CÁC VỊ THỦ TƯỚNG CANADA XUẤT SẮC
Theo báo Mac Lean một số Thủ tướng Canada được kể như những vị lãnh đạo tài năng nhất. Các vị đó đã khéo đưa Canada từ một nước nhỏ bé, ít dân tại miền lạnh trở thành một nước được cả thế giới khâm phục.
THỦ TƯỚNG WILFRID LAURIER
Năm 1896 ông Laurier lên làm Thủ tướng, và là người gốc PHÁP đầu tiên lãnh nhiệm vụ này. Và nhờ ý thức thực tiễn, tính tình ưa hoà hoãn kèm theo hình ảnh lịch lãm và phát ngôn khéo léo ông đã đem lại cho Canada một nền ổn định và được coi như lãnh tụ tài giỏi nhất trong thế hệ của ông.
Tuy nhiên dù tài giỏi tới đâu cũng có đôi lần không hợp dân tình và phải nhường chỗ cho đảng đối lập.
Thủ tướng Wilfrid Laurier thất bại sau cuộc tuyển cử 1911 và Ông Robert Blair Borden thủ lãnh đảng Bảo thủ Conservateur lên thay thế trong thời gian 1911-1920 trong khi có cuộc chiến tranh thế giới lần thừ nhất.
Các công trình Ông để lại rầt sâu đậm trong toàn cõi Canada và ông không ngần ngại khi nghĩ rằng thế kỷ thứ 20 là thế kỷ của nước Canada.
Tinh thần hoà hoãn toàn quốc.
Từ khi Hiến pháp năm 1867 ra đời người Canadien gốc Anh rất được ưu đãi trong 19 năm dưới ảnh hưởng của Thủ tưóng Mac Donald và phái Orangiste mong muốn một nước Canada thống nhất với ngôn ngữ chính là Anh ngữ và tôn giáo chính là Tin lành, trong khi người gốc Pháp tại Quebec bị coi thường rất phẫn khích và đòi thêm nhiều quyền lợi cho người gốc Pháp cũng như ủng hộ Thiên chúa giáo. Hơn thế nữa việc xử giảo Louis Riel một người lai Thổ dân và Pháp đã khiến người gốc Pháp và cả Wilfrid Saint Laurent phẫn uất kèm thêm việc vi phạm thoả ước Manitoba khiến các trường Pháp không còn trợ cấp.
Và khối người gốc Pháp cũng như các thổ dân rất mừng khi Saint Laurent thắng Charles Tupper Thủ tướng hậu duệ của Mac Donald và mang chính quyền Liên Bang về đảng Tự Do Liberal
Tình trạng kỳ thị nay không còn nữa khi đảng Conservateur thua tuyển cử. Ông Laurent đã một mặt giảm bớt khí thế quá khích của cả hai phía và tạo trên tình hòa giải khiến Canada tuy có hai đặc điểm khác nhau nhưng vẫn chung sống hài hoà hơn.
Ông ngay trong năm đầu đã thành công trong việc giải quyết vấn đề giáo dục bằng tiếng pháp tại Manitoba. Trước đây chính phủ Manitoba cắt bỏ mọi trợ giúp tài chính cho các cơ sở giáo dục Thiên chúa giáo và do đó các cơ sở giáo dục do Thiên chúa giáo suy kém và học sinh phải theo học trường công dùng Anh ngữ, hành động này trái với thỏa ước Manitoba Act trước đây nhằm cung cấp tài chánh đồng đếu cho hai cơ sở giáo dục Thiên chúa giáo và Tin lành và nhằm giúp cho người gốc Pháp và người Lai Thổ dân với gốc Pháp được dùng tiếng pháp tại tỉnh này , Sau khi Louis Riel một người thổ dân lai Pháp nổi loạn và bị xử giảo các cơ sở giáo dục Pháp bị sút giảm. Hơn nữa người di trú được tuyển từ Âu châu tới Manitoba được chính quyền Bảo thủ ưu đãi vì phần nhiều nói tiếng Anh khiến người gốc Pháp tại Manitoba thành thiểu số và chính phủ tỉnh bang Manitoba đổi đường lối trợ giúp và khiến các cơ sở Thiên chúa giáo gặp khó khăn.
Nay Wilfrid Laurier cải tổ và bắt các trường phải dạy một số giờ tiếng Pháp nhờ đó học sinh gốc Pháp và giáo hội Thiên chuá giáo có cơ hội phục hồi tuy không áp dụng hoàn toàn Thỏa ước Manitoba act về giáo dục nhưng phục hồi lại các trường Pháp tại Manitoba bằng cách bắt buộc các trường phải dạy thêm tiếng Pháp hàng ngày.
Năm 1899 Anh quốc yêu cầu Canada giúp tăng ảnh hưởng Đế quốc Anh bằng giúp gửi quân qua Nam Phi, Laurier chấp thuận và chỉ gửi quân tình nguyện và phần lớn người gốc Anh gia nhập, các người gốc Pháp từ chối và chính trị gia kiêm ký giả Henri Bourrassa đã công kích Laurier vì hành động này.
Năm 1900 vì muốn tăng lợi tức, Laurier tăng thuế đầu người người Hoa trước đây Mac Donald đánh 50 dollars mỗi năm lên 100 dollars, và các năm sau trước số đông người Hoa du nhập Laurier tăng lên $500 mỗi đầu người vào năm 1907.Tuy nhiên người Hoa chưa được quyền bàu cử
Năm 1902 Laurier thăm Anh quốc và tham dự Hội nghị các thuộc địa trù liệu cho Khối Thịnh vượng chung sau này, Đồng thời qua Pháp để thảo luận viêc giao thương với Pháp.
Năm 1906 Laurier đón nhận Saskatchewan và Alberta vào Canada sau khi tách hai tỉnh này ra khỏi vùng Tây Bắc (North West) và vùng này cũng mất phần Yukon năm 1898.
Ông tận tâm theo dõi việc công ty Pacific NR thiết lập đường hỏa xa tới miền Tây.
Năm 1911 Laurier ký sắc luật cản dân da đen tại các tiểu bang miền Nam qua Canada di trú vớì lý do nhân đạo: sợ người da đen không chịu nổi cái lạnh của Canada. Được biết các y sĩ khám bệnh cho người da đen đã nhận chỉ thị gây khó khăn và mặt khác những cuộc tuyên truyền kín đáo khuyên người da đen không nên đến Canada vì không chịu nổi thời tiết quá lạnh.
Hành động này mang danh y tế nhân đạo nhưng ý chính là tư tưởng không ưa da đen của cả người Canada gốc Anh hay Pháp. (Theo nhận định của bà Emilie Nicolas thành viên của viện Ed Broadben).
Thành lập Hải quân.
Trong thời gian hai đế quốc Anh và Đức tranh đua về hải quân, Anh quốc yêu cầu Canada trợ giúp phương tiện tài chánh để tăng cường Hải quân Anh, nhưng Laurier nghĩ khác và thấy cần tạo cho Canada một hải quân riêng biệt. Năm 1910 ông ký Naval Service Act thành lập Hải quân Canada với 5 tuần dương hạm và 6 khu trục hạm và gây tổn phí và đã bắt đầu gặp chống đối. Người gốc Anh muốn ông mang hải quân này hoàn toàn hiến cho cho Anh quốc. Người gốc Pháp cho rằng chi phí về Hải quân quá lớn.
Năm sau ông ký thỏa hiệp thương mãi Reciprocity (tương tự như mậu dịch tự do) với Hoa kỳ và nhờ đó các nông phẩm và lâm sản xuất cảng dễ dàng. Nhưng các công kỹ nghệ phần lớn do người gốc Anh làm chủ ít được chú ý, phản đối vì sợ Hoa kỳ nhân dịp này đem hàng hoá kỹ thuật cao hơn xâm lấn Canada.
Trước một số chống đối ông bèn tổ chức tuyển cử và cuộc tuyển cử năm 1911 đã khiến ông thất bại và lãnh tụ đảng đối lập Robert Borden lên thay thế. Ông Laurier làm thủ tướng 15 năm và đem lại nền hòa hoãn giữa hai nhóm dân gốc khác nhau và tín ngưỡng khác nhau có thể cho rằng đó là bước đầu của chủ thuyết đa văn hoá?
Ông trở lại vị trí lãnh tụ đảng đối lập và chống đối luật trưng binh của Borden vào thời Thế chiến thứ nhất vào năm 1917 khi quân tình nguyện Canada gửi qua Âu châu giảm sút. Ông từ trần năm 1919 .
Ông Lyon Mackenzie King thay ông làm lãnh tụ đảng và ông này sẽ là Thủ tướng Canada thuộc đảng Liberal sau này. Ông Mackenzie King cũng thực hiện được nhiều điều lợi ích cho Canada mặc dầu gặp trở ngại trước tình trạng suy yếu về kinh tế hậu quả của việc suy thoái thị trường chứng khoán năm 1929. Nhưng sau đó ông lại lãnh đạo nước Canada trong thời gian thế chiến thứ 2, và một mặt làm trọn nhiệm vụ một nước tham chiến, mặt khác ông cũng đưa ra nhiều biện pháp cải tiến xã hội trong chiến tranh và trong thời gian hậu chiến.
THỦ TƯỚNG ROBERT BORDEN
Ông Robert Borden người New Scotland và trúng cử dân biểu năm 1896. Sau khi lãnh tụ đảng ông là Charles Tupper làm Thủ tướng bị thua trong cuộc tuyển cử năm 1896 và chính quyền qua tay đảng Tự Do Liberal do Wilfrid Saint Laurent làm Thủ tướng. Ông này đã làm được nhiều công việc đáng kể được nêu trong phần trên nhưng tới năm 1911 Thủ tướng Wifrid Laurier và đảng Liberal thua cuộc tuyển cử và lãnh tụ đảng Bảo thủ Robert Borden lên thay thế.
Thắng tuyển cử năm 1911 nhờ chống đối hai hành động giảm uy tín của Wilfrid Laurier, Robert Borden làm Thủ tướng đảng Bảo thủ Conservateur và tránh đường lối trước đây Thủ tướng Mac Donald và các vị Thủ tướng đảng Bảo thủ kế tiếp đã áp đặt khắt khe lên dân gốc Pháp và nhất là khi muốn dồn thổ dân qua nơi xa và xử giảo lãnh tụ nguời lai Pháp Louis Riel năm 1885.
Ông Borden tăng ngay thuế nhập cảng để các hàng hoá sản xuất từ các nước không thuộc đế quốc Anh khó gia nhập thị trường Canada và dành cho hàng từ Anh qua có nhiều ưu tiên hơn.
Tuy nhiên tài năng của ông chỉ nổi bật khi làm Thủ tướng trong thời Đệ nhất Thế chiến, Năm 1914 Canada chưa chuẩn bị gì về chiến tranh nên khi nhận ủng hộ phe Đồng Minh chống Đức, Thủ tướng Borden đã tỏ ra xứng đáng vì đã giải quyết được nhiều vấn đề. Trưng dụng nổi 500.000 quân tình nguyện qua Âu châu giúp Đồng minh, huấn luyện họ, cung cấp các vật liệu cho nhu cầu chiến tranh của Đồng minh nhờ đó kinh tế Canada phát triển, nhưng cũng đồng thời áp dụng cách tiết giảm mức sống của dân Canada qua cách giới hạn beurre và thịt của dân và để gửi nuôi quân Đồng Minh. Và tới năm 1917 mặc dầu quân đội Canada đã ghi nhiều chiến công năm 1915 tại Ypres và La Somme và năm 1917 tại Vimy, nhưng tử vong và thương vong đã khiến quân tình nguyện trở nên hiếm nên ông đã ra luật “Trưng Binh “để cho đủ quân số nhưng biện pháp này đã làm Wifrid Laurier lúc này lãnh tụ đảng đối lập và nhiều chính trị gia gốc Pháp như Henri Bourrassa phản đối.
Tuy nhìên sau Thế chiến. một mặt kinh tế Canada phát triển, và mặt khác Robert Borden đã tranh đấu được để Canada thành độc lập hơn và được ký Hoà ước Versailles và thành hội viên Hội Quốc Liên (Société des nations unies) và theo vài ý kiến: Canada đã trưởng thành trong các hầm hố chiến tranh và Robert Borden là người giúp cho các thành tựu đó (Xin đọc bài trong các chương nói về chiến tranh đã viết trên các chương trước)
Trong đời sống chính trị ông cũng có những hành động không chính thống khi ông cố tình không tổ chức tuyển cử năm 1916, lấy cớ vì có chiến tranh, và tới 1917 khi ông phối hợp với số đảng viên của đảng Bảo thủ còn trung thành với ông hợp với một số đảng viên đảng Tự Do Liberal bỏ đảng, thành lập đảng Union ( Liên hiệp ) và với danh hiệu này năm 1917 ông và đảng mới này thắng cử và ông tiếp tục nắm quyền.
Ông thăm Âu châu nhất là Anh quốc nhiều lần và có dịp thảo luận về vị trí của Canada và các nước cựu thuộc địa khác trong đế quốc Anh
Năm 1921 ông từ chức và người kế nghiệp ông là Arthur Meagen chỉ nắm quyền ít lâu và năm 1921 rồi 1926 quyền lại về đảng Tự Do và do ông Lyon Mackenzie King làm thủ tướng.
Ông Lyon Mackenzie sau này về nghỉ và ông Louis Saint Laurent thay thế.
THỦ TƯỚNG LOUIS SAINT LAURENT
Stephen Louis Saint Laurent sinh quán tại Compton Quebec, cha gốc Pháp và mẹ gốc Irlandaise. Nói chuyện với mẹ ông dùng tiếng Anh và ông nói tiếng Pháp với cha. Sau khi học cấp College tại Sherbrooke ông học Luật tại Đại học Laval và hành nghề Luật sư rất thành công. Nhờ biết thạo cả hai ngôn ngữ, thân chủ của ông rất đông có cả từ Montreal, Ottawa, Pháp và nhờ đó ông thạo về giao tế và thương mại. Năm 1896 cha ông ra ứng cử vào quốc hội tỉnh bang Quebec và nhân dịp này ông gập ông Wifrid Laurier và được bắt tay vị Thủ tướng này. Tuy cùng cha ưa thích lý tưởng Liberal nhưng ông chưa muốn gia nhập đời sống chính trị.
Sau 6 năm học trung học tại Shebrooke và Đại học Laval, ông thành Luật gia và năm 1905 tổ chức Rhodes cấp cho ông học bổng nhưng ông từ chối và theo đuổi nghề Luật trong vòng 20 năm.
Năm 1941 với tuổi 59 và với cuộc sống nghề nghiệp thành công cũng như tài chánh khả quan ông đang tính về hưu nhưng vì phụ tá của đương kim Thủ tướng Lyon Mackenzie King qua đời nên rất nhiều người thân cận Thủ tướng khuyên Thủ tướng mời ông thay thế ông này dù ông chưa phải là dân biểu quốc hội. Vì trong tình trạng chiến tranh và với lòng yêu nước ông chấp nhận và năm sau 1942 ông trúng cử dân biểu và chính thức có chân trong Hội đồng Tổng trưởng.
Năm 1944 Thủ tướng King ban hành luật động viên và cả hai đảng cùng không đồng ý, nhưng nhờ Saint Laurent giải thích và hoà giải nên khủng hoảng không xảy ra và nhờ đó Mackenzie King rất tin tưởng ông.
Sau chiến tranh ông theo Mackenzie King đi dự các buổi họp tại Liên Hiẹp quốc và nhờ đó sau này khi lên làm Thủ tướng ông rất thành thạo trong các cuộc giao dịch với quốc tế.
Được Thủ tướng Mackenzie King yêu cầu thay thế ông để lãnh đạo đảng Tư Do Liberal và ông Saint Lauent trở thành Thủ tướng năm 1948 tới 1957.
Louis Saint Laurent là một luật gia và được Lyon Mackenzie King để ý và mời làm Tổng trưởng tài chánh từ khi chưa là dân biểu chứng tỏ các đức tính của ông
Dưới thời St Laurent với ý nguyện mang Canada từ một nước thuộc địa ít được biết tiếng vào hàng quốc gia nổi tiếng, ông đã mang được Canada nhập tổ chức NATO Bắc đại tây dương và ONU. Và nhờ tài dùng người của ông, Lester Pearson ngoại trưởng giải quyết được cuộc chiến Suez năm 1956 và đoạt giải Nobel Hoà bình năm 1957. Nếu không có phiếu phản đối do quyền phúc quyết của Nga Sô, thành viên thường trực trong Tổ chức Liên Hiệp quốc Pearson đã trở thành Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc. Tuy nhiên nhờ đó Canada đã có tiếng nói tại Liên hiệp quốc và thành công khi đề nghị thành lập một đoàn quân Mũ Xanh gìn giữ hoà bình tại các miền bất ổn.
Trong nước ông tạo lại cân bình tài chánh các tỉnh bang bằng cách dùng thặng dư của tỉnh bang giàu giúp cho tiểu bang nghèo cân bằng ngân sách. Ông cũng thành công trong việc tạo dựng xa lộ xuyên Liên bang và quan trọng nhất thiết lập đường thủy vận Saint Laurent nhờ từ đó thông thương giữa Canada và Âu châu dễ dàng và nhờ đó kinh tế mở mang nhờ xuất nhập cảng dễ dàng nên kỹ nghệ cùng các sản phẩm khác được khai thác mạnh hơn.
Terre Neuve gia nhập Canada năm 1949 cũng trong thời kỳ ông làm Thủ tướng.
Tuy nhiên việc chấm dứt các cuộc thảo luận về ống dẫn khí đốt từ Alberta và việc chấp thuận cho thành lập ống dẫn không cần thảo luận đã khiến lãnh tụ đảng đối lập là Dieffenbaker phản đối và là đề tài tranh luận trong kỳ tuyển cử 1957.
Năm 1957 qua tuyển cử đảng Liberal đạt được 104 trong khi đó Bảo thủ được 112 và cả hai đảng đều không đủ số phiếu để lập chính phủ đa số.
Đảng của ông đạt được 104 ghế dân biểu, đảng Conservateur de Dieffenbaker lãnh đạo đạt được 112 ghế. Cả hai đảng muốn lập chính phủ thiểu số cần sự hợp tác của hai đảng nhỏ: Credit social 14 ghế và Co-operative 24 ghế.
Saint Laurent lúc này 75 tuổi nên không muốn tiếp tục lập chính phủ nên nhường để Dieffenbaker mang đảng Conservative trở lại chính quyền. Đảng Bảo thủ nắm quyền tới 1963.
Sau này Ngoại trưởng của chính phủ Saint Laurent và là người nổi tiếng đã từng đoạt giải Nobel là Lester Pearson đã thắng Dieffenbaker và chính quyền lại thuộc đảng Tự Do và sau Pearson là Pierre Trudeau rồi Jean Chretien kế tiếp dành lại cho đảng Liberal chính quyền từ 1968 tới 2003. Nhưng khi Paul Martin thua phiếu năm 2008 đảng Conservateur “đổi mới” do Stephen Harper lên nắm quyền tới 2015 Justin Trudeau lại mang chímh quyền lại cho đảng Liberal.
Dưới Pearson và Trudeau cũng nhiều diễn biến quan trọng nhất là trong khi tới Canada tham dự hội chợ Montreal, Tướng De Gaulle đã lạm dụng cơ hội khi được mời nói với vài câu chúc mừng dân chúng Montreal. Ông đã hô lớn” Vive le Quebec libre” và do đó Thủ tướng Pearson (nghe lời khuyên của Jean Chretien lúc đó đã tham chính) đã cho mời De Gaulle trở về nước . Nhưng lời tuyên bố của De Gaulle đã khiến phong trào đòi độc lập cho Quebec bùng nổ và Trudeau cùng Chretien sau này đã vất vả khi phải đối đáp với phong trào này. Hai bài Trudeaumanie và Mộng vẫn chưa thành trong các chương trước đã nhắc tới một số diễn biến trong hai cuộc trưng cầu dân ý tại Quebec và việc mang Hiến Pháp Canada năm 1867 trở về Canada cùng các hệ quả nẩy sinh cho tới nay.
Trong phần nói về Jean Chretien chúng tôi sẽ trình bày thêm ít nhiều chi tiết.
THỦ TƯỚNG JEAN CHRÉTIEN
Đây là vị Thủ tướng người gốc Quebec mà chúng ta quen thuộc nhất.
Ông sinh ngày 11-01- năm 1933 tại Shawanigan trong một gia đình lao động nếu không muốn nói là nghèo. Cha mẹ ông có 19 con nhưng 10 nguời đã chết trẻ và chỉ còn 9 người sống sót. Và Jean Chrétien là con áp út của gia đình này. Ông cho biết từ khi đi học tới trung học ông không bao giờ có một bộ quần áo mới và đều mặc thừa quần áo của các anh ông. Cha ông học không cao nhưng nghĩ rằng cần cho các con đi học mới mong tiến được trong xã hội mới. Và cha ông có đầu óc mới nên theo lý tưởng của đảng Liberal bấy giờ do Wilfrid Laurier thủ lãnh.
Jean Chrétien ra đời với tật điếc một tai và năm 12 tuổi lại bị thêm bệnh Charles Bell một chứng bệnh do virus làm phương hại thần kinh trên mặt và để lại dấu vết liệt phần mặt bên trái, khiến ông méo miệng và do đó phát ngôn đôi khi không rõ. Tiếng Pháp và tiếng Anh của ông không bay bướm, trái lại rất bình dân.
Nhưng tật nguyền không làm thiếu niên này nản chí.
Nhờ cha cố gắng cho con đi học, anh lớn của Jean là Maurice khi đi làm cho một hãng bảo hiểm đã xin được học bổng học y khoa và khi thành Y sĩ ông dùng lợi tức kiếm được giúp các em theo học và một anh khác là Michel Chretien trở thành Y sĩ chuyên khoa khảo cứu về tuyến nội tiết và trở thành giáo sư danh tiếng. Còn Jean Chretien vì năm 1944 Quebec chưa có trường công nên phải theo học tại trường đạo mới có thể vào học Đại học. Trong khi đi học Jean Chretien đã nổi tiếng can đảm và ông không ngại đánh lộn với các học sinh lớn tuổi hơn nên mang tiếng ngang ngược. Thêm vào đó khi học tại trường đạo, sư huynh Auger dạy ông, nhưng lại theo chính trị của đảng Union Nationale một đảng tại tỉnh Quebec đối lập với Liberal nên không ưa Jean Chretien và ngược lại Jean cũng không ưa gì Thiên chúa giáo. Sư huynh Auger còn khuyên bảo các thiếu nữ đừng nên thân thiện với gia đình Chretien vì từ ông nội tới cho Jean Chretien tất cả đều có khuynh hướng theo đảng Liberal và những ai theo đảng Liberal là những von người xấu nên xa lánh. Tuy vẫn không ưa tôn giáo nhưng Jean Chretien vẫn đọc và học kỹ sách đạo.
Năm 1955 Jean đậu B.A. tại Seminaire Saint Joseph và 1958 tốt nghiệp Luật tại Laval đồng thời là Chủ tịch nhóm Thanh Niên Liberal tại quê nhà Shawanigan. Nhóm này vào đảng Liberal provincial của Jean Lesage và chống đối lại với Maurice Duplessis đảng Union Nationale đang làm Thủ tướng Quebec (ông này rất bảo thủ và được Giáo hội ủng hộ nên khiến Quebec ngày đó sống trong thời gian u tối, thanh niên thất học, trẻ em mồ côi bị tập trung và khổ cực).
Trong khi học Đại học vì là người theo Liberal, Jean Chretien không được lãnh tiền trợ cấp 10 dollar do Duplessis riêng tặng sinh viên theo đảng ông.
Khi tốt nghiệp Luật tới năm 1963, Jean Chretien làm tại văn phòng Luật Alexandre Gelinas và trong năm này trúng cử dân biểu liên dang đơn vị Saint Maurice La Flèche và trở thành chính trị gia khi 20 tuổi.
Đường vào chính trường.
Năm 1963 Jean Chretien trúng cử dân biểu liên bang tại đơn vị St Maurice Lafleche và bắt đầu vào chính trường. Ông được Thủ tướng Pearson cử làm phụ tá Phủ Thủ tướng sau đó qua làm phụ tá cho Tổng trưởng Tài chánh Michel Sharp Jean Chretien tin tưởng vào Sharp là người sẽ thay thế Pearson khi ông này muốn nghỉ.
Năm 1965 Jean Chretien đề nghị Thủ tướng Pearson chưa nên mở tuyển cử và mặc dầu mời thêm ba kiện tướng của Quebec là Jean Marchand, Gerald Pelletier và Pierre Trudeau ra ứng cử nhưng vẫn chưa đủ đa số cần thiết để lập chính phủ đa số. Quả nhiên kết quả khá hơn kỳ trưóc một chút là chiếm được 133 ghế, hơn lần trước 3 ghế.
Năm 1967 khi Tướng De Gaulle hô Vive le Quebec gây ra phong trào đòi tách rời khỏi Canada thì chính Jean Chretien và Jean Marchand đã khuyên Thủ tướng Pearson tuyên bố De Gaulle là nhân vật không thân thiện và mời trở lại Pháp. Từ ngày đó De Gaulle không trở lại Canada.
Năm 1968 Thủ tướng Lester Pearson từ chức và ông mời Jean Marchand thay thế nhưng Jean Marchand từ chối vì cho biết nói tiếng Anh không giỏi và tiến cử Pierre Trudeau. Jean Chretien lúc này gần vơí Michel Sharp vì nghĩ ông này ban đầu được coi sẽ thay thế Pearson khi ông này muốn nghỉ.
Khi Pearson từ chức lãnh đạo và mời Jean Marchand thay thế nhưng ông này từ chối và tiến cử Pierre Trudeau. Và đảng Liberal sửa soạn bàu cử lãnh đạo. Ban đầu Michel Sharp và Pierre Trudeau là hai nhân vật tăm tiếng nhất. Nhưng sau đó theo truyền thống đảng, một lãnh tụ gốc Pháp sẽ thay lãnh tụ gốc Anh khi thay đổi lãnh đạo, do đó Sharp rút lui và Trudeau thắng qua bốn vòng tranh cử. Liền đó Trudeau tổ chức tuyển cử năm 1958 đảng Liberal thắng xa và chính phủ Trudeau đa số cho tới năm 1984 khi Trudeau rời chức.
Jean Chretien cũng tham gia chính phủ, tuy nhiên Pierre Trudeau không chú ý nhiều tới Jean Chretien vì khác nhau quá xa. Một người con nhà khá giả, học cao, đi ngoại quốc nhiều lần, bằng cấp quá nhiều, kiến thức chính trị rất rộng, tham gia các cuộc biểu tình chống Duplessis, viết báo và khả năng truyền đạt dễ dàng, khó chấp nhận một người học ít, đọc ít và dung mạo không hấp dẫn lại thêm khả năng truyền đạt khó khăn với ngôn ngữ rất bình dân.
Nhưng nghe theo lời khuyên của một số cố vấn, Pierre Trudeau cử Jean Chretien vào chức Tổng trưởng Bộ phụ trách Thổ dân và trong thời gian này sau vài cuộc đụng chạm với một số lãnh tụ thổ dân, Jean Chretien nhận một trẻ làm con nuôi và mang tên Michel Chretien. Mặt khác ông cũng bênh vực dân Cree khi kiện Thủ tướng Quebec Bourrasa trong cuộc tranh chấp Baie James.
Năm 1970 khi nhóm khủng bố FLQ gây rối chính Jean Chretien đã bày cho Pierre Trudeau cho quân vào Quebec theo luật chiến tranh và dẹp và bắt nhiều người tình nghi mà không có lệnh của toà án. Jean Chretien bày ra kế hoạch “Thi hành trước, Giải thích sau.”
Sau này làm Tổng trưởng Tư pháp năm 1980 ông được Trudeau cử làm Truởng Ủy ban của Liên bang giúp Claude Ryan Trưởng ban Quebec đối đầu với nhóm đòi tách rời Quebec. Năm sau 1981 ông đóng vai chính trong việc mang Hiến Pháp Canada về nước và sau đó giúp Trudeau tu chính hiến pháp và trong đêm 4 Novembre 1981 khi không có mặt René Levesque, ông cùng hai nhà lập pháp khác Romanov của Satkaschewan và Murtry Ontario soạn thảo một bản thỏa hiệp có 9 chữ ký từ chối quyền phúc quyết của các tỉnh bang trong khi Quebec vắng mặt và như vậy Quebec phải nhận những quyết định của Liên bang. Mặc dầu Quebec kiện và không nhận theo Hiến pháp nhưng quyền của Liên bang vẫn áp dụng, và từ đó uy tín của René Levesque giảm nhưng người Quebec càng căm giận Trudeau và Jean Chretien.
Khi ông làm Chủ tịch Ủy ban ngân khố ông rất khó khăn và cắt bỏ nhiều dự án các bộ khác đưa ra nếu thấy quá tốn kém.
Trong thời gian làm tổng trưởng qua nhiều bộ dưới thời Thủ tướng Pierre Trudeau, Jean Chretien cũng khá nổi tiếng tuy không được Trudeau cho gia nhập nhóm thân cận người Quebec như Lalonde và Oulet. Nhưng Jean Chretien vẫn bình tâm chờ ngày lên làm Thủ tướng.
Năm 1984 Trudeau rời chỗ đúng ngày 29 Fevrier và một cuộc tranh cử Lãnh đạo đảng được tổ chức, Jean Chretien tham dự nhưng thua John Turner người mong chức vụ này từ lâu.
Jean Chretien được John Turner phong cho làm Phó Thủ tướng nhưng tới 1986 khi John Turner và đảng Liberal thua tuyển cử, chính quyền về tay Brian Mulroney và đảng Bảo thủ. Jean Chretien tuy vẫn trúng cử dân biểu đơn vị cũ nhưng từ chức và về lại nghề luật sư.
Trong thời gian Brian Mulroney làm Thủ tướng nhiều diễn biến xuất hiện. Để tăng cường ngân sách thuế GST đánh trên giá mua bán và cả dịch vụ ra đời. Hiệp ước Mậu dịch tự do với Hoa kỳ được ký kết, Thỏa hìệp Hồ Meech và Hội nghị Charlottetown nhằm giải quyết vấn đề Quebec không thành công. Tất cả đều không được Jean Chretien đồng ý và ông chờ ngày trở lại chính quyền.
Năm 1993, Mulroney và đảng Bảo thủ đại bại và chỉ còn hai dân biểu, kết cục Jean Chretien trở lại chính quyền.
Làm Thủ tướng trong vòng 10 năm Jean Chretien áp dụng ngay chính sách tài chánh cứng rắn nhằm giải quyết mức thâm thủng tới 42 tỷ mà các chính phủ trước để lại, Ông cát giảm mọi chi phí trong các cơ quan trực thuộc liên bang, đồng thời giảm phần tài chánh chuyển giao cho các tỉnh bang. Giữ nguyên việc Mậu dịch tự do (việc trước đây ông phản đối). Nhờ các biện pháp này ông đã cân bình hoá ngân sách và tạo nên 5 ngân sách bội thu, trả nổi 30 tỷ nợ và giảm thuế cho xí nghiệp và dân tới 100 tỷ trong 5 năm.
Tuy nhiên với những tiết giảm đó dân sống rất chật hẹp và dịch vụ Y tế cũng suy giảm nhất là khi dân số càng đông người cao tuổi.
Đối với việc Quebec luôn luôn giữ ý tách rời và e ngại một lần trưng cầu dân ý thứ ba ông được Stephan Dion đưa ra dự luật « Câu hỏi phải rõ rệt và trong sáng khi trưng cầu dân ý « vì trước đây các câu hỏi đều không được hiểu hết ý.
Ông cũng đặt ra thêm nhiều tổ chức Option Canada và tài trợ các tổ chức này và cử các bạn đáng tin tưởng vào các vị trí quan trọng.
Đối ngoại ông ủng hộ các quyết định của Liên Hiệp quốc và ông đã gửi quân qua Kosovo, và trước biến cố 9-11 (11 tháng 9 2001) ông lên án hành động khủng bố và cũng gửi quân qua Afghanistan chiến đấu vào năm 2002. Nhưng năm 2006 khi Tổng Thống Geoges W Bush đánh Irak, ông không tham gia vì cho rằng cần để Liên hiệp quốc điều tra trước khi quyết định chiến tranh.
Ngoài ra Jean Chretien còn đi thăm các nước Á châu để tìm cách khuyếch trương thương mại.
Trước những hoạt động chính trị trong nước và ngoài nước Jean Chretien tuy thành công nhưng cũng gập trở ngại và chính trong nội bộ đảng ông cũng không được ưa thích bao nhiêu. Và vào năm 2002 ông sa thải Paul Martin là cộng sự viên trong việc lành mạnh hoá tài chánh nhưng chống đối ông và như vậy mở đuờng cho năm 2003 ông rới bỏ chính trường và trở lại hành nghề Luật.
Ngoài ra khi rời chính quyền ông còn tham gia Tổ chức của Chirac phục vụ hoà bình và ông còn là hội viên hội BILDERBERG được coi như tập hợp các nhà Siêu quyền lực
Hiện nay ông đang nhận sứ mạng qua Trung quốc đìều đình về việc Trung quốc giam giữ hai cựu nhân viên ngoại giao Canada và gây căng thẳng việc giao thiệp giữa Canada và Trung quốc. Tin mới nhất cho biết ông đang điều trị bệnh sỏi trong thận khi đang công cán tại Hong Kong.
Từ Uyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét