Giáo sư Nguyễn Thanh Liêm
Tôi là người sinh trưởng ở vùng Mỹ Tho – Bến Tre, lớn lên đi làm việc ở Sài Gòn. Nhưng tôi cũng có cơ hội đến Vĩnh Long hai lần: lần thứ nhất vào khoảng năm 1959 khi tôi được trường (Petrus Ký) cử đi học khóa Nhân Vị ở một nhà thờ ở Vĩnh Long, và lần thứ nhì vào khoảng năm 1973 khi tôi đi thăm viếng các sở học chánh và trường Trung Tiểu Học thuộc các tỉnh Miền Tây Nam Phần. Bây giờ, sau hơn ba mươi năm xa cách, khi nhắc lại Vĩnh Long tôi vẫn còn một số hình ảnh đẹp đẽ của tỉnh này. Ðẹp nhất là con người Vĩnh Long, những người bạn rất thân, những bạn đồng nghiệp, những học sinh cũ, v v . . .Cái đẹp kế đó là Bắc Mỹ Thuận và con đường Vĩnh Long – Cần Thơ với con sông nho nhỏ chảy dọc theo đường. Cùng với những hình ảnh đẹp đó còn có những cái rất đáng ghi nhớ mà tôi đã có dịp đọc trong sách báo về đất Vĩnh Long, vùng địa linh nhân kiệt, Thủ Ðô đầu tiên của Miền Tây Nam Phần này. Còn nhớ. . .
Chợ Mỹ Tho - Trước 1975
Trong khi Sài Gòn Gia Ðịnh và các tỉnh Miền Ðông Nam Phần đã thuộc về Việt Nam từ giữa thế kỷ XVII thì Vĩnh Long vẫn còn là vùng đất hoang vu của một ít người Khmer sinh sống rải rác, thưa thớt. Phải vào gần cuối thế kỷ này mới có một số người Việt và người Hoa (Minh Hương) vào đây khai phá, trồng trọt, sinh sống. Làng xã thành hình và phát triển nhanh theo nhịp độ bành trướng về Phương Nam của người Ðàng Trong và chính quyền của triều đình Nhà Nguyễn hồi đầu thế kỷ XVIII. Năm 1732 lưu dân người Việt bị quân Miên tấn công. Chúa Nguyễn là Ninh Vương Nguyễn Phúc Chu cử Trương Phúc Vĩnh đem quân vào dẹp yên. Vua Chân Lạp là Nặc Tha nhường Me Sa (Mỹ Tho) và Long Hồ cho Chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn lấy đất Long Hồ lập thành châu Ðịnh Viễn (Vĩnh Long) và đặt dinh Long Hồ. Lỵ sở lúc này đặt tại Cái Bè, Mỹ Tho. Ðất Long Hồ (Vĩnh Long) chánh thức có mặt trong lãnh thổ Việt Nam kể từ đó.
Chợ Sa Đéc
Năm 1753 lại có binh biến do người Chân Lạp hậu thuẫn bởi quân Xiêm sang đánh phá, chúa Nguyễn Phúc Khoát sai Nguyễn Cư Trinh làm tham mưu đem quân năm dinh (3 dinh trong Nam là Trấn Biên, Phiên Trấn và Long Hồ, và 2 dinh ngoài Trung là Bình Khương và Bình Thuận) sang đánh Chân Lạp. Vua Chân Lạp là Nặc Nguyên thua trận bèn dâng hai phủ Tầm Bôn và Lôi Lạp (Gò Công và Tân An) để cầu hòa. Sau khi bình định xong, Nguyễn Cư Trinh dời dinh Long Hồ qua xứ Tầm Bào tức là tỉnh lỵ Vĩnh Long bây giờ. Vào thời đó, Long Hồ dinh giử vai trò vô cùng quan trọng đối với việc bảo vệ và phát triển Miền Tây Nam Phần. Về quân sự, Long Hồ dinh bao gồm ba đạo (xem như ba khu chiến thuật) được thiết lập để bảo vệ Tiền và Hậu Giang. Ba đạo này là Tân Châu Ðạo (ở Cù Lao Giêng, Tiền Giang), Châu Ðốc Ðạo, và Ðông Khẩu Ðạo ở Sa Ðéc. Cùng với ba đạo của dinh Long Hồ còn có hai đạo của Hà Tiên Trấn do Mạc Thiên Tứ cai quản để phối hợp chống giử cả Miền Tây nước Việt. Hai đạo (khu chiến thuật) của Hà Tiên Trấn là Kiên Giang Ðạo (vùng Rạch Giá) và Long Xuyên Ðạo (vùng Cà Mau, An Xuyên ngày nay). Về hành chánh thì tất cả năm đạo kể trên đều thuộc Long Hồ dinh và Vĩnh Long từ thuở đó được xem như là đầu não của cả Miền Tây Nam Phần cũng như Cần Thơ sau này vậy. Tây Ðô hồi đó là Vĩnh Long mà những di tích lịch sử, cũng như những anh hùng liệt sĩ, những tài năng của vùng địa linh nhân kiệt này còn sống mãi trong lòng người dân Nam Việt.
Chợ Vĩnh Long
Từ thời Pháp thuộc sang đệ Nhất và Ðệ Nhị Cộng Hòa, Bến Tre, Trà Vinh, Sa Ðéc, Cần Thơ lần lượt tách ra làm thành tỉnh mới, Vĩnh Long chỉ còn lại phần đất nằm giữa Tiền Giang và Hậu Giang, tiếp giáp với các tỉnh Tiền Giang (Ðịnh Tường) ở phía Bắc, Ðồng Tháp (Kiến Tường) ở phía Tây, Cần Thơ (Phong Dinh) ở phía Nam, và Trà Vinh (Vĩnh Bình) ở phía Ðông, với diện tích 1, 478 cây số vuông và khoảng 1, 023, 400 dân số (theo thống kê năm 2002). Vĩnh Long nằm giữa hai bến đò nổi tiếng hồi xưa quen gọi là Bắc Mỹ Thuận và Bắc Cần Thơ. Ðây là vùng đất phù sa màu mở rất thích hợp với lúa nước và các loại cây ăn trái, nhất là loại cây trái vùng nhiệt đới nổi tiếng như sầu riêng, măng cụt, chơm chơm, bòn bon, ổi, xoài, mận, dâu, sa bô chê, vú sửa, v v . . .Cái Mơn là nơi nổi tiếng về ươn cây mà các tỉnh lân cận thường đến đây mua về trồng. Ðây cũng là đất của nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng của Miền Nam từ Nguyễn Cư Trinh, Tống Phước Hiệp, Châu Văn Tiếp, Phan Thanh Giản, Petrus Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Thông đến các chính trị gia gần đây như Trần Văn Hương, Nguyễn Văn Lộc, v v . . .Nhiều di tích lịch sử như thành xưa (Thành Long Hồ), đồn xưa Ðồn Cổ Chiên), lăng mộ (Lăng Hà Tiên, Mộ ba vị công thần triều Nguyễn), những nơi có liên hệ đến Gia Long, những chùa đền, miếu cổ như Chùa Di Ðà, Miếu Quốc Công, Văn Thánh Miếu, làm cho Vĩnh Long có nhiều nét văn hóa lịch sử đáng kể. Các hoạt động nghệ thuật, tôn giáo, giáo dục có nhiều nét độc đáo nói lên địa vị của một tỉnh thủ đô một thời nào.
Ông Tống Phước Hiệp
Một trong những công thần triều Nguyễn từng làm Lưu Thủ tại Long Hồ dinh thuở mới thành lập là Tống Phước Hiệp. Ông là cháu Quận Công Tống Phúc Trị, người huyện Tổng Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ðời Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát, Tống Phước Hiệp được cử làm Lưu Thủ dinh Long Hồ. Ông vô cùng tận tụy với chức vụ, hết sức lo lắng mưu cầu hạnh phúc cho dân chúng, làm cho công cuộc trị an được vạn phần tốt đẹp. Ông đã từng đem quân cứu viện giúp Mạc Thiên Tứ đánh đuổi quân Xiêm trong nhiều trận chiến, gây tổn thất nặng nề cho quân Xiêm, đem lại bình yên cho nhân dân. Ông bị bệnh, và từ trần năm 1776, để lại bao nhiêu thương tiếc trong lòng người dân Long Hồ. Ông được triều đình truy tặng Hữu Phủ Quốc Công, sắc chỉ lập miếu thờ tại dinh Long Hồ. Ngài đã qui thần nhưng oai linh hiển hách, dân chúng đất Vĩnh Long rất tin tưởng nơi Ngài. Sống làm tướng, thác làm thần , từ trước tới nay người dân luôn thờ phụng Ngài, nơi đền thờ Ngài lúc nào cũng khói hương nghi ngút.. Ngày vía Tổng Quốc Công được tổ chức long trọng hằng năm vào mùng 2 và mùng 3 tháng 6 âm lịch, có rước hát bộ xây chầu. Tên Ngài đã được dùng làm tên trường Trung Học tỉnh lỵ Vĩnh Long, một trường trung học to lớn, rất nổi tiếng ở Miền Tây cũng như trường Phan Thanh Giản ở Cần Thơ hay trường Thoại Ngọc Hầu ở Long Xuyên. Ở Mỹ (Nam Cali fornia) hội Ái Hữu Tống Phước Hiệp đã được thành lập từ mấy năm nay, dưới sự hướng dẫn của giáo sư Ðào Khánh Thọ và giáo sư Võ Thị Ngọc Dung (hai vị đều là cựu giáo sư và cựu hiệu trưởng của trường), qui tụ được nhiều người cựu học sinh, có tài đức, có thiện chí, và có sự nghiệp đáng kể.
Ông Phan Thanh Giản
Một danh nhân đáng thương, đáng kính nhất của đất Vĩnh Long là cụ Phan Thanh Giản. Tên chữ là Tinh Bá và Ðạm, hiệu là Lương Khê, biệt hiệu là Mai Xuyên, cụ là vị Tiến Sĩ đầu tiên của Miền Nam. Tổ tiên cụ là người Trung Hoa, cuối đời nhà Minh mới sang Việt Nam, trước ở Bình Ðịnh, sau này thân sinh của cụ vào Ðịnh Tường rồi qua làng Bảo Thạnh, huyện Bảo An, tỉnh Bến Tre sinh sống. Cụ Phan sinh năm 1796. Thân sinh là người giỏi chữ nho, đến Vĩnh Long làm thư lại cho Nam triều, thường tải lương thực về Huế. Mẹ mất sớm, cha bị vu cáo phải ở tù, Phan Thanh Giản phải sống bần hàn, nhưng rất chăm chỉ học tập, được hàng xóm sẵn sàng giúp đở. Năm 1825 Phan Thanh Giản đậu kỳ thi Hương ở Gia Ðịnh và năm sau , 1826, đi thi Hội đậu luôn Tiến Sĩ ở Huế. Ðậu xong cụ được bổ nhiệm Hàn Lâm viện biên tu, làm việc tại Huế. Sau đó đổi ra Quảng Bình, rồi về Quảng Nam dẹp loạn. Lại về Kinh làm ở Bộ Hình, rồi làm Phó Sứ sang Trung Hoa. Cụ được triều đình ngợi khen về tài ngoại giao, được cử giử chức Kinh Lược Sứ ở Trấn Tây (Cao Miên) rồi Bố Chánh Quảng Nam. Ðược vua tin cậy bổ Ðô Sát Viện Ngự Sử, sung chức Cơ Mật Viện Ðại Thần. Năm 1861 sau khi Gia Ðịnh và ba tỉnh Miền Ðông mất vào tay Pháp, triều đình sai Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp vào Nam thương thuyết. Năm 1863 cụ Phan lại được triều đình Huế cử hướng dẫn phái đoàn hơn 50 người, với Petrus Ký làm thông ngôn, lên đường sang Pháp thương thuyết để chuộc lại ba tỉnh Miền Ðông. Sau hơn hai tháng lênh đênh trên mặt bể, phái đoàn đã đến Pháp và được vua Napoléon III của Pháp đón tiếp trọng thể. Cuộc thương nghị bất thành nhưng phái đoàn Việt Nam cũng có cơ hội được chứng kiến cảnh tiến bộ, phồn thịnh của xã hội Tây phương lúc bấy giờ. Trở về Việt Nam cụ Phan được cử vào trấn nhậm Miền Tây để giữ ba tỉnh còn lại. Nhưng không bao lâu các tỉnh này cũng bị người Pháp chiếm nốt trước sự bất lực của triều đình Việt Nam, và nhất là trước cái đau vô cùng của Kinh Lược Phan Thanh Giản. Không giữ thành được cho triều đình và đất nước quê hương cụ Phan uống thuốc độc (á phiện với giấm thanh) tự tử. Cụ mất ngày mùng 5 tháng 7, năm 1867. Linh cửu được đưa về làng Bảo Thạnh, Bến Tre. Các quan Nam và Pháp tới thăm ai cũng ngậm ngùi mến tiếc. Tên tuổi của cụ còn sống mãi với non sông nhất là trong lòng người dân Nam Việt . Tên cụ được dùng làm tên trường Trung Học lớn ở Tây Ðô : trường Trung Học Phan Thanh Giản. Hiện nay hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Phan Thanh Giản-Ðoàn Thị Ðiểm đã được thành lập ở các nơi trên khắp thế giới, qui tụ nhiều cựu học sinh, nhân tài của đất nước.
Ông Trương Vĩnh Ký
Một nhà bác học lừng danh của Việt Nam hồi hạ bán thế kỷ XIX cũng là người con của đất Vĩnh Long. Ðó là Petrus Trương Vĩnh Ký mà tên người đã được dùng làm tên cho trường Trung Học lớn vào bậc nhất và cũng nổi tiếng vào bậc nhất ở Miền Nam : trường Petrus Trương Vĩnh Ký. Trường nằm ngay tại Thủ Ðô Sài Gòn. Nhà bác học Petrus Ký sinh năm 1837 tại Cái Mơn, làng Vĩnh Thạnh, tổng Minh Lệ, huyện Tân Minh, tỉnh Vĩnh Long (bây giờ thuộc tỉnh Bến Tre). Ông là người Việt đầu tiên biết rất nhiều tiếng ngoại quốc, nhất là các thứ tiếng Âu Tây phương, và cũng là người Việt Nam đầu tiên có kiến thức sâu rộng về văn minh học thuật Tây phương. Ông là người khai đường mở lối cho câu văn xuôi, cho nền văn chương chữ Quốc Ngữ và nền học thuật mới ở Việt Nam. Ông cũng là người đầu tiên làm báo ở nước mình. Ông được chọn làm nhà bác học hạng thứ XVII trên thề giới. Ông mất năm 1898, thọ 61 tuổi, để lại cho đời một công trình văn hóa lớn lao bằng chữ Quốc Ngữ, và một nền học thuật mới dung hòa trí thức với đạo đức, tổng hợp khoa học kỷ thuật Tây phương với luân lý đạo đức Á Ðông. (xem bài Petrus Ký: Người Con Của Ðất Vĩnh Long trong đặc san này). Trên thế giới hiện giờ có nhiều hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Petrus Ký như Hội Petrus Ký Bắc Cali, Hội Petrus Ký Nam Cali, Hội Petrus Ký Âu Châu, Hội Petrus Ký Úc Châu, v v . . .qui tụ rất nhiều giáo sư, nhân viên, cựu học sinh và thân hữu. . .
Ông Nguyễn Thông
Vĩnh Long còn nhiều danh nhân nữa nhưng khuông khổ của bài này không cho phép ghi ra hết, xin hẹn vào những dịp khác. Bên cạnh các danh nhân, Vĩnh Long có nhiều di tích lịch sử đáng nói. Một trong những di tích đó là Văn Thánh Miếu, xem như một trong những di tích lịch sử xưa nhất của đất Vĩnh Long. Miếu được thành hình do công của Ðề Học Nguyễn Thông, người đã đứng ra xây cất để thờ Ðức Khổng Tử và các bậc hiền triết. Khởi công từ năm 1864, Văn Miếu được hoàn tất vào năm 1866, bao gồm: (1) một chánh điện thờ Ðức Khổng Tử, với hai bên Tả Ban và Hữu Ban thờ Tứ Phối và Thập Triết, (2) hai miếu nhỏ hai bên gọi là Tả Vu và Hữu Vu, thờ thất thập nhị hiền, và (3) Văn Xương Các trước Văn Thánh Miếu, trên lầu thờ Văn Xương Ðế Quân, dưới lầu thờ Võ Trường Toản và cụ Phan Thanh Giản. Phía ngoài có đôi liễn:
“Hoàng phong xử sĩ thanh cao lão,
Tự hiệu thư sinh tiết liệt thần”
Câu trên nói về Võ Trường Toản là một cụ già thanh cao, không chịu ra làm quan, ở ẩn dạy học, được vua Gia Long cho là “Sùng Ðức Xử Sĩ.” Câu dưới nói về cụ Phan Thanh Giản, một bề tôi tiết liệt, nhưng khi gần chết dặn người sau chỉ ghi câu “lão thư sinh” (học trò già) mà thôi. Lús sinh tiền, khi làm Kinh Lược Vĩnh Long, cụ Phan thường cùng Ðề Học Nguyễn Thông nhóm họp các văn nhân thi sĩ tại Văn Thánh Miếu, đọc sách, làm văn. Thượng Thư Bộ Học Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục) đời vua Duy Tân, có viếng Văn Thánh Miếu, và nhân đó có đề đôi liễn:
“Xuân Thu hà đẳng càn khôn, đạo tại ngũ kinh song nhật nguyệt,
Thù Tứ biệt thành võ trụ, đồ qua lục tỉnh nhất cung tường.”
(Ðời Xuân Thu trời đất bậc nào, đạo ở năm kinh đôi nhật nguyệt,
Sông Thù, Tứ cõi bờ riêng đó đường qua sáu tỉnh một cung tường)
“Hoàng phong xử sĩ thanh cao lão,
Tự hiệu thư sinh tiết liệt thần”
Câu trên nói về Võ Trường Toản là một cụ già thanh cao, không chịu ra làm quan, ở ẩn dạy học, được vua Gia Long cho là “Sùng Ðức Xử Sĩ.” Câu dưới nói về cụ Phan Thanh Giản, một bề tôi tiết liệt, nhưng khi gần chết dặn người sau chỉ ghi câu “lão thư sinh” (học trò già) mà thôi. Lús sinh tiền, khi làm Kinh Lược Vĩnh Long, cụ Phan thường cùng Ðề Học Nguyễn Thông nhóm họp các văn nhân thi sĩ tại Văn Thánh Miếu, đọc sách, làm văn. Thượng Thư Bộ Học Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục) đời vua Duy Tân, có viếng Văn Thánh Miếu, và nhân đó có đề đôi liễn:
“Xuân Thu hà đẳng càn khôn, đạo tại ngũ kinh song nhật nguyệt,
Thù Tứ biệt thành võ trụ, đồ qua lục tỉnh nhất cung tường.”
(Ðời Xuân Thu trời đất bậc nào, đạo ở năm kinh đôi nhật nguyệt,
Sông Thù, Tứ cõi bờ riêng đó đường qua sáu tỉnh một cung tường)
Sông Cổ Chiên
Có những giai thoại gắn liền với những địa danh đặc biệt nổi tiếng ở Vĩnh Long xưa như sông Cổ Chiên chẳng hạn. Sông Cổ Chiên ở Vĩnh Long là nơi từng xãy ra nhiều trận hải chiến lịch sử giữa quân ta và quân Xiêm, quân ta và quân Chân Lạp, và giữa quân Tây Sơn và quân Nguyễn Ánh. Không biết bao nhiêu binh sĩ đã phải bỏ mình nơi đây, vì vậy mà từ xưa thường hiển hiện nhiều điều quái dị. Có những ma quỉ hiện về làm cho ghe thuyền qua lại vùng này hết sức kinh dị. Có người bảo đó là oan hồn các chiến sĩ trận vong, uất hận vì bị thảm tử trong các trận ác chiến chưa được siêu sinh. Vậy phải lập đàn cầu siêu cho các vong linh để cho vùng này được yên ổn. Dân chúng nghe theo, lập đàn cầu siêu cho các oan hồn. Từ đó yên ổn, không còn bóng hình ma quái nữa. Nhưng cũng từ đó lại sinh ra những tiếng động lạ lùng như vang lên từ dưới đáy sông, nghe kỷ thì như tiếng chuông, tiếng trống vang dội ầm ĩ. Nhiều người lắng nghe và cùng có cảm giác như tiếng trống giục, tiếng chiêng khua trong những trận thủy chiến hải hùng. Từ đó người ta gọi sông này là sông Cổ Chiên là vì vậy. Cổ là trống, Chiên có lẽ là Chiêng, tức là tiếng chiêng, tiếng trống vang dầy. Một giai thoại khác cũng rất đặc biệt, có liên hệ tới danh xưng Long Hồ. Ở Vĩnh Long có một nơi mà Tiền Giang và Hậu Giang cùng mấy sông khác tiếp nối nhau làm cho nước xoáy vòng và người địa phương ở đây đặt tên chổ đó là Hồi Oa, tức là nơi Nước Xoáy. Người ta kể là hồi năm 1787 dân chúng ở Hồi Oa xôn xao về tin Thánh Giá (Nguyễn Ánh) sẽ ngự đến đây và như vậy chắc chốn này không tránh được nạn đao binh (giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh). Ít lâu sau Nguyễn Ánh đến thật, và nhà vua đã chiêu dụ được nhiều người trong vùng, gây nhiều cảm tình trong dân chúng, được mọi người hết lòng phò giúp. Nguyễn Ánh cho xây đắp thành đất ở đây hai bên có lập đồn phòng thủ. Binh Tây Sơn nhiều lần tiến đánh nhưng không thắng nổi đành phải rút quân. Nguyễn Ánh xem đây là đất hưng vượng bèn cho đổi tên Hồi Oa thành ra Long Hưng. Các vùng gần đó đều đổi tên có chữ Long đứng đầu như Long Ẩn, Long Thắng, Long Hậu, v v . . . Con sông Long Hồ trước kia mang tên Chân Lạp là Tầm Vồ cũng theo xu hướng chung đó mà đổi là sông Long Hồ. Ðêm đêm người ta còn nghe các cô gái chèo ghe ngâm:
“Tầm Vồ rày đã đóng đô,
Xin quan đổi lại Long Hồ cho xinh”.
“Tầm Vồ rày đã đóng đô,
Xin quan đổi lại Long Hồ cho xinh”.
Trà Ôn
Vĩnh Long có cù lao (hay Cồn) Tân Phong, thuộc quận Chợ Lách, rất nổi tiếng về sản xuất ốc gạo. Cồn Tân Phong nằm giữa dòng sông, dài khoảng 3 km, ngang chừng 1,5 km. Ở đây ốc gạo sản sinh nhiều và nhanh, chỉ 3 tháng là ăn được. Mùa ốc gạo là từ tháng 3 đến tháng 6, đặc biệt trong tháng 5 là ốc ngon nhất. Ðồng bào Tân Phong thường bắt ốc gạo ban đêm để sáng hôm sau bán ở chợ Cái Bè, Mỹ Tho. Muốn bắt ốc gạo người ta phải lặn xuống đáy sông (ở những nơi sông không sâu), cào ốc vào rổ rồi chuyển cho tốp người khác đem lên bờ. Phần đông là phụ nữ làm các công việc vận chuyển trên bờ. Ở những nơi sâu người ta phải dùng vợt bằng giây gai lặn xuống xúc ốc lên đổ ngay lên ghe đậu gần bên. Ngày xưa khi chưa có cầu, mỗi lần qua Bắc Mỹ Thuận người ta thường thấy nhiều người bán ốc gạo. Ðó là ốc gạo sản xuất ở Cù Lao Tân Phong. Cũng ở Bắc Mỹ Thuận du khách có thể thưởng thức nhiều món ăn độc đáo cũng như những thứ trái cây đặc biệt của vùng : các loại chim nướng thơm ngon, ổi xá lị to tướng mát rượi. Ngày nay Bắc Mỹ Thuận không còn. Chổ này bây giờ là một cây cầu rất hiện đại giúp việc lưu thông từ Miền Ðông qua Miền Tây (hay ngược lại) hết sức dễ dàng tiện lợi. Nhưng những người của các thế hệ lớn tuổi hơn, có những hiểu biết về Bắc Mỹ Thuận, chắc không khỏi ngậm ngùi luyến tiếc một số kỷ niệm vui buồn nào đó về bến đò Mỹ Thuận của năm xưa.
Chợ Tam Bình thời Pháp thuộc
Một nhà tu người Vĩnh Long có bài thơ về tỉnh Vĩnh Long và 7 quận của tỉnh này (quận Châu Thành, quận Bình Minh, quận Tam Bình, quận Chợ Lách, quận Trà Ôn, quận Vũng Liêm, và quận Minh Ðức) trong khi nhà sư đi vân du các nơi. Người viết xin phép trích dẫn những đoạn diễn tả độc đáo về vùng địa lý này để kết luận cho bài viết Nhớ Về Vĩnh Long này.
Vĩnh Long cảnh đẹp người xinh,
Quyện lòng du khách gợi tình nước non!
(Quận Châu Thành)
Có ai về đến Vĩnh Long
Cho tôi nhắn gởi đôi dòng nhớ thương!
Nhớ Long Hồ, nắng hai sương
Nhớ thuyền đủng đỉnh ngược đường Cổ Chiên.
Thương cụ Phan lấy bút nghiên,
Chống quân xăm lược, đoạt miền Ðông Nam.
Thêm vào đấy những danh lam,
Tân kỳ, cổ kính, lòng làm sao quên?
Miếu Tổng Quốc Công hương ngút tỏa,
Tám lăm (85) lá sắc miếu công thần
Ngàn năm “Văn Thánh” trơ sương tuyết
Di Lặc tươi cười rạng ý dân. . . .
(Quận Bình Minh)
Ba Càn phát xuất nhiều tôm cá
Chim chuột, bắp dưa, bưởi, mận, cam
Du khách thương hồ hay ngoại quốc
Về rồi vẫn nhớ món chim ram.
Sông Hậu hai bờ cây trái thanh,
Nối liền chiếc Bắc đượm tình duyên
Phần đông tín ngưởng theo tôn giáo
Hoa Việt thêm vào Việt gốc Miên. . . .
(Quận Tam Bình)
Tam Bình giáp với Trà Vinh
Sống về ruộng rẫy, dân tình hiền lương. . .
(Quận Chợ Lách)
Quận Chợ Lách nhiều vườn cây ăn trái
Giáp Cái Mơn, Kinh Xáng một con đò. . .
Tân Phong ốc gạo nhiều như gạo
Tựa thế Ba Càn có ốc cao.
(Quận Trà Ôn)
Nước ngọt quanh năm, nhiều Cá Cháy
Sùng Nho, sùng Ðạo, sống hiền lương
Có Lăng Thống Chế tên Ðiều Bác
Phò hộ dân cư được cát tường. . .
(Quận Vũng Liêm)
Ðất có phì nhiêu cây trái ngọt
Nửa phần làm ruộng, nửa làm vườn. . .
(Quận Minh Ðức)
Sinh hoạt đủ ngành người tấp nập
Chuyên về ruộng rẫy, sống quân bình
Những cô thôn nữ bên dòng nước
Mơ bóng tình quân, hưởng thái bình.
Vĩnh Long tiền ruộng, bạc sông
Mái chèo khoan nhặt, bóng hồng thướt tha
Nụ cười chào khách gần xa
Hẹn ngày trỗi hát bài ca thanh bình.
(Lưu niệm ngày dừng chân nơi 7 quận Vĩnh Long - Thượng Tọa Giác Huệ)
Vĩnh Long cảnh đẹp người xinh,
Quyện lòng du khách gợi tình nước non!
(Quận Châu Thành)
Có ai về đến Vĩnh Long
Cho tôi nhắn gởi đôi dòng nhớ thương!
Nhớ Long Hồ, nắng hai sương
Nhớ thuyền đủng đỉnh ngược đường Cổ Chiên.
Thương cụ Phan lấy bút nghiên,
Chống quân xăm lược, đoạt miền Ðông Nam.
Thêm vào đấy những danh lam,
Tân kỳ, cổ kính, lòng làm sao quên?
Miếu Tổng Quốc Công hương ngút tỏa,
Tám lăm (85) lá sắc miếu công thần
Ngàn năm “Văn Thánh” trơ sương tuyết
Di Lặc tươi cười rạng ý dân. . . .
(Quận Bình Minh)
Ba Càn phát xuất nhiều tôm cá
Chim chuột, bắp dưa, bưởi, mận, cam
Du khách thương hồ hay ngoại quốc
Về rồi vẫn nhớ món chim ram.
Sông Hậu hai bờ cây trái thanh,
Nối liền chiếc Bắc đượm tình duyên
Phần đông tín ngưởng theo tôn giáo
Hoa Việt thêm vào Việt gốc Miên. . . .
(Quận Tam Bình)
Tam Bình giáp với Trà Vinh
Sống về ruộng rẫy, dân tình hiền lương. . .
(Quận Chợ Lách)
Quận Chợ Lách nhiều vườn cây ăn trái
Giáp Cái Mơn, Kinh Xáng một con đò. . .
Tân Phong ốc gạo nhiều như gạo
Tựa thế Ba Càn có ốc cao.
(Quận Trà Ôn)
Nước ngọt quanh năm, nhiều Cá Cháy
Sùng Nho, sùng Ðạo, sống hiền lương
Có Lăng Thống Chế tên Ðiều Bác
Phò hộ dân cư được cát tường. . .
(Quận Vũng Liêm)
Ðất có phì nhiêu cây trái ngọt
Nửa phần làm ruộng, nửa làm vườn. . .
(Quận Minh Ðức)
Sinh hoạt đủ ngành người tấp nập
Chuyên về ruộng rẫy, sống quân bình
Những cô thôn nữ bên dòng nước
Mơ bóng tình quân, hưởng thái bình.
Vĩnh Long tiền ruộng, bạc sông
Mái chèo khoan nhặt, bóng hồng thướt tha
Nụ cười chào khách gần xa
Hẹn ngày trỗi hát bài ca thanh bình.
(Lưu niệm ngày dừng chân nơi 7 quận Vĩnh Long - Thượng Tọa Giác Huệ)
Tỉnh Vĩnh Long không ảnh 1967
Nguyễn Thanh Liêm (LTS: Giáo sư Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Liêm sinh trưởng tại quận Bình Ðại, Mỹ Tho – sau này là quận Hàm Long, tỉnh Kiến Hòa. Tốt nghiệp Cao Ðẳng Sư Phạm, có bằng Cử Nhân Giáo Khoa Việt Hán, và bằng Ph.D. về Nghiên Cứu và Lượng Giá Giáo Dục, Giáo sư từng làm hiệu trưởng trường Trịnh Hoài Ðức, Bình Dương và trường Petrus Ký, Sài Gòn. Giáo sư cũng là Thứ Trưởng Bô Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên, Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975. Giáo sư hiện là Chủ Tịch của tổ chức Lê Văn Duyệt Foundation và Trưởng Ban Biên Tập của hai tập san Ðồng Nai Cửu Long và Tiền Giang Hậu Giang. Giáo sư là cố vấn của Viện Việt Học, cố vấn đặc biệt của hội Ái Hữu Petrus Ký, cố vấn của hội đồng hương Vĩnh Long, cố vấn của hội Nguyển Ðình Chiểu – Lê Ngọc Hân, và của một số các hội đoàn khác.)
Nguyễn Thanh Liêm
Sưu tầm từ trang nhà Quốc Gia Hành Chánh
Nguyễn Thanh Liêm
Sưu tầm từ trang nhà Quốc Gia Hành Chánh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét