Câu "Sĩ khả sát bất khả nhục" đã nói lên tiết tháo của kẻ sĩ ngày xưa. Tuy nhiên vẫn còn đó những tấm gương nhẫn nhục lưu danh hậu thế.
Chúng ta cùng đến với Hàn Tín 韓信 Hoài Âm Hầu (淮陰候), Thuở hàn vi, người đã từng luồn trôn giữa chợ.
Hàn Tín 韓信 Hoài Âm hầu (淮陰候), là một danh tướng bách chiến bách thắng, thiên hạ vô địch, được vua Hán Cao Tổ ca ngợi là "Nắm trong tay trăm vạn quân đã đánh là thắng, tiến công là nhất định lấy thì ta không bằng Hoài Âm Hầu"
thời Hán Sở tranh hùng, là 1 trong "Tam kiệt nhà Hán" có công rất lớn
giúp Hán Cao Tổ Lưu Bang đánh bại Hạng Vũ lập nên nhà Hán kéo dài 400
năm.
Theo sách Tây Hán chí thì Hàn Tín, người ở Hoài Âm, nước Sở. Cha mẹ mất sớm phải sống côi cút từ bé, nhà nghèo phải làm nghề câu cá.
Khi mẹ mất, vì muốn xây cất cho mẹ ngôi mộ ở nơi đẹp đẽ trên núi cao mà
bán cả nhà cửa, xách kiếm đi lang thang ngoài chợ.
Hàn Tín là
một thống soái quân sự nổi
tiếng cổ đại Trung Quốc. Trước khi lập nên chiến
công, Hàn Tín vừa không biết
buôn bán, vừa không muốn làm
ruộng, ở nhà cũng không có
tài sản gì, ông sống cuộc
sống bần cùng và bị kỳ
thị, thường đứng trước tình
hình có bữa này không có
bữa kia. Hàn Tín quen biết
một quan chức nhỏ địa
phương, nên ông thường đến
nhà quan chức này ăn nhờ,
thấy vậy, vợ viên quan rất
ghét Hàn Tín, bèn cố tình
ăn cơm sớm, khi Hàn Tín đến,
không còn cơm cho ông ăn, Hàn
Tín bực tức lắm, không đi
lại với viên quan này nữa.
Ở chợ Hoài Âm, thấy Hàn Tín gầy gò
yếu đuối nhưng lại vác kiếm trông như võ tướng, có gã bán thịt lợn muốn làm
nhục, nói với Tín : “Nếu mày gan
dạ, thì dùng gươm đánh tao;
nếu mày là kẻ hèn nhát,
thì chui qua háng tao.” Mọi
người xung quanh đều biết thanh niên đó cố tình tìm
cớ làm nhục Hàn Tín, họ
không biết Hàn Tín sẽ đối
xử thế nào. Hàn Tín nghĩ
một lát, không nói gì, chui
qua háng tay thanh niên đó.
Mọi người có mặt cười ầm
lên, cho rằng Hàn Tín là
một kẻ hèn nhát, không dũng
cảm. Từ đó, câu chuyện “Cái
nhục dưới háng” lưu truyền
đến đời sau.
Vì cuộc sống, Hàn Tín phải đi
câu cá ở sông Hoài, một bà già giặt
quần áo ở bờ sông Hoài
nhìn thấy Hàn Tín không có
cơm ăn, bèn chia thức ăn mang
theo cho ông ăn. Như vậy mấy
chục ngày liền, Hàn Tín
rất cảm động, nói với bà
già rằng: “Sau này cháu
nhất định sẽ báo đáp bác.”
Bà già tức giận mà nói:
“Cháu là người đàn ông,
không nuôi sống nổi mình, thì làm
sao làm nên sự nghiệp,
bác thấy cháu đáng thương
mới cho cháu cơm ăn, chưa bao
giờ mong cháu báo đáp bác.”
Hàn Tín lấy làm xấu hổ,
và quyết chí phải làm nên
sự nghiệp.
Thực ra, Hàn Tín là một con người
mưu lược. Ông thấy xã hội đang lúc tranh tối tranh sáng chưa ngã ngũ, nên
chỉ chăm lo nghiên cứu binh pháp và luyện tập võ nghệ để sau này gặp thời
sẽ sử dụng.
Năm
209 TCN, Trần Thắng khởi nghĩa chống nhà Tần, Hàn Tín đã ra bờ sông Vị
Thủy cầm kiếm xin tham gia nghĩa quân. Ông đã được Hạng Lương là thế tộc
nước Sở cho gia nhập nghĩa quân. Tuy nhiên, Hạng Lương và cháu là Hạng
Vũ
xem thường Hàn Tín thân phận thấp hèn, chỉ cho làm quân cầm kích đứng
hầu. Nhiều lần ông bày mưu cho Hạng Vũ, nhưng Hạng Vũ không dùng.
Nhà
Tần sụp đổ, Hạng Vũ đứng đầu chư hầu, phân phong cho các tướng và vua
chư hầu. Lưu Bang bị Hạng Vũ tranh công vào Quan Trung, đẩy vào đất Thục
xa xôi hiểm trở, phong làm Hán Vương.
Khi Hán Vương lên đường vào đất Thục, ở Sở Hàn Tín bất mãn vì vẫn không
được trọng dụng, bèn bỏ Sở theo về Hán dưới sự tiến cử của Trương Lương.
Lúc đầu, Hàn Tín chỉ giữ một
chức quan nhỏ vận tải lương thực cho Lưu Bang. Sau đó nhờ quen biết Tiêu
Hà, một mưu sĩ của Lưu Bang, Hàn Tín thường thảo luận về thời thế quân
sự với người này. Tiêu Hà biết Hàn Tín là một người có tài, nên giới
thiệu với Lưu Bang, nhưng vẫn không được trọng dụng. Về sau Hàn Tín
chán nản bỏ Lưu Bang ra đi. Được tin, Tiêu Hà tức tốc cưỡi ngựa chạy theo
Hàn Tín và hai ngày sau đưa được Hàn Tín trở về. Lưu Bang hỏi Tiêu Hà:
“Trước kia có mấy chục tướng lĩnh chạy trốn mà nhà ngươi chưa bao giờ
đuổi theo, tại sao bây giờ lại đuổi theo Hàn Tín?” Tiêu Hà nói: “Thưa
ông, các tướng lĩnh bỏ trốn trước kia đều là những kẻ tầm thường, còn
Hàn Tín tài ba lỗi lạc. Nếu ngài muốn tranh thiên hạ, ngoài Hàn Tín
ra, ngài không thể tìm được ai khác”. Lưu Bang nghe lời cho Hàn Tín từ
một viên quan nhỏ phụ trách lương thực trở thành một vị tướng cầm quân
ra trận. Từ đó, Hàn Tín đã giúp Lưu Bang bách chiến bách thắng, lập nên nhiều
chiến công hiển hách, Qua những kế sách mưu lượ lưu truyền hậu thế:
- Minh tu sạn đạo, ám độ Trần Thương ( mượn tiếng sửa chữa sạn đạo, đường vào Tây Thục, âm thầm đưa quân theo ngã Trần Thương tiến đánh Tam Tần là Tắc Vương Hân, Địch vương Ế, và Hà Nam vương Thân Dương.
- Diệt Nguỵ: dương đông kích tây (dàn nghi binh, bày thuyền bè như muốn vượt qua sông Lâm Tấn; nhưng
trái lại dùng phục binh đi đường đất Hạ Dương, lấy thùng gỗ để cho quân
vượt qua sông, đánh úp đất An Ấp)
- Lấy Triệu, bày trận tựa sông (bày trận quay lưng ra sông. Đó là phép tối kỵ trong binh pháp vì theo
binh pháp, phải dựa vào núi và nhìn ra sông, nếu tựa vào sông sẽ bị kẻ
địch đánh dồn tới hết đường chạy, "Hãm vào đất chết thì sau nó mới sống, dắt vào chỗ mất thì sau nó mới còn")
- Ngăn sông Tuy Thuỷ giết Long Thư (Long Thư bày trận hai bên sông Tuy Thủy. Hàn Tín đang đêm sai người
làm hơn một vạn cái đẫy đổ đầy cát chặn lấy thượng lưu dòng sông rồi đem
quân qua nửa chừng đánh Long Thư, giả vờ thua, quay lưng bỏ chạy về.
Long Thư dẫn quân đuổi theo, qua sông. Lúc đó Hàn Tín cho người phá các
bao đựng cát, nước sông chảy ào ào, đại quân của Long Thư quá nửa không
qua được. Hàn Tín mới thúc quân đánh gấp, giết được Long Thư. Bộ phận
quân của Long Thư phía đông dòng sông bỏ chạy tán loạn.)
....
Lúc thung dung Lưu Bang nói chuyện với Hàn Tín về tài năng của các tướng, xem tài năng họ như thế nào, Lưu Bang hỏi ông:
- Như ta thì có thể cầm được bao nhiêu quân?
Hàn Tín nói:
- Bệ hạ chẳng qua chỉ cầm được mười vạn.
Lưu Bang lại hỏi:
- Thế còn nhà ngươi thì cầm được bao nhiêu?
Hán Tín trả lời:
- Thần thì càng nhiều càng tốt.
Lưu Bang cười nói:
- Càng nhiều càng tốt thì sao lại bị ta bắt?
Hán Tín đáp:
- Bệ hạ không có tài cầm quân, nhưng có tài cầm tướng, vì vậy cho nên Tín mới bị bệ hạ bắt.
Sau lần đó, Lưu Bang càng sợ tài của Tín và quyết trừ khử cho được.
Có thể nói không ngoa rằng về mặt quân sự trong tranh chấp giữa Hán
và Sở, gần như một mình Hàn Tín quyết định cán cân nghiêng về phía
nào.Ông theo Sở thì Sở thắng,theo Hán thì Hán thắng. Ông rất giỏi về
quân sự nhưng về chính trị, ông không phải là đối thủ của Lưu Bang.
Dù sao đi nữa, hậu thế vẫn luôn nhìn nhận ông là một trong các đại
tướng cầm quân xuất sắc nhất. Đền ơn bà giặt lụa, lại không báo oán anh
hàng thịt chứng tỏ ông là người trung hậu, đạo đức,
Huỳnh Hữu Đức biên soạn
theo: wikipedia.org - vietnamese.cri.cn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét