Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

Văn Miếu

Nhìn từ gác Khuê Văn, Thiên Quang Tỉnh (tức "giếng soi ánh sáng bầu trời") còn được gọi là Văn Trì (Ao Văn). Thiên Quang nghĩa là ánh sáng bầu trời. Đặt tên này cho giếng, người xây dựng có ý muốn nói con người thu nhận được tinh túy của vũ trụ, soi sáng tri thức, nâng cao phẩm chất, tô đẹp nền nhân văn. Giếng hình vuông, quanh bờ đều xây hàng lan can tới độ ngang lưng.. Người xưa còn có quan niệm giếng hình vuông tượng trưng cho đất, cửa tròn gác Khuê Văn tượng trưng cho trời. Tinh hoa của cả trời cả đất đều được tập trung ở trung tâm văn hóa giáo dục uy nghiêm giữa chốn đế đô này. Một con đường nhỏ lát gạch bao quanh giếng cho phép người ta có thể dạo quanh giếng, lên gác Khuê Văn, vào cửa Đại Thành hoặc rẽ sang 2 vườn bia đá ở 2 bên. 

(Quốc Tử Giám, Hà Nội 1919)

Bàng bạc hình bóng cũ
Quốc tử giám trăm năm
Gác Khuê Văn vẫn đó
Sáng trời chiếu Ao Văn (Văn Trì )

Bình thơ hồn sĩ tử
Võng lọng với ngựa xe
Thăng Long thành hoài cổ
Tiếng quốc vang lửa hè

Cửa Đại Thành mở rộng
Đại Cáo trước toàn dân
Bình Ngô câu dũng lược
Uy vũ sáng lòng nhân!

Bia đá ghi học sĩ
Rực rỡ cùng trăng sao
Trăm năm Quốc Tử Giám (*)
Nung dũng khí anh hào!

Locphuc
(*) Trăm năm 1919-2019

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét