Trong
thi văn của người Vĩnh Long, thỉnh thoảng chúng ta bắt gặp từ "Vãng
Long" thay thế cho tên Vĩnh Long. Sao có tên gọi như thế!?. Nửa như thân
quen, nửa chừng lạ lẫm.
Cái
tên "chợ Dãn" thật nôm na, mộc mạc như người dân quê Vĩnh Long; tôi
được nghe lần đầu từ lúc lên 6 - 7 gì đó, cách gọi tên Vĩnh Long của
Nội và Ngoại, đến nay đã dư 60 năm. Như thế từ "Vãng Long" theo cách
nói của giới văn thi sĩ (là Dãn Long theo cách nói của người dân Vĩnh
Long) đã xuất hiện ít nhất cũng trên 65 năm.
Sau
này, khi vào Trung học, tôi cũng bắt gặp tên "Vãng Long ", khi muốn
truy tìm nguồn gốc của từ "Vãng" này thì không còn ai để hỏi. Nội, Ngoại
tôi đều qua đời (tính đến nay Ông, Bà đã gần 150 tuổi). Do đó tôi chỉ
còn cách tìm hỏi ở những bậc cha chú, cả những nhà trí thức đứng tuổi;
sinh sống lâu đời ở Vĩnh Long. Tất cả đều hoài công. Không ai có thể
giải đáp thắc mắc này.
Phải tự dựa vào chính mình thôi.
Tôi
cho rằng từ "Vãng" có hai xuất xứ. Xuất xứ thứ nhất là do những vị có
học thức; vì từ Vãng là từ Hán Việt. Xuất xứ thứ hai do giới bình dân
kém học.
1- Xuất xứ do những Vị có học thức đặt:
Không có lời giải, tôi quay sang truy nguyên từ gốc trong tự điển Hán Việt.
- Truy từ Tự Điển Hán Việt ở hai quyển tự điển Hán Việt của Đào Duy Anh và Thiều Chửu:
晚 vãn : cuối, hết, chiều tối, tiếng xưng hô với người lớn tuổi hơn (vãn bối, vãn sinh..)
往 vãng : Đã qua, đi đến, cái đã qua rồi.
2- Xuất xứ do giới bình dân kém học.
Tôi
nghĩ đến phát âm của người Miền Tây có thể Vãn hay Vãng đọc thành "dãn"
chăng? Lại tiếp tục tìm hiểu chữ "dãn". Cũng hoài công, từ " dãn" này
là một từ Nôm thuần tuý, cũng không hề liên quan gì đến lịch sử hình
thành Vĩnh Long, hay tên của một người có tiếng tăm ở vùng đất này.
Ở
nước ta không thiếu gì những địa danh rất ư là quê mùa dân dã, do giới
bình dân lấy tên từ người hay thú để đặt, như chợ Bà Chiểu, ngã năm
chuồng chó, rạch ông Hội, cầu Bà Tồn...Bỗng nhiên tôi chợt nhớ đến tên
một vị quan lớn, tên tuổi của ông gắn liền với mảnh đất hiền hoà này. Đó
là Phan Thanh Giản. Cụ từng giữ các chức vụ lớn ở triều Nguyễn như
Thượng Thư Bộ Lại, Thượng Thư Bộ Binh...Năm 1850, được cử vào trấn nhậm
Nam Kỳ cùng Nguyễn Tri Phương, sau đó giữ chức Kinh Lược Sứ Nam Kỳ. Dinh
của Người đặt ở Vĩnh Long. Trong thời gian ở Vĩnh Long, Ông đã làm rất
nhiều việc lợi ích cho nơi đây, nhất là về văn học, Ông cùng quan phụ tá
là Nguyễn Thông xây dựng Văn Thánh Miếu. Văn Thánh Miếu được bảo tồn và
gìn giữ đến ngày nay. Tên tuổi của ông thực sự đã gắn liền với vùng đất
này.
Kết Luận
Tôi còn nhớ như in, mỗi khi Nội tôi từ Phú Phụng hay Ngoại từ Mai Phốp lên chơi, thường nói: Lên trên "Dãn" thăm cháu. Những Bà con dưới quê khi đi chợ Vĩnh Long đều nói là "đi chợ Dãn", theo cách nói của dân quê chứ không hề nói "đi chợ Vĩnh Long".
Từ những tìm hiểu qua tài liệu cũng như trong thực tế, tôi nhận thấy:
-
Từ "Vãn hay Vãng" nếu xét về nghĩa theo Hán Việt hay Lịch sử, đều không
hề dính dấp gì đến cái tên Vĩnh Long; không phải do người Vĩnh Long đặt
ra, vì dân ở đây chỉ phát âm "d" chứ không thể "v"
-
"Vãng" có thể đọc trại từ chữ "Vĩnh" chăng? Điều này tôi cố tìm trong
thơ, văn, sách ..., nhưng không hề thấy tài liệu nào ghi Vãng do chữ
Vĩnh mà ra. Có lẽ do biển chữ mênh mông nên tôi chưa thể tìm ra.
- Từ "dãn" cũng thế, một từ Nôm thuần tuý, không hề liên quan gì đến lịch sử hình thành các tên gọi của tỉnh Vĩnh Long.
-
Như nói ở trên người dân quê chúng ta hay lấy tên những người có tiếng
tăm để đặt tên cho các địa phương. Nên bà con Vĩnh Long đã lấy tên Cụ
Phan gọi thay cho Vĩnh Long, với lối phát âm của địa phương, nên Chợ Giản được mọi người nói là Chợ Dãn (cách phát âm "v" hay "gi" của người Miền Tây thành âm "d").
Có lẽ Vãng Long hay Dãn Long xuất phát từ trường hợp này chăng?
Với
quan điểm cá nhân từ những phân tích và suy luận, tôi cho rằng tên gọi
Giản Long là hợp lý hơn cả (dân địa phương phát âm là Dãn Long) .
Nếu
Bà Con, Anh, Chị, Em nào có thể tìm được Tư Liệu giải thích được tên
gọi Vãng Long, xin giới thiệu đến để mọi người cùng trao đổi và học hỏi.
Huỳnh Hữu Đức Biên Khảo
(Tài Liệu tham khảo: Vĩnh Long Xưa Và Nay của Huỳnh Minh 1967, Google Wikipedia)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét