Thứ Ba, 19 tháng 3, 2024

Chiêm Ngưỡng Diện Mạo Chúa Kitô Trên Thập Giá - Chúa Nhật 5B Mùa Chay


Có người đứng gần đó nghe thấy tiếng nói thì nghĩ là “Thiên thần nói với Người.”

Gr 31:31-34; Dt 5:7-9; Ga 12:20-33

Cổ nhân đã dạy “Có chí làm quan, có gan làm giàu”. Đó là vấn đề trần thế. Về phương diện thiêng liêng đạo đức, ngoài chí và gan còn phải có tình yêu thương. Yêu Chúa thương người, dám chết vì người mình yêu như Chúa Giêsu chết tên thập giá vì tội lỗi của chúng ta. Ba bài đọc 1, 2 và bài Phúc âm Chúa nhật này đều có cùng một tư tưởng liên hệ đến Chúa Giêsu Kito chịu chết cho chúng ta, cho muôn dân để cứu chuộc nhân loại, đem chúng ta ra khỏi vũng lầy tội lỗi kết hợp với Thiên Chúa mà vì tội lỗi chúng ta đã đánh mất tình liên đới ấy. Chúng ta cùng nhau suy niệm về ý tưởng đó qua bài đọc 1, 2 và bài Tin Mừng Phúc âm qua dung mạo Chúa Giêsu chịu chết trên thập giá.

*Bài đọc 1 hôm nay (Gr 31:31-34) là trọng điểm của sách an ủi gồm chương 30-33 trong bộ sách của Geremia, được viết vào thời kỳ Judea đang xuống dốc, Jerusalem bị tàn phá và dân Israel bị lưu đày đi Babylone. Sách đầy dẫy những than van khóc lóc, tiên đoán việc tàn phá nói lên những đau khổ và phiền muộn... Nhưng điều đó lại biến thành một sứ điệp đầy hy vọng mà Thiên Chúa đã hứa với dân Chúa: một lời hứa mới. Thiên Chúa thiết lập một giao ước mới với họ dù họ đã làm đổ vỡ giao ước cũ là luật torah mà Thiên Chúa đã ban cho họ ở trên núi Sinai. Giống luật Torah, giao ước mới không được khắc thành bản trên đá hiện ra ngoài như luật cũ để họ lan truyền đi muôn phương trên khắp thế giới nhưng Thiên Chúa đã truyền dạy trực tiếp cho dân bằng cách viết giao ước mới ra thành luật và ghi khắc vào tâm can họ. Vì vậy, nhờ giao ước mới này Thiên Chúa đã tái thiết lại mối liên hệ giữa Thiên Chúa và loài người bị đổ vỡ đứt đoạn vì dân Chúa đã bất tuân lệnh Thiên Chúa. Bản tính của tình liên đới ấy đã được Thiên Chúa sắp đặt lại tương đương như của giao ước cũ: “Ta sẽ là Thiên Chúa của các ngươi và các ngươi sẽ là dân của ta.” Tuy nhiên giao ước mới này không phải là giao ước suốt đời làm nô lệ tội lỗi. Thiên Chúa đã hứa tha thứ và quên hết mọi lỗi lầm cũ của dân. Dĩ nhiên thiên Chúa vẫn đòi hỏi sự công bằng và công chính: Làm sao Thiên Chúa có thể ban luật công bằng mà lại có thể bỏ qua cái giới hạn của nó để mà tái tạo tình liên đới với kẻ bất trung được? Nhận biết được tình yêu sâu thẳm của Thiên Chúa đối với dân Chúa chọn thì không thể bỏ qua được lẽ công bằng. Việc tha thứ của Thiên Chúa cũng có những giá trị của nó, và chúng ta sẽ thấy ở những bài đọc sau.

*Bài đọc 2 (Dt 5:7-9) là thư gửi cộng đồng Do Thái. Thư này liên tục nhắc đến hệ thống tư tế trong giao ước cũ để nhớ và hiểu đời sống, sự chết và sống lại của Chúa Kito. Với sự hiến tế hy sinh này là chìa khóa đưa vào hiểu biết đó, người Do Thái coi toàn thể sự sống của Chúa Kito là của lễ hy sinh cứu chuộc của Thiên Chúa. Trước tiên nói về việc “cầu nguyện với những van xin của Chúa Kito” và “những tiếng kêu lớn cùng nước mắt Chúa Kito chảy ra” như là của lễ thay cho chúng ta. Chúa Kito cầu nguyện lúc này là một trong những hình ảnh Chúa tỏ tình thương xót ghê gớm vô cùng phát xuất từ con tim. Như người Do Thái nói để cho lời nguyện cầu của chúng ta được Chúa nghe việc cầu nguyện phải biểu lộ thực tình tự đáy lòng sự ăn năn thống hối khóc than cầu xin lòng Chúa thương xót (eulabeia). Đây là phương cách cầu nguyện của Chúa Kito -theo người Do Thái- được bắt nguồn từ nước mắt Chúa đã chảy ra. Mỗi lời kêu cầu của chúa Kito lên Thiên Chúa Cha phải hiểu như là một cử chỉ / hành động “dám” kêu cầu cùng đấng tối cao. Rồi trọng điểm của bài đọc chuyển qua sự đau khổ và vâng lời Thiên Chúa Cha của chúa Kito. Với sự hy sinh của Chúa qua hình ảnh thập giá, thư gửi tín hữu Do Thái kết thúc bằng cuộc khổ nạn của Chúa Kito là nguồn gốc và giá cứu chuộc đời đời cho chúng ta. Cuộc đau khổ của Chúa đã trở nên toàn hảo, “Người trở nên suối nguồn của ơn cứu độ muôn đời cho tất cả những ai vâng lời Người.” Vậy Tuần Thánh đã gần kề, chúng ta phải nhớ đến ý nghĩa đó là: Chúa Giêsu hy sinh để cứu chuộc chúng ta.

*Bài Phúc Âm hôm nay (Ga 12:20-33) là chóp đỉnh của ngày lễ vượt qua, người ta sẽ bắt những kẻ phạm tội đại hình mà hình phạt sẽ là tử hình đang bị đe dọa bởi những nhà lãnh đạo tôn giáo mà đám đông dân thành Jerusalem vui mừng khải hoàn tung hô. Mục vụ công khai của Chúa Giêsu kết thúc một cách bi thảm trong bài Tin Mừng hôm nay thì sự vinh quang của Người cũng bắt đầu. Đối với tất cả những biến cố rất phong phú ấy dẫn đến bài Phúc Âm hôm nay và sự quan trọng theo sau bữa tiệc ly và cuộc khổ nạn cùng phục sinh của Chúa hình như đang lóe lên một đòi hỏi vô hại một chuyển đổi căn bản sứ mạng của Chúa Giêsu. Đòi hỏi được gặp và xem mặt Chúa Giêsu do một số người Hy Lạp mà qua các môn đệ thì danh xưng Hy Lạp là biểu tượng của những quốc gia trên thế giới. Vậy thời giờ đã chín mùi. Thế giới ước ao có Người. Sứ mạng của Người đã hoàn thành. “Giờ đã đến.” Đó là thời điểm để Người được vinh quang bằng cách hy sinh mạng sống mình cho muôn dân. Với phương cách đó, chúa Giêsu đã là mẫu mực làm gương cho các môn đệ. Đồng thời Chúa biểu lộ Cha Người cho đám đông chung quanh biết bằng cuộc đàm thoại qua cầu nguyện mà Thiên Chúa Cha đã âm thầm đáp ứng Chúa một cách nhiệm màu. Tuy nhiên đám đông lại bị hoang mang không hiểu. Có người nghe thấy tưởng như tiếng sấm hay tiếng nói của thiên thần. Nhưng Chúa Giêsu đã nói rõ. Tiếng nói hiến dâng của Người trên thánh giá sẽ là lời phán xét thế giới và những người lãnh đạo, và Chúa Giêsu sẽ kéo mọi người lên theo với Người. Vậy Mùa Chay sắp kết thúc để sửa soạn bước vào Tuần Thánh, chúng ta phải suy niệm về sự vinh quang của Chúa Kito trên thánh giá. Nó thể hiện Thiên Chúa Cha như thế nào, đưa ra một viễn tượng phán xét sau cùng với công bằng thế nào, và làm sao để có thể quy tụ mọi quốc gia lại với Thiên Chúa?

 Lời kết

Khi đoàn người đi lên Jerusalem thờ phượng Chúa, có những người Hy Lạp, đến xin ông Philipphê cho gặp Chúa Giêsu thì Chúa trả lời:”.… Thật vậy, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không hư nát đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh sôi nhiều hạt lúa khác. Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ được sự sống đời đời. Ai phục vụ Thầy thì hãy theo Thầy; và Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó. Ai phục vụ Thầy, Cha của Thầy sẽ quý trọng người ấy….” (Ga 12: 20-26).

Chúa Giêsu là tư tế, là linh mục và là Thiên Chúa. Một hình ảnh đau khổ, hấp hối, chịu cực hình, chịu đóng đanh chết trên thập giá vì tội lỗi nhân loại. Các thánh tông đồ như Phêro, Phaolồ…đều chịu cực hình và chịu chết như Thầy mình là Đức Giêsu Kitô. Những gương sáng, hình ảnh, dung nhan diện mạo đầy lòng trắc ẩn, đồng cảm và kết hợp nhân loại của chúa Giêsu Kitô nơi các thánh tông đồ đã để lại cho tất cả chúng ta, cho những ai là môn đệ của Chúa những gương sáng ngời ấy.

Đừng quên dung mạo Chúa chết trên thập giá. Hãy Yêu Mến Chúa và Hãy Tin.

 Fleming Island, Florida
March 17, 2024
NTC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét