Là người Dân Việt, chúng ta có quyền hãnh diện
tự hào: đất nước ta có hơn 4.000 năm văn hiến. Tiền Nhân luôn nêu gương
sáng cho hậu thế, giữ vững truyền thống bảo vệ tổ quốc, bảo vệ giang
san, không làm tay sai cho giặc như câu nói của Vua Lê Thánh Tông:
“Một
thước núi, một tấc sông của ta không nên vất bỏ... Nếu ngươi dám lấy
một thước, một tấc đất của Thái Tổ (Vua Lê Lợi) mà đút mồi cho giặc thì
tội phải tru di...”
(Đại Việt Sử Ký Toàn Thư)
Lịch sử đã ghi chép lại không biết bao tấm gương anh hùng liệt nữ, đã vì Quốc Gia Dân Tộc quên cả lợi ích cá nhân. Nhưng vẫn còn đó những vết nhơ thiên cổ, có những kẻ vốn là người quyền thế cao sang, chỉ vì quyền lợi cá nhân hay thân thuộc mà mãi quốc cầu vinh, hoặc cõng rắn cắn gà nhà.
(Đại Việt Sử Ký Toàn Thư)
Lịch sử đã ghi chép lại không biết bao tấm gương anh hùng liệt nữ, đã vì Quốc Gia Dân Tộc quên cả lợi ích cá nhân. Nhưng vẫn còn đó những vết nhơ thiên cổ, có những kẻ vốn là người quyền thế cao sang, chỉ vì quyền lợi cá nhân hay thân thuộc mà mãi quốc cầu vinh, hoặc cõng rắn cắn gà nhà.
A - Mãi Quốc Cầu Vinh (Đời Trần)
1) Trần Di Ái
Trước
đây, nhà Nguyên nhiều lần sai sứ sang dụ vua Nhà Trần vào chầu, nhà vua
đều không theo. Sau nhà Nguyên lại sai Thượng thư là Lương Tăng sang dụ
rằng: Nếu thật vua không thân sang chầu được thì phải đem đủ vàng ngọc
sang để thay mình. Thêm vào đấy phải nộp người hiền tài, người làm thợ
và người phương kỹ , mỗi hạng hai người.
Vì thế nhà vua mới cho chú họ là Di Ái và bọn Lê Tuân, Lê Mục đi thay mình. Lúc ấy nhà Nguyên lại lập ti tuyên phủ ở nước ta, cho Bốc Nhan Thiếp Mộc Nhi giữ sứ mạng, đặt liêu thuộc riêng; nhà vua cũng không nhận. Nhà Nguyên lấy làm căm giận, bèn lập Di Ái làm vua, phong Lê Mục làm Hàn lâm học sĩ, Lê Tuân làm Trung thư lệnh, rồi sai Sài Thung đem một nghìn quân hộ tống về nước.
Vì thế nhà vua mới cho chú họ là Di Ái và bọn Lê Tuân, Lê Mục đi thay mình. Lúc ấy nhà Nguyên lại lập ti tuyên phủ ở nước ta, cho Bốc Nhan Thiếp Mộc Nhi giữ sứ mạng, đặt liêu thuộc riêng; nhà vua cũng không nhận. Nhà Nguyên lấy làm căm giận, bèn lập Di Ái làm vua, phong Lê Mục làm Hàn lâm học sĩ, Lê Tuân làm Trung thư lệnh, rồi sai Sài Thung đem một nghìn quân hộ tống về nước.
Trần
di Ái thấy Nguyên-chủ phong cho cũng nhận, đưa về cũng về; chắc trong
bụng đồ là chuyến này nhờ sức Mông-cổ, may việc xong, thì được làm vua,
nhược bằng không xong, thì đổ cho là Nguyên-chủ bắt-ép; vì thế mới theo
Sài Thung về.
Sài Thung đưa bọn Trần di Ái đến gần ải Nam-quan, có tin phi-báo về Kinh-đô. Nhân-tông liền sai tướng dẫn mộ
Nhà vua sai người đón đường giết chết. Bọn Di Ái trốn về nước; nhà vua hạ chiếu trị tội, bắt chịu tội đồ làm lính.
2) Trần Kiện(*)
Quân của Toa Đô kéo về đến Nghệ An, đi đến đâu đánh tan đến đấy, quân của Quang Khải không thể chống lại được. Trần Kiện cùng với thuộc hạ là Lê Trắc đem gia quyến đón đường đầu hàng; Toa Đô sai người đưa bọn Trần Kiện về Yên Kinh. Khi đến Lạng Giang, thổ hào ở đấy là Nguyễn Thế Lộc và Nguyễn Lĩnh đánh bọn Trần Kiện ở trại Ma Lục. Người gia nô của Hưng Đạo vương là Nguyễn Địa Lô bắn chết Trần Kiện. Lê Trắc, phải cõng xác Trần Kiện, ở trên mình ngựa, đương đêm chạy trốn, chạy được vài mươi dặm, đến Kheo Ôn, Trắc mới chôn xác Trần Kiện ở đấy.
*Trần Kiện: Con vợ lẽ của Tĩnh Quốc vương Quốc Khang, trước kia Quốc Khang cai trị Nghệ An, nên con cháu đều ở đấy.
3) Trần Ích Tắc
Trong trận chiến chống Nguyên Mông lần 2. Khi Thăng Long thất thủ, Hưng Đạo Vương đưa Vua và Thái Thượng Hoàng về Thanh Hoá . Bấy giờ quân Nguyên to thế lắm, đóng khắp các nơi, từ vùng Bắc-ninh, Thăng-long, Thiên-trường, chỗ nào cũng có quân đóng. Ở vùng Nghệ-an lại có Toa Đô, Đường ngột Ngải, Ô mã Nhi đánh ra. Nhân-tông kinh-hãi, Thượng-hoàng đêm ngày lo sợ. Nhà nước ngất-ngưởng nguy như trứng chồng. Bọn hoàng-tộc là Trần ích Tắc Trần tú Viên đều ra hàng Thoát Hoan cả.
Ích Tắc là con thứ của Thượng hoàng, thông minh, chăm học, am hiểu kinh truyện và lục nghệ, lại có tài làm văn chương; những nghệ thuật nhỏ như đá cầu, đánh cờ, không việc gì là không tinh hiểu. Thường mở trường học ở bên hữu chỗ nhà riêng, họp tập những người văn sĩ bốn phương, cấp cho cơm áo để cùng nhau giảng tập, như các ông Mạc Đĩnh Chi, Bùi Phóng, đến 20 người, đều là những người sau này có giúp ích cho đời cả.
Lời phê của vua Tự Đức - Người ta có tài văn học mà như
thế, thì văn học làm gì ! Ích
Tắc tự phụ là người thông minh mà không được thỏa mãn nguyện vọng,
thường đem thư riêng gửi khách buôn ở Vân Đồn xin nhà Nguyên đem quân
sang nước Nam. Nay quân Nguyên sang xâm lấn, Tắc đầu hàng ngay, cốt mong
cho mình được làm vua trong nước. Muốn cơ mi Ích Tắc, nhà Nguyên phong
cho hắn tước An Nam quốc vương. Lúc ấy Văn Chiêu hầu là Văn Lộng, Văn
Nghĩa hầu là Tú Hoãn và bọn Phạm Cự Địa, Lê Diễn, Trịnh Long cũng đều
đem cả gia quyến đầu hàng nhà Nguyên.
B - Cõng Rắn Cắn Gà Nhà (Hậu Lê)
B - Cõng Rắn Cắn Gà Nhà (Hậu Lê)
Lê Chiêu Thống tên thật là Lê Duy Khiêm, khi lên ngôi lại đổi tên là Lê Duy Kỳ , là vị vua thứ 16 và là cuối cùng của Nhà Hậu Lê thực ở ngôi từ cuối tháng 7 âm lịch năm 1786 tới đầu tháng giêng năm 1789. Chiêu Thống đã sang cầu viện Nhà Thanh đem quân sang đánh Quang Trung với hy vọng trở lại ngai vàng. Việc làm đó của ông bị một số nhà sử học trong nước sau này chỉ trích dữ dội, coi đó là hành vi "bán nước", "cõng rắn cắn gà nhà".
Tháng Bảy năm Bính Ngọ (1786), Nguyễn Huệ với chiêu bài phù Lê diệt Trịnh
đã mang quân ra Bắc Hà đánh đổ Trịnh Khải. Quyền bính khi đó ở cả trong
tay Nguyễn Huệ. Vua Hiển Tông phong cho Nguyễn Huệ là Nguyên soái phù
chính dực vận Uy Quốc Công, sau đó gả con gái thứ 21 là c6ng chúa Lê
Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ. Khi đó Bắc Hà rối loạn, lòng người tản mát, vua
Lê yếu hèn nhu nhược,Chúa Trịnh thì đã bị đánh đổ, tạo ra khoảng trống
quyền lực. Tuy nhiên, Nguyễn Huệ ra Bắc Hà lần này là lần đầu, giới sĩ
phu Bắc Hà, do tư tưởng chính thống nên còn rất nghi kỵ và nhìn chung có
thái độ chống đối với quân Tây Sơn. Phía nam quân Nguyễn Ánh vẫn còn
quấy rối, không có Nguyễn Huệ thì không ai đảm đương được. Nguyễn Huệ
thấy chưa thể củng cố được vững chắc quyền lực của mình ở Bắc Hà, nên đã
quyết định không xưng đế mà để nhà Lê tiếp tục giữ ngôi vua. Quyền phế
lập ở cả trong tay Nguyễn Huệ là điều cả ông lẫn nhà Lê đều ý thức được.
Hiển Tông trước khi chết dặn lại Duy Khiêm:
- "Ta chỉ sớm tối sẽ trút bỏ gánh nặng, bây giờ lo lắng việc nước là ở mình cháu, cháu phải nghĩ lấy. Binh lính xứ khác còn đóng ở đây, về việc truyền nối ngôi vua là việc trọng đại, cần phải thượng lượng bàn bạc với nguyên soái (tức Nguyễn Huệ), chớ nên làm tắt".
Về
việc chọn người nối ngôi, Nguyễn Huệ đầu tiên tham khảo ý kiến vợ là
công chúa Ngọc Hân, công chúa Ngọc Hân khen Duy Cận là người hiền, nhưng
sau đó do ý kiến từ các hoàng tộc Nhà Hậu Lê, Ngọc Hân xin lại với
Nguyễn Huệ lập Duy Khiêm. Nguyễn Huệ đồng ý, đưa Duy Khiêm lên ngôi vua.
Vua mới đổi tên là Duy Kỳ, đặt niên hiệu là Chiêu Thống. Năm đó, Chiêu
Thống 21 tuổi.
Thế nhưng, khi
quân Tây Sơn ra Bắc lần thứ hai diệt Nguyễn Hữu Chỉnh, chỉ vì muốn bảo
vệ quyền lợi của họ Lê, Vua Chiêu Thống cùng Hoàng Thái Hậu sang cầu cứu
Nhà Thanh, cõng rắn cắn gà nhà.
Thời
đại nào cũng thế, không thiếu kẻ chỉ nghĩ đến tư lợi mà đi ngược lại
quyền lợi quốc gia dân tộc. Đi theo ngoại bang phản bội Tổ Quốc. Chắc
chắn rồi đây danh nhơ sẽ mãi truyền tụng cho hậu thế như các Sử Gia
Tiền Nhân đã ghi lại.
(Tham
Khảo: Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục do Phan Thanh Giản Chủ
Biên và Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim, Wikipedia...)
Huỳnh Hữu Đức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét