- Are you from Taiwan?
Nàng không nói chỉ lắc đầu. Tôi hỏi tiếp:
- from Hong Kong?
Nàng không nói tiếp tục lắc đầu tôi, tôi kiên nhẫn thêm:
-or from Singapore?
Nàng cười rồi trả lời tôi:
- I give you another try.
Tôi bỗng vui hẳn khi nhìn gương mặt thật xinh xắn của nàng, tóc đen huyền là điều không nhiều tại Jesuit Ivy campus này.
- I guess you are from VietNam.
Nàng gật đầu, tôi vô cùng vui sướng, xoay sang hỏi nàng bằng Việt ngữ:
- Xin lỗi cô tên chi?
Nàng đáp:
- Thủy Tiên
Tôi trả lời trong chút gì hơi "nịnh dầm".
- Tên đẹp lắm. Thủy Tiên học ở đây lâu chưa?
- Chỉ mới khóa này thôi và còn bỡ ngỡ tại thư viện này.
Nàng nói trong giọng Việt ngữ chuẩn khiến tôi chút gì thích thú, nếu không là nhiều thiện cảm với nàng. Thủy Tiên cho biết gia đình nàng sang và định cư tại Indianapolis. Nàng đổi trường từ đại học Nortre Dame sang Jesuit Ivy. Jesuit Ivy là tên lóng của Boston College. Nàng thích thành phố Boston và trường Harvard, nhưng không vào được Harvard, nàng vào học tại đây. Tôi hỏi:
- Thủy Tiên học ngành gì?
- Ba muốn Thủy Tiên học luật giống ba. Mẹ muốn Thủy Tiên business major như mẹ, nhưng Thủy Tiên thích ngành báo chí đi săn tin đó đây, bay đi nơi này nơi kia, nên sẽ chọn một là báo chí hay hai là chính trị học.
- Wow, con gái mà học politics à?
Tôi nói xong thì nàng phải ra check out một số sách. Đó là bước đầu chúng tôi quen nhau.
Những năm tháng sau đó chúng tôi quen nhau, từ bạn thông thường biến thành tình yêu. Tôi không còn nhớ là chúng tôi gặp nhau bao nhiêu lần tại O Neill library hay bao nhiêu lần sánh bên nhau trong campus trường, khi đi xem hòa nhạc, xem hát tại Robsham Theatre của Jesuit Ivy campus, hay những buổi hẹn nhau ăn uống trên đại lộ Commonwealth khu vực trường tọa lạc, hay ghé các nơi như Brighton Center trên đường Washington hay khu thương mại Newton trên đường Beacon. Mùa hè năm 1987 nàng đưa tôi về thăm ba mẹ nàng tại Indianapolis. Hai ông bà rất vui vẻ và tử tế.
Ngược lại, tôi cũng mời nàng về California thăm mẹ tôi. Mẹ tôi khen nàng nhiều lắm và nói thẳng ra bà thích con cái gặp người Việt, thay vì người nước khác. Người lớn tuổi thường quan tâm vấn đề chia sẻ văn hóa gốc, tôi hiểu và thông cảm với bà lắm. Điều tôi thích về nàng vì Thủy Tiên theo học Couvent des Oiseaux tại Đà Lạt theo chương trình Pháp, nhưng tâm hồn của nàng rất Á đông. Thế nên sự gần gũi trong cái văn hóa gốc mà mẹ tôi lo giúp chúng tôi khắng khít nhau hơn. Tình yêu đến tự nhiên bởi tuổi trẻ cô đơn khi xa nhà rất cần người thông cảm với mình, tình yêu của thời đi học vốn đẹp đẽ và đáng nhớ khi chúng tôi tình tự to nhỏ trong thư viện O Neill, như nụ hôn đầu trao nhau khi chúng tôi cùng gia nhập vào ca đoàn trình diễn nhạc giáng sinh tại hí viện Robshamcủa trường. Nàng thích ca hát, tức mang máu văn nghệ như sự chia sẻ của tôi. Ngày tháng trôi qua chúng tôi bên nhau đó đây từ bờ biển Hingham hoặc đảo Gallups trong vịnh Boston vào những ngày hè nắng ấm ngày xưa. Để bao nhiêu mùa thu Boston khi trao nhau kỷ niệm nhìn lá vàng thu rơi, những nụ hôn giữa bầu trời thu yêu thương có bài nhạc của Lê Uyên Phương mà cả hai chúng tôi vô cùng yêu thích:
"Chờ trăng lên nghe sao thì thầm
Thời gian qua đâu ngờ cuộc đời bao la
Rồi như mây thoáng qua rồi như trăng xế tà
Anh ơi nhớ ngày xa vời dâng hoa.
Này em ơi suối reo sườn đồi
Này chim ơi reo mừng cuộc đời ghi tên
Rồi như khi lớn lên rồi như khi úa tàn
Hoa thơm vẫn chờ nắng vàng dâng hương.
Tình yêu đời đời làm sao như hoa vàng rừng xanh
Một khi đăng hoa tình yêu thiết tha cuộc đời
đã mất hết mê say.
Rồi mai đây đi trên đường đời
Đừng buông tay âm thầm tìm về cô đơn
Ngày hôm nay có nhau ngày mai chung cảnh đời
Luôn ghi kỷ niệm ban đầu yêu thương"
(Bài Ca Hạnh Ngộ)
Đúng như người nhạc sĩ đã tạo lời nhạc định mệnh oái oăm vì "Tình yêu đời đời làm sao như hoa vàng rừng xanh. Một khi đăng hoa tình yêu thiết tha cuộc đời đã mất hết mê say. Rồi mai đây đi trên đường đời. Đừng buông tay âm thầm tìm về cô đơn...". Chúng tôi ra trường tôi về California, Thủy Tiên nhận việc làm cho một tờ báo tại Indianapolis. Chúng tôi vẫn giữ liên lạc thân thiết với nhau. Thủy Tiên muốn giúp hai cô em nàng học xong đại học, nên tôi đồng ý sau đó sẽ gặp lại nhau, nàng hứa sẽ về California với tôi. Năm 1990, nàng nhận công tác theo nhóm phóng viên sang Vùng Vịnh vì cuộc chiến Iraq lần đầu khi quân đội Iraq xâm lăng nuốt xứ Kuwait. Tôi vô cùng lo lắng, Thủy Tiên trấn an tôi, nàng nói chỉ ở văn phòng tin tức Riyadh. Rồi khi chiến sự dồn dập có lúc nàng gọi về từ Dubai khi quân Đồng minh Anh Mỹ tấn công ào ạt, nàng bay theo nhóm tin tức lấy tin cập nhật khi thì từ Dubai, rồi khi thì Qatar, rồi thì Bahrain. Nơi này là định mệnh khi máy bay trực thăng trong nhóm săn tin bị rơi vì hư máy khi vừa cất cánh, cả đoàn thi đua nhau mạnh ai nấy nhảy thoát thân. Thủy Tiên may mắn sống sót, nhưng nàng mang thương tích gãy chân trái. Tin khẩn đến tôi vội vã bay ngay sang Ả Rập Saudi vì nàng được đưa về điều trị tạm tại bệnh viện Riyadh, trước khi về Hoa Kỳ.
Thế giới xung quanh chúng ta hầu như không ổn định để người Việt Nam chịu nhiều thiệt thòi, nhiều tử vong hay mang nhiều thương tích trong cuộc chiến. Rồi trên vùng đất xa xôi Trung Đông qua hai cuộc chiến Iraq, quân nhân gốc Việt đã vĩnh viễn ra đi vì công tác, cũng như mang thương tích như Thủy Tiên của tôi. Mỗi sự chọn lựa cho cho ý muốn đều có số mạng được Trời đất an bài. Sự chọn lựa vì yêu nghề, vì can đảm là những yếu tố tôi yêu thích. Nói ra như vậy vì tôi đã quyết định đưa Thủy Tiên về California để cho nàng hiểu rằng lời nói năm xưa khi chúng tôi hứa hôn bên bờ biển đảo Gallups của biển Boston, là chúng tôi vẫn yêu nhau như mùa xuân của ngày cũ, để rồi tôi muốn hát lại bài "Bài Ca Hạnh Ngộ" tại bệnh viện Riyadhcho nàng nghe, bởi vì chúng tôi tỗi vẫn yêu nhau khi mùa xuân mới đến, và hình như là Thủy Tiên đang khóc trên vai tôi.
"... Rồi mai đây đi trên đường đời
Đừng buông tay âm thầm tìm về cô đơn
Ngày hôm nay có nhau ngày mai chung cảnh đời
Luôn ghi kỷ niệm ban đầu yêu thương...."
Việt Hải
07/12/2006.
07/12/2006.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét