, người Việt đến vùng đồng bằng sông Cửu Long không với ưu thế kỹ thuật canh tác cao, nhưng nhờ chánh sách khéo léo của các chúa Nguyễn nên dầu là vùng đất mới nhưng lúc nào ưu thế tổ chức hành chánh và quân sự cũng mạnh mẽ. Chính vì thế mà lúc nào triều đình Phú Xuân cũng ứng phó kịp thời với những biến động tại những địa phương xa xôi nhất của miền Nam.
Bên cạnh đó, với tổ chức đồn điền nên các đơn vị hành chánh nhỏ nhất của miền Nam là thôn ấp cũng có đủ khả năng tự trị và tự vệ. Trong khi đó, quân Xiêm La thời đó dầu đang thời cực thịnh, vì họ đã đánh dẹp tất cả những bộ tộc Môn-Khmer trên đường Nam Tiến của họ, vì một phần các nước Miến Điện và Chân Lạp đang hồi suy yếu, phần khác dân chúng của các xứ nầy đang hồi ly tán, nên người Xiêm La thường bắt người Khmer về làm nô lệ cho họ. Tuy nhiên, khi mang quân viễn chinh qua vùng Nam Kỳ, họ chạm phải sức đề kháng mãnh liệt của người Việt Nam.
Bên cạnh đó, các vương triều Chân Lạp luôn hướng về các chúa Nguyễn như những vị cứu tinh giúp họ chống lại người Thái đang lăm le nuốt chửng và tiêu diệt họ. Võ vương Nguyễn Phúc Khoát mất năm 1765, hoàng trưởng tử Chương đã qua đời năm 1763, mà thái tử Hiệu, con thứ 9 lại còn mất trước đó nữa vào năm 1760. Đáng lẽ cha Nguyễn Phúc Ánh là Nguyễn Phúc Luân, con thứ hai của Võ vương lên cầm quyền, nhưng bị Trương Phúc Loan bắt giam để đưa Nguyễn Phúc Thuần, con thứ 16 của Võ vương, mới 12 tuổi lên ngôi. Rối loạn trong việc phế lập nầy còn ảnh hưởng rất lâu dài mãi đến khi họ Nguyễn bị Tây Sơn đuổi vào Gia Định(75). Chúa Nguyễn Phúc Thuần (1754-1777), lên ngôi chúa năm 1754, bị quân Tây Sơn bắt giết vào năm 1777, năm 1778 được truy tôn là Hiếu Định Vương.
Năm 1806, được Gia Long truy tôn là Hiếu Định Hoàng Đế. Nguyễn Phúc Thuần lên ngôi chúa lúc tuổi còn nhỏ, chỉ biết vui chơi chứ không biết gì đến chánh sự nên bị lộng thần Trương Phúc Loan lấn át. Năm 1775, dưới sức ép của nghĩa quân Tây Sơn và quân Trịnh Hoàng Ngũ Phúc, Nguyễn Phúc Thuần chạy vào Quảng Nam, bị đám Lý Tài ép phải nhường ngôi chúa cho hoàng thân Dương. Sau đó Nguyễn Phúc Thuần chạy vào Gia Định. Năm 1777, Phúc Thuần bị quân Tây Sơn bắt tại Long Xuyên và đem về Gia Định hành quyết cùng năm. Riêng hoàng thân Nguyễn Phúc Dương bị Tập Đình đạo Trung Nghĩa người Hoa trong quân đội Tây Sơn bắt và đưa về Hội An. Nguyễn Nhạc muốn mượn danh nghĩa hoàng thân Dương nhằm chia rẽ dòng họ Nguyễn tại xứ Đàng Trong nên không giết Dương. Sau đó hoàng thân Dương trốn vào Gia Định, nhưng bị quân Tây Sơn bắt tại Vĩnh Long và đem về Gia Định hành quyết vào năm 1777.
Đến năm 1710, Nặc Thâm bị bao vây quá gắt, nên cùng người em là Nặc Tân (Ang Tong) bỏ trốn sang Xiêm La. Nặc Yêm được Nguyễn Cửu Vân đưa về La Bích lên ngôi và ông tại vị từ năm 1710 đến năm 1722.
Kể từ sau năm 1679, chúa Nguyễn đã cho các tướng người Minh Hương là Trần Thượng Xuyên lên Đông Phố(59) và Dương Ngạn Địch xuống Mỹ Tho để khẩn hoang lập ấp, nhưng thuở đó xứ Đàng Trong chỉ làm chủ vùng đất Biên Hòa và Gia Định ngày nay mà thôi. Đến năm 1705, Nguyễn Cửu Vân lại cho quân binh khai khẩn thêm vùng Vũng Gù(60). Nghĩa là vùng bên phía tây sông Tiền cho đến vịnh Xiêm La vẫn còn trực thuộc vương quốc Chân lạp. Tuy nhiên, vào khoảng năm 1680 thì một người Trung Hoa khác tên là Mạc Cửu đã đến Mang Khảm(61) và xin với quốc vương Chân Lạp cho phép ông khai khẩn vùng đất nầy.
Đến năm 1708, Mạc Cửu dâng lại đất Hà Tiên cho xứ Đàng Trong(62). Chúa Nguyễn chỉ nhận trên danh nghĩa, nhưng vẫn để cho dòng họ Mạc trấn giữ đất Hà Tiên. Phải thành thật mà nói, Mạc Cửu là người đầu tiên có công khai phá và phát triển phủ Sài Mạt của Chân Lạp, từ Chưng Rum, Linh Quỳnh, Cần Bột (Kampot), Sài Mạt, đến Hà Tiên chạy xuống Rạch Giá, xuống tận Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ, Long Xuyên và Châu Đốc. Chúa phong cho Mạc Cửu làm Tổng Binh trấn Hà Tiên. Chúa Định Quốc Công Ninh Vương Nguyễn Phúc Trú (1696-1738)(63), có sách viết là Nguyễn Phúc Thụ, ở ngôi chúa từ năm 1725 đến năm 1738, hiệu Túc Tông Hiếu Ninh. Dù không có gì đặc sắc, nhưng dưới thời chúa Phúc Trú có một số biến cố quan trọng: thứ nhất là vào năm 1731, Nặc Tha dâng đất Tầm Bào (Long Hồ) và Mỹ Tho cho Trần Đại Định, lập nên Dinh Long Hồ(64). Và thứ nhì là vào năm 1736, Nặc Nguyên nhờ Mạc Thiên Tứ dâng đất Tầm Bôn và Lôi Lạp(58) để chuộc tội. Và biến cố thứ ba cũng xảy ra vào năm 1736, sau khi Mạc Cửu qua đời, Chúa Phúc Trú phong cho con cả của Mạc Cửu là Mạc Thiên Tứ tiếp tục làm Tổng Trấn Hà Tiên. Đây là thời kỳ cực thịnh của vùng Hà Tiên về cả quân sự, kinh tế, lẫn văn học. Về quân sự, Thiên Tứ cho tuyển mộ binh sĩ tinh nhuệ, đắp thành lũy kiên cố; về kinh tế thì mở phố chợ và hải cảng buôn bán với thuyền bè nước ngoài; về văn học mở Chiêu Anh Các, mà hiện vẫn còn quyển “Hà Tiên Thập Vịnh.” Như vậy chỉ trong vòng 5 năm dưới thời chúa Phúc Trú mà tướng quân Trần Đại Định đã giúp đưa cả một vùng đất bao la bạt ngàn về sáp nhập với Việt Nam, và Mạc Thiên Tứ đã giúp chúa Nguyễn một cách đắc lực trong việc phòng thủ về phía cực Nam. Chúa Nguyễn Phúc Trú mất năm 1738. Dưới thời chúa Nguyễn Phúc Trú, đất Nam Kỳ được chia làm 3 dinh và một trấn: Trấn Biên Dinh, Phiên Trấn Dinh, Long Hồ Dinh, và Hà Tiên Trấn. Chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1714-1765)(65), có sách viết là Nguyễn Phúc Hoạt, ở ngôi chúa từ năm 1738 đến năm 1765.
Năm 1753, nhân cơ hội vua Chân Lạp là Nặc Ông Nguyên lấn hiếp người Côn Man, chúa Nguyễn bèn sai Cai Đội Thiện Chính và Ký Lục Nguyễn Cư Trinh vào dàn xếp và lãnh lệnh chúa Nguyễn ở lại tiếp tục khai khẩn đất hoang và lập khu dinh điền mới. Từ đó coi như phần lớn đất đai của xứ Thủy Chân Lạp đã nằm dưới sự kiểm soát của Việt Nam. Trong khi đó Mạc Cửu và con là Mạc Thiên Tứ tiếp tục khai khẩn những vùng Hà Tiên, Phú Quốc, Cà Mau, Rạch Giá, Cần Thơ, Sóc Trăng và Bạc Liêu. Năm Giáp Tuất 1754, đại quân của Nguyễn Cư Trinh tiến vào các phủ Nam Vang, Cản Nam (Banam), Tân An, và Gò Công. Vua Chân Lạp là Nặc Nguyên phải chạy về Vĩnh Long ẩn náu. Đại quân của Nguyễn Cư Trinh không truy đuổi nhưng theo lệnh của chúa Võ Vương dừng lại vùng Mỹ Tho để thành lập đạo Trường Đồn, gồm các vùng Mỹ Tho và Cao Lãnh ngày nay.
Năm 1755, các ông Trịnh Hoài Đức, Ngô nhơn Tịnh và Lê quang Định cũng lập ra thi xã, thắp sáng ngọn đuốc văn hiến nơi góc trời cực Nam của đất nước. Năm 1756, Nặc Nguyên phải rời bỏ Vĩnh Long chạy sang Hà Tiên, rồi nhờ Mạc Thiên Tứ dâng lên chúa chúa Võ Vương các vùng Tầm Bôn và Lôi Lạp, tức là Tân An và Gò Công ngày nay, để chuộc tội. Chúa cho sáp nhập hai vùng đất nầy vào châu Định Viễn, thuộc dinh Long Hồ. Như vậy vùng đất Vĩnh Long thời chúa Nguyễn Phúc Khoát chạy dài từ Tân An, xuống Gò Công, Bến Tre, Cà Mau, huyện Kiên Giang tức Rạch Giá, Cần Thơ, Sóc Trăng và Bạc Liêu. Năm 1757, sau khi vua Nặc Nguyên bên Miên băng hà, triều đình Chân Lạp lại xảy ra nội biến. Một người chú họ của Nặc Nguyên là Nặc Nhuận, vì muốn lên ngôi vua nên đem dâng hai xứ Preah Trapeang và Bassac(71) dâng lên Chúa Nguyễn để xin cầu phong. Sau đó Nặc Nhuận bị người con rể là Nặc Hinh giết chết.
Năm 1759, một người em họ của Nặc Nguyên là Nặc Tôn chạy sang Hà Tiên nhờ Mạc Thiên Tích đưa về làm vua xứ Chân Lạp. Chúa Võ Vương sai Mạc Thiên Tứ đưa Nặc Tôn về Nam Vang lên ngôi. Để đền ơn, Nặc Tôn bèn dâng đất Tầm Phong Long(72). Nặc Tôn lại đền ơn riêng cho Mạc Thiên Tứ các phủ Cần Bột (Campot), Hương Úc (Kompong Xom), Trực Sâm, Sài Mạt (Bentley Méas), và Linh Quỳnh(73). Như vậy tính đến năm 1757, công cuộc Nam Tiến coi như hoàn tất dưới thời Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát. Đồng thời với cuộc Nam Tiến của Việt Nam bên bờ biển Đông của bán đảo Đông Dương, về phía Tây của Chân Lạp, vương quốc Xiêm La(74) cũng đang tiến hành một cuộc Nam Tiến và Đông Tiến một cách quyết liệt. Phải thật tình mà nói, người Việt đến vùng đồng bằng sông Cửu Long không với ưu thế kỹ thuật canh tác cao, nhưng nhờ chánh sách khéo léo của các chúa Nguyễn nên dầu là vùng đất mới nhưng lúc nào ưu thế tổ chức hành chánh và quân sự cũng mạnh mẽ. Chính vì thế mà lúc nào triều đình Phú Xuân cũng ứng phó kịp thời với những biến động tại những địa phương xa xôi nhất của miền Nam.
Bên cạnh đó, với tổ chức đồn điền nên các đơn vị hành chánh nhỏ nhất của miền Nam là thôn ấp cũng có đủ khả năng tự trị và tự vệ. Trong khi đó, quân Xiêm La thời đó dầu đang thời cực thịnh, vì họ đã đánh dẹp tất cả những bộ tộc Môn-Khmer trên đường Nam Tiến của họ, vì một phần các nước Miến Điện và Chân Lạp đang hồi suy yếu, phần khác dân chúng của các xứ nầy đang hồi ly tán, nên người Xiêm La thường bắt người Khmer về làm nô lệ cho họ. Tuy nhiên, khi mang quân viễn chinh qua vùng Nam Kỳ, họ chạm phải sức đề kháng mãnh liệt của người Việt Nam.
Bên cạnh đó, các vương triều Chân Lạp luôn hướng về các chúa Nguyễn như những vị cứu tinh giúp họ chống lại người Thái đang lăm le nuốt chửng và tiêu diệt họ. Võ vương Nguyễn Phúc Khoát mất năm 1765, hoàng trưởng tử Chương đã qua đời năm 1763, mà thái tử Hiệu, con thứ 9 lại còn mất trước đó nữa vào năm 1760. Đáng lẽ cha Nguyễn Phúc Ánh là Nguyễn Phúc Luân, con thứ hai của Võ vương lên cầm quyền, nhưng bị Trương Phúc Loan bắt giam để đưa Nguyễn Phúc Thuần, con thứ 16 của Võ vương, mới 12 tuổi lên ngôi. Rối loạn trong việc phế lập nầy còn ảnh hưởng rất lâu dài mãi đến khi họ Nguyễn bị Tây Sơn đuổi vào Gia Định(75). Chúa Nguyễn Phúc Thuần (1754-1777), lên ngôi chúa năm 1754, bị quân Tây Sơn bắt giết vào năm 1777, năm 1778 được truy tôn là Hiếu Định Vương.
Năm 1806, được Gia Long truy tôn là Hiếu Định Hoàng Đế. Nguyễn Phúc Thuần lên ngôi chúa lúc tuổi còn nhỏ, chỉ biết vui chơi chứ không biết gì đến chánh sự nên bị lộng thần Trương Phúc Loan lấn át. Năm 1775, dưới sức ép của nghĩa quân Tây Sơn và quân Trịnh Hoàng Ngũ Phúc, Nguyễn Phúc Thuần chạy vào Quảng Nam, bị đám Lý Tài ép phải nhường ngôi chúa cho hoàng thân Dương. Sau đó Nguyễn Phúc Thuần chạy vào Gia Định. Năm 1777, Phúc Thuần bị quân Tây Sơn bắt tại Long Xuyên và đem về Gia Định hành quyết cùng năm. Riêng hoàng thân Nguyễn Phúc Dương bị Tập Đình đạo Trung Nghĩa người Hoa trong quân đội Tây Sơn bắt và đưa về Hội An. Nguyễn Nhạc muốn mượn danh nghĩa hoàng thân Dương nhằm chia rẽ dòng họ Nguyễn tại xứ Đàng Trong nên không giết Dương. Sau đó hoàng thân Dương trốn vào Gia Định, nhưng bị quân Tây Sơn bắt tại Vĩnh Long và đem về Gia Định hành quyết vào năm 1777.
Người Long Hồ
Anaheim ngày 3 tháng 8 năm 2011
Copyright © 2012 by Ngoc Tran. All rights reserved.
Chú Thích:
(1) Nước Xích Quỷ là một trong những quốc gia cổ nhất trong vùng, phía bắc giáp Động Đình Hồ, thuộc tỉnh Hồ Nam, phía nam giáp nước Hồ Tôn, tức Champa; phía tây giáp Ba Thục, thuộc tỉnh Tứ Xuyên ngày nay; phía đông giáp biển Nam Hải, tức Biển Đông ngày nay.
(2) Theo Trần Quang Trân trong “Nghiên Cứu Về Việt Nam Trước Công Nguyên,” TPHCM: NXB Thanh Niên 2001, tr. 33, khoảng 2000 năm trước tây lịch, Việt tộc là cư dân của vùng đồng bằng sông Âu trong tỉnh Triết Giang của trung Hoa ngày nay.Tại đây có thật nhiều chim chóc, trong đó có một giống thật quí, đó là chim ‘Lạc’, có lẽ vì vậy mà bộ tộc nầy có tên là Lạc Việt. Duy có điều nơi trang 35, tác giả Trần Quang Trân phủ nhận Lạc Việt không nằm trong nhóm Bách Việt (?), ông khuyến cáo rằng đừng ai nhầm lẫn người Lạc Việt là thành phần của nhóm Bách Việt. Ông cho rằng nguyên nhân chữ Lạc Việt xuất phát từ tiếng kêu của loài chim Lạc, con chim có mối quan hệ mật thiết với tộc người tiền sử mà sau nầy là người Giao Chỉ. Ông lại viện dẫn thêm là nhóm Bách Việt chỉ phát sinh những năm 334 trước tây lịch, trong khi người Lạc Việt đã có mặt ở Giao Chỉ từ năm 2000 trước tây lịch, do vậy ông khẳng định người Lạc Việt không hề có liên quan gì đến nhóm Bách Việt (trang 37). Còn theo tác giả Trương Thái Du trong “Cổ Sử Việt Nam-Một Cách Tiếp Cận Vấn Đề”, TPHCM: NXB Lao Động, 2007, tr. 8-11, nhà nước Văn Lang sơ khai của người Lạc Việt được hình thành tại Động Đình Hồ, thuộc tỉnh Hồ Nam Trung Hoa ngày nay, khoảng năm 1199 trước tây lịch. Các vị vua Hùng cuối cùng đã chạy giặc Sở xuống đồng bằng Tây Giang, tỉnh Quảng Tây và dựng lại phiên bản một nước Văn Lang tại đây. Đến năm 179 trước tây lịch, Thục Phán thôn tính Văn Lang để dựng lên nước Tây Âu Lạc. Đến đời Hán Vũ Đế, Tây Âu Lạc biến thành quận Hợp Phố. Người Lạc Việt ở Hợp Phố thời trước có thể là người Tráng của tỉnh Quảng Tây ngày nay vì họ cũng xem trống đồng là bảo vật linh thiêng như người Lạc Việt trên đồng bằng sông Hồng sau nầy. Địa bàn của người Lạc Việt cổ gồm Hồ Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Bắc Việt Nam và đảo Hải Nam. Do đó Lạc Việt chính là nước Việt hay Việt Thường Quốc. Người Lạc Việt ủng hộ Triệu Đà lập nên nước Nam Việt có kinh đô tại Phiên Ngung, cũng gọi nơi đó là Âu Lạc. Từ đây sanh ra từ Tây Âu Lạc tương đương với Tây Âu, nghĩa là vùng đất phía tây Phiên Ngung. Do đó không tồn tại quốc gia Âu Lạc tại đồng bằng sông Hồng trước tây lịch. Sau năm 179 trước tây lịch, người Lạc Việt chạy giặc Triệu Đà xuống đồng bằng Bắc Việt đã dung hòa pha trộn với người anh em cùng cội rễ Lạc Việt từ Động Đình Hồ. Theo Bình Nguyên Lộc trong “Nguồn Gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam”, Los Alamitos: NXB Xuân Thu, 1997, về nguồn gốc dân tộc Việt Nam có mấy giả thuyết như sau: 1) Người Việt Nam là người Trung Hoa thuần chủng. Ông Nguyễn Phương trong cuốn “Việt Nam Thời Khai Sinh”, Huế 1965, viết: “Dân Việt Nam là người Trung Quốc di cư sang trong thời Bắc thuộc, hết đợt nầy đến đợt khác, sang thực dân tại đây, và cuối cùng khi mọi sự đã tỏ ra thuận lợi, đã đứng dậy, lập một nước riêng, nước Việt Nam.” Theo một số học giả Âu châu thì người Việt Nam là người hợp chủng Hoa-Việt, người Hoa Nam tràn xuống châu thổ sông Hồng đồng hóa dân Indonesian rồi biến thành Việt Nam. Còn theo Bình Nguyên Lộc thì người Việt Nam thuộc nhóm dân tộc “Cổ Mã Lai”, tức là giống Indonesian. Theo ông cách nay khoảng 5.000 năm, chủng tộc “Cổ Mã Lai” không rõ xuất phát từ đâu và không rõ vì lý do gì đã di cư đợt I đến các vùng Triều Tiên, Nhật Bản, miền Nam Trung Hoa, Đài Loan, Việt Nam, Lào, Cao Miên, Đông Ấn, Miến và Thái. Sau đó cách nay khoảng 2.500 năm, cũng chủng tộc “Cổ Mã Lai” nầy đã di cư đợt II từ miền Nam Trung Hoa đến Mã Lai Á, Nam Dương, Phi Luật Tân và Madagascar. Khoa khảo cổ học cho thấy các giống người Miến, Cao Miên, Thái, Chăm, Mã Lai và Việt Nam đều có sọ Mã Lai, đều đồng ngôn ngữ Mã Lai. Trong khi đó theo Đào Duy Anh trong “Đất Nước Việt Nam Qua Các Đời”, NXB Văn Hóa Thông Tin, 2005, tr. 17-22, dầu chỉ là truyền thuyết nhưng nước Văn Lang là nước ta đời xưa, bao gồm hết các miền Giang Nam và Lãnh Nam của Trung Hoa cho đến dãy Hoành Sơn ở phía nam, tức là đất Bách Việt xưa, và nhóm Lạc Việt chính là nhóm Việt tộc ở miền Bắc Việt Nam ngày nay. Nhóm nầy có văn hóa đồ đồng đến hồi cực thịnh từ thế kỷ thứ III đến thế kỷ thứ IV trước tây lịch. Theo G.S. Phạm Cao Dương trong “Lịch Sử Dân Tộc Việt Nam”, California, USA, NXB Truyền Thống, 1987, tr. 37, nước Văn Lang tương truyền rất rộng, phía đông giáp Nam Hải, phía tây giáp Ba Thục, phía bắc giáp Động Đình Hồ và phía nam giáp nước Hồ Tôn, tức nước Chiêm Thành sau nầy. Tuy nhiên, cương giới này bị các nhà khảo cứu xưa cũng như nay cho là không thể có được. Theo Đào Tố Uyên-Phan Ngọc Huyền-Nguyễn thị Thu Thủy-Nguyễn Thu Hiền trong “Lịch Sử Việt Nam”, Tập I, TPHCM: NXB Trẻ, 2008, tr. 10-11, cách ngày nay khoảng 475.000 năm đã có dấu vết con người ở các hang Thẩm Khuyên và Thẩm Hai (Lạng Sơn). Con người xuất hiện cùng với sự hình thành xã hội ở đây đã bắt đầu lịch sử dân tộc Việt Nam. Sau hàng chục vạn năm lao động gian khổ và sáng tạo, nhân dân Việt Nam dần dần hình thành một lãnh thổ chung, đó là nhà nước Văn Lang trong thời kỳ cuối văn hóa Đông Sơn vào khoảng thế kỷ thứ VII-VI trước tây lịch. Nhà nước Văn Lang là quốc gia cổ đầu tiên với bộ máy cai trị khá hoàn chỉnh. Từ năm 214 đến 208 trước tây lịch, người Việt đã kháng chiến chống quân Tần và giết chết tướng Đồ Thư. Sau đó hai bộ tộc Lạc Việt và Tây Âu đã kết hợp lại để dựng lại quốc gia Âu Lạc vào khoảng thế kỷ thứ III trước tây lịch. Đến năm 179 trước tây lịch, Âu Lạc rơi vào ách thống trị của nhà Triệu. Từ đó đến đầu thế kỷ thứ X nước ta bị nội thuộc Trung Hoa.
(2) Theo Trần Quang Trân trong “Nghiên Cứu Về Việt Nam Trước Công Nguyên,” TPHCM: NXB Thanh Niên 2001, tr. 33, khoảng 2000 năm trước tây lịch, Việt tộc là cư dân của vùng đồng bằng sông Âu trong tỉnh Triết Giang của trung Hoa ngày nay.Tại đây có thật nhiều chim chóc, trong đó có một giống thật quí, đó là chim ‘Lạc’, có lẽ vì vậy mà bộ tộc nầy có tên là Lạc Việt. Duy có điều nơi trang 35, tác giả Trần Quang Trân phủ nhận Lạc Việt không nằm trong nhóm Bách Việt (?), ông khuyến cáo rằng đừng ai nhầm lẫn người Lạc Việt là thành phần của nhóm Bách Việt. Ông cho rằng nguyên nhân chữ Lạc Việt xuất phát từ tiếng kêu của loài chim Lạc, con chim có mối quan hệ mật thiết với tộc người tiền sử mà sau nầy là người Giao Chỉ. Ông lại viện dẫn thêm là nhóm Bách Việt chỉ phát sinh những năm 334 trước tây lịch, trong khi người Lạc Việt đã có mặt ở Giao Chỉ từ năm 2000 trước tây lịch, do vậy ông khẳng định người Lạc Việt không hề có liên quan gì đến nhóm Bách Việt (trang 37). Còn theo tác giả Trương Thái Du trong “Cổ Sử Việt Nam-Một Cách Tiếp Cận Vấn Đề”, TPHCM: NXB Lao Động, 2007, tr. 8-11, nhà nước Văn Lang sơ khai của người Lạc Việt được hình thành tại Động Đình Hồ, thuộc tỉnh Hồ Nam Trung Hoa ngày nay, khoảng năm 1199 trước tây lịch. Các vị vua Hùng cuối cùng đã chạy giặc Sở xuống đồng bằng Tây Giang, tỉnh Quảng Tây và dựng lại phiên bản một nước Văn Lang tại đây. Đến năm 179 trước tây lịch, Thục Phán thôn tính Văn Lang để dựng lên nước Tây Âu Lạc. Đến đời Hán Vũ Đế, Tây Âu Lạc biến thành quận Hợp Phố. Người Lạc Việt ở Hợp Phố thời trước có thể là người Tráng của tỉnh Quảng Tây ngày nay vì họ cũng xem trống đồng là bảo vật linh thiêng như người Lạc Việt trên đồng bằng sông Hồng sau nầy. Địa bàn của người Lạc Việt cổ gồm Hồ Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Bắc Việt Nam và đảo Hải Nam. Do đó Lạc Việt chính là nước Việt hay Việt Thường Quốc. Người Lạc Việt ủng hộ Triệu Đà lập nên nước Nam Việt có kinh đô tại Phiên Ngung, cũng gọi nơi đó là Âu Lạc. Từ đây sanh ra từ Tây Âu Lạc tương đương với Tây Âu, nghĩa là vùng đất phía tây Phiên Ngung. Do đó không tồn tại quốc gia Âu Lạc tại đồng bằng sông Hồng trước tây lịch. Sau năm 179 trước tây lịch, người Lạc Việt chạy giặc Triệu Đà xuống đồng bằng Bắc Việt đã dung hòa pha trộn với người anh em cùng cội rễ Lạc Việt từ Động Đình Hồ. Theo Bình Nguyên Lộc trong “Nguồn Gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam”, Los Alamitos: NXB Xuân Thu, 1997, về nguồn gốc dân tộc Việt Nam có mấy giả thuyết như sau: 1) Người Việt Nam là người Trung Hoa thuần chủng. Ông Nguyễn Phương trong cuốn “Việt Nam Thời Khai Sinh”, Huế 1965, viết: “Dân Việt Nam là người Trung Quốc di cư sang trong thời Bắc thuộc, hết đợt nầy đến đợt khác, sang thực dân tại đây, và cuối cùng khi mọi sự đã tỏ ra thuận lợi, đã đứng dậy, lập một nước riêng, nước Việt Nam.” Theo một số học giả Âu châu thì người Việt Nam là người hợp chủng Hoa-Việt, người Hoa Nam tràn xuống châu thổ sông Hồng đồng hóa dân Indonesian rồi biến thành Việt Nam. Còn theo Bình Nguyên Lộc thì người Việt Nam thuộc nhóm dân tộc “Cổ Mã Lai”, tức là giống Indonesian. Theo ông cách nay khoảng 5.000 năm, chủng tộc “Cổ Mã Lai” không rõ xuất phát từ đâu và không rõ vì lý do gì đã di cư đợt I đến các vùng Triều Tiên, Nhật Bản, miền Nam Trung Hoa, Đài Loan, Việt Nam, Lào, Cao Miên, Đông Ấn, Miến và Thái. Sau đó cách nay khoảng 2.500 năm, cũng chủng tộc “Cổ Mã Lai” nầy đã di cư đợt II từ miền Nam Trung Hoa đến Mã Lai Á, Nam Dương, Phi Luật Tân và Madagascar. Khoa khảo cổ học cho thấy các giống người Miến, Cao Miên, Thái, Chăm, Mã Lai và Việt Nam đều có sọ Mã Lai, đều đồng ngôn ngữ Mã Lai. Trong khi đó theo Đào Duy Anh trong “Đất Nước Việt Nam Qua Các Đời”, NXB Văn Hóa Thông Tin, 2005, tr. 17-22, dầu chỉ là truyền thuyết nhưng nước Văn Lang là nước ta đời xưa, bao gồm hết các miền Giang Nam và Lãnh Nam của Trung Hoa cho đến dãy Hoành Sơn ở phía nam, tức là đất Bách Việt xưa, và nhóm Lạc Việt chính là nhóm Việt tộc ở miền Bắc Việt Nam ngày nay. Nhóm nầy có văn hóa đồ đồng đến hồi cực thịnh từ thế kỷ thứ III đến thế kỷ thứ IV trước tây lịch. Theo G.S. Phạm Cao Dương trong “Lịch Sử Dân Tộc Việt Nam”, California, USA, NXB Truyền Thống, 1987, tr. 37, nước Văn Lang tương truyền rất rộng, phía đông giáp Nam Hải, phía tây giáp Ba Thục, phía bắc giáp Động Đình Hồ và phía nam giáp nước Hồ Tôn, tức nước Chiêm Thành sau nầy. Tuy nhiên, cương giới này bị các nhà khảo cứu xưa cũng như nay cho là không thể có được. Theo Đào Tố Uyên-Phan Ngọc Huyền-Nguyễn thị Thu Thủy-Nguyễn Thu Hiền trong “Lịch Sử Việt Nam”, Tập I, TPHCM: NXB Trẻ, 2008, tr. 10-11, cách ngày nay khoảng 475.000 năm đã có dấu vết con người ở các hang Thẩm Khuyên và Thẩm Hai (Lạng Sơn). Con người xuất hiện cùng với sự hình thành xã hội ở đây đã bắt đầu lịch sử dân tộc Việt Nam. Sau hàng chục vạn năm lao động gian khổ và sáng tạo, nhân dân Việt Nam dần dần hình thành một lãnh thổ chung, đó là nhà nước Văn Lang trong thời kỳ cuối văn hóa Đông Sơn vào khoảng thế kỷ thứ VII-VI trước tây lịch. Nhà nước Văn Lang là quốc gia cổ đầu tiên với bộ máy cai trị khá hoàn chỉnh. Từ năm 214 đến 208 trước tây lịch, người Việt đã kháng chiến chống quân Tần và giết chết tướng Đồ Thư. Sau đó hai bộ tộc Lạc Việt và Tây Âu đã kết hợp lại để dựng lại quốc gia Âu Lạc vào khoảng thế kỷ thứ III trước tây lịch. Đến năm 179 trước tây lịch, Âu Lạc rơi vào ách thống trị của nhà Triệu. Từ đó đến đầu thế kỷ thứ X nước ta bị nội thuộc Trung Hoa.
(3) Theo Chiêm Toàn Hữu trong “Văn Hóa Nam Chiếu Đại Lý”, TPHCM: NXB Văn Hóa Thông Tin, 2004, tr. 32, khu vực duyên hải rộng lớn về phía đông nam Trung Hoa trải dài từ Quảng Tây, qua Triết Giang đều thuộc các bộ tộc Bách Việt, trong đó có cả Lạc Việt. Theo Lý Côn Thanh, giám đốc viện bảo tàng Vân Nam thì nền văn hóa Bách Việt thời đồ đá mới gồm nhiều bộ tộc phân bố trong tỉnh Vân Nam như sau: Đông Điền, Đông Điền Bắc, và các vùng phục cận thuộc văn hóa người Liêu; trong khi các khu Đông Điền Nam, Quảng Tây và Việt Nam thuộc nền văn hóa Lạc Việt. Chủ nhân của những nền văn hóa thời kỳ đồ đá mới nầy chính là những người thuộc những tộc hệ khác nhau của bộ tộc Bách Việt. Theo “Lĩnh Nam Chích Quái” của Trần Thế Pháp, Sài Gòn: Khai Trí, 1960, tr. 88, Nam Chiếu là hậu duệ của vương triều Triệu Đà. Sau khi Triệu Đà mất rồi thì con cháu tản mác mỗi người một nơi. Cuối đời nhà Tấn thiên hạ đại loạn, có người thổ tù tên Triệu Ông Lý, dòng dõi Triệu Đà, theo về với Nam Chiếu. Về sau được nước Bà Dạ chia cho một cương vực rộng lớn từ mé biển lên tận đầu nguồn gồm hai lộ, trên từ Quì Châu đến Diễn Châu làm lộ Nhứ Hoàn, dưới từ Cầm Châu đến Hoan Châu làm lộ Lâm An đem giao lộ nầy cho Nam Chiếu do Triệu Ông Lý thống trị.
(4) Ngày nay thuộc hải phận Ninh Bình và Nam Định.
(5) Bây giờ là vùng Mỹ Sơn-Trà Kiệu.
(6) Lý Thường Kiệt đã mang quân Đại Việt đánh về phương Bắc, chiếm cứ toàn bộ vùng Vân Nam và Lưỡng Quảng, bao gồm các châu Khâm và Liêm của nhà Tống). Sau khi đã đánh chiếm 72 thành trì của nhà Tống, vua quan nhà Lý của Đại Việt đã quyết định lui binh vì biết chắc con đường tiến lên phía Bắc của dân tộc Việt Nam quả là thiên nan vạn nan. Có lẽ kể từ đó, hầu hết các vương triều Đại Việt đều nhìn về phương Nam như một phương cách sinh tồn duy nhất cho dân tộc.
(7) Đầu thế kỷ thứ XV, tướng của Hồ Quý Ly là Đỗ Mãn đã đem quân vào đánh Champa, vua Champa đánh không lại, bèn dâng đất Chiêm Động và Cổ Lũy để cầu hòa.
(8) Theo Li Tana trong “Xứ Đàng Trong”, TPHCM: NXB Trẻ, 1999, tr. 24-25.
(9) Thanh Hóa ngày nay.
(10) Vùng đất phía Bắc và phía Đông của Quảng Tây bây giờ. (11) Bao gồm Quảng Đông và đảo Nam Hải ngày nay.
(12) Tức là cả vùng Bắc Việt ngày nay.
(13) Mân Trung là vùng nằm trong tỉnh Phúc Kiến ngày nay.
(14) Theo Phan Khoang trong “Việt Sử Xứ Đàng Trong”, TPHCM: NXB Văn Học, 2000, tr. 14-30, người Trung Hoa gọi các vùng Quảng Đông và Quảng Tây là đất Lục Lương, vì thời nhà Tần đất nầy toàn là rừng núi, và nhà Tần cũng xem cư dân ở đây là những người dữ tợn chưa được khai hóa. Lúc mới lập quốc, người Trung Hoa chỉ quần tụ sinh sống chung quanh lưu vực sông Hoàng Hà, nghĩa là khoảng vĩ tuyến 38 đến vùng phía bắc sông Dương Tử mà thôi. Năm Đinh Hợi 214 trước Tây lịch, Tần Thủy Hoàng sai các tướng Đồ Thư và Sử Lộc lấn chiếm đất đai của các bộ tộc Bách Việt ở phía nam sông Dương Tử và chia vùng đất nầy ra làm 3 quận là Quế Lâm (nay là vùng phía bắc và đông của tỉnh Quảng Tây), Nam Hải, tức tỉnh Quảng Đông ngày nay, và Tượng Quận, vùng Bắc Việt ngày nay. Sau đó Đồ Thư bị dân địa phương giết chết, Tần Thủy Hoàng bèn cử Nhâm Ngao đến làm Hiệu Úy Nam Hải và Triệu Đà làm huyện lệnh Long Xuyên, thủ phủ của quận Nam Hải. Triệu Đà đã nhiều lần mang quân tấn công vua của xứ Cổ Việt là An Dương Vương Thục Phán nhưng đều thất bại. Sau đó, nhờ mưu kế kết thân với mưu đồ thôn tính Cổ Việt bằng cách cho con trai mình là Trọng Thủy cưới con gái của Thục Phán, nên đến năm 208 trước tây lịch, Triệu Đà thôn tính Cổ Việt. Từ đó Cổ Việt bị Trung Hoa đô hộ trong suốt gần 1.000 năm. Trong khoảng thời gian gần mười thế kỷ nầy, hầu hết các bộ tộc Bách Việt phía nam sông Dương Tử đều bị người Tàu đồng hóa, chỉ có Lạc Việt là thoát ra khỏi ách đô hộ nầy để trở thành một nước độc lập vào năm 939 sau tây lịch. Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, người Tàu đã không ngừng tìm cách đánh chiếm Việt Nam lần nữa dầu lần nào họ cũng phải nếm mùi thất bại, và mãi cho đến ngày nay, người Tàu chưa bao giờ từ bỏ ý đồ xâm chiếm Việt Nam.
(15) Sau gần 1.000 năm Bắc thuộc từ năm 110 trước Tây lịch đến năm 939 sau Tây lịch.
(16) Theo Trần Gia Phụng trong “Câu Chuyện Việt Sử”, California – USA: NXB Văn Mới, 2005, tr. 22-25.
(17) Theo Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi, thời Ngô Quyền có 3.100.000, nhà Tiền Lê 5.006.500, thời Lý 5.300.100, nhà Trần 7.004.300, nhà Hậu Lê 7.009.940.
(18) Năm 1527, sau khi Mạc Đăng Dung soán ngôi nhà Lê, một đại thần của nhà Lê là Nguyễn Kim đã đem quân rút vào Nghệ An, sau đó đưa vua Lê Trung Tông lên ngôi vào năm 1533 tại Lam Kinh, mà nhà Lê gọi là Tây Đô. Sau đó ông tiếp tục đánh nhau với quân nhà Mạc đang chiếm đóng kinh đô Thăng Long, mà nhà Lê gọi là Đông Đô.
(19) Ngọc Tú là con gái lớn của Nguyễn Kim, được ông gả cho Trịnh Kiểm trước đó. (20) Con trai của Trịnh Kiểm.
(21) Vào thế kỷ thứ X, phía tây Đại Việt là các bộ tộc miền núi đã co cụm lại để thành lập nước Lão Qua, tiền thân của nước Lào ngày nay. Vào năm 1290, vua Trần Nhân Tông đã mang quân sang đánh Ai Lao, nhưng sau trận đánh nầy, nhà vua đã nhận xét rằng nước nầy ngăn cách với Đại Việt bởi những dãy núi cao chạy từ phía nam Thanh Hóa vào đến tận cao nguyên nam Trung Phần ngày nay, nên sau đó Đại Việt còn nhiều lần mang quân sang đánh Ai Lao vào những năm 1294, 1297, và 1301, nhưng không chiếm đóng mà chỉ gom góp chiến lợi phẩm mang về nước. Có lẽ toàn cõi Ai Lao là một vùng rừng thiêng nước độc mà không một người Việt Nam nào muốn lưu lại. Như vậy, trong cuộc mở cõi vì sức ép của người Tàu từ phương Bắc, Đại Việt không có ý định Tây Tiến.
(22) Vào cuối thế kỷ thứ X, sau khi Đại Việt thâu hồi nền tự chủ, lúc đó phía nam của Đại Việt là một vương quốc Champa hùng mạnh. Lãnh thổ của vương quốc nầy chạy dài từ Quảng Bình đến Bình Thuận. Mặc dầu Champa cũng có dãy Trường Sơn chạy qua, nhưng họ cũng có đồng bằng và một bờ biển khá dài. Tính chung, diện tích của Champa thời đó vào khoảng 110.000 cây số vuông. Dầu Champa không có những con sông dài, nhưng vương quốc nầy cũng có rất nhiều sông chảy theo hướng tây-đông, từ dãy Trường Sơn chảy ra biển Đông. Nói chung, đất đai Champa cằn cỗi chứ không được mầu mỡ như đồng bằng sông Hồng của Đại Việt; tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khiến Đại Việt phải mở cõi về phương Nam: thứ nhất, dầu sau năm 939, Đại Việt đã thâu hồi nền độc lập, nhưng không lúc nào người Tàu ở phương Bắc chấm dứt ý đồ xâm chiếm Đại Việt; thứ nhì, về phía nam Champa lại thường xuyên mang quân sang quấy nhiễu vùng biên giới với Đại Việt. Bên cạnh đó, còn một nguyên nhân nữa khiến Đại Việt phải mở cõi về phương Nam, vì thời đó mỗi lần Đại Việt bị Tàu xâm lấn từ phía bắc, thì về phía nam vương quốc Champa thường liên kết với Trung Hoa, hoặc cho Trung Hoa mượn đường, hoặc mang quân sang quấy nhiễu vùng biên giới phía nam, khiến cho Đại Việt phải phân tán lực lượng đánh đuổi quân xâm lược phương Bắc (năm 982, lúc quân Đại Việt đang chuẩn bị đánh đưởi quân Tống, thì vương quốc Champa đã ngang nhiên bắt giữ sứ giả của tướng Lê Hoàn và đồng thời mang quân sang đánh phá vùng biên giới phía nam). Để tránh tình trạng lưỡng đầu thọ địch, Đại Việt không còn lựa chọn nào khác hơn là phải tìm cách tiến đánh Champa để tạo sự yên ổn trong vùng biên giới phía nam. Thêm vào đó, dân số Đại Việt không ngừng tăng trưởng, theo Dư Địa Chí của Nguyễn Trải (1380-1442), dưới thời nhà Ngô Đại Việt có khoảng 3.100.000 dân, nhà Tiền Lê khoảng 5.006.500, nhà Lý 6.300.100, nhà Trần và nhà Hậu Lê khoảng 7.004.300. Chính vì vậy mà các vua Đại Việt trải qua các triều đại đều phải tìm cách nầy hay cách khác thâu tóm những vùng đất mới, và đây cũng chính là những duyên cớ cho công cuộc mở cõi về phương Nam.
(23) Vào thời Lê Mạt, Đại Việt đã kinh qua một biến cố chánh trị hết sức đặc biệt, đó là sự tiếm ngôi nhà Lê của Mạc Đăng Dung vào năm 1527. Quan Hữu Vệ Điện Tiền Tướng Quân Nguyễn Kim bèn đưa gia quyến chạy sang Ai Lao, mong có ngày khôi phục lại nhà Lê. Nguyễn Kim được vua Ai Lao cho trú ngụ tại Sầm Châu. Tại đây, ông chiêu mộ hào kiệt và tổ chức dân quân lên tới vài ngàn người. Nguyễn Kim bèn tôn phù con cháu nhà Lê, mong ngày mang quân trở về tiêu diệt họ Mạc. Năm 1533, Nguyễn Kim tìm được người con trai của vua Lê Chiêu Tông, tên là Ninh, bèn tôn lên làm vua, niên hiệu là Nguyên Hòa, đó là vua Lê Trang Tông. Nguyễn Kim được phong làm Thượng Phụ, Thái Sư, Hưng Quốc Công, trông coi hết thảy mọi việc trong ngoài của triều đình lưu vong nầy. Trong số những quan binh dưới quyền Nguyễn Kim, có Trịnh Kiểm, người Sóc Sơn, trông coi Mã Quân, được Nguyễn Kim gả con gái Ngọc Bảo và xin với vua Lê phong làm Tướng Quân. Đến năm 1542, Nguyễn Kim tiến chiếm Thanh Hóa, thanh thế quân đội dưới quyền Nguyễn Kim hồi nầy rất lừng lẫy. Sau đó, ông cho rước vua Lê Trang Tông ra Tây Đô để chuẩn bị tiến quân đánh nhà Mạc tại Thăng Long. Trước tình thế nguy kịch nầy, nhà Mạc sai Tổng trấn Thanh Hóa là Dương Chấp Nhất trá hàng để mưu hại Tể Tướng Nguyễn Kim. Tháng 5 năm 1545, Dương Chấp Nhất đã dâng cho Nguyễn Kim một quả dưa hấu tẩm thuốc độc. Kết quả là Nguyễn kim trúng độc mà chết, được vua Lê tặng là Chiêu Huân Tĩnh Công. Sau khi Nguyễn Kim mất, vua Lê phong cho con trai trưởng là Nguyễn Uông làm Lãng Xuyên Hầu, con thứ nhì là Nguyễn Hoàng là Hạ Khê Hầu, sai chỉ huy quân sĩ.
(24) Sau khi anh mình là Nguyễn Uông bị hại, chắc chắn Nguyễn Hoàng đã tự biết phải làm gì nếu không muốn trở thành nạn nhân kế tiếp của Trịnh Kiểm. Chính vì lý do đó mà Nguyễn Hoàng xin chị mình là Ngọc Bảo, nói giúp với Trịnh Kiểm tâu với vua Lê cho mình được vào trấn thủ đất Thuận Hóa. Việc Nguyễn Hoàng ra đi khỏi kinh thành Thăng Long chẳng những có lợi cho Nguyễn Hoàng, mà đối với Trịnh Kiểm là một mối lợi về mặt đạo đức, vì ông sẽ không tốn công tốn sức hạ thủ thêm một đối thủ đáng ngại của mình. Chính vì vậy mà Trịnh Kiểm tâu ngay với vua Lê cho Nguyễn Hoàng ra đi.
(25) Thuận Quảng bao gồm Thuận Hóa và Quảng Nam. Khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa thì Trấn Quốc Công Bùi Tá Hán đang làm tổng trấn Quảng Nam. Năm 1568, Bùi Tá Hán mất, Nguyên Quận Công Tổng Binh Nguyễn Bá Quýnh được bổ nhiệm thay thế. Sau năm 1570, vua Lê phong cho Nguyễn Hoàng kiêm nhiệm trấn thủ Thuận Hóa, và Nguyễn Bá Quýnh được triệu về trấn thủ Nghệ An.
(26) Trà Bát cách Ái Tử chừng 2 cây số về phía Nam; chỗ nầy bây giờ là xứ Cồn Dinh.
(27) Nhân dịp nầy Nguyễn Hoàng cũng dâng nạp sổ sách, binh lương, của cải, vàng bạc, châu ngọc và kho tàng của hai trấn Thuận-Quảng lên vua Lê. Vua Lê phủ dụ rằng: “Ông trấn thủ hai xứ, dân chúng đều được yên ổn, công ấy lớn lắm”, rồi tấn phong cho ông làm Trung Quân Đô Đốc Phủ Tả Đô Đốc, chưởng phủ sự, Thái Úy Đoan Quốc Công. Dầu nhà Lê đã tái chiếm Thăng Long, nhưng tàn quân nhà Mạc hãy còn rất mạnh. Cuối năm 1593, Nguyễn Hoàng cùng với hai con là Tả Đô Đốc Lỵ Quận Công Nguyễn Hán, và Tả Đô Đốc Hào Quận Công Nguyễn Diễn, phải mang quân đi đánh dẹp. Trong trận nầy Tả Đô Đốc Lỵ Quận Công Nguyễn Hán bị tử trận. Tháng 5 năm 1594, Nguyễn Hoàng lại đem quân đánh dẹp Mạc Ngọc Liễn ở núi Yên Tử. Đến tháng 10 năm 1594, Nguyễn Hoàng lại xuất chinh dẹp quân phản loạn của tướng Võ Đức Cung ở Sơn Tây. Sau đó phải xuống Hải Dương dẹp giặc Thủy-Quỳnh-Thụy. Trong trận nầy Tả Đô Đốc Hào Quận Công Nguyễn Diễn tử trận. Như vậy, trong các trận đánh tiễu trừ tàn quân họ Mạc, hai người con trai của Nguyễn Hoàng đã tử trận. (28) Có sách viết là do ông âm mưu xui các tướng làm phản để được đem quân đi đánh dẹp.
(29) Thư Trịnh Tùng gửi cho Nguyễn Hoàng có nội dung như sau: “Đại thần và nhà nước, theo nghĩa, phải cùng vui, cùng lo. Cậu đối với nước là kẻ bề tôi đã nhiều đời lập huân công, nói về nhà thì là nghĩa chí thân. Vừa rồi họ Mạc làm loạn, quốc vận gặp cơn bỉ cực, tiên tổ là Thái Tể Hưng Quốc Chiêu Huân Tỉnh Công Nguyễn Kim đã lập nên đại nghĩa giúp nhà Lê. Vua Trang Tông nhờ đó mà danh phận mới được chánh đáng trở lại. Tiên tổ qua đời, Tiên Khảo Minh Hương Thái Vương Trịnh Kiểm được giao phó trọng trách lo việc nước, đối với cậu có tình thân thế phủ, ủy cho việc binh việc chánh hai xứ Thuận Quảng. Từ khi lãnh mạng, cậu đã vổ an nhân dân địa phương, thật là có công. Cháu từ khi giữ việc binh việc chính, vẫn để cậu ở chức cũ, có đưa thư xin chở tài phú đến để giúp quốc dụng, cậu thường lấy cớ đường biển khó khăn hiểm trở để từ chối. Đến khi kinh thành khôi phục, thiên hạ đã định, cậu mới theo về. Triều đình đã ưu đãi cho cậu lãnh thêm phủ Hà Trung và bảy huyện ở Sơn Nam, cũng như trao cho chức Hữu Tướng. Đến khi được cử đi đánh dẹp bọn nghịch thần Phan Ngạn, Bùi văn Khuê và Ngô đình Nga, chẳng ngờ cậu không đợi mệnh lệnh của triều đình, lại tự ý bỏ về Thuận Quảng, làm dao động lòng người, không biết ấy là ý của cậu, hay là mắc kế bọn kia. Nay bọn Bùi văn Khuê và Phan Ngạn đều bị giết cả, ấy mới biết đạo trời sáng tỏ, họa xảy đến ngay. Cậu chắc cũng biết vậy. Việc đã như thế, nếu cậu giác ngộ, ăn năn hối lỗi cũ, nghĩ lại huân nghiệp của tổ tiên, thì nên sai người đem thư đến hành tại bái bẩm, góp tài phú để cung quốc dụng, lấy công chuộc lỗi, triều đình sẽ có diễn biến, và huân nghiệp của cậu ngày trước cũng được hoàn toàn, huân danh, sự nghiệp các đời mãi mãi không mất. Nếu không như thế thì lấy kẻ thuận đánh kẻ nghịch, triều đình dùng binh sẽ có danh nghĩa, khi ấy danh tiết của cậu sẽ ra sao? Trong việc dụng binh, cậu thường lưu tâm đến kinh sử, xin hãy xét nghĩ lại, đừng để hối hận về sau.”
(30) Khi Nguyễn Hoàng mất, các con trai cả là Hà, con thứ hai là Hán, thứ ba là Thành và thứ tư là Diễn đều đã tử trận, trong khi người con thứ năm là Hải vẫn còn làm con tin ở xứ Đàng Ngoài.
(31) Chính việc tiến quân của Nguyễn Khải vào cửa Nhật Lệ đã khiến chúa Nguyễn Phước Nguyên tức giận và quyết định ly khai vĩnh viễn với triều đình nhà Lê.
(32) Thụy Quận Công đã nói với sứ giả rằng: “Hai xứ Thuận Quảng mấy năm liền không được mùa, dân gian thiếu ăn, vì vậy không nỡ thu thuế, đợi khi khác được mùa, sẽ chở ra nạp cũng không muộn.” (
33) Nay là xã Phước Yên, quận Quảng Điền, tỉnh Quảng Trị.
(34) Bây giờ là Sài Gòn-Chợ Lớn.
(35) Thành Long Úc, thuộc tỉnh Kompong Luông ngày nay.
(36) Lúc nầy quân Chân Lạp có sự trợ giúp của quân đội xứ Đàng Trong.
(37) Ngày nay, Srekatrey là vùng Biên Hòa, Prei Nokor là vùng Chợ Lớn, Kas Krobei tức vùng Bến Nghé là vùng trung tâm Sài Gòn. (38) Nay là huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
(39) Khi sứ giả đến yết kiến Nguyễn Phước Nguyên, ông đã bảo sứ giả “Việc nầy là ý riêng của họ Trịnh, chứ hoàng đế nhà Lê nhân từ, há lại quên con cháu công thần hay sao? Vả lại, binh dân, của cải và thuế má của Thuận Quảng làm sao sánh tày với 4 trấn ở phương Bắc? Nếu nghĩ đến công tổ tông của ta, nên cắt thêm đất Nghệ An cho ta nữa, huống chi là đất Thuận Quảng!” Nói rồi chúa ra lệnh hậu đãi sứ giả trước khi tiễn họ về xứ Đàng Ngoài. (40) Trịnh Tráng mượn danh vua Lê gửi cho Nguyễn Phúc Nguyên một sắc dụ răn đe họ Nguyễn đã lỗi đạo thần tử, đồng thời đem quân từ Thăng Long vào đánh xứ Đàng Trong, nhưng không đánh được vì quân Nguyễn cố thủ quá kiên cố tại lũy sông Nhật Lệ.
(41) Theo Đại Nam Thực Lục Tiền Biên, Lê Đại Nhậm còn đòi Thụy Quận Công cho con trai ra Thăng Long chầu vua Lê với 30 thớt voi đực, 30 chiếc thuyền đi biển để dùng vào lệ cống nhà Minh. Thụy Quận Công cười nói: “Lệ cống nhà Minh chỉ có vàng và kì nam mà thôi, nay họ Trịnh đòi thêm ngoài các món ấy, ta không dám nghe theo; còn con trai ta đương sắm quân khí, sửa sang việc phòng bị ở biên giới, xin vài năm nữa ra chầu cũng không muộn.”
(42) Thuộc huyện Bố Trạch ngày nay.
(43) Nguyễn Phước Trăn là con thứ 2 của chúa Nguyễn Phước Tần, được đưa lên nối ngôi vì con cả của chúa là Nguyễn Phước Diễn đã mất sớm. Được chúa Nguyễn Phúc Tần phong làm Tả Thủy Dinh Phó Tướng Hoằng Ân Hầu.
(44) Nguyễn Phúc Chu là công tử cả của chúa Nguyễn Phúc Trăn, được phong làm Tả Bính Dinh Phó Tướng, Tộ Trường Hầu, làm phủ đệ ở cơ Tả Bính.
(45) Tức Bình Thuận bây giờ. (46) Theo Đặng Duy Phúc trong “Việt Nam Biên Niên Sử”, Hà Nội: NXB Hà Nội, 2009, tr. 224.
(47) Biên Hòa và Gia Định. (48) Biên Hòa ngày nay.
(49) Xứ Sài Gòn-Chợ Lớn ngày nay.
(50) Vùng Gia Định ngày nay.
(51) Cù lao Cái Sao hay Cây Sao vùng Long Xuyên, mang tên quan Chưởng Cơ Nguyễn Hữu Cảnh. (52) Trong bộ “Đất Phương Nam”, hai từ Prei Nokor và Kas Krobei cùng chỉ địa danh mà ngày nay là Sài Gòn-Chợ Lớn.
(53) Tên Khmer là Ang Em, con của Nặc Nộn, Nhị vương tại Prey Nokor trước đây.
(54) Dân chúng tại đây đặt tên là cù lao Ông Chưởng để tưởng nhớ công ơn của Nguyễn hữu Cảnh.
(55) Theo Gia Định Thành Thông Chí, tập Thành Trì Chí, sau khi thắng trận ở Nam Vang, quan Chưởng Cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh kéo quân về đóng ở cồn Cây Sao, lúc đó thuộc đạo Tân Châu, gặp lúc mưa to gió lớn. Đêm ấy ông nằm mộng thấy một người cao lớn, mặc áo gấm, tay cầm búa vàng, mặt đỏ như son, râu mày trắng toát, đến trước mặt ông mà nói rằng: “Tướng quân nên về gấp, không nên lưu lại nơi ác địa nầy.” Khi thức giấc, ông cảm thấy buồn buồn vì việc sắp đặt tại biên phòng chưa được yên ổn, tàn quân giặc vẫn còn quanh quẩn. Lúc ông còn đang phân vân thì quân lính lại phát bệnh dịch, chính ông cũng bị nhiễm bệnh. Đến Tết Đoan Ngọ năm Canh Thìn, 1700, ông cố gắng làm lễ khao thưởng binh sĩ, sau đó bệnh ông trở nặng nên ngày 14 tháng 5 năm Canh Thìn, ông cho rút quân về Gia Định, nhưng đến Sầm Giang thì ông qua đời.
(56) Tên Khmer là Thommo Reachea, con trai của Nặc Thu.
(57) Tưởng cũng nên nhắc lại, vào năm 1700, Nặc Yêm phối hợp cùng với người Lào tại vùng Bati và dân chúng Khmer tại các vùng Angkor và Kompong Thom để chống lại với triều đình Nặc Thâm. Mặt khác, Nặc Yêm cho người sang Gia Định cầu cứu với chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn sai quan Chánh Thống Cai Cơ Nguyễn Cửu Vân, con của Nguyễn Cửu Dực, đem quân sang giúp Nặc Yêm.
(58) Tân An và Gò Công ngày nay.
(59) Ngày nay thuộc vùng Biên Hòa-Đồng Nai.
(4) Ngày nay thuộc hải phận Ninh Bình và Nam Định.
(5) Bây giờ là vùng Mỹ Sơn-Trà Kiệu.
(6) Lý Thường Kiệt đã mang quân Đại Việt đánh về phương Bắc, chiếm cứ toàn bộ vùng Vân Nam và Lưỡng Quảng, bao gồm các châu Khâm và Liêm của nhà Tống). Sau khi đã đánh chiếm 72 thành trì của nhà Tống, vua quan nhà Lý của Đại Việt đã quyết định lui binh vì biết chắc con đường tiến lên phía Bắc của dân tộc Việt Nam quả là thiên nan vạn nan. Có lẽ kể từ đó, hầu hết các vương triều Đại Việt đều nhìn về phương Nam như một phương cách sinh tồn duy nhất cho dân tộc.
(7) Đầu thế kỷ thứ XV, tướng của Hồ Quý Ly là Đỗ Mãn đã đem quân vào đánh Champa, vua Champa đánh không lại, bèn dâng đất Chiêm Động và Cổ Lũy để cầu hòa.
(8) Theo Li Tana trong “Xứ Đàng Trong”, TPHCM: NXB Trẻ, 1999, tr. 24-25.
(9) Thanh Hóa ngày nay.
(10) Vùng đất phía Bắc và phía Đông của Quảng Tây bây giờ. (11) Bao gồm Quảng Đông và đảo Nam Hải ngày nay.
(12) Tức là cả vùng Bắc Việt ngày nay.
(13) Mân Trung là vùng nằm trong tỉnh Phúc Kiến ngày nay.
(14) Theo Phan Khoang trong “Việt Sử Xứ Đàng Trong”, TPHCM: NXB Văn Học, 2000, tr. 14-30, người Trung Hoa gọi các vùng Quảng Đông và Quảng Tây là đất Lục Lương, vì thời nhà Tần đất nầy toàn là rừng núi, và nhà Tần cũng xem cư dân ở đây là những người dữ tợn chưa được khai hóa. Lúc mới lập quốc, người Trung Hoa chỉ quần tụ sinh sống chung quanh lưu vực sông Hoàng Hà, nghĩa là khoảng vĩ tuyến 38 đến vùng phía bắc sông Dương Tử mà thôi. Năm Đinh Hợi 214 trước Tây lịch, Tần Thủy Hoàng sai các tướng Đồ Thư và Sử Lộc lấn chiếm đất đai của các bộ tộc Bách Việt ở phía nam sông Dương Tử và chia vùng đất nầy ra làm 3 quận là Quế Lâm (nay là vùng phía bắc và đông của tỉnh Quảng Tây), Nam Hải, tức tỉnh Quảng Đông ngày nay, và Tượng Quận, vùng Bắc Việt ngày nay. Sau đó Đồ Thư bị dân địa phương giết chết, Tần Thủy Hoàng bèn cử Nhâm Ngao đến làm Hiệu Úy Nam Hải và Triệu Đà làm huyện lệnh Long Xuyên, thủ phủ của quận Nam Hải. Triệu Đà đã nhiều lần mang quân tấn công vua của xứ Cổ Việt là An Dương Vương Thục Phán nhưng đều thất bại. Sau đó, nhờ mưu kế kết thân với mưu đồ thôn tính Cổ Việt bằng cách cho con trai mình là Trọng Thủy cưới con gái của Thục Phán, nên đến năm 208 trước tây lịch, Triệu Đà thôn tính Cổ Việt. Từ đó Cổ Việt bị Trung Hoa đô hộ trong suốt gần 1.000 năm. Trong khoảng thời gian gần mười thế kỷ nầy, hầu hết các bộ tộc Bách Việt phía nam sông Dương Tử đều bị người Tàu đồng hóa, chỉ có Lạc Việt là thoát ra khỏi ách đô hộ nầy để trở thành một nước độc lập vào năm 939 sau tây lịch. Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, người Tàu đã không ngừng tìm cách đánh chiếm Việt Nam lần nữa dầu lần nào họ cũng phải nếm mùi thất bại, và mãi cho đến ngày nay, người Tàu chưa bao giờ từ bỏ ý đồ xâm chiếm Việt Nam.
(15) Sau gần 1.000 năm Bắc thuộc từ năm 110 trước Tây lịch đến năm 939 sau Tây lịch.
(16) Theo Trần Gia Phụng trong “Câu Chuyện Việt Sử”, California – USA: NXB Văn Mới, 2005, tr. 22-25.
(17) Theo Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi, thời Ngô Quyền có 3.100.000, nhà Tiền Lê 5.006.500, thời Lý 5.300.100, nhà Trần 7.004.300, nhà Hậu Lê 7.009.940.
(18) Năm 1527, sau khi Mạc Đăng Dung soán ngôi nhà Lê, một đại thần của nhà Lê là Nguyễn Kim đã đem quân rút vào Nghệ An, sau đó đưa vua Lê Trung Tông lên ngôi vào năm 1533 tại Lam Kinh, mà nhà Lê gọi là Tây Đô. Sau đó ông tiếp tục đánh nhau với quân nhà Mạc đang chiếm đóng kinh đô Thăng Long, mà nhà Lê gọi là Đông Đô.
(19) Ngọc Tú là con gái lớn của Nguyễn Kim, được ông gả cho Trịnh Kiểm trước đó. (20) Con trai của Trịnh Kiểm.
(21) Vào thế kỷ thứ X, phía tây Đại Việt là các bộ tộc miền núi đã co cụm lại để thành lập nước Lão Qua, tiền thân của nước Lào ngày nay. Vào năm 1290, vua Trần Nhân Tông đã mang quân sang đánh Ai Lao, nhưng sau trận đánh nầy, nhà vua đã nhận xét rằng nước nầy ngăn cách với Đại Việt bởi những dãy núi cao chạy từ phía nam Thanh Hóa vào đến tận cao nguyên nam Trung Phần ngày nay, nên sau đó Đại Việt còn nhiều lần mang quân sang đánh Ai Lao vào những năm 1294, 1297, và 1301, nhưng không chiếm đóng mà chỉ gom góp chiến lợi phẩm mang về nước. Có lẽ toàn cõi Ai Lao là một vùng rừng thiêng nước độc mà không một người Việt Nam nào muốn lưu lại. Như vậy, trong cuộc mở cõi vì sức ép của người Tàu từ phương Bắc, Đại Việt không có ý định Tây Tiến.
(22) Vào cuối thế kỷ thứ X, sau khi Đại Việt thâu hồi nền tự chủ, lúc đó phía nam của Đại Việt là một vương quốc Champa hùng mạnh. Lãnh thổ của vương quốc nầy chạy dài từ Quảng Bình đến Bình Thuận. Mặc dầu Champa cũng có dãy Trường Sơn chạy qua, nhưng họ cũng có đồng bằng và một bờ biển khá dài. Tính chung, diện tích của Champa thời đó vào khoảng 110.000 cây số vuông. Dầu Champa không có những con sông dài, nhưng vương quốc nầy cũng có rất nhiều sông chảy theo hướng tây-đông, từ dãy Trường Sơn chảy ra biển Đông. Nói chung, đất đai Champa cằn cỗi chứ không được mầu mỡ như đồng bằng sông Hồng của Đại Việt; tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khiến Đại Việt phải mở cõi về phương Nam: thứ nhất, dầu sau năm 939, Đại Việt đã thâu hồi nền độc lập, nhưng không lúc nào người Tàu ở phương Bắc chấm dứt ý đồ xâm chiếm Đại Việt; thứ nhì, về phía nam Champa lại thường xuyên mang quân sang quấy nhiễu vùng biên giới với Đại Việt. Bên cạnh đó, còn một nguyên nhân nữa khiến Đại Việt phải mở cõi về phương Nam, vì thời đó mỗi lần Đại Việt bị Tàu xâm lấn từ phía bắc, thì về phía nam vương quốc Champa thường liên kết với Trung Hoa, hoặc cho Trung Hoa mượn đường, hoặc mang quân sang quấy nhiễu vùng biên giới phía nam, khiến cho Đại Việt phải phân tán lực lượng đánh đuổi quân xâm lược phương Bắc (năm 982, lúc quân Đại Việt đang chuẩn bị đánh đưởi quân Tống, thì vương quốc Champa đã ngang nhiên bắt giữ sứ giả của tướng Lê Hoàn và đồng thời mang quân sang đánh phá vùng biên giới phía nam). Để tránh tình trạng lưỡng đầu thọ địch, Đại Việt không còn lựa chọn nào khác hơn là phải tìm cách tiến đánh Champa để tạo sự yên ổn trong vùng biên giới phía nam. Thêm vào đó, dân số Đại Việt không ngừng tăng trưởng, theo Dư Địa Chí của Nguyễn Trải (1380-1442), dưới thời nhà Ngô Đại Việt có khoảng 3.100.000 dân, nhà Tiền Lê khoảng 5.006.500, nhà Lý 6.300.100, nhà Trần và nhà Hậu Lê khoảng 7.004.300. Chính vì vậy mà các vua Đại Việt trải qua các triều đại đều phải tìm cách nầy hay cách khác thâu tóm những vùng đất mới, và đây cũng chính là những duyên cớ cho công cuộc mở cõi về phương Nam.
(23) Vào thời Lê Mạt, Đại Việt đã kinh qua một biến cố chánh trị hết sức đặc biệt, đó là sự tiếm ngôi nhà Lê của Mạc Đăng Dung vào năm 1527. Quan Hữu Vệ Điện Tiền Tướng Quân Nguyễn Kim bèn đưa gia quyến chạy sang Ai Lao, mong có ngày khôi phục lại nhà Lê. Nguyễn Kim được vua Ai Lao cho trú ngụ tại Sầm Châu. Tại đây, ông chiêu mộ hào kiệt và tổ chức dân quân lên tới vài ngàn người. Nguyễn Kim bèn tôn phù con cháu nhà Lê, mong ngày mang quân trở về tiêu diệt họ Mạc. Năm 1533, Nguyễn Kim tìm được người con trai của vua Lê Chiêu Tông, tên là Ninh, bèn tôn lên làm vua, niên hiệu là Nguyên Hòa, đó là vua Lê Trang Tông. Nguyễn Kim được phong làm Thượng Phụ, Thái Sư, Hưng Quốc Công, trông coi hết thảy mọi việc trong ngoài của triều đình lưu vong nầy. Trong số những quan binh dưới quyền Nguyễn Kim, có Trịnh Kiểm, người Sóc Sơn, trông coi Mã Quân, được Nguyễn Kim gả con gái Ngọc Bảo và xin với vua Lê phong làm Tướng Quân. Đến năm 1542, Nguyễn Kim tiến chiếm Thanh Hóa, thanh thế quân đội dưới quyền Nguyễn Kim hồi nầy rất lừng lẫy. Sau đó, ông cho rước vua Lê Trang Tông ra Tây Đô để chuẩn bị tiến quân đánh nhà Mạc tại Thăng Long. Trước tình thế nguy kịch nầy, nhà Mạc sai Tổng trấn Thanh Hóa là Dương Chấp Nhất trá hàng để mưu hại Tể Tướng Nguyễn Kim. Tháng 5 năm 1545, Dương Chấp Nhất đã dâng cho Nguyễn Kim một quả dưa hấu tẩm thuốc độc. Kết quả là Nguyễn kim trúng độc mà chết, được vua Lê tặng là Chiêu Huân Tĩnh Công. Sau khi Nguyễn Kim mất, vua Lê phong cho con trai trưởng là Nguyễn Uông làm Lãng Xuyên Hầu, con thứ nhì là Nguyễn Hoàng là Hạ Khê Hầu, sai chỉ huy quân sĩ.
(24) Sau khi anh mình là Nguyễn Uông bị hại, chắc chắn Nguyễn Hoàng đã tự biết phải làm gì nếu không muốn trở thành nạn nhân kế tiếp của Trịnh Kiểm. Chính vì lý do đó mà Nguyễn Hoàng xin chị mình là Ngọc Bảo, nói giúp với Trịnh Kiểm tâu với vua Lê cho mình được vào trấn thủ đất Thuận Hóa. Việc Nguyễn Hoàng ra đi khỏi kinh thành Thăng Long chẳng những có lợi cho Nguyễn Hoàng, mà đối với Trịnh Kiểm là một mối lợi về mặt đạo đức, vì ông sẽ không tốn công tốn sức hạ thủ thêm một đối thủ đáng ngại của mình. Chính vì vậy mà Trịnh Kiểm tâu ngay với vua Lê cho Nguyễn Hoàng ra đi.
(25) Thuận Quảng bao gồm Thuận Hóa và Quảng Nam. Khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa thì Trấn Quốc Công Bùi Tá Hán đang làm tổng trấn Quảng Nam. Năm 1568, Bùi Tá Hán mất, Nguyên Quận Công Tổng Binh Nguyễn Bá Quýnh được bổ nhiệm thay thế. Sau năm 1570, vua Lê phong cho Nguyễn Hoàng kiêm nhiệm trấn thủ Thuận Hóa, và Nguyễn Bá Quýnh được triệu về trấn thủ Nghệ An.
(26) Trà Bát cách Ái Tử chừng 2 cây số về phía Nam; chỗ nầy bây giờ là xứ Cồn Dinh.
(27) Nhân dịp nầy Nguyễn Hoàng cũng dâng nạp sổ sách, binh lương, của cải, vàng bạc, châu ngọc và kho tàng của hai trấn Thuận-Quảng lên vua Lê. Vua Lê phủ dụ rằng: “Ông trấn thủ hai xứ, dân chúng đều được yên ổn, công ấy lớn lắm”, rồi tấn phong cho ông làm Trung Quân Đô Đốc Phủ Tả Đô Đốc, chưởng phủ sự, Thái Úy Đoan Quốc Công. Dầu nhà Lê đã tái chiếm Thăng Long, nhưng tàn quân nhà Mạc hãy còn rất mạnh. Cuối năm 1593, Nguyễn Hoàng cùng với hai con là Tả Đô Đốc Lỵ Quận Công Nguyễn Hán, và Tả Đô Đốc Hào Quận Công Nguyễn Diễn, phải mang quân đi đánh dẹp. Trong trận nầy Tả Đô Đốc Lỵ Quận Công Nguyễn Hán bị tử trận. Tháng 5 năm 1594, Nguyễn Hoàng lại đem quân đánh dẹp Mạc Ngọc Liễn ở núi Yên Tử. Đến tháng 10 năm 1594, Nguyễn Hoàng lại xuất chinh dẹp quân phản loạn của tướng Võ Đức Cung ở Sơn Tây. Sau đó phải xuống Hải Dương dẹp giặc Thủy-Quỳnh-Thụy. Trong trận nầy Tả Đô Đốc Hào Quận Công Nguyễn Diễn tử trận. Như vậy, trong các trận đánh tiễu trừ tàn quân họ Mạc, hai người con trai của Nguyễn Hoàng đã tử trận. (28) Có sách viết là do ông âm mưu xui các tướng làm phản để được đem quân đi đánh dẹp.
(29) Thư Trịnh Tùng gửi cho Nguyễn Hoàng có nội dung như sau: “Đại thần và nhà nước, theo nghĩa, phải cùng vui, cùng lo. Cậu đối với nước là kẻ bề tôi đã nhiều đời lập huân công, nói về nhà thì là nghĩa chí thân. Vừa rồi họ Mạc làm loạn, quốc vận gặp cơn bỉ cực, tiên tổ là Thái Tể Hưng Quốc Chiêu Huân Tỉnh Công Nguyễn Kim đã lập nên đại nghĩa giúp nhà Lê. Vua Trang Tông nhờ đó mà danh phận mới được chánh đáng trở lại. Tiên tổ qua đời, Tiên Khảo Minh Hương Thái Vương Trịnh Kiểm được giao phó trọng trách lo việc nước, đối với cậu có tình thân thế phủ, ủy cho việc binh việc chánh hai xứ Thuận Quảng. Từ khi lãnh mạng, cậu đã vổ an nhân dân địa phương, thật là có công. Cháu từ khi giữ việc binh việc chính, vẫn để cậu ở chức cũ, có đưa thư xin chở tài phú đến để giúp quốc dụng, cậu thường lấy cớ đường biển khó khăn hiểm trở để từ chối. Đến khi kinh thành khôi phục, thiên hạ đã định, cậu mới theo về. Triều đình đã ưu đãi cho cậu lãnh thêm phủ Hà Trung và bảy huyện ở Sơn Nam, cũng như trao cho chức Hữu Tướng. Đến khi được cử đi đánh dẹp bọn nghịch thần Phan Ngạn, Bùi văn Khuê và Ngô đình Nga, chẳng ngờ cậu không đợi mệnh lệnh của triều đình, lại tự ý bỏ về Thuận Quảng, làm dao động lòng người, không biết ấy là ý của cậu, hay là mắc kế bọn kia. Nay bọn Bùi văn Khuê và Phan Ngạn đều bị giết cả, ấy mới biết đạo trời sáng tỏ, họa xảy đến ngay. Cậu chắc cũng biết vậy. Việc đã như thế, nếu cậu giác ngộ, ăn năn hối lỗi cũ, nghĩ lại huân nghiệp của tổ tiên, thì nên sai người đem thư đến hành tại bái bẩm, góp tài phú để cung quốc dụng, lấy công chuộc lỗi, triều đình sẽ có diễn biến, và huân nghiệp của cậu ngày trước cũng được hoàn toàn, huân danh, sự nghiệp các đời mãi mãi không mất. Nếu không như thế thì lấy kẻ thuận đánh kẻ nghịch, triều đình dùng binh sẽ có danh nghĩa, khi ấy danh tiết của cậu sẽ ra sao? Trong việc dụng binh, cậu thường lưu tâm đến kinh sử, xin hãy xét nghĩ lại, đừng để hối hận về sau.”
(30) Khi Nguyễn Hoàng mất, các con trai cả là Hà, con thứ hai là Hán, thứ ba là Thành và thứ tư là Diễn đều đã tử trận, trong khi người con thứ năm là Hải vẫn còn làm con tin ở xứ Đàng Ngoài.
(31) Chính việc tiến quân của Nguyễn Khải vào cửa Nhật Lệ đã khiến chúa Nguyễn Phước Nguyên tức giận và quyết định ly khai vĩnh viễn với triều đình nhà Lê.
(32) Thụy Quận Công đã nói với sứ giả rằng: “Hai xứ Thuận Quảng mấy năm liền không được mùa, dân gian thiếu ăn, vì vậy không nỡ thu thuế, đợi khi khác được mùa, sẽ chở ra nạp cũng không muộn.” (
33) Nay là xã Phước Yên, quận Quảng Điền, tỉnh Quảng Trị.
(34) Bây giờ là Sài Gòn-Chợ Lớn.
(35) Thành Long Úc, thuộc tỉnh Kompong Luông ngày nay.
(36) Lúc nầy quân Chân Lạp có sự trợ giúp của quân đội xứ Đàng Trong.
(37) Ngày nay, Srekatrey là vùng Biên Hòa, Prei Nokor là vùng Chợ Lớn, Kas Krobei tức vùng Bến Nghé là vùng trung tâm Sài Gòn. (38) Nay là huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
(39) Khi sứ giả đến yết kiến Nguyễn Phước Nguyên, ông đã bảo sứ giả “Việc nầy là ý riêng của họ Trịnh, chứ hoàng đế nhà Lê nhân từ, há lại quên con cháu công thần hay sao? Vả lại, binh dân, của cải và thuế má của Thuận Quảng làm sao sánh tày với 4 trấn ở phương Bắc? Nếu nghĩ đến công tổ tông của ta, nên cắt thêm đất Nghệ An cho ta nữa, huống chi là đất Thuận Quảng!” Nói rồi chúa ra lệnh hậu đãi sứ giả trước khi tiễn họ về xứ Đàng Ngoài. (40) Trịnh Tráng mượn danh vua Lê gửi cho Nguyễn Phúc Nguyên một sắc dụ răn đe họ Nguyễn đã lỗi đạo thần tử, đồng thời đem quân từ Thăng Long vào đánh xứ Đàng Trong, nhưng không đánh được vì quân Nguyễn cố thủ quá kiên cố tại lũy sông Nhật Lệ.
(41) Theo Đại Nam Thực Lục Tiền Biên, Lê Đại Nhậm còn đòi Thụy Quận Công cho con trai ra Thăng Long chầu vua Lê với 30 thớt voi đực, 30 chiếc thuyền đi biển để dùng vào lệ cống nhà Minh. Thụy Quận Công cười nói: “Lệ cống nhà Minh chỉ có vàng và kì nam mà thôi, nay họ Trịnh đòi thêm ngoài các món ấy, ta không dám nghe theo; còn con trai ta đương sắm quân khí, sửa sang việc phòng bị ở biên giới, xin vài năm nữa ra chầu cũng không muộn.”
(42) Thuộc huyện Bố Trạch ngày nay.
(43) Nguyễn Phước Trăn là con thứ 2 của chúa Nguyễn Phước Tần, được đưa lên nối ngôi vì con cả của chúa là Nguyễn Phước Diễn đã mất sớm. Được chúa Nguyễn Phúc Tần phong làm Tả Thủy Dinh Phó Tướng Hoằng Ân Hầu.
(44) Nguyễn Phúc Chu là công tử cả của chúa Nguyễn Phúc Trăn, được phong làm Tả Bính Dinh Phó Tướng, Tộ Trường Hầu, làm phủ đệ ở cơ Tả Bính.
(45) Tức Bình Thuận bây giờ. (46) Theo Đặng Duy Phúc trong “Việt Nam Biên Niên Sử”, Hà Nội: NXB Hà Nội, 2009, tr. 224.
(47) Biên Hòa và Gia Định. (48) Biên Hòa ngày nay.
(49) Xứ Sài Gòn-Chợ Lớn ngày nay.
(50) Vùng Gia Định ngày nay.
(51) Cù lao Cái Sao hay Cây Sao vùng Long Xuyên, mang tên quan Chưởng Cơ Nguyễn Hữu Cảnh. (52) Trong bộ “Đất Phương Nam”, hai từ Prei Nokor và Kas Krobei cùng chỉ địa danh mà ngày nay là Sài Gòn-Chợ Lớn.
(53) Tên Khmer là Ang Em, con của Nặc Nộn, Nhị vương tại Prey Nokor trước đây.
(54) Dân chúng tại đây đặt tên là cù lao Ông Chưởng để tưởng nhớ công ơn của Nguyễn hữu Cảnh.
(55) Theo Gia Định Thành Thông Chí, tập Thành Trì Chí, sau khi thắng trận ở Nam Vang, quan Chưởng Cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh kéo quân về đóng ở cồn Cây Sao, lúc đó thuộc đạo Tân Châu, gặp lúc mưa to gió lớn. Đêm ấy ông nằm mộng thấy một người cao lớn, mặc áo gấm, tay cầm búa vàng, mặt đỏ như son, râu mày trắng toát, đến trước mặt ông mà nói rằng: “Tướng quân nên về gấp, không nên lưu lại nơi ác địa nầy.” Khi thức giấc, ông cảm thấy buồn buồn vì việc sắp đặt tại biên phòng chưa được yên ổn, tàn quân giặc vẫn còn quanh quẩn. Lúc ông còn đang phân vân thì quân lính lại phát bệnh dịch, chính ông cũng bị nhiễm bệnh. Đến Tết Đoan Ngọ năm Canh Thìn, 1700, ông cố gắng làm lễ khao thưởng binh sĩ, sau đó bệnh ông trở nặng nên ngày 14 tháng 5 năm Canh Thìn, ông cho rút quân về Gia Định, nhưng đến Sầm Giang thì ông qua đời.
(56) Tên Khmer là Thommo Reachea, con trai của Nặc Thu.
(57) Tưởng cũng nên nhắc lại, vào năm 1700, Nặc Yêm phối hợp cùng với người Lào tại vùng Bati và dân chúng Khmer tại các vùng Angkor và Kompong Thom để chống lại với triều đình Nặc Thâm. Mặt khác, Nặc Yêm cho người sang Gia Định cầu cứu với chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn sai quan Chánh Thống Cai Cơ Nguyễn Cửu Vân, con của Nguyễn Cửu Dực, đem quân sang giúp Nặc Yêm.
(58) Tân An và Gò Công ngày nay.
(59) Ngày nay thuộc vùng Biên Hòa-Đồng Nai.
(60) Long An ngày nay. (61) Tên Cao Miên là Péam, tên Việt Nam là Hà Tiên.
(62) Theo Đại Nam Liệt Truyện Tiền Biên, tháng 8 năm Mậu Tý 1708, đời chúa Nguyễn Phúc Chu, Mạc Cửu cùng Trương Cầu, Lý Xá mang lễ vật đến kinh đô gặp chúa Nguyễn xin dâng đất Hà Tiên. Tuy nhiên, theo Đại Nam Thực Lục Tiền Biên, thì Mạc Cửu chỉ sai bộ tướng là Trương Cầu và Lý Xá đến Thuận Hóa dâng biểu và lễ vật, xin cho mình làm Hà Tiên Trưởng, chứ Mạc Cửu không đi Thuận Hóa lần nầy.
(63) Chúa Nguyễn Phúc Trú là công tử cả của chúa Nguyễn Phúc Chu, văn võ song toàn, được trao chức Cai Cơ Đỉnh Thịnh Hầu, rồi sau đó thăng chức Chưởng Cơ, làm phủ đệ tại cơ Tả Súng trước khi lên ngôi chúa.
(64) Vào năm 1731, để thống nhất sự lãnh đạo trong quân đội xứ Đàng Trong tại Chân Lạp, chúa cho lập Sở Điều Khiển ở Gia Định. Đến năm 1732, được tin lưu dân Việt Nam bị quân Chân Lạp tấn công tại vùng Prei Nokor, chúa Nguyễn Phúc Trú sai Trương Phúc Vĩnh đem quân vào bình định. Nặc Tha bèn dâng lên chúa Ninh Vương hai vùng đất Meso và Long Ghor. Chúa bèn lấy đất Long Ghor lập châu Định Viễn và đặt dinh Long Hồ, còn Mỹ Tho vẫn giữ nguyên tình trạng cũ.
(65) Nguyễn Phúc Khoát là công tử cả của chúa Nguyễn Phúc Trú, được phong làm Chưởng Dinh dinh Tiền Thủy, làm phủ đệ tại cơ Tiền Dực ở Dương Xuân. Lúc chúa Nguyễn Phúc Trú băng hà, ông lên kế vị và được các quan tôn làm Tiết Chế Thủy, Bộ chư dinh, kiêm tổng nội, ngoại, Bình Chương Quân, Quốc Trọng Sự, Thái Bảo, Hiểu Quận Công. (66) Đây là các vùng Cà Mau, Rạch Giá, Cần Thơ và Bạc Liêu ngày nay. (67) Phía bên trái của thành phố Huế ngày nay.
(68) Để thuận tiện cho quan dân địa phương, hễ tới kỳ nạp thuế là dân địa phương chỉ việc mang đến kho tại địa phương mà nạp, gọi là “Trường Biệt Nạp”.
(69) Con của Nặc Thâm.
(70) Người Côn Man là những người Champa, sau khi đất đai bị nội thuộc vào Việt Nam, họ đã chạy sang lưu cư trên đất Chân Lạp.
(71) Ngày nay là vùng Trà Vinh và Sóc Trăng.
(72) Ngày nay là các vùng Sa Đéc, Cao Lãnh, Long Xuyên, Châu Đốc và một phần của Rạch Giá. (73) Thiên Tứ đem dâng cho chúa Nguyễn, chúa bèn cho sáp nhập 5 phủ nầy vào trấn Hà Tiên cho Thiên Tứ cai quản. Đến đời vua Tự Đức, nhà vua trao trả 5 phủ nầy về cho Chân Lạp.
(74) Nguồn gốc của các bộ tộc Thái được biết xuất phát từ tỉnh Vân Nam bên Trung Hoa, từ đầu thế kỷ thứ VII họ đã thiên di về phía đồng bằng sông Ménam. Tuy nhiên, cũng có người nói rằng các bộ tộc Thái bắt nguồn từ đồng bằng sông Ménam Chao Phya, từ đó họ đi ngược lên mạn Nam Trung Hoa và thành hình vương quốc Đại Lý, đến thế kỷ thứ XII, hoàng đế Hốt Tất Liệt của đế quốc Mông Cổ tiến hành tiêu diệt nước Đại Lý, nên các bộ tộc Thái lại phải thiên di về phương Nam. Theo những di chỉ khảo cổ khai quật được tại làng Ban Chiang gần Udon Thani, các đồ sành, sắt, đồng... có niên đại trên 3.600 năm, điều nầy chứng tỏ thời đại đồ đồng của các bộ tộc Thái còn đi trước cả nền ăn minh của thung lũng Tigris và Euphrates bên Iraq nữa. Đến thế kỷ thứ XII sau khi bị hoàng đế Hốt Tất Liệt của đế quốc Mông Cổ tiến hành tiêu diệt nước Đại Lý, các bộ tộc Thái đã tỏa đi khắp nơi, nhóm Thái Yai, còn gọi là Shan hay Thái Lớn, định cư ở miền Bắc Miến Điện, nhóm Thái Ahom thì định cư tại vùng Assam, nhóm khác đi vào đất Lào, nhóm khác nữa chạy qua đảo Hải Nam. Riêng nhóm Thai Noi, còn gọi là Thái Nhỏ thì định cư tại miền Bắc của Thái Lan ngày nay. Khi các bộ tộc Thái Noi thiên di về đồng bằng sông Ménam thì tại đây đã có những người thuộc các bộ tộc MônKhmer định cư trước rồi. Trong số nầy, nhóm Thai Noi phát triển mạnh nhất, họ thiết lập những khu định cư chung quanh Chiang Saen, rồi vào năm 1238 họ thành lập một quốc gia nhỏ, có kinh đô là Sukhothai. Ban đầu họ bị người Khmer lấn lướt và xem họ như nô lệ. Có thể đế đô Angkor Wat và Angkor Thom của vương quốc Khmer đã được xây dựng bởi những người Thái nô lệ nầy. Vào thế kỷ thứ XIII, vương quốc Sukhothai phát triển cực mạnh và bắt đầu lấn lướt vương quốc Chân Lạp. Năm 1281 họ tiến tới Chiang Rai và đến Chiang Mai vào năm 1296. Đến thế kỷ thứ XV, vương quốc Xiêm La đã tiến tới vùng bán đảo Mã Lai. Vào thế kỷ thứ XVII, vương quốc Xiêm La đã chiếm cứ trên 5 tỉnh của Chân Lạp, nhưng họ vẫn chưa vừa ý, nên các vương triều Xiêm La luôn dòm ngó về phía Nam bán đảo Đông Dương. Trong khoảng thời gian từ cuối thế kỷ thứ XVII đến cuối thế kỷ thứ XVIII, Xiêm La đã nhiều lần xâm chiếm vùng Mang Khảm (Hà Tiên ngày nay). Các bộ tộc Thái đã tiến hành cuộc Nam Tiến trên các vùng đất giữa hai xứ Miến Điện và Chân Lạp một cách dễ dàng, vì sức kháng cự của người Môn-Khmer rất yếu ớt. Tuy nhiên, khi tiến về phía Đông để đến vùng phía Nam của bán đảo Đông Dương, người Thái đã bị sức tấn công như vũ bão của người Việt, nên họ đành phải rút lui trong thất bại. (75) Theo Tạ Chí Đại Trường trong “Việt Nam Thời Tây Sơn Lịch Sử Nội Chiến 1771-1802”, NXB CAND, TPHCM, 2007, tr. 49-96
(62) Theo Đại Nam Liệt Truyện Tiền Biên, tháng 8 năm Mậu Tý 1708, đời chúa Nguyễn Phúc Chu, Mạc Cửu cùng Trương Cầu, Lý Xá mang lễ vật đến kinh đô gặp chúa Nguyễn xin dâng đất Hà Tiên. Tuy nhiên, theo Đại Nam Thực Lục Tiền Biên, thì Mạc Cửu chỉ sai bộ tướng là Trương Cầu và Lý Xá đến Thuận Hóa dâng biểu và lễ vật, xin cho mình làm Hà Tiên Trưởng, chứ Mạc Cửu không đi Thuận Hóa lần nầy.
(63) Chúa Nguyễn Phúc Trú là công tử cả của chúa Nguyễn Phúc Chu, văn võ song toàn, được trao chức Cai Cơ Đỉnh Thịnh Hầu, rồi sau đó thăng chức Chưởng Cơ, làm phủ đệ tại cơ Tả Súng trước khi lên ngôi chúa.
(64) Vào năm 1731, để thống nhất sự lãnh đạo trong quân đội xứ Đàng Trong tại Chân Lạp, chúa cho lập Sở Điều Khiển ở Gia Định. Đến năm 1732, được tin lưu dân Việt Nam bị quân Chân Lạp tấn công tại vùng Prei Nokor, chúa Nguyễn Phúc Trú sai Trương Phúc Vĩnh đem quân vào bình định. Nặc Tha bèn dâng lên chúa Ninh Vương hai vùng đất Meso và Long Ghor. Chúa bèn lấy đất Long Ghor lập châu Định Viễn và đặt dinh Long Hồ, còn Mỹ Tho vẫn giữ nguyên tình trạng cũ.
(65) Nguyễn Phúc Khoát là công tử cả của chúa Nguyễn Phúc Trú, được phong làm Chưởng Dinh dinh Tiền Thủy, làm phủ đệ tại cơ Tiền Dực ở Dương Xuân. Lúc chúa Nguyễn Phúc Trú băng hà, ông lên kế vị và được các quan tôn làm Tiết Chế Thủy, Bộ chư dinh, kiêm tổng nội, ngoại, Bình Chương Quân, Quốc Trọng Sự, Thái Bảo, Hiểu Quận Công. (66) Đây là các vùng Cà Mau, Rạch Giá, Cần Thơ và Bạc Liêu ngày nay. (67) Phía bên trái của thành phố Huế ngày nay.
(68) Để thuận tiện cho quan dân địa phương, hễ tới kỳ nạp thuế là dân địa phương chỉ việc mang đến kho tại địa phương mà nạp, gọi là “Trường Biệt Nạp”.
(69) Con của Nặc Thâm.
(70) Người Côn Man là những người Champa, sau khi đất đai bị nội thuộc vào Việt Nam, họ đã chạy sang lưu cư trên đất Chân Lạp.
(71) Ngày nay là vùng Trà Vinh và Sóc Trăng.
(72) Ngày nay là các vùng Sa Đéc, Cao Lãnh, Long Xuyên, Châu Đốc và một phần của Rạch Giá. (73) Thiên Tứ đem dâng cho chúa Nguyễn, chúa bèn cho sáp nhập 5 phủ nầy vào trấn Hà Tiên cho Thiên Tứ cai quản. Đến đời vua Tự Đức, nhà vua trao trả 5 phủ nầy về cho Chân Lạp.
(74) Nguồn gốc của các bộ tộc Thái được biết xuất phát từ tỉnh Vân Nam bên Trung Hoa, từ đầu thế kỷ thứ VII họ đã thiên di về phía đồng bằng sông Ménam. Tuy nhiên, cũng có người nói rằng các bộ tộc Thái bắt nguồn từ đồng bằng sông Ménam Chao Phya, từ đó họ đi ngược lên mạn Nam Trung Hoa và thành hình vương quốc Đại Lý, đến thế kỷ thứ XII, hoàng đế Hốt Tất Liệt của đế quốc Mông Cổ tiến hành tiêu diệt nước Đại Lý, nên các bộ tộc Thái lại phải thiên di về phương Nam. Theo những di chỉ khảo cổ khai quật được tại làng Ban Chiang gần Udon Thani, các đồ sành, sắt, đồng... có niên đại trên 3.600 năm, điều nầy chứng tỏ thời đại đồ đồng của các bộ tộc Thái còn đi trước cả nền ăn minh của thung lũng Tigris và Euphrates bên Iraq nữa. Đến thế kỷ thứ XII sau khi bị hoàng đế Hốt Tất Liệt của đế quốc Mông Cổ tiến hành tiêu diệt nước Đại Lý, các bộ tộc Thái đã tỏa đi khắp nơi, nhóm Thái Yai, còn gọi là Shan hay Thái Lớn, định cư ở miền Bắc Miến Điện, nhóm Thái Ahom thì định cư tại vùng Assam, nhóm khác đi vào đất Lào, nhóm khác nữa chạy qua đảo Hải Nam. Riêng nhóm Thai Noi, còn gọi là Thái Nhỏ thì định cư tại miền Bắc của Thái Lan ngày nay. Khi các bộ tộc Thái Noi thiên di về đồng bằng sông Ménam thì tại đây đã có những người thuộc các bộ tộc MônKhmer định cư trước rồi. Trong số nầy, nhóm Thai Noi phát triển mạnh nhất, họ thiết lập những khu định cư chung quanh Chiang Saen, rồi vào năm 1238 họ thành lập một quốc gia nhỏ, có kinh đô là Sukhothai. Ban đầu họ bị người Khmer lấn lướt và xem họ như nô lệ. Có thể đế đô Angkor Wat và Angkor Thom của vương quốc Khmer đã được xây dựng bởi những người Thái nô lệ nầy. Vào thế kỷ thứ XIII, vương quốc Sukhothai phát triển cực mạnh và bắt đầu lấn lướt vương quốc Chân Lạp. Năm 1281 họ tiến tới Chiang Rai và đến Chiang Mai vào năm 1296. Đến thế kỷ thứ XV, vương quốc Xiêm La đã tiến tới vùng bán đảo Mã Lai. Vào thế kỷ thứ XVII, vương quốc Xiêm La đã chiếm cứ trên 5 tỉnh của Chân Lạp, nhưng họ vẫn chưa vừa ý, nên các vương triều Xiêm La luôn dòm ngó về phía Nam bán đảo Đông Dương. Trong khoảng thời gian từ cuối thế kỷ thứ XVII đến cuối thế kỷ thứ XVIII, Xiêm La đã nhiều lần xâm chiếm vùng Mang Khảm (Hà Tiên ngày nay). Các bộ tộc Thái đã tiến hành cuộc Nam Tiến trên các vùng đất giữa hai xứ Miến Điện và Chân Lạp một cách dễ dàng, vì sức kháng cự của người Môn-Khmer rất yếu ớt. Tuy nhiên, khi tiến về phía Đông để đến vùng phía Nam của bán đảo Đông Dương, người Thái đã bị sức tấn công như vũ bão của người Việt, nên họ đành phải rút lui trong thất bại. (75) Theo Tạ Chí Đại Trường trong “Việt Nam Thời Tây Sơn Lịch Sử Nội Chiến 1771-1802”, NXB CAND, TPHCM, 2007, tr. 49-96
Nhấp vào Links:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét