Gươm sách tám năm quay trở lại
Cũng buồn như lúc mới đi thôi
(Nguyễn Thượng Hiền)
Trí thức là giống nòi tình. Mà càng nhiều tình thì càng buồn. Nguyễn Trãi là nòi tình thứ thiệt:
Chiếc thuyền lơ lửng bên sông
Biết đem tâm sự ngỏ cùng ai hay
Từ những tranh đấu với bọn nguỵ trí thức Nguyễn thúc Huệ cho đến án oan vườn vải, ta thấy cụ chẳng có ai tri kỷ, chẳng có niềm vui bao nhiêu! Chỉ thấy buồn và buồn thôi! Rồi đến cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm, cuộc đời nhiều bất mãnn, và sau khi cụ chết, người ta xuyên tạc, tô vẽ nhiều vẻ. Nhưng đọc thơ cụ thì chỉ thấy cụ bạn với…. đàn âu! Vì thời không phải thời Ngu, Chu nên cụ chỉ biết vui cùng trăng gió:
Phong lai giang quán lương nghi hạ
Nguyệt đáo thư lâu minh chính thu
Những thời xa xưa này, không biết nguyên văn truyền lại được bao nhiêu! Thôi … rà tới thời Nguyễn cho chắc ăn! Sách vở của Cao Bá Quát chắc chắn là vua nhà Nguyễn đã ra lệnh thiêu huỷ (!) . Nhưng người ta vẫn khẩu truyền, sưu tập. Theo sự rà tìm, sưu tập của tôi thì Cao bá Quát oan lắm! đau lắm! buồn lắm! NHững người tri kỷ như Tùng Thiện Vương, Nguyễn Hàm Ninh thì … có được bao nhiêu! Nhưng số người ghen ghét và hận ông thì nhiều! Vụ giặc châu chấu là ông bị tên Tổng Đốc Nghi hãm hại (!) Tên này một lần tới yết kiến Tùng Thiện Vương, hắn sụp lây Vương trong khi Cao ngồi vắt vẻo ngang hàng Vương và … coi thường hắn (!) ( Cao làm giáo thụ Quốc Oai, Trong khi hắn làm Tổng Đôc Hà Nội , tội gì không trả thù !!! ). Đọc những bài thơ Cao làm khi ở Kinh Thành thì ta chẳng thấy hơi hám của một tên thích làm loạn:
Kiến thuyết Kim Môn cơ bất tử
Tuế tinh trường luyến Thánh Minh triều
Bao nhiêu chuyện hắc ám do quyền thần, nịnh thần gây ra khiến ông chán chuyện người đến nỗi khi dạy học thì đem văn cùng học trò ra sườn núi bình để giun dế nghe! Cũng một phấn để giải tỏa stress trong phòng học nhếch nhác, tang thương:
Nhà trống ba gian, một thầy, một cô, một chó cái
Nguyễn Thượng Hiền tuổi trẻ tài cao, đậu sớm, rể của phụ chánh đại thần Tôn Thất Thuyết … nhưng buồn lắm. Trước thế nước nghiêng ngửa, chàng không nịnh quan, không ham công danh, lại đi chơi với những cậu ấm tàng tàng như Nguyễn Lộ Trạch, Trương Gia Mô! Chàng vào Nam ra Bắc, cuối cùng theo bạn Phan Bội Châu sang Tầu. Sau khi bạn thất bại, chàng vào chùa ở Hàng Châu đi tu.
Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim chả biết buồn vui như thế nào? Nhưng chắc là tâm sự ngổn ngang lắm khi một người nhường quyền bính vì muốn tránh cảnh huynh đệ tương tàn , một người đành ở lại núi rừng vui cảnh heo hút, không chịu về thành phố hưởng tiện nghi văn minh ! Trần trọng Kim viết hồi ký “ Một Cơn Gió Bụi “ với giọng cảm khái đầy nỗi buồn. Còn Bùi Kỷ, ngồi chơi xơi nước, dịch sách cổ, chắc cụ cũng buồn với Nguyễn Du
Giang hồ lang miếu một thân
Dật dân bỗng hóa hàng thần, lạ thay
( Nguyễn Du buồn nghe tiếng tiêu dưới ánh trăng ở Thăng Long, than rằng 300 năm tới không biết có người khóc mình không? Nhưng may cho cụ, chỉ 100 năm thôi đã có người tri kỷ )
Hai vị trí thức cỡ bự khác; Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo hăm hở đem tài ra giúp dân , giúp nước , nhưng cuối cùng bẽ bàng, buồn thảm trước cảnh hàng thần! Tâm sự của hai ông đành gửi vào Tiếng Trong Đêm và Lời Trăn Trối Cuối Cùng.
Bình Nguyên Lộc viết Nguồn Gốc Mã Lai Của Dân Tộc Việt! thất bại thảm thương, ít người đọc lắm, mà người chê , chửi thì nhiều! Nhiều điểm tôi không đồng ý, nhưng tôi rất trọng tấm lòng của ông, rất khâm phục lòng can đảm của ông, và … rất đồng ý cái kết luân: Nguồn gốc Mã Lai. Quả là như thế, ta có nguồn gốc Nam Phương chứ không hề là người Hoa. Nhưng buồn thay, những người đồng í với ông ít lắm! Cuốn lột trần Việt Ngữ cũng thế ! Không biết ông có buồn không , nhưng về gìa ông sang Mỹ chữa bệnh và chết tại đó. Chết tại nước người đối với một người như Bình Nguyên Lộc thì … dĩ nhiên là buồn rồi!!!
Tạ Chí Đại Trường và Nguyễn Thế Anh cũng cùng chung số phận. Tạ Chí Đại Trường viết sử như là nó có, chứ không viết sử như là mình muốn. Tôi khoái nhứt là hai chương ông viết về đời Lý và Trần. Hai đời này đã không văn minh rực rỡ như người ta tưởng. Đặc biệt như tên Lý Thường Kiệt . Ông nói thời đó tên nôm na lắm! Thường có thể đọc là Thằng, Kiệt có thể đọc là C..! Tôi đồng ý quá đi chứ, nhưng … viết như thế mà người ta không chửi mới là lạ!!!
Ông Nguyễn Thế Anh nào có bênh vực nhà Nguyễn nhiều, ông chỉ nói công trạng của các vua đầu Nguyễn, nhưng bị người ta ném đá ào ào! Ôi! Người ta quen cái mửng thiểu số phục tùng đa số! Chắc người ta tin 10 người học lớp 2 thì sẽ đúng hơn người học lớp 12.
( Tôi nhớ hình như ông Anh phủ nhận cái “ hiệp ước “ nhường Côn Sơn cho Pháp. Ôi! Làm sao có thể có cái hiệp ước quái đản như thế! Gia Long lúc đó chỉ là một tên cù bơ cù bất: Không một dúm quân, không một tướng giỏi, không một xu teng. Ông lại không phải là giòng chính ! Đã giòng phụ , lại là con thứ nữa !!! Đại Hoàng Đế nước Đại Pháp ký hiệp ước với một tên trên răng dưới giái như thế sao !!! )
Tạ Chí Đại Trường và Nguyễn Thế Anh sống tha hương bên trời, không thấy viết nhiều nữa (?) tiếc thay, tiếc thay!
Ai mà hiểu thấu nỗi buồn của Bùi Tín khi viết Hoa Xuyên Tuyết! Ai người chia sẻ tâm tư với Vũ Thư Hiên với Lời Xưng Tội Lúc Nửa Đêm! Chỉ có những người bị nỗi buồn gặm nhấm từng đêm mớ cảm thông cùng Bùi Tín và Vũ Thư Hiên.
Ôi ! Qua bao nhiêu phong ba bão táp, bao nhiêu gió bụi, bao nhiêu mây mù, người ta mới thấm thía nỗi vạn cổ sầu, và người ta càng trân trọng nỗi buồn của các vị trí thức thứ thiệt.
Bà Dương Quỳnh Hoa chắc cũng cảm thông nỗi buồn của luật sư Nguyễn Hữu Thọ khi bà tâm sự với ông về “ thân phận chúng mình “
Hoàng Tố Nguyên cô đơn mênh mông,buồn da diết:
Đêm đêm nằm đếm tóc
Nghĩ thẹn kiếp phù sinh
Bởi chung quanh ông thì:
Gái trai cười phấn lụa
Cao hát khúc ân tình
Còn mong gì tuyết trắng
Mà dâng hồn thơ xanh
Ông nhắm mắt nghĩ về nơi xa xôi . Thì những người bạn ông …đi … về đâu:
Trăng liềm chênh chếch đổ
Về phương nào đó anh
Chân Diện Mục
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét