Thứ Tư, 18 tháng 12, 2019

Đất Phương Nam I - Danh Lam Thắng Cảnh Trong Tỉnh Tây Ninh (Phần Cuối)



Danh Lam Thắng Cảnh Trong Tỉnh Tây Ninh:

Về thắng cảnh, Tây Ninh có hồ Dầu Tiếng và núi Bà Đen. Hồ Dầu Tiếng nằm cách thị xã Tây Ninh khoảng 20 cây số, có diện tích trên 27 ngàn mẫu tây, với sức chứa trên 1,58 tỷ mét khối nước, đủ sức dẫn thủy nhập điền cho các vùng phụ cận Tây Ninh. Hồ Dầu Tiếng bao la với rất nhiều ốc đảo thiên nhiên trông rất đẹp, không khí ở đây rất trong lành và mát mẻ, đây là một trong những địa điểm du lịch và nghỉ mát rất tốt. Người dân địa phương ở đây kể lại trước kia nơi đây đã từng có suối Bà Chiêm, một trong những con suối rất đẹp trong vùng, tuy nhiên, có lúc con suối ấy khô cạn, và ngày nay con suối ấy đã vĩnh viễn chìm sâu trong lòng hồ. Tây Ninh thuộc vùng đất phù sa cũ nên đất đai đã cằn cỗi, hết 10 phần trăm là đá đỏ, một loại nham thạch lâu đời. Ngoài lớp mỏng đất mùn trên mặt, bên dưới là sạn sỏi, nếu có đất cũng chỉ là đất phèn. Hồ Dầu Tiếng nằm trong địa phận của nhiều xã, thuộc ba tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và Bình Phước. Đây là một trong những hồ nhân tạo lớn nhất của Việt Nam, chỉ đứng sau hồ thủy điện Hòa Bình với dung tích 9 tỷ mét khối và hồ Thác Bà với dung tích khoảng 3 tỷ mét khối. Tuy nhiên, thắng cảnh Hồ Dầu Tiếng mang một vẻ đẹp tự nhiên như thắng cảnh thiên nhiên. Năm 1981, người ta đã đào một con kinh chính dài khoảng 45 cây số bên phía Đông Hồ, cùng với một hệ thống kinh phụ dài trên 200 cây số, đưa nước Hồ Dầu Tiếng vào những cánh đồng khô cạn từ Tây Ninh về đến Củ Chi. Về phía Tây của hồ, người ta cũng đào một con kinh chính dài khoảng 39 cây số và hệ thống kinh phụ dài khoảng 145 cây số, đưa nước Hồ Dầu Tiếng vào những cánh đồng khô cạn ở phía Tây, tưới tẩm cho trên 83 ngàn mẫu ruộng. Ngày nay khu Hồ Dầu Tiếng là khu du lịch thu hút rất nhiều du khách khắp cả miền Nam. chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng, chùa Hang, cùng một số hang động khác được chư Tăng Ni và những đạo sĩ dùng làm nơi thờ tự hoặc tu tập như động Thanh Long, động Ông Hổ, động Ba Cô, động Thiên Thai và động Ông Tà, vân vân. Hằng năm cứ vào dịp đầu năm âm lịch, dân chúng địa phương thường tổ chức Lễ Hội Xuân trên Núi Bà. Lễ hội nầy thường thu hút hàng triệu khách thập phương, không chỉ dân Tây Ninh hay miền Nam, mà còn cả dân tứ xứ nữa. Sau khi chiến tranh chấm dứt (sau 1975), người ta thiết lập hệ thống dây cáp treo cho khách hành hương dễ dàng lên đỉnh Núi Bà vãng cảnh. Từ tỉnh lỵ Tây Ninh, theo tỉnh lộ số 4 về phía đông bắc khoảng 3 cây số, ngang qua suối Lâm Vồ, hết đoạn nầy rẽ sang tỉnh lộ 785, đi thêm khoảng 7 cây số nữa thì đến chân núi Bà Đen. Núi nằm bên phải và cách con lộ khoảng 2 cây số. Kỳ thật, núi Bà Đen không phải chỉ đơn thuần một ngọn núi, mà là một dãy gồm có ba ngọn, đó là ngọn Chơn Bà Đen, ở phía đông nam, cao 986 mét; ngọn núi Đất ở phía tây và ngọn núi Cậu ở phía bắc, thấp hơn. Giữa Núi cậu và Núi Đất có một dòng suối, gọi là suối Vàng, có lẽ bên dưới dòng suối có những thỏi đá nhỏ, có sắc màu óng ánh như vàng, mà từ trên nhìn xuống người ta có cảm tưởng như đó là những thoi vàng thật. Núi Bà ở Tây Ninh nổi tiếng không thua gì Núi Sam ở Châu Đốc. Đại Nam Nhất Thống Chí thì ghi là núi Bà Đinh hay Linh Sơn. Người dân địa phương còn gọi là núi ‘Điện Bà’. Núi nầy nằm trên phần đất của ba xã: NinhThành, Phước Hội và Tân Hưng. Theo Gia Định Thành Thông Chí, núi Bà Đinh là núi đá gập ghềnh, cây cối xanh tốt, trên có chùa Vân Sơn ngó xuống hồ nước, đường lên đỉnh quanh co với nhiều cảnh thiên nhiên. Nước trong hồ trong trẻo và phẳng lặng, thường có rùa vàng nổi lên, nhưng khi người ta đến gần thì chúng biến mất. Nhiều đêm thanh vắng, người ta còn thấy thuyền rồng bơi lượn trong hồ, cũng là do khí thiêng kết thành. Đường lên Núi Bà Đen là những bậc đá liên tiếp nhau, trừ những đoạn không dốc lắm thì không có bậc. Trên suốt quãng đường lên núi, đa phần hai bên là bóng mát của các rừng cây. Lên cao khoảng 700 mét thì có một khoảng đất bằng phẳng, có Linh Sơn Tự với tường thành bao quanh, như một khoảng sân rộng. Tại đây nổi tiếng nhất vẫn là Miễu Bà, nơi mà người dân địa phương thờ một pho tượng một người đàn bà có nước da đen, mặc áo đỏ, được dân chúng sùng bái vì rất linh thiêng. Xung quanh bàn thờ Bà, người ta còn thờ nhiều vị thần khác, như ông Địa, ông Tà, cậu Tài, cậu Quí, cô Hồng, cô Hạnh, vân vân. Núi Bà Đen có nhiều truyền thuyết về tín ngưỡng dân gian nên ngày nay cư dân ở đây vẫn theo đó mà tổ chức những ngày lễ hội truyền thống. Hàng năm lễ Vía Bà(43) được tổ chức làm 3 lần: đây thờ phượng. Kỳ thật, vùng núi Bà Đen không phải là một ngọn duy nhất, mà khi lên cao có nhiều ngọn núi nhỏ như về phía Đông là núi Cậu, về phía Tây Bắc là núi Heo và núi Phụng. Trong các núi này có nhiều hang động thiên nhiên hùng vĩ, khí hậu trong lành, cùng với vẻ đẹp tuyệt mỹ của các hang động và môi trường gần như nguyên sinh của những khu rừng trên núi... đã làm cho chẳng những cư dân địa phương, mà cả những cư dân Nam Kỳ đều muốn về đây một lần để được thờ phượng sự linh thiêng của Núi Bà và thưởng lãm vẻ đẹp tuyệt mỹ của thiên nhiên. 

Hồ Dầu Tiếng

Vùng Đất Một Thời Mang Tên Hậu Nghĩa:

Vì nhu cầu an ninh lãnh thổ, vào ngày 15 tháng 10 năm 1963 (trước ngày bị lật đổ có nửa tháng), Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã ban hành sắc luật thành lập tỉnh Hậu Nghĩa mà tỉnh lỵ là Khiêm Cương. Về vị trí của tỉnh Hậu Nghĩa, Bắc giáp Tây Ninh, Nam giáp Tân An và Chợ Lớn, Đông giáp Bình Dương, và Tây giáp Mộc Hóa. Lúc đó tỉnh Hậu Nghĩa gồm các quận Đức Huệ, Đức Hòa(44), Củ Chi(45) và Trảng Bàng(46).
Mục đích thành lập tỉnh Hậu Nghĩa là vừa ngăn chặn sự xâm nhập của địch từ vùng mật khu Mỏ Vẹt và Ba Thu mà cũng vừa tăng cường vòng đai an ninh cho thủ đô Sài Gòn. Vì tính theo đường chim bay, quận Đức Hòa chỉ cách thủ đô Sài Gòn có 20 cây số mà thôi. Trong thời Pháp thuộc, các quận Trảng Bàng và Củ Chi thuộc tỉnh Tây Ninh, còn Đức Hòa thuộc tỉnh Tân An, về sau này được cho sáp nhập vào Chợ Lớn. Như vậy những quận này không phải là những vùng hoang vu mới khai khẩn, mà là những vùng đất thuộc, đã có dân cư từ lâu đời. Dù đất đai Hậu Nghĩa không phì nhiêu mầu mỡ như các vùng Lái Thiêu, Bình Dương, hay các tỉnh miền Tây, nhưng cây trái ở đây cũng rất sung túc, thường thì dư dùng cho dân trong tỉnh, còn dư lại thường được dân chúng vận chuyển qua ngã Phú Lâm vô Chợ Lớn hay ra Sài Gòn để phân phối cho các quận nội thành. Trong thời chiến tranh Nam Bắc thì Đức Hòa, Đức Huệ, Trảng Bàng, Củ Chi là những điểm nóng của chiến tranh gần thủ đô Sài Gòn nhất vì vùng này tương đối gần các mật khu Hố Bò, Bời Lời, Lào Táo và vùng địa đạo Củ Chi của Việt Cộng. Trong địa phận tỉnh Hậu Nghĩa, thì Đức Hòa là quận nhộn nhịp nhất vì nó là điểm giao tiếp giữa Chợ Lớn Sài Gòn và các vùng khác trong tỉnh. Ngã tư Đức Hòa còn là giao điểm của các con đường tỏa đi Bàu Trai(47), Hựu,Trảng Bàng, Củ Chi và Hốc Môn. Liên tỉnh lộ 10 đi từ Sài Gòn lên Đức Hòa, Hậu Nghĩa, sau đó nó trở thành tỉnh lộ 825 đi biên giới Việt Miên. Ngoài ra, liên tỉnh lộ 10 và 19 còn nối liền Hậu Nghĩa với các tỉnh xung quanh và sang Cao Miên. Hậu Nghĩa không có non xanh nước biếc như những vùng ven biển, nhưng Hậu Nghĩa cũng có những cánh đồng bát ngát bao la và đó đây những cụm rừng tràm, tuy không lớn lắm nhưng cũng đủ biến Hậu Nghĩa thành những căn cứ địa cho quân Bắc Việt trong thời chiến tranh.

Tây Ninh Sau Năm 1975:



Sau năm 1975, chánh quyền mới sắp xếp lại các tỉnh miền Nam. Về vị trí của tỉnh Tây Ninh, phía Bắc giáp Campuchia, phía tây và tây nam cũng giáp Campuchia, phía đông bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía đông nam giáp tỉnh Bình Dương, và phía nam giáp tỉnh Long An. Theo Tập Bản Đồ Hành Chánh Việt Nam năm 2003, tỉnh Tây Ninh có diện tích khoảng 4.127 cây số vuông và tổng dân số khoảng 965.000 người, gồm thị xã Tây Ninh và 8 huyện: Bến Cầu, Châu Thành, Dương Minh Châu, Gò Dầu, Hòa Thành, Tân Biên, Tân Châu, và Trảng Bàng. Tuy nhiên, theo thống kê năm 2009 của Tấp Bản Đồ Hành Chánh Việt Nam, Tây Ninh vẫn gồm thị xã Tây Ninh và 8 huyện như theo thống kê năm 2003, nhưng tổng dân số đã tăng lên 1.043.100 người. Thị xã Tây Ninh có diện tích gần 137,4 cây số vuông và dân số 126.400 người, mật độ trung bình khoảng 920 người trên một cây số vuông. Huyện Bến Cầu có diện tích hơn 233,3 cây số vuông và dân số 62.700 người, mật độ trung bình khoảng 269 người trên một cây số vuông. Huyện Châu Thành có diện tích hơn 571 cây số vuông và dân số 126.500 người, mật độ trung bình khoảng 221 người trên một cây số vuông. Huyện Dương Minh Châu có diện tích hơn 452,8 cây số vuông và dân số 99.500 người, mật độ trung bình khoảng 220 người trên một cây số vuông. Huyện Gò Dầu có diện tích hơn 250,5 cây số vuông và dân số 140.700 người, mật độ trung bình khoảng 562 người trên một cây số vuông. Huyện Hòa Thành có diện tích hơn 81,8 cây số vuông và dân số 146.400 người, mật độ trung bình khoảng 1.790 người trên một cây số vuông. Huyện Tân Biên có diện tích hơn 853 cây số vuông và dân số 82.600 người, mật độ trung bình khoảng 97 người trên một cây số vuông. Huyện Tân Châu có diện tích hơn 1.110,4 cây số vuông và dân số 107.600 người, mật độ trung bình khoảng 97 người trên một cây số vuông. Huyện Trảng Bàng có diện tích hơn 338 cây số vuông và dân số 150.700 người, mật độ trung bình khoảng 446 người trên một cây số vuông.

Chú Thích:
(1) Tầng phù sa mới có đất màu xám và tầng phù sa cũ có đất màu đỏ.
(2) Từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ XVII.
(3) Tiếng Khmer là Romdum Ray. đó, đến rạng sáng ngày mồng 4, người ta sẽ làm lễ tắm bà với cửa điện đóng kín, trong đó chỉ có 3 vị ni sư và 3 vị nữ Phật tử tại gia. Trước tiên, người ta thắp nhang cúng vái nhằm xin phép Bà để được tắm và thay áo cho Bà. Sau đó, vị ni sư lớn tuổi hạ nhất sẽ cởi áo khoát của Bà, rồi họ chuyền tay những gáo nước thanh sạch nhất đã được nấu bằng lá thơm để dội và kỳ cọ trên tượng Bà, rồi lau tượng cho thật khô, cuối cùng họ thay cho Bà một bộ áo khoát mới. Có người tin rằng nước vừa được dùng để tắm cho Bà và ngay cả những tấm khăn mới vừa lau thân tượng, cũng như chiếc áo khoát cũ của Bà đều có công năng trị được bá bệnh??? Theo thiển ý, người ta có thể tin tưởng vào sự thiêng liêng của Bà, chứ không nên quá mù quáng về những công năng của những thứ vừa kể. Sau khi lễ ‘Tắm Bà’ xong là lễ ‘Trình Thập Cúng’, tức lễ trình lên Bà 10 món: hương, đèn, hoa quả, trà, bánh, rượu, vân vân. Sau đó cư dân bắt đầu vào lễ bái. Dân chúng các nơi lũ lượt kéo nhau vào bên trong điện để lễ bái. Theo thống kê của chánh quyền địa phương, hàng năm có khoảng gần một triệu người qui tụ về đây trong dịp lễ Vía Bà.
(44) Tách ra từ tỉnh Long An.
(45) Tách ra từ tỉnh Bình Dương.
(46) Tách ra từ tỉnh Tây Ninh.
(47) Thời VNCH là tỉnh lỵ Khiêm Cương.

Người Long Hồ
Anaheim ngày 3 tháng 8 năm 2011
Copyright © 2012 by Ngoc Tran. All rights reserved.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét