Ngày nay, âm nhạc là một loại hình nghệ thuật không thể thiếu trong đời sống xã hội hiện đại. Nhu cầu tìm hiểu và sáng tác đã trở nên cần thiết đối với người yêu âm nhạc, nhất là giới trẻ.
Có nhiều thể loại âm nhạc. Trong đó, có một số thể loại điển hình như: hình thể Ca khúc (Canto), hình thể Dạ khúc (Serenata), hình thể Biến tấu (Varasione), hình thể Nhạc kịch (Opera)… Tuy nhiên, đối với đại đa số quần chúng Việt Nam ta, có lẽ Ca khúc là loại hình thể âm nhạc được mọi người biết đến và yêu thích nhiều nhất!
Danh từ “ca khúc” quen thuộc và đơn giản ấy lại bao hàm một khái niệm rộng lớn. Trong đó, có cả những sáng tác tự phát của người dân (Dân ca), những tác phẩm của các nhạc sĩ chuyên nghiệp (Ca khúc Nghệ thuật). Gần đây nhất lại còn xuất hiện những hình thái mới phục vụ cho thị trường quảng cáo, tiếp thị, biểu diễn thời trang (Kỹ nghệ Thương nhạc)…
Nét đặc trưng của “ca khúc” là một tác phẩm thanh nhạc chủ yếu khai thác triệt để âm điệu của tiếng nói con người. Khi tiếng nói được nâng lên thành tiếng hát thì nó trở thành một thứ nghệ thuật thanh nhạc. Và nếu như tiếng nói con người mà trong đó sự lên hay xuống giọng được thể hiện một cách tự phát, thì trong một ca khúc vấn đề lại khác hẳn! Ở đây, việc “lên giọng, xuống giọng” được hệ thống và trật tự hóa trên cơ sở một sự sắp xếp hài hòa theo chủ tâm của tác giả. Có một giai điệu được tiến dẫn theo quy luật về hòa thanh cộng với tiết tấu phù hợp với tâm lý nghe của đa số mọi người. Đây chính là nguyên nhân vì sao người ta hay dùng thơ ca làm lời ca thay cho văn xuôi! Chính yếu tố gieo vận trong thơ là tiền đề nảy sinh ra giai điệu!
Trong phạm vi nhỏ của bài viết này, người viết xin mạn phép bàn đến một số vấn đề của ca khúc. Đây là một trong những hình thái nghệ thuật tương đối đơn giản, nhưng lại có tầm bao quát rộng lớn trong đời sống âm nhạc hôm nay.
Nhìn chung, nền âm nhạc Việt Nam đương đại là một nền âm nhạc không cân đối. Nó rất mạnh về ca khúc phổ thông và rất yếu về hoạt động khí nhạc (trong khi trong thực tế, cả hai thể loại này đều rất quan trọng: một loại nhằm phục vụ cho đại đa số quần chúng, còn một loại cần thiết cho việc nâng cao và cách tân nghệ thuật đỉnh cao).
Trong lĩnh vực ca khúc hôm nay, chúng ta có thể phân chia ra làm ba loại:
1- CA KHÚC NGHỆ THUẬT (ART MUSIC):
Là những tác phẩm của các tác giả có tâm huyết với sự phát triển của nền âm nhạc nước nhà. Họ chịu khó nghiên cứu, học hỏi sâu về các thủ pháp đặc thù cũng như khéo léo sử dụng các chất liệu dân ca có sẵn trong dân chúng. Đồng thời, áp dụng các thang âm ngũ cung một cách nhuần nhuyễn trên một nền tiết tấu được tiếp nhận từ âm nhạc phương Tây: ngôn ngữ được nghiên cứu, đầu tư rất sâu và mang tính triết lý cao, nói lên được tâm tư tình cảm sâu lắng của con người mà chúng ta có thể thấy qua một số tác phẩm điển hình của một số tác giả đã thành công trong lĩnh vực này như: Văn Cao, Đoàn Chuẩn-Từ Linh, Trần Hoàn, Nguyễn Văn Tý, Hoàng Việt, Trịnh Công Sơn, Phạm Duy… Đây là những tên tuổi mà tác phẩm của họ đã đi sâu vào lòng người hâm mộ!
Đã có một thời gian dài, có một số ca khúc đã vượt khỏi phạm vi quốc gia, vươn lên ngang tầm với những tác phẩm âm nhạc quốc tế đương thời, nơi ngự trị của một “thế giới âm nhạc đa văn hóa” mà trong đó, “tính cách Việt Nam” đan quyện với dòng thác phương Tây hiện tại” một cách hết sức tinh tế. (Trường hợp ca khúc “Diễm xưa” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hay “Biến tấu độc huyền” của giáo sư Trần Văn Khê đã minh chứng hùng hồn cho lĩnh vực này!)
Có nhiều thể loại âm nhạc. Trong đó, có một số thể loại điển hình như: hình thể Ca khúc (Canto), hình thể Dạ khúc (Serenata), hình thể Biến tấu (Varasione), hình thể Nhạc kịch (Opera)… Tuy nhiên, đối với đại đa số quần chúng Việt Nam ta, có lẽ Ca khúc là loại hình thể âm nhạc được mọi người biết đến và yêu thích nhiều nhất!
Danh từ “ca khúc” quen thuộc và đơn giản ấy lại bao hàm một khái niệm rộng lớn. Trong đó, có cả những sáng tác tự phát của người dân (Dân ca), những tác phẩm của các nhạc sĩ chuyên nghiệp (Ca khúc Nghệ thuật). Gần đây nhất lại còn xuất hiện những hình thái mới phục vụ cho thị trường quảng cáo, tiếp thị, biểu diễn thời trang (Kỹ nghệ Thương nhạc)…
Nét đặc trưng của “ca khúc” là một tác phẩm thanh nhạc chủ yếu khai thác triệt để âm điệu của tiếng nói con người. Khi tiếng nói được nâng lên thành tiếng hát thì nó trở thành một thứ nghệ thuật thanh nhạc. Và nếu như tiếng nói con người mà trong đó sự lên hay xuống giọng được thể hiện một cách tự phát, thì trong một ca khúc vấn đề lại khác hẳn! Ở đây, việc “lên giọng, xuống giọng” được hệ thống và trật tự hóa trên cơ sở một sự sắp xếp hài hòa theo chủ tâm của tác giả. Có một giai điệu được tiến dẫn theo quy luật về hòa thanh cộng với tiết tấu phù hợp với tâm lý nghe của đa số mọi người. Đây chính là nguyên nhân vì sao người ta hay dùng thơ ca làm lời ca thay cho văn xuôi! Chính yếu tố gieo vận trong thơ là tiền đề nảy sinh ra giai điệu!
Trong phạm vi nhỏ của bài viết này, người viết xin mạn phép bàn đến một số vấn đề của ca khúc. Đây là một trong những hình thái nghệ thuật tương đối đơn giản, nhưng lại có tầm bao quát rộng lớn trong đời sống âm nhạc hôm nay.
Nhìn chung, nền âm nhạc Việt Nam đương đại là một nền âm nhạc không cân đối. Nó rất mạnh về ca khúc phổ thông và rất yếu về hoạt động khí nhạc (trong khi trong thực tế, cả hai thể loại này đều rất quan trọng: một loại nhằm phục vụ cho đại đa số quần chúng, còn một loại cần thiết cho việc nâng cao và cách tân nghệ thuật đỉnh cao).
Trong lĩnh vực ca khúc hôm nay, chúng ta có thể phân chia ra làm ba loại:
1- CA KHÚC NGHỆ THUẬT (ART MUSIC):
Là những tác phẩm của các tác giả có tâm huyết với sự phát triển của nền âm nhạc nước nhà. Họ chịu khó nghiên cứu, học hỏi sâu về các thủ pháp đặc thù cũng như khéo léo sử dụng các chất liệu dân ca có sẵn trong dân chúng. Đồng thời, áp dụng các thang âm ngũ cung một cách nhuần nhuyễn trên một nền tiết tấu được tiếp nhận từ âm nhạc phương Tây: ngôn ngữ được nghiên cứu, đầu tư rất sâu và mang tính triết lý cao, nói lên được tâm tư tình cảm sâu lắng của con người mà chúng ta có thể thấy qua một số tác phẩm điển hình của một số tác giả đã thành công trong lĩnh vực này như: Văn Cao, Đoàn Chuẩn-Từ Linh, Trần Hoàn, Nguyễn Văn Tý, Hoàng Việt, Trịnh Công Sơn, Phạm Duy… Đây là những tên tuổi mà tác phẩm của họ đã đi sâu vào lòng người hâm mộ!
Đã có một thời gian dài, có một số ca khúc đã vượt khỏi phạm vi quốc gia, vươn lên ngang tầm với những tác phẩm âm nhạc quốc tế đương thời, nơi ngự trị của một “thế giới âm nhạc đa văn hóa” mà trong đó, “tính cách Việt Nam” đan quyện với dòng thác phương Tây hiện tại” một cách hết sức tinh tế. (Trường hợp ca khúc “Diễm xưa” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hay “Biến tấu độc huyền” của giáo sư Trần Văn Khê đã minh chứng hùng hồn cho lĩnh vực này!)
2- CA KHÚC PHỔ THÔNG (POPULAR MUSIC):
Đây là một loại ca khúc mà khi sáng tác không đòi hỏi tác giả phải nỗ lực đưa ra những tìm tòi sáng tạo về kỹ thuật cũng như mỹ thuật nhạc học. Trong ca khúc phổ thông, người sáng tác không cần phải trang bị cho mình một kiến thức âm nhạc đồ sộ gì, chỉ cần am tường về kết cấu khúc thức, nhạc lý phổ thông cộng với vốn liếng văn học có sẵn trong đầu hoặc từ những bài thơ của chính mình hay người khác, người sáng tác có thể thoải mái sử dụng những yếu tố kỹ thuật sẵn có về kết cấu hòa thanh, tiến dẫn giai điệu (những điều này đã có từ trước và được đại đa số quần chúng nghe đến quen tai). Tác giả chỉ cần xáo đi, trộn lại cộng thêm một chút ngẫu hứng sáng kiến về cường độ, trường độ là đã định hình được một sườn giai điệu đơn giản, dễ nghe, dễ cảm. Loại ca khúc này thường được khai triển trên một nhạc đề chính. Sau đó, dùng kỹ thuật phỏng tạo để tiến dẫn giai điệu với những điểm phân đoạn trên các quãng thuận 1, 2, 4 nghe rất êm tai. Phần ngôn ngữ chủ yếu khai thác các đề tài hầu như đã được sử dụng đến cạn kiệt. Nào là chủ đề tương tư, thất tình hoặc kể lể thân phận… Còn chất lượng ca từ thường sáo mòn và nghèo nàn tư tưởng. Nhìn chung, thể loại này hầu như hội tụ các tính chất để hình thành một ca khúc hoàn chỉnh, ngoại trừ tính sáng tạo!
Thế nhưng, loại ca khúc này lại có một lượng khán, thính giả rất đông, bởi vì trong thực tế, đa số tâm lý người thưởng thức chỉ dừng lại ở cấp độ giải trí mà thôi! Sau một ngày làm việc mệt nhọc, người ta tìm một chút thư giản nhẹ nhàng cho tâm hồn khi mở một đĩa nhạc với những ca khúc phổ thông. Chẳng ai hơi sức đâu để ý đến kỷ xảo nghệ thuật làm gì! Nó là nhu cầu thiết yếu của đại đa số quần chúng, kể cả những người trí thức ở các lĩnh vực khác ngoài lĩnh vực âm nhạc. Tác giả bài viết này từng biết có nhiều người trí thức nhưng rất yêu thích các ca khúc thuộc dòng nhạc Rumba, Boléro, Slow… Khi giải thích lý do họ có sở thích như thế, họ đã trả lời một cách hết sức đơn giản: “Ồ, suốt cả ngày tôi đã suy nghĩ nhiều quá rồi! Đối với âm nhạc, tôi chỉ cần ở cấp độ giải trí để nghe cho vui tai và giải sầu mà thôi!”
Chính các yếu tố này mà ca khúc phổ thông nước ta đã phát triển với số lượng rất lớn. Thế nhưng, nó lại tỷ lệ nghịch với chất lượng nghệ thuật! Hiện nay, thể loại ca khúc này đang phát triển song song với dòng nhạc hải ngoại đang du nhập vào nước ta và được phổ biến rộng rãi trong các phòng trà ca nhạc, các tụ điểm hát với nhau, các cửa hàng băng đĩa…
Khi được hỏi tại sao dòng ca khúc phổ thông ở nước ta lại phát triển mạnh hơn dòng ca khúc nghệ thuật như thế, các nhà lý luận phê bình về âm nhạc đã có câu trả lời rất chính xác: đã có một thời gian dài, môn Giáo dục Âm nhạc trong hệ thống giáo dục phổ thông bị xếp vào hàng thứ yếu(!) Từ đó, dẫn đến việc kiến thức và trình độ thưởng thức âm nhạc của giới sinh viên, học sinh của nước ta rất thấp. Hiện nay, vẫn còn tồn tại nhiều em sinh viên, học sinh học rất giỏi, nhưng khi được hỏi về kiến thức âm nhạc, các em lại không thể trả lời được nốt “Đô” nằm ở vị trí chỗ nào trên năm dòng kẻ ở khóa Sol (một khóa nhạc phổ cập nhất). Đó chính là lý do tại sao dòng nhạc bác học (tức Art Music) không phát triển mạnh ở nước ta!
Cũng may là hiện nay nước ta đang cải cách giáo dục, môn Âm nhạc đã được đầu tư khá kỹ ở cấp I và cấp II. Hy vọng, trong tương lai gần giới trẻ nước ta sẽ có được trình độ thưởng thức âm nhạc ngang tầm với cấp độ phát triển nhạc học hiện đại trên toàn cầu!
3- KỸ NGHỆ THƯƠNG NHẠC:
Thật khó lý giải để biết nó từ đâu đến và đã khởi nguồn từ đâu? Chỉ biết nó xuất hiện và bùng phát theo hướng phát triển đa chiều của kinh tế thị trường.
Một tràng âm thanh dữ dội với phần trống và bass được nâng cao cường độ cực mạnh nghe dồn dập đến tức ngực, nghẹt thở… Chỉ có một giai điệu thật thô mộc, ngắn ngũi được lập đi, lập lại theo một trình tự nhất định. Tiếng ai đó, hay một vật gì đó rơi loảng xoảng…Tiếng hơi thở dồn dập, tiếng rên rĩ… Giọng người nói một tràng liên tục ngang ngang như một kẻ lên đồng… Đây là đặc thù của “kỹ nghệ thương nhạc”. Sản phẩm này thường không có ký âm văn bản. Nó được lập trình bởi các tay nhạc công điện tử lành nghề, được phổ biến rộng trong các chương trình khiêu vũ rap rock, discothèque hoặc biểu diễn thời trang. Với thể loại này, nếu có lời hát thì thường rất đơn giản trong giai điệu. Ca sĩ diễn tả chẳng cần có chất giọng điêu luyện chi cả vì đã có kỹ thuật chỉnh giọng qua vi tính(!) Tuy nhiên, nó rất quan trọng về hình thức bên ngoài: ca sĩ phải ăn mặc thật quái lạ, hoặc bắt chước các hình thái của ca sĩ nước ngoài như Đài Loan, Hàn Quốc, Âu Mỹ… Đặc biệt, họ phải có vũ đạo thật táo bạo, phù hợp với cường độ âm thanh được khuếch tán đến cực đại! Hình thức vũ đạo minh họa hành động gợi dục ở các sân khấu ca nhạc, cộng với hàng trăm ánh đèn màu chớp lóe rực rỡ, mục đích tạo cảm giác mạnh, chinh phục được trong nhất thời một thành phần không nhỏ lớp trẻ thích ăn chơi, đua đòi theo kiểu cách Tây phương. Những người đến với loại hình này không phải để thưởng thức nghệ thuật âm nhạc mà chỉ để thỏa mãn trí tò mò với các màn phô diễn xác thịt cơ bắp hòa quyện cùng với những âm thanh cuồng loạn. Dòng nhạc này là bạn đồng hành cộng hưởng cho những cơn say ma túy, thuốc lắc…
Hiện nay, điều đáng lo ngại là “kỹ nghệ thương nhạc” này đang được hầu hết giới trẻ hâm mộ. Trong thực tế, dưới sự bảo trợ của các bầu sô chuyên kinh doanh văn nghệ phi nghệ thuật, nó len lõi vào trong cả giới sáng tác âm nhạc nghệ thuật! Có nhiều tác khúc được sáng tác vội vàng theo nhu cầu thị hiếu cấp thấp phổ biến khắp nơi mà chẳng cần thông qua một khung kiểm duyệt nào! Kết quả gần đây đã có khá nhiều hiện tượng tiêu cực được công khai trên các phương tiện truyền thông đại chúng về vấn nạn ăn cắp, sao chép nhạc ngoại, cướp bản quyền… Tệ trạng kinh doanh âm nhạc đã phát sinh thêm một tầng lớp “nhạc sĩ thương nhạc” bị vong thân trong cơn lốc thị trường, trục lợi phi văn hóa. Đồng thời, nó cũng đã nhấn chìm biết bao tên tuổi một số nhạc sĩ một thời vang danh! Điều đáng tiếc này, là nguyên nhân hạ thấp thẩm mỹ nghệ thuật của quần chúng, làm giảm sút niềm tin của quần chúng đối với nền âm nhạc nước nhà!
THAY LỜI KẾT:
Nước Việt Nam chúng ta có rất nhiều điều kỳ diệu về Văn hóa-Nghệ thuật, mà trong đó có cả lĩnh vực âm nhạc truyền thống nữa!
Có khi nào, trong một đêm thanh vắng, lòng thật bình lặng, tình cờ bạn nghe được một câu vọng cổ Nam Bộ, hoặc một làn điệu ca Huế, hay một giai điệu tưng bừng sức sống của Tây nguyên, bạn bỗng giật mình trước sự sâu lắng, phong phú đậm đà bản sắc dân tộc hay chăng?
“Mở cửa” -một khái niệm rất đáng trân trọng trong thời đại chúng ta hiện nay- để thấy được một khung trời mới với biết bao sáng tạo đỉnh cao, cũng như để tiếp cận, học hỏi, có điều kiện vươn lên ngang tầm với sự tiến bộ toàn cầu trên mọi lĩnh vực, mà trong đó, có có cả lĩnh vực âm nhạc, nghệ thuật nữa! Đây là điều hết sức bức thiết cần phải thực hành cấp thời. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên bình tâm cân nhắc, chớ nên mở nhầm cánh cửa chẳng những không có hoa thơm, cỏ lạ như điều ta mong ước, mà chỉ toàn là rác rưởi, các mớ hổ lốn quái tượng âm nhạc thời đại kỹ thuật số, làm tạp nhiễm cho nền âm nhạc nước nhà!
Nước Việt Nam chúng ta có rất nhiều điều kỳ diệu về Văn hóa-Nghệ thuật, mà trong đó có cả lĩnh vực âm nhạc truyền thống nữa!
Có khi nào, trong một đêm thanh vắng, lòng thật bình lặng, tình cờ bạn nghe được một câu vọng cổ Nam Bộ, hoặc một làn điệu ca Huế, hay một giai điệu tưng bừng sức sống của Tây nguyên, bạn bỗng giật mình trước sự sâu lắng, phong phú đậm đà bản sắc dân tộc hay chăng?
“Mở cửa” -một khái niệm rất đáng trân trọng trong thời đại chúng ta hiện nay- để thấy được một khung trời mới với biết bao sáng tạo đỉnh cao, cũng như để tiếp cận, học hỏi, có điều kiện vươn lên ngang tầm với sự tiến bộ toàn cầu trên mọi lĩnh vực, mà trong đó, có có cả lĩnh vực âm nhạc, nghệ thuật nữa! Đây là điều hết sức bức thiết cần phải thực hành cấp thời. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên bình tâm cân nhắc, chớ nên mở nhầm cánh cửa chẳng những không có hoa thơm, cỏ lạ như điều ta mong ước, mà chỉ toàn là rác rưởi, các mớ hổ lốn quái tượng âm nhạc thời đại kỹ thuật số, làm tạp nhiễm cho nền âm nhạc nước nhà!
Tín Đức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét