I - Phong Trào Duy Tân (1906 - 1908),
Phong Trào Duy Tân
Phan, Trần, Huỳnh: phát động Phong Trào
Nâng đở đồng bào kiến thức trau
Cải cách Tam Dân tâm sáng suốt
Thực thi Nhị Thức lực dồi dào
Kinh Doanh lập hội khai trương mạnh
Giáo Dục mở trường phát triển mau
Nam, Ngãi đầu tiên lan rộng khắp
Hai năm giặc Pháp diệt Phong Trào...!!
Nguyễn Minh Thanh
- Phong trào Duy Tân do quý Ô... Phan Chu Trinh, Trần Qúy Cáp, Huỳnh Thúc Kháng... xây dựng và phát động (1906 - 1908), khởi từ Quảng Nam, Quảng Ngãi...
- Tam Dân cải cách: Khai Dân Trí, Chấn Dân Khí, Hậu Dân Sinh
- Nhị Thức: Kinh Tế, Giáo Dục
1- Hoạt Động - Cải Cách
Qúy Ông... Xuất thân Nho học nhưng sớm giác ngộ tư tưởng Duy Tân và muốn cải cách xã hội. Ông TQC, cùng với Huỳnh Thúc Kháng, Phan Chu Trinh và những tâm giao khởi xướng Phong Trào Duy Tân.
Mục đích là “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” thông qua việc
- Giáo dục: Mở các trường tân học, bỏ lối học tầm chương trích cú.
- Kinh Tế: phát triển Công, Nông, Thương v.v…
2- Bài xích cử nghiệp, đề xướng tân học
- Năm 1904, ba Ông cùng nhau lên tận các vùng rừng sâu, núi non hiểm trở của Quảng Nam như Phước Sơn, Thanh Mĩ để tuyên truyền vận động dân chúng chăm chỉ làm ăn sinh sống để thay đổi cuộc sống theo tinh thần Duy Tân.
- Năm 1905, ba Ông lại lên đường đi vào các tỉnh phía Nam để quan sát tình hình, vận động Duy Tân. Đi đến đâu các ông cũng tuyên truyền tư tưởng Duy Tân, cổ súy dân quyền và được nhiều người hưởng ứng.
Sau chuyến Nam du về, Trần Quý Cáp cùng với các bậc thân hào trong tỉnh bắt tay thực hiện công cuộc Duy Tân, xướng lập Thương Hội, mở trường Tân học… Phong trào không chỉ rầm rộ ở Quảng Nam mà còn lan ra các tỉnh ở Nam Trung Bộ.
3 - Dĩ nông hợp quần
- Năm 1906, thực hiện chủ trương "Dĩ nông hợp quần", Ô.Trần Quý Cáp lập Nông Hội .
Tiên sinh thuê một sở ruộng làng Cẩm Nê chỗ giáp giới huyện Hòa Vang với phủ Điện Bàn, diện tích ước chừng hai mươi mẫu để lập Nông Hội. Tiên sinh đứng ra tổ chức và trông coi sự làm ruộng ấy, mục đích để lấy hoa lợi tiếp tế cho anh em du học.
- Năm 1904, Ô. Trần Quý Cáp đang ở Cẩm Nê thì triều đình bổ chức Giáo Thụ Thăng Bình.
Trường Ô. dạy chữ Quốc ngữ, Pháp ngữ, dạy các môn khoa học tự nhiên và xã hội, dạy thủ công, thể dục, võ thuật, chú trọng thực dụng và có tính cách hướng nghiệp. Ông còn tổ chức diễn thuyết cổ động cho Tân học khiến hàng ngũ thân hào nhân sĩ tự nguyện góp công, góp của dựng lên những ngôi trường Duy Tân trong các xóm làng.
Ông có bài Chiêu Hồn Nước nhằm khuyến học Quốc Ngữ
“Chữ Quốc Ngữ là hồn trong nước
Phải đem ra ra tỉnh trước dân ta
Một người học, muôn người đều biết
Trí đã khôn, trăm việc phải hay
Lợi quyền đã nắm trong tay
Có ngày tấn hóa, có ngày văn minh”.
II - Ông Trần Quý Cáp (1870 – 1908)
Trần Quý Cáp
Học tài thi phận đã bao lần
Tiến sĩ hoàn thành giúp mẫu thân
Giáo Thụ phổ thông: - chân thiện mỹ
Duy Tân truyền đạt: - thực khoa tân
Tâm đầu liên kết người ưu quốc
Ý hợp giao du kẻ ái dân
Quốc ngữ dạy thêm môn Pháp ngữ
Tam Dân cải cách chí ân cần.
Nguyễn Minh Thanh kính bút
1 - Lược Truyện:
Trần Quý Cáp (1870 – 1908), hiệu là Thái Xuyên. Ông người huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Lúc trẻ, đã nổi tiếng là học trò lỗi lạc cùng thời Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng. Nhưng khoa cử lận đận. Ông rất hiếu kính phụ mẫu. Khi cha lâm bịnh Ô. tận tụy châm lo, vâng lời Mẹ đi nhận chức Giáo Thọ.
Maĩ, năm 1904, lúc đã 35 tuổi, Ô. thi Hội rồi thi Đình, đỗ Nhất Giáp Tiến sĩ cùng khoa với Ô.Huỳnh Thúc Kháng.
Khi triều đình bổ chức Giáo thụ Thăng Bình Quảng Nam, tiên sinh không muốn đi. Nhưng thân bằng lấy sự nhà nghèo và mẹ già khuyến khích, tiên sinh mới đi. Việc này, Ô.Huỳnh Thúc Kháng cũng viết: "Làm quan vì mẹ há vì tiền”.
Năm 1908 Ô. tham gia phong trào Duy Tân chống Pháp. Ông tích cực Hoạt Động - Cải Cách...
Những việc làm của Ông được quần chúng hưởng ứng mạnh mẽ, gây tiếng vang lớn làm cho giới cựu học phải gai mắt, nhà cầm quyền e ngại, lo sợ. Vì vậy, chúng đổi Ông vào làm Giáo Thụ Ninh Hòa (Khánh Hòa) với mục đích tách Ông ra khỏi phong trào Duy Tân đang sôi sục ở Quảng Nam.
Maĩ, năm 1904, lúc đã 35 tuổi, Ô. thi Hội rồi thi Đình, đỗ Nhất Giáp Tiến sĩ cùng khoa với Ô.Huỳnh Thúc Kháng.
Khi triều đình bổ chức Giáo thụ Thăng Bình Quảng Nam, tiên sinh không muốn đi. Nhưng thân bằng lấy sự nhà nghèo và mẹ già khuyến khích, tiên sinh mới đi. Việc này, Ô.Huỳnh Thúc Kháng cũng viết: "Làm quan vì mẹ há vì tiền”.
Năm 1908 Ô. tham gia phong trào Duy Tân chống Pháp. Ông tích cực Hoạt Động - Cải Cách...
Những việc làm của Ông được quần chúng hưởng ứng mạnh mẽ, gây tiếng vang lớn làm cho giới cựu học phải gai mắt, nhà cầm quyền e ngại, lo sợ. Vì vậy, chúng đổi Ông vào làm Giáo Thụ Ninh Hòa (Khánh Hòa) với mục đích tách Ông ra khỏi phong trào Duy Tân đang sôi sục ở Quảng Nam.
2 - Bị bắt và Thọ hình:
- Năm 1908, Ô. Trần Quý Cáp vào Ninh Hòa. Chưa bao lâu thì cuộc biểu tình chống sưu thuế nổ ra ở Quảng Nam rồi lan nhanh đến các tỉnh từ Phú Yên đến Hà Tĩnh. Dù Phong Trào chưa nổi lên ở Khánh Hòa và không có bằng chứng. Song, Ô.Trần Quý Cáp vẫn bị bắt và bị xử Chém Ngang Lưng ngày 17/5/1908, tại bãi sông Cạn.
Hiện nay, đền thờ Ô. trang nghiêm tại Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà
Trong bài điếu Ông, cụ Phan Bội Châu viết: “Nhớ khi ông tới trường chém, dao đã kề cổ, còn ung dung xin với quan giám trảm cho đặt án, đốt hương, áo mão nghiêm trang, bái tạ quốc dân năm bái, rồi khẳng khái tựu hình, sắc mặt in như khi nhóm trò giảng sách”.
Trần Quý Cáp
Hạo Khí Thiên Thu
Thiên thu hạo khí đấng Anh Hùng
Trọng nghĩa khinh tài trọn thủy chung
Phụ Mẫu chu toàn đầy chữ hiếu
Quốc dân phụng sự đủ lòng trung
Ung dung lâm tử không nao núng
Bình tĩnh thọ hình chằng ngại ngùng
Cõi chết hiêu hiêu như dạo mát
Coi thường Pháp tặc Chém Ngang Lưng...!!
Nguyễn Minh Thanh bái bút
III - Phần Kết:
Ông mất lúc 38 tuổi. Cả đời Ô. tận tụy vì nước, hy sinh vì nước, chưa lập gia đình... !!
Trải qua 5000 năm, biết bao anh hùng liệt nữ hy sinh. núi xương sông máu. Vậy mà bây giờ Sông Núi chẳng ra chi...!! Chỉ cần so với Singapore mới lập quốc lắm thẹn thùng. Thế đó, họ vẫn tự hào, mãi tự hào??? Buồn cười... Chẳng lẽ họ " Tự Hào " về việc:
" Lao Động cảnh ngoài Nam bán sức
Làm Dâu Xứ Ngoại Nữ buôn ngao "
Trải qua 5000 năm, biết bao anh hùng liệt nữ hy sinh. núi xương sông máu. Vậy mà bây giờ Sông Núi chẳng ra chi...!! Chỉ cần so với Singapore mới lập quốc lắm thẹn thùng. Thế đó, họ vẫn tự hào, mãi tự hào??? Buồn cười... Chẳng lẽ họ " Tự Hào " về việc:
" Lao Động cảnh ngoài Nam bán sức
Làm Dâu Xứ Ngoại Nữ buôn ngao "
Cảm Thán
Tiền nhân xương máu đổ miên man
Cố quốc gập ghềnh lắm bất an
Y Tế dân sinh giường thiếu thốn
Học đường giáo dục Mác vênh vang
Sơn lăng chiếm đất xây bề thế
Biệt phủ dát vàng cất dọc ngang
Giặc Bắc sóng tràn nghiêng xứ sở
Đặc Khu Đại Phố vết dầu loang...!!
Nguyễn Minh Thanh
Sau hết câu đối hậu sinh kính ngưỡng tiếc thương Ngài:
" - Hiếu Trung lưỡng toàn hảo công phụng sư,̣ tận tụy hy sinh thiên địa thiểu !!
- Can đảm nhất xứ ung dung thọ tử, vô tiền khoáng hậu cổ lai hi !! "
Nguyễn Minh Thanh biên soạn - hiệu đính
( GA, Dec - 10 - 2024 )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét